BỘ
TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14/2008/QĐ-BTNMT |
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2008 |
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Nghị định số
160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành Luật khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
khoáng sản;
Căn cứ Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 03 năm 2008 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Hội đồng Đánh giá trữ lượng khoáng sản, Vụ trưởng
Vụ Pháp chế,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG |
VỀ THĂM DÒ, PHÂN CẤP TRỮ LƯỢNG VÀ TÀI NGUYÊN CÁC MỎ SA
KHOÁNG THIẾC, VÀNG VÀ TITAN
(ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BTNMT ngày 30 tháng 12 năm 2008
của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
Quy định này quy định công tác thăm dò, phân cấp trữ lượng và tài nguyên các mỏ sa khoáng thiếc, vàng và titan.
Quy định này được áp dụng đối với các cơ quan quản lý Nhà nước về khoáng sản; tổ chức thực hiện công tác điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản; tổ chức, cá nhân khảo sát, thăm dò, khai thác khoáng sản và tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Trong Quy định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Mỏ sa khoáng thiếc, vàng và titan là mỏ khoáng được hình thành do tích tụ các vật liệu mảnh vụn dạng hạt bở rời hoặc gắn kết có chứa các khoáng vật caxiterit, vàng, nhóm khoáng vật chứa titan và zircon.
2. Sa khoáng eluvi là sản phẩm được thành tạo do quặng gốc phong hóa tại chỗ, thường phân bố trên các thân quặng gốc.
3. Sa khoáng deluvi là sản phẩm được thành tạo do quặng gốc hoặc quặng eluvi bị phá hủy, vận chuyển, tích đọng trên các sườn đồi, núi.
4. Sa khoáng proluvi là sản phẩm được thành tạo do tích đọng các khoáng vật có ích cùng với quá trình lũ tích, thường phân bố trùng với trầm tích nón phóng vật hoặc vạt gấu lũ tích.
5. Sa khoáng aluvi là sản phẩm được thành tạo do tích đọng các khoáng vật có ích cùng với trầm tích sông, phân bố trong các thềm sông, bãi bồi, lòng sông.
6. Sa khoáng ven biển là sản phẩm được thành tạo do hoạt động của dòng biển, sóng biển và gió, thường phân bố trong các bãi cát và cồn cát ven biển.
PHÂN CẤP TRỮ LƯỢNG VÀ TÀI NGUYÊN CÁC MỎ SA KHOÁNG THIẾC, VÀNG VÀ TITAN
Điều 4. Phân nhóm trữ lượng và tài nguyên các mỏ sa khoáng thiếc, vàng và titan
1. Tài nguyên các mỏ sa khoáng được phân thành hai nhóm:
a. Nhóm tài nguyên xác định;
b. Nhóm tài nguyên dự báo.
2. Nhóm tài nguyên xác định được phân thành hai loại: trữ lượng và tài nguyên.
Điều 5. Phân cấp trữ lượng và tài nguyên các mỏ sa khoáng thiếc, vàng và titan
1. Cơ sở phân cấp trữ lượng và tài nguyên các mỏ sa khoáng
a. Mức độ nghiên cứu địa chất, bao gồm: chắc chắn, tin cậy, dự tính và dự báo;
b. Mức độ nghiên cứu đầu tư xây dựng công trình mỏ, bao gồm: dự án đầu tư xây dựng công trình mỏ (nghiên cứu khả thi), báo cáo đầu tư xây dựng công trình mỏ (nghiên cứu tiền khả thi) và nghiên cứu khái quát;
c. Mức độ hiệu quả kinh tế, bao gồm: có hiệu quả kinh tế, có tiềm năng hiệu quả kinh tế và chưa rõ hiệu quả kinh tế.
2. Phân cấp trữ lượng và tài nguyên các mỏ sa khoáng
a. Trữ lượng các mỏ sa khoáng được phân thành ba cấp: 111, 121 và 122;
b. Tài nguyên các mỏ sa khoáng được phân thành sáu cấp: 211, 221, 222, 331, 332 và 333;
c. Tài nguyên dự báo các mỏ sa khoáng được phân thành hai cấp: 334a và 334b.
3. Cấp trữ lượng và tài nguyên các mỏ sa khoáng được mã hóa như sau:
a. Chữ số đầu thể hiện mức độ hiệu quả kinh tế: số 1 - có hiệu quả kinh tế; số 2 - có tiềm năng hiệu quả kinh tế; số 3 - chưa rõ hiệu quả kinh tế;
b. Chữ số thứ hai thể hiện mức độ nghiên cứu đầu tư xây dựng công trình mỏ: số 1 - có dự án đầu tư xây dựng công trình mỏ; số 2 - có báo cáo đầu tư xây dựng công trình mỏ; số 3 - nghiên cứu khái quát;
c. Chữ số thứ ba thể hiện mức độ tin cậy nghiên cứu địa chất: số 1 - chắc chắn; số 2 - tin cậy; số 3 - dự tính; số 4 - dự báo. Đối với mức dự báo phân thành hai phụ mức: suy đoán (ký hiệu là a) và phỏng đoán (ký hiệu là b).
Điều 6. Yêu cầu về mức độ nghiên cứu và khoanh nối cấp trữ lượng 111
1. Yêu cầu về mức độ nghiên cứu địa chất
a. Phải xác định chính xác hình thái, kích thước, thế nằm và quy luật biến đổi hình dáng và cấu trúc bên trong của thân khoáng; khoanh định chi tiết ranh giới khoảnh hoặc thấu kính đá kẹp không chứa quặng hoặc ranh giới quặng không đạt chỉ tiêu tính trữ lượng;
b. Phải xác định chính xác các kiểu quặng tự nhiên; phân chia và khoanh định chi tiết ranh giới các loại quặng công nghiệp;
c. Tính chất công nghệ của từng loại quặng phải được nghiên cứu chi tiết, đảm bảo đủ số liệu tin cậy để xác định sơ đồ công nghệ chế biến quặng;
d. Các điều kiện địa chất thủy văn, địa chất công trình, điều kiện khai thác mỏ và các yếu tố tự nhiên khác có liên quan đã được nghiên cứu chi tiết, đảm bảo cung cấp đủ số liệu, thông số tin cậy cần thiết để lập dự án đầu tư xây dựng công trình mỏ;
đ. Mức độ tin cậy của trữ lượng đảm bảo tối thiểu 80%.
2. Yêu cầu về khoanh nối ranh giới tính trữ lượng
Ranh giới trữ lượng cấp 111 được khoanh nối trong phạm vi tập, lớp chứa quặng, theo các công trình thăm dò đạt chỉ tiêu tính trữ lượng và có mật độ công trình thăm dò thích hợp theo quy định tại phụ lục của Quyết định này.
3. Yêu cầu về mức độ nghiên cứu đầu tư xây dựng công trình mỏ
a. Đã lập dự án đầu tư xây dựng công trình mỏ;
b. Đã lựa chọn được giải pháp kỹ thuật, công nghệ khai thác và chế biến sản phẩm thiếc, vàng và titan hợp lý;
c. Diện tích cấp trữ lượng không nằm trong khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản; hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản trong ranh giới cấp trữ lượng không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái xung quanh hoặc đã lựa chọn được giải pháp khắc phục và giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của khai thác, chế biến khoáng sản đến môi trường sinh thái.
4. Yêu cầu về mức độ hiệu quả kinh tế
Kết quả nghiên cứu đầu tư xây dựng công trình mỏ đã chứng minh việc khai thác và chế biến khoáng sản ở mỏ là có hiệu quả kinh tế vào thời điểm đánh giá.
Điều 7. Yêu cầu về mức độ nghiên cứu và khoanh nối cấp trữ lượng 121
1. Yêu cầu về mức độ nghiên cứu địa chất thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Quy định này.
2. Yêu cầu về khoanh nối ranh giới tính trữ lượng thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Quy định này.
3. Yêu cầu về mức độ nghiên cứu đầu tư xây dựng công trình mỏ
a. Đã lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình mỏ hoặc đã có chỉ tiêu tạm thời tính trữ lượng được Hội đồng Đánh giá trữ lượng khoáng sản công nhận;
b. Đã sơ bộ lựa chọn được giải pháp kỹ thuật công nghệ khai thác và chế biến khoáng sản phù hợp;
c. Diện tích cấp trữ lượng không nằm trong khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản; hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản trong ranh giới cấp trữ lượng không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái hoặc sơ bộ lựa chọn được giải pháp khắc phục và giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường.
4. Yêu cầu về hiệu quả kinh tế
Trên cơ sở báo cáo đầu tư xây dựng công trình mỏ và so sánh với các mỏ đang khai thác có điều kiện địa chất tương tự chứng minh được việc khai thác và chế biến khoáng sản ở mỏ là có hiệu quả kinh tế tại thời điểm đánh giá.
Điều 8. Yêu cầu về mức độ nghiên cứu và khoanh nối cấp trữ lượng 122
1. Yêu cầu về mức độ nghiên cứu địa chất
a. Phải xác định được kích thước, đặc điểm hình dáng thân quặng, những nét cơ bản về thế nằm, cấu trúc bên trong; đánh giá được mức độ biến đổi chiều dày, mức độ duy trì của thân quặng;
b. Phải sơ bộ xác định được các loại quặng tự nhiên và công nghiệp, xác lập được quy luật chung về sự phân bố, tỷ lệ của các loại quặng; dạng tồn tại của các thành phần có ích, có hại trong quặng. Đặc tính công nghệ của quặng được nghiên cứu với mức độ cho phép xác lập sơ đồ làm giầu, chế biến quặng hợp lý;
c. Đặc điểm địa chất thủy văn, địa chất công trình và điều kiện khai thác mỏ phải được nghiên cứu tới mức cho phép đánh giá sơ bộ những thông số cơ bản phục vụ lập dự án đầu tư xây dựng công trình mỏ;
d. Đối với cấp trữ lượng 122 thuộc nhóm mỏ III và nhóm mỏ IV, đặc điểm chất lượng khoáng sản, tính chất công nghệ chế biến khoáng sản, điều kiện địa chất thủy văn, địa chất công trình, và các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường phải được nghiên cứu theo quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 6 của Quy định này;
đ. Mức độ tin cậy của trữ lượng bảo đảm tối thiểu 50%
2. Yêu cầu về khoanh nối ranh giới tính trữ lượng
Ranh giới tính trữ lượng được khoanh định trong phạm vi khống chế bởi các công trình thăm dò. Đối với các mỏ có cấu trúc địa chất không phức tạp, chiều dày và chất lượng ổn định, được phép ngoại suy theo tài liệu địa chất, địa vật lý từ công trình gặp quặng, hoặc ranh giới trữ lượng có cấp cao hơn; khoảng cách ngoại suy không được vượt quá một phần hai khoảng cách giữa các công trình thăm dò đã xác định cho cấp trữ lượng này.
3. Yêu cầu về mức độ nghiên cứu đầu tư xây dựng công trình mỏ và yêu cầu về hiệu quả kinh tế thực hiện theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 7 của Quy định này.
Điều 9. Yêu cầu về mức độ nghiên cứu và khoanh nối cấp tài nguyên 211, 221 và 331
1. Yêu cầu về mức độ nghiên cứu địa chất và khoanh nối cấp tài nguyên
Yêu cầu về mức độ nghiên cứu địa chất và yêu cầu về khoanh nối ranh giới tính tài nguyên đối với các cấp 211, 221 và 331 thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 6 của Quy định này.
2. Yêu cầu về mức độ nghiên cứu đầu tư xây dựng công trình mỏ và hiệu quả kinh tế
a. Cấp tài nguyên 211
Đã lập dự án đầu tư xây dựng công trình mỏ chứng minh trong điều kiện công nghệ, kinh tế - xã hội, môi trường và các điều kiện khác tại thời điểm đánh giá việc khai thác và chế biến khoáng sản từ nguồn tài nguyên này chưa có hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, trong tương lai có thể khai thác có hiệu quả kinh tế do tiến bộ về khoa học, công nghệ, sự thay đổi các điều kiện kinh tế - xã hội, môi trường và pháp luật.
b. Cấp tài nguyên 221
Đã lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình mỏ chứng minh trong điều kiện công nghệ, kinh tế - xã hội, môi trường và các điều kiện khác tại thời điểm đánh giá việc khai thác và chế biến khoáng sản từ nguồn tài nguyên này chưa có hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, trong tương lai có thể khai thác có hiệu quả kinh tế do tiến bộ về khoa học, công nghệ, sự thay đổi các điều kiện kinh tế - xã hội, môi trường và pháp luật.
c. Cấp tài nguyên 331
Chưa tiến hành nghiên cứu đầu tư xây dựng công trình mỏ, chưa xác định việc khai thác và chế biến khoáng sản từ nguồn tài nguyên có hiệu quả kinh tế hay có tiềm năng hiệu quả kinh tế tại thời điểm đánh giá, nhưng nghiên cứu địa chất đã khẳng định sự tồn tại chắc chắn nguồn tài nguyên này.
Điều 10. Yêu cầu về mức độ nghiên cứu và khoanh nối cấp tài nguyên 222 và 332
1. Yêu cầu về mức độ nghiên cứu địa chất và khoanh nối cấp tài nguyên
Yêu cầu về mức độ nghiên cứu địa chất và yêu cầu về khoanh nối ranh giới tính tài nguyên đối với các cấp 222 và 332 thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 8 của Quy định này.
2. Yêu cầu về mức độ nghiên cứu đầu tư xây dựng công trình mỏ và hiệu quả kinh tế
a. Cấp tài nguyên 222
Yêu cầu về mức độ nghiên cứu đầu tư xây dựng công trình mỏ và hiệu quả kinh tế thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 9 của Quy định này.
b. Tài nguyên cấp 332
Chưa tiến hành nghiên cứu đầu tư xây dựng công trình mỏ, chưa xác định việc khai thác và chế biến có hiệu quả kinh tế hay có tiềm năng hiệu quả kinh tế tại thời điểm đánh giá, nhưng nghiên cứu địa chất đã xác định sự tin cậy của nguồn tài nguyên này.
Điều 11. Yêu cầu về mức độ nghiên cứu và khoanh nối cấp tài nguyên 333
1. Yêu cầu về mức độ nghiên cứu địa chất
a. Xác định được những nét cơ bản về hình dạng, thế nằm, sự phân bố các thân khoáng;
b. Xác định sơ bộ được chiều dày, cấu tạo và mức độ ổn định của thân khoáng;
c. Chất lượng khoáng sản được xác định sơ bộ theo kết quả lấy mẫu ở các vết lộ tự nhiên, công trình địa chất hoặc ngoại suy theo tài liệu của khu vực kề cận đã được nghiên cứu chi tiết hơn;
d. Các yếu tố tự nhiên quyết định điều kiện khai thác mỏ chưa bắt buộc nghiên cứu chi tiết, chủ yếu được tìm hiểu sơ bộ và lấy tương tự các vùng kề cận đã được nghiên cứu chi tiết hơn.
2. Yêu cầu về khoanh nối ranh giới tính tài nguyên
Ranh giới cấp tài nguyên 333 được khoanh nối trong phạm vi tập, lớp chứa quặng, theo công trình thăm dò đạt chỉ tiêu tính tài nguyên, được phép ngoại suy theo tài liệu địa chất, địa mạo, địa vật lý, hoặc ranh giới khối trữ lượng, tài nguyên cấp cao hơn.
3. Yêu cầu về mức độ nghiên cứu đầu tư xây dựng công trình mỏ và hiệu quả kinh tế
Chưa tiến hành nghiên cứu đầu tư xây dựng công trình mỏ, chưa xác định việc khai thác và chế biến có hiệu quả kinh tế hay có tiềm năng hiệu quả kinh tế tại thời điểm đánh giá.
Điều 12. Yêu cầu về mức độ nghiên cứu và khoanh nối cấp tài nguyên dự báo 334a
1. Yêu cầu về mức độ nghiên cứu địa chất
a. Xác lập được các dấu hiệu quặng và các tiền đề địa chất thuận lợi cho việc tạo quặng;
b. Vị trí, chiều dày, chất lượng khoáng sản được phát hiện từ các kết quả lấy mẫu rời rạc tại các vết lộ quặng, hoặc suy đoán từ những mỏ, điểm lộ quặng có điều kiện địa chất tương tự đã được nghiên cứu chi tiết hơn.
2. Yêu cầu về khoanh nối ranh giới tính tài nguyên
Tài nguyên 334a được suy đoán chủ yếu trên cơ sở tài liệu điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản tỷ lệ 1: 50 000 đến tỷ lệ 1: 25 000 (hoặc lớn hơn) trên cơ sở các tiền đề và dấu hiệu địa chất thuận lợi cho việc thành tạo từng loại khoáng sản.
3. Yêu cầu về mức độ nghiên cứu đầu tư xây dựng công trình mỏ và hiệu quả kinh tế
Đối với cấp tài nguyên này không đòi hỏi phải có các số liệu về nghiên cứu đầu tư xây dựng công trình mỏ và đánh giá hiệu quả kinh tế
Điều 13. Yêu cầu về mức độ nghiên cứu và khoanh nối cấp tài nguyên dự báo 334b
Tài nguyên suy đoán 334b được dự báo trong quá trình điều tra địa chất khu vực tỷ lệ từ 1: 200 000 đến 1: 50 000 (hoặc tỷ lệ lớn hơn) hoặc phỏng đoán trên cơ sở so sánh với những khu vực có điều kiện địa chất tương tự đã được nghiên cứu chi tiết hơn.
Điều 14. Cơ sở phân chia nhóm mỏ thăm dò
1. Căn cứ vào hình dạng, kích thước các thân khoáng; mức độ phức tạp về cấu trúc địa chất mỏ, địa hình đáy sa khoáng; mức độ biến đổi chiều dày và hàm lượng các thành phần có ích; điều kiện địa chất, khai thác.
2. Chỉ số định lượng đánh giá mức độ biến đổi của các điều kiện phân chia nhóm mỏ.
Điều 15. Phân chia nhóm mỏ thăm dò
1. Nhóm mỏ đơn giản (I).
2. Nhóm mỏ tương đối phức tạp (II).
3. Nhóm mỏ phức tạp (III).
4. Nhóm mỏ rất phức tạp (IV).
Điều 16. Điều kiện xếp nhóm mỏ thăm dò
1. Nhóm mỏ đơn giản (I)
Gồm các sa khoáng lớn, cấu tạo địa chất đơn giản. Hệ số biến đổi chu vi (µ) nhỏ hơn 1,4; hệ số biến đổi chiều dày (Vm) nhỏ hơn 40%, hệ số biến đổi hàm lượng (Vc) các thành phần có ích chính nhỏ hơn 40% và hệ số chứa quặng (Kp) từ 0,8 đến 1,0. Đáy sa khoáng tương đối bằng phẳng.
2. Nhóm mỏ tương đối phức tạp (II)
Gồm các mỏ sa khoáng lớn và trung bình, cấu tạo địa chất tương đối phức tạp. Hệ số biến đổi chu vi (µ) từ 1,4 đến 1,6; hệ số biến đổi chiều dày (Vm) từ 40 đến 100%; hệ số biến đổi hàm lượng (Vc) các thành phần có ích chính từ 40% đến 100% và hệ số chứa quặng (Kp) từ 0,6 đến 0,8.
3. Nhóm mỏ phức tạp (III)
Gồm các sa khoáng vừa và nhỏ, cấu tạo địa chất phức tạp. Hệ số biến đổi chu vi (µ) từ 1,6 đến 1,8; hệ số biến đổi chiều dày (Vm) từ 100 đến 150%; hệ số biến đổi hàm lượng (Vc) các thành phần có ích chính từ 100 đến 150% và hệ số chứa quặng (Kp) từ 0,4 đến 0,6. Các thân quặng hẹp, có sự xen kẽ các khoảnh quặng giàu và nghèo.
4. Nhóm mỏ rất phức tạp (IV)
Gồm các sa khoáng nhỏ và rất nhỏ có cấu trúc địa chất đặc biệt phức tạp. Trên bình đồ thân quặng có hình dạng rất phức tạp với hệ số biến đổi chu vi (µ) lớn hơn 1,8; hệ số biến đổi chiều dày (Vm) trên 150%; hệ số biến đổi hàm lượng (Vc) các thành phần có ích trên 150% và hệ số chứa quặng (Kp) dưới 0,4. Trong ranh giới công nghiệp của sa khoáng thường có một lượng đáng kể các khoảnh quặng nghèo hoặc đá kẹp.
Bề mặt đáy sa khoáng lồi lõm phức tạp và một phần đáng kể thành phần có ích nằm trong các khe nứt, hang hốc, hố sụt ở đáy sa khoáng.
NHỮNG YÊU CẦU VỀ CÔNG TÁC THĂM DÒ
Điều 17. Những yêu cầu chung về công tác thăm dò
1. Việc tiến hành điều tra cơ bản, khảo sát, thăm dò địa chất các mỏ sa khoáng thiếc, vàng và titan phải tuân thủ nguyên tắc tuần tự từ khái quát đến chi tiết, từ trên mặt đến dưới sâu, từ thưa đến dày, từ đo vẽ bản đồ tỷ lệ nhỏ đến đo vẽ bản đồ tỷ lệ lớn.
2. Phải thu thập đầy đủ các số liệu, tài liệu địa chất phục vụ công tác đánh giá chất lượng, trữ lượng và điều kiện khai thác mỏ làm cơ sở nghiên cứu dự án đầu tư công trình xây dựng mỏ.
3. Nhiệm vụ của thăm dò các mỏ sa khoáng thiếc, vàng và titan là xác định chi tiết về cấu trúc địa chất mỏ, đặc điểm phân bố, hình dạng, cấu trúc và thế nằm các thân sa khoáng; đánh giá chi tiết chất lượng và đặc tính công nghệ của từng loại quặng theo các hướng sử dụng chính; đánh giá chi tiết điều kiện địa chất thủy văn, địa chất công trình và điều kiện khai thác mỏ. Điều tra rõ các khoáng sản và thành phần có ích đi kèm trong các thân sa khoáng và lớp phủ và khả năng khai thác và thu hồi chúng. Đánh giá khối lượng đất bóc; các yếu tố tác động đến môi trường.
4. Công tác thăm dò các mỏ sa khoáng thiếc, vàng và titan được thực hiện trên toàn bộ diện tích mỏ và chiều sâu tồn tại thân khoáng bởi tổ hợp các phương pháp địa chất, trắc địa, địa vật lý, địa chất thủy văn, địa chất công trình, công trình khai đào, khoan, lấy mẫu và gia công, phân tích các loại mẫu thạch học, hóa học, cơ lý, công nghệ tuyển khoáng hoặc luyện nếu cần thiết.
5. Kết quả công tác thăm dò các mỏ sa khoáng thiếc, vàng và titan phải thể hiện trên các bản đồ và các mặt cắt ở tỷ lệ từ 1: 5 000 đến 1: 1 000, trên cơ sở bản đồ địa hình đo vẽ theo quy định hiện hành.
Điều 18. Yêu cầu về cơ sở địa hình và công tác trắc địa
1. Diện tích thiết kế thăm dò phải được đo vẽ bản đồ địa hình ở tỷ lệ tương ứng theo yêu cầu của công tác thăm dò. Bản đồ địa hình phải được thành lập theo quy định hiện hành về công tác trắc địa trong thăm dò khoáng sản.
2. Tất cả các công trình thăm dò đều phải xác định tọa độ, độ cao và phải liên hệ với mạng lưới tọa độ Quốc gia theo quy định trắc địa địa chất hiện hành.
3. Tùy theo kích thước, mức độ phức tạp về địa hình của mỏ và mục đích sử dụng, địa hình mỏ phải được đo vẽ chi tiết ở tỷ lệ 1: 5 000 đến tỷ lệ 1: 2 000 trường hợp cần thiết phải được đo vẽ chi tiết ở tỷ lệ 1: 1 000.
Điều 19. Yêu cầu về kỹ thuật thăm dò
1. Yêu cầu công tác nghiên cứu địa chất
Phải đảm bảo làm sáng tỏ về cấu tạo địa chất mỏ; xác định được diện phân bố, hình dáng, kích thước, điều kiện thế nằm, cấu tạo bên trong, tính chất vát nhọn, phân nhánh của các thân sa khoáng; xác định quan hệ giữa thân quặng với các yếu tố thạch học, địa mạo của khu mỏ. Bản đồ địa chất mỏ và các mặt cắt địa chất được thành lập ở tỷ lệ từ 1: 1000 đến tỷ lệ 1: 5 000.
2. Yêu cầu về loại hình công trình thăm dò
a. Các công trình khai đào được sử dụng để lấy mẫu, xác định đặc điểm thạch học, hàm lượng các khoáng vật có ích chính trong các sa khoáng;
b. Các công trình thăm dò mỏ sa khoáng thiếc, vàng và titan tùy thuộc vào đặc điểm địa chất mỏ, có thể là hào, hào lớn, giếng và khoan. Khi sử dụng khoan cần kiểm tra bằng giếng hoặc lỗ khoan đường kính lớn hơn; trường hợp không sử dụng được các dạng công trình kiểm tra nêu trên cho phép sử dụng khoan chùm. Số lượng công trình kiểm tra tối thiểu từ 5 đến 10% số lượng công trình khoan.
3. Yêu cầu về bố trí công trình thăm dò
a. Yêu cầu về mạng lưới các công trình
Mật độ định hướng các công trình thăm dò các mỏ sa khoáng thiếc, vàng và titan tham khảo Phụ lục của Quyết định này.
b. Yêu cầu về tài liệu thăm dò
Các công trình địa chất đã thi công trong phạm vi thăm dò đều phải tiến hành mô tả, đo vẽ địa chất và lập tài liệu nguyên thủy kịp thời, đầy đủ và chính xác theo quy định hiện hành về lập tài liệu nguyên thủy trong thăm dò địa chất.
4. Yêu cầu về tỷ lệ mẫu
Yêu cầu tỷ lệ mẫu lõi khoan khi thăm dò các mỏ sa khoáng thiếc, vàng và titan phải đạt trên 80%; việc xác định độ tin cậy của mẫu lõi khoan phải được kiểm tra một cách có hệ thống.
Điều 20. Yêu cầu về công tác lấy và gia công mẫu
1. Yêu cầu về công tác lấy mẫu:
a. Tất cả các công trình thăm dò phải được mô tả chi tiết, các công trình gặp đối tượng chứa quặng phải được lấy mẫu để nghiên cứu chất lượng. Kết quả lấy mẫu được đưa vào tài liệu nguyên thủy và phải được kiểm tra đối chiếu với mô tả địa chất;
b. Mẫu trọng sa cơ bản phải lấy cho tất cả công trình gặp tầng chứa quặng. Khi thăm dò bằng giếng, tùy thuộc vào đặc điểm phân bố các khoáng vật có ích, phải lấy mẫu toàn khối, một phần khối hoặc mẫu rãnh;
c. Chiều dài mẫu lấy trong tầng sản phẩm phụ thuộc vào từng loại khoáng sản; thông thường đối với vàng, chiều dài mẫu không vượt quá 0,2m, đối với thiếc 0,5m và với titan 2,0m. Khoảng cách lấy mẫu ở tầng phủ hoặc tầng sản phẩm có chiều dày rất lớn có thể lớn hơn;
d. Đối với mỏ sa khoáng vàng hàm lượng thấp, phân bố rất không đồng đều, khối lượng mẫu lấy phải bằng 100% mẫu lấy lên từ công trình thăm dò. Đối với mỏ sa khoáng thiếc, lượng mẫu có thể rút gọn đến 20 - 40dm3, đối với mỏ sa khoáng titan lượng mẫu có thể rút gọn đến 0,5 - 1,0 kg;
đ. Độ tin cậy của phương pháp lấy mẫu cần được kiểm tra bằng việc lấy mẫu đại diện hơn, cũng như bằng số liệu nghiên cứu mẫu công nghệ hoặc so sánh với số liệu thu thập được trong quá trình khai thác.
2. Yêu cầu về công tác gia công mẫu
a. Mẫu trọng sa trong thăm dò các mỏ sa khoáng thiếc, vàng được rửa đãi đến màu xám. Đối với mẫu sa khoáng titan chỉ được rửa sạch sét gửi phân loại, phân tích;
b. Công tác rửa, đãi mẫu trọng sa thiếc, vàng cần phải được kiểm tra một cách có hệ thống và định kỳ (theo tháng hoặc quý); số lượng mẫu kiểm tra tối thiểu phải đạt 5% tổng khối lượng mẫu;
c. Mẫu trọng sa nhóm cần được lấy một cách hệ thống cho các thân quặng theo công trình, mặt cắt và khối trữ lượng. Mỗi khối, hoặc thân quặng tối thiểu có từ 5 đến 10 mẫu nhóm.
Điều 21. Yêu cầu về công tác phân tích và kiểm tra mẫu
1. Mẫu trọng sa cơ bản
Yêu cầu phân tích thành phần các khoáng vật có ích chính. Đối với mỏ sa khoáng vàng phải xác định hàm lượng vàng (g/m3), mỏ sa khoáng thiếc phải xác định hàm lượng caxiterit, vonframit (kg/m3) và mỏ sa khoáng titan phải xác định hàm lượng (%) các khoáng vật nặng có ích nhóm khoáng vật chứa titan, zircon và monazit.
2. Mẫu trọng sa nhóm
Yêu cầu phân tích thành phần các khoáng vật có ích chính và khoáng vật đi kèm. Đối với mỏ sa khoáng vàng phải xác định hàm lượng vàng (g/m3) và các khoáng vật caxiterit, vonframit, ilmenit, rutil, zircon, monazit. Đối với mỏ sa khoáng thiếc phải xác định hàm lượng caxiterit, vàng (g/m3) và các khoáng vật sheelit, vonframit, ilmenit, rutil, zircon, monazit. Đối với mỏ sa khoáng titan phải xác định các khoáng vật nhóm titan, zircon, monazit và các khoáng vật turmalin, amphibol, stavolit, granat.
3. Mẫu phân tích hóa
Trong trường hợp sử dụng mẫu phân tích hóa để xác định hàm lượng quặng sa khoáng, yêu cầu phân tích hóa cơ bản thành phần nguyên tố chính, như sau: đối với sa khoáng vàng chỉ tiêu phân tích là Au, với sa khoáng thiếc là Sn và WO3, với sa khoáng titan là TiO2 và Zr2O3.
Ngoài ra, cần phân tích hóa xác định hàm lượng các thành phần chính trong quặng nguyên khai, thành phần có ích, có hại trong quặng tinh: đối với quặng tinh thiếc, phải xác định hàm lượng Sn, Ta, Nb, In, tổng TR2O3; ngoài ra phân tích hàm lượng Sn trong đơn khoáng caxiterit. Đối với quặng tinh vàng phải xác định hàm lượng Au và Ag. Đối với quặng sa khoáng titan, quặng nguyên khai cần xác định hàm lượng các thành phần (SiO2, TiO2, Al2O3, ZrO2, FeO, Fe2O3, Cr2O3, MnO, P2O5, V2O5, WO3, SO3). Quặng tinh ilmenit, rutil và zircon cần xác định hàm lượng các thành phần (SiO2, TiO2, Al2O3, Fe2O3, FeO, Cr2O3, ZrO2, MnO, P2O5, V2O5, S). Ngoài ra, đối với quặng tinh ilmenit, rutil phân tích bổ sung (Hf, Se, Nb, Ta, V), quặng tinh zircon phân tích (Hf, Sc, nhóm đất hiếm), quặng tinh monazit xác định thori.
4. Yêu cầu về phân tích kiểm tra nội bộ, ngoại bộ và trọng tài
a. Phải đánh giá độ tin cậy của các kết quả phân tích trọng sa, hóa học bằng phân tích kiểm tra nội bộ, ngoại bộ và trọng tài;
b. Công tác kiểm tra phân tích mẫu phải được thực hiện định kỳ và có hệ thống. Việc kiểm tra tiến hành đối với cả thành phần khoáng vật chính, đi kèm, nếu chỉ tiêu tính trữ lượng quy định;
c. Mẫu sử dụng để kiểm tra ngoại bộ chính là phần lưu của mẫu đã được kiểm tra nội bộ. Mẫu phân tích kiểm tra nội và ngoại bộ phải đại diện cho tất cả các loại quặng và các cấp hàm lượng theo từng đợt phân tích;
d. Khi phân chia cấp hàm lượng để kiểm tra, phải chú ý đến các cấp hàm lượng của chỉ tiêu tính trữ lượng. Số lượng mẫu kiểm tra bằng 5% tổng số mẫu cơ bản. Trường hợp số lượng mẫu cơ bản ít, yêu cầu số lượng mẫu kiểm tra không nhỏ hơn 30 mẫu cho mỗi cấp hàm lượng;
đ. Trường hợp phân tích kiểm tra ngoại bộ phát hiện có sai số hệ thống phải tiến hành kiểm tra phân tích trọng tài tại phòng thí nghiệm có trình độ phân tích cao hơn. Mẫu gửi đi phân tích trọng tài là mẫu lưu của mẫu đơn; trường hợp ngoại lệ có thể dùng phần còn lại của mẫu đã phân tích. Mẫu phân tích trọng tài phải là mẫu đã được phân tích kiểm tra ngoại. Số lượng mẫu kiểm tra trọng tài từ 30 đến 40 mẫu cho mỗi cấp hàm lượng có sai số hệ thống. Trường hợp phân tích trọng tài phát hiện sai số hệ thống cần tìm rõ nguyên nhân và có biện pháp khắc phục, quyết định việc phân tích lại cấp hàm lượng có sai số hệ thống hoặc cho phép sử dụng hệ số điều chỉnh. Trường hợp công tác phân tích kiểm tra mẫu được thực hiện theo quy trình khác, thì phải được Hội đồng Đánh giá trữ lượng khoáng sản chấp nhận.
e. Quy trình lấy mẫu kiểm tra, số lượng mẫu kiểm tra, cách thức phân tích kiểm tra và việc xử lý các số liệu phân tích kiểm tra phải tuân thủ theo các quy định hiện hành.
Điều 22. Yêu cầu về đánh giá các khoáng sản và các thành phần có ích đi kèm
1. Phải lấy các loại mẫu phân tích đầy đủ các khoáng vật và thành phần đi kèm ngay từ giai đoạn đầu của công tác thăm dò để phát hiện và thu hồi các khoáng vật và thành phần có ích đi kèm trong các mỏ sa khoáng.
2. Phải phân tích mẫu nhóm để xác định thành phần có ích đi kèm và tạp chất có hại. Số lượng mẫu nhóm phải đặc trưng cho từng kiểu quặng và hạng quặng công nghiệp.
3. Việc đánh giá các khoáng sản đi kèm thực hiện theo quy định riêng.
Điều 24. Yêu cầu về nghiên cứu tính chất công nghệ của quặng
1. Tùy theo mức độ yêu cầu, mẫu công nghệ tuyển phải được nghiên cứu ở quy mô phòng thí nghiệm hoặc bán công nghiệp. Đối với loại cát quặng mới hoặc khó tuyển, nghiên cứu công nghệ phải tiến hành theo tuần tự nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đến nghiên cứu bán công nghiệp do đơn vị chuyên ngành thực hiện.
2. Phải nghiên cứu đặc tính công nghệ cho từng kiểu quặng ở các mỏ sa khoáng có các kiểu cát quặng công nghiệp khác nhau. Mức độ nghiên cứu phải cung cấp đủ các chỉ tiêu cần thiết để xác định sơ đồ công nghệ tuyển khoáng hợp lý, đảm bảo thu hồi toàn bộ và tổng hợp các thành phần có ích chính và đi kèm. Trường hợp các khoáng vật có ích còn nằm trong các kết hạch, phải xác định được tính kinh tế của việc đập nghiền để giải phóng và thu hồi chúng cũng như cỡ hạt đập nghiền tối ưu.
3. Đối với các thành phần có ích đi kèm, cần làm sáng tỏ dạng tồn tại, hàm lượng trong cát quặng và trong tinh quặng. Xác định khả năng làm giàu và thu hồi.
Điều 25. Yêu cầu về công tác địa chất thủy văn và địa chất công trình
1. Yêu cầu về nghiên cứu địa chất thủy văn
a. Nghiên cứu địa chất thủy văn phải làm sáng tỏ nguồn nước mặt và nước ngầm ảnh hưởng tới khai trường khai thác mỏ. Xác định hệ số thấm, khả năng xây đập giữ nước, tính toán lượng nước chảy vào công trình khai thác, đánh giá chất lượng nước mặt, nước ngầm liên quan tới yêu cầu nước sinh hoạt và nước công nghiệp;
b. Đối với từng tầng chứa nước phải xác định chiều dày, thành phần trầm tích, điều kiện cấp nước, quan hệ với các tầng chứa nước khác, nước mặt, mực nước ngầm và các thông số liên quan khác.
c. Phải nghiên cứu thành phần hóa học và vi khuẩn của nước; xem xét khả năng ăn mòn bê tông, kim loại, polyme, hàm lượng các thành phần có ích, độc hại trong nước; đánh giá khả năng thu hồi những thành phần có ích, cũng như ảnh hưởng của việc bơm thoát nước mỏ đối với các công trình sử dụng nước ngầm trong vùng mỏ. Kiến nghị về công tác nghiên cứu chuyên đề để đánh giá sự ảnh hưởng của việc thoát nước mỏ đối với môi trường xung quanh.
2. Yêu cầu về nghiên cứu địa chất công trình
a. Nghiên cứu địa chất công trình phải xác định được tính chất cơ lý của toàn bộ các tầng trầm tích phân bố trên mỏ (tầng cát quặng, lớp phủ), đặc trưng cho độ bền vững ở trạng thái tự nhiên và bão hòa nước. Nghiên cứu thành phần thạch học và khoáng vật của lớp cát quặng, đáy sa khoáng; tính toán các thông số chính của moong khai thác. Đánh giá khả năng xuất hiện trượt lở, lũ bùn đá và các hiện tượng vật lý - địa chất khác làm phức tạp hóa quá trình khai thác;
b. Kết quả nghiên cứu cần phải có được những số liệu để đánh giá độ bền vững của các công trình mỏ và tính toán những thông số cơ bản của moong khai thác.
3. Toàn bộ các điều kiện địa chất thủy văn, địa chất công trình, sinh thái, điều kiện địa chất - mỏ và các yếu tố tự nhiên khác cần được nghiên cứu đáp ứng yêu cầu lập Báo cáo đầu tư xây dựng công trình mỏ hoặc Dự án đầu tư xây dựng công trình mỏ. Trường hợp điều kiện địa chất thủy văn, địa chất công trình cực kỳ phức tạp cần phải có những đề án nghiên cứu, điều tra chuyên ngành. Công tác nghiên cứu điều kiện địa chất thủy văn, địa chất công trình phải tuân thủ theo quy định hiện hành.
Điều 26. Yêu cầu về đánh giá mức độ ô nhiễm và tác động môi trường
1. Phải tiến hành thu thập các dữ liệu về địa lý tự nhiên, địa chất môi trường để dự báo và đánh giá các yếu tố chính tác động đến môi trường.
2. Phải đánh giá các tai biến địa chất, các tác động tiêu cực đến môi trường do hoạt động thăm dò mỏ sa khoáng gây ra và thực hiện các giải pháp nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu. Nội dung và mức độ đánh giá tác động môi trường phải được đề cập trong đề án thăm dò.
Điều 27. Yêu cầu về công tác nghiên cứu điều kiện kỹ thuật khai thác
1. Phải xác định sơ bộ ranh giới khai trường, góc dốc sườn tầng, góc dốc bờ moong kết thúc khai thác, hệ số bóc và khối lượng đất bóc, vị trí bãi thải.
2. Sơ bộ xác định vị trí, phạm vi diện tích không chứa khoáng sản có ích để bố trí các hạng mục công trình xây dựng công nghiệp và bãi thải.
Điều 28. Công tác tính trữ lượng và tài nguyên các mỏ sa khoáng thiếc, vàng và titan
1. Phương pháp tính trữ lượng, tài nguyên các mỏ sa khoáng thiếc, vàng và titan phải được lựa chọn phù hợp với đặc điểm địa chất mỏ và trên cơ sở phân tích các yếu tố ảnh hưởng quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương pháp tính trữ lượng, tài nguyên các mỏ sa khoáng thiếc, vàng và titan.
a. Hình thái thân quặng;
b. Chiều dày và mức độ biến đổi của chúng;
c. Hàm lượng các thành phần chính của quặng cũng như mức độ biến đổi của chúng;
d. Các yếu tố kiến tạo và thế nằm thân quặng;
đ. Mạng lưới công trình thăm dò;
e. Phương pháp khai thác dự kiến.
3. Căn cứ vào đặc điểm địa chất và các yếu tố ảnh hưởng, các phương pháp tính trữ lượng và tài nguyên các mỏ sa khoáng thiếc, vàng và titan phải được áp dụng, bao gồm: khối địa chất và mặt cắt song song thẳng đứng.
Điều 29. Yêu cầu về cấp trữ lượng cao nhất và tỷ lệ các cấp trữ lượng
1. Yêu cầu về cấp trữ lượng cao nhất
a. Đối với nhóm mỏ I và II, cấp trữ lượng cao nhất phải thăm dò là cấp trữ lượng 121;
b. Đối với nhóm mỏ III và IV, cấp trữ lượng cao nhất phải thăm dò là cấp trữ lượng 122.
2. Yêu cầu về tỷ lệ các cấp trữ lượng
Trữ lượng thăm dò của từng cấp và tỷ lệ hợp lý giữa các cấp trữ lượng 121, 122 cho chủ đầu tư quyết định trên cơ sở đặc điểm địa chất mỏ, khả năng tài chính, điều kiện kỹ thuật khai thác, công suất thiết kế khai thác, nhưng phải được thể hiện trong đề án thăm dò.
Nội dung, hình thức trình bày các tài liệu của báo cáo thăm dò các mỏ sa khoáng thiếc, vàng và titan thực hiện theo Quy định về trình tự, thủ tục trình duyệt, thẩm định, xét và phê duyệt trữ lượng khoáng sản trong báo cáo thăm dò khoáng sản ban hành kèm theo Quyết định số 14/2006/QĐ-BTNMT ngày 08 tháng 9 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Điều 31. Chuyển đổi cấp trữ lượng và cấp tài nguyên các mỏ sa khoáng thiếc, vàng và titan
1. Cấp trữ lượng và cấp tài nguyên các mỏ sa khoáng thiếc, vàng và titan phân theo các quy định trước đây phải được chuyển đổi sang cấp trữ lượng và cấp tài nguyên mới theo Quy định này.
2. Công tác chuyển đổi cấp trữ lượng và cấp tài nguyên các mỏ sa khoáng thiếc, vàng và titan thực hiện theo quy định tại Điều 10 của Quy định về phân cấp trữ lượng và tài nguyên khoáng sản rắn ban hành kèm theo Quyết định số 06/2006/QĐ-BTNMT ngày 07 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1. Văn phòng Hội đồng Đánh giá trữ lượng khoáng sản có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Quy định này; định kỳ hàng năm báo cáo Bộ trưởng về tình hình thực hiện.
2. Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, phát hiện vi phạm; kịp thời thanh tra, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý đối với các vi phạm theo quy định.
3. Trong quá trình thực hiện Quy định này, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, các Bộ, ngành, địa phương các tổ chức và cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, giải quyết.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG |
ĐỊNH HƯỚNG MẬT ĐỘ CÔNG TRÌNH THĂM DÒ CÁC MỎ SA
KHOÁNG THIẾC, VÀNG VÀ TITAN
(kèm theo Quy định về thăm dò, phân cấp trữ lượng và tài nguyên các mỏ
sa khoáng thiếc, vàng và titan ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BTNMT
ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
Nhóm mỏ |
Kiểu mỏ |
Dạng công trình thăm dò |
Khoảng cách đối với các cấp trữ lượng và tài nguyên (m) |
|||||
Cấp 121 |
Cấp 122 |
Cấp 333 |
||||||
Giữa các tuyến |
Giữa các công trình |
Giữa các tuyến |
Giữa các công trình |
Giữa các tuyến |
Giữa các công trình |
|||
I |
Titan ven biển |
Hào, giếng, Lỗ khoan |
200 - 300 |
20 - 40 |
400 - 600 |
40 - 80 |
800 - 1200 |
80 - 160 |
II |
Vàng, thiếc aluvi Titan ven biển |
Hào, LK, giếng LK, giếng |
150 - 200 150 - 200 |
10 - 20 20 - 40 |
200 - 300 200 - 300 |
20 - 40 40 - 80 |
400 - 600 400 - 600 |
40 - 80 80 - 160 |
III |
Vàng, thiếc aluvi Titan ven biển |
Hào, LK, giếng LK, giếng |
|
|
100 - 150 200 - 300 |
20 - 40 20 - 40 |
200 - 300 400 - 600 |
40 - 80 40 - 80 |
IV |
Vàng, thiếc aluvi, deluvi |
Hào, LK, giếng |
|
|
50 - 100 |
10 - 20 |
100 - 200 |
20 - 40 |
Ghi chú:
1. Đối với các sa khoáng nhóm mỏ III và IV có hình dáng tương đối đẳng thước (kiểu xâm thực - karst, eluvi, deluvi, aluvi…), áp dụng mạng lưới thăm dò ô vuông, mật độ mạng lưới phụ thuộc vào diện tích của sa khoáng.
3. Đối với mỗi thân quặng, ít nhất có 3 tuyến công trình thăm dò.
4. Mạng lưới thăm dò các mỏ sa khoáng eluvi phụ thuộc vào đặc điểm địa chất mỏ, thân, đới quặng gốc.
MINISTRY
OF NATURAL RESOURCES AND ENVIRONMENT |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM |
No.: 14/2008/QD-BTNMT |
Hanoi, December 30, 2008 |
MINISTER OF NATURAL RESOURCES AND ENVIRONMENT
Pursuant to Decree No. 160/2005/ND-CP dated December 27, 2005 of the Government detailing and guiding the implementation of the Mineral Law and the Law amending and supplementing a number of articles of the Mineral Law;Pursuant to Decree No. 25/2008/ND-CP dated March 04, 2008 of the Government stipulating functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Natural Resources and Environment;
At the proposal of the Office Manager of Mineral Reserve Assessment Council and Director of Legal Department,
DECIDES
Article 1. Issuing together with this Decision the Regulation on exploration and classification of reserve and resources of tin, gold and titan placer mines.
Article 2. This Decision shall take effect after 15 days from the publication in the Gazette.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
FOR
THE MINISTER
DEPUTY MINISTER
Nguyen Xuan Cuong
ON EXPLORATION AND CLASSIFICATION OF RESERVE AND RESOURCES
OF TIN, GOLD AND TITAN PLACER MINES
(Issued together with Decision No. 14/2008/QD-BTNMT dated December 30, 2008
of the Minister of Natural Resources and Environment)
Article 1. Scope of regulation
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 2. Subjects of application
This Regulation shall apply to the State management agencies on minerals, organizations performing the basic geological surveys of resources, organizations and individuals surveying, exploring and extracting minerals and other related organizations or individuals.
Article 3. Explanation of terms
In this Regulation, the terms below are construed as follows:
1. Tin, gold and titan placer mines is formed by accumulation of granular debris materials which are loose or bonded and contain cassiterite and gold mineral, group of minerals containing titanium and zircon.
2. Eluvial placer is a product formed by the weathering of original ore in place, often distributed in the original ore bed.
3. Deluvial placer is a product formed by the destruction, transportation and deposition on the slopes of hills of original ore or eluvia ore.
4. Proluvial placer is a product formed by deposition of useful minerals with the diluvial process often distributed coincidentally with fanglomerate or proluvial strip
5. Alluvial placer is a product formed by the deposition of useful minerals with the river sediment distribution in the river terrace, flood plain and river bed.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
CLASSIFICATION OF RESERVE AND RESOURCES OF TIN, GOLD AND TITAN PLACER MINES
Article 4. Grouping of Reserve and resources of tin, gold and titan placer mines
1. Resources of placer mines are divided into two groups:
a. Group of identified resources;
b. Group of forecast resources;
2. Group of identified resources is divided into two types: reserve and resources.
Article 5. Classification of reserve and resources of tin, gold and titan placer mines
1. Grounds for classification of Reserve and resources of placer mines
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b. The level of study of investment in mine construction includes: investment project in mine construction (feasibility study), report on investment in mine construction (feasibility study) and general study;
c. The level of economic efficiency includes having economic efficiency, potential of economic efficiency and unclear economic efficiency.
2. Classification of Reserve and resources of placer mines.
a. Reserve of placer mines are divided into three levels: 111, 121 and 122;
b. Resources of placer mines are divided into six levels: 211, 221, 222, 331, 332 and 333;
c. Forecast resources of place mines are divided into two levels: 334a and 334b.
3. Level of reserve and resources of placer mines are encoded as follows:
a. The first digit represents the level of economic efficiency: No. 1 - with economic efficiency; No. 2 - potential economic efficiency; No. 3 – unclear economic efficiency;
b. The second digit represents the level of study of investment in mine construction: No.1 - with the investment project in mine construction, No.2 - Report on investment in mine construction 3 – General study;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 6. Requirements for level of study and zoning of reserve level 111
1. Requirements for level of geological study
a. It is required to determine the exact morphology, size, bedded deposit and rule of change in shape and internal structure of the ore bed; to zone in detail the limit of plot or lenticle of partition rock containing no ore or the ore limit does not meet the norm to calculate reserves;
b. It is required to accurately identify the type of natural ore; to divide and zone in detail the limit of industrial ores;
c. The technological nature of each type of ore must be studied in detail, ensuring enough reliable data to determine the diagram of ore processing technology
d. The hydro-geological conditions, engineering geological conditions, mining conditions and other natural factors involved that have been studied in detail to ensure adequate supply of reliable data and parameters needed for formulating investment project in mine construction
dd) Confidence level of reserve ensures at least 80%.
2. Requirement for zoning of limit to calculate reserve
The limit of reserve level 111 is zoned within the members and layers containing ore, according to exploration works meeting the norms to calculate reserve with appropriate density of exploration works specified in Annex of this Decision.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a. Having formulated investment project in mine construction;
b. Having selected technical solutions, rational mining and processing technology of tin, gold and titanium products;
c. The size of reserve is not in the banned or temporarily banned from mineral activities; the mineral mining and processing activities in the limit of reserve do not affect the surrounding ecological environment or have selected remedial measures to minimize the effect of mineral mining and processing to the ecological environment.
4. Requirements for the degree of economic efficiency
The result of study of investment in mine construction has proven that the mineral mining and processing is economically efficient at the time of evaluation.
Article 7. Requirements for level of study and zoning of reserve level 121
1. Requirements for level of geological study shall comply with the provisions of Clause 1, Article 6 of this Regulation.
2. Requirements for zoning of limit to calculate reserve shall comply with the provisions of Clause 2, Article 6 of this Regulation.
3. Requirements for level of study of investment in mine construction
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b. Having preliminarily selected the appropriate technological and technical solution of mineral mining and processing;
c. The size of reserve is not in the banned or temporarily banned from mineral activities; the mineral mining and processing activities in the limit of reserve do not affect the surrounding ecological environment or have preliminarily selected the remedial measures to minimize the effect to the environment.
4. Requirements for economic efficiency
On the basis of the report on investment in mine construction and comparison with other mines under mining with similar geological conditions have proven that the mineral mining and processing is economically efficient at the time of evaluation.
Article 8. Requirements for level of study and zoning of reserve level 122
1. Requirements for level of geological study
a. It is required to determine the size, characteristics and shape of ore bed, basic features of bedded deposit and internal structure; assess the degree of thickness variation and degree of maintenance of ore bed;
b. It is preliminarily required to determine types of natural and industrial ore, set up general rule for the distribution, the ratio of types of ore, the existence of useful and harmful components in the ore. The technological characteristics of ore are studied with the degree that allows to set up diagram of rational ore beneficiation and processing.
c. Hydro-geological characteristics, engineering geological characteristics and mining conditions must be studied to an extent that allows a preliminary assessment of the basic parameters for preparing investment project in mine construction;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
dd) Confidence level of reserve ensures at least 50%
2. Requirements for zoning of limit to calculate reserve
The limit to calculate reserve is zoned within the extent controlled by the exploration works. For mines with simple geological structure and stable thickness quality, permissible extrapolation according to geological and geophysical materials from the borehole encountered existence of ore or the limit of reserve with higher level; the extrapolation distance must not exceed one-half of distance between the exploration works determined for this reserve level.
3. The requirements for the level of study of investment in mine construction and requirements for economic efficiency shall comply with the provisions of Clause 3 and 4, Article 7 of this Regulation.
Article 9. Requirements for the level of study and zoning of resources level 211, 221 and 331
1. Requirements for the level of geological study and zoning of resources level
The requirements for the level of geological study and requirements for the zoning of limit to calculate the resources for levels 211, 221 and 331 shall comply with the provisions in Clause 1 and 2, Article 6 of this Regulation.
2. The requirements for the level of study of investment in mine construction and economic efficiency.
a. Resource level 211
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b. Resources level 221
Having prepared the report on investment in mine construction to prove that in the technological, social-economic, environmental conditions and other conditions at the time of assessment, the mineral mining and processing from these resources have no economic effect. However, in the future, the mining may be economically efficient thanks to scientific, technological progress and changes in social economic, environmental and legal conditions.
c. Resources level 331
The investment project in mine construction have not been studied and the mineral mining and processing from the resources have not been determined with economic efficiency or potential of economic efficiency at the time of assessment but the geological study has confirmed the definite existence of these resources.
Article 10. Requirements for the level of study and zoning of resources level 222 and 332
1. Requirements for the level of geological study and zoning of resources level
Requirements for the level of geological study and requirements for the zoning of limit to calculate the resources for level 222 and 332 shall comply with the provisions in Clause 1 and 2, Article 8 of this Regulation.
2. The requirements for the level of study of investment in mine construction and economic efficiency
a. Resources level 222
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b. Resources level 332
The investment project in mine construction have not been studied and the mineral mining and processing from the resources have not been determined with economic efficiency or potential of economic efficiency at the time of assessment but the geological study has confirmed the reliability of these resources.
Article 11. Requirements for the level of study and zoning of resources level 333
1. Requirements for level of geological study
a. Determining the basic features of shape, bedded deposit and the distribution of the ore bed;
b. Preliminarily determining the thickness, structure and stable degree of ore bed;
c. The mineral quality is preliminarily determined by the sampling results in natural outcrops, geological works or extrapolation based on the materials of adjacent areas that have been studied in more detail;
d. The decisive natural factors to mining conditions have not required detailed study, mainly to preliminarily learn as done similarly from neighboring regions that have been studied in more detail.
2. Requirements for the zoning of limit to calculate the resources
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3. The requirements for the level of study of investment in mine construction and economic efficiency
The investment project in mine construction have not been studied and the mineral mining and processing from the resources have not been determined with economic efficiency or potential of economic efficiency at the time of assessment.
Article 12. Requirements for level of study and zoning of forcast resources level 334a
1. Requirements for level of geological study
a. Identifying ore signs and geological premises favorable for mineralization;
b. Location, thickness and quality of the mineral are discovered from the results of discrete sampling at ore outcrops, or speculation from the mines and ore outcrops having similar geological conditions with more detailed study.
2. Requirements for zoning of limit to calculate resources.
The resources 334a is speculated mainly on the basis of materials of geological basic survey on minerals and resources on a scale from 1: 50,000 to 1: 25,000 (or greater) based on the geological premises and signs favorable for the formation of each type of mineral.
3. The requirements for the level of study of investment in mine construction and economic efficiency.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 13. Requirements for level of study and zoning of resources level 334b
The speculated resources 334b are forecast during the process of regional geological survey on a scale from 1: 200, 000 to 1: 50, 000 (or greater) or speculation based on the comparison with the areas having similar geological conditions with more detailed study.
DIVISION OF EXPLORATION MINE GROUP
Article 14. Ground for division of exploration mine group
1. Based on the shape, size and ore bed; the complexity of geological structureof mine, placer bottom topography; the degree of thickness variation and content of useful components; geological and mining conditions.
2. The quantitative indicators to asses the degree of variation of conditions for division of mine group.
Article 15. Division of exploration mine group
1. Simple mine group (I).
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3. Complex mine group (III).
4. Extremely complex mine group (IV).
Article 16. Condition for exploration mine grouping
1. Simple mine group (I)
Includes large placer with simple geological structure. The coefficient of perimeter variation (μ) is less than 1.4, the thickness variation coefficient (Vm) is less than 40%, the coefficient of content variation (Vc) of the useful components is less than 40% and the ore ratio (Kp) is from 0.8 to 1.0. The placer bottom is relatively flat.
2. Relatively complex mine group (II)
Includes large and medium placer mines with relatively complex geological structure. The coefficient of perimeter variation (μ) is from 1.4 to 1.6, the thickness variation coefficient (Vm) is from 40 to 100%, the coefficient of content variation (Vc) of the useful components is from 40 to 100% and the ore ratio (Kp) is from 0.6 to 0.8.
3. Complex mine group (III)
Includes medium and small placers with complex geological structure. The coefficient of perimeter variation (μ) is from 1.6 to 1.8, the thickness variation coefficient (Vm) is from 100 to 150%, the coefficient of content variation (Vc) of the useful components is from 190 to 150% and the ore ratio (Kp) is from 0.4 to 0.6. The ore beds are narrow, interspersed with patches of rich and poor ores.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Includes small and very small placers with particularly complex geological structure. On the map, the ore bed has Extremely complex shape with the coefficient of perimeter variation (μ) of greater than 1.8, the thickness variation coefficient (Vm) is greater than 150%, the coefficient of content variation (Vc) of the useful components is greater than 150% and the ore ratio (Kp) is less than 0.4. In the industrial limit of placer, there is often a significant amount of poor ores or partition stone
The placer bottom surface is uneven and complex and a significant part of useful components of existing in cracks, caves, sinkholes at the placer bottom.
REQUIREMENTS FOR EXPLORATION WORK
Article 17. General requirements for the exploration work
1. The basic geological surveys and exploration of tin, gold and titanium placer mines must comply with the sequential rule from generalization to detail, from the surface to the depth, from thinness to thickness, from the mapping of small scale to the mapping of large scale.
2. It is required to collect sufficient geological data and materials to serve the assessment of quality and reserve and conditions for mine mining as a basis for study of investment project in mine construction
3. The task of exploration of tin, gold and titanium placer mines is to determine in detail the geological structure of mine, distribution characteristics, shape, structure and bedded deposit of placer beds; assess in detail the quality and technological characteristics of each type of ore in the main direction use; assess in detail the hydro-geological conditions, engineering geological conditions and mining conditions; clearly survey minerals and useful components existing in placer beds, encrustment, mining and recovery capacity; assess the volume of excavated soil and the factors affecting the environment.
4. The exploration of tin, gold and titanium placer mines is done on the entire area of mine and existing depth of ore bed by combination of methods of geology, geodesy, geophysics, hydrogeology, engineering geology, excavation, drilling, sampling and processing and analysis of petrographical, chemical and physico-mechanical samples, mineral processing technology or refining if necessary.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 18. Requirements for topographical basis and surveying work
1. The exploration design area shall be measured and drawn into the topographical map on a corresponding scale as required by the exploration work. The topographical map must be formulated as prescribed by current regulations on surveying work in mineral exploration.
2. All exploration works must determine the coordinates, altitude and contact the National coordinate network in accordance with current regulation on geological surveying.
3. Depending on the size, the complexity of topography of mine and purpose of use, the topography of mine must be measured and drawn in detail on a scale from 1: 5,000 to 1: 2,000 and 1: 1,000 in case of necessity.
Article 19. Requirements for exploration techniques
1. Geological study
It is required to clarify the geological structure of mine; determine distribution, shape, size, bedded deposit condition, internal structure, beveling and branching nature of placer beds; determine the relationship between ore bed and petrographical and geomorphological factors of mine. The geological map of the mine and the geological sections are formulated on a scale from 1: 1000 to 1: 5000.
2. Requirements for type of exploration works
a. The excavation works are used for sampling and determining the petrographical characteristics and content of main useful minerals in placers;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3. Requirements for layout of exploration works
a. Requirements for works network
Directional density of exploration works of tin, gold and titanium placer mines shall be referred to in Annex of this Regulation.
b. Requirements for exploration materials
The geological works performed within the exploration must have description, measurement and drawing of geology and formulation of original materials in a timely manner, completely and accurately in accordance with the current regulations on formulation of original materials in geological exploration.
4. Requirements for sample rate
The rate of drilling core sample upon exploration of tin, gold and titanium placer mines is required to be over 80%; the determination of reliability of drilling core sample must be tested systematically.
Article 20. Requirements for taking and processing the samples
1. Requirements for taking samples:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b. The basic placer sample must be taken for all works having ore-containing strata. When exploring with well, depending on the characteristics of distribution of useful minerals, the sample of entire block, part of block, or channel sample must be taken;
c. The sample length taken in the product layer depends on each type of mineral; commonly for gold, the sample length does not exceed 0.2m, 0.5m for tin and 2.0m for titanium. The sampling distance in the upper layer or product layer with very great thickness may be longer.
d. For low-content gold placer mine with very unequal distribution, the sample volume to be taken must be equal 100% of sample taken from the exploration works. For tin placer mine, the sample volume may be reduced to 20 - 40dm3 and 0.5 to 1.0 kg for titanium placer mine;
dd) The reliability of sampling methods should be tested by taking of representative sample, as well as by research data of technology samples or comparison with data collected during the mining process.
2. Requirements for sample processing
a. The placer samples in exploration of tin, gold and titanium placer mines are washed and panned to the gray color. For titanium placer sample, only washing clay and sending for classification and analysis;
b. The washing and panning tin and gold placer sample needs testing systematically and periodically (monthly or quarterly); the number of sample tested must be at least 5% of the total volume of sample;
c. The group placer sample should be taken systematically for ore beds under the works, cross section and block of reserve. Each block or ore bed has at least from 5 to 10 group samples
Article 21. Requirements for sample analysis and testing
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
The components of main useful mineral are required to be analyzed. For gold placer mines, the gold content (g/m3) must be determined. For tin placer mines, the content of cassiterite and wolframite (kg/m3) and for titanium placer mines, the content (%) of useful heavy minerals, groups of mineral containing titanium, zircon and monazite.
2. Group placer sample
The components of main useful minerals and associated minerals are required to be analyzed. For gold placer mines, the content (g/m3) of gold and cassiterite, wolframite, ilmenite, rutile, zircon, monazite must be determined. For tin placer mines, the content of gold and cassiterite (g/m3) and sheelit, wolframite, ilmenite, rutile, zircon, monazite minerals. For titanium placer mines, the minerals of titanium, zircon, monazite group and tourmaline, amphibole, stavolit, garnet minerals.
3. Chemical analysis sample
If using the chemical analysis sample to determine the content of placer ore, the chemical analysis of component of main elements is required as follows: for gold placer, the analysis target is Au; Sn and WO3 for tin placer; TiO2 và Zr2O3 for titanium placer.
In addition, it is necessary to carry out chemical analysis to determine the content of main components in crude ores, useful and harmful components in fine ores: for tin fine ore, the content of Sn, Ta, Nb, In, total TR2O3; In addition, the content of Sn in single mineral of cassiterite should be analyzed. For gold fine ore, the content of Au and Ag must be determined. For titanium placer ores and crude ores, the content of components (SiO2, TiO2, Al2O3, ZrO2, FeO, Fe2O3, Cr2O3, MnO, P2O5, V2O5, WO3, SO3) should be determined. For fine ores of ilmenite, rutile and zircon, the content of components (SiO2, TiO2, Al2O3, Fe2O3, FeO, Cr2O3, ZrO2, MnO, P2O5, V2O5, S) should be determined. Moreover, for fine ores of ilmenite and rutile, performing additional analysis (Hf, Se, Nb, Ta, V), for fine ores of zircon, performing analysis (Hf, Sc, rare earth group), for fine ores of monazite, determining thorium.
4. Requirements for internal and external analysis and testing and arbitration
a. It is required to assess the reliability of result of placer and chemical analysis by external analysis and testing and arbitration
b. The sample testing and analysis must be done periodically and systematically. The testing is conducted for the components of associated main mineral, if the criteria specifies the calculation of reserve.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
d. When dividing levels of content for testing, the levels of content of reserve calculation criteria. The number of tested sample is equal to 5% total number of basic samples. If the number of basic sample is few, the number of tested sample is not less than 30 samples for each level of content;
dd) In case the external analysis and testing discover that there are systematic errors, the arbitration testing and analysis at laboratory with higher analysis level. The sample sent for arbitration analysis is the stored sample of single sample; in exceptional case, the remainder of tested sample may be used. The arbitration analysis sample must be the one which has been tested and analyzed externally. The number of arbitration testing sample is from 30 to 40 samples for each level of content with systematic errors. If discovering the systematic errors during the arbitraton analysis, it is necessary to find out the cause and take remedial measures and decide upon the re- analysis of level of content with systematic errors or use the adjustment coefficient with permission. If the sample testing and analysis is done by other processes, there must be approval from the Mineral Reserve Assessment Council.
e. The process of sample taking, number of tested sample, method of analysis and testing and the processing of analysis and testing data must comply with current regulations.
Article 22. Requirements for assessment of minerals and associated useful components
1. The samples whose minerals and associated components must be completely analyzed at the beginning phase of exploration to detect and recover the associated useful minerals in placer mines.
2. The group sample must be analyzed to determine the associated useful components and harmful impurities. The number of group sample must represent each type of ore and industrial ore grade.
3. The assessment of associated minerals shall comply with specific regulations
Article 24. Requirements for study of technological nature of ore
1. Depending on the requirements, the selected technological sample must be studied on the laboratory or semi-industrial scale. For type of sand of new ore or hard to select, the technological study must be conducted sequentially in the laboratory to semi-industrial study by specialized units.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3. For associated main useful components, it is necessary to clarify form of existence and content in ore sand and ore concentrate. Determining the beneficiation and recovery
Article 25. Requirements for hydro-geological and engineering geological work
1. Requirements for hydro-geological study
a. The hydro-geological study must clarify surface water and groundwater affecting the mining. Determining the coefficient of permeability, the possibility to build water-holding dam, calculation of water flowing in the mining works, assessment the quality of surface water, groundwater related to domestic water and industrial water;
b. For each aquifer, its is required to determine the thickness, composition of sediment, water supply conditions, relationships with other aquifers, surface water, groundwater and other relevant parameters.
c. It is required to study the chemical composition and bacteria of water; consider the possibility of corrosion of concrete, metal, polymer, content of useful and harmful components in water; assess the recoverability of useful components, as well as the impact of mine water drainage pumps for the works using groundwater in the mine area; propose the thematic studies to assess the effects of mine water drainage for the surrounding environment.
2. Requirements for engineering geological study
a. The engineering geological study must determine the physico-mechanical properties of the entire sediment strata distributing on mine (ore sand layer, encrustment), specific to the sustainability in the natural state and water saturation. Studying the petrographical components and minerals of the ore sand layer, placer base; calculate the main parameters of the mining pit. Assessing the appearance possibility of landslide, mudflows and other physico-geological phenomena that make the mining process become complex.
b. The study result need to get the data to assess the sustainability of the mining works and calculate the basic parameters of the mining pit.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 26. Requirements for assessment of pollution and environmental impact
1. The data of natural geography, environmental geology must be collected to forecast and assess the main factors affecting the environment.
2. It is required to assess the geological castastrophes and negative impacts on environment due to exploration activities of placer mines and take measures to prevent and minimize them. The contents and extent of environmental impact assessment must be mentioned in the exploration scheme.
Article 27. Requirements for the study of mining engineering conditions
1. It is required to preliminarily determine the limit of mine site, bench face angle, final pit slope angle, stripping ratio and volume of stripped soil, location of dumping site
2. Preliminarily determining location and range of area not containing useful minerals to lay out industrial works items and dumping site.
Article 28. Calculation of reserve and resources of tin, gold and titanium placer mines
1. The methof of calculation of reserve and resources of tin, gold and titanium placer mines must be selected in accordance with geological characteristics of mine and on the basis of analysis of influencing factors specified in Clause 2 of this Article.
2. Factors influencing the selection of method to calculate the reserve and resources of tin, gold and titanium placer mines.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b. Thickness and their degree of variation;
c. Content of main components of ore as well as their degree of variation;
d. Tectonic elements and bedded deposit of ore bed;
dd) Network of exploration works;
e. Estimated method of mining.
3. Based on the geological characteristics and influencing factors, the methods to calculate the reserve and resources of tin, gold and titanium placer mines must be applied including: geological block and vertical parallel cross sections.
Article 29. Requirements for highest reserve level and reserve ratio
1. Requirements for highest reserve level
a. For mine group I and II, the highest reserve level to be explored is the reserve level 121;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. Requirements for ratio of reserve levels
The exploration reserve of each level and the rational ratio between reserve levels 121 and 122 shall be deicided by the investor on the basis of geological characteristics, financial capacity, technical conditions for mining and mining design capacity but must be shown in the exploration Scheme.
Article 30. Content and form of presentation of the materials of report on exploration of tin, gold and titanium placer mines.
The content and form of presentation of the materials of report on exploration of tin, gold and titanium placer mines shall comply with the Regulation on order and procedures for approval, appraisal, review and approval of mineral reserves in mineral exploration report issued together with Decision No. 14/2006/QD-BTNMT dated September 8, 2006 of the Minister of Natural Resources and Environment.
Article 31. Conversion of reserves and resources level of tin, gold and titanium placer mines
1. The reserve and resources level of tin, gold and titanium placer mines classified under the previous regulations must be converted to new reserve and resources level under this Regulation.
2. The work of conversion of reserves and resources of tin, gold and titanium placer mines shall comply with the provisions of Article 10 of the Regulation on classification of reserve and solid mineral resources issued together with Decision No. 06 / 2006/QD-BTNMT dated June 7, 2006 of the Minister of Natural Resources and Environment.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. The Office of the Mineral Reserve Assessment Council shall monitor and inspect the implementation of this Regulation and make annual report to the Minister on the implementation.
2. The Inspector of the Ministry of Natural Resources and Environment shall coordinate with the relevant agencies to examine and detect violations; inspect and handle in a timely manner under authority or propose the handling for violations as prescribed.
3. Any problem or difficulty arising during the course of implementation of this Regulation should be promptly reported to the Ministry of Natural Resources and Environment for consideration and settlement.
FOR THE
MINISTER
DEPUTY MINISTER
Nguyen Xuan Cuong
ORIENTATION OF DENSITY OF EXPLORATION WORKS OF TIN,
GOLD AND TITANIUM PLACER MINES
(Together with Regulation on exploration and classification of reserve and
resources of tin, gold and titan placer mines issued together with Decision No.
14/2008/QD-BTNMT dated December 2008 of the Minister of Natural Resources and
Environment)
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Type of mine
Type of exploration works
Distance for reserve and resources levels (m)
Level 121
Level 122
Level 333
Between lines
Between works
Between lines
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Between lines
Between works
I
Coastal Titanium
Ditch, well, borehole
200 - 300
20 - 40
400 - 600
40 - 80
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
80 - 160
II
Gold, tin, Alluvial
Coastal Titanium
Ditch, well, borehole
Well, borehole
150 - 200
150 - 200
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
20 - 40
200 - 300
200 - 300
20 - 40
40 - 80
400 - 600
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
400 - 600
40 - 80
80 - 160
III
Gold, tin, Alluvial
Coastal Titanium
Ditch, well, borehole
Well, borehole
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
100 - 150
200 - 300
20 - 40
20 - 40
200 - 300
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
40 - 80
40 - 80
IV
Gold, tin Alluvial, deluvial
Ditch, well, borehole
50 - 100
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
100 - 200
20 - 40
Note:
1. For placers of mine group III and IV relatively isometric shapes (erosional style - karst, eluvial, deluvial, alluvial ...), applying square exploration network, the network density depends on the area of placer.
3. For each ore body, there are at least 3 lines of exploration works.
4. The exploration network of eluvial placer mines depends on geological characteristics of mine, bed and original ore bed.
;
Quyết định 14/2008/QĐ-BTNMT về thăm dò, phân cấp trữ lượng và tài nguyên các mỏ sa khoáng thiếc, vàng và titan do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Số hiệu: | 14/2008/QĐ-BTNMT |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Tài nguyên và Môi trường |
Người ký: | Nguyễn Xuân Cường |
Ngày ban hành: | 30/12/2008 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 14/2008/QĐ-BTNMT về thăm dò, phân cấp trữ lượng và tài nguyên các mỏ sa khoáng thiếc, vàng và titan do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Chưa có Video