THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1216/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 05 tháng 09 năm 2012 |
PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau đây:
- Bảo vệ môi trường là yêu cầu sống còn của nhân loại; Chiến lược bảo vệ môi trường là bộ phận cấu thành không tách rời của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Chiến lược phát triển bền vững; bảo vệ môi trường hướng tới mục tiêu phát triển bền vững nhằm đáp ứng nhu cầu của các thế hệ hiện tại nhưng vẫn giữ được tiềm năng và cơ hội cho các thế hệ mai sau; đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững.
- Phát triển phải tôn trọng các quy luật tự nhiên, hài hòa với thiên nhiên, thân thiện với môi trường; khuyến khích phát triển kinh tế phù hợp với đặc tính sinh thái của từng vùng, ít chất thải, các-bon thấp, hướng tới nền kinh tế xanh.
- Ưu tiên phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm; coi trọng tính hiệu quả, bền vững trong khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên; chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học; từng bước phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; tăng cường năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội, là nghĩa vụ của mọi người dân; phải được thực hiện thống nhất trên cơ sở xác định rõ trách nhiệm của các Bộ, ngành, phân cấp cụ thể giữa Trung ương và địa phương; kết hợp phát huy vai trò của cộng đồng, các tổ chức quần chúng và hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới.
- Tăng cường áp dụng các biện pháp hành chính, từng bước áp dụng các chế tài hình sự, đồng thời vận dụng linh hoạt các cơ chế kinh tế thị trường nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, bảo đảm các quy định của pháp luật các yêu cầu, quy chuẩn, tiêu chuẩn về môi trường được thực hiện.
- Tổ chức, cá nhân hưởng lợi từ tài nguyên và các giá trị của môi trường phải trả tiền; gây ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên và đa dạng sinh học phải trả chi phí khắc phục, cải tạo, phục hồi và bồi thường thiệt hại.
a) Mục tiêu tổng quát
Kiểm soát, hạn chế về cơ bản mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên và suy giảm đa dạng sinh học; tiếp tục cải thiện chất lượng môi trường sống; nâng cao năng lực chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững đất nước.
b) Mục tiêu cụ thể
- Giảm về cơ bản các nguồn gây ô nhiễm môi trường.
- Khắc phục, cải tạo môi trường các khu vực đã bị ô nhiễm, suy thoái; cải thiện điều kiện sống của người dân.
- Giảm nhẹ mức độ suy thoái, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên; kiềm chế tốc độ suy giảm đa dạng sinh học.
- Tăng cường khả năng chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ mức độ gia tăng phát thải khí nhà kính.
(Chi tiết về các chỉ tiêu giám sát, đánh giá kết quả bảo vệ môi trường giai đoạn đến năm 2020 nêu tại Phụ lục kèm theo Quyết định này).
Ngăn chặn, đẩy lùi xu hướng gia tăng ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên và suy giảm đa dạng sinh học; cải thiện chất lượng môi trường sống; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; hình thành các điều kiện cơ bản cho nền kinh tế xanh, ít chất thải, các-bon thấp vì sự thịnh vượng và phát triển bền vững đất nước.
II. ĐỊNH HƯỚNG CÁC NỘI DUNG, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1. Phòng ngừa và kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường
a) Nhóm nội dung, biện pháp hướng tới mục tiêu không để phát sinh cơ sở gây ô nhiễm môi trường mới
- Thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng có lợi cho các ngành kinh tế thân thiện với môi trường, hạn chế phát triển các nhóm ngành có nguy cơ cao gây ô nhiễm, suy thoái môi trường; từng bước xây dựng hạ tầng, môi trường pháp lý thuận lợi cho nền kinh tế xanh; nghiên cứu, xây dựng và áp dụng bộ tiêu chí xác định ngành, khu vực kinh tế xanh; có các chính sách thúc đẩy, hỗ trợ khu vực kinh tế xanh phát triển.
- Nghiên cứu, xây dựng bộ tiêu chí môi trường áp dụng đối với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngành, lĩnh vực, vùng; nghiên cứu, thử nghiệm phân vùng chức năng theo các hệ sinh thái phục vụ quy hoạch phát triển, hướng tới làm rõ khu vực được ưu tiên, khu vực hạn chế hoặc cấm phát triển công nghiệp, khai thác khoáng sản nhằm giảm xung đột giữa bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội.
- Nâng cao chất lượng đánh giá môi trường chiến lược, bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường được lồng ghép trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội.
- Nâng cao hiệu quả của đánh giá tác động môi trường trong việc sàng lọc, ngăn ngừa công nghệ sản xuất lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường trong các dự án đầu tư phát triển.
- Thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn việc đưa công nghệ, máy móc, phương tiện, thiết bị cũ, lạc hậu gây ô nhiễm môi trường; đưa chất thải vào nước ta.
b) Nhóm nội dung, biện pháp hướng tới mục tiêu giảm các nguồn hiện đang gây ô nhiễm môi trường
- Thực hiện phân loại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, kho chứa, bãi chôn lấp chất thải theo mức độ gây ô nhiễm môi trường để có biện pháp kiểm tra, giám sát, xử lý hiệu quả.
- Áp dụng đồng bộ các biện pháp xử phạt hành chính, thuế, phí bảo vệ môi trường lũy tiến theo mức độ tác động xấu đến môi trường.
- Khẩn trương ban hành và đẩy nhanh tiến độ thực hiện Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng giai đoạn 2012 - 2020.
- Khuyến khích áp dụng mô hình quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14000, sản xuất sạch hơn, kiểm toán chất thải, đánh giá vòng đời sản phẩm, các mô hình quản lý môi trường tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh.
- Thúc đẩy phát triển các mô hình khu, cụm công nghiệp, khu chế xuất, cơ sở sản xuất, chế biến, trang trại chăn nuôi, kho, bãi, chợ thân thiện với môi trường.
c) Nhóm nội dung, biện pháp hướng tới mục tiêu giải quyết cơ bản các vấn đề môi trường tại các khu công nghiệp, lưu vực sông, làng nghề và vệ sinh môi trường nông thôn
- Rà soát và buộc các khu, cụm công nghiệp không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường khắc phục, cải tạo, nâng cấp các công trình bảo vệ môi trường, đóng cửa các khu công nghiệp không có khả năng khắc phục, cải tạo; không cho phép khu công nghiệp mới chưa đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường tiếp nhận các dự án đầu tư.
- Rà soát, lập danh mục và xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên các lưu vực sông Nhuệ - Đáy, sông Cầu, hệ thống sông Đồng Nai và các sông khác đã có dấu hiệu bị ô nhiễm; ưu tiên xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung cho các đô thị xả nước thải trực tiếp ra sông; hạn chế mở mới các khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên các lưu vực sông.
- Lập quy hoạch và thực hiện lộ trình chuyển đổi các làng nghề sang mô hình khu, cụm công nghiệp làng nghề hợp lý có hạ tầng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường. Đưa công nghệ mới, tiên tiến vào các làng nghề, đặc biệt là công nghệ thân thiện với môi trường; hình thành các tổ chức, đơn vị cung cấp dịch vụ xử lý môi trường trong các làng nghề.
- Thành lập các tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường trong các làng nghề và ban hành các quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ môi trường, đóng góp thuế, phí, tài chính cho việc xử lý, khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường.
- Khẩn trương quy hoạch, xử lý tình trạng bức xúc về rác thải ở khu vực nông thôn hiện nay; đẩy mạnh phong trào giữ gìn vệ sinh hộ gia đình, đường làng, ngõ xóm; có giải pháp tích cực khắc phục ô nhiễm môi trường do hoạt động chăn nuôi ở nông thôn gây ra.
- Tập trung xây dựng các công trình bảo vệ môi trường nông thôn như: thu gom, xử lý rác thải; hệ thống tiêu thoát nước; nghĩa trang; ao hồ sinh thái; thúc đẩy mạnh mẽ phong trào trồng cây xanh; xây dựng khu vui chơi, giải trí công cộng; lồng ghép có hiệu quả tiêu chí bảo vệ môi trường vào Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
d) Nhóm nội dung, biện pháp hướng tới mục tiêu bảo đảm an toàn hóa chất, an toàn bức xạ, hạt nhân
- Xây dựng năng lực chủ động phòng tránh sự cố phóng xạ, hạt nhân thông qua việc lựa chọn công nghệ tối ưu về mức độ an toàn khi xây dựng các công trình điện hạt nhân.
- Thực hiện nghiêm chế độ đăng ký hoạt động hóa chất, đặc biệt là đối với hóa chất độc hại; kiểm soát các hoạt động sử dụng máy móc, thiết bị có liên quan đến chất phóng xạ.
- Xây dựng năng lực phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất, sự cố phóng xạ hạt nhân trong các cơ sở nghiên cứu, sản xuất, lưu giữ, kho chứa hóa chất, chất phóng xạ.
- Sớm bổ sung, hoàn thiện, đưa vào áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các yêu cầu về an toàn hóa chất, an toàn phóng xạ, hạt nhân kết hợp kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm bảo đảm thực hiện đúng quy định của pháp luật.
đ) Nhóm nội dung biện pháp hướng tới mục tiêu nâng tỷ lệ khu đô thị, khu, cụm công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt yêu cầu
- Thúc đẩy thực hiện các mục tiêu giải pháp trong Định hướng phát triển thoát nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050.
- Đưa chỉ tiêu diện tích đất xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung vào các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp, quy hoạch chỉnh trang, phát triển các đô thị, khu dân cư tập trung, khu, cụm công nghiệp, khu chế xuất.
- Lập quy hoạch, từng bước xây dựng, vận hành hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung tại các đô thị loại IV trở lên.
- Áp dụng chế độ kiểm tra, quan trắc nước thải sau xử lý từ các khu, cụm công nghiệp, khu chế xuất, bệnh viện.
- Sửa đổi, nâng mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp lũy tiến theo mức độ gây ô nhiễm môi trường để từng bước bù đắp chi phí xử lý nước thải sinh hoạt và thúc đẩy xã hội hóa đầu tư xử lý nước thải.
e) Nhóm nội dung, biện pháp hướng tới mục tiêu giảm tác động lên môi trường từ khai thác khoáng sản
- Bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, đặc biệt là các yêu cầu cụ thể về ngăn ngừa, xử lý nước thải, chất thải, các tác động xấu lên môi trường trong quá trình khai thác khoáng sản.
- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra về môi trường đối với các dự án khai thác khoáng sản có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, tác động nhiều mặt lên môi trường.
- Đánh giá, dự báo đầy đủ các yêu cầu, nội dung phục hồi môi trường đối với dự án khai thác khoáng sản; thực hiện nghiêm các quy định về ký quỹ phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản.
- Xây dựng cơ chế ràng buộc chủ đầu tư khai thác khoáng sản đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân tại các địa phương nơi khai thác khoáng sản.
g) Nhóm, nội dung, biện pháp hướng tới mục tiêu nâng tỷ lệ chất thải rắn được thu gom, tái chế, tái sử dụng; giảm dần sản xuất và sử dụng túi, bao gói khó phân hủy
- Triển khai mạnh mẽ việc thực hiện Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.
- Nghiên cứu, thử nghiệm và từng bước áp dụng trên diện rộng việc thu phí theo khối lượng và loại hình rác thải, chất thải rắn; từng bước nâng mức phí, tiến tới đủ bù đắp chi phí thu gom, vận chuyển và chôn lấp chất thải rắn; hình thành thị trường chất thải có thể tái chế, tái sử dụng.
- Tuyên truyền, vận động kết hợp với áp dụng các công cụ kinh tế nhằm hình thành thói quen phân loại chất thải rắn, rác thải tại nguồn trong gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, công sở và khu vực công cộng; thiết lập hệ thống các điểm tập kết, tiếp nhận chất thải rắn đã được phân loại đồng bộ ở các khu đô thị, khu dân cư nông thôn, nơi công cộng.
- Thúc đẩy xã hội hóa, hình thành mạng lưới các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, hợp tác xã thu gom, vận chuyển chất thải rắn, liên kết trong mạng lưới với các cơ sở tái chế, các bãi chôn lấp; đẩy mạnh công tác thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại các điểm dân cư nông thôn, khu vực công cộng.
- Xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về tái chế chất thải để chuyên môn hoá hoạt động tái sử dụng, tái chế chất thải, phát triển ngành công nghiệp tái chế thân thiện với môi trường.
- Nghiên cứu, xây dựng và thực hiện các chương trình phát triển năng lực tái chế chất thải; hỗ trợ hình thành các doanh nghiệp tái chế lớn trên cơ sở thúc đẩy liên kết các hộ gia đình, các mô hình sản xuất nhỏ; hình thành các khu công nghiệp tái chế tập trung; phát triển và tiếp nhận chuyển giao các loại hình công nghệ tái chế tiên tiến, phù hợp với điều kiện Việt Nam.
- Nghiên cứu, áp dụng các cơ chế, chính sách hỗ trợ tín dụng, trợ giá sản phẩm tái chế; hình thành và phát triển thị trường các sản phẩm tái chế, xanh, sạch, thân thiện với môi trường.
- Nghiên cứu, sản xuất các loại túi, bao gói dễ phân hủy trong tự nhiên thay thế túi, bao gói khó phân hủy.
- Tăng cường trách nhiệm của các nhà sản xuất, nhập khẩu về thu hồi, xử lý các loại bao bì, máy móc, thiết bị, dụng cụ sau sử dụng, đặc biệt là máy móc, thiết bị điện tử; tuyên truyền, vận động người dân không sử dụng túi, bao gói khó phân hủy.
- Rà soát, nâng cấp, cải tạo, xây dựng mạng lưới các bãi chôn lấp chất thải rắn theo vùng, miền, đồng thời thành lập các cơ sở tái chế trên cơ sở đánh giá thực trạng và dự báo mức độ phát sinh chất thải rắn trên địa bàn, có tính đến nhu cầu của các địa phương trong khu vực. Đưa chỉ tiêu diện tích đất các bãi chôn lấp chất thải rắn, các khu vực tập kết, trung chuyển chất thải rắn vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các cấp và quy hoạch chỉnh trang, phát triển đô thị, khu dân cư tập trung.
h) Nhóm nội dung, biện pháp hướng tới mục tiêu nâng tỷ lệ chất thải nguy hại, chất thải y tế được xử lý, tiêu hủy đạt quy chuẩn kỹ thuật, chôn lấp an toàn sau xử lý, tiêu hủy
- Hoàn thiện và bảo đảm thực hiện nghiêm các quy định về đăng ký, phân loại, lưu giữ, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy và chôn lấp chất thải nguy hại, chất thải y tế.
- Tập trung đầu tư, đẩy nhanh tiến độ thực hiện xây dựng mạng lưới các cơ sở xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại, chất thải y tế; các trung tâm xử lý chất thải nguy hại ở ba vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc, miền Trung và miền Nam; phát triển, chuyển giao công nghệ xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại, chất thải y tế phù hợp với điều kiện Việt Nam.
- Rà soát, bổ sung, hoàn thiện quy hoạch, đầu tư xây dựng các bãi chôn lấp chất thải nguy hại, chất thải y tế sau xử lý, tiêu hủy bảo đảm an toàn đối với môi trường và con người.
a) Nhóm nội dung, biện pháp hướng tới mục tiêu cải tạo, phục hồi hồ, ao, kênh, mương, đoạn sông đã bị ô nhiễm, suy thoái trong các đô thị, khu dân cư
- Tập trung bảo vệ, duy trì, nâng cấp, các hồ, ao, kênh, mương, đoạn sông trong đô thị, khu dân cư; hạn chế việc thực hiện các dự án san lấp, có hạng mục san lấp, làm thu hẹp diện tích mặt nước; đẩy nhanh tiến độ kè bờ, xác định ranh giới diện tích các ao, hồ, kênh, mương, đoạn sông trong các đô thị, khu dân cư, chấm dút tình trạng lấn chiếm, san lấp trái phép.
- Đầu tư từ ngân sách nhà nước, ưu tiên vay vốn hỗ trợ phát triển (ODA) thực hiện các chương trình, dự án cải tạo, phục hồi hồ, ao, kênh, mương, đoạn sông trong các đô thị, khu dân cư, đặc biệt là các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường.
- Gắn quy hoạch chỉnh trang đô thị, nâng cấp, hoàn thiện hệ thống tiêu thoát nước thải, nước mưa, xây dựng các hệ thống xử lý nước thải tập trung với kế hoạch, chương trình, dự án cải tạo, phục hồi các hồ, ao, kênh, mương, đoạn sông trong các đô thị, khu dân cư.
b) Nhóm nội dung, biện pháp hướng tới mục tiêu xử lý, cải tạo các vùng đất bị nhiễm độc, tồn dư đi-ô-xin, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật và các chất gây ô nhiễm khác
- Điều tra, đánh giá, xác định các vùng đất bị nhiễm độc, có dấu hiệu bị nhiễm độc, tồn dư hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, các chất gây ô nhiễm, tồn dư đi-ô-xin do chiến tranh để lại; thực hiện việc lập bản đồ, khoanh vùng cảnh báo.
- Lập kế hoạch và từng bước thực hiện việc xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường, ưu tiên đối với các vùng đất trong hoặc gần khu dân cư, đầu nguồn nước, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân.
- Ưu tiên hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế, các tập đoàn, công ty nước ngoài trong việc tìm kiếm nguồn lực, công nghệ xử lý, máy móc, thiết bị, hóa chất xử lý nhằm cải tạo vùng đất bị nhiễm độc, tồn lưu hóa chất, các chất gây ô nhiễm môi trường.
- Gắn việc huy động nguồn lực xử lý, cải tạo, phục hồi các vùng đất bị nhiễm độc với chính sách ưu tiên giao, cho thuê đối với vùng đất đã được cải tạo, phục hồi.
c) Nhóm nội dung, giải pháp hướng tới mục tiêu phục hồi, tái sinh các hệ sinh thái tự nhiên đã bị suy thoái, đặc biệt là rừng ngập mặn
- Điều tra, đánh giá tình trạng bị suy thoái, xuống cấp và lập quy hoạch phục hồi hệ sinh thái tự nhiên đặc thù hoặc có tính đại diện, đặc biệt là hệ sinh thái rừng ngập mặn.
- Nhà nước thực hiện các chương trình đầu tư, huy động nguồn vốn ODA và các nguồn lực từ các thành phần kinh tế, các tổ chức trong và ngoài nước đầu tư phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên, kết hợp nâng cao khả năng chống chịu của hệ sinh thái trước tác động của biến đổi khí hậu, hình thành các cơ chế chi trả dịch vụ hệ sinh thái theo hướng thúc đẩy phục hồi, tái tạo, bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên.
d) Nhóm nội dung, biện pháp hướng tới mục tiêu cải thiện chất lượng môi trường không khí trong các đô thị, khu dân cư
- Tiếp tục thắt chặt các quy định, yêu cầu, biện pháp phòng, chống ô nhiễm từ các công trình xây dựng, từ hoạt động vận chuyển các loại chất thải, vật liệu xây dựng trong các đô thị, khu dân cư; kiên quyết dừng hoặc không cho phép triển khai đối với các công trình không bảo đảm yêu cầu về bảo vệ môi trường.
- Thực hiện lộ trình áp dụng tiêu chuẩn tiên tiến về khí thải đối với các phương tiện giao thông, vận tải; thực hiện chế độ đăng kiểm, kiểm soát khí thải và xử lý nghiêm khắc đối với các phương tiện vi phạm; hạn chế, tiến tới loại bỏ các phương tiện giao thông gây ô nhiễm không khí, tiếng ồn nghiêm trọng; chuyển đổi cơ cấu tham gia giao thông theo hướng phát triển giao thông bền vững về môi trường, phân tán giao thông tránh ùn tắc, ô nhiễm cục bộ; thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn ở đô thị.
- Nghiên cứu áp dụng lộ trình điều chỉnh tiêu chuẩn đối với nhiên liệu theo hướng từng bước thân thiện hơn với môi trường, phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế và trình độ phát triển của đất nước.
- Hoàn thiện hệ thống các trạm quan trắc chất lượng không khí tại các đô thị, bảo đảm cung cấp đầy đủ, chính xác và kịp thời tình trạng ô nhiễm không khí trên các tuyến phố, tại các điểm nóng về giao thông để có biện pháp can thiệp kịp thời.
- Thực hiện nghiêm các yêu cầu về bố trí đất cho công viên, cây xanh, không gian thoáng trong việc thực hiện quy hoạch phát triển, chỉnh trang đô thị; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chỉ tiêu này đối với các dự án xây dựng, chỉnh trang đô thị, khu dân cư; kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm.
đ) Nhóm nội dung, biện pháp hướng tới mục tiêu cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường khu vực đô thị và nông thôn
- Thúc đẩy thực hiện Định hướng phát triển cấp nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050.
- Điều tra, đánh giá tổng thể, toàn diện nhu cầu nước sạch, tình trạng cung cấp, bao gồm cả hạ tầng kỹ thuật, khối lượng, chất lượng và lập kế hoạch cung cấp bảo đảm mọi người dân đều được cung cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt hàng ngày.
- Tiếp tục triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, trong đó tập trung vào các khu vực có tỷ lệ thấp về số dân được cung cấp nước sạch, thiếu nguồn nước thay thế nước sạch; ưu tiên đầu tư, vay vốn ODA nâng cấp, cải tạo, xây dựng các công trình cung cấp nước sạch khu vực nông thôn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa.
- Đẩy mạnh nghiên cứu, tiếp nhận chuyển giao công nghệ cung cấp nước sạch, bảo đảm đáp ứng đủ, kịp thời phục vụ nhân dân đặc biệt là trong các tình huống như lụt, bão và các tình huống khẩn cấp khác.
- Từng bước thu hẹp khoảng cách chất lượng nước sinh hoạt khu vực đô thị và nông thôn, tiến tới áp dụng thống nhất quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước sinh hoạt cho cả hai khu vực này.
a) Nhóm nhiệm vụ, biện pháp hướng tới mục tiêu sử dụng tài nguyên đất hiệu quả và bền vững; khắc phục tình trạng mất đất nông nghiệp do chuyển đổi mục đích sử dụng, thoái hóa, bạc màu, hoang mạc hóa
- Cân đối, hài hòa giữa nhu cầu sử dụng đất và tiềm năng đất đai; thúc đẩy xu hướng dồn điền, đổi thửa, kết hợp các thửa đất trong sản xuất nông nghiệp và trong chỉnh trang đô thị.
- Đưa tiêu chí môi trường vào quy hoạch sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tác động do chuyển đổi mục đích sử dụng đất lên môi trường.
- Hạn chế tối đa việc chuyển đổi đất rừng đặc dụng, phòng hộ, rừng đầu nguồn, đất trồng lúa sang các mục đích sử dụng khác; rà soát, xem xét, bố trí hợp lý việc đầu tư phát triển các dự án sân gôn, thủy điện, khai thác khoáng sản.
- Khuyến khích áp dụng các biện pháp canh tác, sử dụng đất bền vững trong nông nghiệp, hạn chế sử dụng hóa chất, phân bón vô cơ trong sản xuất nông nghiệp, chống xói mòn, rửa trôi, suy thoái đất.
- Thúc đẩy phát triển các mô hình làng kinh tế sinh thái trên các vùng đất thoái hóa, bạc màu, hoang mạc hóa nhằm cải tạo chất đất, thu hẹp quy mô và mức độ thoái hóa, bạc màu.
b) Nhóm nội dung, biện pháp hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên nước, giảm nhẹ tình trạng thiếu nước theo mùa và cục bộ theo vùng
- Thúc đẩy quản lý tổng hợp tài nguyên nước các lưu vực sông; kết hợp quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực, đặc biệt là các ngành, lĩnh vực sử dụng nhiều nước với quy hoạch tìm kiếm và khai thác tài nguyên nước. Tăng cường kiểm soát ô nhiễm nguồn nước, chú trọng kiểm soát ô nhiễm các lưu vực sông và nguồn nước xuyên biên giới.
- Kiểm soát chặt chẽ các cơ sở khai thác nước mặt, nước ngầm, đặc biệt là vào mùa khô; nghiên cứu áp dụng hạn ngạch khai thác nước ngầm cho từng khu vực; rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển cây công nghiệp phù hợp với khả năng cung ứng nguồn nước mặt, nước ngầm của từng khu vực.
- Nghiên cứu đổi mới cơ chế cấp nước tưới tiêu trong nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng nước phục vụ sản xuất nông nghiệp; nhân rộng mô hình chi trả dịch vụ môi trường rừng, dịch vụ hệ sinh thái nhằm bảo vệ các nguồn nước.
c) Nhóm nội dung, biện pháp hướng tới mục tiêu hạn chế mức độ suy giảm nguồn lợi thủy sản
- Điều tra, đánh giá thực trạng và thực hiện các biện pháp cương quyết loại bỏ hình thức đánh bắt, khai thác thủy sản mang tính hủy diệt.
- Nghiên cứu, thử nghiệm cơ chế đồng quản lý nguồn lợi thủy sản, áp dụng chứng chỉ sinh thái, tiếp cận các cơ chế thị trường khác trong khai thác nguồn lợi thủy sản.
- Xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án bảo vệ, phục hồi năng suất sinh học và khả năng cung cấp nguồn dinh dưỡng, nơi sinh sản, ươm mầm nguồn lợi thủy sản của các hệ sinh thái biển nhằm phục hồi nguồn lợi thủy sản vùng biển gần bờ.
d) Nhóm nhiệm vụ, biện pháp hướng tới mục tiêu nâng tỷ lệ che phủ của rừng và nâng cao chất lượng rừng
- Tiếp tục đẩy mạnh việc trồng rừng, bảo vệ rừng kết hợp với chế độ lâm nghiệp bền vững; kiểm soát chặt chẽ việc cho thuê đất rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn.
- Điều tra, đánh giá tình trạng rừng nguyên sinh, có các biện pháp hiệu quả bảo vệ, ngăn chặn tình trạng khai thác trái phép, xâm phạm hoặc làm giảm chất lượng, làm nghèo rừng nguyên sinh; cải thiện khả năng chống chịu của các khu rừng tự nhiên trước tác động của biến đổi khí hậu.
- Khoanh nuôi, bảo vệ rừng tự nhiên, đặc biệt là rừng ngập mặn, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn kết hợp với thực hiện các biện pháp ngăn chặn tình trạng phá rừng, khai thác rừng trái phép; đẩy mạnh các hoạt động phòng ngừa cháy rừng, nâng cao năng lực ứng phó với cháy rừng.
đ) Nhóm nội dung, biện pháp hướng tới mục tiêu bảo vệ các vùng đất ngập nước tự nhiên, thảm cỏ biển, rạn san hô và các hệ sinh thái tự nhiên đặc thù khác
- Điều tra, thống kê diện tích, đánh giá tình trạng, lập ngân hàng dữ liệu, bản đồ về các vùng đất ngập nước tự nhiên, các thảm cỏ biển, rạn san hô và các hệ sinh thái tự nhiên đặc thù khác.
- Đưa chỉ tiêu diện tích đất, mặt nước, các hệ sinh thái tự nhiên vào kế hoạch điều tra, đánh giá, kiểm kê đất đai, đánh giá biến động đất đai hàng năm và theo định kỳ để dần thiết lập cơ sở dữ liệu về nhóm đất này.
- Điều tra, đánh giá, xem xét, đối chiếu với các tiêu chí thành lập khu bảo tồn thiên nhiên theo quy định của Luật Đa dạng sinh học và các luật có liên quan, lập quy hoạch bảo tồn và từng bước thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên trên các vùng đất ngập nước và trên biển.
- Điều tra, đánh giá tình trạng xâm hại, phát hiện các nguyên nhân gây suy thoái vùng đất ngập nước, thảm cỏ biển, rạn san hô, lập kế hoạch bảo vệ nhằm khắc phục tình trạng suy thoái các hệ sinh thái quan trọng này.
- Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức quốc tế, đề nghị công nhận các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế; sớm công nhận các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc gia, cấp tỉnh; huy động các nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư bảo vệ, duy trì các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, quốc gia và đối với địa phương.
e) Nhóm nội dung, biện pháp hướng tới mục tiêu nâng số lượng, tổng diện tích và chất lượng các khu bảo tồn thiên nhiên
- Đưa chỉ tiêu diện tích đất các khu bảo tồn thiên nhiên vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp, bảo đảm đáp ứng yêu cầu phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên.
- Rà soát, đánh giá, sắp xếp các khu bảo tồn thiên nhiên đúng mục đích, tiêu chí, các điều kiện, nguồn lực hoạt động theo quy định của Luật Đa dạng sinh học và các luật có liên quan.
- Xây dựng các chương trình, dự án đầu tư phục hồi, phát triển các hệ sinh thái, loài sinh vật trong các khu bảo tồn thiên nhiên; bố trí kinh phí từ nguồn sự nghiệp môi trường cho quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên theo loại hình và cấp độ đáp ứng yêu cầu bảo tồn đa dạng sinh học trong khu bảo tồn.
- Khai thác các giá trị của khu bảo tồn, kết hợp bảo tồn với phát triển du lịch sinh thái và thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường để tạo nguồn thu đầu tư nhằm phục hồi và phát triển đa dạng sinh học trong các khu bảo tồn thiên nhiên.
g) Nhóm nội dung, biện pháp hướng tới mục tiêu kiềm chế tốc độ suy giảm số loài và số cá thể các loài hoang dã, suy thoái các nguồn gen quý, hiếm
- Điều tra, nghiên cứu, lập danh mục các loài được ưu tiên bảo vệ, danh mục các loài cấm khai thác, hạn chế khai thác ngoài tự nhiên; ban hành quy định về chế độ kiểm soát việc khai thác, đánh bắt các loài hạn chế khai thác ngoài tự nhiên.
- Xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án bảo tồn loài hoang dã, cây trồng, vật nuôi thuộc danh mục được ưu tiên bảo vệ; phát triển hệ thống các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học đáp ứng đủ nhu cầu bảo tồn chuyển chỗ theo vùng, miền và của cả nước.
- Áp dụng chế độ kiểm soát nghiêm ngặt để phát hiện các trường hợp vận chuyển trái phép, tiêu thụ các loài được ưu tiên bảo vệ, loài cấm khai thác ngoài tự nhiên; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về tài nguyên di truyền, phát triển hệ thống ngân hàng gen; bảo quản và gìn giữ lâu dài nguồn gen của các loài được ưu tiên bảo vệ, các nguồn gen quý, hiếm; thúc đẩy đăng ký sở hữu tri thức bản địa về nguồn gen.
- Tăng cường năng lực kiểm soát việc xâm nhập của các loài sinh vật ngoại lai xâm hại; quản lý rủi ro do sinh vật biến đổi gen và sản phẩm của chúng đối với môi trường và sức khỏe con người.
4. Xây dựng năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
a) Nhóm nội dung, biện pháp hướng tới mục tiêu nâng cao nhận thức, hiểu biết, kiến thức về biến đổi khí hậu, thích nghi, sống chung với biến đổi khí hậu trong nhân dân
- Điều tra, tổng kết các mô hình, kinh nghiệm tốt về phòng, chống, ứng phó với thiên tai, bổ sung hoàn thiện cho phù hợp với bối cảnh biến đổi khí hậu để phổ biến, nhân rộng.
- Thường xuyên tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, sáng tác phim, ảnh... về biến đổi khí hậu, đưa nội dung biến đổi khí hậu vào chương trình sinh hoạt của các tổ chức, cộng đồng, đoàn thể.
- Tổ chức định kỳ diễn tập ứng phó với thiên tai trong bối cảnh biến đổi khí hậu theo các nhóm đối tượng, theo vùng miền.
b) Nhóm nội dung, biện pháp hướng tới mục tiêu lồng ghép nhiệm vụ ứng phó với biến đổi khí hậu trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển; nâng khả năng chống chịu, thích nghi của các hệ sinh thái, các công trình bảo vệ môi trường trước tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng
- Tiếp tục cập nhật các nghiên cứu, thành quả khoa học và công nghệ, phát hiện, nhận thức mới về biến đổi khí hậu để cập nhật các kịch bản về biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
- Nghiên cứu, xây dựng phương pháp, quy trình lồng ghép biến đổi khí hậu trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư phát triển; rà soát, điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngành, lĩnh vực cho phù hợp với kịch bản biến đổi khí hậu.
- Nghiên cứu, tính toán đến tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng khi xây dựng các công trình tiêu, thoát nước, xử lý nước thải tập trung, các bãi chôn lấp rác thải, đặc biệt là vùng ven biển và trong quy hoạch, thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên.
- Xây dựng thử nghiệm, nhân rộng các mô hình thích nghi, sống chung với biến đổi khí hậu.
c) Nhóm nội dung, biện pháp hướng tới mục tiêu góp phần giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
- Thúc đẩy sử dụng năng lượng hiệu quả trong xây dựng, giao thông, chiếu sáng, thiết bị điện, sản xuất, dịch vụ; khuyến khích đầu tư thu hồi năng lượng, nhiệt trong sản xuất, tiêu dùng để tái sử dụng.
- Ban hành các cơ chế, chính sách đầu tư, khuyến khích, hỗ trợ các thành phần kinh tế đầu tư nghiên cứu, khai thác năng lượng gió, mặt trời, địa nhiệt, sinh học, sinh khối; sản xuất điện từ khí sinh học, chất thải, các phụ phẩm nông nghiệp; phát triển mô hình thủy điện nhỏ phục vụ tiêu thụ năng lượng tại chỗ.
- Nghiên cứu, áp dụng thử nghiệm và nhân rộng các mô hình phát triển cac-bon thấp trong phát triển kinh tế - xã hội, lĩnh vực, vùng và cộng đồng.
- Nghiên cứu xu hướng dịch chuyển, các mô hình phát triển mới, những thay đổi trong cơ cấu kinh tế khu vực và toàn cầu để tranh thủ cơ hội và hạn chế các tác động bất lợi từ biến đổi khí hậu lên môi trường nước ta.
- Đẩy mạnh phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo đảm mọi người dân, doanh nghiệp hiểu đúng và đầy đủ các quy định của pháp luật, yêu cầu, tiêu chuẩn, quy chuẩn về bảo vệ môi trường; nhận thức đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ môi trường và có ý thức thực hiện trên thực tế.
- Tiếp tục đẩy mạnh giáo dục môi trường, biến đổi khí hậu trong các cấp học, bậc học trong hệ thống giáo dục và đào tạo; mở rộng các chuyên ngành đào tạo về môi trường, ưu tiên đào tạo các chuyên ngành có nhu cầu lớn trong xã hội.
- Tuyên truyền, vận động xây dựng lối sống thân thiện với môi trường, tiêu dùng bền vững, hình thành ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh trong nhân dân, tiến tới xây dựng xã hội ít chất thải, các-bon thấp, hài hòa, thân thiện với môi trường.
- Làm rõ trách nhiệm của các ngành, các cấp để xảy ra các vấn đề môi trường nghiêm trọng do không thực hiện, thực hiện không đúng các quy định về bảo vệ môi trường hoặc vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong phê duyệt, cấp phép các dự án đầu tư. Gắn xem xét ý thức trách nhiệm và kết quả bảo vệ môi trường trong việc đánh giá, bình bầu thi đua, khen thưởng tập thể và cá nhân người đứng đầu.
- Thực hiện việc đánh giá, phân hạng các ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo mức độ thân thiện với môi trường và hàng năm công bố công khai để có sự điều chỉnh chính sách và quy hoạch phát triển cho phù hợp với tình hình thực tế của ngành, địa phương.
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách, lồng ghép yêu cầu bảo vệ môi trường trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng phát triển bền vững. Khẩn trương xây dựng bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
- Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường, trọng tâm là sửa đổi, bổ sung Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, hướng tới việc xây dựng Bộ Luật môi trường. Khẩn trương xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị quyết về những vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường giai đoạn 2012 - 2020 và các văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định về tội phạm môi trường trong Bộ luật Hình sự để sớm đưa các tội phạm môi trường ra xét xử. Nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện pháp luật về không khí sạch, sử dụng hiệu quả tài nguyên, tái chế chất thải, phát triển kinh tế các-bon thấp.
- Thúc đẩy nhanh, mạnh việc áp dụng các cơ chế, công cụ kinh tế phù hợp với thể chế kinh tế thị trường nhằm điều tiết vĩ mô các hoạt động phát triển theo hướng thân thiện với môi trường, đặc biệt là các công cụ thuế, phí, ký quỹ, chi trả dịch vụ môi trường, tài khoản vốn tự nhiên... Thiết lập cơ chế giải quyết tranh chấp, bồi thường thiệt hại về môi trường. Hoàn thiện các cơ chế tài chính, tín dụng cho bảo vệ môi trường; tăng cường thực thi các chính sách ưu đãi, trợ giá, hỗ trợ về đất đai, tài chính, tín dụng cho hoạt động bảo vệ môi trường.
- Tiếp tục kiện toàn, củng cố hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường từ Trung ương đến địa phương, trọng tâm là cấp tỉnh, huyện, xã theo hướng nâng cao năng lực thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường. Rà soát, làm rõ nội dung, xử lý dứt điểm tình trạng chồng chéo, vướng mắc, phân tán trong phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước, tập trung đầu mối quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Nghiên cứu đề xuất mô hình cơ quan quản lý nhà nước về môi trường phù hợp với tình hình mới, xu hướng mở cửa và hội nhập. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực, tăng cường đào tạo chuyên môn, kỹ năng, kiến thức quản lý, ngoại ngữ bảo đảm nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.
- Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật, đấu tranh phòng chống tội phạm môi trường. Phối hợp chặt chẽ giữa công tác kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường các cấp với hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm môi trường của lực lượng cảnh sát môi trường.
- Trên cơ sở Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường, khẩn trương củng cố, hoàn chỉnh Quy hoạch tổng thể hệ thống quan trắc môi trường quốc gia, từng bước đầu tư, hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị nhằm tăng cường năng lực quan trắc, phân tích môi trường, xây dựng hệ cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia và ở các ngành, các cấp; cung cấp kịp thời, chính xác, đầy đủ các thông tin môi trường phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về môi trường.
3. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ về bảo vệ môi trường
- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học về môi trường, phát triển và ứng dụng công nghệ cao trong bảo vệ môi trường, phát huy vai trò của khoa học và công nghệ trong việc thúc đẩy, nâng cao chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế, thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh.
- Phát triển, tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới, tiên tiến về phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm, khai thác, sử dụng hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, tiết kiệm năng lượng, sản xuất và sử dụng năng lượng sạch, tái tạo. Đẩy nhanh tiến độ đổi mới công nghệ sản xuất, công nghệ xây dựng theo hướng ứng dụng công nghệ sản xuất, xây dựng tiêu tốn ít nguyên, nhiên liệu, năng lượng, ít chất thải, các-bon thấp.
- Định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế môi trường mũi nhọn, hình thành môi trường pháp lý thuận lợi, thực thi các chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển một số ngành, lĩnh vực cung ứng sản phẩm, hàng hóa thân thiện với môi trường, các sản phẩm tái chế, sản xuất năng lượng từ chất thải kết hợp thực hiện các gói kích cầu, thúc đẩy tiêu dùng các loại sản phẩm này, nhằm đẩy nhanh việc hình thành và phát triển ngành kinh tế môi trường.
- Ban hành các cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp môi trường. Chú trọng phát triển năng lực cung ứng dịch vụ môi trường, nhất là xử lý, tái chế chất thải và công nghệ, giải pháp xử lý môi trường, coi đây là ngành kinh tế xanh, mũi nhọn giải quyết các vấn đề môi trường, góp phần tạo thêm thu nhập và việc làm cho nhân dân.
- Nhà nước thực thi chính sách trợ giá; khuyến khích người dân tiêu dùng, sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, sử dụng năng lượng sạch, tái tạo, các sản phẩm tái chế nhằm hỗ trợ ngành kinh tế môi trường phát triển.
5. Tăng cường và đa dạng hóa đầu tư cho bảo vệ môi trường
- Tăng dần tỷ lệ chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước cho bảo vệ môi trường, phấn đấu đạt 2% tổng chi ngân sách; đồng thời thúc đẩy việc sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường. Phát huy vai trò, trách nhiệm của ngành tài nguyên và môi trường trong phân bổ, giám sát các nguồn chi ngân sách cho bảo vệ môi trường, bảo đảm nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường được sử dụng gắn với trách nhiệm bảo vệ môi trường. Bảo đảm mức và cơ cấu đầu tư cho bảo vệ môi trường hợp lý trong đầu tư phát triển, trong sản xuất, kinh doanh.
- Chú trọng hoàn thiện các cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư bảo vệ môi trường; triển khai mạnh mẽ mô hình hợp tác công - tư (PPP); thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay ưu đãi, vốn hỗ trợ phát triển từ các tổ chức quốc tế và Chính phủ các nước cho bảo vệ môi trường, đặc biệt là trong việc khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.
- Phát huy vai trò của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, củng cố, tăng cường năng lực, bổ sung nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, tạo cơ chế huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước; mở rộng phạm vi hoạt động, loại hình hỗ trợ đáp ứng nhu cầu đa dạng của các tổ chức cá nhân trong bảo vệ môi trường. Từng bước hình thành thị trường vốn cho bảo vệ môi trường, khuyến khích thành lập quỹ tài trợ cho các sáng kiến, mô hình dựa vào cộng đồng, các phong trào, hoạt động bảo vệ môi trường vì lợi ích chung của xã hội.
- Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường, huy động sự tham gia của các thành phần kinh tế đầu tư cho bảo vệ môi trường. Có cơ chế, chính sách phù hợp để tăng cường huy động vốn cho bảo vệ môi trường, nhất là các nguồn vốn ngoài ngân sách.
- Nghiên cứu, hình thành các nguồn thu mới; từng bước tăng dần mức thu tương ứng với mức độ hưởng lợi từ môi trường hoặc mức độ gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, góp phần giảm gánh nặng đầu tư cho bảo vệ môi trường từ ngân sách nhà nước, tạo nguồn tài chính bền vững cho bảo vệ môi trường.
6. Thúc đẩy hội nhập và tăng cường hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường
- Coi trọng vấn đề môi trường trong đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại song phương, đa phương, đặc biệt trong hợp tác xuyên Thái Bình Dương; đẩy mạnh thực hiện các cam kết trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) liên quan đến dịch vụ môi trường; thu hút đầu tư nước ngoài cho bảo vệ môi trường, đồng thời xây dựng năng lực cung ứng dịch vụ môi trường để đáp ứng nhu cầu trong nước, từng bước mở rộng phạm vi hoạt động ra các nước trong khu vực.
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm thu hút nguồn lực cho bảo vệ môi trường; chủ động, sáng tạo trong việc đề xuất các sáng kiến hợp tác quốc tế; tham gia, tổ chức thực hiện hiệu quả các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới, các tổ chức quốc tế trong việc phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học chung biên giới và ứng phó với biến đổi khí hậu.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC
1. Trách nhiệm thực hiện Chiến lược
- Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chủ trì, có trách nhiệm điều phối, giúp Thủ tướng Chính phủ thống nhất tổ chức thực hiện Chiến lược; xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chiến lược theo 2 giai đoạn: 2012-2015 và 2016-2020.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cân đối, bố trí vốn từ ngân sách Nhà nước và các nguồn vốn khác để thực hiện các nội dung của Chiến lược.
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện các mục tiêu, nội dung, biện pháp và giải pháp của Chiến lược,
- Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức quần chúng khác và cộng đồng dân cư có trách nhiệm tham gia bảo vệ môi trường, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và người dân.
2. Giám sát và đánh giá việc thực hiện Chiến lược
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm giám sát, kiểm tra việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu bảo vệ môi trường trong lĩnh vực, địa bàn thuộc trách nhiệm quản lý của mình; định kỳ hàng năm tổ chức tổng kết tình hình thực hiện, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chiến lược; định kỳ tổ chức đánh giá, tổng kết tình hình thực hiện, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Nơi nhận: |
THỦ TƯỚNG |
CÁC CHỈ TIÊU GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 05 tháng 9 năm 2012 của
Thủ tướng Chính phủ)
TT |
Chỉ tiêu |
Cơ quan chịu trách nhiệm tổng hợp |
Lộ trình thực hiện |
||
2010 |
2015 |
2020 |
|||
1 |
Giảm về cơ bản các nguồn gây ô nhiễm môi trường |
||||
a. |
Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh xây dựng mới đạt yêu cầu về BVMT |
Bộ TN&MT |
40% |
75% |
100% |
b. |
Tỷ lệ cơ sở hiện đang gây ô nhiễm môi trường |
Bộ TN&MT |
- |
Giảm 20% so với 2010 |
Giảm 50% so với 2010 |
c. |
Tỷ lệ khu công nghiệp đáp ứng yêu cầu BVMT |
Bộ TN&MT |
- |
70% |
95% |
d. |
Tỷ lệ làng nghề truyền thống đạt yêu cầu về môi trường |
Bộ TN&MT |
- |
30% |
60% |
đ. |
Tỷ lệ xã đạt chuẩn vệ sinh môi trường theo tiêu chí nông thôn mới |
Bộ NN&PTNT |
|
20% |
50% |
e. |
Số vụ sự cố hóa chất, phóng xạ, hạt nhân |
Bộ KH&CN |
|
Không |
Không |
g. |
Tỷ lệ khu đô thị loại IV trở lên có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt yêu cầu |
Bộ XD |
|
30% |
70% |
h. |
Tỷ lệ khu, cụm công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt yêu cầu |
Bộ TN&MT |
60% |
75% |
95% |
i. |
Tỷ lệ chất thải rắn đô thị được thu gom |
Bộ XD |
80 - 82% |
90% |
95% |
k. |
Tỷ lệ chất thải rắn nông thôn được thu gom |
Bộ NN&PTNT |
40 - 55% |
60% |
75% |
l. |
Tỷ lệ chất thải rắn được tái sử dụng, tái chế hoặc thu hồi năng lượng, sản xuất phân bón |
Bộ TN&MT |
20 - 30% |
55% |
85% |
m. |
Tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý, tiêu hủy, chôn lấp an toàn sau xử lý, tiêu hủy |
Bộ TN&MT |
65% |
75% |
85% |
n. |
Mức sản xuất và sử dụng túi, bao gói khó phân hủy |
Bộ CT |
|
Giảm 10% so với 2010 |
Giảm 30% so với 2010 |
o. |
Tỷ lệ chất thải y tế được xử lý, tiêu hủy, chôn lấp an toàn sau xử lý, tiêu hủy |
Bộ Y tế |
75% |
80% |
100% |
p. |
Số bãi chôn lấp chất thải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và hợp vệ sinh |
Bộ TN&MT |
|
50% |
90% |
2 |
Khắc phục, cải tạo môi trường các khu vực bị ô nhiễm, suy thoái; cải thiện điều kiện sống của nhân dân |
||||
a. |
Tỷ lệ diện tích mặt nước ao, hồ, kênh, mương, sông trong các đô thị, khu dân cư được cải tạo, phục hồi |
Bộ XD |
- |
Tăng 30% so với 2010 |
Tăng 70% so với 2010 |
b. |
Tỷ lệ diện tích đất bị nhiễm độc, tồn dư đi-ô-xin, hóa chất, thuốc BVTV, các chất gây ô nhiễm được xử lý, cải tạo |
Bộ TN&MT |
- 255.000 ha đất bị nhiễm độc đi-ô-xin - 335 điểm tồn lưu hóa chất BVTV |
Giảm 20% so với 2010 |
Giảm 50% so với 2010 |
c. |
Tỷ lệ diện tích các hệ sinh thái tự nhiên đã bị suy thoái được phục hồi, tái sinh |
Bộ TN&MT |
- |
Tăng 30% so với 2010 |
Tăng 50% so với 2010 |
d. |
Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch |
Bộ XD |
80% |
95% |
100% |
đ. |
Tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh |
Bộ NN&PTNT |
79% |
85% |
95% |
e. |
Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn có công trình vệ sinh đạt yêu cầu |
Bộ NN&PTNT |
52% |
65% |
95% |
g. |
Tỷ lệ diện tích đất cây xanh công cộng trong các đô thị, khu dân cư |
Bộ XD |
1-4 m2/người |
Tăng 15% so với 2010 |
Tăng 30% so với 2010 |
h. |
Hàm lượng các chất độc hại trong không khí ở đô thị, khu dân cư |
Bộ TN&MT |
- |
Giảm so với 2010 |
Đạt quy chuẩn |
3 |
Giảm nhẹ mức độ suy thoái, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên; kiềm chế tốc độ suy giảm đa dạng sinh học |
||||
a. |
Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp bị mất do chuyển đổi mục đích sử dụng, thoái hóa, bạc màu, hoang mạc hóa |
Bộ NN&PTNT |
- |
Giảm 20% so với 2010 |
Giảm 30% so với 2010 |
b. |
Diện tích đất trồng lúa, hoa màu |
Bộ NN&PTNT |
- |
3,6 triệu ha |
3,6 triệu ha |
c. |
Diện tích mặt nước ao, hồ, kênh, mương, sông trong các đô thị, khu dân cư |
Bộ XD |
- |
Không giảm so với 2010 |
Không giảm so với 2010 |
d. |
Số vùng bị cạn kiệt nguồn nước do khai thác quá mức |
Bộ TN&MT |
|
Không tăng so với 2010 |
Không tăng so với 2010 |
đ. |
Mức sử dụng nước, diện tích đất trên 1 đơn vị GDP |
Bộ TN&MT |
|
Giảm 10% so với 2010 |
Giảm 30% so với 2010 |
e. |
Nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ |
Bộ NN&PTNT |
|
Không giảm so với 2010 |
Không giảm so với 2010 |
g. |
Tỷ lệ che phủ của rừng |
Bộ NN&PTNT |
40% |
42 - 43% |
45% |
h. |
Diện tích rừng nguyên sinh |
Bộ NN&PTNT |
0,57 triệu ha |
Không giảm |
Không giảm |
i. |
Diện tích rừng ngập mặn |
Bộ NN&PTNT |
- |
Không giảm so với 2010 |
Không giảm so với 2010 |
k. |
Diện tích các thảm cỏ biển |
Bộ TN&MT |
18.500 ha |
Không giảm so với 2010 |
Không giảm so với 2010 |
l. |
Diện tích các rạn san hô |
Bộ TN&MT |
110.000 ha |
Không giảm so với 2010 |
Không giảm so với 2010 |
m. |
Tổng diện tích khu bảo tồn thiên nhiên |
Bộ TN&MT |
2,5 triệu ha |
Tăng 10% so với 2010 |
3,0 triệu ha |
n. |
Số loài quý, hiếm bị đe dọa tuyệt chủng |
Bộ TN&MT |
47 |
Không tăng so với 2010 |
Không tăng so với 2010 |
o. |
Số loài quý, hiếm bị tuyệt chủng |
Bộ TN&MT |
9 loài (Giai đoạn 2001-2010) |
Không |
Không |
p. |
Số nguồn gen quý, có giá trị bị mất |
Bộ TN&MT |
- |
Không tăng so với 2010 |
Không tăng so với 2010 |
q. |
Các khu di sản thiên nhiên, cảnh quan, nét đẹp của thiên nhiên |
Bộ VHTT&DL |
- |
Không suy giảm so với 2010 |
Không suy giảm so với 2010 |
r. |
Số vụ mất an toàn sinh học có nguyên nhân từ sinh vật biến đổi gen |
Bộ Y tế |
|
Không |
Không |
s. |
Số loài và mức độ xâm hại của các loài ngoại lai xâm hại môi trường |
Bộ TN&MT |
- |
Không tăng so với 2010 |
Không tăng so với 2010 |
4 |
Tăng cường khả năng chủ động ứng phó với BĐKH, giảm nhẹ tốc độ gia tăng phát thải khí nhà kính |
||||
a. |
Tỷ lệ dân hiểu biết, có kiến thức ứng phó, thích nghi, sống chung với BĐKH |
Bộ TN&MT |
- |
30% |
100% |
b. |
Tỷ lệ các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án có tính đến các tác động của BĐKH, nước biển dâng |
Bộ KH&ĐT |
- |
30% |
90% |
c. |
Tỷ lệ diện tích các hệ sinh thái tự nhiên có tầm quan trọng quốc gia, quốc tế được cải thiện khả năng chống chịu, thích nghi với BĐKH |
Bộ TN&MT |
- |
Tăng 20% so với 2010 |
Tăng 60% so với 2010 |
d. |
Tỷ lệ cộng đồng dân cư cấp làng, xóm, thôn được xây dựng năng lực chủ động ứng phó với BĐKH, thiên tai |
Bộ NN&PTNT |
- |
Tăng 30% so với 2010 |
Tăng 90% so với 2010 |
đ. |
Mức phát thải khí nhà kính trên 1 đơn vị GDP |
Bộ TN&MT |
|
Giảm 3% so với 2010 |
Giảm 7-8% so với 2010 |
THE PRIME
MINISTER |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 1216/QĐ-TTg |
Hanoi, September 05th 2012 |
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the Law on Government organization dated December 25th 2001;
Pursuant to the Law on Environment protection dated November 29th 2005;
Pursuant to the Socio-economic development strategy 2011 – 2020;
At the proposal of the Minister of Natural Resources and Environment,
DECIDES;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Environment protection is a vital task of mankind; the environment protection strategy is an integral part of the socio-economic development strategy, the sustainable development strategy; the environment protection towards sustainable development will satisfy the requirements of the current generations and sustain the potential and prospect for future generations; investment in environment protection is the investment in sustainable development.
- The development must follow the law of natures, be harmonious with the nature and eco-friendly; the economy is encouraged to be developed compatibly with the ecological characteristics of each area, with little waste, low carbon dioxide, towards a green economy.
- Prioritize the pollution prevention and control; value the efficiency and sustainability in the extraction and utilization of natural resources; focus on conserving the bio-diversity; gradually restore and improve the environment quality; enhancing the capability to deal with climate change.
- Environment protection is the responsibility of the entire society and every one; it must be uniformly fulfilled on the basis of determining the responsibilities of Ministers and sectors, the decentralization between the Central and the local authorities; intensifying the role of the community, the public organizations, and cooperation with regional countries and other countries in the world.
- Intensify the application of administrative measures, step by step applying the criminal sanctions, and utilizing flexibly the market mechanism in order to enhance the efficiency and effect of the State management, ensuring the implementation of laws, requirements, regulations, and standards relevant to the environment.
- The organizations and individuals must pay for the benefit from the resources and value of the environment; organizations and individuals that cause environmental pollution or degradation of the resources or biodiversity declines must pay compensation for the damage, and pay the cost of restoration.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Basically control and restrict the increase of environmental pollution, the degradation of resources, and the biodiversity declines; keep improving the living environment; improving the capability to deal with climate change, towards the sustainable development of the country.
b) Specific targets
- Basically reduce the sources of environmental pollution.
- Restore and improve the environment at the polluted and degraded areas; improving people's life.
- Mitigate the degradation and depletion of natural resources; control biodiversity declines.
- Enhance the capability to deal with climate change and decelerate the emission of greenhouse gas.
(The criteria for supervising and assessing the environment protection by 2020 are specified I the Annex enclosed with this Decision)
3. The orientation towards 2030
Prevent and stop the increase of environmental pollution, resources degradation, and biodiversity declines, improve the living environment; actively deal with climate change, constitute the fundamental conditions for a green economy with few wastes and low carbon dioxide, for the prosperity and sustainable development of the country.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. The prevention and control of the sources of environmental pollution
a) The group of measures towards preventing the establishment of new premises that cause environmental pollution
- Encourage the shift of the economic structure towards benefiting the eco-friendly industries, halt the development of the industries likely to cause environmental pollution and degradation; step by step build the infrastructure and a legal environment that favors the green economy; study, develop, and apply the criteria for determining green economy industries and areas; adopt policies on encouraging and supporting the development of green economy areas.
- Develope and build an environmental criteria applicable to the planning for the sectoral, regional, and socio-economic development; study and try partitioning functional areas according to the ecosystems in order to serve the development planning, towards determining the prioritized areas, restricted areas, or areas banned from industrial development and mineral extraction in order to reduce the conflict between the environment protection and socio-economic development.
- Enhance the quality of strategic environment assessment, satisfying the requirements for environment protection included in the strategies, plannings, plans, the programs and schemes for socio-economic development.
- Enhance the efficiency of the assessment of the environmental impact in the filtration and prevention of the obsolete technologies that cause environmental pollution in the project of investment and development.
- Strictly implement the measures for preventing the use of obsolete machinery and equipment that cause environment; and the import of wastes.
a) The group of measures towards reducing the existing sources of environmental pollution
- Classify the producing and service-providing premises, warehouses, and landfills, according to the level of environmental pollution, in order to take measures for effective inspection and supervision.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Promptly issue and boost the progress of the Plan for thoroughly settling the premises that cause severe environmental pollution 2012 – 2020.
- Encourage the application of the environmental management model according to ISO 14000, cleaner production, waste audit, estimate of product life cycle, and the advanced environmental management to the production and business.
- Promote the development of the models of industrial complexes, industrial parks, export processing zones, producing and processing premises, breeding farms, warehouses, depots, and markets that are eco-friendly.
c) The group of measures towards basically resolving the environmental issues at industrial parks, river basins, trade villages, and rural areas.
- Check and request the industrial parks and industrial complexes that fail to satisfy the requirements for environment protection to rectify, improve, and upgrade the environment protection works; shut down the industrial parks that fail to rectify and improve; do not allow new industrial parks that have not yet satisfied the requirements for environment protection to receive projects of investment.
- Check, enumerate, and thoroughly settle the premises that cause severe environmental pollution along the basins of Nhue – Day river, Cau river, Dong Nai river system, and other rivers that show a sign of pollution; prioritizing the construction of concentrated sewage treatment system for the urban areas to discharge sewage directly to rivers; limit the new establishment of industrial parks and premises that pose a risk of severe environmental pollution along the river basins.
- Make and implement the plan for converting the trade villages into industrial parks and industrial complexes of trade villages of which the technical infrastructure satisfies the requirements for environment protection. Applying new and advanced technologies to trade villages, especially eco-friendly ones; establish the organizations that provide environmental treatment services in the trade villages.
- Establish the autonomous organizations of environment protection in trade villages, and issue the regulations on the responsibility and obligation to protect the environment, to pay tax, fees, and money for fighting, reducing the pollution, and improve the environment.
- Promptly make plans and settle the pressing issue about garbage in rural area recently; intensify the movement for hygienic households and internal roads; take practical measures for reducing environmental pollution cause by breeding in the rural areas.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
d) The group of measures towards the chemical safety, nuclear and radiation safety.
- Increase the capability to actively prevent and avoid nuclear and radiation accidents through selecting the technologies that optimize the safety when building nuclear power generation works.
- Strictly implement the regime for registering the chemical works, especially toxic chemicals; control the use of machinery and equipment relevant to radioactive substances.
- Increase the capability to prevent and deal with chemical accidents, nuclear and radiation accidents in research institutes, premises, and warehouses that produce or store chemicals and radioactive substance.
- Quickly supplement, complete, and put into use the technical regulations and standards and the requirements for chemical safety, nuclear and radiation safety, and concurrently carry out inspection and handling of violation in order to ensure the conformity to law.
dd) The group of measures towards increasing the proportion of urban areas, industrial parks, industrial complexes, and export processing zones that have qualified concentrated sewage treatment systems.
- Intensifying the implementation of the targets and solutions in the Orientation of the development of urban drainage system and industrial parks in Vietnam by 2025, and the orientation towards 2050.
- Include the plan of land area for building the concentrated sewage treatment systems in the plannings, the plan for using land at all levels, the plan for improving and developing urban areas, concentrated residential areas, industrial parks industrial complexes, and export processing zones.
- Make plannings, gradually build and operate the concentrated system of sewage collection and treatment in urban areas of class IV and above.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Change and raise the progressive environment protection fees levied on the domestic sewage and industrial sewage according to the level of environmental pollution, in order to gradually defray the cost of treating domestic sewage, and boosting the private sector involvement in the investment in sewage treatment.
e) The group of measures towards reducing the existing sources of environmental pollution
- Ensure the strict compliance with the requirements of the decision on approving the environmental impact assessment report, especially the requirement s for preventing and treating the sewage, wastes, and negative impacts on the environment during the mineral extraction.
- Intensify the environmental inspection of the projects of mineral extraction that pose a threat to cause environmental pollution and affect the environment from many aspects.
- Assess and forecast the requirements and content of restoring the environment, regarding the projects of mineral extraction; strictly comply with the regulations on the deposit on the environmental restoration in mineral extraction.
- Provide a mechanism that compel the investor in the mineral extraction to invest in the infrastructural development, supporting the poverty reduction, creating employments, providing health care service for people in the localities where they conduct mineral extraction.
g) The group of measures towards increasing the proportion of solid wastes being collected, recycled and reused; reducing the production and use of non-biodegradable packages.
- Intensify the implementation or the National strategy for the management of solid wastes by 2025, and the orientation towards 2050.
- Study, test, and apply on a large scale the fee collection according to the weight and form of garbage and solid wastes; gradually increase the fees towards completely cover the cost of collecting, transporting, and burying solid wastes; create a market for recyclable and reusable wastes.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Boost the private sector involvement, establish a network of enterprises, social organizations, and cooperatives that collect and transport solid wastes; collect the network with the recycling premises and the landfills; intensify the collection of domestic solid wastes at residential areas in the countryside and public places.
- Formulate and complete the policy and law on waste recycling in order to specialize the reuse and recycling of wastes; develop the eco-friendly recycling industry.
- Study, develop, and implement the programs of developing the capability of recycling wastes; support the establishment of major recycling enterprises on the basis of boosting the cooperation with households and small production models; establish concentrated recycling zones; develop and receive the transfer of advanced recycling technologies that suit the Vietnam's condition.
- Study and apply the mechanism and policy on credit support and subsidization for recyclable products; create and develop the market for recyclable, green, clean, and eco-friendly products.
- Study and produce the biodegradable packages in order to replace the non-biodegradable ones.
- Raise the responsibility of producers and importers for collecting and handling the packages, machinery and equipment after use, especially electronic devices; encourage people not to use non-biodegradable packages.
- Check, upgrade, improve, and build a network of solid waste landfills in different areas, and concurrently establish recycling premises based on the assessment and forecast of the local production of solid wastes, with regard to the demand of the localities in the area. Include the plan of land area for landfills of solid wastes, the points of gathering and transiting solid wastes in the plannings, the plan for using land at all levels, the plan for improving and developing urban areas, concentrated residential areas.
h) The group of measures towards raising the proportion of treated toxic wastes and medical wastes that meet the technical standards and are safely buried or destroyed after the treatment.
- Complete and ensure the strict compliance with the regulations on registering, classifying, storing, transporting, treating, destroying, and burying toxic wastes and medical wastes.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Check, complement, and complete the landfills for treated or destroyed toxic wastes and medical wastes that ensure the safety for human and the environment.
a) The group of measures towards the improvement and restoration of ponds, lakes, channels, canals, and river sections that have been polluted in urban areas and residential areas
- Focus on protecting, maintaining, and upgrading the lakes, ponds, channels, canals, and river sections in urban areas and residential areas; restrict the projects that level off and reduce the water surface area; boost the progress of embankments, determine the perimeter of ponds, lakes, channels, canals, and river sections in urban areas and residential areas, stop the illegal infringement and leveling.
- Make investment from the State budget, prioritize the ODA to implement the programs and projects of improvement and restoring ponds, lakes, channels, canals, and river sections in urban areas and residential areas, especially the projects in the National target program of reducing pollution and improving the environment.
- Combine the planning for embellishing the urban areas, upgrading and completing the sewage and rain water drainage system; build the concentrated sewage treatment systems with the programs and projects on improving and restoring the lakes, ponds, channels, canals, and river sections in urban areas and residential areas.
b) The group of measures towards treating and improving the lands that are contaminated with toxins, residue of dioxin, chemicals, pesticides, and other pollutants.
- Investigate, assess and identify the contaminated lands or lands showing signs of being contaminated with toxins, residue of chemicals, pesticides, pollutants, and dioxin left after war; draw maps of dangerous zones.
- Make plans and step by step improve and restore the environment; prioritize the lands in or near residential areas and river hears that directly affect people’s health.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Combine the mobilization of resources for improving and restoring the contaminated lands with the policy on prioritizing the allocation and lease of the improved and restored lands.
c) The group of measures towards the restoration and regeneration of the natural ecosystems that have been degraded, especially mangrove forests.
- Investigate and assess the degradation, and make plans for restoring the distinctive or representative natural ecosystems, especially the mangrove forests.
- The state shall implement the programs for mobilizing ODA and resources from economic sectors, Vietnamese and foreign organizations to invest in the restoration of natural ecosystems, together with raising the resistance of the ecology to the impacts of climate change; provide a mechanism for paying ecological services towards boosting the restoration, regeneration, and protection of natural ecologies.
d) The group of measures towards improving the air in urban areas and residential areas
- Keep tightening the regulations, requirements and measures for preventing pollutions from the construction works, from the transport of wastes and building materials in urban areas and residential areas; resolutely stop or prohibit the constructions that do not meet the requirements for environment protection.
- Implement the plan for applying the advanced standards of emissions to vehicles; implement the regime for registering and controlling the emissions; strictly handle the violating vehicles; restrict towards eliminating the vehicles that cause severe air pollution and noise pollution; change the structure of traffic participation towards environmentally sustainable development of traffic; disperse the traffic to avoid partial congestion and pollution; take measures for minimizing noise pollution in urban areas.
- Study and apply the plan for adjusting the standards of fuel towards eco-friendliness that are congruent to the progress of international integration and the development of the country.
- Complete the stations for observing the air quality in urban areas, ensure the sufficient, accurate, and prompt information about the air pollution on the road and hot spots of traffic to promptly make intervention.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
dd) The group of measures towards improving environmental hygiene condition in urban areas and residential areas
- Boosting the implementation of the Plan for water supply in urban areas and industrial parks in Vietnam by 2025, and the orientation towards 2050.
- Carry out comprehensive investigation and assessment of the demand for clean water and the water supply, including the technical infrastructure, amount, and quality of water; make water supply plans to ensure that all people are provided with clean water to serve their everyday life.
- Keep efficiently implementing the National target program of clean water and environmental hygiene in rural areas, focus on the areas of which the proportion of people provided with clean water is low, and the water sources to substitute clean water is lacking; prioritize the ODA investment in upgrading, improving, and building the clean water supply works in rural areas, especially remote areas.
- Intensify the research, receive the transfer of clean water supply technologies; ensure that people are adequately and promptly served, especially in situations such as flooding, storm, and other emergencies.
- Step by step reduce the distance between the quality of the tap water in urban area and that in rural area, towards a uniform application of technical standards of tap water to both areas.
a) The group of tasks and measures towards the efficient and sustainable use of land; minimizing the loss of agricultural land due to the conversion of the use purpose, soil degradation, exhaustion, and desertification.
- Balance and harmonize the demand for land with land potential; promote the grouping and exchanging of land plot, combination of land plots in agricultural production and urban embellishment.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Minimize the conversion of specialized forests, protective forests, watershed forests, and paddy field into other use purposes; check, consider, and allocate the investment in developing the projects of golf, hydroelectricity, and mineral extraction.
- Encourage the application of sustainable cultivation methods and land use in agriculture, limit the use of chemicals and inorganic fertilizer in agricultural production, prevent the soil erosion and degradation.
- Promote the development of the model of ecological economic villages on degraded, exhausted, and deserted land in order to improve the soil, reduce the scale and level of degradation and exhaustion.
b) The group of measures towards raising the efficiency of the use of water resources, minimize the seasonal and local water shortages
- Expedite the general management of water resources in river basins; combine the development planning of various industries, especially the industries that use a lot of water, with the planning for searching and extracting water resources. Enhance the control over the water pollution, focus on controlling the pollution at river basins and trans-boundary water sources.
- Strictly control the premises that extract surface water and underground water, especially in dry seasons; study and apply the limits on the extraction of underground water to teach area; review and adjust the planning for socio-economic development and industrial plant development within the supply of surface water and underground water in each area
- Study the innovation of the mechanism for irrigation in order to raise the efficiency in the extraction and use of water serving the agricultural production; expand the model for paying for forest environment services and ecological services in order to protect the water sources.
c) The group of measures towards limiting the reduction of aquatic resources
- Carry out investigations, assessments, and take radical measures for eradicating the destructive methods of collecting aquatic organisms.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Formulate and implement the programs an projects of protecting and restoring the biological productivity and the ability of to supply nutrition sources, the places for regenerating and cultivating the aquatic resources of oceanic ecosystems in order to restore the inshore aquatic resources.
d) The group of tasks and measures towards increasing the coverage and quality of forests.
- Keep intensifying the afforestation, and forest protection together with the sustainable silviculture; strictly control the lease of forest land, especially protective forests and watershed forests.
- Investigate and assess the condition of primeval forests, take effective measures for preventing the illegal extraction, infringement, or degradation of primeval forests; improve the resistance of natural forests to climate change.
- Cultivate and protect natural forests, especially mangrove forests specialized forests, protective forests, and watershed forests, together with taking measures to prevent the illegal extraction and deforestation; intensify the prevention of forest fire, and improve the capability to deal with forest fire.
dd) The group of measures towards protecting the natural wetlands, coral reef, and other typical natural ecosystems.
- dd) The group of measures towards protecting the natural wetlands, coral reef, and other typical natural ecosystems.
- Include the criteria of the area of land, water, and natural ecosystems in the plan for investigating, assessing, and inspecting land, assessing the annual and periodic land fluctuation in order to gradually form a database about this group of land.
- Investigate, assess, examine, and compare with the criteria for establishing wildlife sanctuaries as prescribed in the Law on Biological diversity and relevant laws, make a plan for conservation, step by step establish the wildlife sanctuaries on wetlands and on the sea.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Tightly cooperate with international organizations in requesting the recognition for wetlands of international importance, the recognition of wetlands of national importance and provincial importance; mobilize the domestic and foreign resources to protect and maintain the wetlands of international, national, and local importance.
e) The group of measures towards increasing the quantity, area, and quality of wildlife sanctuaries.
- Include the criteria of land area for wildlife sanctuaries in the planning and plan for using land at all level, satisfy the requirements for the development of wildlife sanctuaries.
- Review, assess, arrange the wildlife sanctuaries in accordance with the purposes, criteria, conditions, and resources as prescribed in the Law on Biological diversity and relevant laws.
- Formulate the programs and projects of investment in the restoration and development of ecosystems and organisms in wildlife sanctuaries; allocate budget from the environmental budget to mange the wildlife sanctuaries according to the form and level, satisfying the requirements for conserving the biodiversity therein.
- Utilize the values of the sanctuaries, combine the conservation with the development of ecological tourism, adopt the policy on paying for environmental services in order to generate incomes for the restoration and development of biodiversity in wildlife sanctuaries.
g) The group of measures towards decelerate the extinction and the quantity of wildlife, the degradation of rare and valuable genetic resources.
- Investigate, research, and enumerate the species protected, the species banned from collecting in nature and restricted from collecting in nature; issue regulations on the regime for controlling the extraction of species restricted from extraction.
- Formulate and implement the programs and projects of conserving wildlife, plants, and domestic animals in the list of protection; develop a system of biodiversity conservation centers that satisfy the requirements for moving conservation according to each area and nationwide.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Build a database system about genetic resources, develop the system of gene banks; preserve and sustain the genetic resources of protected species, rare and valuable genetic resources; promote the registration of property of local knowledge about the genetic resources.
- Enhance the capability to control the intrusion of alien pests; manage the risks of generically modified organisms and products thereof to the environment and human health.
a) The group of measures towards raising the people’s awareness and knowledge about the climate change and the adaptation to climate change
- Carry out investigation and summarize the models and experience in adapting, preventing, and dealing with natural disaster; complement such models and experience according to the progress of climate change to disseminate.
- Organize the competitions about the knowledge, photography, cinematography, etc. about climate change; Include the content about climate change in the activities of the community and organizations.
- Organize periodic disaster drills in the context of climate change according to groups of subjects and areas.
b) The group of measures towards including the methods of dealing with climate change in the development strategies, plannings, plans, programs, and projects; raise the resistance and adaptability of ecosystems and environment protection works to the to the impacts of climate change and sea level rise.
- Keep updating the researches and scientific achievement, make new discoveries and awareness of climate change in order to update the script on climate change and sea level rise.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Study and consider the impacts of climate change and sea level rise when building irrigation, drainage, concentrated sewage treatment works, and landfills, especially in coastal areas and in the planning for establishing wildlife sanctuaries.
- Design and spread the models of adaptation to climate changes.
c) The group of measures towards reducing the greenhouse gas emission
- Promote the efficient use of energy in construction, transportation, lighting, electrical appliances, productions, and services; encourage the investment in recovering energy and heat in production and consumption for reuse.
- Introduce the mechanisms and policies on investing, encouraging, and supporting the economic sectors to investment in researching and using wind energy, solar energy, geothermal energy, biological energy; generate power from biological gases, wastes, agricultural by-products; develop the model of small power plants serving local energy consumption.
- Study and experimentally apply and spread the models of low-carbondioxide development in sectoral, regional, and socio-economic development.
- Study the trend and new development models, the change in the regional and global economic structure in order to take the opportunity and limit the negative impacts of climate change on the Vietnam’s environment.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Keep enhancing the education in the environment and climate change in the education system; expand the disciplines related to the environment, prioritize the disciplines that are in demand.
- Propagate and encourage the eco-friendly lifestyle and sustainable consumption, raise the awareness of environment protection and hygiene practices among the community, towards developing a society of little wastes, low carbondioxide, and eco-friendliness.
- Identify the responsibility of the sectors and levels of authority for the severe environmental issues due to the non-compliance or improper implementation of the regulations on environment protection, or violations of the regulations on environment protection when approving and licensing the projects of investment. Incorporate the responsibility and environment protection results when rewarding an organization or its leader.
- Carry out the assessment and classification of sectors and central-affiliated cities and provinces according to the eco-friendliness, and announce it annually in order to adjust the policy and development planning to suit the actual condition of the sector or the locality.
2. Complete the law and management regime, enhance the enforcement of laws on environment protection
- Complete the mechanism and policies, incorporate the environment protection requirements in the strategies, plannings, plans, the policies on socio-economic development towards sustainable development. Promptly establish the criteria for supervising and assessing the efficiency and effect of State management of environment protection.
- Keep complementing the laws on environment protection, focusing on amending and supplementing the Law on Environment protection 2005, towards promulgating the Law on Environment. Promptly develop, and request the Government to promulgate, the Resolution on pressing concerns about environment protection 2012 – 2020, and the documents guiding the implementation of regulations on environmental crimes in the Criminal Code to bring the environmental criminals to trial. Develop and complete the laws on clean air, efficient use of resources, recycling wastes, and developing a low-carbondioxide economy.
- Boost the application of economic instruments suitable for the market economy in order to regulate the development in a macroscopic scale towards eco-friendliness, especially the instruments of taxes, fees, deposits, payments for environmental services, and natural capital accounts, etc. Provide a mechanism for resolving disputes and compensation for environmental damage. Complete the credit financial mechanism for environment protection; enhance the enforcement of the policies on incentives, subsidies, support for land, finance, and credit for environment protection.
- Keep strengthening and complementing the system of State management agencies in charge of environment protection from central to local authorities, especially the local authority of provinces, districts, and communes, towards enhancing the enforcement of laws on environment protection. Review, clarify, and completely resolve the tangle and confusion in the allocation of State management responsibility, concentrate the focal point of State management of environment protection. Study and suggest a model of State management agencies in charge of the environment that suite the new picture and the integration. Concentrate on developing the human resources, enhance the training in professional, managerial skills, and foreign languages, ensuring that the human resources satisfy the requirements for environment protection.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Based on the overall planning for the network of resource and environment observation, promptly strengthen and complement the overall planning for the national environmental observation system, gradually invest in the modernization of the facilities and equipment in order to raise the capability of observing and analyzing the environment; establish national, local, and sectoral environmental databases; quickly, correctly, and sufficiently provide the information serving the socio-economic development, the inspection and handling of violations of laws on the environment.
- Enhance the scientific research on the environment, develop and apply modern technologies or environment protection, improve the role of science and technology in promoting and raising the quality and efficiency of the economy, boosting the conversion into a green economy.
- Develop and receive transfers of new and advanced technologies for the prevention and control of pollution; efficiently extract and use the resources; conserve the nature and biodiversity; save energy; produce, use, clean and recyclable energy. Boost the progress innovation in the technologies for production and construction towards applying technologies that consume little materials, fuel, energy, and produce little waste and carbondioxide.
- Plan the development of key environmental economics, create a favorable legal environment, implement the policies on prioritizing and supporting the development of some industries that provide eco-friendly products, products that recycle and produce energy from wastes, together with stimulating the demand for these products in order to speed up the creation and development of the environmental economics.
- Provide the mechanisms and policies on enhancing the development of the environmental industry. Focus on developing the capability of providing environmental services, especially treating, recycling wastes, the technologies and solutions for environmental treatment, consider this as a green industry for resolving environmental issues, contributing in creating incomes and employments.
- The state shall implement the subsidy policy; encourage people to use the eco-friendly products, use clean, recyclable energy, and recyclable energy in order to facilitate the development of the environmental economics.
5. Increase and diversify the investment in environment protection
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Focus on completing the mechanisms and policies on encouraging the economic sectors to invest in environment protection; apply the model of public - private partnership (PPP); attract and use the preferential loan capital and development aid capital from international organizations and other countries for environment protection, especially resolving the pollution, restoring and improving the environment, conserving the nature and biodiversity.
- Improve the role of the Vietnam Environment Protection Fund; strengthen and enhance the capability; supplement the capital from the State budget; provide a mechanism for mobilizing capital in Vietnam and from abroad; expand the scope and form of support in order to meet the diverse demands of organizations and individuals in environment protection. Step by step create a capital market for environment protection, encourage the establishment of funds to sponsor the community-based ideas and models, the movements and environment protection activities for the public interests.
- Enhance the involvement of the private sector in the environment protection, encourage the participation in the investment in environment protection from other economic sectors. Provide appropriate mechanisms and policies to raise the capital for environment protection, especially the extra-budgetary capital.
- Study and establish new sources of income; gradually increase the receipts proportional to the benefit from the environment or the level of pollution, environmental degradation, contribute in relieving the burden of investment in environment protection from the State budget; create sustainable financial sources for environment protection.
6. Facilitate the integration and enhance the international cooperation in environment protection
- Value the environmental issue in the negotiation and conclusion of bilateral and multilateral commercial agreements, especially trans-pacific cooperation; intensify the fulfillment of the commitments with the WTO relevant to environmental services; attract foreign investment in environment protection and concurrently improve the capability provide environmental services in order to meet the domestic demand and gradually extend to regional countries.
- Enhance the international cooperation in order to attract resources to the environment protection; actively and creatively suggest the international cooperation ideas; participate in and implement the International Agreements to which Vietnam is a signatory.
- Cooperate with other countries and international organizations in the inter-boundary prevention and control of environmental pollution, the conservation of the nature and biodiversity , and dealing with climate change.
IV. ORGANIZING THE IMPLEMENTATION OF THE STRATEGY
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- The Ministry of Natural Resources and Environment is in charge, and help the Prime Minister uniformly organize the implementation of the Strategy; formulate the submit the Plan for implementing the Strategy to the Prime Minister for approval in 02 period: 2012 – 2015, and 2016 – 2020.
- The Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance shall balance and allocate the State budget and other capital sources to implement the Strategy.
- The Ministries, ministerial-level agencies, People’s Committees of central-affiliated cities and provinces, within the ambit of their responsibility and authority, shall organize the implementation of the targets, content, measures, and solutions of the Strategy.
- The socio-political organizations, socio-professional organizations, other public organizations, and the community are responsible for participating in the environment protection and supervising the environment protection activities of State agencies, enterprises, and the people.
2. Supervising and assessing the implementation of implementation of the Strategy
- The Ministries, ministerial-level agencies, People’s Committees of central-affiliated cities and provinces shall supervise and inspect the implementation of the targets, content, measures, and solutions of the Strategy within the sectors and areas for which they are responsible; annually assess the implementation and send it to the Ministry of Natural Resources and Environment for summarizing.
- The Ministry of Natural Resources and Environment is responsible for expediting, supervising and inspecting the implementation of the Strategy; periodically assess, summarize, and report the implementation of the Strategy to the Prime Minister.
Article 2. This Decision takes effect on the date of its signing.
Article 3. The Minister of Natural Resources and Environment, the Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies, the Presidents of the People’s Committees, and Heads of relevant agencies are responsible for the implementation of this Decision./.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
THE PRIME
MINISTER
Nguyen Tan Dung
THE CRITERIA FOR SUPERVISING AND ASSESSING THE
ENVIRONMENT PROTECTION BY 2020
(Promulgated together with the Prime Minister’s Decision No. 1216/QĐ-TTg
dated September 05th 2012)
No.
Criteria
The agency in charge
Period
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2015
2020
1
Basically reduce the sources of pollutants
a
The proportion of new producing, services, and construction premises that meet the requirements for environment protection
The Ministry of Natural Resources and Environment
40%
75%
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b.
The proportion of premises causing environmental pollution
The Ministry of Natural Resources and Environment
-
Reduce by 20% from 2010
Reduce by 50% from 2010
c.
The proportion of industrial parks that satisfy the environment protection requirements
The Ministry of Natural Resources and Environment
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
70%
95%
d.
The proportion of trade villages that satisfy the environment protection requirements
The Ministry of Natural Resources and Environment
-
30%
60%
dd.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
The Ministry of Agriculture and Rural development
20%
50%
e.
The number of chemical, nuclear, or radiation accidents
The Ministry of Science and Technology
None
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
g
The proportion of urban areas of class IV and above that have qualified concentrated sewage treatment systems
The Ministry of Construction
30%
70%
h.
The proportion of industrial complexes and export processing zones thathave qualified concentrated sewage treatment systems
The Ministry of Natural Resources and Environment
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
75%
95%
i.
The proportion of urban solid wasted being collected
The Ministry of Construction
80 - 82%
90%
95%
k.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
The Ministry of Agriculture and Rural development
40 - 55%
60%
75%
l.
The proportion of solid wastes being reused, recycled, or used for energy generation or fertilizer production
The Ministry of Natural Resources and Environment
20 - 30%
55%
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
m.
The proportion of hazardous wastes being treated, destroyed, and safely buried after being treated and destroyed
The Ministry of Natural Resources and Environment
65%
75%
85%
n.
The production and use of non-biodegradable packages
The Ministry of Industry and Trade
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Reduce by 10% from 2010
Reduce by 30% from 2010
o.
The proportion of medical wastes being treated, destroyed, and safely buried after being treated and destroyed
The Ministry of Health
75%
80%
100%
p.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
The Ministry of Natural Resources and Environment
50%
90%
2
Restore and improve the environment at the polluted and degraded areas; improving people's life.
a.
The proportion of restored and improved area of ponds, lakes, channels, canals, and rivers in urban areas and residential areas
The Ministry of Construction
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Increase by 30% from 2010
Increase by 70% from 2010
b.
The proportion of restored land that was contaminated with toxins, residue of dioxin, chemicals, pesticides, and pollutants
The Ministry of Natural Resources and Environment
- 255,000 hectares of land contaminated with dioxin
- 335 points of pesticide residue
Reduce by 20% from 2010
Reduce by 50% from 2010
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
The proportion of degraded natural ecosystems that have been restored and regenerated
The Ministry of Natural Resources and Environment
-
Increase by 30% from 2010
Increase by 50% from 2010
d.
The proportion of urban residents supplied with clean water
The Ministry of Construction
80%
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
100%
dd.
The proportion of rural residents supplied with clean water
The Ministry of Agriculture and Rural development
79%
85%
95%
e.
The proportion of rural households that have qualified sanitation facilities
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
52%
65%
95%
g
The propotion of public land with plants in urban areas and residential areas
The Ministry of Construction
1-4 m2/person
Increase by 15% from 2010
Increase by 30% from 2010
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
The amount of toxins in the air in urban areas and residential areas
The Ministry of Natural Resources and Environment
-
Reduce from 2010
Qualified
3
Mitigate the degradation and depletion of natural resources; control biodiversity declines
a.
The proportion of rural land being lost due to the conversion use purposes, degradation, exhaustion, and desertification
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
-
Reduce by 20% than 2010
Reduce by 30% than 2010
b.
The area for planting rice and crops
The Ministry of Agriculture and Rural development
-
3.6 million hectares
3.6 million hectares
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
The area of ponds, lakes, channels, canals, and rivers in urban areas and residential areas
The Ministry of Construction
-
No reduction from 2010
No reduction from 2010
d.
The area of land where water resources are depleted due to unreasonably exploitation
The Ministry of Natural Resources and Environment
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
No increase from 2010
dd.
The use of water and land on each unit of GDP
The Ministry of Natural Resources and Environment
Reduce by 10% from 2010
Reduce by 30% from 2010
e.
The coastal aquatic resources
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
No reduction from 2010
No reduction from 2010
g
The coverage of forests
The Ministry of Agriculture and Rural development
40%
42 - 43%
45%
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
The area of primeval forests
The Ministry of Agriculture and Rural development
0.57 million hectares
No reduction
No reduction
i.
The area of mangrove forests
The Ministry of Agriculture and Rural development
-
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
No reduction from 2010
k.
The area of seaweed reef
The Ministry of Natural Resources and Environment
18,500 hectares
No reduction from 2010
No reduction from 2010
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
The area of coral reef
The Ministry of Natural Resources and Environment
110,000 hectares
No reduction from 2010
No reduction from 2010
m.
The total area of wildlife sanctuaries
The Ministry of Natural Resources and Environment
2.5 million hectares
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3.0 million hectares
n.
The number of rare and precious species threatened extinction
The Ministry of Natural Resources and Environment
47
No increase from 2010
No increase from 2010
o.
The number of extinct species
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
9 species (2001 – 2010)
None
None
p.
The amount of rare and valuable genetic resources that have been lost
The Ministry of Natural Resources and Environment
-
No increase from 2010
No increase from 2010
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
The natural heritage sites, the natural scenery
The Ministry of Culture, Sports and Tourism
-
No reduction from 2010
No reduction from 2010
r.
The number of biohazard due to generically modified organisms
The Ministry of Health
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
None
s.
The number of alien species and the damage caused by them
The Ministry of Natural Resources and Environment
-
No increase from 2010
No increase from 2010
4
Enhance the capability to deal with climate change and decelerate the emission of greenhouse gas.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
The proportion of people having knowledge about dealing with and adapting to climate change
The Ministry of Natural Resources and Environment
-
30%
100%
b.
The proportion of strategies, plannings, plans, programs, and projects that consider the impacts of climate change and sea level rise
The Ministry of Science and Technology
-
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
90%
c.
The proportion of the area of natural ecosystems of international and national importance of which the resistance and adaptability to climate change have been improved
The Ministry of Natural Resources and Environment
-
Increase by 20% from 2010
Increase by 60% from 2010
d.
The proportion of villages, hamlets, and neighborhoods capable of actively dealing with climate change and natural disaster
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
-
Increase by 30% from 2010
Increase by 90% from 2010
dd.
The emission of greenhouse gas on a unit of GDP
The Ministry of Natural Resources and Environment
Reduce by 3% from 2010
Reduce by 7-8% from 2010
...
...
...
;Quyết định 1216/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 1216/QĐ-TTg |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 05/09/2012 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 1216/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chưa có Video