ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1053/QĐ-UBND |
Điện Biên Phủ, ngày 31 tháng 8 năm 2010 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC: PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC, CHẾ BIẾN VÀ SỬ DỤNG KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2015, CÓ XÉT ĐẾN NĂM 2020
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Luật 46/2005/QH11 ngày 14
tháng 6 năm 2005 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản;
Căn cứ Công văn số: 3160/BCT-CNNg ngày 30 tháng 3 năm 2010 của Bộ Công thương
về việc thoả thuận quy hoạch khoáng sản tỉnh Điện Biên;
Căn cứ Nghị quyết số: 192/2010/NQ-HĐND ngày 16 tháng 7 năm 2010 của Hội đồng
nhân dân tỉnh Điện Biên về việc thông qua quy hoạch thăm dò, khai thác, chế
biến và sử dụng khoáng sản tỉnh Điện Biên đến năm 2010, xét đến năm 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công thương,
QUYẾT ĐỊNH:
I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH.
- Quy hoạch phải phù hợp với quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản của cả nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, định hướng phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh trong từng giai đoạn và yêu cầu về củng cố quốc phòng an ninh trên địa bàn tỉnh.
- Đảo đảm môi trường sinh thái, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh và các tài nguyên thiên nhiên khác.
- Phát triển hoạt động khai thác khoáng sản phải chú trọng lồng ghép đầu tư điều tra đánh giá, thăm dò gắn với chế biến có quy mô và mức độ phù hợp trên cơ sở khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên và bảo đảm hài hòa lợi ích của địa phương và cả nước cũng như giữa các ngành, lĩnh vực kinh tế xã hội trong tỉnh.
- Sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư của nhà nước và huy động tối đa các nguồn lực đầu tư của các thành phần kinh tế trong đổi mới, phát triển đồng bộ công nghệ nhằm nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm khai khoáng.
- Khuyến khích và đẩy mạnh khai thác tận thu tối đa các loại khoáng sản thuộc vùng ngập lòng hồ thủy điện Sơn La.
- Tăng cường đầu tư đổi mới đồng bộ công nghệ, thiết bị nhằm nâng cao dần mức cơ giới hóa, trình độ công nghệ và quy mô khai thác, chế biến phù hợp với từng đối tượng khoáng sản.
- Mở rộng thị trường nguyên liệu khoáng theo hướng cung cấp cho các hộ tiêu thụ (nhà máy chế biến sâu) ở các tỉnh lân cận và trong nước như than, quặng và tinh quặng kim loại (chì kẽm, đồng ....).
- Nâng cao tính tập trung công nghiệp tạo điều kiện hình thành một số vùng khai thác, chế biến khoáng sản có mật độ hoạt động cao, giá thành hạ.
- Khai thác tận thu các điểm khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường mới phát hiện và phát hiện trong quá trình thi công xây dựng các công trình nhằm giảm giá thành sản phẩm khai thác phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
- Mục tiêu phát triển tổng quát: Phát triển bền vững ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên, đáp ứng tối đa nhu cầu về nguyên liệu khoáng cho phát triển kinh tế và tạo ra sản phẩm chế biến xuất khẩu ra ngoại tỉnh.
- Mục tiêu cụ thể:
STT |
Sản phẩm |
Đơn vị tính |
Đến năm 2015 |
Đến năm 2020 |
1 |
Than sạch |
1000 tấn |
22 |
28 |
2 |
Quặng sắt hợp cách xuất khẩu |
1000 tấn |
25 |
20 |
3 |
Quặng, tinh quặng chì kẽm và sản phẩm chế biến sâu |
1000 tấn |
20 |
30 |
4 |
Quặng, tinh quặng đồng |
1000 tấn |
8 |
8 |
5 |
Nước khoáng đóng chai |
Triệu lít |
15 |
20 |
6 |
Đá vôi xi măng |
1000 tấn |
390 |
390 |
7 |
Sét xi măng |
1000 tấn |
100 |
100 |
8 |
Đá xây dựng thông thường |
1.000 m3 |
460 |
640 |
9 |
Cát, cuội, sỏi |
1.000 m3 |
140 |
160 |
II. QUY HOẠCH KHU VỰC CẤM HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN.
Trên cơ sở kết quả điều tra, rà soát các tài liệu hiện có và đối chiếu với các quy định của Luật khoáng sản, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật khoáng sản và quy định tại Nghị định số: 160/2005/NĐ-CP ngày 27/5/2005 của Chính phủ thì trên địa bàn tỉnh Điện Biên không có các khu vực tạm thời cấm, hạn chế hoạt động khoáng sản và khu vực đấu thầu thăm dò, khai thác khoáng sản. Hiện trên địa bàn tỉnh xác định 24 khu vực (mỏ, điểm mỏ) thuộc khu vực cấm hoạt động khoáng sản. (Chi tiết danh mục và vị trí tọa độ các khu vực có phụ lục 1 kèm theo)
III. QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN CÁC NHÓM KHOÁNG SẢN
1. Quy hoạch nhóm khoáng sản nhiên liệu
Hiện trên địa bàn tỉnh ghi nhận 14 mỏ và điểm biểu hiện khoáng sản than, vùng than tập trung chủ yếu ở trên địa bàn các huyện: Điện Biên và Điện Biên Đông. Trong tổng số các điểm mỏ, điểm biểu hiện khoáng sản than trên địa bàn, tỉnh đã cấp phép khai thác 6 điểm mỏ với tổng tài nguyên 1 triệu tấn, tổng công suất khai thác 58 ngàn tấn than nguyên khai/năm, 3 điểm biểu hiện than (Huổi Sấy, Nậm Piền, Nậm Chu) sẽ không thực hiện đầu tư điều tra đánh giá triển vọng trong giai đoạn từ nay đến năm 2020. Định hướng quy hoạch cho từng giai đoạn cụ thể như sau:
- Giai đoạn đến năm 2015: Tập trung đánh giá chi tiết nâng cấp tài nguyên 3 điểm than: Huổi Mưa, Huổi Xa và Huổi Khao; đồng thời đổi mới công nghệ, nâng cao công suất khai thác của các điểm mỏ hiện có, chú trọng công đoạn tuyển rửa để nâng phẩm cấp than hàng hóa và nghiên cứu cải tiến, đổi mới công nghệ cốc hóa than nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội tỉnh và tạo ra sản phẩm xuất khẩu.
- Giai đoạn 2016-2020: Khảo sát, đánh giá triển vọng điểm than đá Huổi Lá và đầu tư khai thác, chế biến than ở 3 điểm than: Huổi Mưa, Huổi Xa và Huổi Khao với công suất 10.000-15.000 tấn than nguyên khai/năm/điểm sau khi đánh giá chi tiết nâng cấp tài nguyên tại các điểm than trên.
2. Quy hoạch nhóm khoáng sản kim loại.
2.1. Quy hoạch đánh giá, thăm dò, khai thác, chế biến quặng sắt
Ngoài điểm quặng sắt limonit Ten Hon - Tuần Giáo thuộc khu vực cấm hoạt động khoáng sản, trên địa bàn tỉnh còn 5 điểm quặng sắt gồm: quặng sắt Pê Răng Ky 1, Pê Răng Ky 2 - Tủa Chùa (thuộc vùng ngập lòng hồ thủy điện Sơn La) và quặng sắt Phong Châu, Pa Ham và Chiêu Ly - huyện Mường Chà thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh. Tuy nhiên qua đánh giá các điểm mỏ trên có trữ lượng tài nguyên không đáng kể, với chất lượng từ trung bình đến thấp, xa các trung tâm chế biến nên hoạt động khai thác, chế biến quặng sắt đến năm 2020 phát triển theo hướng: Khai thác tận thu, nhỏ về quy mô, sơ chế với sản phẩm cuối cùng là quặng cục hợp cách phục vụ nhu cầu trong tỉnh (sản xuất xi măng) xuất ra ngoại tỉnh. Phấn đấu tổng sản lượng hàng năm khoảng 20-25 nghìn tấn.
2.2. Quy hoạch thăm dò và khai thác, chế biến quặng chì kẽm.
Trong số 8 mỏ, điểm quặng chì kẽm trên địa bàn tỉnh có hai điểm (Tà Lèng và Na Phát) thuộc khu vực cấm hoạt động khoáng sản, 02 điểm mỏ (Háng Chơ[1] và Xá Nhè) mới được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng chì, kẽm giai đoạn 2006-2015, có xét đến 2020; còn lại các điểm quặng chì kẽm Cáng Tỷ, Xá Phình, Nà Tòng và Huổi Tao A thuộc thẩm quyền quản lý, cấp phép của địa phương. Tuy nhiên do quặng chì kẽm thuộc nhóm khoáng sản độc hại nên hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép trước khi cấp phép. Định hướng quy hoạch cho từng giai đoạn cụ thể như sau:
- Giai đoạn đến năm 2015: Hoàn thành thăm dò và khai thác chế biến quặng chì kẽm Háng Chơ, Xá Nhè theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; đánh giá triển vọng điểm quặng chì kẽm Cáng Tỷ và Xá Phình - Tủa Chùa. Tiếp tục đầu tư khai thác khu Pú Bò bảo đảm nguồn quặng cho xưởng tuyển và tinh quặng cho nhà máy luyện chì kẽm đang hoạt động để tăng dần tỷ lệ huy động công suất thiết kế.
- Giai đoạn năm 2016-2020: Đánh giá chi tiết để khai thác, chế biến điểm quặng chì kẽm Nà Tòng và tiếp tục đầu tư khai thác, chế biến quặng chì kẽm Háng Chơ với công suất vào khoảng 5-7 nghìn tấn tinh quặng/năm.
2.3. Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến quặng đồng
Đến nay, trên địa bàn Điện Biên đã phát hiện, đánh giá 2 mỏ và 1 điểm quặng đồng (Nậm He - Huổi Sấy, Huổi Sấy, Nậm Nèm). Ngoài điểm Nậm Nèm thuộc khu vực cấm hoạt động khoáng sản và điểm mỏ Huổi Sấy có quy mô nhỏ không có khả năng khai thác công nghiệp, còn lại điểm Nậm He - Huổi Sấy thuộc quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng vàng, đồng, niken, molipđen Việt Nam đến năm 2015, có xét đến năm 2025 do và đã được cấp phép thăm dò. Như vậy, trong giai đoạn đến 2020 tập trung thăm dò và đầu tư khai thác, chế biến quặng đồng của điểm mỏ Nậm He - Huổi Sấy với quy mô công suất 0,5 triệu tấn quặng nguyên khai/năm theo quy hoạch được Bộ Công thương phê duyệt để xuất bán tinh quặng đồng cho các nhà máy luyện đồng kim loại trong nước.
2.4. Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến quặng vàng
Trên địa bàn tỉnh hiện có 16 điểm quặng vàng gốc và sa khoáng, trong đó điểm quặng Púng Dắt thuộc khu vực cấm hoạt động khoáng sản thì vùng quặng vàng gốc Mường Luân - Phì Nhừ là có tiềm năng nhất nhưng chưa đủ cơ sở tin cậy để quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến quy mô công nghiệp của cả nước, các điểm quặng vàng còn lại phù hợp hoạt động khoáng sản với quy mô nhỏ. Do vậy, hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản vàng trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 chủ yếu theo hướng sau:
- Giai đoạn đến 2015: Tập trung khai thác tận thu vàng sa khoáng vùng ngập lòng hồ thủy điện Sơn La; đầu tư đánh giá tài nguyên trước và trong quá trình khai thác quặng vàng gốc vùng Mường Luân - Phì Nhừ. Chế biến quặng đến sản phẩm vàng cốm và thu hồi bạc đi kèm, trong quá trình tuyển nghiêm cấm việc sử dụng thuốc tuyển gốc xianua hoặc hóa chất gây ô nhiễm môi trường.
- Giai đoạn 2016-2020: Đánh giá và tiến tới đầu tư khai tuyển quặng vàng gốc Na Sản, Háng Trợ, Thanh Hưng.
2.5. Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến quặng nhôm và antimon. Hiện các tài liệu địa chất ghi nhận trên địa bàn tỉnh Điện Biên hiện có 5 điểm quặng nhôm (Bản Tấu, Pò Tấn, Nà Sảng, Páo Tỷ Lèng và Pá Sáng), 01 điểm quặng antimon, trong đó điểm quặng nhôm Bản Tấu và Pò Tấn thuộc danh mục khu vực cấm hoạt động khoáng sản, điểm quặng nhôm Pá Sáng và antimon Púng Dắt đã được tỉnh cấp phép hoạt động khoáng sản cho các tổ chức. Qua đánh giá thì tài nguyên quặng nhôm và antimon trên địa bàn là không đáng kể, vì vậy giai đoạn đến năm 2020 chủ yếu khai thác tận thu quặng antimon và thúc đẩy đầu tư khai thác, sơ chế quặng nhôm Pá Sáng để phục vụ nhu cầu trong nước.
3. Quy hoạch nhóm khoáng chất công nghiệp.
Nhóm khoáng chất công nghiệp hiện có 12 điểm quặng thuộc 6 loại khoáng sản: alit, barit, kaolin, pyrit, quarzit và talc. Ngoại từ điểm mỏ mỏ kaolin Huội Phạ đã được đánh giá trữ lượng (cấp C1+C2 : 52.000 tấn), còn lại các điểm khoáng sản khoáng chất công nghiệp mới chỉ được khảo sát sơ bộ trong đo vẽ lập bản đồ địa chất khoáng sản. Hiện có 5 điểm khoáng chất công nghiệp thuộc khu vực cấm hoạt động khoáng sản gồm: alit Huổi Só, kaolin Bản Kéo, kaolin Huội Phạ, pyrit Nà Pheo và quarzit Nà Tòng, bên cạnh đó qua nghiên cứu thì khả năng khai thác và sử dụng các khoáng chất công nghiệp nêu trên trong tương lai là khá hạn chế. Vì vậy định hướng quy hoạch nhóm khoáng chất công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn đến năm 2020 chủ yếu là đầu tư đánh giá triển vọng (tập trung các điểm quặng barit và quặng talc Pac Nậm) nếu kết quả tốt sẽ sẽ đầu tư thăm dò đánh giá trữ lượng; hoạt động đầu tư khai thác, chế biến dự kiến thực hiện sau năm 2020 .
4. Quy hoạch nhóm nước nóng, nước khoáng.
Nước khoáng, nước nóng là một trong những loại khoáng sản phong phú nhất của tỉnh Điện Biên với 26 điểm mỏ, được phân bố chủ yếu trên địa bàn 2 huyện Điện Biên và Điện Biên Đông. Trong số các điểm mỏ trên, một số điểm nước nóng (như: Pom Lót, Pa Thơm, Nậm Nưa, Pá Vạt có nhiệt độ cao) có thể sử dụng vào lĩnh vực địa nhiệt, điểm nước khoáng Mường Luân đạt tiêu chuẩn chất lượng nước uống. Tuy nhiên, mức độ nghiên cứu địa chất khoáng sản của các điểm mỏ còn hạn chế, hầu hết mới được điều tra sơ bộ; vì vậy trong giai đoạn tới cần tập trung đánh giá triển vọng và đầu tư khai thác có hiệu quả. Cụ thể:
- Giai đoạn đến năm 2015: Thực hiện đánh giá triển vọng/thăm dò 5 nguồn nước: Mường Luân; Pom Lót, Pa Thơm, Nậm Nưa, Bản Sáng và Pá Vạt; kiểm định chất lượng nguồn nước khoáng Mường Luân để đầu tư khai thác và sản xuất nước uống đóng chai PEP tại nguồn với công suất khoảng 20 triệu lít/năm. Tiếp tục khai thác các nguồn nước nóng khu vực lòng chảo Điện Biên để phục nhu cầu tắm nóng của nhân dân và du khách.
- Giai đoạn sau năm 2016-2020: Nghiên cứu đầu tư và khai thác các nguồn nước nóng Pom Lót, Pa Thơm, Nậm Nưa, Pá Vạt... với định hướng sử dụng nguồn địa nhiệt để hấp sấy nông - lâm - thủy sản và tắm nóng.
5. Quy hoạch nhóm khoáng sản làm vật liệu xây dựng.
Khoáng sản làm vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Điện Biên khá đa dạng và có tiềm năng đáng kể, trong đó có những loại đủ đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội trong thời gian rất dài. Các khoáng sản làm vật liệu xây dựng trên địa bàn gồm: đá ốp lát và đá vôi trắng/đá hoa, đá vôi xi măng; đá lợp; sét xi măng; sét gạch ngói; cát cuội sỏi và đá xây dựng thông thường. Định hướng quy hoạch thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản vật liệu xây dựng giai đoạn đến năm 2020 cụ thể như sau:
* Đối với vôi trắng, đá ốp lát: Toàn tỉnh hiện ghi nhận 5 điểm đá vôi trắng và đá ốp lát, trong đó điểm đá ốp lát Lay Nưa thuộc khu vực cấm khai thác, điểm đá vôi trắng Ka La Vô và đá ốp lát Tả Sìn Thàng thuộc dự trữ khoáng sản quốc gia, còn lại điểm đá ốp lát Quyết Tiến -Tuần Giáo và đá granit Nà Nhạn - Điện Biên cần đánh giá trữ lượng, chất lượng để có biện pháp quản lý, sử dụng hiệu quả. Vì vậy, giai đoạn đến năm 2015 sẽ tập trung đầu tư đánh giá triển vọng và thăm dò để xác định trữ lượng và tài nguyên dự báo, đánh giá chất lượng của đá ốp lát Quyết Tiến và đá granit ốp lát Nà Nhạn, trên cơ sở kết quả đánh giá trữ lượng, chất lượng của các điểm mỏ và nhu cầu của thị trường để khai thác, dự kiến hoạt động khai thác được tiến hành trong giai đoạn 2016-2020.
* Đá vôi và sét xi măng: Điện Biên có 3 điểm mỏ đá vôi xi măng (Trung Thu, Pú Nhung, Tây Trang) và 5 điểm mỏ sét xi măng (Na Lôm, Bản Kéo, Pe Luông, Chiềng Đông và Na Hai), trong đó ngoài mỏ sét Na Hai thì toàn bộ các điểm mỏ đá vôi xi măng, sét xi măng còn lại thuộc diện dự trữ khoáng sản quốc gia quy định tại Quyết định số: 105/2008/QĐ-TTg ngày 21/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ. Hiện theo tài liệu điều tra, đánh giá trữ lượng mỏ sét xi măng Na Hai (cấp C1+C2 khoảng 4,8 triệu tấn) và mỏ đá Tây Trang có khả năng cung cấp nguồn nguyên liệu ổn định cho hoạt động của Nhà máy xi măng Điện Biên giai đoạn ngoài 2030. Do đó, trong giai đoạn đến năm 2020, tập trung khai thác điểm mỏ đá vôi Tây Trang và sét Na Hai để cung cấp nguyên liệu cho sản xuất của Nhà máy xi măng Điện Biên.
* Đá lợp: Hiện trên địa bàn có 02 điểm mỏ đá phiến làm vật liệu lợp và trang trí, trong đó: điểm mỏ Hang Tôm được đánh giá và xác định tài nguyên dự báo vào khoảng 1,2 triệu m3; điểm mỏ Huổi Mút được điều tra trong lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1/50.000 và thuộc khu vực cấm hoạt động khoáng sản. Với tính chất cơ lý kém nên độ thu hồi thành phẩm rất thấp cùng với nhu cầu sử dụng và xuất khẩu không cao, do đó trong giai đoạn đến năm 2020 sẽ không thực hiện đầu tư đánh giá, thăm dò mà thực hiện khai thác theo nhu cầu thị trường tại điểm mỏ Hang Tôm.
* Sét gạch ngói, cát sỏi: Hiện tại 5 điểm sét gạch ngói và 6 điểm mỏ cát cuội sỏi trên địa bàn tỉnh được phân bố chủ yếu dọc hệ thống sông suối trên địa bàn; hoạt động khai thác chủ yếu với quy mô hộ gia đình và phục vụ nhu cầu về vật liệu xây dựng trên địa bàn. Để khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường, bảo vệ an toàn các công trình hạ tầng trong khu vực, trong giai đoạn đến năm 2015 cần quản quản lý khai thác theo hướng:
- Ưu tiên cấp phép khai thác sét gạch ngói trung và dài hạn cho các tổ chức để đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gạch, ngói bằng lò nung tuynen, từng bước thực hiện mục tiêu xóa lò gạch ngói thủ công trên địa bàn tỉnh theo chỉ đạo của Chính phủ.
- Khai thác cát sỏi ở quy mô hộ gia đình ngoài khu vực hành lang bảo vệ công trình cơ sở hạ tầng, khu vực có dòng chảy phức tạp, dễ biến đổi theo mùa, cấp phép trong thời hạn không quá 6 tháng và không thuộc những tháng mùa mưa.
- Đầu tư đánh giá trữ lượng mỏ đá cát kết Phi Lĩnh để tổ chức khai thác, xay nghiền với công suất khoảng 50.000m3 cát thành phẩm/năm.
* Đá xây dựng thông thường
Hiện có 60 mỏ, điểm, diện tích đá xây dựng thông thường đang và sẽ khai thác, trên cơ sở mức độ tập trung của các điểm mỏ, trong giai đoạn đến năm 2020 quy hoạch hình thành 9 vùng (Chi tiết các điểm mỏ thuộc các vùng có phụ lục 4 kèm theo) khai thác, chế biến khoáng sản phục vụ nhu cầu của thị trường. Cụ thể:
- Vùng 1 (gồm 7 diện tích đang khai thác): Phục vụ nhu cầu của toàn bộ huyện Mường Nhé và phần phía Tây huyện Mường Chà với tổng công suất khai thác tăng dần trong giai đoạn 2010-2015 và ổn định ở mức 80.000m3/năm trong giai đoạn 2016-2020.
- Vùng 2 (gồm 3 diện tích đang khai thác): Phục vụ nhu cầu của thị xã Mường Lay với tổng công suất khai thác đạt 30.000m3/năm trong giai đoạn 2010-2015.
- Vùng 3 (gồm 1 diện tích đang khai thác): Phục vụ nhu cầu tại chỗ của huyện Mường Chà, trong giai đoạn 2010-2020 đầu tư khai thác, chế biến với tổng công suất khoảng 40.000m3/năm.
- Vùng 4 (gồm 7 diện tích đang khai thác): Phục vụ nhu cầu thị trường trung tâm tỉnh (phía Nam huyện Mường Chà, phía Bắc huyện Điện Biên và thành phố Điện Biên Phủ) với tổng công suất giai đoạn 2010-2015 từ 40.000 đến 80.000m3/năm và đạt 100.000m3 cho đến năm 2020.
- Vùng 5 (gồm 8 diện tích đang khai thác): Phục vụ nhu cầu thị trường huyện Tủa Chùa và Tuần Giáo, một phần Thị xã Mường Lay và huyện Mường Chà với tổng công suất 90.000m3 vào năm 2015, giai đoạn 2016-2020 thực hiện đầu tư mở rộng diện tích khai thác để đảm bảo ổn định tổng công suất khai thác đạt 160.000 m3/năm.
- Vùng 6 (gồm 3 diện tích đang khai thác): Phục vụ một phần nhu cầu thị trường huyện Tuần Giáo với tổng công suất duy trì cho giai đoạn 2010-2020 là 60.000m3/năm.
- Vùng 7 (gồm 9 diện tích đang khai thác): Phục vụ nhu cầu thị trường các huyện: Mường Ẳng, Tuần Giáo, phần phía Bắc huyện Điện Biên và Điện Biên Đông, Thành phố Điện Biên Phủ với tổng công suất giai đoạn 2010-2015 từ 80.000 - 100.000m3/năm, giai đoạn 2016-2020 đạt 120.000m3/năm.
- Vùng 8 (gồm 8 diện tích đang khai thác): Phục vụ nhu cầu thị trường huyện Điện Biên, thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên Đông) với tổng công suất giai đoạn 2010-2015 từ 80.000 - 100.000m3/năm, giai đoạn 2016-2020 đạt 110.000m3/năm.
- Vùng 9 (gồm 2 diện tích đang khai thác): Phục vụ nhu cầu thị trường phía Nam huyện Điện Biên Đông với tổng công suất khai thác đến năm 2015 đạt 15.000m3/năm và đến năm 2020 đạt khoảng 20.000m3/năm.
Ngoài 9 vùng khai thác tập trung nêu trên, một số điểm mỏ nhỏ lẻ phân bố tương đối đơn lẻ trên địa bàn tỉnh như mỏ Hang Tôm, Nà Ri, Na Son... trong giai đoạn đến năm 2020, đầu tư duy trì tổng công suất khai thác, chế biến khoảng 25-30 ngàn m3/năm; đồng thời tổ chức khai thác tận thu các điểm khoáng sản mới phát hiện và phát hiện trong quá trình thi công xây dựng các công trình nhằm giảm giá thành và phục vụ nhu cầu tại chỗ.
6. Danh mục dự án ưu tiên và nhu cầu vốn đầu tư.
- Danh mục dự án ưu tiên đầu tư giai đoạn 2010-2015 gồm 16 dự án, trong đó dự án do Trung ương quản lý: 5 dự án; dự án do địa phương quản lý : 11 dự án (Chi tiết có phụ lục 2 kèm theo).
- Tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển công nghiệp khai thác mỏ trên địa bàn tỉnh Điện Biên trong giai đoạn 2010-2020 vào khoảng 1.048-1.240 tỷ đồng, trong đó, công nghiệp địa phương đầu tư vào khoảng 508- 630 tỷ đồng, chiếm trên dưới 50%. (Chi tiết có phụ lục 3 kèm theo)
IV. CÁC GIẢI PHÁP, CHÍNH SÁCH.
1. Giải pháp về quản lý nhà nước.
- Tổ chức công bố quy hoạch và bàn giao các khu vực khoáng sản cho chính quyền địa phương, đặc biệt là khu vực cấm hoạt động khoáng sản để tổ chức quản lý theo quy hoạch.
- Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án, thẩm định cấp phép hoạt động khoáng sản cho các tổ chức, cá nhân theo quy định, ưu tiên các dự án có công nghệ thiết bị hiện đại, thân thiện với môi trường, các dự án chế biến sâu tạo sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao.
- Tăng cường công tác phối hợp kiểm tra, giám sát các hoạt động khoáng sản, đảm bảo thực hiện nghiêm túc quy hoạch được duyệt và các quy định của pháp luật trong hoạt động khoáng sản.
- Phối hợp chặt chẽ với các Bộ ngành Trung ương báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép cấp phép các điểm mỏ chì kẽm có trữ lượng thấp, đề xuất điều chỉnh các danh mục thuộc diện dự trữ khoáng sản quốc gia sau khi thăm dò, đánh giá trữ lượng.
2. Giải pháp về cơ chế, chính sách
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư khai thác triệt để tài nguyên khoáng sản nằm trong vùng ngập lòng hồ thủy điện trên địa bàn tỉnh mà không cần thực hiện các hoạt động điều tra, đánh giá trữ lượng theo quy định.
- Rà soát quy chế quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp trên cơ sở phân định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành và các tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động khoáng sản trên địa bàn.
- Thực hiện có hiệu quả các chính sách khuyến khích hỗ trợ đầu tư của tỉnh; đẩy mạnh cải cách hành chính tạo điều kiện thông thoáng về thủ tục trong hoạt động đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi về môi trường đầu tư tạo sức hút mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư.
- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư, hỗ trợ phát triển thị trường, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm; thường xuyên nắm bắt, kịp thời chỉ đạo các cấp, các ngành tháo gỡ những khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân.
4. Giải pháp về phát triển hạ tầng.
- Đẩy nhanh tiến độ đầu tư và phát triển hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật nhất là giao thông, cấp điện, thông tin liên lạc...
- Tập trung quy hoạch và đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn theo quy hoạch được duyệt.
5. Giải pháp về huy động nguồn vốn đầu tư
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị trong việc tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi, hỗ trợ lãi xuất theo quy định của nhà nước.
- Đẩy mạnh hợp tác, khuyến khích liên doanh liên kết để huy động tối đa nguồn lực cho đầu tư phát triển ngành khai khoáng
- Bố trí và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước cho điều tra cơ bản và thực hiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư theo quy định.
6. Giải pháp khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường.
- Chú trọng đầu tư đổi mới đồng bộ các trang thiết bị, công nghệ tiên tiến trong sản xuất để tận thu tối đa tài nguyên, nâng cao hiệu quả hoạt động và giảm thiểu tác động đến môi trường.
- Đẩy mạnh hoạt động khoa học - công nghệ để nghiên cứu ứng dụng, khảo nghiệm hoặc hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao công nghệ vào thực tiễn hoạt động của cho các cơ sở công nghiệp.
- Đầu tư thỏa đáng cho các hoạt động giám sát và thực hiện các biện pháp giải pháp giảm thiểu, khắc phục ô nhiễm trong hoạt động khoáng sản.
7. Giải pháp về phát triển nhân lực.
- Thực hiện có hiệu quả các chương trình đào tạo nghề, định hướng và chuyển đổi nghề cho lao động; khuyến khích các doanh nghiệp đào tạo và đào tạo lại tay nghề cho người lao động.
- Tập trung đẩy mạnh việc thực hiện các giải pháp, mục tiêu phát triển nguồn nhân lực theo đề án đã được tỉnh phê duyệt.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
CÁC MỎ, ĐIỂM KHOÁNG SẢN THUỘC DIỆN CẤM HOẠT
ĐỘNG KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2015, CÓ XÉT ĐẾN
2020
(Kèm theo Quyết định số: 1053/QĐ-UBND ngày 31/8/2010 của UBND tỉnh)
Số TT |
Tên mỏ, điểm khoáng sản (quặng) |
Tọa độ trắc địa |
Vị trí địa lý (xã, huyện) |
Quy mô; trữ lượng và tài nguyên dự báo |
Thuộc nhóm yếu tố CTC- HĐKS |
1 |
Bauxit Bản Tấu [18/107] |
21o 27'20" 103o17'59" |
Mường Lạn, Mường Ẳng |
Điểm KS |
DRC |
2 |
Bauxit Pò Tấn [19/108] |
21o27'10" 103 o 00'14" |
Thanh Nưa, Điện Biên |
Điểm KS |
DRC |
3 |
Vàng Púng Dắt [21/78] |
21o38'39" 103o03'28" |
Mường Mươn, Mường Chà |
Điểm KS |
DRC |
4 |
Đồng Nậm Nèm [39/51] |
21o51'28" 103o14'20" |
Hừa Ngài, Mường Chà |
Điểm KS. TNDB cấp P2: 700 tấn |
DRC |
5 |
Sắt limonit Ten Hon [45/100] |
21o30'34" 103o25'55" |
Tênh Phông, Tuần Giáo |
Điểm KS |
DRC |
6 |
Chì kẽm Na Phát [53/127] |
21o19'27" 103o15'07" |
Na Son, Điện Biên Đông |
Điểm KS |
QAB, DRC |
7 |
Chì kẽm Tà Lèng [51/116] |
21o23'41" 103o04'01" |
Tà Lèng, Điện Biên Phủ |
Điểm KS |
DRC |
8 |
Alit Huổi Só [55/20] |
22o03'20" 103o26'38" |
Huổi Só, Tủa Chùa |
Điểm KS. TNDB: 0,2 tr.m3 |
DRC |
9 |
Kaolin Bản Kéo [60/110] |
21o25'03" 102o59'18" |
Thanh Luông và Thanh Nưa, Điện Biên |
Điểm KS |
QAB, DRC |
10 |
Kaolin Huội Phạ [61/112] |
21o24'45" 103o19'55" |
Xa Dung, Điện Biên Đông |
Mỏ nhỏ. trữ lượng cấp C1 và C2 của mỏ là: 52.086 tấn kaolin. |
DRC |
11 |
Pyrit Nà Pheo [62/69] |
21o45'36" 103o05'20" |
TT. Muờng Chà, Muờng Chà |
Điểm KS |
ĐĐT |
12 |
Quarzit Nà Tòng [63/55] |
21o49'47" 103o24'00" |
Mùn Chung, Tuần Giáo |
Điểm KS. TNDB: 54.000.000m3 |
DRC |
13 |
Nước nóng Nà Nghịu [72/102] |
21o29'45" 102o57'45" |
Thanh Nưa, Điện Biên |
Lưu lượng: 2 l/s |
DRC |
14 |
Nước nóng Pe Luông [73/115] |
21o23'53" 102o55'40" |
Thanh Luông, Điện Biên |
Tổng lưu lượng 1,0 l/s |
DRC |
15 |
Nước nóng Mac Cum Cưa [77/132] |
21o17'54" 102 o 52'08" |
Pa Thơm, Điện Biên |
Lưu lượng: 0,12 l/s |
DRC |
16 |
Nước nóng Pa Thơm [78/134] |
21o17'20" 102o52'29" |
Pa Thơm, Điện Biên |
Tổng lưu lượng: 0,55 l/s |
DRC |
17 |
Nước nóng Lếnh Phay [79/136] |
21o17'15" 102o56'34" |
Pa Thơm, Điện Biên |
Tổng lưu lượng: 1,0 l/s |
DRC |
18 |
Nước khoáng Mường Ten 1 [84/152] |
21o07'40" 103o17'05" |
Tìa Đình, Điện Biên Đông |
Lưu lượng: 0,5 l/s |
DRC |
19 |
Nước khoáng Nà Khoang [87/158] |
21o02'30" 103o09'10" |
Mường Nhà, Điện Biên |
Lưu lượng: 1,5 l/s |
DRC |
20 |
Nước khoáng Mường Lói [90/161] |
20o55'10" 103o10'00" |
Mường Lói, Điện Biên |
Lưu lượng: 0,5 l/s. |
DRC |
21 |
Đá phiến lợp Huổi Mút [92/23] |
22o03'49" 103o11'26" |
Na Lay, Mường Lay |
Điểm KS |
DRC |
22 |
Đá granit ốplát Nay Nưa [94/26] |
22o01'37" 103o10'58" |
Xá Tổng, Mường Chà |
Điểm KS . TNDB: 0,5 triệu m3 (tính riêng cho đá hạt mịn) |
DRC |
23 |
Sét xm Bản Kéo [102/111] |
21o24'52" 102o59'31" |
Thanh Nưa và Thanh Luông, Điện Biên |
Điểm KS |
QAB |
24 |
Sét xm Pe Luông [103/113] |
21o24'24" 102o58'29" |
Thanh Luông, Điện Biên |
Điểm KS |
QAB |
CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ GIAI
ĐOẠN 2010-2015
(Kèm theo Quyết định số: 1053/QĐ-UBND ngày 31/8/2010 của UBND tỉnh)
A. Quy mô vừa và lớn do Trung ương quản lý
1. Đề án thăm dò quặng chì kẽm mỏ Háng Chơ [48/58] với mục tiêu 25-30 nghìn tấn Pb+Zn cấp C1+C2 và vốn đầu tư khoảng 10 tỷ đồng.
2. Đề án thăm dò toàn bộ quặng chì kẽm (barít) mỏ Xá Nhè [50/66] với mục tiêu 100-130 nghìn tấn Pb+Zn cấp C1+C2 và vốn đầu tư khoảng 20 tỷ đồng.
3. Tiếp tục đầu tư xây dựng mỏ và khai thác quặng chì kẽm khu Pú Bò đảm bảo nguồn quặng đầu vào cho xưởng tuyển và tinh quặng cho nhà máy luyện chì kẽm đang hoạt động (tại CCN phía Đông huyện Tuần Giáo).
4. Đề án thăm dò quặng đồng 2 mỏ Nậm He-Huổi Sấy [37/34] và Huổi Sấy [38/37] với vốn đầu tư dự kiến là 30 tỷ đồng (giá 2008).
5. Dự án khai thác và tuyển quặng đồng mỏ Nậm He-Huổi Sấy [37/34] và Huổi Sấy [38/37] với công suất 0,5 triệu tấn quặng nguyên khai/năm (QNK/n) và vốn đầu tư khoảng 400 tỷ đồng (giá 2008).
B. Quy mô nhỏ do địa phương quản lý 11 dự án
1. Đánh giá chi tiết nâng cấp tài nguyên 3 điểm than Huổi Mưa [11/143], Huổi Xa [12/148] và Huổi Khao [14/150], vốn đầu tư khoảng 5-6 tỷ đồng.
2. Đầu tư thay thế và/hoặc mua mới thiết bị khai thác, chế biến than tại các điểm than đang khai thác, vốn đầu tư khoảng 13-15 tỷ đồng.
3. Đánh giá triển vọng kết hợp khai thác, sơ chế quặng chì kẽm điểm Cáng Tỷ [46/21] và điểm Xá Phình [47/44], vốn đầu tư khoảng 16-24 tỷ đồng.
4. Đầu tư đánh giá, khai thác, sơ chế quặng vàng gốc Thanh Hưng [22/117], vốn đầu tư khoảng 5-15 tỷ đồng.
5. Đánh giá và khai tuyển quặng vàng gốc Háng Trợ [23/131], vốn đầu tư khoảng 25-30 tỷ đồng.
6. Đánh giá và khai tuyển quặng vàng gốc Na Sản [24/144] và Mường Luân [25/145], vốn đầu tư khoảng 40-50 tỷ đồng.
7. Chương trình đánh giá triển vọng năm (5) nguồn nước khoáng và nước nóng: Mường Luân [82/147], Pom Lót [74/120], Pa Thơm [78/134], Nậm Nưa [80/137] và Pá Vạt [81/146], vốn đầu tư khoảng 15-25 tỷ đồng.
8. Đầu tư khai thác, chế biến (đóng chai tại nguồn) nước khoáng Mường Luân [82/147], công suất 20 triệu lít/năm, vốn đầu tư 20 tỷ đồng.
9. Chương trình đánh giá triển vọng đá ốplát Quyết Tiến [96/97], vốn đầu tư khoảng 3-5 tỷ đồng và Nà Nhạn [97/105], vốn đầu tư khoảng 7-10 tỷ đồng.
10. Đề án đánh giá triển vọng một trong hai nguồn đá vôi xi măng Trung Thu [98/40] và Pú Nhung [99/74], vốn đầu tư khoảng 5-7 tỷ đồng.
11. Chương trình đánh giá triển vọng, khai thác và chế biến cát xay nghiền mỏ đá cát kết Phi Lĩnh [138/65], vốn đầu tư khoảng 20 tỷ đồng.
CÔNG NGHIỆP KHAI KHOÁNG GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số: 1053/QĐ-UBND ngày 31/8/2010 của UBND tỉnh)
Đơn vị tính: Tỷ đồng
TT |
Lĩnh vực Nhóm và loại khoáng sản |
Đánh giá, thăm dò |
Khai thác, chế biến |
||
Giai đoạn đến 2015 |
Giai đoạn 2016 - 2020 |
Giai đoạn đến 2015 |
Giai đoạn 2016 - 2020 |
||
A |
Quy mô công nghiệp |
60 |
- |
400 |
30-50 (90-130) |
|
Khoáng sản kim loại |
60 |
- |
400 |
30-50 (90-130) |
|
Chì kẽm |
30 |
- |
Đã đầu tư |
30-50 (90-130) |
|
Đồng |
30 |
- |
400 |
- |
B |
Quy mô nhỏ |
75-104 |
25 |
211-264 |
197-237 |
1 |
Khoáng sản nhiên liệu |
5-6 |
2 |
13-15 |
60-75 |
2 |
Khoáng sản Kim loại: |
45-56 |
3 |
68-79 |
7 |
|
Sắt |
7-10 |
|
|
|
|
Chì kẽm |
8 |
3 |
10-14 |
7 |
|
Vàng |
22-30 |
|
58-65 |
|
3 |
Khoáng chất công nghiệp |
|
20 |
|
|
|
Barit (Sín Chải) |
|
15 |
|
|
|
Talc (Pac Nậm) |
|
5 |
|
|
4 |
Nước khoáng-nước nóng |
15-25 |
|
|
20+ |
5 |
Khoáng sản làm VLXD |
20-27 |
|
130-170 |
110-135 |
|
Đá ốplát |
10-15 |
|
|
|
|
Đá vôi xm |
5-7 |
|
|
|
|
Cát xay nghiền |
5 |
|
15 |
|
|
Đá xây dựng khác |
|
|
115-155 |
110-135 |
|
Tổng cộng |
135-164 |
25 |
611-664 |
227-287 (287-367) |
CÁC ĐIỂM MỎ ĐÁ XÂY DỰNG THUỘC QUY HOẠCH CÁC
VÙNG KHAI THÁC, CHẾ BIẾN GIAI ĐOẠN ĐẾN 2015, CÓ XÉT ĐẾN 2020
(Kèm theo Quyết định số : 1053/QĐ-UBND ngày 31/8/2010 của UBND tỉnh)
TT |
Vùng Q.hoạch |
Tên điểm mỏ |
Địa điểm (xã, huyện) |
Ghi chú |
1 |
Vùng 1 |
Sen Thượng |
Sín Thầu - Mường Nhé |
|
Pá Lồng |
Chung Chải - Mường Nhé |
|
||
Mường Nhé |
Mường Nhé - Mường Nhé |
|
||
Phiêng Vai |
Nậm Kè - Mường Nhé |
|
||
Huổi Nhạt |
Chà Nưa - Mường Chà |
|
||
Bản Nà Cang |
Chà Nưa - Mường Chà |
|
||
Huổi Sang |
Nà Hỳ - Mường Nhé |
|
||
2 |
Vùng 2 |
Phi Hai |
Xá Tổng - Mường Chà |
|
Phi Hai - Bản Bắc |
Lay Nưa - TX Mường Lay |
|
||
Phiêng Ban |
Mường Tùng - Mường Chà |
|
||
Xá Tổng |
Xá Tổng - Mường Chà |
GĐ: 2011-2015 |
||
3 |
Vùng 3 |
KM 130 - QL12 |
Sa Lông - Mường Chà |
|
Hừa Ngài |
Hừa Ngài - Mường Chà |
GĐ: 2011-2015 |
||
Sa Lông |
Sa Lông - Mường Chà |
GĐ: 2011-2015 |
||
4 |
Vùng 4 |
Na Pheo 1 |
TT Mường Chà-Mường Chà |
|
Na Pheo |
TT Mường Chà-Mường Chà |
|
||
Na Pheo 2 |
Na Sang - Mường Chà |
|
||
Na Sang |
Na Sang - Mường Chà |
|
||
Na Sang 2 |
Na Sang - Mường Chà |
|
||
Huổi Đích |
Mường Mươn - Mường Chà |
|
||
Khu A -Na Pheo |
Mường Mươn - Mường Chà |
|
||
5 |
Vùng 5 |
Phi Dinh 2 |
Sính Phình - Tủa Chùa |
|
Đèo Gió |
Sính Phình - Tủa Chùa |
|
||
Bản Cáp |
TT Tủa Chùa- Tủa Chùa |
|
||
Nậm Nèn |
Pa Ham - Mường Chà |
|
||
Hô Mức |
Pa Ham - Mường Chà |
|
||
Huổi Lốt |
Mường Mùn - Tuần Giáo |
|
||
Co Nghịu |
Mường Mùn - Tuần Giáo |
|
||
Huổi Khạ |
Mường Mùn - Tuần Giáo |
|
||
6 |
Vùng 6 |
Thẳm Quái |
Quài Nưa - Tuần Giáo |
|
Minh Thắng |
Quài Nưa - Tuần Giáo |
|
||
Đồi Trâu |
Quài Nưa - Tuần Giáo |
|
||
7 |
Vùng 7 |
KM 43-QL 279 |
Ẳng Nưa - Mường Ảng |
|
Mường Ảng 1 |
Ẳng Tở - Mường Ảng |
|
||
Mường Ảng 4 |
Ẳng Nưa - Mường Ảng |
|
||
KM 44-QL 279 |
Ẳng Nưa - Mường Ảng |
|
||
KM 50-QL 279 |
Nà Tấu - Điện Biên |
|
||
KM 36-QL 279 |
TT Mường Ảng-Mường Ảng |
|
||
Xuân Tre |
Búng Lao - Mường Ảng |
|
||
Huổi Mạ |
Chiềng Sinh - Tuần Giáo |
|
||
KM 13-QL 279 |
Chiềng Sinh - Tuần Giáo |
|
||
8 |
Vùng 8 |
Ka Hâu 1 |
Na Ư - Điện Biên |
|
Ka Hâu 2 |
Na Ư - Điện Biên |
|
||
Tây Trang |
Na Ư - Điện Biên |
|
||
Tây Trang 2 |
Na Ư - Điện Biên |
|
||
Tây Trang 7 |
Na Ư - Điện Biên |
|
||
Tây Trang 8 |
Na Ư - Điện Biên |
|
||
Tây Trang 9 |
Na Ư - Điện Biên |
|
||
Tây Trang 10 |
Na Ư - Điện Biên |
|
||
9 |
Vùng 9 |
Mường Nhà 1 |
Mường Nhà - Điện Biên |
|
Bản Xôm |
Mường Nhà - Điện Biên |
|
Quyết định 1053/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn đến năm 2015, có xét đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên ban hành
Số hiệu: | 1053/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Điện Biên |
Người ký: | Hoàng Văn Nhân |
Ngày ban hành: | 31/08/2010 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 1053/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn đến năm 2015, có xét đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên ban hành
Chưa có Video