ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1383/2011/QĐ-UBND |
Bắc Kạn, ngày 29 tháng 07 năm 2011 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn;
Căn cứ Thông tư số 13/2007/TT-BXD, ngày 31/12/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số điều của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn;
Theo đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số 330/TTr-SXD ngày 29/6/2011 và Báo cáo thẩm định số 150/BC-STP ngày 27/6/2011 của Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản “Quy định phân công, phân cấp quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Xây dựng, Thủ trưởng các Sở, Ngành chức năng của tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: |
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
BẮC KẠN
(Kèm theo Quyết định số 1383/2011/QĐ-UBND ngày 29/7/2011 của UBND tỉnh)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
Quy định phân công, phân cấp quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
Điều 2. Các Sở, Ban, ngành thuộc UBND tỉnh
1. Sở Xây dựng:
1.1. Thực hiện công tác quản lý nhà nước về quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh.
1.2. Tham mưu ban hành quy định phân công, phân cấp quản lý về chất thải rắn cho các cơ quan chuyên môn, UBND cấp huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh.
1.3. Tham mưu cho UBND tỉnh trong công tác lập quy hoạch quản lý chất thải rắn cấp tỉnh; Tổ chức lập, thẩm định trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh; Tổ chức công bố công khai quy hoạch chất thải rắn trên địa bàn tỉnh.
1.4. Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên quan xây dựng trình UBND tỉnh ban hành:
- Đơn giá dịch vụ công ích xử lý chất thải rắn.
- Đơn giá, dự toán dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn để làm cơ sở đấu thầu thực hiện dịch vụ công ích có sử dụng vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh.
- Giá dịch vụ xử lý chất thải rắn trên cơ sở đơn vị quản lý chất thải rắn cung cấp đối với các dịch vụ xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh.
1.5. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc phục hồi, tái sử dụng diện tích, chuyển đổi mục đích sử dụng và quan trắc môi trường của các cơ sở xử lý chất thải rắn sau khi kết thúc hoạt động.
1.6. Hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra việc quản lý chất thải rắn.
1.7. Định kỳ kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý chất thải rắn, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Xây dựng.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường:
2.1. Quản lý việc sử dụng đất xây dựng mới khu xử lý chất thải rắn.
2.2. Nghiên cứu, trình UBND tỉnh ban hành chính sách ưu đãi về đất đai cho hoạt động quản lý chất thải rắn theo quy định của pháp luật.
2.3. Đánh giá tác động môi trường trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và dự án xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn.
2.4. Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng hướng dẫn việc phục hồi, tái sử dụng diện tích, chuyển đổi mục đích sử dụng và quan trắc môi trường của các cơ sở xử lý chất thải rắn sau khi kết thúc hoạt động.
2.5. Chủ trì hướng dẫn việc quản lý chất thải rắn nguy hại trên địa bàn tỉnh.
2.6. Hướng dẫn việc đăng ký chủ nguồn chất thải rắn nguy hại.
2.7. Hướng dẫn việc cấp giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh.
2.8. Hướng dẫn công tác giải tỏa đền bù xây dựng khu xử lý chất thải rắn, cơ sở quản lý chất thải rắn.
3. Sở Công Thương:
3.1. Chủ trì hướng dẫn việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong các chương trình, đề án, dự án của ngành công thương; chủ trì tổ chức thực hiện Đề án phát triển ngành công nghiệp môi trường, chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp.
3.2. Chủ trì phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường đối với các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại.
4. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh:
4.1. Lập quy hoạch xây dựng, quản lý bãi chôn lấp, tiêu hủy vật liệu nổ và chất thải nguy hại được thải ra từ các hoạt động quân sự, quốc phòng, trình UBND tỉnh và Bộ Quốc phòng phê duyệt theo phân cấp.
4.2. Kiểm tra, đôn đốc, xử lý các vi phạm có liên quan đến hoạt động xây dựng, quản lý bãi chôn lấp, tiêu hủy vật liệu nổ và chất thải nguy hại được thải ra từ các hoạt động quân sự, quốc phòng theo quy định của pháp luật.
5. Sở Y tế:
5.1. Trình UBND tỉnh hướng dẫn các cơ sở sản xuất, điều trị việc thu gom xử lý chất thải y tế.
5.2. Kiểm tra, đôn đốc, xử lý các vi phạm có liên quan đến sản xuất, điều trị, thu gom xử lý chất thải y tế theo quy định của pháp luật.
6. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
6.1. Tham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối, bố trí vốn thực hiện công tác kiện toàn hệ thống phần cấp (phần thiết bị) và triển khai quy hoạch quản lý chất thải rắn.
6.2. Nghiên cứu, tham mưu cho UBND tỉnh ban hành cơ chế khuyến khích mọi hình thức đầu tư xử lý chất thải rắn theo quy định của pháp luật.
6.3. Tổng hợp, trình UBND tỉnh phê duyệt danh mục các dự án xử lý chất thải rắn kêu gọi xã hội hóa đầu tư.
6.4. Thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt dự án cơ sở quản lý chất thải rắn theo quy định.
7. Sở Tài chính:
7.1. Thẩm định và tham mưu cho UBND tỉnh trình HĐND tỉnh quyết định về phí vệ sinh của chất thải rắn thông thường.
7.2. Nghiên cứu, hướng dẫn cơ chế ưu đãi và cơ chế hỗ trợ về tài chính trong việc xã hội hóa hoạt động đầu tư quản lý chất thải rắn theo quy định của pháp luật.
7.3. Tham mưu cho UBND tỉnh giao dự toán kinh phí thường xuyên hằng năm cho công tác kiện toàn hệ thống bộ máy quản lý; kinh phí mua sắm trang thiết bị đảm bảo công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn đô thị và cụm dân cư nông thôn của các đơn vị sự nghiệp do nhà nước quản lý theo phân cấp hiện hành và kinh phí tuyên truyền và xử lý chất thải rắn theo quy định.
8. Ban quản lý Khu công nghiệp
8.1. Thực hiện công tác xây dựng, quản lý và sử dụng chất thải rắn bằng nguồn vốn ngân sách trong khu công nghiệp gồm:
- Quản lý quy hoạch chất thải rắn, công bố công khai quy hoạch chất thải rắn trên địa bàn khu công nghiệp;
- Quản lý xây dựng cơ sở chất thải rắn trong khu công nghiệp.
8.2. Xây dựng, phê duyệt và ban hành quy chế quản lý chất thải rắn trong khu công nghiệp.
8.3. Xây dựng giá dịch vụ chất thải rắn, phí vệ sinh của chất thải rắn thông thường, do đơn vị quản lý chất thải rắn cung cấp đối với các chất thải rắn được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách trong khu công nghiệp.
8.4. Định kỳ báo cáo Sở Xây dựng về công tác quản lý chất thải rắn trong khu công nghiệp (6 tháng/1 lần vào ngày 15 của tháng 6 và tháng 12 hàng năm) để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Xây dựng.
Điều 3. UBND các huyện, thị xã
1. Thực hiện công tác quản lý nhà nước về quản lý chất thải rắn theo quy định và phân cấp của UBND tỉnh.
2. Thực hiện công tác xây dựng quản lý và sử dụng chất thải rắn bằng nguồn vốn ngân sách trên địa bàn, gồm:
2.1. Quản lý quy hoạch chất thải rắn. Phối hợp công bố công khai quy hoạch chất thải rắn trên địa bàn tỉnh.
2.2. Quản lý xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn trên địa bàn.
2.3. Tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển chất thải rắn.
3. Giao đơn vị đủ chức năng làm chủ đầu tư xây dựng công trình xử lý chất thải rắn được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.
4. Phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 các dự án chất thải rắn trên cơ sở thẩm định của phòng chuyên môn trực thuộc.
5. Xây dựng, phê duyệt và ban hành quy chế quản lý chất thải rắn.
6. Xây dựng giá dịch vụ chất thải rắn, phí vệ sinh của chất thải rắn thông thường do đơn vị quản lý chất thải rắn cung cấp đối với các cơ sở xử lý chất thải rắn được đầu tư trên địa bàn mình quản lý.
7. Định kỳ báo cáo Sở Xây dựng (6 tháng/1 lần vào ngày 15 của tháng 6 và tháng 12 hàng năm) để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Xây dựng.
Điều 4. UBND xã, phường, thị trấn
1. UBND xã, phường, thị trấn, các tổ chức đoàn thể, cộng đồng dân cư có trách nhiệm giám sát quá trình thu gom, vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn quản lý. Trong trường hợp phát hiện những vi phạm pháp luật về quản lý chất thải rắn, cần thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của địa phương để xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Nội dung giám sát chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn gồm:
2.1. Quy trình thu gom, vận chuyển đã được thông báo: Cung cấp túi đựng chất thải; thời gian, địa điểm và tuyến thu gom; địa điểm vận chuyển đến.
2.2. Các yêu cầu bảo đảm vệ sinh môi trường trong quá trình thu gom, vận chuyển chất thải rắn;
2.3. Yêu cầu về phương tiện, trang bị bảo hộ cho người lao động.
2.4. Thu phí vệ sinh theo quy định.
Điều 5. Các doanh nghiệp thu gom vận chuyển chất thải rắn
1. Có trách nhiệm phối hợp và chịu sự quản lý của các cơ quan chuyên môn về hoạt động quản lý, xử lý chất thải rắn.
2. Thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn và các hạng mục công trình phụ trợ theo đúng dự án được duyệt.
3. Có trách nhiệm bảo đảm thường xuyên yêu cầu nhân lực và phương tiện nhằm thu gom, vận chuyển chất thải rắn tại những điểm đã quy định.
4. Đặt các thùng lưu giữ chất thải rắn ở các nơi quy định. Khuyến khích các hộ gia đình mua túi đựng chất thải, hướng dẫn cho các hộ gia đình, tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải rắn thực hiện việc phân loại chất thải tại nguồn.
5. Thông báo rộng rãi về thời gian, địa điểm và tuyến thu gom chất thải rắn tại các điểm dân cư.
6. Chịu trách nhiệm về tình trạng rơi vãi chất thải rắn, phát tán mùi, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường trong quá trình thu gom, vận chuyển, xử lý.
7. Chịu trách nhiệm đào tạo nghiệp vụ, cung cấp trang thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân thu gom, vận chuyển chất thải rắn.
8. Tuân thủ nghiêm túc về thời gian thực hiện công tác nghiệp vụ theo quy định.
9. Chất lượng vệ sinh sau thời gian tác nghiệp hằng ngày phải đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh theo quy định.
10. Các trách nhiệm khác trong quy định của hợp đồng dịch vụ công ích.
11. Định kỳ báo cáo UBND các huyện, thị xã (quý /1 lần vào ngày 15 của tháng cuối quý) về công tác quản lý chất thải rắn để tổng hợp báo cáo Sở Xây dựng và UBND tỉnh.
Điều 6. Các chủ nguồn phát thải
1. Các chủ nguồn phát thải phải thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn và phải thực hiện lưu giữ chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường, đổ chất thải đúng thời gian, đúng nơi quy định. Có trách nhiệm tích cực tham gia các hoạt động vệ sinh môi trường khu phố, đường làng, ngõ xóm, nơi công cộng do chính quyền và các đoàn thể địa phương phát động.
2. Các chủ nguồn phát thải phải nộp phí vệ sinh theo quy định.
Mức xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm Quy định về quản lý chất thải rắn thực hiện theo Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27/2/2009 của Chính phủ và các quy định khác có liên quan.
UBND các huyện, thị xã, UBND các xã, phường, thị trấn, Sở Xây dựng và các Sở, ngành liên quan, Ban Quản lý các Khu công nghiệp, các tổ chức và cá nhân thực hiện đúng Quy định này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Sở Xây dựng để hướng dẫn và giải quyết theo thẩm quyền./.
Quyết định 1383/2011/QĐ-UBND về Quy định phân công, phân cấp quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn ban hành
Số hiệu: | 1383/2011/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bắc Kạn |
Người ký: | Nguyễn Văn Du |
Ngày ban hành: | 29/07/2011 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 1383/2011/QĐ-UBND về Quy định phân công, phân cấp quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn ban hành
Chưa có Video