THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 142/2002/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 21 tháng 10 năm 2002 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Di sản văn hoá ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Xét đề nghị của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh (Công văn số 1438/UB ngày 07
tháng 11 năm 2000 và Công văn số 125/TT-UB ngày 16 tháng 01 năm 2001) và ý kiến
của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Công văn số 1620 BKH/VPTĐ ngày 18 tháng 3 năm 2002),
QUYẾT ĐỊNH:
a. Xác định các căn cứ có tính pháp lý trong việc quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản Vịnh Hạ Long theo Luật Di sản văn hoá của Việt Nam và Công ước quốc tế về bảo vệ di sản, đồng thời kết hợp các quy hoạch thuộc các chuyên ngành khác trong phát triển vùng Vịnh Hạ Long, theo hướng phát triển bền vững trong một quy hoạch thống nhất.
b. Xây dựng các chương trình đầu tư và các dự án cụ thể nhằm bảo vệ, khôi phục và khai thác có hiệu quả Vịnh Hạ Long mà quần thể đảo là những điểm hội tụ; xây dựng kế hoạch đầu tư theo phân kỳ và theo thứ tự ưu tiên phù hợp với khả năng đáp ứng nhu cầu và huy động vốn, bảo đảm các mục tiêu và tiến độ đề ra.
a. Phạm vi nghiên cứu trực tiếp có diện tích 1553 km2, bao gồm:
- Khu vực Di sản Thế giới: diện tích 434km2, nằm ở trung tâm Vịnh Hạ Long, gồm 775 hòn đảo có giá trị cảnh quan và khoa học.
- Khu vực đệm: theo ranh giới vùng đệm do UNESCO đã hoạch định, bao gồm một số vùng tác động trực tiếp đến khu vực Di sản Thế giới.
- Khu vực từ vùng đệm đến ranh giới bảo tồn quốc gia.
b. Phạm vi nghiên cứu gián tiếp: bao gồm đảo Cát Bà và khu vực phía bắc đường 18A.
Đối tượng chủ yếu của quy hoạch là "Di sản thiên nhiên Vịnh Hạ Long", bao gồm các đảo, hang động, bãi tắm, các hệ động và thực vật, cảnh quan tự nhiên do các yếu tố vật chất tạo thành và các giá trị tổng hợp của di sản (sinh học, thẩm mỹ, lịch sử, văn hoá, địa chất, kinh tế...), trong đó có di sản văn hoá, di chỉ khảo cổ thuộc khu vực Vịnh Hạ Long.
a. Quy hoạch phải có tính khả thi, tính hiện đại và dân tộc, thiên tạo và nhân tạo, tính giáo dục và khoa học, tính kế thừa. Lấy văn hoá làm nền tảng phát triển và phát huy có hiệu quả các quy hoạch chuyên ngành đã và đang triển khai trong khu vực.
b. Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản phải bảo đảm "bảo vệ môi trường và phát triển bền vững", kết hợp chặt chẽ giữa bảo tồn, phát huy di sản với bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội; tương hỗ giữa bảo tồn, khai thác và bảo đảm an ninh quốc phòng.
5. Nội dung quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản bao gồm:
a. Quy hoạch phạm vi bảo tồn:
- Khu vực 1: Nằm ở trung tâm Vịnh Hạ Long (khu Di sản Thế giới... toàn thể khu vực bảo tồn cảnh quan, địa chất, địa mạo, văn hoá, lịch sử;..... sinh thái, là khu vực bảo tồn tuyệt đối đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới.
- Khu vực 2: Khu vực quản lý chủ động (khu vực đệm).
- Khu vực 3: (khu vực phát triển) bao gồm: vùng phát triển công nghiệp, vùng phát triển cảng, vùng phát triển du lịch, vùng phát triển nuôi trồng và đánh bắt thuỷ - hải sản, vùng phát triển đô thị và cơ sở hạ tầng.
b. Nội dung bảo tồn:
- Xác định giới hạn các vùng bảo vệ.
- Xác định các nguồn tác động tiêu cực, tích cực và đề ra các biện pháp bảo vệ.
- Xác định giá trị hệ thống đảo, hang động, các yếu tố cấu thành di sản như: địa chất, địa mạo, thảm thực vật, hệ thống động vật, số đảo và hang động tại các vùng bảo vệ; các giá trị văn hoá, lịch sử, khảo cổ và các yếu tố liên quan như địa chất thuỷ văn, khí hậu.
- Xác định các đối tượng cần bảo tồn cụ thể như: các loại hang động, bãi tắm, tùng, áng, hệ thực vật, động vật trên cạn và động, thực vật biển.
- Xác định và hệ thống hoá các giá trị văn hoá phi vật thể; xây dựng kế hoạch sưu tầm, nghiên cứu, chỉnh lý, giới thiệu, phổ biến và phát huy các giá trị văn hoá phi vật thể.
c. Quy hoạch phát huy giá trị di sản:
- Quy hoạch các khu chức năng phục vụ du lịch
- Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật (cấp nước, cấp điện, thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường, thu gom chất thải rắn).
d. Quy hoạch bảo vệ môi trường: quản lý môi trường không khí, quản lý môi trường nước, tài nguyên, cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh học và các hệ sinh thái vịnh Hạ Long; xử lý chất thải, quản lý môi trường đối với các ngành kinh tế khác.
a. Các chương trình thực hiện bao gồm: chương trình khảo sát - sưu tầm bảo tồn; chương trình bảo tồn, khai thác, phát huy di sản; chương trình nâng cao nhận thức... nằm trong chương trình hợp nhất về phát triển kinh tế - xã hội vùng vịnh Hạ Long.
b. Xây dựng điều lệ quản lý hoạt động du lịch trong phạm vi khu di sản.
c. Lập các dự án khả thi được xác định là các dự án ưu tiên trong giai đoạn đến 2005. Trên cơ sở đó xác định nhu cầu vốn đầu tư cho giai đoạn đến 2005.
a. Giai đoạn đến 2005: Ưu tiên bảo tồn từng bước các đảo, hang động nằm trong khu vực bảo vệ tuyệt đối - Di sản thế giới, khu vực Ngọc Vừng, Quan Lạn. Đặc biệt là các công viên hang động, hồ Ba Hầm, hang Trai và các điểm du lịch sinh thái.
b. Giai đoạn 2005 - 2010: Tiếp tục bảo tồn kết hợp đầu tư khai thác, phát huy các khu vực còn lại trong khu vực bảo vệ tuyệt đối - Di sản thế giới và một số khu vực nằm trong vùng đệm của Di sản thế giới.
c. Giai đoạn sau 2010: Hoàn thiện các tuyến tham quan du lịch, các khu vực chức năng phục vụ bảo tồn - du lịch.
1. Làm rõ những lợi thế và những thách thức phải giải quyết đối với các điều kiện về tự nhiên, kinh tế, xã hội, truyền thống, lịch sử, văn hoá: Phong tục, tập quán, lối sống, tín ngưỡng, của cư dân tại khu vực vịnh Hạ Long và vùng phụ cận trong bối cảnh, xu thế hội nhập kinh tế và bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.
2. Những nội dung và giải pháp nhằm gắn kết chặt chẽ việc bảo tồn, tôn tạo, phát huy các giá trị di sản vịnh Hạ Long với sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng.
3. Lựa chọn một số đề án chủ lực, ưu tiên thực hiện trong giai đoạn đến 2005 để rút kinh nghiệm cho việc thực hiện các dự án tiếp theo, trong đó, đặc biệt ưu tiên triển khai thực hiện dự án "Bảo tàng sinh thái Hạ Long", coi đó là giải pháp tổng thể nhằm bảo tồn, phát huy và khai thác giá trị cả di sản.
4. Nghiên cứu xây dựng các giải pháp về cơ chế chính sách huy động các nguồn lực, các giải pháp về tổ chức quản lý nhằm phát huy có hiệu quả các yếu tố và tiềm năng trong nước và nước ngoài vào việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy di sản vịnh Hạ Long.
Trong quá trình thực hiện, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi, kịp thời kiến nghị, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định điều chỉnh quy hoạch khi cần thiết.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 142/2002/QD-TTg |
Hanoi, October 21, 2002 |
DECISION
APPROVING THE PLANNING ON CONSERVATION AND
PROMOTION OF THE VALUES OF HA LONG BAY HERITAGE TILL 2020
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the December 25, 2001 Law on
Organization of the Government;
Pursuant to the June 29, 2001 Cultural Heritage Law;
At the proposal of the People’s
Committee of Quang Ninh province (in Official Dispatch No. 1438/UB of November
7, 2000 and Official Dispatch No. 125/TT-UB of January 16, 2001) and the
opinions of the Ministry of Planning and Investment (in Official Dispatch No.
1620 BKH/VPTD of March 18, 2002),
DECIDES:
Article 1.- To approve the Planning on conservation and promotion of the values of Ha Long Bay heritage till 2020, which shall serve as the basis for the development of detailed plannings and component projects, with the following principal contents:
1. Objectives:
a/ To determine legal grounds for the management, conservation and promotion of the values of Ha Long Bay heritage under Vietnam’s Cultural Heritage Law and the International Convention on the Protection of Heritages, at the same combine together other specialized plannings in the development of the Ha Long Bay region, along the direction of sustainable development under a uniform planning.
...
...
...
2. Scope of research:
a/ The scope of direct research covers 1,553 km2 , including:
- The World Heritage area, covering 434 km2 situated in the center of Ha Long Bay, consisting of 775 islets of scenic and scientific values.
- The buffer zone: coinciding with the buffer zone already demarcated by UNESCO, consisting of some areas directly affecting the World Heritage area.
- The area stretching from the buffer zone to the national conservation boundary.
b/ The scope of indirect research covers Cat Ba island and the area north of national highway 18A.
3. Object:
The principal object of the planning is the "Natural heritage of Ha Long Bay," consisting of islands, caves and caverns, beaches, fauna and flora systems, natural landscapes constituted by material elements and the integrated values of the heritage (biological, aesthetic, historical, cultural, geological, economic), including cultural heritages and archeological vestiges in the Ha Long Bay region.
4. Viewpoints:
...
...
...
b/ The Planning on conservation and promotion of the heritage values must ensure "environmental protection and sustainable development," closely combining the heritage conservation and promotion with the environmental protection and economic, cultural and social development; linking conservation and exploitation with security and national defense.
5. The Planning on conservation and promotion of the heritage value has the following contents:
a/ The conservation scope planning:
- Area 1: situated in the center of Ha Long Bay (the World Heritage area), covering the entire area for landscape, geological, geomorphological, cultural and historical conservation; ecological conservation, being the absolute conservation area already recognized by UNESCO as World Heritage.
- Area 2: The active management area (buffer zone).
- Area 3 (development area) covering: the industrial development area, port development area, tourist development area, aquatic and marine product-rearing and -fishing development area, urban and infrastructure development area.
b/ Conservation contents:
- Delimiting protection areas.
- Identifying sources of negative and positive impacts and working out protection measures.
...
...
...
- Determining specific objects which need conservation such as caves and caverns, beaches, land and marine faunas and floras.
- Determining and systematizing non-material cultural values; drawing out plans on collecting, studying, revising, introducing, publicizing and promoting non-material cultural values.
c/ Planning the promotion of the heritage values:
- Planning functional areas in service of tourism.
- Planning the technical infrastructure network (water and electricity supply, waste water discharge, environmental sanitation, collection of solid wastes).
d/ Planning the environmental protection: managing the air environment, the water environment, natural resources, natural landscapes, bio-diversity and ecological systems in Ha Long Bay; treating waste matters, managing the environment for other economic branches.
6. Implementation measures:
a/ The implementation programs include the conservation survey and collection program; the heritage conservation, exploitation and promotion program; the awareness-raising program as part of the general program on socio-economic development of Ha Long Bay.
b/ Formulating the regulations on management of tourist activities in the heritage region.
...
...
...
7. Investment phases:
a/ The period till 2005: To prioritize the gradual conservation of islets, caves and caverns, situated in the absolute protection area - The World Heritage, the Ngoc Vung and Quan Lan areas, especially cave parks, Ba Ham lake, Trai cave and eco-tourist places.
b/ The 2005-2010 period: To continue the conservation in combination with investment, exploitation and promotion of other areas in the absolute protection area - the World Heritage and a number of areas in the buffer zone of the World Heritage.
c/ The post-2010 period: To perfect sight-seeing tour routes, and functional areas in service of conservation and tourism.
Article 2.- The People’s Committees of Quang Ninh province shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Culture and Information in continuing studying, updating and concretizing the Planning’s content, attaching importance to the following contents:
1. Clarifying advantages as well as challenges to be surmounted regarding the natural, economic, social, traditional, historical and cultural conditions: customs and habits, life style and beliefs of inhabitants in the Ha Long Bay region and its vicinity in the context and trend of economic integration and natural landscape conservation.
2. Devising the contents and measures aiming to closely combine the conservation, embellishment and promotion of the values of Ha Long Bay heritage with socio-economic, cultural and social development and security and national defense.
3. Selecting a number of key schemes for prioritized implementation in the period till 2005 so as to draw experiences for further implementation of subsequent projects, giving special priority to deploying the project "Ha Long ecological museum," considering it a comprehensive measure to conserve, promote and exploit the heritage’s values.
4. Studying and formulating mechanisms and policies to mobilize resources, organizational and managerial measures to effectively promote elements and potentials at home and abroad in service of the conservation, embellishment and development of Ha Long Bay heritage.
...
...
...
In the course of implementation, the president of the People’s Committee of Quang Ninh province shall have to supervise, monitor and submit timely proposals to the Prime Minister for consideration and decision on the readjustment of the Planning when necessary.
Article 4.- This Decision takes effect 15 days after it signing.
The president of the People’s Committee of Quang Ninh province, the ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the concerned localities shall have to implement this Decision.
PRIME MINISTER
PHAN VAN KHAI
Quyết định 142/2002/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản Vịnh Hạ Long đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 142/2002/QĐ-TTg |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 21/10/2002 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 142/2002/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản Vịnh Hạ Long đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chưa có Video