ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/2022/QĐ-UBND |
Kiên Giang, ngày 13 tháng 05 năm 2022 |
QUYẾT ĐỊNH
QUY ĐỊNH PHẠM VI VÙNG PHỤ CẬN CỦA CÔNG TRÌNH THỦY LỢI VÀ CẮM MỐC CHỈ GIỚI PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Thủy lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;
Căn cứ Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ về quản lý an toàn hồ đập, hồ chứa nước;
Căn cứ Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 174/TTr-SNNPTNT ngày 05 tháng 5 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quyết định này quy định phạm vi vùng phụ cận công trình thủy lợi; các trường hợp phải cắm mốc và khoảng cách giữa các mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
2. Đối tượng áp dụng
Quyết định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Kiên Giang và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Điều 2. Phạm vi vùng phụ cận
1. Phạm vi vùng phụ cận của công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh được thực hiện theo quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 40 Luật Thủy lợi.
2. Phạm vi vùng phụ cận của công trình thủy lợi khác được quy định như sau:
a) Kè: vùng phụ cận được tính từ chân kè trở ra mỗi phía tối thiểu 10 m.
b) Trạm bơm: vùng phụ cận được tính từ điểm xây đúc cuối cùng của công trình trở ra mỗi phía tối thiểu 10 m.
c) Bờ bao thủy lợi: vùng phụ cận được tính từ chân bờ bao trở ra mỗi phía tối thiểu 05 m.
d) Cống nội đồng: vùng phụ cận được tính từ phần xây đúc cuối cùng trở ra mỗi phía tối thiểu 10 m.
Điều 3. Các trường hợp phải cắm mốc và khoảng cách giữa các mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi
1. Các trường hợp phải cắm mốc chỉ giới bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh được thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 19 Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/5/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi
2. Khoảng cách giữa các mốc chỉ giới công trình thủy lợi quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 20 Thông tư sổ 05/2018/TT-BNNPTNT.
a) Đập của hồ chứa nước có dung tích từ 45.000 m3 đến dưới 500.000 m3: khoảng cách giữa hai mốc liền nhau tối đa 150m.
b) Lòng hồ chứa nước có dung tích từ 45.000 m3 đến dưới 500.000 m3: khoảng cách hai mốc liền nhau tối đa 150 m.
c) Kè: khoảng cách hai mốc liền nhau tối đa 200 m.
d) Trạm bơm: khoảng cách hai mốc liền nhau tối đa 50 m.
đ) Bờ bao thủy lợi: khoảng cách hai mốc liền nhau tối đa 500 m.
4. Căn cứ địa hình khu vực cắm mốc và yêu cầu quản lý, đơn vị lập phương án bảo vệ công trình thủy lợi tính toán cụ thể khoảng cách hai mốc liền nhau theo quy định tại khoản 3 Điều này để triển khai cắm mốc cho phù hợp. Tại các điểm đầu, góc, cuối của phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi phải cắm mốc, không giới hạn khoảng cách giữa hai mốc liền kề.
Điều 4. Tổ chức thực hiện
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này.
b) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức kiểm tra, giám sát, thanh tra, xử lý các trường hợp vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh theo quy định và tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 57 của Luật Thủy lợi.
3. Chủ đầu tư, tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi có trách nhiệm lập phương án và cắm mốc chỉ giới bảo vệ công trình thủy lợi theo đúng quy định. Kinh phí cắm mốc thực hiện theo quy định tại Điều 43 Luật Thủy lợi.
4. Trong quá trình triển khai thực hiện có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản hồi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
Điều 5. Điều khoản thi hành
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc (Thủ trưởng) các Sở, ban ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2022./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Quyết định 08/2022/QĐ-UBND quy định về phạm vi vùng phụ cận của công trình thủy lợi và cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
Số hiệu: | 08/2022/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Kiên Giang |
Người ký: | Lâm Minh Thành |
Ngày ban hành: | 13/05/2022 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 08/2022/QĐ-UBND quy định về phạm vi vùng phụ cận của công trình thủy lợi và cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
Chưa có Video