ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1512/QĐ-UBND |
Thừa Thiên Huế, ngày 25 tháng 06 năm 2019 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15/11/2017;
Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Lâm nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 01/2019/NĐ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về Kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng;
Căn cứ kế hoạch số 216/KH-UBND ngày 23/10/2017 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 08/8/2017 của Chính phủ và Chương trình hành động số 27/CTr-TU ngày 23/8/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 959/TTr-SNNPTNT ngày 12/6/2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ rừng giữa Kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chế này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
PHỐI HỢP TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO VỆ RỪNG GIỮA KIỂM LÂM VÀ LỰC LƯỢNG
CHUYÊN TRÁCH BẢO VỆ RỪNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1512/QĐ-UBND ngày 25 tháng 6 năm 2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng.
- Quy chế này quy định mục đích, nguyên tắc, phạm vi hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm, chế độ trực ban, giao ban, thông tin, báo cáo, quản lý phương tiện, dụng cụ, vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ; thiết lập đường dây nóng và kinh phí thực hiện giữa các đơn vị tham gia phối hợp nhằm ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Quy chế này áp dụng đối với các đơn vị Kiểm lâm và các ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên Lâm nghiệp.
Công tác phối hợp giữa Kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng nhằm tăng cường lực lượng đủ mạnh để phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, thống nhất, có cơ chế giám sát lẫn nhau nhằm duy trì thường xuyên các hoạt động chốt chặn, tuần tra, truy quét các đối tượng phá rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng để bảo vệ nghiêm ngặt toàn bộ diện tích rừng trên địa bàn phối hợp.
Tập trung lực lượng của các đơn vị tham gia phối hợp tại một địa điểm nhất định để quản lý, bảo vệ rừng, ngăn chặn các hành vi xâm hại rừng trên địa bàn rừng được xác định cụ thể.
Điều 4. Nguyên tắc hoạt động phối hợp.
1. Thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn:
Kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng phải thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.
2. Thống nhất một chỉ huy:
- Ở mỗi khu vực phối hợp cụ thể, các lực lượng phối hợp đặt dưới sự chỉ huy thống nhất của một Chỉ huy trưởng là Phó Hạt trưởng hoặc Trạm trưởng của Hạt Kiểm lâm sở tại, các Phó Chỉ huy trưởng là Phó Giám đốc hoặc Trưởng, Phó phòng Quản lý bảo vệ rừng của các Ban quản lý rừng, Công ty Lâm nghiệp trong khu vực phối hợp.
- Khi Chỉ huy trưởng đi vắng sẽ ủy quyền lại cho một Phó Chỉ huy trưởng để chỉ huy và điều hành hoạt động của lực lượng phối hợp.
- Ban Chỉ huy lực lượng phối hợp gồm Chỉ huy trưởng và các Phó Chỉ huy trưởng do Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định.
3. Luân phiên đủ lực lượng và bảo đảm chất lượng nhân lực:
Luôn bảo đảm có đủ nhân lực được huy động luân phiên từ các đơn vị phối hợp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ theo Quy chế này.
4. Giữ vững nguyên tắc bí mật trong hoạt động truy quét và tuần tra đột xuất; bảo đảm nguyên tắc công khai rộng rãi các kế hoạch tuần tra định kỳ và thường xuyên:
- Luôn giữ vững nguyên tắc bí mật trong hoạt động tuần tra đột xuất và truy quét đối tượng phá rừng. Các cấp lãnh đạo không được phép buộc lực lượng phối hợp phải báo cáo cụ thể kế hoạch truy quét hay tuần tra đột xuất.
- Hoạt động tuần tra thường xuyên và định kỳ phải được lập kế hoạch thống nhất với các chủ rừng có lực lượng phối hợp và công khai rộng rãi cho các bên liên quan biết để hỗ trợ, phối hợp.
5. Phối hợp theo quy chế:
Mọi hoạt động quản lý, phối hợp phải dựa trên quy chế phối hợp được ký kết giữa các đơn vị liên quan.
6. Giám sát lẫn nhau:
Các lực lượng phối hợp thường xuyên duy trì công tác giám sát lẫn nhau trong quá trình phối hợp. Mọi trường hợp phát hiện có dấu hiệu tiếp tay cho đối tượng phá rừng đều có quyền phản ánh trực tiếp cho người lãnh đạo mà mình tin tưởng.
7. Quyền của người có tin về đối tượng phá rừng:
Người tham gia vào lực lượng phối hợp có quyền đề xuất hoạt động truy quét theo nguyên tắc bảo đảm bí mật và yêu cầu Chỉ huy trưởng lực lượng phối hợp phải triển khai kịp thời lực lượng ngăn chặn. Chỉ huy trưởng trì hoãn tổ chức truy quét gây hậu quả phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên. Người có tin báo có quyền báo cho cấp trên trực tiếp của mình hoặc cấp trên mà mình tin tưởng để yêu cầu triển khai.
8. Quyền kiểm tra và đưa ra yêu cầu của chủ rừng:
Chủ rừng cử lực lượng phối hợp có quyền kiểm tra vào bất kỳ lúc nào, ở địa bàn rừng thuộc quyền quản lý và yêu cầu lực lượng phối hợp thực hiện nhiệm vụ tuần tra theo kế hoạch hoặc tổ chức truy quét đối tượng phá rừng.
Điều 5. Phạm vi hoạt động, lực lượng phối hợp, địa điểm tập trung và công tác bảo đảm.
1. Phạm vi hoạt động:
Là các tiểu khu rừng thuộc lâm phận của các chủ rừng tham gia phối hợp mà lực lượng phối hợp có trách nhiệm quản lý, bảo vệ nhằm ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp.
2. Lực lượng phối hợp:
- Lực lượng phối hợp là Kiểm lâm viên của các Hạt Kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của các chủ rừng tham gia phối hợp.
- Trong trường hợp cần thiết, nếu cần bổ sung thêm lực lượng có thể điều động lực lượng từ Đội Kiểm lâm cơ động - Phòng cháy chữa cháy rừng thuộc địa bàn phụ trách tham gia phối hợp theo đợt.
- Tùy vào quy mô diện tích rừng đưa vào phối hợp quản lý, bảo vệ mà thủ trưởng các đơn vị phối hợp bố trí số lượng nhân lực đảm bảo yêu cầu để thực thi tốt nhiệm vụ được giao.
- Lực lượng phối hợp thực hiện theo chế độ luân phiên từng đợt, mỗi đợt bình quân là 30 ngày, sau đó họp giao ban và đổi quân.
3. Địa điểm tập trung lực lượng và chốt chặn:
a) Địa điểm tập trung lực lượng:
Chọn Trạm Kiểm lâm hoặc nơi của lực lượng chuyên trách Bảo vệ rừng của các đơn vị tham gia phối hợp làm địa điểm tập trung lực lượng phối hợp, thuộc vị trí thuận lợi để tổ chức tuần tra, truy quét, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp và xử lý vi phạm.
b) Các địa điểm chốt chặn, trực gác:
Là những địa điểm thuận lợi để có thể kiểm tra, kiểm soát người và phương tiện ra, vào rừng cũng như ngăn chặn vận chuyển lâm sản trái phép ra khỏi rừng.
4. Công tác bảo đảm:
- Các đơn vị phối hợp tùy vào tình hình thực tế để bố trí phương tiện, công cụ thiết yếu (ghe máy, máy định vị GPS, máy tính bảng, vũ khí quân dụng và công cụ hỗ trợ ...) nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phối hợp.
- Phương tiện, dụng cụ và vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ do thủ trưởng từng đơn vị giao cụ thể cho từng người sử dụng và chịu trách nhiệm việc quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật.
- Vụ việc vi phạm pháp luật về lâm nghiệp xảy ra trên địa bàn huyện/thị xã nào thì chuyển giao cho Hạt Kiểm lâm sở tại đó xử lý theo quy định của pháp luật.
NỘI DUNG PHỐI HỢP GIỮA KIỂM LÂM VÀ LỰC LƯỢNG CHUYÊN TRÁCH BẢO VỆ RỪNG
Điều 6. Nhiệm vụ của lực lượng phối hợp.
- Quản lý và kiểm soát toàn bộ hoạt động liên quan đến các tiểu khu rừng trên địa bàn hoạt động đáp ứng mục đích phối hợp.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan đến hoạt động bảo vệ rừng trên địa bàn để kiểm soát được mọi hành vi xâm hại rừng.
- Xây dựng kế hoạch tuần tra định kỳ và đột xuất tất cả các tiểu khu rừng thuộc địa bàn quản lý trên cơ sở đã tham khảo ý kiến của chủ rừng và bảo đảm nguyên tắc bí mật trong hoạt động đột xuất.
Hoạt động tuần tra định kỳ thực hiện hằng tuần, bảo đảm luân phiên hàng tháng các vùng rừng được các chủ rừng xác định là trọng điểm phải tổ chức ít nhất 01 lượt tuần tra.
Thời gian tuần tra của 01 đợt do yêu cầu của tình hình thực tế, đề xuất của chủ rừng và do Chỉ huy trưởng quyết định. Tổ tuần tra do 01 Phó Chỉ huy phụ trách, thông thường rừng thuộc địa bàn đơn vị nào thì người trong Ban Chỉ huy của đơn vị đó phụ trách. Tuy nhiên, tùy điều kiện cụ thể, Chỉ huy trưởng có thể trực tiếp phụ trách tổ tuần tra hoặc phân công 01 Phó chỉ huy không thuộc biên chế của đơn vị chủ rừng.
- Triển khai kịp thời các hoạt động truy quét các đối tượng phá rừng với mục tiêu chính là phải lập biên bản có đối tượng vi phạm cụ thể.
- Phối hợp với chủ rừng, chính quyền địa phương, ban, ngành liên quan tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lâm nghiệp và các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước liên quan nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm trong công tác bảo vệ rừng trong cộng đồng; huy động lực lượng, phương tiện và dụng cụ để chữa cháy khi có cháy rừng xảy ra.
- Xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp theo thẩm quyền.
Điều 7. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chỉ huy lực lượng phối hợp.
- Ban Chỉ huy lực lượng phối hợp có nhiệm vụ điều hành toàn bộ lực lượng phối hợp để bảo vệ có hiệu quả toàn bộ diện tích rừng trên địa bàn hoạt động phối hợp.
- Kết thúc mỗi đợt phối hợp, Ban Chỉ huy có trách nhiệm nhận xét, đánh giá cụ thể bằng văn bản cho từng cá nhân tham gia lực lượng phối hợp gửi cho thủ trưởng đơn vị, làm căn cứ để xem xét thi đua, khen thưởng cũng như kỷ luật khi có vi phạm.
- Mọi trường hợp vi phạm quy chế phối hợp, vi phạm mệnh lệnh của Chỉ huy, Ban Chỉ huy phải họp kiểm điểm cá nhân, đánh giá mức độ vi phạm và đề xuất với thủ trưởng đơn vị phối hợp liên quan xử lý theo thẩm quyền. Trong tiến trình thực thi công vụ, nhiệm vụ cá nhân nào vi phạm thì không chờ đến hết kỳ phối hợp, Ban Chỉ huy có nhiệm vụ thông báo vi phạm của cá nhân đó, trả lại cho đơn vị phối hợp và đề xuất người thay thế.
Điều 8. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chỉ huy trưởng.
- Trực tiếp điều hành, chỉ huy toàn bộ lực lượng phối hợp hoặc phân công chỉ huy mọi hoạt động tuần tra định kỳ và đột xuất; đặc biệt là hoạt động truy quét các đối tượng phá rừng.
- Kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp để có kế hoạch, biện pháp ngăn chặn hữu hiệu.
- Xây dựng tinh thần đoàn kết trong Ban Chỉ huy và toàn lực lượng phối hợp; ngăn chặn, xử lý mọi hành vi gây chia rẽ lực lượng phối hợp; phòng, chống phân biệt đối xử giữa Kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng; chủ động phòng ngừa và ngăn chặn mọi hiện tượng tiêu cực có thể xảy ra trong thực thi công vụ, nhiệm vụ của lực lượng phối hợp.
- Công chức Kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng được phân công tham gia phối hợp (dưới đây gọi là người của lực lượng phối hợp) thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của pháp luật và theo sự phân công của người chỉ huy trực tiếp.
- Người của lực lượng phối hợp có nhiệm vụ chấp hành nghiêm túc sự điều động, phân công nhiệm vụ cụ thể của Ban Chỉ huy; tuân thủ mệnh lệnh của người Chỉ huy trực tiếp, đặc biệt là lúc đang thực thi công vụ tại hiện trường.
- Công chức Kiểm lâm buộc phải thi hành đầy đủ mệnh lệnh chỉ huy và có quyền bảo lưu ý kiến của mình để báo cáo lên cấp trên, nếu cho rằng mệnh lệnh đó là trái quy định pháp luật. Đối với lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng có quyền từ chối thực hiện nhiệm vụ, nếu việc thực thi có cơ sở để cho rằng điều đó trái quy định của pháp luật; trường hợp dựa vào cớ này để chống lệnh sẽ báo cáo cho thủ trưởng đơn vị xử lý kỷ luật theo quy định hiện hành.
- Người của lực lượng phối hợp có quyền bảo mật thông tin liên quan đến đối tượng phá rừng và báo cho người mà minh tin tưởng để chỉ đạo tổ chức truy quét hoặc tuần tra đột xuất.
Điều 10. Nhiệm vụ, quyền hạn của thủ trưởng đơn vị phối hợp.
- Bố trí đủ số lượng và chất lượng nhân lực; phương tiện, công cụ và hậu cần đáp ứng yêu cầu phối hợp.
- Có quyền tham gia kế hoạch và biện pháp tuần tra theo định kỳ và yêu cầu lực lượng phối hợp triển khai các hoạt động tuần tra, truy quét đột xuất trên địa bàn rừng của mình khi nhận được thông tin, theo nguyên tắc bí mật.
- Có quyền tham dự các cuộc họp hàng tháng theo định kỳ của lực lượng phối hợp.
- Có quyền đơn phương tự tổ chức và phối hợp với các lực lượng khác đề tuần tra đột xuất hoặc truy quét mà không phải báo cho lực lượng phối hợp biết, khi cần bảo mật thông tin.
Điều 11. Trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị phối hợp.
- Cử, điều động người tham gia phối hợp có mặt đúng ngày giờ và địa điểm quy định; bảo đảm đủ số lượng và đáp ứng tiêu chuẩn về phẩm chất, đạo đức và năng lực tham gia lực lượng phối hợp.
- Đáp ứng đầy đủ, kịp thời, có chất lượng các yêu cầu về bảo đảm hậu cần đã được thống nhất trong quy chế phối hợp.
- Định kỳ hàng quý, chủ động sơ kết, đánh giá hoạt động phối hợp của đơn vị mình, rút kinh nghiệm để tiếp tục phối hợp có hiệu quả.
Điều 12. Trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị phối hợp và lực lượng phối hợp khi rừng bị xâm hại.
Nếu trên địa bàn quản lý để xảy ra tình trạng phá rừng trái pháp luật và các hành vi vi phạm khác xâm hại đến rừng, gây thiệt hại về rừng mà không có biện pháp phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn, xử lý kịp thời thì thủ trưởng của đơn vị chủ rừng đó phải chịu trách nhiệm, Chỉ huy trưởng, Phó chỉ huy trưởng và các thành viên lực lượng tham gia phối hợp phải chịu trách nhiệm theo từng vụ việc cụ thể và bị xử lý trách nhiệm theo mức độ vi phạm, đúng quy định của pháp luật.
Lực lượng phối hợp vi phạm Quy chế, bỏ trực, buông lỏng quản lý, tiếp tay cho hành vi vi phạm đều phải bị xử lý tùy theo tính chất, mức độ vi phạm.
Điều 13. Quy định về giải quyết các quan hệ hành chính.
1. Giữa Chỉ huy lực lượng phối hợp với thủ trưởng đơn vị phối hợp:
Là quan hệ phối hợp trên cơ sở Quy chế này. Những trường hợp có vấn đề phát sinh ngoài Quy chế thì các bên chủ động bàn bạc, thảo luận để giải quyết. Mọi trường hợp chưa thống nhất nhưng do yêu cầu ngăn chặn kịp thời hành vi phá rừng thì Chỉ huy trưởng chủ động quyết định, không chờ ý kiến thống nhất của các bên khác.
2. Giữa thủ trưởng đơn vị phối hợp, Ban Chỉ huy với người được phân công tham gia phối hợp:
a) Về chế độ lương và các khoản phụ cấp bằng tiền:
Lương và các khoản phụ cấp bằng tiền của người tham gia phối hợp được đơn vị phối hợp chi trả hoặc cho tạm ứng theo cách thuận lợi nhất cho người phối hợp, không giải quyết trường hợp xin nghỉ để về đơn vị nhận lương.
b) Trường hợp đau ốm:
Khi có thành viên của lực lượng phối hợp bị đau ốm, tai nạn thì Ban Chỉ huy phải kịp thời phân công các thành viên khác chăm sóc, đưa người đau ốm về nhà hoặc bệnh viện để được cứu chữa kịp thời.
c) Trường hợp cần điều động người về lại đơn vị trước thời hạn hay tạm thời:
Khi cần điều động người về lại đơn vị trước thời hạn hoặc điều động tạm thời vì bất kỳ lý do gì thì thủ trưởng đơn vị phối hợp chủ động liên hệ với Chỉ huy trưởng lực lượng phối hợp để thống nhất giải quyết. Thủ trưởng đơn vị phối hợp tuyệt đối không được điều động trực tiếp người đã được cử phối hợp khi chưa có ý kiến của Chỉ huy trưởng lực lượng phối hợp. Mọi trường hợp điều động trước thời hạn hoặc bị đau ốm thì thủ trưởng đơn vị liên quan có trách nhiệm bố trí người khác thay thế để đảm bảo quân số của lực lượng phối hợp.
3. Giao và trả quân:
Thực hiện theo nguyên tắc “nhận xong quân mới thì trả quân cũ”. Đơn vị phối hợp có trách nhiệm đưa quân mới để bàn giao cho Chỉ huy lực lượng phối hợp và nhận lại quân đã hết thời hạn tham gia phối hợp. Việc giao nhận phải có biên bản cụ thể.
1. Chế độ và trách nhiệm trực ban:
Hàng ngày theo chế độ luân phiên 03 ca trực ban (24/24h). Trực ban vào ban đêm phải có ít nhất nhóm 03 người của 03 đơn vị khác nhau, trong đó có 01 người được Ban Chỉ huy phân công làm trưởng ca trực. Lực lượng phối hợp mở sổ theo dõi thông tin của trực ban. Sổ phải ghi chép tất cả mọi hoạt động liên quan đến công tác bảo vệ rừng nhận được; những thông tin về tình hình người hoạt động trong địa bàn quản lý. Kết thúc mỗi ca trực phải có cập nhật tình hình trong sổ trực, ghi rõ yêu cầu của kíp trực trước cho kíp trực sau tiếp tục theo dõi thông tin và phải có bàn giao cụ thể giữa hai ca trực. Nếu để hành vi vận chuyển lâm sản trái phép vượt qua chốt trực mà không phát hiện, bắt giữ thì tổ trực phải chịu trách nhiệm trước Ban Chỉ huy lực lượng phối hợp, trước thủ trưởng đơn vị mình và trước pháp luật.
2. Chế độ giao ban hàng ngày:
Mỗi buổi sáng, các chốt trực có nhiệm vụ báo cáo tình hình cho Ban Chỉ huy về thông tin nhận được và đã xử lý trong ngày; những thông tin đang xử lý hay theo dõi; những đề xuất tiếp tục triển khai, xin ý kiến Ban Chỉ huy quyết định. Thành phần giao ban gồm tập thể Ban Chỉ huy có mặt, ca trực trước và ca trực tiếp theo.
3. Chế độ giao ban định kỳ:
- Định kỳ hàng tuần, Ban Chỉ huy có trách nhiệm tổ chức họp giao ban kiểm điểm công việc tuần trước; bàn kế hoạch và phân công trách nhiệm chỉ huy các hoạt động tuần tra công khai trong tuần. Thành viên Ban Chỉ huy có quyền bảo lưu ý kiến đề xuất của mình trong trường hợp Chỉ huy trưởng không thống nhất. Mọi cuộc họp của Ban Chỉ huy đều phải được ghi đầy đủ nội dung ý kiến cũng như kết luận của Chỉ huy trưởng vào sổ ghi biên bản.
- Định kỳ hàng tháng, tổ chức 02 cuộc họp toàn thể lực lượng phối hợp khi vừa đến nhận nhiệm vụ và khi kết thúc nhiệm vụ trở lại đơn vị.
- Cuộc họp hàng tháng, Ban Chỉ huy lực lượng phối hợp phải mời Lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm, Lãnh đạo Phòng Thanh tra, pháp chế Chi cục Kiểm lâm, thủ trưởng các đơn vị phối hợp tham dự, đồng thời có báo cáo kết quả phối hợp thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng trong đợt vừa qua và đề xuất phương hướng, nhiệm vụ, những khu vực rừng có nguy cơ bị xâm hại ... trong thời gian tới để lực lượng phối hợp đợt tiếp theo có cơ sở xây dựng kế hoạch tuần tra, truy quét, bảo vệ rừng được tốt hơn.
4. Giao ban đột xuất:
- Khi có thông tin đột xuất, tất cả người tham gia lực lượng phối hợp phải kịp thời phản ảnh cho Chỉ huy trưởng hoặc người được phân công thay thế họp giao ban đột xuất để xử lý. Trường hợp yêu cầu bảo mật thông tin thì có quyền phản ánh cho người mà mình tin tưởng và đề xuất biện pháp ngăn chặn đối tượng phá rừng bảo đảm hiệu quả.
- Khi có tình huống phát sinh hoặc vụ việc phức tạp đã, đang hoặc sẽ xảy ra, người chỉ huy cao nhất hiện có mặt chỉ huy lực lượng phối hợp phải bằng mọi cách thông tin báo cáo cho đồng chí Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phụ trách hoặc đồng chí Chi cục trưởng Kiểm lâm để xin ý kiến chỉ đạo; trong trường hợp không liên lạc được thì báo cho Trưởng phòng Thanh tra, pháp chế Chi cục Kiểm lâm để xin ý kiến chỉ đạo.
5. Đường dây nóng:
Khi cần phản ánh thông tin tình hình phá rừng trên tuyến, nếu không thể báo cho Ban Chỉ huy lực lượng phối hợp hay thủ trưởng đơn vị phối hợp, bất kỳ ai cũng có thể gọi điện thoại, nhắn tin đến đường dây nóng theo số điện thoại của đồng chí Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phụ trách hoặc đồng chí Chi cục trưởng Kiểm lâm để cung cấp thông tin.
6. Quản lý, giám sát lực lượng phối hợp:
- Các lực lượng phối hợp chịu sự quản lý, chỉ đạo, giám sát của Chi cục Kiểm lâm và các đơn vị tham gia phối hợp.
- Riêng Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm sở tại (có địa điểm chính phối hợp thuộc địa bàn quản lý của Hạt) chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động của lực lượng phối hợp (thanh toán chi phí hoạt động chung và chi phí truy quét của lực lượng phối hợp) và thụ lý xử lý các vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp thuộc địa bàn hoạt động của lực lượng phối hợp đó, chịu trách nhiệm thanh toán các chi phí quản lý, xử lý tang vật, phương tiện bị tịch thu sung quỹ nhà nước.
Hàng năm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập dự toán chi cho các hoạt động phối hợp theo Quy chế này cùng với dự toán chi thường xuyên gửi Sở Tài chính thẩm định, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
Điều 16. Chế độ, chính sách đối với lực lượng tham gia phối hợp.
- Công chức, viên chức Kiểm lâm, lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng trường hợp bị tai nạn, bị thương tích hoặc bị hy sinh trong khi thi hành công vụ được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của Nhà nước.
- Lãnh đạo các đơn vị phối hợp thường xuyên quan tâm, động viên khen thưởng hoặc đề nghị khen thưởng kịp thời đối với những tập thể, cá nhân có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác phối hợp; đồng thời kiểm điểm phê bình, xử lý những trường hợp tiêu cực hoặc tiếp tay cho các đối tượng vi phạm.
Điều 17. Trách nhiệm thi hành.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan có trách nhiệm triển khai thực hiện Quy chế này và các quy định của pháp luật có liên quan trên địa bàn tỉnh.
Hàng năm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì tổ chức tổng kết đánh giá tình hình, kết quả, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Quy chế.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc các đơn vị phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét điều chỉnh kịp thời./.
Quyết định 1512/QĐ-UBND năm 2019 về Quy chế phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ rừng giữa Kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Số hiệu: | 1512/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Thừa Thiên Huế |
Người ký: | Nguyễn Văn Phương |
Ngày ban hành: | 25/06/2019 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 1512/QĐ-UBND năm 2019 về Quy chế phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ rừng giữa Kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Chưa có Video