BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 106/2006/QĐ-BNN |
Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2006 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH BẢN HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ THÔN
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Luật Bảo vệ và phát
triển rừng năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 86/2003/NĐ-CP ngay 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định
chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP, ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về
thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng;
Theo đề nghị của ông Cục trưởng Cục Lâm nghiệp,
QUYẾT ĐỊNH:
Các xã không thuộc đối tượng quy định tại Quyết định số 1641 QĐ/BNN-HTQT nêu trên mà do các dự án quốc tế khác tài trợ, được áp dụng những Điều, khoản của bản hướng dẫn này trong việc tổ chức thực hiện quản lý rừng cộng đồng ở địa phương mình.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo Chính phủ.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG |
BỘ NÔNG NGHIỆP |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BẢN HƯỚNG DẪN
QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ THÔN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 106/2006/QĐ-BNN, ngày 27
tháng 11 năm 2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
QUY ĐỊNH CHUNG
Văn bản này hướng dẫn việc giao rừng; lập kế hoạch quản lý rừng; quyền hưởng lợi và nghĩa vụ của cộng đồng dân cư thôn (gọi tắt là cộng đồng); trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá trình quản lý rừng cộng đồng dân cư thôn (sau đây gọi tắt là rừng cộng đồng).
1. Các cộng đồng dân cư thôn tại bốn mươi (40) xã thuộc mười (10) tỉnh thực hiện thí điểm lâm nghiệp cộng đồng theo Quyết định số 1641 QĐ/BNN-HTQT, ngày 05 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt dự án “Chương trình thí điểm lâm nghiệp cộng đồng 2006-2007” do Quỹ Uỷ thác cho ngành Lâm nghiệp tài trợ (gọi tắt là Quyết định số 1641/QĐ-BNN).
2. Các địa phương, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình quản lý rừng cộng đồng quy định tại Bản Hướng dẫn này.
Trong Bản hướng dẫn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Rừng cộng đồng là rừng Nhà nước giao cho cộng đồng dân cư thôn để sử dụng rừng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.
2. Giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn là việc Nhà nước trao quyền sử dụng rừng cho cộng đồng bằng quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Quản lý rừng cộng đồng là một hình thức quản lý rừng trong đó cộng đồng dân cư thôn với tư cách là chủ rừng tham gia vào các hoạt động giao rừng, lập kế hoạch quản lý rừng và tổ chức thực hiện kế hoạch đó, thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi, giám sát và đánh gía rừng Nhà nước giao cho cộng đồng.
4. Ban quản lý rừng cộng đồng là tổ chức do cộng đồng dân cư thôn thành lập để điều phối các hoạt động có liên quan đến quản lý rừng của thôn.
5. Kế hoạch quản lý rừng 5 năm là kế hoạch về các hoạt động về lâm nghiệp trên diện tích rừng Nhà nước giao cho cộng đồng dân cư thôn, do cộng đồng lập và sẽ được tổ chức thực hiện trong thời gian 5 năm.
6. Kế hoạch quản lý rừng hàng năm là là kế hoạch về các hoạt động về lâm nghiệp trong một năm của cộng đồng trên cơ sở kế hoạch quản lý rừng 5 năm.
7. Đánh giá tài nguyên rừng là hoạt động đánh giá về số lượng và chất lượng của hiện trạng rừng cộng đồng có sự tham gia của cộng đồng.
8. Quy ước bảo vệ và phát triển rừng của cộng đồng là quy ước do cộng đồng dân cư thôn lập nhằm mục đích bảo vệ và phát triển rừng bằng việc kết hợp giữa truyền thống và tập tục của cộng đồng với chính sách của Nhà nước trong việc quản lý bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
GIAO RỪNG CHO CỘNG ĐỒNG
Điều 4. Căn cứ và điều kiện giao rừng cho cộng đồng
1. Việc giao rừng cho cộng đồng phải dựa vào các căn cứ sau:
a) Quy hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng của xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) đã được Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là cấp huyện) phê duyệt.
Đối với các xã chưa có quy hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, thì phải có báo cáo định hướng hoặc đề án bảo vệ và phát triển rừng của Uỷ ban nhân dân cấp xã được Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua.
b) Đơn xin giao rừng của cộng đồng (do trưởng thôn hay đại diện có thẩm quyền theo tập tục của cộng đồng dân cư thôn ký).
2. Điều kiện giao rừng cho cộng đồng
a) Cộng đồng dân cư thôn có cùng phong tục, tập quán, có truyền thống gắn bó cộng đồng với rừng về sản xuất, đời sống, văn hoá, tín ngưỡng; có khả năng quản lý rừng; có nhu cầu và đơn xin giao rừng.
b) Việc giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được phê duyệt; phù hợp với khả năng quỹ rừng của địa phương. Quỹ rừng giao cho cộng đồng bao gồm:
- Diện tích rừng do Uỷ ban nhân dân cấp xã đang quản lý chưa giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
- Diện tích rừng thu hồi từ các lâm, nông trường sau khi rà soát lại diện tích rừng trong quá trình sắp xếp, đổi mới lâm, nông trường quốc doanh.
- Diện tích rừng Nhà nước thu hồi từ các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Bảo vệ và phát triển rừng.
- Diện tích rừng của các hộ gia đình, cá nhân tự nguyện trao trả lại Nhà nước để Nhà nước giao cho cộng đồng dân cư thôn quản lý, sử dụng.
c) Phương án giao rừng cho cộng đồng được Hội đồng nhân dân cấp xã và Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
d) Rừng giao cho cộng đồng không có tranh chấp.
Điều 5. Khu rừng, hạn mức và thời hạn giao rừng cho cộng đồng
1. Cộng đồng được giao những khu rừng sau đây:
a) Những khu rừng được cộng đồng tự quản lý theo truyền thống từ nhiều năm trước, cho đến nay cộng đồng vẫn đang quản lý, sử dụng có hiệu quả, phù hợp với quy hoạch hoặc định hướng bảo vệ và phát triển rừng của xã.
b) Những khu rừng đã có quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện giao cho cộng đồng.
c) Những khu rừng đầu nguồn để tạo ra nguồn nước phục vụ trực tiếp cho sinh hoạt và sản xuất của cộng đồng; những khu rừng gắn với phong tục, truyền thống văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng của cộng đồng; những khu rừng cung cấp lâm sản và phục vụ cho các lợi ích chung khác của cộng đồng mà khu rừng đó không thể giao cho tổ chức hoặc không thể phân chia để giao cho hộ gia đình, cá nhân.
d) Rừng giao cho cộng đồng phải nằm trong phạm vi của xã nơi cộng đồng đó đang sinh sống.
2. Hạn mức và thời hạn giao rừng cho cộng đồng
a) Diện tích rừng giao cho mỗi cộng đồng do Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định căn cứ vào quỹ rừng của xã và khả năng quản lý của cộng đồng.
b) Thời hạn sử dụng rừng ổn định, lâu dài.
Điều 6. Trình tự và thủ tục giao rừng cho cộng đồng
1. Công tác chuẩn bị
a) Thành lập Hội đồng giao rừng cấp xã
- Hội đồng giao rừng cấp xã gồm: Chủ tịch hội đồng là Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp xã; Phó chủ tịch hội đồng là cán bộ phụ trách nông, lâm nghiệp cấp xã hoặc cán bộ địa chính; các thành viên khác gồm đại diện của Hội đồng nhân dân, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ và các trưởng thôn, làng, bản, ấp, buôn, phum, sóc (sau đây gọi tắt là trưởng thôn), cán bộ kiểm lâm địa bàn xã.
Trường hợp xã đã có Hội đồng giao đất thì Hội đồng này bổ sung thêm các thành viên về lâm nghiệp và đảm nhận cả việc giao rừng.
- Hội đồng giao rừng cấp xã có nhiệm vụ: xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giao rừng; tổ chức nhân dân học tập chủ trương, chính sách của Nhà nước về giao rừng; chỉ đạo Tổ công tác giao rừng của xã giải quyết vướng mắc, tranh chấp về địa giới giữa các thôn trong xã; rà soát phương án giao rừng của các thôn, lập hồ sơ giao rừng để trình uỷ ban nhân dân cấp xã.
b) Thành lập Tổ công tác giao rừng của xã (sau đây gọi tắt là Tổ công tác) gồm: Tổ trưởng là cán bộ phụ trách nông, lâm nghiệp cấp xã; Tổ phó là cán bộ lâm nghiệp được tăng cường từ huyện hoặc là cán bộ lâm nghiệp của xã phụ trách về nghiệp vụ kỹ thuật; các thành viên là cán bộ địa chính, cán bộ thống kê và các trưởng thôn. Tổ công tác có nhiệm vụ tham gia trực tiếp và hỗ trợ các thôn tổ chức thực hiện các hoạt động về giao rừng nêu tại điểm c khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này.
c) Tuyên truyền, phổ biến việc giao rừng cho cộng đồng đến nhân dân ở các thôn trong xã.
d) Chuẩn bị vật tư, kỹ thuật, phương tiện và tài chính để triển khai việc giao rừng cho cộng đồng.
2. Thu thập thông tin và nhận xét về tình hình rừng của xã
Tổ công tác phối hợp với trưởng thôn thực hiện các công việc sau đây:
a) Thu thập, phân tích và bổ sung tài liệu cơ bản của thôn:
- Điều kiện tự nhiên; kinh tế – xã hội; hiện trạng về quản lý và sử dụng rừng.
- Các loại bản đồ của xã (nếu có): bản đồ hiện trạng về tài nguyên rừng; bản đồ quy hoạch sử dụng đất; bản đồ địa giới hành chính.
b) Rà soát, phân tích quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng của xã. Trường hợp xã chưa có quy hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng thì rà soát và phân tích báo cáo định hướng hoặc đề án bảo vệ và phát triển rừng của xã đã được Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua.
c) Nhận xét sơ bộ hiện trạng các khu rừng sẽ giao cho cộng đồng theo nội dung và phương pháp sau:
- Trường hợp xã đã có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, trong đó có đủ tài liệu về hiện trạng các khu rừng sẽ giao cho cộng đồng thì Tổ công tác cùng trưởng thôn và đại diện của cộng đồng khác cùng phúc tra hiện trạng các khu rừng đó.
- Trường hợp xã chưa có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng thì Tổ công tác, trưởng thôn và từ 3 đến 5 chủ hộ gia đình đại diện các cụm dân cư trong thôn có uy tín, có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết sâu sắc về tình hình của thôn tiến hành rà soát ngoài thực địa, đánh giá hiện trạng các khu rừng dự kiến giao cho cộng đồng về các nội dung: Vẽ sơ đồ vị trí các khu rừng sẽ giao cho cộng đồng; ranh giới, diện tích, loại rừng, trạng thái rừng, trữ lượng, khả năng sinh trưởng và phát triển của khu rừng sẽ giao cho cộng đồng.
3. Xây dựng phương án giao rừng cho cộng đồng
a) Dự thảo phương án giao rừng: Tổ công tác, trưởng thôn, đại diện các đoàn thể trong thôn và từ 3 đến 5 chủ hộ gia đình đại diện các hộ gia đình trong thôn dự thảo phương án giao rừng cho cộng đồng. Phương án phải làm rõ các nội dung sau: hiện trạng các khu rừng sẽ giao về vị trí, ranh giới, diện tích, loại rừng, trạng thái rừng, trữ lượng rừng; kế hoạch tiến độ về giao rừng; phương án tổ chức quản lý, bảo vệ và phát triển rừng sau khi được giao; bản đồ hoặc sơ đồ các khu rừng sẽ giao.
b) Lấy ý kiến của nhân dân trong thôn về phương án giao rừng: Tổ công tác và Trưởng thôn trực tiếp tổ chức họp toàn thôn có sự hỗ trợ của Hội đồng giao rừng cấp xã để lấy ý kiến của nhân dân. Nội dung lấy ý kiến gồm:
- Vị trí khu rừng sẽ giao cho cộng đồng (có sơ đồ kèm theo).
- Hiện trạng về diện tích, ranh giới, loại rừng, trạng thái rừng, trữ lượng khu rừng sẽ giao.
- Mục tiêu quản lý và phương án sử dụng rừng của cộng đồng sau khi được Nhà nước giao rừng.
- Về các bước giao rừng cho cộng đồng.
- Cam kết của cộng đồng về quản lý diện tích rừng được giao.
c) Hoàn chỉnh phương án giao rừng: Tổ công tác và trưởng thôn tiếp thu ý kiến của nhân dân để hoàn chỉnh phương án giao rừng cho cộng đồng.
4. Lập hồ sơ, nộp và nhận hồ sơ về giao rừng của cộng đồng
a) Trưởng thôn với sự hỗ trợ của Tổ công tác và Hội đồng giao rừng chịu trách nhiệm lập và nộp hồ sơ gồm các tài liệu sau đây cho Uỷ ban nhân dân cấp xã:
- Đơn đề nghị xin giao rừng của cộng đồng trong đó nêu rõ vị trí, ranh giới khu rừng, diện tích, hiện trạng và mục đích sử dụng rừng.
- Phương án giao rừng cho cộng đồng; kế hoạch triển khai việc giao rừng cho cộng đồng (có bản đồ hoặc sơ đồ kèm theo).
b) Uỷ ban nhân dân cấp xã sau khi nhận được hồ sơ xin giao rừng của cộng đồng có trách nhiệm chỉ đạo Hội đồng giao rừng rà soát, kiểm tra hồ sơ, sau đó xã xác nhận và chuyển hồ sơ đến phòng chức năng về nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp huyện (sau đây gọi tắt là phòng chức năng).
5. Thẩm định và quyết định giao rừng cho cộng đồng.
a) Phòng chức năng có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; thẩm tra, xác minh thực địa khi cần thiết; trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện về việc giao rừng cho cộng đồng.
b) Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định việc giao rừng cho cộng đồng và chuyển quyết định về uỷ ban nhân dân cấp xã và phòng chức năng.
6. Thực hiện quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp huyện về giao rừng cho cộng đồng
a) Uỷ ban nhân dân cấp xã trao quyết định giao rừng cho cộng đồng.
b) Tổ chức giao rừng ngoài thực địa
- Uỷ ban nhân dân cấp xã, phòng chức năng, trưởng thôn, đại diện các đoàn thể trong thôn, từ 3 đến 5 hộ gia đình là đại diện các hộ gia đình trong thôn và Tổ công tác rà soát ranh giới, hiện trạng khu rừng trên thực địa và 7đối chiếu với bản đồ để giao rừng cho cộng đồng đúng khu rừng ghi trong quyết định về giao rừng.
- Cộng đồng tiến hành phát ranh giới, cắm cột mốc đánh dấu ranh giới khu rừng được giao.
c) Lập biên bản bàn giao rừng: biên bản bàn giao rừng giữa Uỷ ban nhân dân cấp xã và cộng đồng được lập ngay sau khi bàn giao rừng ngoài thực địa có chữ ký của Uỷ ban nhân dân cấp xã, trưởng thôn, đại diện các đoàn thể trong thôn, từ 3 đến 5 hộ gia đình đại diện các hộ gia đình trong thôn, Tổ công tác và các chủ rừng có diện tích giáp ranh với khu rừng giao cho cộng đồng.
d) Công bố kết quả giao rừng: Uỷ ban nhân dân cấp xã công bố công khai kết quả giao rừng cho cộng đồng và cho các thôn khác trong xã.
Điều 7. Thẩm quyền giao rừng, thu hồi rừng
1. Uỷ ban nhân dân cấp huyện là cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giao rừng và thu hồi rừng của cộng đồng.
2. Việc thu hồi rừng cộng đồng được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Nhà nước thu hồi rừng và đất rừng để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia.
b) Nhà nước thu hồi rừng để phục vụ cho lợi ích công cộng, phát triển kinh tế – xã hội theo quy hoạch, kế hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
c) Cộng đồng sử dụng rừng không đúng mục đích, để rừng bị tàn phá do nguyên nhân chủ quan, cố ý không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước hoặc vi phạm nghiêm trọng pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng;
d) Khi cộng đồng di chuyển đi nơi khác.
LẬP KẾ HOẠCH QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG
Điều 8. Nguyên tắc lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng
Việc lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng phải tuân theo các nguyên tắc sau:
1. Phải phù hợp với quy hoạch mục đích sử dụng rừng (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ hay rừng sản xuất) phù hợp với quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp xã; phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, môi trường của thôn và năng lực của cộng đồng; đáp ứng cao nhất nhu cầu của người dân đối với các nguồn lợi từ rừng.
2. Phải có sự tham gia của cộng đồng và các bên liên quan; được người dân đồng tình ủng hộ và tự nguyện thực hiện.
3. Phải đảm bảo việc sử dụng rừng ổn định, lâu dài và bền vững.
Điều 9. Các bước lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng
Kế hoạch quản lý rừng cộng đồng được xây dựng theo các bước sau:
1. Điều tra đánh giá tài nguyên rừng.
2. Xác định mục đích quản lý, sử dụng đối với từng loại rừng.
3. Đánh giá nhu cầu lâm sản.
4. Tổng hợp, phân tích số liệu (cân đối cung và cầu, phân tích khả năng bảo vệ, xây dựng và phát triển rừng...)
5. Lập kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm.
6. Thông qua kế hoạch và trình duyệt.
Điều 10. Điều tra đánh giá tài nguyên rừng
1. Mục đích và yêu cầu.
- Nắm được tài nguyên rừng và tài nguyên đất làm cơ sở cho việc áp dụng quyền hưởng lợi và nghĩa vụ của cộng đồng.
- Xác định mục đích sử dụng cho từng lô rừng, lô đất.
- Xác định được các biện pháp tác động (khai thác, bảo vệ, khoanh nuôi, nuôi dưỡng, trồng rừng, khai thác) cho từng lô rừng, lô đất.
2. Nguyên tắc điều tra đánh giá
- Đơn giản, dễ hiểu, ít tốn kém để cộng đồng tự thực hiện với sự hỗ trợ của cán bộ lâm nghiệp.
- Độ chính xác đủ để xây dựng kế hoạch quản lý rừng cộng đồng và đủ để cộng đồng có thể quản lý rừng.
- Trường hợp khu rừng của cộng đồng đã được điều tra đánh giá khi giao rừng thì không phải điều tra đánh giá lại mà được sử dụng tài liệu đã điều tra đó để xây dựng kế hoạch quản lý.
- Trường hợp khu rừng cộng đồng khi giao rừng chưa được điều tra đánh giá tài nguyên rừng thì khi xây dựng kế hoạch quản lý, phải tiến hành điều tra đánh giá khu rừng gồm các nội dung: điều tra đo đếm trên thực địa đến từng lô rừng đối với rừng không tiến hành khai thác và rừng tiến hành khai thác.
Điều 11. Xác định mục đích quản lý, sử dụng đối với từng loại rừng.
1. Rừng thuộc đối tượng bảo vệ, không được phép khai thác gỗ, gồm:
a) Rừng đặc dụng như rừng phục vụ văn hoá, tâm linh (rừng thiêng, rừng ma...).
b) Rừng phòng hộ (rừng phòng hộ bảo vệ nguồn nước và rừng phòng hộ bảo vệ chống xói mòn và các công trình khác).
2. Rừng sản xuất gỗ và lâm sản
a) Rừng đạt tiêu chuẩn khai thác chính, gồm:
- Rừng tự nhiên có trữ luợng.
- Rừng trồng đạt tuổi thành thục công nghệ.
b) Rừng chưa đạt tiêu chuẩn khai thác chính:
- Rừng tự nhiên nghèo kiệt hoặc rừng non, rừng khoanh nuôi.
- Rừng trồng chưa đạt tuổi thành thục công nghệ.
Điều 12. Xác định nhu cầu gỗ, củi, lâm sản của thôn bản
1. Nội dung cần xác định, gồm:
a) Nhu cầu làm nhà.
b) Nhu cầu làm chuồng trại, phai đập, trường học, củi đun.
c) Các nhu cầu khác.
2. Phương pháp xác định: thực hiện theo quy định tại Phụ lục I bản hướng dẫn này.
Điều 13. Tổng hợp, phân tích số liệu
1. Tổng hợp số liệu từ các ô mẫu đo đếm ngoại nghiệp, quy đổi các chỉ tiêu tính toán ra đơn vị ha và cho từng lô và thống kê vào biểu tổng hợp.
a) Tính toán trữ lượng gỗ và sản lượng cho phép khai thác hàng năm và 5 năm.
b) Xác định lô rừng và tổng diện tích rừng đủ điều kiện khai thác và sản lượng khai thác.
2. Xác định lô rừng và tổng diện tích cần trồng rừng.
3. Xác định lô rừng và tổng diện tích có khả năng khoanh nuôi thành rừng.
4. Xác định lô rừng và tổng diện tích rừng cần nuôi dưỡng
5. Cân đối giữa nhu cầu gỗ và lâm sản với khả năng của rừng.
6. Xác định mục đích sử dụng và các biện pháp tác động cụ thể cho từng lô rừng.
Điều 14. Lập kế hoạch quản lý rừng 5 năm và hàng năm
1. Lập kế hoạch trồng rừng, phục hồi rừng và bảo vệ rừng:
Kế hoạch về trồng rừng, phục hồi rừng (khoanh nuôi rừng, nuôi dưỡng làm giàu rừng, cải tạo rừng nghèo kiệt) và bảo vệ rừng cần nêu rõ vị trí (lô rừng); tổng diện tích cần tác động, diện tích tác động hàng năm và các biện pháp kỹ thuật chủ yếu cần áp dụng.
2. Lập kế hoạch khai thác gỗ rừng tự nhiên.
a) Các chỉ tiêu khai thác, áp dụng một trong hai phương pháp sau:
- Phương pháp 1: phải xác định đối tượng rừng đưa vào khai thác; lượng khai thác tối đa hàng năm, luân kỳ khai thác và cường độ khai thác.
- Phương pháp 2: áp dụng cấu trúc số cây theo cấp kính.
b) Lập kế hoạch khai thác: kế hoạch phải thể hiện được địa điểm khai thác (tên lô), diện tích khai thác, đặc điểm của lô rừng (đường kính, chiều cao bình quân, trữ lượng bình quân/ha nếu có) và sản lượng khai thác hàng năm (tính theo cây và mét khối).
3. Lập kế hoạch khai thác tre, nứa
a) Các chỉ tiêu kỹ thuật: xác định luân kỳ khai thác, cường độ khai thác, tuổi cây khai thác, lượng khai thác và thời gian khai thác trong năm.
b) Lập kế hoạch khai thác: kế hoạch phải thể hiện được địa điểm khai thác (theo lô), diện tích khai thác, sản lượng khai thác (tính theo số cây).
4. Lập kế hoạch khai thác gỗ rừng trồng: xác định vị trí (lô), diện tích và sản lượng gỗ khai thác; gồm khai thác tỉa thưa và khai thác chính.
5. Lập kế hoạch tận thu, tận dụng gỗ, khai thác lâm sản ngoài gỗ: xác định được địa điểm, diện tích khai thác, khối lượng theo chủng loại sản phẩm.
6. Kế hoạch sản xuất khác
a) Kế hoạch sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp: chỉ rõ vị trí, diện tích, loài cây trồng, động vật nuôi.
b) Kế hoạch dịch vụ du lịch (nếu có).
c) Các hoạt động sản xuất khác.
7. Phân kỳ kế hoạch quản lý rừng
a) Kế hoạch quản lý rừng 5 năm được chia ra thành kế hoạch hàng năm.
b) Kế hoạch quản lý rừng của năm đầu tiên được chia ra theo tháng hay quý của năm đó.
8. Xác định các nguồn lực và các biện pháp huy động nguồn lực để thực hiện kế hoạch quản lý rừng của cộng đồng, làm rõ biện pháp huy động được tối đa nguồn lực trong nội bộ cộng đồng.
Điều 15. Phê duyệt kế hoạch quản lý rừng cộng đồng
1. Phê duyệt kế hoạch quản lý rừng cộng đồng 5 năm
a) Kế hoạch quản lý rừng do cộng đồng lập, Uỷ ban nhân dân cấp xã phê duyệt và báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp huyện để theo dõi và hỗ trợ thực hiện.
b) Riêng đối với kế hoạch khai thác gỗ rừng tự nhiên: Uỷ ban nhân dân cấp xã tổng hợp kế hoạch khai thác gỗ của các cộng đồng trong xã, trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
2. Phê duyệt kế hoạch quản lý rừng cộng đồng hàng năm
Căn cứ vào kế hoạch quản lý rừng 5 năm đã được phê duyệt, cộng đồng xây dựng kế hoạch quản lý rừng hàng năm, trình Uỷ ban nhân dân cấp xã phê duyệt.
3. Trường hợp khai thác gỗ rừng tự nhiên phục vụ mục đích thương mại thực hiện theo quy định tại Quyết định số 40/2005/QĐ- BNN, ngày 07/7/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chế về khai thác gỗ và lâm sản khác.
XÂY DỰNG QUY ƯỚCBẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG CỘNG ĐỒNG
Điều 16. Yêu cầu của Quy ước bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng
a) Các quy định trong Quy ước phải phù hợp với quy định của pháp luật, đồng thời phải kế thừa và phát huy thuần phong mỹ tục của địa phương.
b) Bài trừ các thủ tục mê tín dị đoan, xử phạt trái pháp luật, gây mất đoàn kết trong cộng đồng.
c) Nội dung rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện.
Điều 17. Nội dung chủ yếu của Quy ước
a) Quyền lợi và nghĩa vụ của các thành viên trong cộng đồng trong việc bảo vệ và phát triển rừng.
b) Về làm nương rẫy trên địa bàn thôn.
c) Quy định về bảo vệ rừng và huy động nội lực của cộng đồng để chăm sóc, nuôi dưỡng, phát triển những khu rừng Nhà nước giao cho cộng đồng quản lý (những khu rừng bảo vệ nguồn nước quan trọng, những khu rừng lịch sử, phong cảnh, tín ngưỡng của cộng đồng).
d) Về khai thác, mua bán, vận chuyển gỗ và lâm sản.
đ) Về bảo vệ động vật rừng.
e) Việc chăn thả gia súc trong rừng.
g) Về phòng cháy chữa cháy rừng, sử dụng lửa trong rừng và các vấn đề phòng trừ sâu bệnh hại rừng.
h) Về phát hiện, ngăn chặn những tác nhân xâm hại đến rừng, ngăn chặn người ở các địa bàn khác đến phá rừng làm rãy, khai thác, mua bán, vận chuyển, săn bắt động vật rừng trái phép trên địa bàn thôn và hành vi chứa chấp những việc làm sai trái đó.
i) Việc tương trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong lĩnh vực bảo vệ, phát triển rừng và tổ chức dịch vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
k) Việc phối hợp liên thôn để bảo vệ và phát triển rừng có hiệu quả.
l) Quy định về việc xử lý những vi phạm về bảo vệ, phát triển rừng.
m) Quy định về xây dựng, quản lý, sử dụng quỹ bảo vệ và phát triển rừng thôn bản.
n) Quy định cụ thể về chia sẻ lợi ích trong cộng đồng.
Điều 18. Tổ chức xây dựng Quy ước bảo vệ và phát triển rừng
1. Bước 1: Công tác chuẩn bị
a) Cán bộ Kiểm lâm phụ trách địa bàn có thể gợi ý và thảo luận với Trưởng thôn, già làng, đại diện các đoàn thể trong thôn xác định và lựa chọn những nội dung chính trong việc bảo vệ và phát triển rừng của thôn.
b) Tổ chức hội nghị thôn để bàn bạc, thảo luận, biểu quyết về việc xây dựng Quy ước.
2. Bước 2: Xây dựng Quy ước
a) Trưởng thôn triệu tập hội nghị thôn dưới 2 hình thức: triệu tập toàn thể nhân dân hoặc triệu tập đại diện gia đình để thảo luận các nội dung dự thảo Quy ước, biểu quyết công khai thông qua từng nội dung của Quy ước và toàn bộ Quy ước. Biên bản hội nghị và dự thảo Quy ước được gửi đến Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp xã. Nếu các nội dung Quy ước được từ 2/3 số người dự hội nghị biểu quyết tán thành thì Uỷ ban nhân dân cấp xã đề nghị Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
b) Quy ước sau khi được Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt, Uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức hội nghị thôn phổ biến nội dung và biện pháp thực hiện bản Quy ước.
c) Khi có tranh chấp, vi phạm về bảo vệ rừng và phát triển rừng, nếu thuộc nội bộ cộng đồng đã được quy định trong Quy ước thì cộng đồng nhắc nhở, giải quyết trên tinh thần hòa giải trong cộng đồng; trường hợp hành vi và mức độ vi phạm đã được pháp luật quy định phải xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự thì trưởng thôn lập biên bản báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp xã, đồng thời báo cho kiểm lâm địa bàn để xử lý.
d) Nghị quyết của hội nghị thôn về giải quyết những vụ vi phạm Quy ước chỉ có giá trị khi được ít nhất quá nửa số người dự họp tán thành và không trái với các quy định của Nhà nước.
QUYỀN HƯỞNG LỢI VÀ NGHĨA VỤ CỦA CỘNG ĐỒNGĐƯỢC NHÀ NƯỚC GIAO RỪNG
Điều 19. Quyền hưởng lợi từ rừng của cộng đồng
1. Cơ chế hưởng sản phẩm: được hưởng toàn bộ số gỗ và lâm sản ngoài gỗ khai thác trên diện tích rừng Nhà nước giao cho cộng đồng (phụ lục IV).
Việc khai thác thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 14 và khoản 3 Điều 15 của Bản hướng dẫn này.
2. Được thực hiện các hoạt động sản xuất khác trên diện tích rừng Nhà nước giao cho cộng đồng, cụ thể là:
a) Được sử dụng một phần diện tích đất chưa có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp để sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp. Cụ thể là: đối với đất ngập mặn được sử dụng 25%, đối với đất khác được sử dụng 20% diện tích đất chưa có rừng.
b) Được tổ chức các hoạt động dịch vụ – du lịch trên diện tích rừng Nhà nước giao .
3. Được nhận tiền, vật tư theo quy định của các chương trình, dự án trong trường hợp khu rừng của cộng đồng tham gia vào các chương trình, dự án đó. Cụ thể là:
a) Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng được hỗ trợ tiền, vật tư theo quy định tại Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29 tháng 7 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.
b) Quyết định số 304/2005/QĐ-TTg, ngày 23/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ áp dụng với cộng đồng thôn bản là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở các tỉnh Tây Nguyên được hỗ trợ giống cây lâm nghiệp để trồng rừng.
c) Đối với các chương trình, dự án về lâm nghiệp như Dự án trồng rừng bằng nguồn tài trợ của Chính phủ Cộng hoà Liên bang Đức; Dự án khu vực lâm nghiệp và quản lý rừng đầu nguồn tại Thanh Hoá, Quảng trị, Phú Yên và Gia Lai, Dự án theo Quyết định số 1641/QĐ-BNN...và các chương trình, dự án khác về lâm nghiệp: cộng đồng được nhận tiền và vật tư theo quy định của các chương trình, dự án đó.
4. Được bồi thường thành quả lao động, kết quả đầu tư để bảo vệ và phát triển rừng theo quy định của Luật Bảo vệ và phát triển rừng và các quy định khác của pháp luật có liên quan khi Nhà nước thu hồi rừng.
Điều 20. Nghĩa vụ của cộng đồng
1. Lập kế hoạch quản lý rừng, xây dựng Quy ước bảo vệ và phát triển rừng theo quy định tại Điều 13, 14, Điều 20 của Bản hướng dẫn này và tổ chức thực hiện kế hoạch và quy ước đó.
2. Sử dụng rừng đúng mục đích ghi trong quyết định giao rừng, định kỳ báo cáo diễn biến tài nguyên rừng và các hoạt động có liên quan đến khu rừng theo hướng dẫn của Uỷ ban nhân dân xã.
3. Xây dựng và thực hiện phương án quản lý, sử dụng, phân phối lâm sản trong nội bộ cộng đồng;
4. Thực hiện nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
5. Giao lại rừng khi Nhà nước có quyết định thu hồi rừng.
6. Không được phân chia rừng cho các thành viên trong cộng đồng; không được chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn kinh doanh bằng giá trị quyền sử dụng rừng được giao.
7. Các nghĩa vụ khác theo quy định cụ thể của các chương trình, dự án về lâm nghiệp (phụ lục IV)
8. Trưởng thôn, tổ thanh tra và nhân dân trong thôn tự giám sát, đánh giá về kế hoạch quản lý rừng. Định kỳ hàng năm lập báo cáo đánh giá kết quả thực hiện và đề xuất các vấn đề cần giải quyết cho năm sau.
Điều 21. Cộng đồng sử dụng tiền, vật tư, lâm sản và các lợi ích khác từ rừng
1. Nguyên tắc
a) Việc sử dụng, phân phối các lợi ích từ rừng phải thực hiện theo quy ước quản lý rừng của cộng đồng và phải được các hộ gia đình trong cộng đồng tham gia.
b) Việc phân phối các lợi ích phải đảm bảo bình đẳng, thống nhất giữa các hộ gia đình, có ưu tiên đối với hộ gia đình thuộc diện chính sách của nhà nước.
c) Quyền hưởng lợi và việc phân phối các lợi ích từ rừng phải được công bố công khai, rõ ràng đến tất cả các hộ gia đình trong cộng đồng.
2. Vật tư, tiền mà Nhà nước, Chương trình, Dự án về lâm nghiệp hỗ trợ cho cộng đồng và lâm sản khai thác trên rừng của cộng đồng được quản lý, sử dụng như sau:
a) Đối với vật tư (cây giống, phân bón...): sử dụng toàn bộ số vật tư vào việc trồng rừng, chăm sóc rừng của cộng đồng.
b) Đối với tiền và lương thực (nếu có): được chia cho các hộ gia đình theo nguyên tắc hộ gia đình nào đóng góp nhiều công thì được hưởng nhiều, hộ gia đình nào đóng góp ít công thì được hưởng ít.
c) Đối với lâm sản: gỗ và lâm sản ngoài gỗ được sử dụng vào mục đích thương mại, sử dụng vào các công trình chung của cộng đồng hoặc chia cho các thành viên trong thôn bản do cộng đồng quyết định (phụ lục II).
d) Các sản phẩm khác như sản phẩm nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp; tiền thu được từ dịch vụ du lịch... sau khi trừ các chi phí phần còn lại nộp vào quỹ của cộng đồng.
3. Các quy định nêu tại khoản 2 Điều này được thống nhất trong hội nghị thôn và phải ghi vào trong Quy ước hoặc Phương án ăn chia lợi ích từ rừng của cộng đồng.
XÂY DỰNG QUỸ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG CỦA CỘNG ĐỒNG
Điều 22. Mục đích của Quỹ bảo vệ và phát triển rừng của cộng đồng.
a) Quỹ bảo vệ và phát triển rừng của cộng đồng do cộng đồng tự thành lập
b) Quỹ bảo vệ và phát triển rừng của cộng đồng phục vụ chủ yếu cho các hoạt động về lâm nghiệp của cộng đồng: bảo vệ rừng, trồng rừng, chăm sóc rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng, làm giàu rừng, khai thác lâm sản, quản lý rừng...
Điều 23. Nguồn tài chính hình thành Quỹ
1. Kinh phí lấy từ nguồn tài trợ (nếu có).
2. Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước (nếu có)..
3. Sự đóng góp của cộng đồng.
4. Thu từ các nguồn khác . (Chi tiết các nguồn thu như phụ lục III)
Điều 24. Cơ chế hoạt động của Quỹ
1. Lập kế hoạch hoạt động hàng năm của Quỹ: việc lập kế hoạch hoạt động của Quỹ phải tiến hành đồng thời với lập kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, kế hoạch về kinh tế- xã hội chung của cộng đồng và coi đây là một bộ phận quan trọng của kế hoạch đó. Việc lập kế hoạch của Quỹ phải xác định được các nội dung sau:
a) Xác định các hoạt động cần phải thực hiện trong kế hoạch đề ra, xác định mức chi cho từng hoạt động và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên.
b) Xác định nguồn vốn hiện có và các nguồn có khả năng thu trong năm.
c) Cân đối thu chi, từ đó chọn lựa các hoạt động chính thức để đưa vào kế hoạch.
2. Trình bày và thông qua kế hoạch tài chính trước cộng đồng.
3. Trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch phải lập sổ sách ghi chép rõ ràng. Quỹ phải chịu sự kiểm tra giám sát của Tổ thanh tra cộng đồng, Trưởng thôn và chính quyền xã.
4. Định kỳ báo cáo thu, chi trước cộng đồng (hàng tháng hay hàng quý và hàng năm).
1. Tổ chức quỹ
a) Thành lập Ban quản lý Quỹ, Ban quản lý rừng cộng đồng có thể làm cả nhiệm vụ của Ban quản lý Quỹ; trường hợp nguồn vốn trong quỹ lớn có thể thành lập Ban quản lý Quỹ riêng. Ban quản lý Quỹ có 3-5 người (1 lãnh đạo thôn làm trưởng ban, 2- 4 đại diện của các đoàn thể, trong đó có một phó ban và một thủ quỹ) do nhân dân trong thôn bầu ra.
b) Trách nhiệm của Ban quản lý quỹ:
- Huy động và phát triển được Quỹ;
- Thực hiện các khoản thu và chi theo đúng quy định của Quy chế quản lý Quỹ;
- Lập kế hoạch thu, chi hàng năm, cân đối thu chi và thông qua Hội nghị thôn;
- Triển khai thực hiện kế hoạch;
- Tạo mối liên kết với các hoạt động tín dụng và dịch vụ;
- Định kỳ (tháng hay quý và hàng năm) báo cáo trước cộng đồng, bảo đảm sự minh bạch trong việc chi thu của Quỹ;
- Chịu sự kiểm tra, giám sát của tổ thanh tra của cộng đồng, của chính quyền, các tổ chức quần chúng.
2. Xây dựng Quy chế quản lý Quỹ, trong đó có các nội dung sau: xác định các nguồn thu, các khoản được phép chi (theo phụ lục III), trách nhiệm và quyền lợi của các thành viên cộng đồng trong việc đóng góp xây dựng và sử dụng Quỹ, trách nhiệm của Ban quản lý Quỹ, cơ chế hoạt động, định mức các khoản chi.
Điều 26. Sự hỗ trợ của Nhà nước, các cấp chính quyền và các tổ chức khác đối với Quỹ
1. Hỗ trợ về luật pháp, cơ chế chính sách, về vốn (nếu có).
2. Đào tạo nâng cao năng lực quản lý tài chính cho cán bộ của cộng đồng.
3. Giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của Quỹ, đồng thời giám sát trong quá trình thực hiện.
TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT ĐÁNH GIÁ
Điều 27. Thành lập Ban quản lý rừng cộng đồng
1. Ban quản lý rừng cộng đồng do thôn thành lập và báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp xã công nhận. Thành phần Ban quản lý rừng gồm lãnh đạo thôn, và 3-5 thành viên được cộng đồng lựa chọn từ các đoàn thể như Chi bộ thôn, Đoàn thanh niên, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh…
2. Nhiệm vụ của Ban quản lý rừng cộng đồng
a) Xây dựng kế hoạch quản lý rừng cộng đồng;
b) Phân chia các nhóm hộ và phân công nhóm hộ thực hiện kế hoạch quản lý rừng, mỗi nhóm hộ có nhóm trưởng và nhóm phó;
c) Huy động vốn, nhân lực để thực hiện kế hoạch quản lý rừng;
d) Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch quản lý rừng; khai thác rừng và lâm sản ngoài gỗ và việc phân chia lợi ích từ rừng của cộng đồng;
đ) Lập và thực hiện kế hoạch chi tiêu Quỹ bảo vệ và phát triển rừng;
e) Lập báo cáo kết quả thực hiện quản lý rừng cộng đồng định kỳ cho xã.
4. Trưởng thôn hoặc già làng là Trưởng Ban quản lý rừng cộng đồng. Trưởng ban chịu trách nhiệm điều hành, kiểm tra các hoạt động lâm nghiệp trên địa bàn thôn được quy định trong Quy chế bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng.
Điều 28. Thiết lập các Tổ chuyên trách quản lý rừng cộng đồng
1. Tuỳ điều kiện cụ thể của từng nơi, cộng đồng có thể thành lập các Tổ chuyên trách hoặc các Nhóm sở thích về lâm nghiệp (bảo vệ, trồng rừng, khai thác rừng…).
2. Thành lập Tổ thanh tra lâm nghiệp, Tổ thanh tra có 2 nhiệm vụ:
a) Giúp Trưởng thôn kiểm tra các hoạt động sản xuất của cộng đồng, giải quyết các tranh chấp, xác minh làm rõ các vụ việc vi phạm.
b) Đại diện cho quần chúng giám sát các hoạt động của lãnh đạo thôn, của Quỹ bảo vệ và phát triển rừng thôn .
Điều 29. Nội dung giám sát, đánh giá
1. Giám sát việc thực hiện kế hoạch, gồm:
a) Thực hiện khai thác rừng (đúng vị trí, diện tích, khối lượng, đúng kỹ thuật);
b) Quản lý bảo vệ rừng (chống chặt phá, chống cháy, chống đốt nương làm rẫy, phòng cháy, chữa cháy, phòng trừ sâu bệnh hại rừng);
c) Các kế hoạch lâm sinh khác (khối lượng, kỹ thuật, chất lượng, hiệu quả);
2. Giám sát thực hiện Quy ước bảo vệ và phát triển rừng (tình trạng vi phạm, xử lý vi phạm, chia sẻ lợi ích…).
3. Giám sát Quỹ bảo vệ và phát triển rừng: các nguồn thu và chi, hiệu quả sử dụng Quỹ (đầu tư cho bảo vệ, xây dựng và phát triển rừng; hỗ trợ sản xuất, dịch vụ sản xuất, tín dụng…).
Điều 30. Các tiêu chí cơ bản đánh giá
1. Việc đánh giá quản lý rừng cộng đồng dựa trên các tiêu chí về:
a) Kinh tế.
b) Về lâm sinh và bảo vệ môi trường.
c) Về xã hội.
2. Tuỳ theo khả năng và điều kiện cụ thể mà lựa chọn các tiêu chí đánh giá phù hợp với từng cộng đồng (phụ lục IV).
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 31. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
1. Ban hành các cơ chế, chính sách, các văn bản hướng dẫn có liên quan đến quản lý rừng cộng đồng như: giao rừng, lập kế hoạch quản lý rừng, cơ chế hưởng lợi, các quy định về xây dựng Quy ước bảo vệ và phát triển rừng.
2. Chỉ đạo ủy ban nhân cấp huyện và các cơ quan liên quan trong tỉnh thực hiện việc giao rừng cho cộng đồng và giám sát cộng đồng thực hiện kế hoạch quản lý rừng.
3. Chỉ đạo việc lập hoặc lồng ghép khu rừng của cộng đồng vào chương trnh, dự án về lâm nghiệp.
Điều 32. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp huyện
1. Xem xét và quyết định việc giao rừng cho cộng đồng, phê duyệt kế hoạch 5 năm về khai thác gỗ rừng tự nhiên, Quy ước bảo vệ và phát triển rừng của cộng đồng.
2. Chỉ đạo cơ quan quản lý chuyên ngành về đất đai, về lâm nghiệp và các cơ quan liên quan của huyện thực hiện việc giao rừng cho cộng đồng và hỗ trợ cộng đồng thực hiện kế hoạch quản lý rừng.
3. Xem xét để quyết định bổ sung hoặc lồng ghép khu rừng của cộng đồng được tham gia vào chương trình, dự án về lâm nghiệp ở địa phương và ghi hoạt động về lâm nghiệp của cộng đồng vào kế hoạch hàng năm của chương trình, dự án đó.
4. Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân cấp xã và các cơ quan liên quan trong việc giám sát và đánh giá quản lý rừng cộng đồng.
Điều 33. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp xã
1. Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các chính sách về giao rừng và những quy định của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng cho cộng đồng.
2. Xem xét và đề nghị Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định, phê duyệt những văn bản có liên quan đến quản lý rừng cộng đồng như: Quyết định giao rừng cho cộng đồng, phê duyệt Quy ước bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng.
3. Hướng dẫn cộng đồng thành lập Ban quản lý rừng; hướng dẫn và theo dõi việc phân phối lâm sản trong nội bộ cộng đồng theo phương án đã được Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
4. Tổ chức thực hiện việc bàn giao rừng cho cộng đồng ở thực địa, đôn đốc cộng đồng thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có); quản lý, sử dụng số tiền cộng đồng nộp ngân sách xã theo quy định của Luật Ngân sách, hoặc nộp vào Quỹ bảo vệ và phát triển rừng của xã theo quy định.
5. Chỉ đạo Ban lâm nghiệp xã, cán bộ lâm nghiệp xã hướng dẫn, giúp đỡ cộng đồng trong việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
6. Giám sát, đánh giá các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng của cộng đồng.
7. Phối hợp với các tổ chức chính trị-xã hội, hội nghề nghiệp cấp thôn, xã trong việc vận động cộng đồng thực hiện kế hoạch quản lý rừng và Quy ước bảo vệ và phát triển rừng của cộng đồng.
Điều 34. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành các văn bản liên quan đến quản lý rừng cộng đồng; xây dựng các chương trình, dự án về lâm nghiệp trong đó quy định cộng đồng được tham gia các chương trình, dự án đó.
2. Chỉ đạo cơ quan chức năng về lâm nghiệp cấp huyện phối hợp với uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện việc giao rừng cho cộng đồng.
3. Chỉ đạo trung tâm khuyến lâm, khuyến nông, hướng dẫn và hỗ trợ cộng đồng thực hiện các mô hình quản lý, sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp, lâm nông kết hợp.
4. Xây dựng các tiêu chí và chỉ tiêu giám sát, đánh giá, hướng dẫn thực hiện việc đánh giá quản lý rừng của cộng đồng.
Điều 35. Trách nhiệm của Chi cục Kiểm lâm
1. Phối hợp với Chi cục Lâm nghiệp báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tham mưu cho uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong việc giao rừng và ban hành các chính sách liên quan đến quản lý rừng cộng đồng.
2. Chỉ đạo Hạt Kiểm lâm phối hợp với các phòng chức năng của cấp huyện và tham mưu cho uỷ ban nhân dân cấp huyện hướng dẫn cộng đồng xây dựng Quy ước bảo vệ và phát triển rừng; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc khai thác lâm sản của cộng đồng; phân công và giao nhiệm vụ cho cán bộ Kiểm lâm địa bàn để thực hiện giao rừng cho cộng đồng theo bản hướng dẫn này.
1. Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện các nội dung quản lý rừng cộng đồng: thẩm định phương án giao rừng, trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện giao rừng cho cộng đồng; hướng dẫn cộng đồng xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý rừng, phương án quản lý, sử dụng, phân phối lâm sản, Quy ước bảo vệ và phát triển rừng.
2. Chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho cán bộ Lâm nghiệp, Kiểm lâm địa bàn tư vấn, hướng dẫn cộng đồng xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý rừng.
3. Thực hiện việc giám sát, đánh giá các hoạt động về lâm nghiệp của cộng đồng:
b) Phòng chức năng về lâm nghiệp và cơ quan địa chính cấp huyện giám sát việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cộng đồng.
c) Hạt Kiểm lâm giám sát việc thực hiện pháp luật, thực hiện Quy ước bảo vệ và phát triển rừng, ngăn chặn và xử lý các vi phạm./.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC
(T Phụ lục I đến Phụ lục IV)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 106/2006/QĐ-BNN, ngày 27 tháng 11 năm 2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH NHU CẦU GỖ VÀ LÂM SẢN.
1. Xác định nhu cầu gỗ làm nhà: trong một thôn chọn điển hình 3 nhà (nhà có quy mô lớn, trung bình và nhỏ) cán bộ kỹ thuật cùng người dân đi đến từng nhà, đếm số cột, kèo, rui, mè, ván thưng, tính lượng gỗ cần theo kích thước cho từng căn nhà và tính bình quân gỗ để làm một căn nhà.
2. Xác định chuồng trại: trong một thôn chọn ba hộ gia đình có chăn nuôi nhiều, trung bình và ít, sau đó đến từng chuồng trại để tính toán lượng gỗ bình quân để làm một chuồng trại.
3. Xác định số phai đập: xác định số phai đập có trong thôn và khối lượng gỗ cần cho một phai đập.
4. Xác định nhu cầu củi: trong một thôn chọn ba hộ, hộ có nhiều người, hộ có số người trung bình và hộ có ít người để đánh giá xem một ngày dùng hết bao nhiêu bó củi và kích thước của bó củi.
5. Thảo luận với người dân về nhu cầu gỗ hàng năm và 5 năm để sửa chữa và làm mới nhà, xây dựng chuồng trại, phai đập, xây dựng sửa chữa trường học, trạm xá.
CƠ CHẾ HƯỞNG LỢI VÀ PHÂN PHỐI LÂM SẢN TRONG NỘI BỘ CỘNG ĐỒNG
1. Cơ chế hưởng lợi
Cơ chế hưởng lợi được áp dụng theo quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 5 Điều 5 Quyết định số 304/2005/QĐ-TTg, ngày 23/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình, cá nhân cộng đồng trong buôn làng là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở các tỉnh Tây Nguyên. Cụ thể là:
“1. Được hưởng toàn bộ sản phẩm thu hoạch trên diện tích rừng được giao.
2. Được hỗ trợ giống cây lâm nghiệp theo quy trình trồng rừng sản xuất và hỗ trợ sản xuất nông nghiệp theo chính sách khuyến nông, khuyến lâm của Nhà nước.”
“5. Được hưởng các chính sách ưu đãi khác theo quy định hiện hành của Nhà nước.”
2. Sử dụng, phân phối lâm sản và các lợi ích khác từ rừng
a) Lâm sản ngoài gỗ
Tuỳ theo khả năng cung cấp của rừng, hội nghị thôn, bản sẽ quy định mỗi hộ gia đình được phép khai thác một khối lượng hay một số lượng lâm sản cụ thể để sử dụng trong một tháng, một vụ hoặc một năm (số cây tre, số gánh củi, số kilôgam măng...).
b) Gỗ sử dụng vào mục đích chung của cộng đồng
Gỗ sử dụng vào các công trình của thôn, bản hoặc hỗ trợ cho các công trình công cộng khác của xã sẽ do hội nghị thôn, bản quyết định về khối lượng gỗ và loại gỗ khai thác để sử dụng vào công trình đó.
Gỗ (hoặc lâm sản khác) khai thác với mục đích thương mại: cộng đồng thôn bản tự quyết định về khách hàng và giá bán lâm sản. Tiền bán lâm sản sau khi trừ các chi phí (khai thác, vận xuất, vận chuyển, nộp thuế - nếu có)...phần còn lại được nộp vào quỹ của cộng đồng.
c) Gỗ phục vụ cho nhu cầu sử dụng của hộ gia đình trong nội bộ cộng đồng.
Khối lượng gỗ khai thác phải căn cứ vào khả năng cung cấp của rừng và nhu cầu của hộ gia đình. Loại gỗ khai thác gồm có gỗ gia dụng và gỗ làm nhà. Đối với việc khai thác gỗ làm nhà, tuỳ theo trình độ quản lý của cộng đồng, khả năng kinh tế của các hộ gia đình, cộng đồng tự chọn một trong các hình thức giải quyết như sau:
Một là: giải quyết gỗ cho hộ gia đình có nhu cầu cần thiết và được sắp xếp theo nguyên tắc hộ gia đình nào có nhu cầu trước thì giải quyết trước, có nhu cầu sau thì giải quyết sau, và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên như sau: hộ gia đình bị thiên tai, để sửa chữa nhà, để làm nhà mới do tách hộ...
Hai là: bán gỗ cho hộ gia đình trong thôn có nhu cầu; khối lượng gỗ, loại gỗ và giá bán do cộng đồng tự quyết định, tiền bán gỗ thu được nộp vào quỹ của cộng đồng.
Ba là: Các hình thức khác phù hợp với nguyện vọng chung của cộng đồng.
Hội nghị thôn bản quyết định danh sách hộ gia đình sẽ được khai thác gỗ trong năm.
d) Lâm sản khai thác vì mục đích thương mại: trường hợp lâm sản khai thác được nhiều hơn so nhu cầu sử dụng của cộng đồng thì cộng đồng được bán số lâm sản đó. Khách hàng và giá bán lâm sản do cộng đồng tự quyết định. Tiền bán lâm sản sau khi trừ chi phí quản lý, khai thác, vận xuất, vận chuyển, nộp thuế (nếu có)... phần còn lại nộp vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng của cộng đồng.
đ) Các lợi ích khác
Các sản phẩm thu được từ sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp; tiền thu được từ dịch vụ du lịch... sau khi trừ chi phí, phần còn lại nộp vào quỹ của cộng đồng.
e) Công khai việc sử dụng và phân phối lâm sản
Các quy định nêu trên được thống nhất trong hội nghị thôn và được ghi trong quy ước của cộng đồng hoặc được xây dựng thành phương án ăn chia sản phẩm trong nội bộ cộng đồng.
QUỸ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG CỦA CỘNG ĐỒNG.
a) Cộng đồng họp thống nhất việc xây dựng Quỹ. Cán bộ lâm nghiệp xã phải trình bầy rõ mục đích, ý nghĩa của quỹ, đưa ra các nội dung thảo luận có liên quan đến xây dựng, quản lý, sử dụng Quỹ, bầu Ban quản lý Quỹ.
b) Bầu ban quản lý Quỹ gồm 3-5 người, trong đó có một Trưởng ban, một Phó ban và một Thủ quỹ.
c) Xây dựng Quy chế quản lý Quỹ: Ban quản lý Quỹ lập dự thảo Quy chế quản lý Quỹ gồm các nội dung sau đây: các nguồn thu, các khoản được phép chi, trách nhiệm và quyền lợi của các thành viên cộng đồng trong việc đóng góp xây dựng và sử dụng Quỹ, trách nhiệm của Ban quản lý Quỹ, cơ chế hoạt động, định mức các khoản chi.
Sau khi có dự thảo Quy chế quản lý Quỹ, tiến hành họp thôn để xin ý kiến, hoàn chỉnh và thông qua toàn thôn để cộng đồng cùng thực hiện .
d) Các nguồn thu, gồm:
- Các nguồn thu từ nội bộ cộng đồng: tiền đóng góp tự nguyện của các thành viên cộng đồng; lệ phí đóng góp khi khai thác sản phẩm trên rừng cộng đồng; tiền bồi thường do các vi phạm về bảo vệ rừng trong phạm vi thôn; tiền bán lâm sản khai thác trên rừng của cộng đồng; tiền lãi từ tín dụng, dịch vụ….
- Các nguồn thu từ bên ngoài cộng đồng: tiền trích từ các khoản đầu tư của các Dự án của Nhà nước và Dự án Quốc tế; tiền hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước…
e) Các khoản được chi từ Quỹ, gồm :
- Chi cho các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng: trả thù lao cho người trực tiếp bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng và phòng trừ sâu bệnh hại rừng, trồng rừng, trồng bổ sung, làm giàu và nuôi dưỡng rừng.
- Chi cho dịch vụ vật tư, tín dụng hỗ trợ sản xuất, nâng cao thu nhập, giảm bớt khó khăn cho các hộ nghèo, giảm sức ép đối với rừng. Có thể áp dụng hình thức cho vay bằng mua vật tư (giống, phân bón, thuốc trừ sâu…) để ứng trước cho người vay (theo mức quy định trong quy chế và theo yêu cầu của các hộ trong cộng đồng), sau khi thu hoạch sản phẩm người vay sẽ trả lại bằng tiền với lãi suất thấp (đã được cộng đồng thống nhất trong sử dụng Quỹ) để ổn định và phát triển Quỹ.
CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG
1. Các tiêu chí về kinh tế, gồm:
a) Diện tích rừng của cộng đồng đã được trồng, bảo vệ, khoanh nuôi, trồng bổ sung; chất lượng các loại rừng; tổng kinh phí đầu tư (bằng vốn của cộng đồng, bằng các nguồn vốn khác).
b) Diện tích rừng cộng đồng nhận khoán để trồng rừng, bảo vệ, khoanh nuôi, trồng bổ sung; tổng kinh phí nhận khoán.
c) Khối lượng lâm sản khai thác từ rừng (gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ) cho tiêu dùng, để bán.
d) Thu nhập bằng tiền của cộng đồng từ khai thác lâm sản, thực hiện dự án của Nhà nước và của các tổ chức, từ các hợp đồng với chủ rừng khác.
đ) Cơ cấu thu nhập từ rừng trong toàn bộ thu nhập của hộ gia đình.
2. Các tiêu chí đánh giá về lâm sinh và bảo vệ môi trường, gồm:
a) Bảo vệ nguồn nước.
b) Bảo vệ và sử dụng hợp lý đất đai.
c) Duy trì tính đa dạng sinh học (các loài cây quý hiếm được bảo vệ, được tái sinh lại trong rừng tự nhiên; các loài cây bản dịa được gây trồng lại).
d) Cải thiện môi trường của làng bản.
đ) Một số chỉ tiêu đánh giá, gồm:
- Diện tích rừng tăng, độ che phủ của rừng tăng so với năm trước, giai đoạn trước.
- Diện tích rừng được bảo vệ, không bị chặt phá.
- Khai thác đúng kỹ thuật, không làm giảm chất lượng rừng.
- Chất lượng rừng tăng (nhiều loài cây có giá trị được tái sinh, trữ lượng bình quân/ha của các loại rừng tăng…).
- Tác dụng về duy trì nguồn nước, của các suối, ao hồ.
- Diện tích vườn rừng, số cây trồng phân tán ở thôn bản
- Diện tích đất đai bị xói lở.
- Trồng cây bổ sung, cây bản địa, cây đa tác dụng.
- Diện tích, loài cây áp dụng phương thức nông lâm kết hợp, vừa bảo vệ đất vừa đa dạng hoá sản phẩm, tăng thu nhập.
3. Các tiêu chí đánh giá về xã hội, gồm:
a) Giải quyết công ăn việc làm.
b) Nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ, xây dựng, phát triển rừng.
c) Đóng góp vào xoá đói giảm nghèo.
d) Đóng góp vào phúc lợi xã hội.
đ) Giảm bớt khó khăn trong đời sống, trong lao động của cộng đồng.
e) Một số chỉ tiêu đánh giá, gồm:
- Số công lao động cho các hoạt động lâm nghiệp (tỷ lệ tăng giảm so với trước đây và so với các hoạt động khác).
- Số lớp tập huấn và số người, số phụ nữ tham gia tập huấn về quản lý rừng, kỹ thuật canh tác nông lâm nghiệp…
- Thực hiện ước bảo vệ và phát triển rừng, số người và vụ vi phạm quy ước bảo vệ và phát triển rừng .
- Đóng góp vào thu nhập kinh tế hộ từ lâm nghiệp.
- Số lượng nhà, trường học, trạm xá, chuồng trại, cột điện...được xây mới, được sửa chữa bằng gỗ, tre nứa khai thác từ rừng cộng đồng.
- Giảm thiểu những khó khăn trong việc giải quyết gỗ củi, lâm sản đối với cộng đồng.
THE
MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT |
|
No: 106/2006/QD-BNN |
|
PROMULGATING THE INSTRUCTION ON MANAGEMENT OF VILLAGE COMMUNITY FORESTS
THE MINISTER OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
Pursuant to the 2004 Law on Forest Protection
and Development Pursuant to the Government's
Decree No. 23/2006/ND-CP of March 3, 2006, on enforcement of the Law on Forest
Protection and Development;
At the proposal of the director of the Forestry Department,
DECIDES:
Communes not specified in Decision No. 1641/QD/BNN-HTQT but provided with financial assistance by other international projects may apply articles and provisions of this Instruction in organizing the management of community forests in their respective localities.
...
...
...
FOR
THE MINISTER OF
AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
VICE MINISTER
Hua Duc Nhi
ON MANAGEMENT OF VILLAGE COMMUNITY (Promulgated together with Decision No. 106/2006/QD-BNN of November 27, 2006, of the Minister of Agriculture and Rural Development)
...
...
...
This document guides the allocation of forests; the elaboration of forest management plans; rights and obligations of village communities (hereinafter referred to as communities for short); and responsibilities of concerned agencies and organizations in the course of management of village community forests (hereinafter referred to as community forests for short).
2. Localities, agencies, organizations and individuals involved in the course of management of community forests defined in this Instruction.
In this Instruction, the terms below are construed as follows:
1. Community forests means forests allocated by the State to village communities for stable and long-term use for forestry purposes.
2. Allocation of forests to village communities means the allocation by the State of the right to use forests to communities under administrative decisions of competent state bodies.
3. Management of community forests is a form of forest management whereby the village communities, in their capacity as forest owners, participate in activities of forest allocation, elaboration of forest management plans and organization of the implementation of those plans, performance of obligations and exercise of rights, supervision and assessment of forests allocated to communities by the State.
...
...
...
5. Five-year forest management plan means a plan on forestry activities on the forest area allocated by the State to a village community, which is elaborated by that community and implemented within 5 years.
6. Annual forest management plan means a plan on a community's forestry activities in a year on the basis of the five-year forest management plan.
7.
8.
ALLOCATION OF FORESTS TO COMMUNITIES
Article 4 Grounds and conditions for allocation of forests to communities
1. The allocation of forests to communities must be based on the following grounds:
For communes that do not yet have land use plannings or forest protection and development plannings, the allocation of forests must be based on reports of the commune-level People's Committees on orientations or schemes for forest protection and development already adopted by the People's Councils of the same level.
...
...
...
a/ The village communities share the same customs, practices and have the traditional attachment to forests in production, life, culture and belief; have the capacity to manage forests; have the demand for forests and file applications for forest allocation.
-
-
- Forest areas recovered by the State from organizations, households and individuals under the provisions of Clause 1, Article 26 of the Law on Forest Protection and Development.
-
1. Communities are allocated the following forest blocks:
a/ Forest blocks which have been traditionally managed by communities for many years and have so far been efficiently managed and used by communities in conformity with the communes' forest protection and development plannings or orientations.
...
...
...
2. Quotas and duration of allocation of forests to communities:
Article 6 Order and procedures for allocation of forests to communities
1. Preparatory work:
- A commune-level forest allocation council is composed of its chairman being the president or vice-president of the commune-level People's Committee; vice-chairman being a commune-level official in charge of agriculture and forestry or a cadastral official; other members being representatives of the People's Council, the Peasants' Association, the Women's Union and chiefs of villages or hamlets (hereinafter referred to as village chiefs), and a communal forest ranger official.
If a commune has set up a land allocation council, this council shall be added with forestry members and also undertake the forest allocation.
- Commune-level forest allocation councils have the tasks of elaborating, and organizing the implementation of, forest allocation plans; organizing the study of the State's forest allocation guidelines and policies; directing the commune forest allocation working groups in settling disputes over land boundaries between villages in their respective communes; reviewing forest allocation schemes of villages and compiling forest allocation dossiers for submission to commune-level People's Committees.
b/ Establishment of forest allocation working groups of communes (hereinafter referred to as working groups), each composed of the group leader being the commune official in charge of agriculture and forestry; the deputy-leader being a forestry official dispatched from the district or the commune forestry official in charge of technical operations; its members being a cadastral official, a statistical official and village chiefs. The working groups are tasked to directly participate and support villages in organizing forest allocation activities specified at Point c of Clause 1, Clauses 2 and 3 of this Article.
2. Gathering of information and comments on the status of forests of communes:
The working groups shall coordinate with village chiefs in performing the following tasks:
...
...
...
- Assorted maps of communes (if any): maps on current forest resources; land use planning maps; administrative boundary maps.
- If a commune already has a land use planning or forest protection and development planning with adequate documents on the current status of the forest block to be allocated to the communities, the working group shall join the village chiefs and other representatives of communities in re-examining the current status of that forest block.
- If a commune has not yet had a land use planning or forest protection and development planning, the working group, the village chiefs and between 3 and 5 household heads representing the village communities who have prestige, experience and profound knowledge of the village situation shall conduct field examination and assess the current status of forest blocks to be allocated to communities on the basis of the drawings on locations of the forest blocks to be allocated to communities; the forest boundaries, areas, types, conditions, reserves, the possible growth and development of these forest blocks.
3. Formulation of schemes on forest allocation to communities:
a/ Draft forest allocation schemes: The working groups, village chiefs, representatives of mass organizations in villages and between 3 and 5 household heads representing the households in the villages shall draft schemes on allocation of forests to communities. Such a scheme must clearly state the current status of the to be-allocated forest blocks regarding the forest locations, boundaries, types and conditions and reserves; the forest allocation plan and schedule; the plan on post-allocation forest management, protection and development; the maps or plans the to be-allocated forest blocks.
- The location of the forest blocks to be allocated to communities (enclosed with plans).
- The current areas, boundaries, types, conditions and reserves of be-allocated forests.
- The management objectives and forest use plans of communities after they are allocated forests by the State.
- Steps of allocating forests to communities.
...
...
...
4. Compiling dossiers, submitting and receiving dossiers on allocation of forests to communities:
- The community's application for forest allocation, clearly stating the position, boundaries, areas and current status of the forest blocks and the forest use purposes.
- The scheme on allocation of forests to communities; the plan on the allocation of forests to communities (enclosed with maps or plans).
b/ The commune-level People's Committees, after receiving the communities' dossiers of application for forest allocation, shall direct the forest allocation councils to review and examine the dossiers, then give certifications and transfer the dossiers to the district-level sections for agriculture and rural development (hereinafter referred to as the functional sections).
5. Appraising and deciding on the allocation of forests to communities:
6. Executing the district-level People's Committees' decisions on allocation of forests to communities:
- The commune-level People's Committees, the functional sections, the village chiefs, representatives of mass organizations in villages, 3 to 5 households representing the households in the villages and the working groups shall scrutinize the boundaries and current status of the forest blocks on the field and compare them with the maps to allocate forests to communities strictly within the forest blocks stated in the forest allocation decisions.
- The communities shall set the boundaries and implant boundary markers of the allocated forest blocks.
c/ Making records on forest allocation: A record on forest allocation between a commune-level People's Committee and a community shall be made immediately after the forest handover on the field and must contain signatures of the representative of the commune-level People's Committee, the village chief, the representatives of mass organizations in the village, 3 to 5 households representing the households in the village, the working group and the owners of the forests bordering on the forest block allocated to the community.
...
...
...
2. The recovery of community forests is carried out in the following cases:
c/ The communities use forests for improper purposes, let forests be destroyed due to subjective causes, deliberately decline to fulfill the obligations towards the State or seriously violate the law on forest protection and development;
ELABORATION OF PLANS FOR MANAGEMENT OF COMMUNITY FORESTS
The elaboration of plans for community forest management must comply with the following principles:
1. Being in line with the planning on forest use purposes (special-use forests, protection forests or production forests) and with commune-level forest protection and development plannings; being suitable to the socio-economic conditions and environment of villages and the capacity of communities; satisfying to the utmost the people's needs for forest benefits.
2. Being
...
...
...
Article 9 Steps of elaborating a plan for community forest management
Plans for community forest management are elaborated according to the following steps:
1. Surveying and assessing forest resources.
2. Identifying the management and use purposes for each type of forest.
3. Assessing the needs for forest products.
4. Synthesizing and analyzing data (balancing supply and demand, analyzing the ability to protect, build and develop forests').
5. Making five-year and annual plans.
6. Adopting, submitting and approving the plans.
...
...
...
- To grasp forest resources and land resources for use as a basis for identifying interests and obligations of communities.
- To identify the use purpose for each forest plot and land plot.
- To identify measures of intervention (exploitation, protection, zoning off for regeneration, rearing and forestation) for each forest plot and land plot.
2. Principles for survey and assessment
- Being simple, easy to understand and at low cost so that communities can conduct by themselves with the support of forestry officials.
- Being accurate enough for elaboration of plans for community forest management and adequate for communities to be able to manage forests.
- If a community forest block has been surveyed and assessed upon its allocation, re-survey and re-assessment are not required and the documents of such survey can be used for elaboration of the management plan.
- If a community forest block has not been surveyed and assessed upon its allocation, when elaborating a management plan, the survey and assessment of that forest block must be carried out with the following contents: survey and measurement of every forest plot on the field with regard to forests subject to non-exploitation and exploitation.
...
...
...
2. Forests for timber production and forest product exploitation
- Natural forests with reserves.
-
- Impoverished natural forests, young forests and forests zoned off for regeneration.
- Forests not yet reaching the technological exploitation age.
1. Needs to be identified include:
2. Methods of identification: To comply with the regulations in Appendix I to this Instruction.
Article 13 Data synthesis and analysis
...
...
...
2. Determining forest plots and total areas requiring forestation.
3. Determining forest plots and total areas which can be zoned off for rearing into forests.
4. Determining forest plots and total forest areas to be reared.
5. Balancing the needs for timber and forest products with forest capacity.
6. Determining the use purposes and specific measures of intervention for each forest plot.
1. Elaborating plans for forestation, forest rehabilitation and forest protection
The plans on forestation, forest rehabilitation (zoning off for rearing, forest rearing for enrichment, improvement of impoverished forests) and forest protection should clearly state the positions (of forest plots); total areas requiring measures of intervention, areas to be intervened annually and major technical measures to be applied.
2. Elaborating plans for exploitation of timber from natural forests
...
...
...
- Method 2: To apply the structure of numbers of trees according to diameter class.
3. Elaborating plans for bamboo exploitation
a/ Technical norms: To determine the exploitation cycles, exploitation frequency, the age of trees to be exploited, exploitable volume and the exploitation time in a year.
4. Elaborating plans for exploitation of timber from plantation forests: To identify the location (plot), area and exploitable volume, including thinning exploitation and principal exploitation.
5. Elaborating plans for full exploitation and full use of timber, exploitation of non-timber forest products: To identify the exploitation location, area and exploitable volume according to product types.
6. Other production plans
7. Phasing of forest management plans
8. Identifying resources and measures to mobilize resources for implementation of plans for community forest management, clarifying measures for maximum mobilization of resources within the community.
...
...
...
a/ Forest management plans shall be elaborated by communities, approved by commune-level People's Committees and reported to district-level People's Committees for implementation monitoring and assistance.
b/ Particularly for plans on exploitation of timber from natural forests: Commune-level People's Committees shall sum up the timber exploitation plans of communities in their respective communes and submit them to district-level People's Committees for approval.
2. Approving annual community forest management plans
Based on the approved five-year forest management plans, communities shall elaborate annual forest management plans and submit them to commune-level People's Committees for approval.
3. The exploitation of timber from natural forests for commercial purposes must comply with the provisions of Decision No. 40/2005/QD-BNN of July 7, 2005, of the Ministry of Agriculture and Rural Development, promulgating the Regulation on exploitation of timber and other forest products.
FORMULATION OF
CONVENTIONS ON COMMUNITY
...
...
...
Article 18 Formulation of forest protection and development conventions
1. Step 1: Preparatory work
a/ The local forest ranger official may suggest and discuss with village chiefs, village patriarchs and representatives of mass organizations in the village to determine and select main contents of protection and development of the village's forests.
2. Step 2: Formulation of the convention
c/ Upon the appearance of disputes over, or violations of regulations on, forest protection and development within a community which have been provided for in its convention, the community shall repeatedly call the attention of the involved parties and settle them in the spirit of conciliation within the community; if, due to their severity, the acts of violation are subject to administrative sanction or penal liability examination as provided for by law, the village chief shall make records thereon and report them to the commune-level People's Committee and, at the same time, notify the local forest ranger thereof for handling.
RIGHTS AND OBLIGATIONS OF COMMUNITIES ALLOCATED FORESTS BY THE STATE
...
...
...
2. To conduct other production activities on the forest areas allocated to communities by the State, specifically:
3. To receive money and supplies according to regulations of programs or projects if the community forest blocks are covered by those programs or projects. Concretely:
a/ Under the Project on planting of 5 million hectares of new forests, to be supported with money and supplies under the Prime Minister's Decision No. 661/QD-TTg of July 29, 1998, on the objectives, tasks, policies and organization of the implementation of the Project on planting of five million hectares of new forests.
b/ Under the Prime Minister's Decision No. 304/2005/QD-TTg of November 23, 2005, applicable to hamlet communities of ethnic minority people in the Central Highlands provinces, to be supported with forest tree varieties for forestation.
c/ Under such forestry programs or projects as the forestation project financed by the Government of the Federal Republic of Germany; the project on forestry blocks and management of headwater forests in Thanh Hoa, Quang Tri, Phu Yen and Gia Lai; the project under Decision No. 1641/QD-BNN and other programs and projects on forestry, communities are provided with money and supplies according to regulations of those programs or projects.
4. Upon forest recovery by the State, to be compensated for labor fruits and investment results for forest protection and development according to the provisions of the Law on Forest Protection and Development and other relevant provisions of law.
Article 20 Obligations of communities
1. To formulate plans on forest management, formulate conventions on forest protection and development according to Articles 13, 14 and 20 of this Instruction and organize the implementation of those plans and conventions.
2. To use forests for proper purposes stated in the forest allocation decisions, to periodically report on developments of forest resources and activities related to the forest blocks under the guidance of commune-level People's Committees.
...
...
...
4. To fulfill financial and other obligations as provided for by law.
5. To return forests when the State issues decisions to recover the forests.
6. Not to divide forests to community members; not to exchange, assign, donate, lease, mortgage, use as guarantee or contribute business capital with the value of the rights to use the allocated forests.
7. Other obligations as specified by forestry programs or projects (Appendix IV).
8. Village chiefs, inspection teams and people in villages shall themselves supervise and evaluate the implementation of forest management plans; annually make reports on evaluation of the implementation results and matters to be settled in the subsequent year.
1. Principles:
2. Supplies and money provided by the State, forestry programs or projects as supports for communities and forest products exploited from community forests are managed and used as follows:
b/ For money and food (if any): To be divided to households on the principle that those households contributing more workdays shall enjoy more and those households contributing less workdays shall enjoy less.
...
...
...
3. The regulations mentioned in Clause 2 of this Article shall be agreed upon in village meetings and recorded in the communities' conventions or plans on sharing of benefits from forests.
ESTABLISHMENT OF
COMMUNITY
1. Funding from sources of support (if any).
2. State budget supports (if any).
3. Contributions of communities.
4. Revenues from other sources (revenue sources are detailed in Appendix III).
...
...
...
1. Elaboration of annual plans on operations of funds: The elaboration of plans on operations of funds must be carried out simultaneously with the elaboration of plans on forest protection and development and common socio-economic plans of communities, which is considered as an important part of those plans. The elaboration of the plan of a fund must identify the following contents:
2. Presentation and approval of financial plans before communities.
3. In the course of implementing the plans, clear records must be kept. Funds are subject to inspection and supervision by community inspection teams, village chiefs and communal administrations.
4. Reporting on revenues and expenditures to communities on a monthly, quarterly and annual basis.
a/ Establishment of a fund management board, community forest management boards may also act as fund management boards; if a fund is large, a separate fund management board may be set up. A fund management board is composed of 3-5 persons (a village leader acts as its head, 2-4 representatives of mass organizations, including one deputy-leader and one cashier) elected by villagers.
- To mobilize resources for and develop the fund;
- To make revenues and expenditures in accordance with the Regulation on fund management;
...
...
...
- To organize the implementation of the plans;
- To coordinate credit and service activities;
periodically (monthly or quarterly and annually) report to communities on, and ensure transparency in, revenues and expenditures of the fund;
- To submit to the inspection and supervision by community inspection teams, local administrations and mass organizations.
2. Formulating the Regulation on fund management with the following contents: identification of revenue sources, permitted expenditures (Appendix III), responsibilities and interests of community members in contributing to the establishment and use of the fund, responsibilities of the fund management board, operation mechanisms and spending limits.
1. Support in legal matters, policies, mechanisms and capital (if any).
2. Training to raise the financial management capacity of community cadres.
3. Assistance and creation of favorable conditions for operations of the funds, and supervision in the course of implementation.
...
...
...
ORGANIZATION OF MANAGEMENT, SUPERVISION AND EVALUATION
2. Tasks of a community forest management board
4. Village chiefs or village patriarchs shall act as heads of community forest management boards. They shall administer and inspect forestry activities in their respective villages as provided for in the Regulation on community forest protection and development.
2. Establishment of forestry inspection teams, which have the following two tasks:
...
...
...
b/ The management of forest protection (fighting tree felling, forest fires, forest burning for milpa farming, forest fire prevention and fighting, forest pest prevention and control);
2. Supervision of the observance of forest protection and development conventions (violations, handling of violations and sharing of benefits').
3. Supervision of forest protection and development funds: Sources of revenue and expenditure, use efficiency of the funds (investment in forest protection, building and development; supports for production, production services, credit').
1. The evaluation of community forest management is based on:
2. Depending on their capability and specific conditions, communities shall select suitable evaluation criteria (Appendix IV).
ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
Article 31 Responsibilities of provincial-level People's Committees
...
...
...
2. To direct district-level People's Committees and concerned agencies in their respective provinces to conduct forest allocation to communities and oversee the implementation of forest management plans by communities.
3. To direct the formulation of, or incorporation of community forest blocks into, forestry programs or projects.
2. To direct specialized land and forestry management bodies and relevant agencies of their districts to conduct the allocation of forests to communities and support communities in implementation of forest management plans.
3. To consider and decide on the addition or incorporation of community forest blocks into local forestry programs or projects and incorporate community activities on forestry into annual plans of such programs or projects.
4. To direct commune-level People's Committees and relevant agencies in supervising and evaluating community forest management.
...
...
...
3. To guide communities in setting up forest management boards; guide and monitor the sharing of forest products within communities according to the plans already approved by district-level People's Committees.
4. To organize the delivery of forests to communities; to urge communities to fulfill their financial obligations (if any); to manage and use money amounts paid by communities into the community budgets according to the provisions of the State Budget Law or paid into the communes' forest protection and development funds according to regulations.
5. To direct the commune forestry boards and commune forestry officials to guide and assist communities in forest management, protection and development.
6. To supervise and evaluate forest protection and development activities of communities.
7.
2. To direct district-level forestry agencies to coordinate with commune-level People's Committees in assigning forests to communities.
3. To direct forestry and agricultural extension centers and guide and support communities in building forestry, agricultural or agro-forestry production and management models.
...
...
...
Article 35 Responsibilities of Forest Ranger Sub-Departments
1. To coordinate with Forestry Sub-Departments in reporting to provincial/municipal Services of Agriculture and Rural Development in order to advise provincial-level People's Committees on forest allocation and promulgation of policies related to community forest management.
2. To direct Forest Ranger Divisions to coordinate with district-level functional sections and advise district-level People's Committees on guiding communities in formulating forest protection and development conventions; to guide, inspect and supervise the forest product exploitation by communities; to assign local forest ranger officials to conduct forest allocation to communities according to this Instruction.
Article 36 Responsibilities of district-level Sections for Agriculture and Rural Development
1. To advise district-level People's Committees on materializing the community forest management contents: appraising forest allocation schemes, submitting them to district-level People's Committees for allocation of forests to communities; guiding communities in formulating and implementing forest management plans, forest product management, use and sharing schemes and forest protection and development conventions.
2. To direct and assign local forestry and forest ranger officials to
3. To supervise and evaluate forest-related activities of communities:
...
...
...
APPENDICES I TO IV
(Promulgated together with Decision No. 106/2006/QD-BNN of November 27, 2006, of the Minister of Agriculture and Rural Development)
METHODS OF DETERMINING TIMBER AND
1. Determination of timber needs for house construction: In a village, to select three typical houses (big, medium and small houses), then technical cadres and local people count the number of pillars, beams, rafters, lathes, planks and the average volume of timber needed for each house.
2. Determination of breeding facilities: In a village, to select three households with large-, medium- or small-scale husbandry, then calculate the average timber volume for each breeding facility.
3. Determination of the number of dams in a village and the volume of timber needed for each dam.
4. Determination of firewood needs: In a village, to select three typical households (large, medium and small households) for assessment of the daily use of firewood by each household.
5. Discussion with local people about five-year and annual needs for timber for repair and construction of houses, breeding facilities, schools and health stations.
...
...
...
BENEFIT SHARING MECHANISM AND DISTRIBUTION OF
1. Benefit sharing mechanism
The benefit sharing mechanism is
applied under the provisions of Clauses 1, 2 and 5 of Article 5 of the Prime
Ministers Decision No. 304/2005/QD-TTg of November 23, 2005, on allocating
forests and contracting forest protection to ethnic minority households,
individual communities in villages and hamlets of the
1. To enjoy all products harvested from the allocated forest areas.
2. To be supported in forest tree varieties according to the process of planting production forests and supported in agricultural production under the States agricultural and forestry extension policies.
3. To be entitled to other preferential policies according to current regulations of the State.
2. Use and distribution of forest products and other benefits from forests
Depending on the supply capacity of forests, village or hamlet meetings shall provide a specific volume or number of forest products to be exploited by each household for use in a month, a harvest or a year (the number of bamboo trees, firewood bundles,
...
...
...
Timber (or other forest products) exploited for commercial purposes: The village or hamlet communities shall themselves decide on customers and the selling prices of forest products. The proceeds from forest product sale, after the subtraction of costs (for exploitation, transportation, taxes, if any), are remitted into the community funds.
The volume of exploited timber must be based on the supply capacity of forests and needs of households. Timber covers timber for domestic use and house construction. For the exploitation of timber for house construction, depending on the management capacity of communities and economic capabilities of households, communities may themselves opt for one of the following forms of settlement:
First, to supply timber to households having needs for timber on the principle expressing their needs first shall be supplied first and in the following priority order: households hit by natural calamities, for house repair, for house construction due to separation of households.
Second, to sell timber to households in villages that have needs therefor; the volume, types and selling prices of timber are decided by communities themselves; the proceeds from timber sale are remitted into the community funds.
The village or hamlet meetings shall decide on the lists of households permitted to exploit timber in a year.
Products harvested from agro-fishery production, proceeds from tourist services..., after the subtraction of expenses, are remitted into the
The above regulations are agreed upon in village meetings and recorded in
...
...
...
COMMUNITY
When the draft fund management regulations are available, village meetings will be convened for comments, finalization and adoption for observance by the entire communities.
- Revenues from within the communities: voluntary contributions by community members; fees paid for exploitation of forest products in community forests; compensations for damage caused by violations of forest protection within villages; proceeds from sale of forest products exploited in community forests, credit interests, service charges, etc.
- Revenues from outside the communities: deductions from investments of state projects and international projects; supports from domestic and foreign organizations and individuals, etc.
- Expenditures on forest protection and development: payment of remunerations to persons directly engaged in forest protection, forest fire prevention and fighting, forest pest prevention and control, forestation, additional forestation, forest enrichment and fostering.
- Expenditures on supplies, services, credit in support of production, income raising and difficulty alleviation for poor households,
COMMUNITY
...
...
...
a/ Areas of forests already planted, protected, zoned off for rearing, additionally planted; quality of forests; total investments (with capital of communities, other capital sources)
2. Criteria for evaluation of forest environment and environmental protection, including:
- The increase of forest areas, forest coverage over the previous year and previous periods.
- Areas of forests protected, not destroyed.
- Technically proper exploitation, non-reduction of forest quality.
- Forest quality increase (many species of valuable trees are regenerated, the average reserve/ha of forest increases...).
- The effect of maintenance of sources of water of streams, ponds and lakes.
- Forest garden areas, the number of scattered trees in villages.
- The areas of land affected by erosion or landslide.
...
...
...
- Areas and species of trees under agro-forestry production, helping protect land, diversify products and increase income.
3. Social criteria, including
- The number of workdays spent on forestry activities (increase or decrease over the previous periods and compared with other activities)
- The number of training courses, the number of people and women being trained in forest management, in agro-forestry farming techniques
- The observance of the forest protection and development convention, the number of violators and violations of the convention.
- Contributions to household incomes from forestry.
- The number of houses, schools, health stations, animal stables,
- Mitigation of difficulties in the supply of firewood and forest products for communities.
;Quyết định 106/2006/QĐ-BNN ban hành Bản Hướng dẫn quản lý rừng cộng đồng dân cư thôn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Số hiệu: | 106/2006/QĐ-BNN |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Người ký: | Hứa Đức Nhị |
Ngày ban hành: | 27/11/2006 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 106/2006/QĐ-BNN ban hành Bản Hướng dẫn quản lý rừng cộng đồng dân cư thôn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Chưa có Video