Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 112/2004/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 23 tháng 6 năm 2004

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TUỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 112/2004/QĐ-TTG NGÀY 23 THÁNG 6 NĂM 2004 VỀ PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN GIỐNG THỦY SẢN ĐẾN NĂM 2010

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luặt tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 43/2003/NĐ-CP ngày 02 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thủy sản;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thủy sản,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình phát triển giống thủy sản đến năm 2010 với những nội dung chủ yếu sau đây:

I. MỤC TIÊU:

- Nâng cao năng lực nghiên cứu, phấn đấu từng bước làm chủ công nghệ sản xuất giống để hình thành tập đoàn giống thủy sản đa dạng, có giá trị kinh tế và xuất khẩu, phục vụ phát triển nuôi trồng ở các vùng sinh thái nước ngọt, nước mặn và nước lợ

- Hoàn thiện và từng bước hiện đại hoá hệ thống sản xuất giống thủy sản hàng hoá nhằm chủ động đáp ứng đủ giống tốt, kịp thời vụ, đa dạng về giống loài thủy sản nuôi, phục vụ cho phát triển nuôi trồng thủy sản và chuyển dịch cơ cấu kinh tế có hiệu quả và bền vững.

Các chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2010:

- Giống thủy sản nuôi nước lợ, mặn: 35 tỷ con giống tôm, trên 500 triệu con giống giáp xác khác, trên 11 tỷ con giống nhuyễn thể, khoảng 400 triệu con giống cá biển, trên 6.000 tấn giống rong tảo biển.

- Giống thủy sản nuôi nước ngọt: trên 3,5 tỷ con giống tôm càng xanh, trên 700 triệu con giống cá da trơn, trên 500 triệu con giống rô phi đơn tính đực, trên 12 tỷ cá giống khác.

II. NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH:

1. Nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng và trang thiết bị của các Trung tâm giống thủy sản

a. Đầu tư xây dựng, hoàn thiện hệ thống Trung tâm quốc gia giống thủy sản:

- Trung tâm quốc gia giống thủy sản nước ngọt miền Bắc (tại Phú Tảo - Hải Dương).

- Trung tâm quốc gia giống thủy sản nước ngọt miền Trung (tại Đắk Nông).

- Trung tâm quốc gia giống thủy sản nước ngọt miền Nam (tại Cái Bè - Tiền Giang).

- Trung tâm quốc gia giống hải sản miền Bắc (tại Xuân Đán - Cát Bà - Hải Phòng).

- Trung tâm quốc gia giống hải sản miền Trung (tại Vạn Ninh - Khánh Hoà).

- Trung tâm quốc gia giống hải sản miền Nam (tại Bà Rịa - Vũng Tàu).

b. Xây dựng 16 Trung tâm giống thủy sản cấp I, gồm: 5 Trung tâm giống hải sản và 11 Trung tâm giống thủy sản nước ngọt:

- Các Trung tâm giống hải sản cấp I: xây dựng ở 5 tỉnh ven biển: Đà Nẵng (Hoà Hải), Ninh Thuận (Ninh Phước), Cà Mau (Hòn Khoai, Tân Ân), Bạc Liêu (Hợp Thành, thị xã Bạc Liêu), Kiên Giang (Phú Quốc).

- Các Trung tâm giống thủy sản nước ngọt cấp I: xây dựng theo cụm tỉnh hoặc theo vùng, bố trí tại 11 tỉnh có diện tích nuôi nước ngọt lớn và có khu hệ thủy sản tự nhiên đặc trưng cho vùng, bao gồm:

+ Đối với vùng miền núi phía Bắc: Trung tâm giống thủy sản cấp I tại 4 tỉnh: Sơn La (tại huyện Mai Sơn) phục vụ các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình; Bắc Giang (tại huyện Lạng Giang) phục vụ các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang; Hà Giang (tại huyện Vị Xuyên) phục vụ các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng; Yên Bái (tại huyện Văn Chấn) phục vụ các tỉnh Yên Bái, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Lào Cai.

+ Đối với các tỉnh miền Trung: Trung tâm giống thủy sản cấp I đặt tại 3 tỉnh: Nghệ An (Yên Lý, Diễn Châu) phục vụ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh; Thừa Thiên Huế (Cư Chánh) phục vụ các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế; Bình Định (Phù Mỹ) phục vụ các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận và một phần cho các tỉnh Tây Nguyên.

+ Đối với các tỉnh phía Nam: Trung tâm giống thủy sản cấp I đặt tại 4 tỉnh: thành phố Hồ Chí Minh (An Hội - Củ Chi) phục vụ cho các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh; Cần Thơ (Ô Môn) phục vụ các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, một phần tỉnh Kiên Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, một phần tỉnh Bến Tre; An Giang (Bình Thành - Châu Thành) phục vụ các tỉnh An Giang, một phần tỉnh Kiên Giang; Đồng Tháp (Tân Nhuận Đông - Châu Thành) phục vụ các tỉnh Đồng Tháp, một phần tỉnh Long An, một phần tỉnh Vĩnh Long, một phần tỉnh Tiền Giang.

c. Nâng cấp, xây dựng Trung tâm giống thủy sản của các tỉnh: nâng cấp các trại giống hiện có, đảm bảo đến năm 2010 mỗi tỉnh có một Trung tâm giống thủy sản để tiếp nhận và nuôi dưỡng giống mới, tiếp nhận giống gốc, tiếp nhận và ứng dụng công nghệ mới và chuyển giao công nghệ cho cơ sở sản xuất giống hàng hoá và tham gia sản xuất giống hàng hoá.

2. Nâng cao năng lực cho đội ngũ nghiên cứu và sản xuất

- Tăng cường đội ngũ khoa học kỹ thuật, nghiên cứu viên cho các Viện và Trung tâm nghiên cứu thủy sản, Trung tâm quốc gia giống thủy sản để có đủ nhân lực đảm nhiệm chức năng phát triển giống thủy sản, gồm: ưu tiên đào tạo đội ngũ khoa học ở trong và ngoài nước cho các Viện nghiên cứu, Trung tâm nghiên cứu, Trung tâm quốc gia giống thủy sản, Trường đào tạo có chuyên ngành nuôi trồng thủy sản.

- Đẩy mạnh các hình thức đào tào về quản lý và kỹ thuật sản xuất giống, nâng cao trình độ sản xuất giống, sản xuất thức ăn cho giai đoạn ương nuôi con giống cho đội ngũ kỹ thuật, công nhân của các cơ sở sản xuất; tập huấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ cho ngư dân, nông dân sản xuất giống thủy sản. Khuyến khích các thành phần kinh tế cử người đi đào tạo, huấn luyện để có những chuyên gia và đội ngũ kỹ thuật giỏi về sản xuất giống thủy sản.

3. Hình thành và từng bước hiện đại hoá hệ thống các cơ sở sản xuất giống hàng hoá

Phát triển hệ thống cơ sở sản xuất giống hàng hoá theo quy hoạch ngành, địa phương, khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế ở những vùng có lợi thế về sản xuất giống và những vùng nuôi trọng điểm mà điều kiện có thể sản xuất được giống nhằm đáp ứng đủ giống cho nuôi trồng xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp.

a. Các cơ sở sản xuất giống thủy sản nuôi nước lợ, mặn:

Vùng ven biển phía Bắc: phát triển một số trại sản xuất giống tôm sú, tôm rảo, các đối tượng nước lợ phân bố tự nhiên của vùng để giải quyết một phần giống tại chỗ, đồng thời các trại này là nơi tiếp nhận ấu trùng tôm sú đưa từ miền Trung hoặc ấu trùng các đối tượng khác để ương thành giống lớn. Riêng khu vực biển Quảng Ninh. Hải Phòng khuyến khích phát triển các trại sinh sản nhân tạo cá biển, các cơ sở ương trứng cá thụ tinh thành cá giống phục vụ cho các vùng nuôi.

Vùng ven biển miền Trung từ Đà Nẵng tới Bình Thuận: phát triển sản xuất giống thủy sản hàng hoá cung cấp cho các vùng nuôi cả nước. Đối tượng sản xuất chính của miền Trung là tôm sú và nhiều loài thủy sản nước lợ, mặn như cá cam, cá hồng, cá tráp, cua, ghẹ (Đà Nẵng, Quảng Nam), tôm hùm (Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà), cá song, ốc hương (Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận).

Vùng ven biển phía Nam: phát triển sản xuất giống các loài tôm sú, tôm càng xanh để chủ động một phần giống cho nhu cầu tại chỗ. Một số tỉnh có bãi bồi cửa sông là điều kiện thuận lợi cho nhuyễn thể phát triển như Tiền Giang, Bến Tre, cần phát triển cơ sở sản xuất giống nhuyễn thể nhân tạo, đủ cung cấp cho nhu cầu nuôi trong vùng, giảm bớt sự khai thác giống tự nhiên.

b. Các cơ sở sản xuất giống thủy sản nuôi nước ngọt:

Các tỉnh phía Bắc: với các cơ sở sản xuất hiện có, nâng cao chất lượng con giống và bổ sung những giống mới đã được kiểm nghiệm vào cơ cấu giống nuôi; ưu tiên chuyển giao công nghệ chuyển giới tính rô phi dòng GIFT cho các trại sản xuất giống có quy mô lớn của các thành phần kinh tế để chủ động sản xuất tại địa phương cung cấp cho các cơ sở ương thành cá giống.

Các tỉnh miền Trung: phát triển các điểm ương san giống hoặc xây dựng trại sản xuất cá giống có quy mô phù hợp với phạm vi phục vụ để duy trì được hoạt động.

Các tỉnh phía Nam: phát triển sản xuất giống ở tất cả các địa phương. Trước mắt ưu tiên đầu tư nghiên cứu công nghệ sản xuất giống cá ba sa, tôm càng xanh toàn đực, giống rô phi GIFT đơn tính đực, các đối tượng bản địa quý hiếm có thể xuất khẩu và các loài cá đồng để nhanh chóng chuyển giao cho sản xuất đại trà, cung cấp đủ giống cho nuôi xuất khẩu và phục vụ cho tiêu dùng trong nước.

Đối với vùng miền núi, vùng Tây Nguyên: thông qua hoạt động khuyến ngư để phát triển các điểm sản xuất giống quy mô nhỏ và ương san cá giống ở vùng sâu vùng xa nhằm giải quyết giống tại chỗ và khôi phục nghề cá hồ chứa.

c. Xây dựng một số khu sản xuất giống thủy sản tập trung theo hướng công nghiệp:

Các khu sản xuất giống tập trung được xây dựng ở những vùng có điều kiện thuận lợi và tại các vùng nuôi trọng điểm. Mỗi khu có thể thành lập từ 200 đến 500 trại giống, công suất mỗi trại 10 triệu con tôm giống/năm để tạo được số lượng giống thủy sản lớn và thực hiện Quy chế kiểm dịch, nhãn hàng hoá, công nhận chất lượng trước khi xuất xưởng. Ngoài thời vụ sản xuất tôm giống các trại còn có thể sản xuất giống nhuyễn thể, ương cá biển, các đối tượng giáp xác khác.

Trước mắt, từ năm 2004 - 2006 hỗ trợ đầu tư xây dựng một số khu sản xuất giống thủy sản nước lợ mặn tập trung:

- Khu sản xuất giống tập trung Cam Lập - Cam Ranh - Khánh Hoà.

- Khu sản xuất giống tập trung Ninh Hải - Ninh Thuận.

- Khu sản xuất giống tập trung Ngọc Hiển - Cà Mau.

- Khu sản xuất giống tập trung Phú Quốc - Kiên Giang.

- Khu sản xuất giống tập trung Hiệp Thành - Bạc Liêu.

- Khu sản xuất giống tập trung tại Quảng Nam.

4. Tăng cường công tác quản lý giống thủy sản

- Tiếp tục hoàn thiện và tăng cường năng lực cho hệ thống quản lý, kiểm soát chất lượng giống và dịch bệnh ở tất cả các khâu từ sản xuất, lưu thông, kiểm tra chất lượng giống, công nhận tiêu chuẩn giống gốc, tiêu chuẩn đàn bố mẹ, thực hiện quy định về nhãn hàng hoá để đảm bảo giống có chất lượng tốt, nuôi có năng suất cao, giảm thiểu dịch bệnh.

- Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn ngành về trại sản xuất giống, điều kiện sản xuất giống và chất lượng con giống.

- Cung cấp đàn thủy sản bố mẹ dòng thuần cho các trại sản xuất giống.

- Triển khai các quy hoạch khu sản xuất giống tập trung, quy mô lớn và quy hoạch phát triển trại giống của các địa phương và áp dụng các quy định về công nhận chất lượng.

- Tổ chức cảnh báo về môi trường dịch bệnh cho các nhà sản xuất.

5. Tổ chức thực hiện các đề án, dự án phát triển giống thủy sản.

- Đề án "Phát triển công nghệ nuôi thành thục tôm sú bố mẹ và sản xuất giống có chất lượng cao"

Mục tiêu: hoàn thiện công nghệ tạo tôm sú bố mẹ đảm bảo chất lượng.

- Đề án "Phát triển đa dạng các đối tượng tôm nuôi nước lợ".

Mục tiêu: tạo được công nghệ sản xuất giống cặp đối tượng tôm nước lợ nhằm đa dạng tập đoàn giống nuôi, tận dụng tối đa quỹ đất. Các đối tượng được ưu tiên phát triển giống: tôm rảo (M.ensis), tôm he mùa (P.merguiensis), tôm nương (P.onentalis), tôm he chân trắng (Penaeus vannamei), tôm vằn (P.semisulcatus), tôm he Nhật Bản (P.raponicus), tôm he Ấn Độ (Penaeus indicus).

- Đề án "Phát triển công nghệ sản xuất giống một số loài cá biển có giá trị kinh tế (cá song, cá giò, cá sủ hồng, cá măng, cá vược, cá nhụ...)".

Mục tiêu: hoàn thiện quy định công nghệ sản xuất giống một số loài cá biển có giá trị kinh tế cao; xây dựng được đàn cá bố mẹ hậu bị đảm bảo cung cấp trứng thụ tinh, cá bột cho các năm sau.

- Đề án "Phát triển công nghệ sản xuất giống một số loài nhuyễn thể (nghêu, sò huyết, điệp, tu hài, hàu, ốc hương, bào ngư,...)"

Mục tiêu: tạo công nghệ sản xuất giống để chủ động cung cấp giống các đối tượng nhuyễn thể nuôi vùng cửa sông, bãi bồi và bãi ngang ven biển.

- Đề án "Phát triển công nghệ sản xuất giống một số loài giáp xác đặc sản thuộc họ cua, ghẹ, tôm hùm".

Mục tiêu: hoàn thiện công nghệ sản xuất giống một số loài giáp xác đặc sản thuộc họ cua, ghẹ, tôm hùm.

- Đề án "Phát triển công nghệ sản xuất giống một số loại rong biển có giá trị kinh tế (rau câu chỉ vàng, rong sụn,...)".

Mục tiêu: tuyển chọn giống thuần một số loài rong câu, rong sụn có hàm lượng agar, Canageenan và sức đông cao. Phát triển công nghệ sản xuất giống rong biển ở quy mô công nghiệp chủ động cung cấp giống cho sản xuất.

- Đề án "Phát triển công nghệ sản xuất giống cá ba sa"

Mục tiêu: hoàn thiện công nghệ sản xuất giống cá ba sa để có thể sản xuất đủ giống cho nhu cầu nuôi xuất khẩu.

- Đề án "Phát triển công nghệ sản xuất giống tôm càng xanh và tôm càng xanh toàn đực".

Mục tiêu: tạo được công nghệ sản xuất giống để xã hội hoá việc sản xuất giống tôm càng xanh và tôm càng xanh toàn đực.

- Đề án "Phát triển công nghệ sản xuất giống cá rô phi".

Mục tiêu: đảm bảo có đủ đàn cá bố mẹ và chuyển giao công nghệ cho các thành phần kinh tế sản xuất được giống rô phi có tốc độ sinh trưởng nhanh nuôi ở các vùng nước ngọt, lợ, mặn.

- Đề án "Phát triển công nghệ sản xuất giống và bảo tồn một số loài cá bản địa có giá trị kinh tế hoặc có nguy cơ tuyệt chủng (anh vũ, dầm xanh, lăng, cá hô, cá tra dầu, bông lau, chìa vôi, bống kèo, chình, diếc gù, trê vàng, rô đồng".

Mục tiêu: tạo được công nghệ sản xuất giống các loài cá bản địa có giá trị kinh tế để cung cấp con giống cho nghề nuôi và thả giống bổ sung cho vào môi trường tự nhiên.

- Đề án "Nâng cao phẩm giống một số loài cá nuôi nước ngọt chủ lực".

Mục tiêu: nâng cao chất lượng phẩm giống các đối tượng cá nuôi nước ngọt truyền thống đã chọn lọc được (nhóm cá chép Ấn Độ, trắm cỏ, mè trắng, mè hoa, trôi, chép, rô phi mosambica) nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế nuôi.

- Đề án "Phát triển giống thủy sản làm cảnh".

Mục tiêu: tạo công nghệ sản xuất giống và sản xuất đủ giống cho nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

- Đề án "Đào tạo nguồn nhân lực chuyên về giống thủy sản".

Mục tiêu: hình thành đội ngũ khoa học kỹ thuật có đủ năng lực quản lý, nghiên cứu các vấn đề khoa học về giống và những nhà sản xuất giống có kiến thức khoa học, trình độ chuyên môn, tay nghề cao.

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỖ TRỢ CHỦ YẾU

1. Về chính sách

- Tiếp tục thực hiện Quyết định số 224/1999/QĐ-TTg ngày 08 tháng 12 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Phát triển nuôi trồng thủy sản thời kỳ 1999 - 2010 và Quyết định số 103/2000/QĐ-TTg ngày 25 tháng 8 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển giống thủy sản.

- Trong quá trình thực hiện Chương trình, tiếp tục nghiên cứu đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các chính sách bổ sung kịp thời phù hợp với thực tiễn để khuyến khích các nguồn lực xã hội tham gia phát triển giống, áp dụng các công nghệ giống tiên tiến và chủ động sản xuất giống hàng hoá đáp ứng với nhu cầu thị trường.

- Các địa phương căn cứ điều kiện cụ thể tiếp tục có cơ chế, chính sách hỗ trợ và khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển giống và sản xuất giống thủy sản cung cấp tại chỗ cho nhu cầu phát triển nuôi trồng.

2. Về đầu tư và tín dụng

a. Vốn ngân sách:

- Vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ đầu tư thực hiện các nội dung:

+ Xây dựng cơ sở hạ tầng các Trung tâm quốc gia giống thủy sản, hỗ trợ xây dựng Trung tâm giống thủy sản cấp I, hỗ trợ một phần cho xây dựng Trung tâm giống thủy sản của các địa phương miền núi kinh tế còn khó khăn, thu ngân sách thấp (các tỉnh đồng bằng có thể sử dụng nguồn vốn hàng năm của chương trình giống vật nuôi cây trồng), hỗ trợ xây dựng công trình hạ tầng thiết yếu của các khu sản xuất giống thủy sản tập trung (đường giao thông, hệ thống cung cấp nước cho sản xuất giống và xử lý nước thải, thiết bị kiểm định chất lượng giống).

+ Nghiên cứu khoa học công nghệ để triển khai thực hiện các đề án, dự án phát triển giống thủy sản đã được xác định trong nội dung chương trình và các hoạt động nghiên cứu khoa học cơ bản về phát triển giống (di truyền, chọn giống, di giống, thuần hóa giống thủy sản) và các hoạt động khoa học khác về giống.

+ Hiện đại hoá một số phòng thí nghiệm ở các Viện và Trung tâm nghiên cứu thủy sản, Trung tâm quốc gia giống thủy sản.

+ Hoạt động khuyến ngư về giống thủy sản của Trung tâm khuyến ngư quốc gia.

+ Đào tạo nguồn nhân lực chuyên sâu về giống thủy sản của các Viện và Trung tâm nghiên cứu, Trung tâm quốc gia giống thủy sản và phát triển thông tin khoa học kỹ thuật phục vụ nghiên cứu, sản xuất giống.

- Vốn ngân sách địa phương: cùng với nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ, ngân sách địa phương đầu tư: xây dựng hoàn thiện Trung tâm giống thủy sản cấp I (theo quy hoạch) hoặc xây dựng Trung tâm giống thủy sản của tỉnh; hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ về giống; hỗ trợ tài chính cho sản xuất giống gốc, đàn bố mẹ; đào tạo nguồn nhân lực về lĩnh vực giống thủy sản ở địa phương.

b. Các nguồn vốn khác:

- Tín dụng thương mại đáp ứng đủ cho nhu cầu vay của các thành phần kinh tế thực hiện các dự án phát triển giống và sản xuất kinh doanh giống thủy sản đã được phê duyệt theo cơ chế hiện hành.

- Vốn huy động của các thành phần kinh tế: khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư, liên doanh liên kết để phát triển nhanh sản xuất giống thủy sản hàng hoá.

- Vốn đầu tư nước ngoài: thông qua các dự án trực tiếp đầu tư nước ngoài FDI vào lĩnh vực sản xuất giống, các dự án hỗ trợ phát triển ODA và các dự án của AIT, DANIDA, NORAD,... tư vấn trợ giúp kỹ thuật, tư vấn, đào tạo, nhập các công nghệ mới, chuyển giao công nghệ.

3. Về hợp tác quốc tế

Khuyến khích việc liên doanh với các nhà đầu tư nước ngoài trong nghiên cứu bảo tồn giống gốc, phát triển giống thủy sản quý hiếm; đưa giống mới và tiến bộ khoa học công nghệ giống thủy sản từ nước ngoài vào áp dụng trong nước.

Tăng cường quan hệ và hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học, di truyền, chọn giống, chuyển giao công nghệ, chuyển đổi giới tính và tranh thủ sự tài trợ của các nước và tổ chức quốc tế để đào tạo nâng cao năng lực cán bộ.

4. Về khoa học công nghệ

Trong những năm trước mắt, hoàn thiện các quy trình sản xuất giống tốt, giống sạch bệnh một số đối tượng có nhu cầu cao và đã nắm vững công nghệ; khẩn trương hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất nhân tạo với những đối tượng nuôi có triển vọng phát triển cao; tập trung nghiên cứu về các bệnh của thủy sản thường gặp và cách phòng trừ dịch bệnh

Chú trọng và ưu tiên đào tạo cán bộ đầu ngành có chuyên môn sâu, giỏi về lĩnh vực thủy sản nói chung và về giống thủy sản nói riêng.

Tập trung xây dựng để sớm ban hành các tiêu chuẩn ngành về quy trình công nghệ sản xuất giống, về trại giống và khu sản xuất giống tập trung; các văn bản pháp quy quản lý hoạt động sản xuất giống và quản lý chất lượng giống.

5. Về công tác khuyến ngư

Nhanh chóng chuyển giao công nghệ sản xuất giống đã nghiên cứu thành công trong nước như: kỹ thuật ương giống cá biển, sản xuất giống rô phi đơn tính đực, sản xuất giống nhuyễn thể, giáp xác: xây dựng các mô hình trình diễn về ương cá giống ở miền núi v:v... để nhân giống ra sản xuất giống đại trà.

Tiếp tục nghiên cứu, tìm kiếm để nhập công nghệ sản xuất giống, giống mới có giá trị kinh tế cao, nâng cao hiệu quả kinh tế và góp phần làm phong phú tập đoàn giống nuôi.

Tăng cường tập huấn về kỹ thuật sản xuất giống, về bảo đảm môi trường, phòng ngừa dịch bệnh; phát hành ấn phẩm tuyên truyền, phổ biến trao đổi kinh nghiệm rộng rãi cho nông, ngư dân.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Thủy sản là cơ quan đầu mối chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan và các địa phương để tổ chức thực hiện Chương trình; chỉ đạo các cơ quan nghiên cứu triển khai xây dựng hệ thống giống quốc gia và thực hiện các đề án, dự án phát triển giống thủy sản, chỉ đạo và hướng dẫn các địa phương xây dựng quy hoạch và phát triển hệ thống giống theo quy hoạch; phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trong quy hoạch, xây dựng và quản lý các khu bảo tồn biển, bảo tồn giống gốc, phát triển đàn thủy sản bố mẹ; sơ kết, tổng kết hằng năm, báo cáo kết quả thực hiện lên Thủ tướng Chính phủ.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ cân đối, bố trí ngân sách nhà nước hàng năm và các nguồn vốn khác để thực hiện Chương trình có hiệu quả.

3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các ngân hàng thương mại hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp các thành phần kinh tế được tiếp cận với nguồn vốn vay phát triển sản xuất.

4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm xây dựng và triển khai quy hoạch chi tiết, tổ chức chỉ đạo thực hiện Chương trình Phát triển giống thủy sản trong địa bàn, ưu tiên đầu tư xây dựng và nâng cấp các cơ sở sản xuất giống và khuyến khích phát triển sản xuất giống thủy sản ở địa phương.

5. Các hội nghề nghiệp và tổ chức đoàn thể: Hội Nghề cá Việt Nam, Hiệp hội Chế biến xuất khẩu thủy sản, Hội Nông dân Việt Nam, các hội nghề nghiệp khác, các đoàn thể chính trị - xã hội theo chức năng của mình tuyên truyền, hướng dẫn vận động hội viên và nông ngư dân thực hiện Chương trình Phát triển giống thủy sản theo đúng định hướng và mục tiêu.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Bộ Thủy sản có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Quyết định này.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT

---------------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM

Independence - Freedom – Happiness

--------------

No. 112/2004/QD-TTg

Hanoi, June 23, 2004

 

DECISION

APPROVING THE PROGRAM ON DEVELOPMENT OF AQUATIC SEEDS TILL 2010

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the Government's Decree No. 43/2003/ND-CP of May 2, 2003 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Fisheries Ministry;
At the proposal of the Fisheries Minister,

DECIDES:

Article 1.- To approve the Program on development of aquatic seeds till 2010, with the following principal contents:

I. Objectives:

- To raise the research capacity, strive to step by step master seed production technologies in order to form a group of diversified aquatic species of economic and export value in service of aquaculture development in ecological freshwater, saltwater and brackishwater areas.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



To strive to achieve the following targets by 2010:

- Aquatic seeds for brackishwater and saltwater farming: 35 billion of prawn seeds, over 500 million of other crustacean seeds, over 11 billion of mollusk seeds, around 400 million of marine fries, and over 6,000 tons of seaweed seeds.

- Aquatic seeds for freshwater culture: over 3.5 billion of blue-legged prawn seeds, over 700 million of catfish seeds, over 500 million of male, unisexual tilapia seeds, over 12 billion of other fries.

II. Contents of the Program:

1. To upgrade, improve the infrastructures and facilities of aquatic seed centers

a/ To invest in building and improving the system of national aquatic seed centers;

- The northern national freshwater aquatic seed center (in Phu Tao - Hai Duong);

- The central Vietnam national freshwater aquatic seed center (in Dak Nong);

- The southern national freshwater aquatic seed center (in Cai Be - Tien Giang);

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The central Vietnam marine seed center (in Van Ninh - Khanh Hoa).

- The southern national marine seed center (in Ba Ria - Vung Tau).

b/ To build 16 grade-I aquatic seed centers, including 5 marine seed production centers and 11 freshwater aquatic seed centers:

- Grade-I marine seed centers to be built in 5 coastal provinces of Da Nang (Hoa Hai), Ninh Thuan (Ninh Phuoc), Ca Mau (Hon Khoai, Tan An), Bac Lieu (Hop Thanh, Bac Lieu capital town), Kien Giang (Phu Quoc).

- Grade-I freshwater aquatic seed centers to be built in province clusters or regions, arranged in 11 provinces with large freshwater aquaculture areas and natural aquaculture zones typical of the regions, including:

+ For the northern mountainous region: Grade-I aquatic seed centers in 4 provinces, including Son La (in Mai Son district) in service of Lai Chau, Son La and Hoa Binh provinces; Bac Giang (in Lang Giang district) in service of Lang Son and Bac Giang provinces; Ha Giang (in Vi Xuyen district) in service of Ha Giang, Tuyen Quang and Cao Bang provinces; and Yen Bai (in Van Chan district) in service of Yen Bai, Thai Nguyen, Bac Kan and Lao Cai provinces.

+ For central Vietnam provinces: Grade-I aquatic seed production centers to be based in 3 provinces, including Nghe An (Yen Ly, Dien Chau) in service of Thanh Hoa, Nghe An and Ha Tinh provinces; Thua Thien Hue (Cu Chanh) in service of Quang Binh, Quang Tri and Thua Thien Hue provinces; Binh Dinh (Phu My) in service of Da Nang, Quang Nam, Quang Ngai, Binh Dinh, Phu Yen, Khanh Hoa, Ninh Thuan, Binh Thuan and part of Central Highlands provinces.

+ For southern provinces: Grade-I aquatic seed centers to be located in 4 provinces, including Ho Chi Minh city (An Hoi - Cu Chi) in service of Dong Nai, Ba Ria - Vung Tau, Binh Duong, Binh Phuoc and Tay Ninh provinces; Can Tho (O Mon) in service of Hau Giang, Soc Trang, Bac Lieu and Ca Mau provinces, part of Kien Giang, Tra Vinh and Vinh Long provinces, part of Ben Tre province; An Giang (Binh Thanh - Chau Thanh) in service of An Giang province, part of Kien Giang province; Dong Thap (Tan Nhuan Dong - Chau Thanh) in service of Dong Thap province, part of Long An province, part of Vinh Long province, part of Tien Giang province.

c/ To upgrade and build provincial aquatic seed centers: To upgrade the existing seed farms to ensure that by 2010 each province shall have an aquatic seed center for receiving and rearing new breeds, receive prototype breeds, receiving and applying new technologies as well as transferring technologies to the establishments engaged in commercially producing seeds and participate in commercially producing seeds.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To reinforce the contingents of scientists, technicians and researchers for aquaculture research institutes and centers as well as national aquatic seed centers in order to have sufficient human resources to perform the function of developing aquatic seeds, including: prioritizing the in-country and overseas training of scientists for research institutes, research centers, national aquatic seed centers, universities and colleges providing aquaculture training.

- To step up various forms of training in seed production management and techniques, raise the seed production and feed production levels at the hatchery-reared postlarvae stage for technicians and workers of production establishments; provide technical training and transfer technologies to fishermen and farmers engaged in aquatic seed production. To encourage all economic sectors to send people for training in order to have good specialists and technicians in aquatic seed production.

3. To form and step by step modernize the system of establishments engaged in commercial production of seeds

To develop the system of establishments engaged in commercial production of seeds according to branch and local plannings, to encourage the participation of all economic sectors in the regions with seed production advantages and the key aquaculture regions where conditions permit the seed production in order to supply sufficient seeds for farming for export and agricultural restructuring.

a/ Establishments engaged in producing aquatic seeds for brackishwater and saltwater farming:

In northern coastal areas: To develop a number of farms to produce tiger prawn and nipper-prawn seeds being brackishwater species naturally distributed in the region, in order to supply part of these seeds on spot, and, at the same time, to receive tiger prawn larvae from central Vietnam or larvae of other species for hatchery into advanced seeds. Particularly for coastal areas in Quang Ninh and Hai Phong, to encourage the development of farms to artificially breed marine fishes and establishments to hatch fertilized fish eggs into fingerlings for farming areas.

In central costal areas from Da Nang to Binh Thuan: To develop the commercial production of aquatic seeds for supply to farming areas nationwide. The major species to be produced in the central region include tiger prawns and many brackishwater and saltwater aquatic species like menson, chinaman, sparoid, crab (Da Nang, Quang Nam), lobster (Binh Dinh, Phu Yen, Khanh Hoa), grouper and winkle (Khanh Hoa, Ninh Thuan, Binh Thuan).

In southern coastal areas: To develop the production of tiger prawn and blue-legged prawn seeds in order to proactively supply part of these seeds on spot. In some provinces with rivermouth alluvial banks favorable for mollusk development, such as Tien Giang, Ben Tre, it is necessary to develop establishments engaged in the artificial production of mollusk seeds in order to sufficiently supply them for the farming demands in the area, reducing the exploitation of natural seeds.

b/ Establishments engaged in producing aquatic seeds for freshwater farming:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In central provinces: To develop hatcheries or build fry production farms with appropriate sizes suitable to the serviced areas in order to sustain their operation.

In southern provinces: To develop seed production in all localities. For the immediate future, to prioritize investment in researching into the technologies for the production of seeds of basa (indigenous catfish), male blue-legged prawns and unisexual male GIFT tilapia, rare and precious indigenous species which are exportable, and assorted freshwater fish species and quickly transfer them for mass production in order to sufficiently supply them for farming for export and domestic consumption.

In mountainous and Central Highlands areas: Through fishery promotion activities to develop small-scale seed production spots and fingerling hatcheries in deep-lying and remote areas in order to supply seeds on spot and restoring the reservoir fisheries.

c/ To build a number of concentrated aquatic seed production zones along the industrialization direction:

Concentrated seed production zones shall be built in areas with favorable conditions and in key farming areas. In each zone, 200 to 500 seed farms may be set up, each having a capacity of producing 10 million of prawn seeds per year in order to create great quantities of aquatic seeds, and observing the Regulations on quarantine, goods labeling and quality recognition before ex-work delivery. Outside the prawn seed production season, these farms may produce mollusk seeds, hatch marine fishes and other crustacean species.

For the immediate future, from 2004 to 2006, to support investment in building a number of concentrated brackishwater and saltwater aquatic seed production zones:

- Cam Lap - Cam Rang - Khanh Hoa concentrated seed production zone.

- Ninh Hai - Ninh Thuan concentrated seed production zone.

- Ngoc Hien - Ca Mau concentrated seed production zone.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Hiep Thanh - Bac Lieu concentrated seed production zone.

- A concentrated seed production zone in Quang Nam.

4. To intensify the aquatic seed management work

- To continue improving, and enhancing the capacity of, the system of management and control of seed quality, diseases and epidemics at all stages of production, circulation, seed quality inspection, recognition of original species criteria, parental stock criteria, compliance with the goods labeling regulations in order to ensure good-quality seeds to be reared with high productivity and reduce diseases and epidemics.

- To formulate and promulgate branch standards applicable to seed production farms, seed production conditions and seed quality.

- To supply pure-bred parental aquatic stocks for seed production farms.

- To implement the plannings on concentrated, large-scale seed production and the plannings on development of local seed farms and apply quality recognition regulations.

- To organize environmental and epidemic warnings to producers.

5. To organize the implementation of aquatic seed development schemes and projects

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Its objective: To perfect the technology for the creation of parental tiger prawns of good quality.

- The scheme "To develop diversified brackishwater prawn breeds."

Its objective: To create technologies for the production of brackish prawn seeds in order to diversify the group of farmed breeds, making the fullest use of land funds. The development of the seeds of the following prawns shall be prioritized: M.ensis, P.merguiensis, P.orientalis, Penaeus vannamei, P. semisulcatus, P.japonicus and Penaeus indicus.

- The scheme "To develop technologies for the production of some marine fishes of economic value (grouper, ca gio, ca su hong, pickerel, bahmin, perch, etc)."

Its objectives: To perfect the technological process of producing seeds of some marine fishes of high economic value; to develop reserve parental fish stocks to ensure the supply of fertilized eggs and fries for subsequent years.

- The scheme "To develop technologies for the production of seeds of some mollusk species (meretrix, ark shell, scallop, oyster, winkle, abalone, etc)."

Its objective: To create seed production technologies in order to proactively supply mollusk seeds for rearing in rivermouth areas, alluvial banks and coastal banks.

- The scheme "To develop technologies for the production of seeds of some specialty crustacean breeds of crab and lobster families."

Its objective: To perfect the technology for the production of seeds of some specialty crustacean species of crab and lobster families.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Its objectives: To select purebred breeds of some kinds of gracilaria and rong sun of high agar, carrgeenan contents and high congealability. To develop technologies for the industrial production of seaweed seeds in order to proactively supply them for production.

- The scheme "To develop technologies for the production of basa (indigenous catfish) seeds."

Its objective: To perfect technologies for the production of basa seeds so as to sufficiently produce them to meet the demands of farming for export.

- The scheme "To develop technologies for the production of blue-legged prawn seeds and all male blue-legged prawns."

Its objective: To create seed production technologies in order to socialize the production of blue-legged prawn seeds and all male blue-legged prawns.

- The scheme "To develop technologies for production of tilapia seeds."

Its objective: To ensure sufficient parental stocks and transfer technologies to all economic sectors to produce quick-growing tilapia seeds which can be farmed in freshwater, brackish water and saltwater areas.

- The scheme: "To develop technologies for the production of seeds and conservation of some indigenous fishes of economic value or in danger of extinction (anh vu (freshwater parrotfish, semilabeo notabilis), dam xanh, lang (dwarf fish), ho (catlocarpio siamensis) tra dau (pangasiannodon gigas), bong lau, chia voi (common pipefish), bong keo, chinh (conger), diec gu, tre vang (brown walking catfish), ro dong (anabas)."

Its objective: To create technologies for the production of the seeds of indigenous fish species of economic value so as to supply seeds for farming and addiotionally stock their natural habitats.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Its objectives: To raise the quality of seeds of traditional freshwater fish species already selected (Indian carp, grass carp, fathead, bighead, major carp, carp, mosambica tilapia) in order to raise the productivity and economic efficiency of their farming.

- The scheme "To develop aquatic seeds for ornamental purposes."

Its objective: To create seed production technologies and sufficiently produce seeds for domestic market and export demands.

- The scheme "To train human resources specialized in aquatic seeds."

Its objective: To form a contingent of scientists and technicians capable of managing and researching into seed-related scientific matters as well as seed producers who have scientific knowledge, high professional qualifications and skills.

III. A number of major support solutions

1. Regarding policies

- To continue implementing the Prime Minister's Decision No. 224/19999/QD-TTg of December 8, 1999 approving the Program on aquaculture development in the 1999-2010 period and Decision No. 103/2000/QD-TTg of August 25, 2000 on a number of policies to encourage the development of aquatic seeds.

- In the course of implementing the Program, to continue studying, proposing and submitting to the Prime Minister for promulgation timely supplementary policies suitable to the reality in order to encourage various social resources to participate in the development of seeds, apply advanced technologies to, and take initiative in, the commercial production of seeds to meet the market demands.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Regarding investment and credit

a/ Budgetary capital:

- The central budgetary capital shall be used to support investments in:

+ Building infrastructures of national aquatic seed centers, supporting the building of grade-I aquatic seed centers, partly supporting the building of aquatic seed centers in mountainous localities with economic difficulties and low budgetary revenues (plain provinces may use the annual capital source of the animal and plant seed program), supporting the building of essential infrastructures of concentrated aquatic seed production zones (roads, water supply systems for seed production and waste water treatment, seed quality-testing equipment).

+ Scientific and technological researches in order to implement the aquatic seed development schemes and projects already identified in the Program and basic scientific researches into seed development (heritance, selection, migration, domestication of aquatic species) and other seed-related scientific activities.

+ Modernizing a number of laboratories of aquaculture research institutes and centers and national aquatic seed centers.

+ Aquatic seed-related fishery promotion activities of the national fisheries promotion center.

+ Training human resources specialized in aquatic seeds for research institutes and centers, national aquatic seed centers and developing scientific and technical information in service of seed research and production.

- Local budge capital: Together with the supports from the State budget capital, local budget capital shall be used for: Building and improving grade-I aquatic seed center (according to planning) or building provincial aquatic seed centers; supporting seed-related scientific and technological activities research activities; providing financial supports for the production of original species, parental stocks; training of local human resources in the aquatic seed domain.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Commercial credits to fully meet the borrowing demands of all economic sectors for implementing aquatic seed development and production and trading projects already approved according to the current mechanism.

- Mobilized capital of various economic sectors: To encourage all economic sectors to invest, enter into joint ventures and partnerships in order to develop the commercial production of aquatic seeds.

- Foreign-invested capital: Through foreign direct investment (FDI) projects in the seed production domain, official development assistance (ODA) projects and AIT-, DANIDA- , NORAD-financed projects, technical assistance and consultancy, consultancy on, training in, and import of new technologies, technology transfer.

3. Regarding international cooperation

To encourage the setting up of joint ventures with foreign investors in research into the conservation of prototype breeds and development of rare and precious breeds; import and apply new aquatic breeds and aquatic breed-related scientific and technological advances in the country.

To promote international relations and coopera-tion in scientific researches, inheritance, breed selection, technology transfer, sex transformation, and make full use of foreign countries' and international organizations' financial supports in training to raise the capabilities of personnel.

4. Regarding science and technology

In the coming years, to improve the processes of producing good and disease-free seeds of some species which are of high demand and their production technologies have been mastered; expeditiously improve the technological processes of artificial production of farmed varieties with high development prospects; concentrate on studying the common diseases in aquatic species and methods of their prevention and elimination.

To attach importance to, and prioritize, the training of top professionals with profound specia-lized knowledge, competent in the aquaculture domain in general and aquatic seeds in particular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. Regarding fishery promotion

To quickly transfer seed production technologies which have been successfully studied in the country, such as techniques of marine fish hatchery, producing male, unisexual tilapia seeds, mollusk and crustacean seeds; building demonstration models of fish hatchery in mountainous areas, etc, in order to deploy the mass production of fries.

To continue studying and searching for seed production technologies and new breeds of high economic value for importation in order to raise economic efficiency and contributing to diversifying the group of farmed varieties.

To promote training in seed production techniques, environmental assurance and prevention of epidemics; to publish publications to popularize, disseminate and share experiences widely among farmers and fishermen.

IV. Organization of implementation

1. The Fisheries Ministry is the agency assuming the main responsibility for, and coordinating with the concerned agencies and localities in, organizing the implementation of the Program; directing the research institutions to deploy the building of the national seed system and implement the aquatic seed production schemes and projects; directing and guiding localities in formulating the plannings and developing the seed system according to such plannings; coordinating with the concerned ministries and branches in planning, formulating and managing zones of marine conservation, prototype breed conservation and development of parental aquatic stocks; conducting preliminary and sum-up reviews and reporting the results to the Prime Minister.

2. The Planning and Investment Ministry, the Finance Ministry and the Science and Technology Ministry shall balance and arrange the annual State budgets and other capital sources for the effective implementation of the Program.

3. Vietnam State Bank shall direct commercial banks to guide and create favorable conditions for enterprises of all economic sectors to have access to loans for production development.

4. The provincial/municipal People's Committees shall have to formulate and implement the detailed plannings, direct the implementation of the Program on development of aquatic seeds in their localities, prioritize the investment in building and upgrading seed production establishments and encourage the development of aquatic seed production in the localities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2.- This Decision takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette.

The Fisheries Ministry shall have to guide the implementation of this Decision.

Article 3.- The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the Government-attached agencies, the presidents of the People's Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decision.

 

 

PRIME MINISTER




Phan Van Khai

;

Quyết định 112/2004/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển giống thuỷ sản đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu: 112/2004/QĐ-TTg
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 23/06/2004
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [2]
Văn bản được căn cứ - [2]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Quyết định 112/2004/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển giống thuỷ sản đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [2]
Văn bản hướng dẫn - [1]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [1]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…