Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 1663/QĐ-UBND

Hà Nam, ngày 22 tháng 12 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH HÀ NAM GIAI ĐOẠN 2011 - 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Quyết định số 1435a/QĐ-UBND ngày 15 tháng 12 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam phê duyệt đề cương quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2030;

Xét Tờ trình số 312/TTr-STN&MT ngày 20 tháng 12 năm 2011 của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030, với các nội dung như sau:

1. Mục tiêu:

1.1. Mục tiêu giai đoạn 2011-2015:

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải thực hiện nghiêm những cam kết về BVMT nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Bản cam kết bảo vệ môi trường;

* Về rác thải:

- 90% rác thải sinh hoạt trong toàn tỉnh được thu gom; 65% rác thải sinh hoạt toàn tỉnh được xử lý. Trong đó:

+ 100% rác thải đô thị, rác thải y tế được thu gom, xử lý.

+ 90% rác thải khu vực nông thôn được thu gom trong đó 50% được xử lý

- 50% rác thải nguy hại trên địa bàn tỉnh được xử lý;

* Về nước thải:

- Đảm bảo 85% nước thải đô thị được xử lý.

- 70% nước thải của các khu công nghiệp được thu gom và xử lý.

- 80% nước thải bệnh viện từ tuyến huyện trở lên được thu gom và xử lý;

- 50% nước thải tại các cơ sở chăn nuôi, chế biến nông sản, làng nghề được xử lý.

* Về môi trường không khí:

- 100% cơ sở sản xuất xi măng và chế biến khoáng sản phải trang bị thiết bị và hoạt động thường xuyên hệ thống giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí.

- 100% các nhà máy sản xuất xi măng có thiết bị xử lý bụi đảm bảo tiêu chuẩn môi trường.

- Các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ phát sinh khí thải phải trang bị và hoạt động thường xuyên thiết bị giảm thiểu ô nhiễm môi trường môi trường không khí.

- Xử lý triệt để các công trình xây dựng để phát tán chất thải gây ô nhiễm môi trường không khí. 100% các công trình xây dựng cần phải có biện pháp giảm thiểu triệt để các tác động môi trường.

* Đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng:

Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

1.2. Mục tiêu giai đoạn 2016-2020:

Thực hiện giữ vững các mục tiêu trên, đồng thời mở rộng các mục tiêu như sau:

* Về rác thải:

- 100% rác thải khu vực nông thôn được thu gom, trong đó 80% được xử lý.

- 70% rác thải nguy hại trên địa bàn tỉnh được xử lý.

* Về nước thải:

- 90% nước thải của các khu công nghiệp được thu gom và xử lý.

- Đảm bảo 100% nước thải đô thị được xử lý.

- 90% nước thải bệnh viện từ tuyến huyện trở lên được thu gom và xử lý.

- 80% nước thải tại các cơ sở chăn nuôi, chế biến nông sản, làng nghề được xử lý.

* Về môi trường không khí:

Tiếp tục duy trì các mục tiêu như giai đoạn 2011- 2015.

1.3. Mục tiêu giai đoạn 2021-2030:

Thực hiện giữ vững các mục tiêu trên, đồng thời mở rộng các mục tiêu như sau:

* Về rác thải:

- 100% rác thải khu vực nông thôn được thu gom, xử lý.

- 100% rác thải nguy hại trên địa bàn tỉnh được xử lý.

* Về nước thải:

- Đảm bảo 100% nước thải đô thị được xử lý.

- 100% nước thải của các KCN được thu gom và xử lý.

- 100% nước thải bệnh viện từ tuyến huyện trở lên được thu gom và xử lý.

- 100% nước thải tại các cơ sở chăn nuôi, chế biến nông sản, làng nghề được xử lý.

* Về môi trường không khí:

Tiếp tục duy trì các mục tiêu như các giai đoạn nêu trên.

Danh mục các dự án trọng tâm giai đoạn 2011-2020.

2. Giải pháp thực hiện:

2.1. Hoàn thiện cơ chế, tổ chức, văn bản pháp lý:

- Nghiên cứu đổi mới cơ chế trong công tác bảo vệ môi trường.

- Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý môi trường theo Luật Bảo vệ môi trường, ưu tiên đầu tư nhân lực cho các phòng Tài nguyên và Môi trường.

- Rà soát và ban hành đồng bộ các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu lực thi hành các quy định về bảo vệ môi trường.

- Xác định rõ trách nhiệm, phân công, phân cấp hợp lý nhiệm vụ bảo vệ môi trường giữa các ngành, các cấp.

- Tăng cường năng lực quản lý Nhà nước về môi trường.

2.2. Xã hội hóa nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường, tăng cường chuyển giao công nghệ:

- Thực hiện chính sách ưu đãi thu hút đầu tư, thu hút nguồn vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài:

- Xây dựng các đề án, dự án bảo vệ môi trường tỉnh.

- Đầu tư, áp dụng các công nghệ kỹ thuật tiên tiến, phù hợp với điều kiện của các địa phương trong tất cả các khâu của quy trình giải quyết chất thải.

- Bên cạnh các hình thức tự nguyện, việc bắt buộc áp dụng sản xuất sạch hơn vào sản xuất nên được thực hiện đối với một số ngành công nghiệp trong địa bàn tỉnh.

- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia chuyển giao công nghệ về bảo vệ môi trường.

3. Dự kiến tổng vốn đầu tư các chương trình, dự án từ 2011-2020, định hướng đến năm 2030:

Tổng vốn đầu tư các chương trình, dự án dự kiến khoảng: 801.096 triệu đồng.

Nguồn vốn:

- Trung ương: 275.040 triệu đồng.

- Tỉnh: 154.972 triệu đồng.

- ODA, tài trợ, xã hội hóa: 371.120 triệu đồng.

4. Thời gian thực hiện Quy hoạch: Từ năm 2011-2030.

Điều 2. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối phối hợp với các Sở, ngành, các cấp có liên quan tổ chức thực hiện Quy hoạch. Chỉ đạo các huyện, thành phố xây dựng các chương trình, dự án cụ thể theo phân kỳ đầu tư, thẩm định trình duyệt theo quy định hiện hành và xây dựng kế hoạch hàng năm, tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án trên địa bàn các huyện, thành phố.

Điều 3. Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ngành: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Y tế, Giao thông - Vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công an tỉnh, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn có dự án và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

CHỦ TỊCH




Mai Tiến Dũng

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 1663/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030 do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành

Số hiệu: 1663/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Hà Nam
Người ký: Mai Tiến Dũng
Ngày ban hành: 22/12/2011
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [1]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 1663/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030 do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…