BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1145/QĐ-BNN-KHCN |
Hà Nội, ngày 01 tháng 08 năm 2013 |
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ về việc sửa đổi Điều 3 Nghị định 01/2008/NĐ-CP;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 07/2010/TTLT-BTNMT-BTC-BKHĐT ngày 15/3/2010 hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH giai đoạn 2009-2015;
Căn cứ Quyết định số 262/QĐ-BNN-KHCN ngày 07/2/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc Phê duyệt Kế hoạch năm 2013 thực hiện các nhiệm vụ thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH của Bộ Nông nghiệp và PTNT;
Căn cứ Quyết định số 1742/QĐ-BNN-KHCN ngày 31/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung đề cương, tổng dự toán thực hiện nhiệm vụ "Đánh giá trữ lượng cac bon rừng, xây dựng đường phát thải cơ sở thực hiện REDD+ ở Việt Nam";
Xét Đề cương chi tiết thực hiện nhiệm vụ năm 2013 của Viện Điều tra Quy hoạch rừng lập;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt đề cương thực hiện năm 2013, nhiệm vụ "Đánh giá trữ lượng các-bon rừng, xây dựng đường phát thải cơ sở thực hiện REDD+ ở Việt Nam", giao cho Viện Điều tra Quy hoạch rừng, Tổng cục Lâm nghiệp thực hiện, chi tiết như sau:
1. Tính toán trữ lượng các-bon rừng:
a) Tính trữ lượng các-bon trung bình cho các trạng thái rừng:
- Việc tính toán trữ lượng các-bon trung bình cho từng trạng thái rừng trên 1 ha dựa trên cơ sở hướng dẫn của IPCC và một số phương pháp tính toán đã được nghiên cứu và kiểm chứng ở Việt Nam. Các bể chứa các-bon rừng bao gồm: các-bon trong sinh khối cây sống (trên mặt đất và dưới mặt đất); các-bon trong cây chết; các-bon trong lớp thảm mục; các-bon trong đất; các-bon trong các sản phẩm được khai thác.
- Xây dựng báo cáo “Trữ lượng các-bon trung bình cho các trạng thái rừng”.
b) Chuẩn hóa hệ tọa độ bản đồ hiện trạng rừng và ảnh Landsat, bao gồm:
- Tăng cường chất lượng ảnh Landsat: độ tương phản, độ phân giải; Chuyển hệ tọa độ ảnh Landsat từ UTM GWS84; Nắn chỉnh hình học theo bản đồ nền VN2000; Đồng hóa và gộp ảnh Landsat theo vùng sinh thái; Chuyển đổi hệ tọa độ bản đồ hiện trạng rừng sang VN2000; Xây dựng bản đồ nền hệ tọa độ VN2000 cho 8 vùng sinh thái lâm nghiệp.
- Xây dựng Báo cáo “Kết quả chuẩn hóa bản đồ hiện trạng rừng và ảnh landsat”
c) Nâng cấp chất lượng bản đồ hiện trạng rừng cấp vùng tỷ lệ 1/250.000:
- Đánh giá chất lượng bản đồ hiện trạng rừng hiện có các thời kỳ (dựa trên kết quả của JICA thực hiện) để xác định các tồn tại, hạn chế về chất lượng nhằm đưa ra các biện pháp nâng cấp chất lượng.
- Chỉnh sửa bản đồ hiện trạng rừng theo hệ thống phân loại đã hài hòa.
- Nâng cấp chất lượng bản đồ hiện trạng rừng cấp vùng (8 vùng, 5 giai đoạn).
- Đánh giá độ chính xác bản đồ hiện trạng rừng sau nâng cấp (8 vùng, 5 giai đoạn).
- Xây dựng các báo cáo “Nâng cấp chất lượng bản đồ hiện trạng rừng cấp vùng và toàn quốc”. Mỗi giai đoạn gồm 1 bản đồ toàn quốc và 8 bản đồ cấp vùng.
d) Đánh giá diễn biến rừng qua các thời kỳ
- Chồng xếp bản đồ hiện trạng rừng của từng vùng sinh thái, xây dựng ma trận biến động rừng qua các thời kỳ cho 8 vùng sinh thái.
- Phân tích xác định xu thế diễn biến rừng trong tương lai cho 8 vùng sinh thái.
- Xác định, phân tích các nguyên nhân diễn biến rừng: mất rừng, thêm rừng, suy thoái rừng, tăng cường chất lượng rừng.
- Đánh giá diễn biến rừng ngoài thực địa tại các vùng sinh thái.
- Xây dựng báo cáo “Đánh giá diễn biến rừng” qua các thời kỳ, cho từng vùng sinh thái.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT THỰC HIỆN:
- Tiếp cận chuyên gia: các tài liệu kỹ thuật mới nhất của IPCC sẽ được các chuyên gia lâm nghiệp, bản đồ và viễn thám nghiên cứu để tìm ra các giải pháp hiệu quả nhất áp dụng cho Việt Nam.
- Tiếp cận kế thừa tài liệu: bản đồ hiện trạng rừng, số liệu điều tra ô sơ cấp, ảnh viễn thám toàn quốc qua 4 chu kỳ theo dõi diễn biến tài nguyên rừng sẽ được kế thừa trên quan điểm hài hòa thành một hệ thống tọa độ và phân loại trạng thái thống nhất. Chất lượng của bản đồ hiện trạng cũng được nâng cấp theo các phương pháp mới nhằm nâng cao độ chính xác của bản đồ hiện trạng rừng và đất rừng.
- Tiếp cận kế thừa các phương trình tính trữ lượng các bon rừng trong các bể chứa: ưu tiên sử dụng các phương trình xây dựng cho các trạng thái rừng của Việt Nam. Nếu trạng thái nào hay bể chứa các bon nào chưa có phương trình của Việt Nam thì sử dụng hệ số chung của quốc tế
- Tiếp cận thực tế thông qua điều tra ngoại nghiệp, phỏng vấn thu thập thêm thông tin kinh tế xã hội khác liên quan đến tình hình diễn biến rừng từ đó phân tích xác định sự ảnh hưởng của các nhân tố này đến diễn biến rừng qua các thời kỳ, tại các vùng sinh thái. Tập trung kiểm tra tại những tỉnh có sự biến động lớn kể cả về mặt tích cực lẫn tiêu cực và ở những vùng mà có tính đa dạng, phức tạp trong quá trình chuyển đổi giữa các loại đất loại rừng. Đối tượng cần thu thập thông tin gồm các cán bộ thuộc cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp
- Kỹ thuật chuyển đổi hệ tọa độ của các tâm ô từ UTM về VN2000: sử dụng phần mềm ArcGIS, chức năng Projections and Transformations.
- Kỹ thuật kiểm tra số liệu gốc: dùng các phép lọc trong excel hoặc Foxpro để kiểm tra các giá trị bất thường trong bộ số liệu đo đếm gốc; kiểm tra giá trị bất thường với phiếu thực địa (trên giấy), nếu đúng với phiếu thì bỏ ô thứ cấp đó (1 ô sơ cấp có 40 ô thứ cấp), sai với phiếu thì sửa lại.
- Kỹ thuật tính toán trữ lượng gỗ trung bình/ha, mật độ cây/ha cho từng ô sơ cấp: lập tương quan D-H theo vùng sinh thái, tính thể tích cây gỗ rừng tự nhiên theo biểu thể tích 2 nhân tố, tra biểu tính thể tích cây gỗ rừng trồng.
- Kỹ thuật tính toán trữ lượng các-bon bình quân cho từng trạng thái sử dụng các phương trình xây dựng cho các trạng thái rừng của Việt Nam có tham khảo theo hướng dẫn của IPCC hoặc các nghiên cứu khác đã được kiểm chứng.
- Kỹ thuật giải đoán ảnh vệ tinh và sử dụng công nghệ Viễn thám và GIS để nâng cấp chất lượng bản đồ hiện trạng rừng hiện có các thời kỳ trên cơ sở hệ thống ảnh vệ tinh.
III. THỜI GIAN, TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN:
TT |
Nội dung/hoạt động |
Thời gian |
1 |
Tính trữ lượng các bon trung bình cho các trạng thái rừng |
1/2013-10/2013 |
2 |
Chuẩn hóa hệ thống bản đồ hiện trạng rừng và ảnh Landsat |
1/2013-6/2013 |
3 |
Nâng cấp chất lượng bản đồ hiện trạng rừng cấp vùng tỷ lệ 1/250.000 |
2/2013-7/2013 |
4 |
Đánh giá diễn biến rừng qua các thời kỳ |
4/2013-8/2013 |
TT |
Tên sản phẩm |
Ghi chú |
1 |
Báo cáo “Phương pháp và quá trình tính trữ lượng các bon rừng Việt Nam giai đoạn 1989-2010” |
Đây là các sản phẩm chính của nhiệm vụ theo quyết định phê duyệt số |
2 |
Bản đồ, số liệu hiện trạng rừng theo vùng và toàn quốc giai đoạn 1989-1990; 1990-1995; 1995-2000; 2000-2005; 2005-2010 |
|
3 |
Báo cáo "Đánh giá diễn biến rừng qua các thời kỳ" |
|
4 |
Báo cáo tổng hợp khối lượng thực hiện năm 2013 |
|
V. KINH PHÍ: 1.500.000.000 đồng (Một tỷ năm trăm triệu đồng)
Điều 2. Căn cứ quyết định này Thủ trưởng đơn vị được giao nhiệm vụ có trách nhiệm tổ chức thực hiện và báo cáo Bộ kết quả thực hiện theo quy định hiện hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Vụ trưởng Vụ Tài chính, Thủ trưởng đơn vị và cá nhân được giao tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TL. BỘ TRƯỞNG |
Quyết định 1145/QĐ-BNN-KHCN phê duyệt đề cương thực hiện năm 2013 nhiệm vụ: Đánh giá trữ lượng các-bon rừng, xây dựng đường phát thải cơ sở thực hiện REDD+ ở Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Số hiệu: | 1145/QĐ-BNN-KHCN |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Người ký: | Đinh Vũ Thanh |
Ngày ban hành: | 01/08/2013 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 1145/QĐ-BNN-KHCN phê duyệt đề cương thực hiện năm 2013 nhiệm vụ: Đánh giá trữ lượng các-bon rừng, xây dựng đường phát thải cơ sở thực hiện REDD+ ở Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Chưa có Video