THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1077/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 14 tháng 9 năm 2022 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21 tháng 11 năm 2017;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định đến năm 2025” với những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Mục tiêu chung
Triển khai đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả các quy định pháp luật thủy sản; tập trung triển khai các quy định về phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (Khai thác IUU); ngăn chặn, giảm thiểu và loại bỏ khai thác IUU, gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC); quản lý hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi hải sản, các hệ sinh thái biển, phát triển nghề cá Việt Nam theo hướng bền vững, có trách nhiệm và hội nhập quốc tế, nhằm nâng cao đời sống sinh kế của người dân vùng ven biển, góp phần đảm bảo an ninh, quốc phòng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
2. Mục tiêu cụ thể
- Hoàn thành 100% việc đánh dấu tàu cá và lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 m trở lên hoạt động thủy sản.
- 100% tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 m trở lên trước khi rời cảng đi khai thác trên biển phải được kiểm tra đảm bảo đầy đủ các giấy tờ và trang thiết bị theo quy định.
- 100% tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 m trở lên phải được theo dõi, giám sát qua Hệ thống giám sát hành trình tàu cá khi tham gia hoạt động trên biển và được thanh tra, kiểm tra, kiểm soát tại cảng.
- 100% sản lượng thủy sản từ khai thác trong nước khi bốc dỡ qua cảng cá được kiểm tra, giám sát theo quy định.
- 100% sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ khai thác của nước ngoài cập cảng biển Việt Nam được kiểm tra, giám sát theo quy định của Hiệp định về Biện pháp quốc gia có cảng của FAO-2009 (Hiệp định PSMA).
- Ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá, ngư dân Việt Nam vi phạm khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài và không để tái diễn ở các năm tiếp theo.
- Ngăn chặn, giảm thiểu và loại bỏ khai thác IUU, gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của EC.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Nhóm nhiệm vụ, giải pháp về thông tin truyền thông, tuyên truyền
a) Trong nước
- Thực hiện các chương trình thông tin truyền thông về tác hại của khai thác IUU đối với sự phát triển bền vững của hoạt động khai thác hải sản; tuyên truyền, tập huấn, phổ biến các chính sách, quy định pháp luật của Việt Nam, Quốc tế và các nước có liên quan về phòng, chống khai thác IUU cho các tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Tổ chức các hội thảo, tập huấn nghiệp vụ, hội nghị thường niên chỉ đạo triển khai thực thi pháp luật thủy sản và quản lý nghề cá hiệu quả, đồng bộ, thống nhất.
b) Ngoài nước
- Đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại, chương trình truyền thông, tổ chức các cuộc họp, hội thảo, họp báo để trao đổi, khẳng định các cam kết, nỗ lực của Việt Nam trong phòng, chống khai thác IUU, phát triển nghề cá bền vững, có trách nhiệm và hội nhập quốc tế; phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn kịp thời các nội dung xuyên tạc, thông tin tiêu cực, không trung thực về công tác phòng, chống khai thác IUU của Việt Nam vì mục đích cạnh tranh không lành mạnh nhằm gây bất lợi để EC không gỡ cảnh báo “Thẻ vàng”.
- Hợp tác, trao đổi kinh nghiệm với các đối tác như: Úc, Na-uy, Hoa Kỳ, châu Âu thực hiện các chương trình tập huấn, tuyên truyền theo hướng tiếp cận đến các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản dựa trên kinh nghiệm thực tiễn thành công tại các quốc gia này.
2. Nhóm nhiệm vụ, giải pháp về hoàn thiện khung pháp lý và cơ chế chính sách
- Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý đảm bảo phát triển nghề cá bền vững, có trách nhiệm, phù hợp với các hiệp định, cam kết quốc tế mà Việt Nam đã gia nhập hoặc tham gia như: Hiệp định PSMA, UNFSA, C188, Đạo Luật bảo vệ động vật có vú của Hoa Kỳ... Rà soát, xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về quản lý, an toàn kỹ thuật cho tàu cá (có chiều dài từ 24 m trở lên) và hệ thống cảng cá (Loại I, II, III).
- Xây dựng, triển khai một số chính sách về phát triển thủy sản bền vững theo hướng giảm cường lực khai thác, tăng không gian và thời gian cấm, hạn chế khai thác nhằm phục hồi và tái tạo nguồn lợi thủy sản; hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và sinh kế của cộng đồng ngư dân.
- Ưu tiên bố trí kinh phí để đầu tư, nâng cấp, duy tu, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng nghề cá tại các cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão theo quy hoạch.
- Triển khai đồng bộ các chương trình, đề án thực hiện Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và thực hiện Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Kiện toàn tổ chức bộ máy, bổ sung nguồn lực và thường xuyên đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cơ quan quản lý thủy sản địa phương, đặc biệt tại các cảng cá đảm bảo thống nhất, đồng bộ về mô hình tổ chức quản lý cảng cá, mô hình thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm khai thác IUU tại cảng cá.
- Nghiên cứu, tổ chức thực hiện mô hình mẫu về kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm khai thác IUU tại 03 cảng cá tại 03 miền: miền Bắc (Hải Phòng), miền Trung (Khánh Hòa), miền Nam (Cà Mau) với sự hỗ trợ, tư vấn về kỹ thuật của EC.
- Tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá việc thực hiện các quy chế phối hợp giữa lực lượng kiểm ngư và các lực lượng thực thi pháp luật khác hoạt động trên biển; tăng cường hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát chung giữa các lực lượng thực thi pháp luật trên biển.
- Thường xuyên đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho các lực lượng thực thi pháp luật trên biển về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, chống khai thác IUU.
a) Về quản lý đội tàu và cường lực khai thác
- Trên cơ sở quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản, quản lý chặt chẽ hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản. Kiên quyết không để tình trạng khai thác quá mức và thực thi hiệu lực, hiệu quả các quy định về vùng cấm, thời gian cấm và nghề cấm hoạt động ở các vùng biển; tăng cường thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo quy định.
- Thực hiện thí điểm giao hạn ngạch sản lượng khai thác theo loài phù hợp với tình hình thực tế, đặc điểm nghề cá của từng địa phương.
- Tổ chức, hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác hải sản hợp pháp ở các vùng biển giáp ranh và ngoài vùng biển Việt Nam theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam, nước sở tại và các tổ chức quản lý nghề cá khu vực.
- Tập trung nguồn lực hoàn thành 100% việc đánh dấu tàu cá và lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tất cả các tàu cá còn lại theo quy định; căn cứ tình hình thực tiễn của địa phương, có giải pháp, chính sách hỗ trợ kinh phí cho việc lắp đặt thiết bị VMS.
- Thực hiện chuyển đổi số, hoàn thiện Cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia đảm bảo số hóa toàn bộ thông tin, dữ liệu, quy trình nghiệp vụ phục vụ cho công tác quản lý thông suốt hoạt động khai thác thủy sản từ trung ương đến địa phương.
b) Theo dõi, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tàu cá trước lúc rời cảng đi khai thác và khi cập cảng
- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát điều kiện của toàn bộ tàu cá khi rời cảng, đặc biệt các tàu có nguy cơ cao vi phạm khai thác IUU; kiên quyết ngăn chặn, xử lý tàu cá không đủ điều kiện theo quy định tham gia khai thác hải sản.
- Từ chối cho cập cảng và xử lý theo quy định tàu cá không khai báo trước khi cập cảng, không nộp Báo cáo, Nhật ký khai thác theo quy định; kiểm soát toàn bộ sản lượng thủy sản bốc dỡ qua cảng cá theo quy định về khai thác IUU.
- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các địa phương có liên quan để siết chặt quản lý tàu cá địa phương hoạt động thường xuyên trên địa bàn ngoài tỉnh.
c) Theo dõi, kiểm soát, giám sát hoạt động tàu cá trên biển
- Nâng cấp, hoàn thiện hệ thống giám sát tàu cá đảm bảo hoạt động ổn định, thông suốt, chia sẻ, kết nối đồng bộ từ trung ương đến địa phương và các lực lượng chức năng có liên quan để theo dõi, kiểm soát, giám sát chặt chẽ tàu cá hoạt động trên biển, trong đó:
+ Khai thác, sử dụng và vận hành có hiệu quả hệ thống giám sát tàu cá hiện có và khẩn trương triển khai dự án thông tin quản lý nghề cá giai đoạn II.
+ Kiểm soát chặt chẽ chất lượng của thiết bị VMS từ các đơn vị cung cấp, đảm bảo thiết bị VMS được lắp đặt trên tàu cá hoạt động ổn định, kết nối thông tin với hệ thống giám sát tàu cá theo quy định; kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm về việc cung cấp, lắp đặt, sử dụng thiết bị VMS.
- Rà soát nguồn lực, sắp xếp, kiện toàn, thiết lập bộ phận điều hành, chỉ huy thực thi pháp luật thủy sản, phòng, chống khai thác IUU của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phục vụ cho công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, phối hợp thống nhất, thông suốt từ trung ương đến địa phương và giữa các lực lượng chức năng của các bộ, ngành có liên quan.
- Thiết lập cơ chế trao đổi thông tin giữa tàu và bờ, thường xuyên phát các bản tin cảnh báo thông qua hệ thống đài thông tin duyên hải để tiếp nhận, xử lý kịp thời thông tin từ tàu cá liên quan đến tình trạng hoạt động của thiết bị VMS, tai nạn, sự cố nghề cá trên biển, các vụ việc tàu cá bị kiểm soát, bắt giữ, xử lý...
- Các lực lượng thực thi pháp luật trên biển (Kiểm ngư, Cảnh sát biển, Hải quân, Biên phòng, Thanh tra thủy sản...) tăng cường tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên các vùng biển; đặc biệt là tại các khu vực vùng biển chồng lấn, tranh chấp, chưa phân định để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài; kiên quyết đấu tranh khi lực lượng chức năng nước ngoài kiểm soát, bắt giữ, xử lý trái phép tàu cá, ngư dân của ta.
6. Nhóm nhiệm vụ, giải pháp về thực thi pháp luật, xử lý các hành vi khai thác IUU
- Lập danh sách, khoanh vùng đối tượng, nắm chắc địa bàn để theo dõi, quản lý chặt chẽ, phát hiện, ngăn chặn kịp thời các tàu cá có biểu hiện nghi vấn tổ chức đi khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài, công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền, răn đe, giáo dục.
- Tăng cường công tác phối hợp, trao đổi thông tin giữa các lực lượng chức năng của các Bộ: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển đảm bảo thực hiện triệt để, đồng bộ, thống nhất trong công tác điều tra, xử lý các hành vi khai thác IUU theo quy định của pháp luật.
- Tập trung điều tra, xử lý nghiêm minh, dứt điểm các tổ chức, cá nhân môi giới, móc nối, cố tình đưa tàu cá, ngư dân Việt Nam vi phạm khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài bị bắt giữ, xử lý hoặc do lực lượng chức năng trong nước phát hiện.
7. Nhóm nhiệm vụ, giải pháp về truy xuất nguồn gốc sản phẩm hải sản
a) Theo dõi, kiểm tra, kiểm soát sản lượng khai thác tại cảng cá
- Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong truy xuất nguồn gốc, đảm bảo số hóa quy trình nghiệp vụ theo dõi, giám sát sản phẩm hải sản từ khai thác theo toàn bộ chuỗi giá trị phù hợp với yêu cầu của thị trường tiêu thụ trong nước và quốc tế.
- Minh bạch hóa toàn bộ quá trình luân chuyển của sản phẩm hải sản từ khai thác đảm bảo được xác nhận, chứng nhận không vi phạm khai thác IUU và truy xuất được nguồn gốc để chống gian lận thương mại.
b) Theo dõi, kiểm tra, kiểm soát sản phẩm hải sản có nguồn gốc từ khai thác của nước ngoài cập cảng biển Việt Nam để thực hiện hoạt động nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam theo quy định của Hiệp định về Biện pháp quốc gia có cảng của FAO-2009 (PSMA).
- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế pháp lý và quy trình thực hiện việc thanh tra, kiểm tra để ngăn chặn không để sản phẩm hải sản từ khai thác của nước ngoài vi phạm IUU xâm nhập vào Việt Nam.
- Tăng cường hợp tác quốc tế để trao đổi thông tin, nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm cho các lực lượng chức năng triển khai thực hiện Hiệp định PSMA.
8. Nhóm nhiệm vụ, giải pháp về thực hiện các nghĩa vụ điều ước quốc tế và hợp tác quốc tế
a) Gia nhập Hiệp định, Công ước quốc tế
- Hoàn thiện hồ sơ, gia nhập Công ước 188 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về lao động khai thác hải sản.
- Đẩy mạnh đàm phán, hoàn tất thủ tục trở thành thành viên chính thức của Tổ chức quản lý nghề cá khu vực Trung Tây Thái Bình Dương (WCPFC), xây dựng phương án tranh thủ sự ủng hộ của các đối tác lớn là thành viên sáng lập và có ảnh hưởng trong WCPFC nhằm có được hạn ngạch khai thác cá ngừ đại dương tại vùng nước thẩm quyền quốc tế do WCPFC quản lý khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức.
b) Hợp tác quốc tế và triển khai các nghĩa vụ đối với các Hiệp định quốc tế về thủy sản mà Việt Nam đã tham gia
- Tuân thủ các biện pháp quản lý, bảo tồn và khai thác bền vững nguồn lợi biển theo quy định tại Công ước quốc tế về Luật Biển 1982 và Hiệp định đàn cá di cư xa của Liên Hợp quốc (UNFSA). Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Hiệp định đàn cá di cư xa của Liên Hợp quốc.
- Tổ chức các cuộc đàm phán, đối thoại cấp cao và kỹ thuật với EC và Hoa Kỳ thể hiện nỗ lực chống khai thác IUU của Việt Nam.
- Đàm phán ký kết Thoả thuận thiết lập đường dây nóng với các quốc gia và vùng lãnh thổ có liên quan nhằm phối hợp ngăn ngừa các hoạt động vi phạm khai thác bất hợp pháp và giải quyết các vấn đề liên quan trên biển trên tinh thần hợp tác hữu nghị và nhân đạo.
- Đàm phán ký kết hoặc thực hiện các Hiệp định, Thoả thuận hợp tác với các quốc đảo như: Mi-crô-nê-xi-a, Pa-lau... và một số nước trong khu vực Đông Nam A (ASEAN) để đưa tàu cá của Việt Nam sang khai thác hải sản. Nghiên cứu khả năng hợp tác trong lĩnh vực thủy sản với các nước trong Liên minh châu Âu, qua đó tranh thủ sự hợp tác, đầu tư vào thị trường thủy sản Việt Nam để tác động, vận động EC gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” cho Việt Nam.
- Tham gia các diễn đàn hợp tác đa phương, các tổ chức quản lý nghề cá quốc tế và hợp tác nghề cá song phương với các quốc gia. Tăng cường trao đổi và học hỏi kinh nghiệm từ các nước đã thành công trong việc gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của EC để áp dụng triển khai thực hiện.
- Hợp tác với các tổ chức quản lý nghề cá khu vực với tư cách là thành viên, quan sát viên, hoặc là quốc gia hợp tác không phải thành viên, để triển khai hiệu quả các biện pháp MCS và thực thi pháp luật, đồng thời nếu thích hợp có thể thực thi cơ chế chứng nhận trong khai thác thủy sản.
- Hợp tác tích cực, có trách nhiệm, hiệu quả, minh bạch với các nước có liên quan, tổ chức nghề cá khu vực và quốc tế trong trao đổi, phối hợp xử lý thông tin liên quan đến hoạt động khai thác IUU và triển khai các chính sách, biện pháp để ngăn chặn, loại bỏ các sản phẩm khai thác lưu ra khỏi thương mại theo các cam kết, điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết.
III. CÁC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN ƯU TIÊN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Dự án thông tin, truyền thông và đào tạo, tập huấn nhằm thực thi Luật Thủy sản, phòng chống khai thác IUU ở trong và ngoài nước.
2. Đầu tư, nâng cấp hoàn thiện hệ thống cảng cá, cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn lực đáp ứng yêu cầu quản lý, kiểm soát tàu cá và truy xuất nguồn gốc hải sản từ khai thác tại cảng cá, phòng, chống khai thác IUU.
3. Dự án thí điểm và nhân rộng mô hình mẫu về kiểm soát nghề cá bền vững tại 03 cảng cá tại 03 miền: miền Bắc (Hải Phòng), miền Trung (Khánh Hòa), miền Nam (Cà Mau).
4. Dự án kiện toàn, thiết lập bộ phận điều hành, chỉ huy thực thi pháp luật thủy sản, phòng chống khai thác IUU của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phục vụ cho công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, phối hợp thống nhất, thông suốt từ trung ương đến địa phương và giữa các lực lượng thực thi pháp luật của các bộ, ngành có liên quan.
5. Dự án xây dựng hệ thống quản lý thống nhất đảm bảo tích hợp đồng bộ các cơ sở dữ liệu nghề cá phục vụ cho công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, truy xuất hoạt động của tàu cá và sản lượng khai thác.
6. Dự án nâng cao năng lực, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho lực lượng Kiểm ngư và thanh tra chuyên ngành thủy sản về tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật thủy sản.
7. Thực hiện tuần tra chung giữa các lực lượng thực thi pháp luật thủy sản để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm khai thác IUU.
8. Nhiệm vụ hợp tác quốc tế, đàm phán, ký kết, tham gia thực hiện các Hiệp định, Thoả thuận hợp tác nghề cá, phòng, chống khai thác IUU.
(Chi tiết nhiệm vụ, dự án ưu tiên tại Phụ lục kèm theo)
Thực hiện đa dạng nguồn vốn huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để triển khai thực hiện Chương trình.
1. Nguồn ngân sách nhà nước cấp hàng năm (chi đầu tư phát triển, đầu tư cơ sở hạ tầng, chi thường xuyên) theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.
2. Kinh phí lồng ghép trong các chương trình, đề án, dự án đầu tư công giai đoạn 2021 - 2030.
3. Kinh phí vận động, huy động từ các nhà tài trợ nước ngoài, các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước và kinh phí hợp pháp khác.
4. Nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật.
Căn cứ vào nội dung của Đề án, các ban, bộ, ngành trung ương có liên quan và Ủy ban nhân dân 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển tập trung xây dựng kế hoạch triển khai và bố trí kinh phí để thực hiện có hiệu quả Đề án, đảm bảo mục tiêu đề ra.
Trách nhiệm cụ thể của các bộ, cơ quan được quy định như sau:
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Chủ trì, phối hợp với các ban, bộ, ngành trung ương có liên quan, Ủy ban nhân dân 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển và các cơ quan có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án; kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Đề án, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU kết quả thực hiện Đề án trước ngày 15 tháng 12 hàng năm.
b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Ngoại giao, Quốc phòng, Công an và Ủy ban nhân dân 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung và tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về thông tin, truyền thông, tuyên truyền, tập huấn pháp luật trong nước và quốc tế để khẳng định nỗ lực, quyết tâm chính trị của Việt Nam nhằm ngăn chặn, loại bỏ khai thác IUU, gỡ cảnh báo “Thẻ vàng”.
c) Tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế, khung pháp lý, các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia, định mức kinh tế kỹ thuật; xây dựng cơ chế chính sách, các chiến lược, mục tiêu, chương trình, kế hoạch, giải pháp về bảo vệ nguồn lợi thủy sản và khai thác thủy sản để phát triển bền vững ngành Thủy sản và các văn bản liên quan để gia nhập, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, cam kết của Việt Nam đối với các Hiệp định, Công ước quốc tế về thủy sản mà Việt Nam là thành viên hoặc tham gia. Tăng cường tổ chức triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế về nghề cá, phòng, chống khai thác IUU giữa Việt Nam và các nước, tổ chức nghề cá khu vực và quốc tế.
d) Rà soát nguồn lực, sắp xếp, kiện toàn, thiết lập bộ phận điều hành, chỉ huy thực thi pháp luật thủy sản, phòng chống khai thác IUU để phục vụ cho công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, phối hợp thống nhất, thông suốt từ trung ương đến địa phương và giữa các lực lượng chức năng của các bộ, ngành có liên quan.
đ) Chủ trì, phối hợp với các ban, bộ, ngành trung ương có liên quan và 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển để tổ chức triển khai, nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng nghề cá; hệ thống thông tin quản lý nghề cá hiện đại, đảm bảo số hóa và được tích hợp trên một phần mềm dùng chung để quản lý, thống nhất tại cơ quan quản lý thủy sản trung ương và chia sẻ, kết nối đồng bộ đến 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển và các cơ quan, đơn vị có liên quan; trước mắt tập trung tại các trung tâm nghề cá lớn và hệ thống các cảng cá chỉ định. Thí điểm thực hiện mô hình kiểm soát nghề cá với sự hỗ trợ, tư vấn của EC; đánh giá hiệu quả, nhân rộng tại 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển.
e) Ưu tiên bố trí kinh phí, kiện toàn lực lượng Kiểm ngư, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về Kiểm ngư, tăng cường tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên các vùng biển để quản lý hoạt động của tàu cá.
g) Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài chính, Giao thông vận tải và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Hiệp định về Biện pháp quốc gia có cảng (PSMA) đảm bảo đúng quy định về thanh tra, kiểm tra các sản phẩm, nguyên liệu hải sản nhập khẩu vào cảng biển Việt Nam theo quy định.
h) Thường xuyên kiểm tra đôn đốc, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện nhiệm vụ phòng, chống khai thác IUU, thực hiện Luật Thủy sản. Kịp thời báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU các nội dung, giải pháp, điều kiện cần thiết để đảm bảo thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống khai thác lưu, gỡ cảnh báo “Thẻ vàng”.
a) Chủ trì, phối hợp với các ban, bộ, ngành trung ương có liên quan và 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển tập trung triển khai các giải pháp đảm bảo thực hiện hiệu quả ngăn chặn, chấm dứt tàu cá Việt Nam vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài; bố trí, sắp xếp lực lượng kiểm soát biên phòng tại các cảng cá để kiểm soát hoạt động nghề cá.
b) Chủ trì, phối hợp với các ban, bộ, ngành trung ương có liên quan và 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển thực hiện kiểm tra, kiểm soát đảm bảo tất cả tàu cá khi xuất cảng đi khai thác thủy sản phải đảm bảo đủ điều kiện theo quy định pháp luật; kiên quyết ngăn chặn, xử lý, không cho xuất cảng đi khai thác đối với tàu cá vi phạm khai thác IUU.
c) Tập trung điều tra, xử lý dứt điểm các hành vi khai thác IUU, đặc biệt là hành vi vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài bị bắt giữ, xử lý hoặc do lực lượng chức năng trong nước phát hiện, công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền, răn đe, giáo dục.
d) Phối hợp với Bộ Công an điều tra, xác minh các tổ chức, cá nhân môi giới, móc nối đưa tàu cá, ngư dân Việt Nam đi khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài.
đ) Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an và 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển mở các đợt cao điểm tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trong giai đoạn 2022 - 2023 tại các vùng biển giáp ranh, chồng lấn giữa Việt Nam và các nước để ngăn chặn, xử lý các vụ việc tàu cá Việt Nam có hành vi vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài.
a) Phối hợp với các ban, bộ, ngành trung ương có liên quan và 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển tập trung triển khai các giải pháp đảm bảo thực hiện hiệu quả vận động hành lang, đàm phán với EC trong việc sớm gỡ “Thẻ vàng” cho Việt Nam. Thông qua các kênh ngoại giao chính thức truyền tải thông điệp thể hiện quyết tâm chính trị của Việt Nam trong nỗ lực ngăn chặn, xử lý tàu cá, ngư dân Việt Nam vi phạm khai thác IUU.
b) Chủ trì, phối hợp với các ban, bộ, ngành trung ương có liên quan tham mưu cho Chính phủ phương án đàm phán với các quốc gia có vùng biển chồng lấn, chưa phân định để xác định ranh giới khai thác hải sản hợp pháp của tàu cá Việt Nam.
c) Tăng cường chủ động nắm tình hình, thu thập thông tin, hồ sơ bằng chứng tại các nước bắt giữ, xử lý tàu cá vi phạm của Việt Nam; kịp thời trao đối với cơ quan chức năng trong nước để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Đồng thời, tiếp tục tăng cường công tác bảo hộ công dân đối với các ngư dân bị nước ngoài bắt giữ, xử lý.
a) Chủ trì, phối hợp với các ban, bộ, ngành trung ương có liên quan và 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển tập trung triển khai các giải pháp đảm bảo thực hiện hiệu quả trong điều tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hoạt động môi giới, móc nối đưa tàu cá, ngư dân Việt Nam đi khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về khai thác IUU.
b) Chỉ đạo lực lượng chức năng tăng cường công tác nắm tình hình về chủ trương, chính sách, biện pháp chống khai thác IUU của các quốc gia, vùng lãnh thổ, kịp thời tham mưu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét chỉ đạo các ban, bộ, ngành trung ương có liên quan và 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển nghiên cứu, vận dụng triển khai thực hiện; trao đổi thông tin dữ liệu dân cư phục vụ công tác quản lý lao động trên tàu cá theo quy định.
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành có liên quan tổ chức kiểm tra, từ chối không cho tàu nước ngoài cập cảng, sử dụng cảng nếu phát hiện tàu nước ngoài thực hiện hoạt động nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam sản phẩm hải sản có nguồn gốc từ khai thác vi phạm quy định về khai thác IUU theo đúng quy định của Hiệp định về Biện pháp quốc gia có cảng.
b) Chủ trì, rà soát, xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý, chính sách, các quy định cho tàu vào cảng; bố trí nhân lực, địa điểm làm việc, phương tiện, trang thiết bị để cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức thực thi các quy định Hiệp định biện pháp quốc gia có cảng tại cảng biển được chỉ định cho tàu đánh bắt thủy sản, tàu vận chuyển, chuyển tải thủy sản, sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ khai thác của nước ngoài cập cảng để thực hiện hoạt động nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh thủy sản, sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ khai thác qua lãnh thổ Việt Nam.
6. Bộ Thông tin và Truyền thông
Chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ, ngành có liên quan và địa phương định hướng thông tin tuyên truyền, chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí và hệ thống thông tin cơ sở tăng thời lượng, chất lượng thông tin, tuyên truyền nội dung Đề án “Phòng, chống khai thác IUU đến năm 2025”, chú trọng tuyên truyền về nỗ lực phòng, chống khai thác IUU của Việt Nam; thông tin, tuyên truyền các tổ chức, cá nhân điển hình trong phòng, chống khai thác IUU.
Đề nghị Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo các cơ quan báo chí trung ương và cấp ủy các cấp tăng cường công tác vận động, tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật thủy sản, đặc biệt là quy định chống khai thác IUU đến cấp cơ sở, ngư dân ven biển và các tổ chức, cá nhân có liên quan; chỉ đạo đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại, đấu tranh phản bác các quan điểm xuyên tạc, sai trái về nỗ lực của Việt Nam trong công tác phòng, chống khai thác IUU.
Báo cáo cấp có thẩm quyền ưu tiên bố trí, phân bổ đủ nguồn vốn đầu tư công cho các ban, bộ, ngành trung ương có liên quan và địa phương để thực hiện Đề án “Phòng, chống khai thác IUU đến năm 2025”, gỡ cảnh báo “Thẻ vàng”, đầu tư, nâng cấp hệ thống hạ tầng nghề cá, các cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão, hệ thống thông tin quản lý nghề cá hiện đại, đảm bảo số hóa để phát triển nghề cá bền vững, có trách nhiệm và hội nhập quốc tế.
a) Căn cứ khả năng cân đối của ngân sách trung ương, trên cơ sở đề xuất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các ban, bộ, ngành liên quan và địa phương, ưu tiên tổng hợp bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của ngân sách trung ương, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định cân đối, bố trí kinh phí theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn để thực hiện Đề án.
b) Chỉ đạo Tổng cục Hải quan phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị của các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải... triển khai thực hiện đúng quy định của Hiệp định về Biện pháp quốc gia có cảng để kiểm soát tàu nước ngoài cập cảng nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam nguyên liệu sản phẩm thủy sản khai thác, thể hiện cam kết, thiện chí và tuân thủ quy định quốc tế trong chống khai thác IUU của Việt Nam.
10. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng chương trình đào tạo, nâng cao tay nghề; hướng dẫn thực hiện quy định pháp luật lao động phù hợp với đặc thù của lao động nghề cá và luật pháp quốc tế.
11. Ủy ban nhân dân 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển
a) Tổ chức thực hiện Đề án thông qua việc đưa các nội dung của Đề án vào kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của địa phương; tổng hợp hình hình thực hiện Đề án gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 15 tháng 12 hàng năm.
b) Tăng cường, đẩy mạnh tuyên truyền quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế thủy sản bền vững, phòng, chống khai thác IUU đến từng cán bộ, từng người dân một cách hiệu quả, thường xuyên, cấp cơ sở (xã/phường/thị trấn) phải là lực lượng nòng cốt, chịu trách nhiệm chính, sâu sát, trực tiếp, nắm vững địa bàn quản lý, tuyên truyền, vận động người dân tuân thủ pháp luật. Gắn trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương, tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, giám sát và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân thiếu tinh thần, trách nhiệm để xảy ra sai phạm hoặc không hoàn thành nhiệm vụ được giao.
c) Tiếp tục xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ ngư dân tại địa phương thực hiện hoạt động khai thác thủy sản theo đúng quy định, đảm bảo ổn định đời sống, sinh kế của ngư dân bền vững; thực hiện các dự án phục hồi hệ sinh thái biển, rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm cỏ biển cho các loài hải sản sinh sống; dự án cắt giảm tàu lưới kéo, đánh đắm làm rạn san hô nhân tạo.
d) Phối hợp chặt chẽ với Bộ Quốc phòng và các ban, bộ, ngành trung ương có liên quan triển khai quyết liệt hơn nữa các giải pháp để ngăn chặn, chấm dứt tàu cá địa phương vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài.
đ) Lập danh sách, khoanh vùng đối tượng, nắm chắc địa bàn để theo dõi, quản lý chặt chẽ, phát hiện, ngăn chặn kịp thời các tàu cá có biểu hiện nghi vấn tổ chức đi khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài; xử lý nghiêm các trường hợp tàu cá vi phạm theo đúng quy định của pháp luật để răn đe, công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương để tuyên truyền, giáo dục.
e) Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các địa phương có liên quan để siết chặt quản lý đối với tàu cá địa phương hoạt động thường xuyên trên địa bàn ngoài tỉnh, xử lý kịp thời tàu cá có hành vi khai thác IUU.
g) Khẩn trương hoàn thành việc đánh dấu tàu cá, lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá có chiều dài từ 15 m trở lên. Khai thác, sử dụng, vận hành có hiệu quả Hệ thống giám sát tàu cá để theo dõi, giám sát toàn bộ hoạt động của tàu cá trên biển của địa phương theo quy định và được thanh tra, kiểm tra, kiểm soát tại cảng để xử lý khi có hành vi khai thác IUU.
h) Thực hiện đúng quy định việc kiểm soát tàu cá ra vào cảng, lao động trên tàu cá, kiểm soát sản lượng qua cảng, thực hiện chứng nhận, xác nhận và truy xuất nguồn gốc thủy sản từ khai thác, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, không cho tàu cá tham gia hoạt động khai thác hải sản nếu không lắp đặt VMS, chưa đánh dấu tàu cá theo quy định. Giao nhiệm vụ cho tổ chức quản lý cảng cá thực hiện điều tra nghề cá thương phẩm.
i) Phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai dự án xây dựng hệ thống quản lý thống nhất đảm bảo tích hợp đồng bộ các cơ sở dữ liệu nghề cá phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, truy xuất hoạt động của tàu cá và sản lượng khai thác để theo dõi, giám sát và quản lý nghề cá tại cảng.
k) Công bố hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản tại vùng bờ, vùng lộng; phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc quản lý hạn ngạch Giấy phép khai thác vùng khơi. Thực hiện quản lý đóng mới tàu cá, nghề nghiệp khai thác trên các ngư trường.
l) Thành lập Kiểm ngư địa phương, các Trạm kiểm ngư tại các cảng cá. Tổ chức quản lý nghề cá theo quy định pháp luật; kiện toàn tổ chức bộ máy, ưu tiên bố trí nguồn lực, nhân lực, trang thiết bị cho các cơ quan quản lý thủy sản địa phương theo quy định và hướng dẫn của cấp có thẩm quyền để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả trong thực thi pháp luật thủy sản.
m) Đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng cảng cá loại II, loại III, khu neo đậu tránh trú bão tại địa phương đảm bảo đáp ứng nhiệm vụ phòng, chống khai thác IUU. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia vào đầu tư, quản lý hạ tầng nghề cá tại địa phương.
n) Hàng năm bố trí kinh phí để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao của Đề án thuộc trách nhiệm của ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và pháp luật khác có liên quan.
12. Các ban, bộ, ngành, địa phương và các hội, hiệp hội, tổ chức, cá nhân có liên quan
a) Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện hiệu quả các nội dung có liên quan trong Đề án.
b) Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản, các doanh nghiệp thủy sản tiếp tục chung tay, đồng hành cùng Chính phủ vận động các doanh nghiệp thủy sản kiên quyết từ chối thu mua, chế biến, xuất khẩu các sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ khai thác IUU. Phối hợp với các cơ quan chức năng để cung cấp thông tin, xử lý nghiêm các doanh nghiệp thủy sản làm ăn phi pháp, hợp thức hóa hồ sơ, tiếp tay, dung túng cho hành vi khai thác IUU.
c) Hội nghề cá Việt Nam tích cực vận động hội viên gương mẫu, thực hiện tốt các quy định về phòng, chống khai thác IUU; kịp thời động viên các tấm gương điển hình, người tốt việc tốt.
d) Các ban, bộ, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển và các hội, hiệp hội, tổ chức, cá nhân có liên quan (Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi...) tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền, vận động tới các cấp ủy, chính quyền và cá nhân, gia đình các chủ tàu, thuyền trưởng, ngư dân, cơ sở dịch vụ hậu cần khai thác thủy sản... chấp hành nghiêm các quy định pháp luật thủy sản, không vi phạm khai thác IUU; phát hiện, tố giác kịp thời các hành vi khai thác IUU.
đ) Bố trí kinh phí nguồn ngân sách trung ương và các nguồn kinh phí hợp pháp khác để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Đề án theo quy định của pháp luật.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
KT.
THỦ TƯỚNG |
DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN ƯU TIÊN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
(Kèm theo Quyết định số 1077/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2022 của Thủ tướng
Chính phủ)
TT |
Tên nhiệm vụ, dự án |
Đơn vị chủ trì |
Đơn vị phối hợp |
Thời gian thực hiện |
Dự
kiến kinh phí |
Nguồn kinh phí |
1 |
Dự án thông tin, truyền thông và đào tạo, tập huấn nhằm thực thi Luật Thủy sản và chống khai thác IUU ở trong và ngoài nước. |
Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển |
Bộ Ngoại giao, Hiệp hội VASEP, Hội nghề cá, doanh nghiệp |
2022 - 2025 |
20 |
- Đối với dự án đầu tư, nâng cấp hoàn thiện hệ thống Cảng cá sử dụng nguồn ngân sách nhà nước đầu tư các hạng mục công trình thiết yếu. - Đối với các hạng mục dịch vụ hậu cần tại cảng huy động nguồn vốn từ doanh nghiệp, xã hội hóa. - Đối với các nhiệm vụ, dự án khác sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước. |
2 |
Đầu tư, nâng cấp hoàn thiện hệ thống cảng cá, cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn lực đáp ứng yêu cầu quản lý, kiểm soát tàu cá và truy xuất nguồn gốc hải sản từ khai thác tại cảng cá, phòng, chống khai thác IUU. |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển |
Các bộ, ngành có liên quan |
2022 - 2025 |
1.100 |
|
3 |
Dự án thí điểm và nhân rộng mô hình mẫu về kiểm soát nghề cá bền vững tại 03 cảng cá tại 03 miền: miền Bắc (Hải Phòng), miền Trung (Khánh Hòa), miền Nam (Cà Mau). |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển |
2022 - 2025 |
30 |
|
4 |
Dự án kiện toàn, thiết lập bộ phận điều hành, chỉ huy thực thi pháp luật thủy sản, phòng chống khai thác lưu để phục vụ cho công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, phối hợp thống nhất, thông suốt từ trung ương đến địa phương và giữa các lực lượng thực thi pháp luật của các bộ, ngành có liên quan. |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển |
2022 - 2025 |
10 |
|
5 |
Dự án xây dựng hệ thống quản lý thống nhất đảm bảo tích hợp đồng bộ các cơ sở dữ liệu nghề cá phục vụ cho công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, truy xuất hoạt động của tàu cá và sản lượng khai thác. |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển |
2022 - 2025 |
20 |
|
6 |
Dự án nâng cao năng lực, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho lực lượng kiểm ngư và thanh tra chuyên ngành thủy sản về tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật thủy sản. |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển, các Bộ: Quốc phòng, Công an |
2022 - 2025 |
10 |
|
7 |
Thực hiện tuần tra chung giữa các lực lượng thực thi pháp luật thủy sản để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm khai thác IUU. |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Quốc phòng, Bộ Công an |
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển |
2022 - 2025 |
50 |
|
8 |
Nhiệm vụ hợp tác quốc tế, đàm phán, ký kết, tham gia thực hiện các Hiệp định/Thoả thuận hợp tác nghề cá, phòng, chống khai thác IUU. |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Bộ Ngoại giao |
2022 - 2023 |
10 |
|
Tổng kinh phí: (Bằng chữ: Một nghìn hai trăm năm mươi tỷ đồng) |
1.250 |
|
PRIME MINISTER
OF VIETNAM |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 1077/QD-TTg |
Hanoi, September 14, 2022 |
DECISION
APPROVING THE SCHEME FOR “PREVENTING ILLEGAL, UNREPORTED, AND UNREGULATED FISHING UNTIL 2025”
PRIME MINISTER
Pursuant to Law on Governmental Organization dated June 19, 2015; Law on amendments to Law on Government Organization and Law on Local Governmental Organization dated November 22, 2019;
Pursuant to the Law on Aquaculture dated November 21, 2017;
At request of Minister of Agriculture and Rural Development.
HEREBY DECIDES:
Article 1. Approving the Scheme for “Preventing illegal, unreported, and unregulated fishing until 2025” as follows:
...
...
...
1. General objectives
Simultaneously and effectively implement regulations on aquaculture; focus on implementing regulations on preventing illegal, unreported, and unregulated fishing (hereinafter referred to as “IUU fishing”); preventing, mitigating, and eliminating IUU fishing, removing “Yellow card" warning of European Commission; managing fishing and protection of fishery resources, marine ecosystems, developing Vietnamese fishing profession sustainably, assuming responsibilities, implementing international integration, improving livelihood of coastal inhabitants, ensuring national security, protecting sovereignty over the sea and islands.
2. Specific objectives
- Marking and installing tracking devices on all fishing vessels with at least 15 m in length.
- All fishing vessels with at least 15 m in length prior to leaving port must be inspected for adequate documents and equipment as per the law.
- All fishing vessels with at least 15 m in length must be monitored and supervised via Vessel monitoring system when working at sea and inspected, examined at port.
- All domestic fishing products upon being unloaded to fishing ports must be inspected and supervised as per the law.
- All foreign fishing products upon arrival at Vietnam’s ports must be inspected and supervised in accordance with the Agreement on Port State Measures (PSMA) of FAO-2009.
- Prevent illegal fishing activities of Vietnamese fishing vessels and fishermen in foreign waters and prevent repetition in following years.
...
...
...
II. TASKS AND SOLUTIONS FOR SCHEME IMPLEMENTATION
1. Communication-related tasks and solutions
a) In Vietnam
- Implement communication programs regarding the harms of IUU fishing to sustainable development of fishing activities; disseminate, train, and popularize policies, regulations of Vietnam and relevant countries regarding IUU fishing prevention for related organizations and individuals.
- Organize conferences, provide professional training and annual meetings to coordinate implementation of regulations and law on aquaculture and manage fishing occupation effectively and consistently.
b) Outside of Vietnam
- Promote diplomacy activities, communication programs, organize meetings, conferences, and press conferences to affirm Vietnam’s commitments and efforts in preventing IUU fishing, developing fishing profession sustainably, responsibly and in international integration manner; prevent and promptly intercept untruthful information on IUU fishing prevention of Vietnam which prompts unhealthy competition in order to prevent the EC from removing “Yellow card” warning.
- Cooperate, exchange experience with other partners such as Australia, Norway, the United States, and Europe to organize communication and training programs which approach entities that violate regulations on fishing based on past successful implementation in these countries.
2. Legal framework and policy-related tasks and solutions
...
...
...
- Develop and implement several policies regarding sustainable fishing by reducing fishing intensity, increasing fishing ban and restriction space and time to recover and regrow aquatic resources; provide assistance in converting professions and livelihood of fishermen.
3. Tasks and solutions regarding investment, upgrade, and completion of fishing infrastructures and improvement of organization, resources, and equipment at fishing ports
- Prioritize funding for investing, upgrading, and maintaining fishing infrastructures in fishing ports and asylum harbors.
- Consistently implement programs and schemes for implementing Vietnam aquaculture development strategy until 2030 and vision to 2045 and implementing the Planning of fishing ports and asylum harbors for the period of 2021 - 2030, vision to 2050 after obtaining approval from the Prime Minister.
- Improve organization, resources, provide regular training and advanced professional training for local fishery authorities, especially in fishing ports while ensuring consistency in organizing model in fishing ports, inspection, examination, control, and penalty models for IUU fishing at fishing ports.
- Research and organize implementation of sample models regarding inspection, control, and penalties for IUU fishing at 3 fishing ports in 3 regions: Northern region (Hai Phong), Central region (Khanh Hoa), Southern region (Ca Mau) under technical support and consulting of the EC.
4. Tasks and solutions regarding improvement of capacity and effectiveness of patrol, inspection, and investigation at sea of fisheries surveillance and other relevant authorities.
- Organize preliminary conclusion, final conclusion, and assessment of cooperation between fisheries surveillance and other law enforcement forces operating at sea; increase shared patrol, inspection, and control between law enforcement forces at sea.
- Regularly provide training and professional training for law enforcement forces at sea regarding inspection, investigation, penalty, and prevention of IUU fishing.
...
...
...
a) Regarding fleet management and fishing intensity
- On the basis of planning for protection and extraction of aquatic resources, closely monitor fishing permit quota. Prevent overfishing and effectively implement regulations on prohibition areas and duration, prohibited operations in sea waters; improve joint management in protecting aquatic resources as per the law.
- Carry out pilot implementation of individual fishing quota depending on local practical situations and fishing profession characteristics.
- Organize and guide organizations and individuals to fish legally in sea waters adjoining and outside of Vietnamese sea waters in accordance with regulations and law of Vietnam, host country, and organizations overseeing fishing profession in the area.
- Channel resources in marking and installing tracking devices on all remaining fishing vessels as per the law; based on local situations, develop solutions and policies on funding the installation of Vessel monitoring system.
- Implement digital transformation, finalize National fishing database, digitalize all information, data, and professional procedures to allow thorough management of fishing activities from central to local government.
b) Monitor, inspect, and control fishing vessel activities from moment of leaving port to moment of arriving at port.
- Enhance inspection and control of fishing vessel conditions upon leaving port, especially vessels that are highly likely to commit IUU fishing; strictly prevent and take actions against unqualified fishing vessels as per the law.
- Reject docking and take actions against fishing vessels that fail to declare prior to docking, fail to submit fishing report and diary as per the law; control all fishing products loaded onto fishing ports in accordance with regulations on IUU fishing.
...
...
...
c) Monitor, control, and supervise fishing vessels at sea
- Upgrade and develop vessel monitoring system to ensure stable, coherent operation, sharing and connection from central to local government and relevant authorities to allow close monitoring, supervision of fishing vessels operating at sea, in which:
+ Effectively utilize and operate the available vessel management system and implement stage II of information project for fishery management.
+ Closely monitor quality of vessel management system from suppliers, ensure stable operation and connection of VMS devices to VMS as per the law; strictly take actions against violations in provision, installation, and use of VMS devices.
- Review resources, arrange, improve, establish departments for operating, and coordinating implementation of regulations on aquaculture, IUU fishing prevention of Ministry of Agriculture and Rural Development to serve management, coordination, operation, and cooperation from central to local government and authorities of relevant ministries and departments.
- Establish information exchange mechanism between ship and shore, regularly broadcast warnings via coastal radio system to promptly receive and process information from relevant fishing vessels pertaining to operation of VMS devices, fishing accidents and incidents at sea, hijacked, apprehended fishing vessels, etc.
- Law enforcement forces at sea shall enhance patrol, inspection, and control on sea waters; especially in overlapping sea waters, sea waters under conflict, undetermined sea waters to promptly discover, prevent, and deal with Vietnamese fishing vessels violating foreign sea waters; extensively communicate when Vietnamese fishing vessels and fishermen are captured, apprehended by foreign authorities.
6. Tasks and solutions regarding law enforcement and penalties for IUU fishing
- List, locate, closely monitor, and manage fishing vessels suspected of operating in foreign sea waters and publicize on mass media.
...
...
...
- Investigate and thoroughly, strictly take actions against organizations and individuals brokering, inciting, enabling Vietnamese fishing vessels or fishermen to operate illegally in foreign sea waters.
7. Tasks and solutions regarding traceability of fishery products
a) Monitor and control fishing quantity at fishing ports
- Apply information technology and digital transformation in traceability, ensure digitalization of professional procedures for monitoring and supervising fishery products throughout value chain in a manner suitable with domestic and international consumption demand.
- Ensure transparency of transport process of fishery products; ensure certification and confirmation of no violation of IUU fishing involved and traceability to combat trade fraud.
b) Monitor, examine, and control fishery products loaded onto Vietnam’s ports from foreign countries for import, temporary import for re-export, transit, transshipment through Vietnamese territory in accordance with PSMA of FAO-2009.
- Improve legal mechanisms and procedures for inspecting, and examining in order to prevent fishery products violating IUU fishing from entering Vietnam.
- Extend international cooperation to exchange information, improve inspection, investigation, and penalty capacity for authorities to implement PSMA.
8. Tasks and solutions regarding implementation of international treaties and international cooperation
...
...
...
- Finalize documents and join the Convention No. 188 of the International Labor Organization.
- Promote negotiation and complete procedures for becoming an official member of the Western and Central Pacific Fisheries Commission (WCPFC), develop solutions for mobilizing support of major partners which are founding and influential members of the WCPFC in order to earn tuna fishing quota in waters under management of WCPFC when Vietnam becomes an official member.
b) International cooperation and obligations to international agreements on fisheries to which Vietnam is a signatory
- Comply with solutions for managing, preserving, and sustainably utilizing marine resources in accordance with the International Convention on Law on the Sea 1982 and United Nations Fish Stocks Agreement (UNFSA). Develop plans for implementing UNFSA.
- Organize high-ranking and technical negotiation and discussion with the EC and the United States regarding Vietnam’s effort against IUU.
- Negotiate and sign agreement on establishing hotline with relevant countries and territories in order to cooperate in preventing illegal fishing activities and dealing with relevant matters at sea on the basis of amity and humanism.
- Negotiate and sign or execute agreements and conventions with island countries such as: Micronesia, Palau, etc. and other countries in the ASEAN to allow Vietnam’s fishing vessels to operate in their waters. Research cooperation potential in fishery sector with members of the European Union, thereby take advantage of cooperation and investment in Vietnam's fishery market to mobilize the EC to remove the “Yellow card” warning against Vietnam.
- Participate in multilateral cooperation forums, international fishery management organizations, and bilateral fishery cooperation with other countries. Exchange and learn experience of countries that successfully removed EC’s “Yellow card” warning.
- Cooperate with regional fishery management organizations as a member, observer, or non-member cooperating country to effectively implement MCS solutions and regulations while implementing certification if possible in fishing activities.
...
...
...
III. PRIORITY TASKS AND PROJECTS
1. Project for information, communication, and training for implementation of the Law on Fishery and prevention of IUU fishing in Vietnam and other countries.
2. Investment and upgrade of fishing ports, facilities, equipment, and resources in order to manage and control fishing vessels, ensure traceability of fishery products starting from fishing ports, and prevent IUU fishing.
3. Pilot project and duplication of sample model for sustainable fishery control at 3 fishing ports in 3 regions: Northern region (Hai Phong), Central region (Khanh Hoa), Southern region (Ca Mau).
4. Project for improving, establishing departments for operating, and coordinating implementation of regulations on aquaculture, IUU fishing prevention of Ministry of Agriculture and Rural Development to serve management, coordination, operation, and cooperation from central to local government and authorities of relevant ministries and departments.
5. Project for developing joint management system with integrated fishery database to serve management, coordination, operation, and traceability of fishing vessels and fishing quantity.
6. Project for improving capacity, providing professional training for fisheries surveillance forces and fishery inspectors regarding patrol, control, examination, and penalties against regulations on fishery.
7. Joint patrol between fishery law enforcement forces to prevent and take actions against violation of IUU fishing.
8. International cooperation, negotiation, signing, and participation in conventions and agreements on fishery and prevention of IUU fishing.
...
...
...
IV. FUNDING FOR IMPLEMENTATION
Diversify mobilized funding sources and effectively utilize resources to implement the Scheme.
1. Annual state budget (expenditure on developing, investing in infrastructures, recurrent expenditure) according to applicable state budget decentralization.
2. Expenditure integrated in public investment programs, projects, and schemes for the period of 2021 - 2030.
3. Expenditure mobilized from foreign donors, international organizations, enterprises, organizations, individuals in Vietnam, in other countries, and other legitimate expenses.
4. Other funding sources according to regulations and law.
Article 2. Organizing implementation
Based on the Scheme, central relevant ministries and departments and People’s Committees of 28 coastal provinces and central-affiliated cities shall focus on developing plans for implementation and allocating funding in order to effectively implement the Scheme and meet the determined objectives.
Specific responsibilities of ministries and agencies are regulated as follows:
...
...
...
a) take charge and cooperate with central relevant ministries and departments and People’s Committees of 28 coastal provinces and central-affiliated cities and relevant authorities in organizing implementation of the Scheme; examine and assess implementation of the Scheme, report implementation results to the Prime Minister and National Steering Committee for IUU fishing before December 15 each year.
b) take charge and cooperate with Ministry of Information and Communications, Ministry of Foreign Affairs, Ministry of National Defense, Ministry of Public Security, and People’s Committees of 28 coastal provinces and central-affiliated cities in developing plans, programs, contents, and organizing implementation of tasks, solutions regarding information, communication, media, and legal training in and outside of Vietnam in order to affirm political efforts and determination of Vietnam to eliminate IUU fishing and remove “Yellow card” warning.
c) continue to review and improve regulations, legal framework, international standards and regulations, technical and economic norms; develop policies, strategies, objectives, programs, plans, and solutions regarding protection of aquatic resources and fishing activities to sustainably develop fishery and relevant documents to join and fully implement obligations and commitments of Vietnam in international treaties and conventions to which Vietnam is a signatory. Increase implementation of international cooperation in fisheries and prevention of IUU fishing between Vietnam and other countries, fishery organizations in the region and around the world.
d) review resources, arrange, improve, establish departments for operating, and coordinating implementation of regulations on aquaculture, IUU fishing prevention of Ministry of Agriculture and Rural Development to serve management, coordination, operation, and cooperation from central to local government and authorities of relevant ministries and departments.
dd) Take charge and cooperate with central relevant ministries and departments and 28 coastal provinces and central-affiliated cities in implementing, upgrading, improving fishery infrastructures; ensuring that modern fishery management information system is digitalized and integrated on a single common software for management at the central fishery authority and shared, connected to 28 coastal provinces and central-affiliated cities and relevant authorities; for the time being, prioritize major fishery centers and designated fishing ports. Carry out pilot implementation of fishery control models under support and counseling of EC; assess effectiveness and duplicate in all 28 coastal provinces and central-affiliated cities.
e) prioritize funding and improvement of fisheries surveillance forces, improve state management capacity in fishery, increase investigation, inspection, and control across all sea waters to manage operation of fishing vessels.
g) take charge and cooperate with Ministry of Finance, Ministry of Transport, and relevant entities in organizing implementation of the PSMA, inspect fishery products and ingredients imported to Vietnam’s sea ports as per the law.
h) regularly inspect and guide local governments in implementing IUU fishing prevention task and implementing the Law on Fishery. Promptly report contents, solutions, and conditions necessary for effective implementation of IUU fishing prevention and removal of “Yellow card” warning to the Government, Prime Minister, and the National Steering Committee for IUU fishing prevention.
2. Ministry of National Defense shall
...
...
...
b) take charge and cooperate with central relevant ministries, departments, 28 coastal provinces and central-affiliated cities in inspecting and controlling all fishing vessels leaving ports for fishing as per the law; strictly prevent, take actions, and prohibit fishing vessels violating IUU fishing from leaving.
c) investigate and extensively deal with IUU fishing, especially individuals fishing in foreign sea waters and getting arrested, being met with punitive actions, or getting discovered and publicized by Vietnam’s authorities on mass media for deterrence and education purposes.
d) cooperate with Ministry of Public Security in investigating and verifying organizations and individuals brokering and enabling Vietnam’s fishing vessels and fishermen to illegally operate in foreign sea waters.
dd) take charge and cooperate with Ministry of Agriculture and Rural Development, Ministry of Public Security, and 28 coastal provinces and central-affiliated cities in intensifying patrol and inspection for the period of 2022 - 2023 in sea waters of Vietnam adjoining or overlapping those of other countries to take actions against Vietnam's fishing vessels violating fishing regulations on foreign sea waters.
3. Ministry of Foreign Affairs shall
a) cooperate with central ministries, departments, and 28 coastal provinces and central-affiliated cities in implementing solutions for effectively lobbying and negotiating with the EC to remove “Yellow card” warning for Vietnam. Use official diplomatic channels to express Vietnam’s political effort of Vietnam in preventing and dealing with Vietnam’s fishing vessels and fishermen violating IUU fishing.
b) take charge and cooperate with central ministries and departments in advising the Government to negotiate with countries whose sea waters overlap or are not determined in order to determine legal fishing boundary of Vietnam's fishing vessels.
c) acknowledge situations, collect information and documentary evidence from countries that arrest or take punitive actions against Vietnam’s fishing vessels; promptly discuss with Vietnam’s authorities in order to take strict actions as per the law. Provide extensive citizen protection for fishermen arrested and met with punitive actions from foreign authorities.
4. Ministry of Public Security shall
...
...
...
b) direct authorities to acknowledge policies, regulations, and solutions for preventing IUU fishing of other countries and territories, promptly advise and report to the Prime Minister to consider and direct central ministries and departments and 28 coastal provinces and central-affiliated cities to research and apply in implementation; exchange population data to oversee employment situations aboard fishing vessels.
5. Ministry of Transport shall
a) take charge and cooperate with Ministry of Agriculture and Rural Development and relevant ministries in organizing inspection, not allow foreign vessels to dock or use ports if said vessels are found to import, temporarily import and re-export, transit, transship fishery products extracted by the means of IUU fishing violations in accordance with the PSMA.
b) take charge, review, develop, and improve the legal framework, policies, regulations on docking; prepare human resources, working positions, instruments and equipment to allow competent authorities to implement the PSMA and allow fishing vessels, transport vessels, transshipment vessels for fisheries and fishery products to dock to import, temporarily import and re-export, transit, and transship fisheries and fishery products into Vietnamese territory.
6. Ministry of Information and Communications shall
Take charge and cooperate with Communist Party of Vietnam’s Central Committee’s Publicity and Education Commission, Ministry of Agriculture and Rural Development, relevant ministries, and local governments in shaping information for dissemination, directing press authorities, news authorities, and information systems to increase duration and quality of information and disseminate the Scheme for “Preventing IUU fishing until 2025”, prioritize Vietnam’s efforts in preventing IUU fishing; praise and publicize exemplary organizations and individuals in preventing IUU fishing.
7. Communist Party of Vietnam’s Central Committee’s Publicity and Education Commission
Request Communist Party of Vietnam’s Central Committee’s Publicity and Education Commission to direct central press authorities and committees of all levels to publicize regulations on fishery, especially regulations on prevention of IUU fishing to grassroots level, fishermen, and relevant organizations and individuals; promote diplomacy and fight against false statements regarding Vietnam’s efforts in IUU fishing prevention.
8. Ministry of Planning and Investment shall
...
...
...
9. Ministry of Finance shall
a) Within the balance of central government budget and proposal of Ministry of Agriculture and Rural Development, relevant ministries and departments and local governments, prioritize allocating in annual recurrent expenditure estimates of central government budget, request competent authorities to consider, balance, and allocate funding in accordance with the Law on State Budget and guiding documents to implement the Scheme.
b) Direct General Department of Vietnam Customs to strictly cooperate with entities affiliated to Ministry of Agriculture and Rural Development, Ministry of Transport, etc. to implement in accordance with the PSMA in order to control foreign vessels docking to import, temporarily import and re-export, transit, and transship fishery products through Vietnamese territory to show Vietnam’s commitment, amity, and compliance with international regulations in IUU fishing prevention of Vietnam.
10. Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs shall
Take charge and cooperate with Ministry of Agriculture and Rural Development in developing training program; provide guidance on adhering to employment laws in accordance with characteristics of fishery profession and international laws.
11. People’s Committees of 28 coastal provinces and central-affiliated cities shall
a) organize implementation of the Scheme by integrating the Scheme with socio-economic development plans of local governments; consolidate implementation of the Scheme and send to Ministry of Agriculture and Rural Development before December 15 each year.
b) improve and promote thorough communication of policies and standpoints of the Communist Party, regulations of the Government regarding sustainable fishery economy development, prevention of IUU fishing to officials and persons effectively and regularly, grassroots levels must be the core forces primarily responsible, in charge, and mobilizing the general public to adhere to the law. Mandate responsibilities of heads of committees, local governments, increase guidance, inspection, investigation, supervision, and strict punitive actions against organizations and individuals facilitating violations or failing to fulfill assigned tasks.
c) continue to develop regulations and policies assisting fishermen to operate in accordance with regulations and law, ensure sustainable livelihood; execute projects for restoring marine ecosystem, mangrove forests, coral reef for marine species; projects for reducing number of trawlers and creating artificial coral reefs.
...
...
...
dd) produce list, locate, monitor, closely manage and promptly prevent fishing vessels suspected of illegally operating in foreign sea waters; take strict actions against violating fishing vessels as per the law and publicize on mass media for deterrence and education purposes.
e) develop regulations on cooperation between relevant local governments in tightening management on local fishing vessels that regularly operate beyond the provinces and promptly dealing with fishing vessels committing IUU fishing.
g) rush to fully mark all fishing vessels and installing tracking devices on fishing vessels of at least 15 m in length. Extract, use, and operate VMS to monitor and supervise vessels’ activities at sea as per the law. Use VMS as the basis for inspection and examination at ports for cases of IUU fishing.
h) comply with regulations on controlling fishing vessels entering and leaving ports, employees on fishing vessels, controlling quantity going through ports, certifying, verifying, and tracing fisheries, take strict actions against violations and prevent fishing vessels without VMS and marking from engaging in fishing activities. Assign fishing port authorities to investigate commercial fishing.
i) closely cooperate with Ministry of Agriculture and Rural Development in implementing projects for developing joint management system integrated with fishing databases for the purpose of managing, directing, coordinating, and tracing activities of fishing vessels and fishing quantity in order to monitor, supervise, and manage fishing activities at ports.
k) publicize quota of Fishery permit in coastal area and inshore area; cooperate with Ministry of Agriculture and Rural Development in managing quota of Fishery permit in offshore area. Manage building of new fishing vessels and fishery activities in fishing grounds.
l) establish local fisheries surveillance and fisheries surveillance stations at fishing ports. Organize fishing activity management as per the law; improve organization, prioritize resources, personnel, and equipment for local fishery authorities in accordance with regulations and guidance of competent authorities in order to ensure effectiveness in implementation of fishery laws.
m) invest and upgrade infrastructures of type II and type II fishing ports, and asylum harbors to prevent IUU fishing. Encourage organizations and individuals to invest and manage fishing infrastructures.
n) allocate funding to organize implementation of tasks of the Scheme which fall under responsibilities of local government budget in accordance with the Law on State Budget and relevant law provisions.
...
...
...
a) cooperate with Ministry of Agriculture and Rural Development and relevant authorities in organizing effective implementation of the Scheme.
b) cooperate with Vietnam Association of Seafood Exporters and Producers, fishery enterprises, and the Government in mobilizing fishery enterprises to reject seafood products originating from IUU fishing. Cooperate with the authorities in providing information and taking actions against fishery enterprises operating illegally, legitimizing documents, or tolerating IUU fishing.
c) Vietnam Fisheries Society shall encourage members to adequately comply with regulations on prevention of IUU fishing; commend persons with good deeds.
d) relevant ministries and departments, People’s Committees of 28 coastal provinces and central-affiliated cities and relevant associations, organizations, individuals (Youth Union, Vietnam Women’s Union, Vietnam Farmer’s Union, etc.) shall improve communication and dissemination towards committee levels, local governments, individuals, and families owning fishing vessels, captains, fishermen, and providers of fishing logistic services, etc. for strict compliance with regulations on fisheries and prevention of IUU fishing; prompt discovery and denunciation of IUU fishing.
dd) allocate central government budget and other legal funding sources to organize implementation of tasks under the Scheme as per the law.
Article 3. Entry into force
This Decision comes into effect from the date of signing.
Article 4. Responsibilities for implementation
Ministers, heads of ministerial agencies, heads of Governmental agencies, Chairpersons of People’s Committees of 28 coastal provinces and central-affiliated cities, relevant agencies, organizations, entities and individuals are responsible for the implementation of this Decision./.
...
...
...
PP. PRIME
MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER
Le Van Thanh
APPENDIX
LIST OF PRIORITY
TASKSA ND PROJECTS IN THE SCHEME
(Attached to Decision No. 1077/QD-TTg dated September 14, 2022 of the Prime
Minister)
No.
Task, project
Presiding entity
Cooperating entity
...
...
...
Expected
funding
(Billion VND)
Funding sources
1
Project for information, communication, and training for implementation of the Law on Fishery and prevention of IUU fishing in Vietnam and other countries.
Ministry of Information and Communications, Ministry of Agriculture and Rural Development, People’s Committees of coastal provinces and cities
Ministry of Foreign Affairs, VASEP, Vietnam Fisheries Society, enterprises
2022 - 2025
20
- For project for investing, upgrading fishing port system: state budget sources invested in essential infrastructures
...
...
...
- For other tasks and projects: state budget funding sources.
2
Investment and upgrade of fishing ports, facilities, equipment, and resources in order to manage and control fishing vessels, ensure traceability of fishery products starting from fishing ports, and prevent IUU fishing.
Ministry of Agriculture and Rural Development; People’s Committees of coastal provinces and cities
Relevant ministries and departments
2022 - 2025
1.100
3
Pilot project and duplication of sample model for sustainable fishery control at 3 fishing ports in 3 regions: Northern region (Hai Phong), Central region (Khanh Hoa), Southern region (Ca Mau).
...
...
...
People’s Committees of coastal provinces and cities
2022 - 2025
30
4
Project for improving, establishing departments for operating, and coordinating implementation of regulations on aquaculture, IUU fishing prevention of Ministry of Agriculture and Rural Development to serve management, coordination, operation, and cooperation from central to local government and authorities of relevant ministries and departments.
Ministry of Agriculture and Rural Development
People’s Committees of coastal provinces and cities
2022 - 2025
10
...
...
...
Project for developing joint management system with integrated fishery database to serve management, coordination, operation, and traceability of fishing vessels and fishing quantity.
Ministry of Agriculture and Rural Development
People’s Committees of coastal provinces and cities
2022 - 2025
20
6
Project for improving capacity, providing professional training for fisheries surveillance forces and fishery inspectors regarding patrol, control, examination, and penalties against regulations on fishery.
Ministry of Agriculture and Rural Development
People’s Committees of coastal provinces and cities, Ministry of National Defense, Ministry of Public Security
...
...
...
10
7
Joint patrol between fishery law enforcement forces to prevent and take actions against violation of IUU fishing.
Ministry of Agriculture and Rural Development; Ministry of National Defense, Ministry of Public Security
People’s Committees of coastal provinces and cities
2022 - 2025
50
8
International cooperation, negotiation, signing, and participation in conventions and agreements on fishery and prevention of IUU fishing.
...
...
...
Ministry of Foreign Affairs
2022 - 2023
10
Total funding:
1.250
;
Quyết định 1077/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Đề án "Phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định đến năm 2025" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 1077/QĐ-TTg |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Lê Văn Thành |
Ngày ban hành: | 14/09/2022 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 1077/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Đề án "Phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định đến năm 2025" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chưa có Video