THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1547/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2008 |
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH THỦY LỢI CHỐNG NGẬP ÚNG KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 20 tháng 5 năm 1998;
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực thành phố Hồ Chí Minh với các nội dung chính như sau:
I. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Thành phố Hồ Chí Minh với diện tích 209.500ha; vùng phụ cận bao gồm hạ du các sông: Đồng Nai từ hồ Trị An đến biển với diện tích 235.000ha, sông Sài Gòn từ hồ Dầu Tiếng đến thành phố Hồ Chí Minh với diện tích 243.000ha, sông Vàm Cỏ Đông với diện tích 281.000ha. Tổng diện tích vùng nghiên cứu là 968.500ha.
II. MỤC TIÊU QUY HOẠCH
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp thủy lợi nhằm giải quyết tình trạng ngập úng ở thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể:
1. Giai đoạn đến 2012: thực hiện các giải pháp kiểm soát thủy triều, chủ động hạ thấp mức nước trên các kênh trục bao quanh vùng bờ hữu sông Sài Gòn - Nhà Bè, phát huy khả năng trữ nước của hệ thống kênh rạch, hồ nước và các khu vực thấp, trũng, làm tăng khả năng tiêu thoát cho hệ thống cống rãnh trong thành phố, chấm dứt tình trạng úng ngập do lũ và triều, tạo nền cho việc tiêu thoát nước mưa từ hệ thống kênh rạch, định hướng các khung trục tiêu; gắn kết việc vận hành công trình kiểm soát nước với việc cải thiện môi trường kênh rạch cho khu vực này.
2. Giai đoạn sau 2012: thực hiện các giải pháp kiểm soát ở khu vực ngã ba sông Đồng Nai - Sài Gòn, bao gồm các giải pháp kiểm soát lũ thượng lưu, kiểm soát triều, nhằm giải quyết bài toán chống úng ngập cho khu vực thành phố trong điều kiện có lũ lớn ở thượng lưu và nước biển dâng trong tương lai; gắn kết việc vận hành công trình kiểm soát nước với việc cải thiện môi trường kênh rạch, cải tạo các vùng đất phèn.
III. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH
1. Căn cứ đặc điểm tự nhiên, điều kiện địa hình, tính chất ngập lụt, khả năng kiểm soát nước ngoại lai, quy hoạch phát triển, các cơ sở khoa học kỹ thuật, kinh tế và môi trường, phương án quy hoạch thủy lợi chống ngập úng phân chia khu vực thành phố Hồ Chí Minh thành 3 vùng kiểm soát nước, bao gồm:
- Vùng I: bao gồm toàn bộ khu vực bờ hữu sông Sài Gòn - Nhà Bè, trong đó có khu vực nội thành cũ, hiện có nhiều vấn đề bức xúc về tiêu thoát nước đô thị, môi trường, khu vực phía Nam thành phố và một phần được tỉnh Long An (bờ tả sông Vàm Cỏ và Vàm Cỏ Đông) chủ yếu là vùng đất canh tác và hoang hóa có nhu cầu về cải tạo đất mặn, phèn. Đây là khu vực trọng tâm của Quy hoạch.
- Vùng II: gồm toàn bộ khu vực ngã ba sông Đồng Nai - Sài Gòn, là vùng đang phát triển, tình hình tiêu thoát nước thuận lợi hơn do đó có thể bố trí công trình để chống ngập, tiêu nước.
- Vùng III: bao gồm toàn bộ khu vực bờ tả sông Nhà Bè - Soài Rạp, hiện tại là vùng sinh quyển nở, có thể xây dựng các công trình kiểm soát nước, quy mô lớn trong tương lai, tùy thuộc vào tình hình, diễn biến nước biển dâng và quá trình phát triển đô thị phía Nam thành phố.
2. Phương án Quy hoạch chống ngập úng khu vực bờ hữu sông Sài Gòn - Nhà Bè (vùng I):
- Hệ thống đê bao ven theo bờ hữu sông Sài Gòn (từ Bến Súc), sông Soài Rạp và bờ tả sông Vàm Cỏ Đông đến tỉnh lộ 824 (thị trấn Đức Hòa - tỉnh Long An). Tuyến đê từ Bến Súc đến Vàm Thuật được bố trí theo tuyến đê bao của dự án thủy lợi bờ hữu sông Sài Gòn; đoạn còn lại theo các tuyến đường giao thông hiện có ven sông.
- Hệ thống cống khép kín tuyến đê bao được đặt tại các cửa sông, rạch đổ ra sông Sài Gòn, Nhà Bè, sông Vàm Cỏ và sông Vàm Cỏ Đông. Các cống chính là: Rạch Tra, Vàm Thuật, Bến Nghé, Tân Thuận, Phú Xuân, Mương Chuối, sông Kinh, Kinh Lộ, Kinh Hàng, Thủ Bộ, Bến Lức, Kênh Xáng Lớn. Các cống này có nhiệm vụ khống chế mực nước và kiểm soát môi trường nước khu vực phía trong đê bao, để không cao hơn mực nước cho phép theo yêu cầu tiêu; một mặt không cản trở lớn đến giao thông thủy liên vùng; mặt khác chủ động cắt đỉnh triều; các cống không có hoặc chỉ có nhiệm vụ giao thông nội vùng làm việc với chế độ tự động hai chiều.
- Hướng thoát nước chính trong khu vực nghiên cứu là hướng Bắc - Nam, do vậy hệ thống kênh trục thoát nước chính được xác định là các kênh dọc theo hướng này. Trục kênh Rạch Tra - Thầy Cai - An Hạ - kênh Chợ Đệm được cải tạo nạo vét, mở rộng để tải nước từ vùng trũng thành phố về phía Nam. Tuyến kênh Vàm Thuật - Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt đầu tư, sau khi hoàn thành sẽ nâng cao khả năng tiêu thoát nước.
- Các “hồ điều tiết” bao gồm hệ thống ao, hồ, kênh rạch và một số khu vực đất trũng được cải tạo để có đủ dung tích dự phòng trữ lượng nước mưa tiêu ra từ trung tâm Thành phố trong thời gian triều cường.
Giao Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo, tổ chức nghiên cứu quy hoạch mạng lưới hồ điều tiết phân tán cụ thể cho từng khu vực, từng vùng và cốt nền trên cơ sở đó điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch giao thông cho phù hợp, bảo đảm diện tích đất dành cho các hồ điều tiết không được nhỏ hơn 17% tổng diện tích toàn vùng.
3. Phương án Quy hoạch chống ngập úng khu vực ngã ba sông Đồng Nai - Sài Gòn (vùng II), bao gồm:
- Đối với khu đô thị cần tôn nền cao trên mực nước lũ khoảng +2,5m.
- Đối với khu nhà vườn, du lịch phải có đê bao khép kín với các cống dưới đê tiêu nước khi lũ xuống thấp.
- Đối với các vùng cao như quận Thủ Đức, quận 9 cần cải tạo sông, rạch để tăng cường khả năng tiêu thoát nước.
- Để cải thiện điều kiện giao thông thủy cần nạo vét, cải tạo các trục kênh rạch, đồng thời làm giảm áp lực lũ sông Đồng Nai đối với các khu đô thị mới ven sông Sài Gòn.
- Sử dụng nước sông Đồng Nai vào cải tạo đất, môi trường.
4. Định hướng Quy hoạch chống ngập úng khu vực bờ tả sông Nhà Bè - Soài Rạp (vùng III): được xác định là vùng đệm, trong tương lai việc tiêu thoát nước sẽ được giải quyết với các công trình lớn, tùy thuộc vào tình hình nước biển dâng và quá trình phát triển đô thị ở phía Nam thành phố. Trước mắt, để chống ngập trong điều kiện hiện tại phải sử dụng hệ thống đê bao nhỏ và đê biển (đê biển sẽ được xem xét trong một quy hoạch khác).
5. Kiểm soát lũ từ thượng lưu
- Bổ sung nhiệm vụ điều tiết lũ, hoàn thiện quy trình vận hành của các hồ chứa để bảo đảm an toàn và kiểm soát lũ tạo thuận lợi để chống ngập cho vùng hạ du.
- Phối hợp vận hành xả lũ các hồ: Dầu Tiếng, Trị An, Phước Hòa và các hồ khác ở thượng lưu có xét đến chế độ thủy triều đoạn cửa sông.
- Phân lũ sông Đồng Nai sang sông Thị Vải qua sông Đồng Môn, kết hợp với cải tạo môi trường.
- Phân lũ sông Sài Gòn qua Rạch Tra. Kết hợp phân lũ với cải tạo đất, môi trường (vùng I), giảm áp lực lũ cho trung tâm thành phố.
- Ngăn và chuyển hướng tiêu thoát lũ tràn từ phía Tây vào địa bàn thành phố.
IV. TRÌNH TỰ THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Giai đoạn I: triển khai các dự án khu vực bờ hữu sông Sài Gòn - Nhà Bè
a. Đợt 1: xây dựng 6 cống lớn: Phú Xuân, Mương Chuối, sông Kinh, Kinh Lộ, Thủ Bộ, kênh Hàng và các cống nhỏ tại các rạch khác; xây dựng tuyến đê bao nối các cống; nạo vét các kênh trục tiêu thoát nước trung tâm thành phố về phía Nam.
b. Đợt 2: xây dựng 2 cống lớn Rạch Tra, Vàm Thuật và các cống nhỏ khác liên hoàn với các tiểu dự án hệ thống thủy lợi bờ hữu sông Sài Gòn; nạo vét tuyến trục Rạch Tra - An Hạ - Nam Sài Gòn và tuyến trục Vàm Thuật -Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên.
c. Đợt 3: xây dựng 4 cống: Bến Nghé, Tân Thuận, Bến Lức, kênh Xáng Lớn, mở thông cống An Hạ hiện hữu; xây dựng hoàn chỉnh tuyến đê bao và các cống nhỏ dưới đê khác.
Dự kiến tổng mức đầu tư các công trình trên là 10.080 tỷ đồng, trong đó đợt I là 5.600 tỷ đồng; đợt II là 2.800 tỷ đồng; đợt III là 1.680 tỷ đồng.
2. Giai đoạn II: giải quyết khu vực ngã ba sông Đồng Nai - Sài Gòn.
Dự kiến tổng mức đầu tư giai đoạn này là 1.451 tỷ đồng, trong đó hệ thống cầu và cống là 665 tỷ đồng; hệ thống đê bao là 122,0 tỷ đồng và nạo vét, cải tạo kênh mương 664,0 tỷ đồng.
3. Căn cứ khả năng cân đối ngân sách nhà nước hàng năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố thuộc phạm vi vùng quy hoạch, các Bộ, ngành liên quan cần sắp xếp thứ tự ưu tiên, bảo đảm đầu tư đồng bộ và có hiệu quả.
- Ưu tiên các công trình thi công dở dang và đảm bảo đồng bộ để sớm hoàn thành đưa vào sử dụng phát huy ngay hiệu quả.
- Xây dựng các cống lớn và hoàn chỉnh tuyến đê, nạo vét các khung trục tiêu chính, kênh trục thoát nước từ trung tâm Thành phố về phía Nam.
- Hoàn thiện hệ thống đê bao và các cống nhỏ dưới đê.
- Nạo vét cải tạo hệ thống kênh rạch tăng khả năng thoát nước và phục vụ giao thông thủy.
V. TỔNG MỨC ĐẦU TƯ
Dự kiến tổng mức đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi chống ngập úng khu vực thành phố Hồ Chí Minh là 11.531 tỷ đồng (Mười một ngàn năm trăm ba mươi mốt tỷ đồng). Trong đó:
1. Giai đoạn I: 10.080 tỷ đồng.
2. Giai đoạn II: 1.451 tỷ đồng.
Nguồn vốn đầu tư: ngân sách nhà nước hàng năm gồm: ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, vốn trái phiếu Chính phủ, nguồn vốn ODA.
1. Thành lập Ban Chỉ đạo Dự án chống ngập úng khu vực thành phố Hồ Chí Minh do 01 lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm Trưởng ban; thành viên Ban Chỉ đạo gồm đại diện lãnh đạo cấp Vụ, Sở, Ban, ngành của các Bộ, ngành, địa phương: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và Ủy ban nhân dân tỉnh Long An.
Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ tổ chức, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương có liên quan thúc đẩy việc triển khai thực hiện các dự án theo Quy hoạch; chỉ đạo việc tổ chức quản lý, vận hành, theo dõi, giám sát hiệu quả công trình được đầu tư, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt danh sách Ban Chỉ đạo.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:
a. Chỉ đạo quán triệt và phối hợp chặt chẽ với các địa phương tổ chức thực hiện quy hoạch; đồng thời cập nhật, xử lý các vấn đề mới phát sinh trong quá trình thực hiện, bảo đảm các dự án đầu tư thực hiện đúng mục tiêu và có hiệu quả.
b. Triển khai việc lập và phê duyệt đầu tư các dự án công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp, gồm: Cống Mương Chuối; Cống Kinh Lộ (Rạch Giồng); Cống Thủ Bộ.
Được phép chỉ định thầu tư vấn lập dự án đầu tư, lập Thiết kế kỹ thuật - Tổng dự toán 3 công trình trên; được phép thuê chuyên gia tư vấn nước ngoài thực hiện việc trợ giúp kỹ thuật trong quá trình chuẩn bị đầu tư và chuẩn bị thực hiện dự án.
c. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc các địa phương có liên quan triển khai việc đầu tư xây dựng các công trình theo quy hoạch, trên phạm vi địa bàn. Chủ trì phối hợp với các địa phương thực hiện các Quy hoạch chi tiết, phê duyệt điều chỉnh bổ sung quy hoạch chi tiết từng vùng, từng khu vực cho phù hợp.
d. Tổ chức việc theo dõi có hệ thống, giám sát vận hành công trình, bảo đảm hiệu quả và tính bền vững của Quy hoạch.
đ. Chủ trì phối hợp với các Bộ ngành, địa phương có liên quan, nghiên cứu, lập quy trình và triển khai phương án, quy trình xả lũ, thoát lũ của các hồ chứa thượng nguồn, tạo thuận lợi cho việc phòng chống úng ngập khu vực thành phố Hồ Chí Minh, tổ chức lập quy trình điều hành hệ thống cống nhằm ngăn lũ, triều phục vụ chống ngập úng, cải tạo môi trường hệ thống kênh, rạch trong thành phố.
3. Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh có trách nhiệm:
a. Chỉ đạo các cơ quan chức năng triển khai thực hiện Quy hoạch bao gồm triển khai xây dựng các công trình trong Quy hoạch trên địa bàn theo sự phân cấp đầu tư (ghi tại Phụ lục I kèm theo Quyết định này) và các công trình cải tạo hệ thống tiêu thoát nước nội đô, kiểm soát việc san lấp ao hồ, vùng trũng dành dung tích điều tiết nước mưa theo Quy hoạch xác định, đảm bảo tính đồng bộ, phát huy hiệu quả đầu tư.
b. Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan rà soát lại quy hoạch tiêu thoát nước nội đô, đảm bảo yêu cầu tiêu thoát nước và hiệu quả kinh tế của dự án;
c. Chỉ đạo lập, tổ chức thẩm định và phê duyệt các dự án sau khi có ý kiến thỏa thuận về kỹ thuật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đồng thời được phép chỉ định thầu tư vấn lập dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán và thuê chuyên gia tư vấn nước ngoài thực hiện việc hỗ trợ kỹ thuật trong quá trình chuẩn bị đầu tư và thực hiện dự án theo đúng quy định;
d. Phần giao cho Ủy ban nhân dân thành phố làm chủ đầu tư, thành phố tự cân đối ngân sách và các nguồn vốn đầu tư khác để thực hiện đồng bộ hệ thống công trình chống ngập úng theo quy định.
4. Ủy ban nhân dân tỉnh Long An có trách nhiệm triển khai đầu tư xây dựng các công trình trong Quy hoạch trên địa bàn (ghi tại Phụ lục I kèm theo); chỉ đạo lập, tổ chức thẩm định và phê duyệt các dự án sau khi có ý kiến thỏa thuận về kỹ thuật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân tỉnh Long An bố trí vốn đầu tư xây dựng các công trình được xác định trong Quy hoạch và hệ thống thoát nước nội đô thành phố Hồ Chí Minh.
6. Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thực hiện đề tài nghiên cứu lập quy trình điều hành xả lũ liên hồ trong lưu vực sông Đồng Nai - Sài Gòn nhằm chống ngập úng do lũ; lập quy trình điều hành hệ thống cống nhằm ngăn lũ, ngăn triều phục vụ chống úng ngập và cải tạo môi trường hệ thống kênh rạch trong thành phố Hồ Chí Minh.
7. Các Bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ được phân công có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố thuộc phạm vi Quy hoạch thực hiện có hiệu quả nội dung Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời xem xét điều chỉnh quy hoạch của ngành, địa phương phù hợp với nội dung Quy hoạch này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Các Bộ trưởng: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Giao thông vận tải, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Long An chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: |
THỦ
TƯỚNG |
DANH MỤC CÔNG TRÌNH DỰ KIẾN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG GIAI ĐOẠN I
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1547/QĐ-TTg ngày 28 tháng 10 năm 2008 của
Thủ tướng Chính phủ)
Bảng 1. Các cống lớn trên tuyến đê bao
STT |
Tên công trình |
Quy mô |
Hình thức vận hành |
Chủ đầu tư dự kiến |
|
Bề rộng (m) |
Cao trình đáy (m) |
||||
1 |
Cống (Âu thuyền) Rạch Tra |
60 |
-4.0 |
Có điều khiển |
Thành phố Hồ Chí Minh |
2 |
Cống Vàm Thuật |
40 |
-4.0 |
Có điều khiển |
Thành phố Hồ Chí Minh |
3 |
Cống Bến Nghé |
20 |
-4.0 |
Có điều khiển |
Thành phố Hồ Chí Minh |
4 |
Cống (Âu thuyền) Tân Thuận |
60 |
-4.0 |
Có điều khiển |
Thành phố Hồ Chí Minh |
5 |
Cống Phú Xuân |
60 |
-4.0 |
Có điều khiển |
Thành phố Hồ Chí Minh |
6 |
Cống (Âu thuyền) Mương Chuối |
60 |
-6.0 |
Tự động |
Bộ Nông nghiệp và PTNT |
120 |
-10.0 |
Có điều khiển |
|||
7 |
Cống Sông Kinh |
60 |
-4.0 |
Có điều khiển |
Thành phố Hồ Chí Minh |
8 |
Cống Kinh Lộ (rạch Giồng) |
60 |
-6.0 |
Có điều khiển |
Bộ Nông nghiệp và PTNT |
9 |
Cống Kênh Hàng |
120 |
-4.0 |
Có điều khiển |
Tỉnh Long An |
10 |
Cống (Âu thuyền) Thủ Bộ |
80 |
-4.0 |
Tự động |
Bộ Nông nghiệp và PTNT |
120 |
-8.0 |
Có điều khiển |
|||
11 |
Cống (Âu thuyền) Bến Lức |
60 |
-4.0 |
Có điều khiển |
Tỉnh Long An |
12 |
Cống kênh Xáng Lớn |
20 |
-4.0 |
Có điều khiển |
Tỉnh Long An |
Bảng 2. Các tuyến đê bao chính
TT |
Đoạn, tuyến |
Chiều dài (km) |
Cao trình đỉnh đê |
Bề rộng mặt đê |
Ghi chú |
Chủ đầu tư dự kiến |
1 |
Bến Súc - Rạch Sơn |
19,735 |
+3,0m |
7,5m |
Đê bao ven sông Sài Gòn |
Thành phố Hồ Chí Minh |
2 |
Rạch Nàng Âm - TL 8 |
16,855 |
+2,8m |
7,5m |
Đê bao ven sông Sài Gòn |
Thành phố Hồ Chí Minh |
3 |
TL8 - Vàm Thuật |
23,552 |
+2,5m |
7,5m |
Đê bao ven sông Sài Gòn |
Thành phố Hồ Chí Minh |
4 |
Vàm Thuật - Kinh Lộ |
30,42 |
+3,0m |
Theo quy mô đường giao thông |
Thành phố Hồ Chí Minh |
|
5 |
Kinh Lộ - Thủ Bộ |
13,40 |
+3,0m |
Theo quy mô đường giao thông |
Tỉnh Long An |
|
6 |
Thủ Bộ - TL824 |
68,29 |
+2,0m |
Theo quy mô đường giao thông |
Tỉnh Long An |
|
|
Tổng cộng |
172,252 |
|
|
|
|
Bảng 3. Các trục tiêu thoát chính cần cải tạo
TT |
Tên sông rạch |
Chiều dài (km) |
Ghi chú |
I |
Trục thoát nước nội thành |
28,1 |
|
1 |
Rạch Thủ Đào |
4,434 |
Bề rộng đáy B = 40m, Cao trình đáy = -4.0m |
2 |
Rạch Bà Lớn |
7,55 |
Bề rộng đáy B = 40m, Cao trình đáy = -4.0m |
3 |
Rạch Lung Mân |
2,554 |
Bề rộng đáy B = 40m, Cao trình đáy = -4.0m |
4 |
Rạch Xóm Củi |
7,638 |
Bề rộng đáy B = 40m, Cao trình đáy = -4.0m |
5 |
Rạch Ông Bé |
3,324 |
Bề rộng đáy B = 40m, Cao trình đáy = -4.0m |
6 |
Rạch Thầy Tiêu |
2,600 |
Bề rộng đáy B = 40m, Cao trình đáy = -4.0m |
II |
Trục thoát nước Bắc Nam |
80,518 |
|
1 |
Sông Cần Giuộc |
11,75 |
Bề rộng đáy B = 100m, Cao trình đáy = -6.0m |
2 |
Vàm Thuật - Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên (*) |
30,378 |
Bề rộng đáy B = 40m, Cao trình đáy = -4.0m |
3 |
Rạch Tra - Kênh Xáng - An Hạ - Kênh Xáng Lớn |
38,39 |
Bề rộng đáy B = 60m, Cao trình đáy = -4.0m |
|
Tổng cộng |
108,618 |
|
(*) Tuyến Vàm Thuật - Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên đang được xây dựng giai đoạn I theo Dự án đã được thành phố phê duyệt.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH DỰ KIẾN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG GIAI ĐOẠN
II
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1547/QĐ-TTg ngày 28 tháng 10 năm 2008 của
Thủ tướng Chính phủ)
1. Đê bao:
- Đê bao ven sông Sài Gòn (bờ tả từ rạch Ông Dầu đến rạch Vĩnh Bình - kết hợp đường giao thông:
Tổng chiều dài 6.000m;
Cao trình đê: 2.5m;
Chiều rộng đê: 12m.
- Đê bao ven sông Đồng Nai, kết hợp với giao thông từ Long Phước, Long Trường, Trường Thạnh đến Phú Hữu: tổng chiều dài 13.500m; cao trình đê: 3.0 - 3.2m; chiều rộng đê: 12m.
2. Cầu giao thông: các cầu giao thông lớn trên hệ thống bờ tả sông Sài Gòn theo bảng sau:
STT |
Công trình |
Quy mô |
Đơn vị |
Ghi chú |
I |
Cầu (C) |
|
|
|
1 |
Cầu Kỳ Hà |
90 |
m |
Mặt cầu rộng 12m |
2 |
C.G.Ông Tố |
135 |
m |
Mặt cầu rộng 12m |
3 |
C.R.Chiếc |
135 |
m |
Mặt cầu rộng 12m |
4 |
Cầu Gò Dưa |
135 |
m |
Mặt cầu rộng 12m |
5 |
C.Ông Dậu |
45 |
m |
Mặt cầu rộng 12m |
6 |
C.Cầu Đập |
45 |
m |
Mặt cầu rộng 12m |
7 |
C.R.Bà Cua |
135 |
m |
Mặt cầu rộng 12m |
8 |
C.R.Ông Nhiêu |
180 |
m |
Mặt cầu rộng 12m |
II |
Đê bao |
13.5 |
km |
|
3. Cải tạo kênh rạch: nạo vét các tuyến sông rạch thoát nước và phục vụ giao thông thủy: tổng chiều dài: 83.200m; chiều rộng trung bình: 6 - 15m; chiều sâu trung bình: -2.0 ÷ -4.0m.
Các tuyến kênh rạch cần cải tạo theo bảng sau (Tài liệu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hồ Chí Minh)
STT |
Sông, rạch |
L (m) |
Mặt cắt thiết kế |
Cấp kỹ thuật |
Ghi chú |
|
B (m) |
Ñd (m) |
|||||
1 |
Rạch (R) Ông Nhiêu |
7.500 |
60 |
-4 |
4 |
Cục bộ |
2 |
R.Bà Cua |
7.000 |
60 |
-4 |
4 |
Cục bộ |
3 |
R.Giồng Ô.Tố |
7.000 |
50 |
-3 |
4 |
Cục bộ |
4 |
R.Chiếc - Trau Trảu |
11.500 |
50 |
-3 |
4 |
Cục bộ |
5 |
R.Gò Công |
5.700 |
40 |
|
6 |
Cục bộ |
6 |
R.Cây Cam |
3.500 |
20 |
-3 |
|
P.Long Trường |
7 |
R.Thâu |
2.500 |
20 |
-2 |
|
P.Long Trường |
8 |
R.Nước Đục |
2.500 |
20 |
-2 |
|
P.Long Trường |
9 |
Kênh Một Tấn |
4.000 |
20 |
-2 |
|
P. Phú Hữu |
10 |
R.Đất Sét - Bà Lang |
3.000 |
20 |
-2 |
|
P. Phú Hữu |
11 |
R.Ruột Ngựa |
2.000 |
20 |
-2 |
|
P. Phú Hữu |
12 |
R.Bà Hiện |
2.000 |
20 |
-2 |
|
P. Phú Hữu |
13 |
R.Gò Lớn |
1.500 |
15 |
-2 |
|
P. Phú Hữu |
14 |
R.Ngọn Ngang |
2.500 |
15 |
-2 |
|
P. Phú Hữu |
15 |
R.Ngọn Giữa |
2.500 |
15 |
-2 |
|
P. Phú Hữu |
16 |
R.Ngọn Tiệm |
3.000 |
15 |
-2 |
|
P. Phú Hữu |
17 |
Rạch Bàng |
2.500 |
20 |
-2 |
|
P. Phú Hữu |
18 |
R.Cá Trê Lớn |
4.000 |
20 |
-2 |
|
P. Phú Hữu |
19 |
R.Cầu Ô.Lập |
2.000 |
10 |
-2 |
|
P. Phú Hữu |
20 |
Rạch Mương |
2.500 |
20 |
-2 |
|
P. Phú Hữu |
21 |
R.Kỳ Hà - R.Ô.Keo |
4.500 |
30 |
-2 |
|
P. Phú Hữu |
|
Tổng |
83.200 |
|
|
|
|
THE PRIME MINISTER |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM |
No: 1547/QĐ-TTg |
Hanoi, October 28, 2008 |
APPROVING THE MASTER PLAN FOR FLOOD PREVENTION IN HO CHI MINH CITY
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the Law on Government organization dated December 25, 2001;
Pursuant to the Law on Water Resources dated May 20, 1998;
Pursuant to the Government's Decree No. 01/2008/NĐ-CP on January 03, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural development;
At the request of the Minister of Agriculture and Rural development,
HEREBY DECIDES
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Ho Chi Minh City with the area of 209,500ha; the vicinity including the lowland of rivers :Dong Nai from Tri An lake to the sea with the area of 235,000ha, Saigon from Dau Tieng lake to Ho Chi Minh City with the area of 243,000ha, Vam Co Dong with the area of 281,000ha. The total study area is 968,500ha.
Study and propose solutions for solving the flooding in Ho Chi Minh City, in particular:
1. Up to 2012: Implement solutions for controlling tide, proactive lowering the water level in the canals surrounding the right bank of the Saigon – Nha Be rivers, promoting water retention capacity of the system of canals , lakes, and low-lying, sunken areas, increasing capacity to drain of the system of canals, lakes in the city, ending the flooding due to tide and flood, providing the basis for the drainage of rainwater from canals, orienting the drainage axes; associate the operation of water control works with the improvement of the canal environment for this area.
2. After 2012: Implement solutions for flood control at Dong Nai– Saigon river junction, including solutions for upstream flood control, tide control in order to solve the problem of flood in the city if heavy flooding in upstream location occurs and sea level rises in the future; associate the operation of water control works with the improvement of canal environment and acid sulphate soils.
1. Based on the natural characteristics, topography conditions, flooding properties, ability to control extraneous water, development planning, basis of science-technology, economy and environment, the plan of flood prevention divides Ho Chi Minh City into 3 water control areas, including:
- Region I consists of the entire right bank of Saigon – Nha Be rivers, including the old inner- city area, where now there are many urgent matters of urban drainage, environment, the southern area of the city and a part of Long An province (the left bank of Vam Co river and Vam Co Dong river) which is mainly farmland and uncultivated land of which alkaline soils and acid sulphate soils are required for improvement. This is the central area of the master Plan.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Region III includes the entire left bank of Nha Be-Soai Rap rivers which is now a biosphere area. Thus large-scale water control works can be constructed here n the future, depending on the sea level rise and the process of urban development in the south of the city.
2. The plan of flood prevention on the right bank of Saigon - Nha Be rivers (region I):
- A dyke system along the right bank of Saigon river (from Ben Suc), Soai Rap river and the left bank of Vam Co Dong river to Provincial Route 824 (Duc Hoa town - Long An province) shall be built. The dyke route from Ben Suc to Vam Thuat is constructed according to the dyke route of the irrigation project of the right bank of Saigon river; The remaining section is constructed according to existing roads along the river.
- The closed system of culverts is located in estuaries and canals flowing to Saigon, Nha Be, Vam Co, and Vam Co Dong rivers. The main culverts are: Rach Tra, Vam Thuat, Ben Nghe, Tan Thuan, Phu Xuan, Muong Chuoi, Kinh river , Kinh Lo, Kinh Hang, Thu Bo, Ben Luc, Xang Lon canal. These culverts shall control the water level and water environment inside the dike area, which shall not be higher than the allowed level under the drainage requirements, shall not cause a major obstacle to inter-regional waterway traffic, and shall proactively cut the tide crest; the culverts without any task or with only local traffic task shall be operated with two-way automatic mode.
- Water drainage main direction in the study area is North - South, so the main drainage canal system includes canals along this direction. Rach Tra - Thay Cai - An Ha - Cho Dem canal axis is renovated, dredged, extended to convey water from low-lying area of the city to the South. Vam Thuat - Tham Luong - Ben Cat –Rach Nuoc Len canal route that was approved of investment by the city’s People's Committee shall be improved the water drainage ability after the completion.
- “Reservoirs" include ponds, lakes, canals and some low-lying areas which are renovated in order to have sufficient capacity to reserve rainwater drained from the city center during high tides .
People’s Committee of Ho Chi Minh city is assigned to guide, study the master plan of reservoir network distributed for each region, area, and foundation in order to adjust the master plan of land use, the master plan of transport accordingly and ensure that the land used for the reservoirs is not smaller than 17% of total area of the region.
3. Plan of flood prevention in Dong Nai – Saigon river junction (region II):
- The ground in urban areas shall be raised about + 2,5m higher than the flood level.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Rivers and canals must be renovated in Thu Duc, District 9 in order to improve the drainage.
- Canal axes must be dredged, renovated and the pressure of Dong Nai River flood on new urban areas along Saigon river must be reduced in order to improve waterway traffic.
- Water of Dong Nai river is used in soil and environmental improvement.
4. Plan of flood prevention on the left right of Nha Be - Soai Rap rivers (region III): This region is determined as a buffer zone of which drainage shall be solved in the future by constructing big works, depending on sea level rise and the urban development in the South of the city. In the immediate future, the small dykes and sea dykes (sea dike shall be considered in another master plan) must be used to prevent flooding in the current conditions.
5. Upstream flood control
- Supplement the task for regulating flood and improving the process of operation of the reservoirs in order to ensure safety and control flood facilitating the flood prevention in lowland areas.
- Cooperate to operating the flood discharge in lakes: Dau Tieng, Tri An, Phuoc Hoa and other lakes in upstream areas considering the tide conditions in the estuary segment.
- Conduct flood diversion from Dong Nai river into Thi Vai river through Dong Mon river, combined with environmental improvement.
- Conduct flood diversion from Saigon river to Rach Tra river. Flood diversion is combined with soil and environmental improvement (region I) in order to reduce flooding pressure in the city center.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. Period I: implementation of the projects of the right bank of Saigon – Nha Be rivers
Stage 1: build 6 large culverts: Phu Xuan, Muong Chuoi, King river, Kinh Lo, Thu Bo, Hang canal and small culverts in other canals; construct a dike route connecting such culverts; dredge the drainage canal in the South of the city center.
b. Stage 2: build 2 large culverts : Rach Tra, Vam Thuat and other small culverts connecting with the small projects of irrigation system on the right bank of the Saigon river; dredge the axes : Rach Tra - An Ha - Nam Saigon and Vam Thuat – Tham Luong - Ben Cat – Nuoc Len canal.
c. Stage 3: Build 4 culverts: Ben Nghe, Tan Thuan, Ben Luc, Xang Lon canal, open the existing An Ha; complete the dyke route and small culverts under the dykes.
Estimated total investment in the above works is 10,080 billion VND, of which amount spent on stage I is 5,600 billion VND, stage II is 2,800 billion VND, and stage III is 1,680 billion VND.
2. Period II: solving the flooding in Dong Nai - Sai Gon river junction.
3. Based on the ability to balance the annual state budget, the Ministry of Agriculture and Rural Development, People's Committee of Ho Chi Minh City, the People's Committees of provinces and cities in the planned areas, relevant Ministries, departments must arrange the order of priority in order to ensure synchronous and effective investment.
- Give priority to unfinished construction works and ensure synchronization in order to complete and put them into use as soon as possible to promote the effectiveness immediately.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Improve the dyke system and small culverts under the dyke.
- Dredge and renovate the canal system in order to improve drainage and serve waterway traffic.
Estimated total investment in the construction of anti-flooding works in Ho Chi Minh City is 11, 531 billion VND (eleven thousand five hundred and thirty-one billion dong). Including:
1. Period I: 10, 080 billion dong
2. Period II: 1, 451 billion dong
Investment capital source is the annual state budget including central budget, local budget, Government bonds, ODA.
1. The Steering Committee of project of flood prevention in Ho Chi Minh City is established of which Chairman is 01 leader of the Ministry of Agriculture and Rural Development; Steering Committee members include representatives of Departments in Ministries, sectors and localities: Planning and Investment, Finance, Construction, Science and Technology, Natural Resources and Environment , the People's Committee of Ho Chi Minh City, the People's Committee of Long An province.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
The Minister of Agriculture and Rural development shall approve the list of the Steering Committee.
2. The Ministry of Agriculture and Rural development:
a. Direct and cooperate closely with localities to implement the master Plan; update, handle new matters arising during the implementation in order to ensure that the projects are implemented with proper purposes and effectively.
b. Commence the setting-up and approval of investment of projects of works having large scale and technical complexity, including Muong Chuoi Culvert, Kinh Lo (Rach Giong) Culvert, Thu Bo Culvert.
Be allowed to appoint consultants to set up investment projects, create technical design, and make total estimates of 3 above works; be allowed to hire foreign consultants to provide technical assistance during investment preparation and project implementation preparation.
c. Direct, guide, inspect, and urge the relevant localities to commence the investment in construction of works according to the master Plan in the area. Take charge and cooperate with the localities to implement the detailed master Plan, approve the adjustments of the detailed master Plan of each region, area accordingly.
d. Systematically monitor the operation of works, ensure the effectiveness and sustainability of the master Plan.
dd) Take charge and cooperate with relevant Ministers, sectors and localities to study, set up processes, and implement the plans, processes of flood discharge of the reservoirs in upstream area in order to facilitate the flood prevention in Ho Chi Minh city, set up the process of operating culvert system to prevent flooding, tide serving flood prevention, environmental improvement of the canal systems in the city.
3. People’s Committee of Ho Chi Minh city
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b. Cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development and relevant agencies to review the master plan of drainage inner the city, meeting requirements for drainage and ensuring the economic effectiveness of the project;
c. Direct the setting-up, assess, and approve the projects after obtaining the agreement on the technique of the Ministry of Agriculture Technical and Rural Development; be allowed to appoint consultants to set up investment projects, technical designs - total estimates and hire foreign consultants to provide technical assistance during investment preparation and project implementation in accordance with the regulations;
d. Balance the budget and other sources of investment capital to implement synchronously the system of anti-flooding works as prescribed for works of which investor is the People’s Committee of Ho Chi Minh city.
4. People’s Committee of Long An province shall be responsible for implementing works in the master Plan in the area (listed in Annex I) and directing the setting-up, assessment, and approval of projects after obtaining the agreement on technique of the Ministry of Agriculture Technical and Rural Development.
5. the Ministry of Planning and Investment shall take charge and cooperate with the Ministry of Finance, the Ministry of Agriculture and Rural development, the Ministry of Construction, People’s Committee of Ho Chi Minh city, People’s Committee of Long An province allocates the investment capital in constructing works determined in the master Plan and the drainage system inner Ho Chi Minh city.
6. the Ministry of Science and Technology implements the research project of setting-up the process of operating flood discharge in lakes in Dong Nai – Saigon river basin in order to prevent flooding; setting-up the process of operating culvert system in order to prevent floods, tide to serve flooding prevention and environment improvement of canals in Ho Chi Minh City.
7. Ministries, departments according to their assigned functions and tasks shall cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development, the People's Committees of provinces and cities under the scope of the master Plan to implement effectively the master Plan of flood prevention in Ho Chi Minh city, and consider adjusting the master Plan of departments, localities in consistence with the contents of this master Plan.
Article 3. This Decision takes effect after its signing.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
THE PRIME
MINISTER
Nguyen Tan Dung
LIST OF PROJECTS PLANNED FOR CONSTRUCTION IN PERIOD I (Enclosed herewith the Prime Minister’s Decision No. 1547/QĐ-TTg dated October 28, 2008)
Table 1. Large culverts under dyke routes
No.
Project
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Operation mode
Expected investor
Breadth (m)
Bottom level (m)
1
Rach Tra culvert (lock)
60
-4.0
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Ho Chi Minh city
2
Vam Thuan Culvert
40
-4.0
Manual
Ho Chi Minh city
3
Ben Nghe Culvert
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
-4.0
Manual
Ho Chi Minh city
4
Tan Thuan Culvert (Lock)
60
-4.0
Manual
Ho Chi Minh city
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Phu Xuan Culvert
60
-4.0
Manual
Ho Chi Minh city
6
Muong Chuoi Culvert (Lock)
60
-6.0
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
The Ministry of Agriculture and Rural development
120
-10.0
Manual
7
Song Kinh Culvert
60
-4.0
Manual
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
8
Kinh Lo (Giong canal) Culvert
60
-6.0
Manual
The Ministry of Agriculture and Rural development
9
Kenh Hang Culvert
120
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Manual
Long An province
10
Thu Bo Culvert (Lock)
80
-4.0
Automatic
The Ministry of Agriculture and Rural development
120
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Manual
11
Ben Luc Culvert (Lock)
60
-4,0
Manual
Long An province
12
Xang Lon canal Culvert
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
-4.0
Manual
Long An province
Table 2. Main dyke routes
No.
Route
Length (km)
Crest level
Breadth of dike surface
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Expected investor
1
Ben Suc-Rach Son
19,735
+3,0m
7,5m
Dike along Saigon river
Ho Chi Minh city
2
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
16,855
+2,8m
7,5m
Dike along Saigon river
Ho Chi Minh city
3
Provincial Route 8-Vam Thuan
23,552
+2,5m
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Dike along Saigon river
Ho Chi Minh city
4
Vam Thuan-Kinh Lo
30,42
+3,0m
According to the scale of roads
Ho Chi Minh city
5
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
13,40
+3,0m
According to the scale of roads
Long An province
6
Thu Bo-Provincial 824
68,29
+2,0m
According to the scale of roads
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Total
172,252
Table 3. Main drainage axis requiring renovation
No.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Length (km)
Note
I
Drainage axis in inner Ho Chi Minh city
28,1
1
Thu Dao canal
4,434
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Bottom level = -4,0m
2
Ba Lon canal
7,55
Bottom breadth B=40m,
Bottom level = -4,0m
3
Lung Man canal
2,554
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Bottom level = -4,0m
4
Xom Cui canal
7,638
Bottom breadth B=40m,
Bottom level = -4,0m
5
Ong Be canal
3,324
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Bottom level = -4,0m
6
Thay Tieu canal
2,600
Bottom breadth B=40m,
Bottom level = -4,0m
II
North-south drainage axis
80,518
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1
Can Giuoc river
11,75
Bottom breadth B=100m,
Bottom level = -6,0m
2
Vam Thuan-Tham Luong-Ben Cat- Nuoc Len canal (*)
30,378
Bottom breadth B=40m,
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3
Rach Tra-Kenh Xang-An Ha- Xang Lon canal
38,39
Bottom breadth B=60m,
Bottom level = -4,0m
Total
108,618
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
LIST OF PROJECTS PLANNED FOR CONSTRUCTION IN PERIOD II (enclosed herewith the Prime Minister’s Decision No. 1547/QĐ-TTg dated October 28, 2008)
1. Dyke:
- Dyke along Saigon river (from the left bank of Ong Dau canal to Vinh Binh cannal- also used for traffic purpose):
Total length: 6.000 m;
Crest level: 2.5m;
Breadth: 12m.
- Dyke along Dong Nai river, also used for traffic purpose from Long Phuoc, Long Truong, Truong Thanh to Phu Huu:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Crest level: 3.0 – 3.2m;
Breadth: 12m
2. Traffic Bridge: Major traffic bridges on the left bank of Saigon river are in the following table:
No.
Work
Size
Unit
Note
I
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1
Ky Ha Bridge
90
m
Breadth of bridge deck: 12m
2
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
135
m
Breadth of bridge deck: 12m
3
Rach chiec bridge
135
m
Breadth of bridge deck: 12m
4
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
135
m
Breadth of bridge deck: 12m
5
Ong Dau bridge
45
m
Breadth of bridge deck: 12m
6
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
45
m
Breadth of bridge deck: 12m
7
Rach Ba Cua bridge
135
m
Breadth of bridge deck: 12m
8
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
180
m
Breadth of bridge deck: 12m
II
Embankment
13.5
km
3. Renovation of canals: dredging waterways used for drainage and serving traffic: total length: 83.200m; Average breadth: 6 - 15m; Average depth: -2.0 ÷ -4.0m.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
No.
River/Canal
Length (m)
cross section of the design
Technical Level
Note
B(m)
Ñd (m)
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Ong Nhieu canal
7.500
60
-4
4
Local
2
Ba Cua canal
7.000
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
-4
4
Local
3
Giong Ong To canal
7.000
50
-3
4
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4
Chiec-Trau Trau canal
11.500
50
-3
4
Local
5
Go Cong canal
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
40
6
Local
6
Cay Cam canal
3.500
20
-3
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Long Truong ward
7
Thau canal
2.500
20
-2
Long Truong ward
8
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2.500
20
-2
Long Truong ward
9
Mot Tan canal
4.000
20
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Phu Huu ward
10
Dat Set-Ba Lang canal
3.000
20
-2
Phu Huu ward
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Ruot Ngua canal
2.000
20
-2
Phu Huu ward
12
Ba Hien canal
2.000
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
-2
Phu Huu ward
13
Go Lon canal
1.500
15
-2
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
14
Ngon Ngang canal
2,500
15
-2
Phu Huu ward
15
Ngon Giua canal
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
15
-2
Phu Huu ward
16
Ngon Tiem canal
3.000
15
-2
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Phu Huu ward
17
Rach Bang
2.500
20
-2
Phu Huu ward
18
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4.000
20
-2
Phu Huu ward
19
Cau Ong Lap canal
2.000
10
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Phu Huu ward
20
Rach Muong
2.500
20
-2
Phu Huu ward
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Ky Ha-Ong Keo canals
4.500
30
-2
Phu Huu ward
Total
83.200
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
;
Quyết định 1547/QĐ-TTg năm 2008 phê duyệt Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực thành phố Hồ Chí Minh do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 1547/QĐ-TTg |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 28/10/2008 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 1547/QĐ-TTg năm 2008 phê duyệt Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực thành phố Hồ Chí Minh do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chưa có Video