THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1490/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2023 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2023 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Căn cứ Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu;
Căn cứ Quyết định 150/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 896/QĐ-TTg ngày 26 tháng 7 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 287/QĐ-TTg ngày 28 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050;
Căn cứ Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 05 tháng 8 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động giảm phát thải khí mê-tan đến năm 2030;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 8383/TTr-BNN-TT ngày 17 tháng 11 năm 2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” (sau đây viết tắt là Đề án), với những nội dung sau:
1. Sản xuất lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long là lợi thế của vùng và có vai trò nòng cốt bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế, ổn định xã hội, nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam.
2. Hiện thực hóa các chủ trương, chính sách của Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ về phát triển nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long theo hướng bền vững, thuận thiên, nâng cao thu nhập cho người trồng lúa và bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, thúc đẩy xuất khẩu; huy động tổng hợp các nguồn lực và các thành phần kinh tế cùng tham gia.
3. Xây dựng vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp ở đồng bằng sông Cửu Long mang tính đột phá trong tổ chức lại sản xuất ngành hàng lúa gạo, nâng cao giá trị gia tăng trong toàn chuỗi, bảo đảm phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng, đóng góp vào tăng trưởng xanh và góp phần thực hiện các cam kết của Chính phủ tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc lần thứ 26 (COP26), hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.
1. Mục tiêu chung
Hình thành một triệu héc-ta vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tổ chức lại hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng các quy trình canh tác bền vững nhằm gia tăng giá trị, phát triển bền vững của ngành lúa gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thu nhập và đời sống của người trồng lúa, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính, góp phần thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Mục tiêu đến năm 2025
- Về quy mô: Diện tích canh tác vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp đạt 180.000 héc-ta.
- Về canh tác bền vững: Tại các vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp, giảm lượng lúa giống gieo sạ xuống 80 - 100 kg/ héc-ta, giảm 20% lượng phân bón hoá học và thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học, giảm 20% lượng nước tưới so với canh tác truyền thống, 100% diện tích áp dụng ít nhất một quy trình canh tác bền vững như 1 phải 5 giảm, tưới ngập khô xen kẽ, tiêu chuẩn sản xuất lúa bền vững (Sustainable Rice Platform - SRP), các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt được chứng nhận và được cấp mã số vùng trồng.
- Về tổ chức lại sản xuất:
+ 100% diện tích sản xuất vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp có liên kết giữa doanh nghiệp với tổ hợp tác, hợp tác xã hoặc các tổ chức của nông dân trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
+ Tỷ lệ cơ giới hóa đồng bộ đạt trên 50% diện tích.
+ Trên 200.000 hộ áp dụng quy trình canh tác bền vững.
- Về bảo vệ môi trường và tăng trưởng xanh:
+ Tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch dưới 10%.
+ 70% rơm tại các vùng chuyên canh được thu gom khỏi đồng ruộng và được chế biến tái sử dụng.
+ Giảm trên 10% lượng phát thải khí nhà kính so với canh tác lúa truyền thống.
- Về thu nhập người trồng lúa, giá trị gia tăng: Giá trị gia tăng trong chuỗi lúa gạo tăng 30%, trong đó tỷ suất lợi nhuận của người trồng lúa đạt trên 40%;
- Xây dựng thương hiệu và xuất khẩu: Lượng gạo xuất khẩu chất lượng cao và phát thải thấp chiếm trên 20% tổng lượng gạo xuất khẩu của toàn vùng chuyên canh.
b) Mục tiêu đến năm 2030
- Về quy mô: Diện tích canh tác vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp đạt một triệu héc-ta.
- Về canh tác bền vững: Giảm lượng lúa giống gieo sạ xuống dưới 70 kg/héc-ta, giảm 30% lượng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học, giảm 20% lượng nước tưới so với canh tác truyền thống. 100% diện tích áp dụng ít nhất một quy trình canh tác bền vững như 1 phải 5 giảm, SRP, tưới khô xen kẽ và các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt được chứng nhận và được cấp mã số vùng trồng.
- Về tổ chức sản xuất:
+ 100% diện tích sản xuất vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp có liên kết giữa doanh nghiệp với tổ hợp tác, hợp tác xã hoặc các tổ chức của nông dân trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
+ Tỷ lệ cơ giới hóa đồng bộ đạt trên 70% diện tích.
+ Trên 1.000.000 hộ áp dụng quy trình canh tác bền vững.
- Về bảo vệ môi trường và tăng trưởng xanh:
+ Tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch dưới 8%.
+ 100% rơm được thu gom khỏi đồng ruộng và được chế biến tái sử dụng.
+ Giảm trên 10% lượng phát thải khí nhà kính so với canh tác lúa truyền thống.
- Về thu nhập người trồng lúa, giá trị gia tăng: giá trị gia tăng trong chuỗi lúa gạo tăng 40%, trong đó tỷ suất lợi nhuận người trồng lúa đạt trên 50%.
- Xây dựng thương hiệu và xuất khẩu: Lượng gạo xuất khẩu mang thương hiệu chất lượng cao, phát thải thấp chiếm trên 20% tổng lượng gạo xuất khẩu của toàn vùng chuyên canh.
1. Địa bàn: Tại 12 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long: An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Long An, Sóc Trăng, Cần Thơ, Bạc Liêu, Trà Vinh, Hậu Giang, Cà Mau, Tiền Giang và Vĩnh Long, với diện tích một triệu héc-ta.
2. Đề án sẽ triển khai theo 02 giai đoạn:
Giai đoạn 1 (2024 - 2025): Tập trung củng cố các diện tích đã có của Dự án chuyển đổi Nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT) là 180.000 héc-ta, bao gồm công tác tập huấn, xây dựng kế hoạch, xây dựng hệ thống Đo đạc - Báo cáo - Thẩm định (MRV), kiểm đếm và thí điểm cấp tín chỉ các-bon cho những vùng lúa đạt chuẩn, củng cố các hợp tác xã, duy tu bảo dưỡng một số công trình và chuẩn bị kế hoạch cho giai đoạn 2026 - 2030.
Giai đoạn 2 (2026 - 2030): Xác định cụ thể khu vực trọng tâm để lập dự án đầu tư phát triển vùng lúa chuyên canh chất lượng cao giảm phát thải mới ngoài vùng Dự án VnSAT và sẽ mở rộng thêm 820.000 héc-ta. Giai đoạn này sẽ tập trung vào các hoạt động chủ yếu như đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho những vùng diện tích mới, tổ chức lại sản xuất, xây dựng chuỗi giá trị, hoàn thiện hệ thống hệ thống MRV, đồng thời duy trì sản xuất bền vững ở những vùng Đề án trong giai đoạn 2024 - 2025.
IV. TIÊU CHÍ LỰA CHỌN VÙNG THAM GIA ĐỀ ÁN
1. Tiêu chí về quy hoạch và cơ sở hạ tầng
- Được quy hoạch là đất chuyên trồng lúa trong quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 - 2030, phù hợp với quy hoạch cấp tỉnh và Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích liền mảnh tối thiểu là 50 héc-ta.
- Có hệ thống hạ tầng thủy lợi được đầu tư cơ bản; hạ tầng điện, viễn thông và hậu cần đảm bảo hỗ trợ tốt cho sản xuất, chế biến kinh doanh lúa gạo.
2. Tiêu chí canh tác bền vững và tăng trưởng xanh
- Vùng được đề xuất hiện có trên 20% diện tích canh tác lúa đã áp dụng một trong các quy trình canh tác bền vững như 1 phải 5 giảm, tưới ngập khô xen kẽ tiêu chuẩn SRP hoặc các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt được chứng nhận.
- Trên 70% diện tích canh tác lúa đã sử dụng giống lúa xác nhận hoặc tương đương.
- 100% hộ trong vùng cam kết thu gom rơm khỏi đồng ruộng để chế biến tái sử dụng.
3. Tiêu chí về tổ chức sản xuất
- Diện tích đã liên kết đạt trên 30% tổng diện tích, trong đó có 50% số hộ trong vùng tham gia liên kết thông qua các hợp tác xã, tổ hợp tác và liên kết với doanh nghiệp.
- Trên 40% hộ trong vùng đã được tập huấn quy trình canh tác bền vững như 1 phải 5 giảm, tưới ngập khô xen kẽ, tiêu chuẩn sản xuất lúa bền vững hoặc các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt được chứng nhận.
- Có tổ chức khuyến nông tham gia hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân.
4. Tiêu chí doanh nghiệp tham gia liên kết
- Doanh nghiệp tham gia Đề án phải có liên kết với hợp tác xã hoặc tổ chức nông dân ít nhất về bao tiêu sản phẩm.
- Doanh nghiệp cam kết tham gia Đề án và có năng lực để tổ chức, giám sát quá trình sản xuất lúa gạo ở vùng liên kết.
V. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Lựa chọn, xây dựng vùng tham gia Đề án
- Các tỉnh, thành phố rà soát, củng cố, kiện toàn diện tích 180.000 héc-ta thuộc Dự án VnSAT để triển khai trong vụ đông xuân năm 2023 - 2024 và các vụ tiếp theo trong năm 2025.
- Dựa trên các tiêu chí đăng ký tham gia Đề án, các tỉnh, thành phố chủ động phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát các diện tích đủ tiêu chí để mở rộng trong giai đoạn 2026 - 2030, hướng tới mục tiêu một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp ở đồng bằng sông Cửu Long vào năm 2030.
2. Rà soát, áp dụng, hoàn thiện các gói kỹ thuật đảm bảo tiêu chí phát triển bền vững
- Áp dụng các gói kỹ thuật về canh tác lúa đảm bảo sản xuất bền vững, giảm phát thải và thích ứng với biến đổi khí hậu; hoàn thiện các quy trình xử lý rơm rạ, chuyển giao cho hộ nông dân, hợp tác xã. Xây dựng các mô hình trình diễn, tập huấn cho các hộ nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác và các tổ chức của nông dân.
- Xây dựng hệ thống MRV làm cơ sở cấp tín chỉ các-bon cho các diện tích đã áp dụng quy trình canh tác lúa phát thải thấp, hướng tới thị trường tín chỉ các-bon trong và ngoài nước.
3. Tổ chức lại sản xuất và đào tạo tập huấn nâng cao năng lực
- Các hộ trồng lúa, hợp tác xã, doanh nghiệp tham gia Đề án đăng ký tham gia và cam kết thực hiện quy trình canh tác lúa bền vững và phát thải thấp.
- Tổ chức các hộ trồng lúa thành các hợp tác xã, tổ hợp tác hay các tổ chức của nông dân. Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia Đề án ký kết hợp đồng liên kết với các hợp tác xã, hộ sản xuất để cung cấp đầu vào chất lượng, hỗ trợ kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm đầu ra cho hộ trồng lúa.
- Hình thành các trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm logistics gắn với vùng chuyên canh có sự tham gia của các hợp tác xã và doanh nghiệp.
- Tập huấn, chuyển giao cho hộ trồng lúa và hợp tác xã biện pháp canh tác bền vững, biện pháp xử lý rơm rạ, các kiến thức bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, kiến thức quản trị, kinh doanh, thị trường, chuyển đổi số.
- Xây dựng hợp phần khuyến nông đào tạo, chuyển giao công nghệ cho phát triển sản xuất lúa phát thải thấp vùng đồng bằng sông Cửu Long, trong đó ưu tiên nâng cao năng lực cho tổ chức khuyến nông cộng đồng.
4. Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng tại vùng chuyên canh
- Nâng cấp các công trình thủy lợi hiện có và hoàn thiện hệ thống kênh mương kết hợp với giao thông nội đồng để chủ động tưới, tiêu, quản lý xâm nhập mặn, quản lý nước và thuận lợi cho máy móc vận hành, di chuyển.
- Rà soát mạng lưới kho, sấy, chế biến trong vùng chuyên canh lúa để tạo điều kiện về mặt bằng cho doanh nghiệp liên kết sản xuất - tiêu thụ mở rộng cơ sở sấy, chế biến để nâng cao hiệu quả và quy mô liên kết.
- Hình thành các trung tâm logistics ở các vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp, bảo đảm cung cấp tốt các dịch vụ kỹ thuật và bảo quản sau thu hoạch.
5. Huy động nguồn lực, hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ các quỹ tài chính các-bon, các quỹ hỗ trợ trên thế giới
- Huy động sự hỗ trợ từ các quỹ, các tổ chức quốc tế, các Chính phủ và tổ chức phi chính phủ, đại sứ quán các nước để triển khai có hiệu quả Đề án.
- Tiếp cận các nguồn hỗ trợ kỹ thuật và tài chính không hoàn lại từ nguồn tài chính chuyển đổi tài sản các-bon (Transformative Carbon Asset Facility - TCAF) của Ngân hàng Thế giới để hỗ trợ xây dựng hệ thống MRV làm cơ sở cấp tín chỉ các-bon cho các diện tích đã áp dụng quy trình canh tác lúa phát thải thấp, hướng tới thị trường tín chỉ các-bon trong và ngoài nước để tăng thu nhập cho nông dân và nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm lúa gạo. Hình thành và phát triển lực lượng cán bộ thực hiện nhiệm vụ đo đạc, báo cáo, thẩm định và cấp tín chỉ các-bon.
6. Áp dụng hiệu quả các cơ chế, chính sách hiện hành
- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung và tổ chức triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ các đối tượng tham gia Đề án, các hộ nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp; hỗ trợ các địa phương giữ đất trồng lúa đảm bảo thực hiện hiệu quả Đề án. Thực hiện tốt các chính sách bảo hiểm nông nghiệp, các chính sách khác cho các hộ nông dân trồng lúa.
- Ưu tiên chương trình tín dụng hỗ trợ thực hiện liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng cao và phát thải thấp giữa hợp tác xã, tổ hợp tác với các doanh nghiệp.
- Xây dựng cơ chế chi trả tín chỉ các-bon dựa vào kết quả cho vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp.
- Xây dựng thương hiệu và phát triển thị trường sản phẩm gạo chất lượng cao và phát thải thấp cho vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Có chính sách đủ mạnh hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thương hiệu gạo phát thải thấp tại thị trường trong nước và quốc tế.
- Các địa phương ưu tiên thực hiện các chính sách hiện hành hỗ trợ hộ trồng lúa, hợp tác xã, doanh nghiệp trong vùng thực hiện Đề án. Hộ trồng lúa được ưu tiên tham gia đào tạo tập huấn, được vay vốn ưu đãi từ các chính sách tín dụng của nhà nước và được hưởng lợi ích do bán tín chỉ các-bon từ sản xuất lúa giảm phát thải khí nhà kính. Các hợp tác xã, tổ hợp tác được hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, được hỗ trợ kinh phí, kỹ thuật xây dựng các mô hình thí điểm. Các doanh nghiệp được tiếp cận nguồn tín dụng trung và dài hạn trong liên kết sản xuất tiêu thụ với các hợp tác xã, tổ hợp tác trong vùng triển khai Đề án, được hưởng lợi từ bán tín chỉ các-bon và ưu tiên tiếp cận các dự án quốc tế trong lĩnh vực này.
7. Triển khai các chương trình, nhiệm vụ ưu tiên
(Chi tiết tại Phụ lục kèm theo).
1. Nguồn ngân sách nhà nước trung ương và địa phương.
2. Nguồn tín dụng, nguồn xã hội hóa từ các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
3. Các nguồn vốn tài trợ không hoàn lại, nguồn vốn vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn hỗ trợ quốc tế khác.
4. Nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương vùng đồng bằng sông Cửu Long hướng dẫn tổ chức triển khai Đề án. Phối hợp với các địa phương, doanh nghiệp xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện Đề án. Tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ hàng năm. Tổ chức sơ kết thực hiện Đề án vào năm 2025 và tổng kết tình hình thực hiện Đề án vào năm 2030.
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng, triển khai thực hiện quy định về đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm phát thải khí nhà kính phục vụ thực hiện Đề án, phù hợp với quy định quốc tế và điều kiện cụ thể của Việt Nam. Xây dựng, đề xuất thí điểm chính sách và cơ chế chi trả tín chỉ các-bon dựa vào kết quả cho vùng chuyên canh.
- Chịu trách nhiệm xây dựng hệ thống theo dõi, đánh giá (M&E) dựa trên các chỉ số đầu ra của Đề án và các mục tiêu cụ thể.
- Chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan làm việc và tiếp nhận nguồn vốn tài trợ từ các tổ chức quốc tế.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì báo cáo cơ quan có thẩm quyền xác định vốn đầu tư ngân sách nhà nước chi cho đầu tư phát triển theo ngành, lĩnh vực trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm để thực hiện các dự án theo quy định của Luật Đầu tư công.
3. Bộ Tài chính
Căn cứ khả năng cân đối của ngân sách trung ương, trên cơ sở đề xuất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành liên quan, Bộ Tài chính chủ trì trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí sự nghiệp từ ngân sách trung ương để thực hiện các chế độ, chính sách được cấp có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và pháp luật liên quan.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, ban hành quy định về đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm phát thải khí nhà kính đối với vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp trong Đề án.
- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng chính sách thí điểm và cơ chế ưu tiên chi trả tín chỉ các-bon dựa vào kết quả cho vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp.
5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Nghiên cứu đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét ban hành Chương trình tín dụng hỗ trợ liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng cao và phát thải thấp vùng đồng bằng sông Cửu Long giữa hợp tác xã với doanh nghiệp; hướng dẫn địa phương, doanh nghiệp tham gia Đề án tiếp cận các Chương trình tín dụng liên quan.
6. Các bộ, ngành liên quan
Phối hợp, hỗ trợ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện Đề án theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
7. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long
- Căn cứ tiêu chí vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp của Đề án, tiến hành xác định các vùng đạt tiêu chí, đăng ký và xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án; bố trí kinh phí hoàn thiện các điều kiện ban đầu để triển khai Đề án trong năm 2024 và những năm tiếp theo.
- Ban hành cơ chế, chính sách của địa phương để thu hút đầu tư của các doanh nghiệp. Hỗ trợ và phát triển các hợp tác xã, đào tạo nhân lực quản lý hợp tác xã, nâng cấp cơ sở hạ tầng để tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất lúa bền vững.
- Xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện Đề án; tổng hợp, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hàng năm về tình hình thực hiện Đề án. Tổ chức sơ kết thực hiện Đề án vào năm 2025 và tổng kết tình hình thực hiện Đề án vào năm 2030 theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
8. Hiệp hội ngành hàng liên quan đến sản xuất, kinh doanh lúa gạo
Tham gia liên kết sản xuất, kinh doanh, vận động, hỗ trợ thành viên tổ chức liên kết với hợp tác xã, doanh nghiệp tham gia Đề án để xây dựng chuỗi giá trị gạo chất lượng cao và phát thải thấp.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký ban hành.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương vùng đồng bằng sông Cửu Long chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
KT. THỦ TƯỚNG |
CÁC CHƯƠNG TRÌNH, NHIỆM VỤ ƯU TIÊN
(Kèm theo Quyết định số: 1490/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2023 Thủ tướng
Chính phủ)
TT |
Tên chương trình/nhiệm vụ |
Cơ quan chủ trì |
Thời gian triển khai |
1 |
Chương trình nâng cao năng lực cho hợp tác xã và doanh nghiệp tham gia Đề án |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
2024 - 2030 |
2 |
Chương trình tín dụng hỗ trợ liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng cao và phát thải thấp vùng đồng bằng sông Cửu Long giữa hợp tác xã với các doanh nghiệp. |
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
2025 -2030 |
3 |
Chương trình hiện đại hóa hạ tầng sản xuất cho một triệu ha lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
2025 - 2030 |
4 |
Chương trình thí điểm chi trả các-bon dựa vào kết quả cho một triệu ha lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
2024 - 2027 |
THE PRIME MINISTER OF VIETNAM |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 1490/QD-TTg |
Hanoi, November 27, 2023 |
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015; the Law on amendments to some Articles of Law on Government Organization and Law on Local Government Organization dated November 22, 2019;
Pursuant to Government’s Resolution No. 26/NQ-CP dated February 27, 2023 on promulgation of action program for implementation of the Resolution No. 19-NQ/TW dated June 16, 2022 of the 13th Central Committee of the Communist Party of Vietnam on agriculture, farmers and rural areas by 2030, with a vision to 2045;
Pursuant to Government’s Resolution No. 120/NQ-CP dated November 17, 2017 on sustainable and climate-resilient development of the Mekong Delta;
Pursuant to Decision No. 150/QD-TTg dated January 28, 2022 of the Prime Minister on approval for the sustainable agriculture and rural development strategy for the period 2021 – 2030 with a vision toward 2050;
Pursuant to Decision No. 896/QD-TTg dated July 26, 2022 of the Prime Minister on approval for the national strategy for climate change until 2050;
...
...
...
Pursuant to Decision No. 942/QD-TTg dated August 05, 2022 of the Prime Minister on approval for action plan for methane emissions reduction by 2030;
At the request of the Minister of Agriculture and Rural Development at Report No. 8383/TTr-BNN-TT dated November 17, 2023.
HEREBY DECIDES:
Article 1. The Project on “sustainable development of 01 million hectares for specialized farming of rice with high quality and low emission associated with green growth of the Mekong Delta by 2030” is approved with the following contents:
1. The rice production is an advantage of the Mekong Delta and plays key role in assurance about national food security, thereby significantly contributing to economic development, social stability and improvement of Vietnam's position in the international community.
2. Concretizing guidelines and policies of the Central Committee of the Communist Party, the National Assembly and the Government on agricultural development in the Mekong Delta in direction of sustainability, adaption to climate change, increase in incomes of rice farmers, assurance about national food security and export promotion; mobilizing all resources and economic sectors to participate in concretization of such guidelines and policies.
3. Developing regions for specialized farming of low-emission and hi-quality rice in the Mekong Delta with breakthrough in restructuring of rice production, increasing the added value in the whole chain, maintaining sustainable development in the context of increasingly severe consequences of climate change, contributing to green growth and making contribution to implementation of the Government's commitments in the 2021 United Nations Climate Change Conference (COP26), towards net zero emission by 2050.
...
...
...
Establish 01 million hectares for specialized farming of rice with high quality and low emission in association with restructuring of the value chain-based production system and application of sustainable farming procedures in order to raise value of, promote sustainable development of the rice industry, enhance efficiency in business and production, increase incomes and living standards of rice farmers, protect environment, adapt climate change and reduce greenhouse gas emissions, thereby contributing to implementation of Vietnam's international commitments.
2. Specific objectives
a) By 2025:
- Regarding scale: the area for specialized farming of rice with high quality and low emission will be 180.000 hectares.
- Regarding sustainable farming: at low-emission and high-quality rice farming regions, the seed rate is reduced to 80 - 100kg/hectare; the amount of chemical fertilizers and pesticides is reduced by 20%; the water consumption is reduced by 20% compared to that of traditional farming; at least one of sustainable farming procedures such as "1 must do, 5 reductions", Alternate Wetting and Drying (AWD), Sustainable Rice Platform (SRP), and certified Good Agricultural Practices (GAP) is applied to the entire rice farming area and such area is issued with Production Unit Code.
- Regarding production restructuring:
+ Enterprises and cooperative groups, cooperatives or farmer organizations shall cooperate in production and sale of products with regard to the entire low-emission and hi-quality rice farming production area.
+ The synchronous mechanization rate reaches over 50% of the area.
+ Over 200.000 households apply sustainable farming procedures.
...
...
...
+ The post-harvest loss rate is less than 10%.
+ 70% of straw at the specialized farming region is collected from the field and processed for reuse.
+ The amount of greenhouse gas emissions is reduced by over 10% compared to that of traditional farming.
- Regarding rice farmer’s income and added value: the added value in the rice chain will increase by 30%, the profit margin for rice farmers in which will exceed 40%;
- Regarding branding and export: the amount of high-quality and low-emission rice to be exported will account for over 20% of the total rice export volume of the entire specialized farming region.
b) By 2030:
- Regarding scale: the area for specialized farming of rice with high quality and low emission will be 01 million hectares.
- Regarding sustainable farming: the seed rate is reduced to less than 70kg/hectare; the amount of chemical fertilizers and pesticides is reduced by 30%; the water consumption is reduced by 20% compared to that of traditional farming; At least one of sustainable farming procedures such as "1 must do, 5 reductions", Alternate Wetting and Drying (AWD), Sustainable Rice Platform (SRP), and certified Good Agricultural Practices (GAP) is applied to the entire area and such area is issued with Production Unit Code.
- Regarding production:
...
...
...
+ The synchronous mechanization rate reaches over 70% of the area.
+ Over 1.000.000 households apply sustainable farming procedures.
- Regarding environment protection and green growth:
+ The post-harvest loss rate is less than 8%.
+ 100% of straw is collected from the field and processed for reuse.
+ The amount of greenhouse gas emissions is reduced by over 10% compared to that of traditional farming.
- Regarding rice farmer’s income and added value: the added value in the rice chain will increase by 40%, the profit margin for rice farmers in which will exceed 50%;
- Regarding branding and export: the amount of rice to be exported under the high-quality, low-emission brand will account for over 20% of the total rice export volume of the entire specialized farming region.
...
...
...
2. The Project will be implemented in 2 phases:
Phase 1 (2024-2025): Focus on consolidation of the existing area of the Vietnam Sustainable Agriculture Transformation Project (VnSAT) that is 180.000 hectares, including refresher training, plan formulation, development of the measurement, reporting and verification (MRV) system, counting and experimentation in issuance of carbon credits for qualified rice regions, improvement of cooperatives, maintenance of some works and preparation of plans for the period 2026 - 2030.
Phrase 2 (2026-2030): Identify key areas to set up projects on investment in development of regions for specialized farming of rice with high quality and low emission outside the VnSAT Project and provide expansion of an additional 820.000 hectares. This phase will focus on main activities such as investment in completion of infrastructure for new areas, production restructuring, development of value chains, perfection of the MRV system, and maintenance of sustainable production in the Project regions in the period 2024 - 2025.
IV. CRITERIA FOR SELECTION OF REGIONS ELIGIBLE FOR THE PROJECT
1. Regarding planning and infrastructure
- The region to be planned is a specialized rice cultivation land under the land use planning for the period 2021 - 2030 in accordance with provincial planning and Mekong Delta planning with a minimum continuous area of 50 hectares;
- The region has irrigation infrastructure with a basis investment; and electricity, telecommunications and logistics infrastructure, thereby ensuring rice production, processing and business.
2. Regarding sustainable farming and green growth
- The proposed region currently has over 20% of the rice cultivation area where one of the sustainable farming procedures such as "1 must do, 5 reductions", Alternate Wetting and Drying (AWD), Sustainable Rice Platform (SRP), and certified Good Agricultural Practices (GAP) has been applied.
...
...
...
- 100% of households in the region commit to collect straw from the field for processing and reuse.
3. Regarding production:
- The linked area reaches over 30% of the total area, in which 50% of households in the region participate in linkage through cooperatives, cooperative groups and connection with enterprise
- Over 40% of households in the region have undergone training in sustainable farming procedures such as "1 must do, 5 reductions", Alternate Wetting and Drying (AWD), Sustainable Rice Platform (SRP), and certified Good Agricultural Practices (GAP).
- There are agricultural extension organizations participating in technical support for farmers.
4. Regarding connecting enterprises
- Enterprises participating in the Project shall cooperate with cooperatives or farmer organizations in at least product offtake.
- Enterprises shall commit to participate in the Project and have the capacity to organize and supervise the rice production in the linked region.
V. KEY TASKS AND SOLUTIONS TO IMPLEMENTATION OF THE PROJECT
...
...
...
- Governments of provinces and cities shall review, consolidate and improve the area of 180.000 hectares under the VnSAT Project to carry out the Project in the winter-spring rice crop of 2023 - 2024 and the following crops in 2025.
- According to criteria for application for participation in the Project, governments of provinces and cities shall proactively cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development to review areas that meet criteria for expansion in the period 2026 – 2030 in direction of 01 million hectares for specialized farming of rice with high quality and low emission in the Mekong Delta by 2030.
2. Review, application and completion of technical packages that meet sustainable development criteria
- Apply technical packages on rice cultivation to ensure sustainable production, emissions reduction and adaption to climate change; complete straw treatment procedures and transfer straw to farmers and cooperatives. Build demonstration and training models to provide them for farmer households, cooperatives, cooperative groups and farmer organizations.
- Build an MRV system that serves as a basis for issuance of carbon credits to area where low-emission rice farming procedures have been applied towards the domestic and foreign carbon credit markets.
3. Production restructuring and training for capacity improvement
- Rice-cultivating households, cooperatives and enterprises participating in the Project shall apply for participation in and commit to carry out sustainable and low-emission rice farming procedures.
- Develop rice-cultivating households into cooperatives, cooperative groups or farmer organizations. Encourage enterprises participating in the Project to sign contracts with cooperatives and production households to provide qualified inputs, technical support and output offtake for rice-cultivating households.
- Establish innovation and logistics centers associated with specialized farming regions with the participation of cooperatives and enterprises.
...
...
...
- Build agricultural extension components for training and technology transfer to develop low-emission rice production in the Mekong Delta with the priority given to increase in the capacity of agricultural extension organizations in the community.
4. Investment in upgradation of infrastructure in specialized farming regions
- Upgrade existing irrigation works and complete the canal system in combination with in-field traffic to proactively conduct irrigation, manage saltwater intrusion, manage water and facilitate machinery operation and transport.
- Review the network of warehouses and drying and processing establishments in specialized farming regions to enable enterprises with the cooperation in production and sale in terms of ground to expand drying and processing establishments for the purpose of improvement in efficiency and scale of cooperation.
- Establish logistics centers in regions for specialized farming of high-quality and low-emission rice, thereby effectively providing technical services and ensuring post-harvest preservation.
5. Mobilization of resources, technical and financial support from carbon finance funds and support funds in the world.
- Mobilize support from funds, international organizations, governmental and non-governmental organizations and embassies of foreign countries to effectively implement the Project.
- Access technical support and non-refundable financial aid from Transformative Carbon Asset Facility – TCAF of the World Bank to provide support for development of the MRV system that serves as a basis for issuance of carbon credits to area where low-emission rice farming procedures have been applied towards domestic and foreign carbon credit markets for increase in farmers' incomes and the added value of rice products. Establish and develop a contingent of officials that carry out measurement, report, appraisal and issuance of carbon credits.
6. Effective implementation of applicable policies and mechanisms
...
...
...
- Give priority to credit programs to support connection in production, processing and sale of rice products with high quality and low emission between cooperatives, cooperative groups and enterprises.
- Establish a carbon credit payment mechanism according to the success of the region for specialized farming of rice with high quality and low emission.
- Conduct branding and develop a hi-quality and low-emission rice product market in the Mekong Delta and the whole country. Adopt policies strong enough to assist enterprises in developing the low-emission rice brand in domestic and international markets.
- Local governments shall give priority to implementation of support policies applicable to rice-cultivating households, cooperatives and enterprises in project regions. Rice-cultivating households are given priority to participate in training courses, borrow incentive capital from credit policies of the State and receive benefits from sale of carbon credits through rice production with reduction in GHG emissions. Cooperatives and cooperative groups receive support for investment in infrastructure, funding and technical assistance in development of pilot models. Enterprises may access long-term and medium-term credits when they cooperate with cooperatives and cooperative groups in project regions in production and sale, receive benefits from sale of carbon credits and are given priority to access international projects in this industry.
7. Development of programs and tasks that are prioritized
(Details are provided in the attached Appendix).
1. Central government budget and local government budgets.
2. Loans and private capital from enterprises, cooperatives, domestic and international organizations and individuals.
...
...
...
4. Other legal sources as prescribed by law.
1. Ministry of Agriculture and Rural Development
- Preside over and cooperate with relevant ministries, central authorities and People's Committees of provinces and central- affiliated cities in the Mekong Delta in providing guidelines for organization of implementation of the Project. Cooperate with local authorities and enterprises in making specific plans for implementation of the Project. Make annual summaries and reports, and then submit them to the Prime Minister. Conduct preliminary review (in 2025) and final review (in 2030) of implementation of the Project.
- Preside over and cooperate with relevant ministries and central authorities in issuing and complying with regulations on measurement, report and appraisal of reduction in GHG emissions in order to serve implementation of the Project in accordance with international regulations and specific conditions of Vietnam. Make and propose pilot policies and carbon credit payment mechanisms according to the success of the specialized farming region.
- Be responsible for development of the Monitoring and Evaluation System (M&E) according to output indicators of the Project and specific objectives.
- Preside over and cooperate with relevant ministries and central authorities in working with and receiving aid from international organizations.
2. Ministry of Planning and Investment
Preside over report to competent authorities on determination of investment capital from the state budget for development investment under industries and sectors in annual and medium-term public investment plans to implement projects according to regulations of the Law on Public Investment.
...
...
...
According to the availability of central budget funds and on the basis of recommendations from the Ministry of Agriculture and Rural Development and relevant ministries and central authorities, preside over report to competent authorities on allocation of professional funding from state budget for development of policies issued by authorities under regulations of the Law on State Budget and relevant laws.
4. Ministry of Natural Resources and Environment
- Cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in making and promulgating regulations on measurement, report and appraisal of reduction in GHG emissions applicable to regions for specialized farming of rice with high quality and low emission in the Project.
- Cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in developing pilot policies and carbon credit payment mechanisms according to the success of the region for specialized farming of rice with high quality and low emission.
5. State Bank of Vietnam
Conduct study and propose consideration and promulgation of credit programs for support for connection in production, processing and sale of rice products with high quality and low emission between cooperatives and enterprises to competent authorities; provide guidance on access to relevant credit programs for participants in the Project.
6. Relevant ministries and central authorities.
Cooperate with and assist the Ministry of Agriculture and Rural Development in implementing the Project within their functions and tasks.
7. People's Committees of provinces and central-affiliated cities in the Mekong Delta
...
...
...
- Issue local mechanisms and policies to attract investment from enterprises. Support and develop cooperatives, provide training courses for cooperatives' managers, and upgrade infrastructure for participation in the sustainable rice production value chain.
- Develop specific plans for implementation of the Project; make annual summaries and reports on implementation of the Project and then submit them to the Ministry of Agriculture and Rural Development. Conduct preliminary review (in 2025) and final review (in 2030) of implementation of the Project as instructed by the Ministry of Agriculture and Rural Development.
8. Industry associations related to rice business and production
Participate in business and production links, encourage and assist their members to connect with cooperatives and enterprises participating in the Project in development of the low-emission and hi-quality rice value chain.
Article 3. This Decision comes into force as of its date of signing.
Ministers, Heads of ministerial agencies, Heads of governmental agencies and Chairpersons of People's Committees of provinces and central-affiliated cities in the Mekong Delta shall be responsible for implementation of this Decision.
PP. PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER
Tran Luu Quang
...
...
...
PRIORITIZED PROGRAMS AND TASKS
(Enclosed with Decision No. 1490/QD-TTg dated November 27, 2023 of the Prime
Minister)
NO
Name of program/task
Presiding units
Implementation time
1
Program for increase in the capacity of cooperatives and enterprises participating in the Project
Ministry of Agriculture and Rural Development
...
...
...
2
Credit program for support for connection in production, processing and sale of high quality and low emission rice products in the Mekong Delta between cooperatives and enterprises.
State Bank of Vietnam
2025 -2030
3
Program for modernization of production infrastructure for 01 million hectares of rice with high quality and low emission associated with green growth of the Mekong Delta
Ministry of Agriculture and Rural Development
2025 - 2030
4
...
...
...
Ministry of Agriculture and Rural Development
2024 - 2027
;
Quyết định 1490/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Đề án "Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 1490/QĐ-TTg |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Trần Lưu Quang |
Ngày ban hành: | 27/11/2023 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 1490/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Đề án "Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chưa có Video