ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/2023/QĐ-UBND |
Khánh Hòa, ngày 22 tháng 3 năm 2023 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 588/TTr-STNMT-CCBVMT ngày 31 tháng 12 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
QUẢN
LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT CỦA HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN; QUY ĐỊNH TUYẾN ĐƯỜNG, THỜI
GIAN VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
(Kèm theo Quyết định số 06/2023/QĐ-UBND ngày 22 tháng 3 năm 2023 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Khánh Hòa)
Quy định này quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân; tuyến đường, thời gian vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; trách nhiệm, quyền hạn của các tổ chức và cá nhân liên quan trong việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
Quy định này áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân; các cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có phát sinh chất thải từ hoạt động sinh hoạt, văn phòng với tổng khối lượng dưới 300 kg/ngày lựa chọn hình thức quản lý chất thải rắn sinh hoạt như hộ gia đình, cá nhân (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân); các cơ sở thu gom, vận chuyển và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác thải sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người (sau đây viết tắt là CTRSH).
2. Chủ nguồn thải là tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc được giao quản lý, điều hành cơ sở phát sinh chất thải.
3. Điểm tập kết chất thải rắn sinh hoạt là nơi chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt từ các loại phương tiện thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn thải, khu vực công cộng, quét dọn vệ sinh đường phố để chuyển chất thải rắn sinh hoạt sang phương tiện cơ giới có tải trọng lớn.
4. Trạm trung chuyển là nơi tập kết và lưu giữ CTRSH tạm thời để trung chuyển lên xe và vận chuyển đến khu xử lý CTRSH.
5. Thu gom CTRSH là hoạt động thu gom CTRSH từ các chủ nguồn thải đến các điểm tập kết, trạm trung chuyển.
6. Vận chuyển CTRSH là hoạt động vận chuyển CTRSH từ điểm tập kết, trạm trung chuyển đến khu xử lý hoặc trực tiếp từ các chủ nguồn thải đến khu xử lý.
7. Khu xử lý CTRSH là nơi được quy hoạch để tiếp nhận và xử lý CTRSH trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
Điều 4. Nguyên tắc chung về quản lý CTRSH hộ gia đình, cá nhân
1. Quản lý CTRSH là trách nhiệm và nghĩa vụ của các hộ gia đình, cá nhân có hoạt động làm phát sinh CTRSH và các cơ sở thu gom, vận chuyển có liên quan.
2. Hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm phân loại tại nguồn phù hợp với mục đích quản lý, xử lý và chi trả giá dịch vụ cho hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH theo quy định của UBND tỉnh và các quy định của pháp luật có liên quan.
3. Quản lý CTRSH phải từng bước hướng đến đảm bảo theo nguyên tắc: hộ gia đình và cá nhân được hưởng lợi có nghĩa vụ tham gia và đóng góp tài chính cho hoạt động này; đối tượng gây ô nhiễm, suy thoái môi trường phải chi trả, bồi thường thiệt hại, khắc phục, xử lý và chịu trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
4. Khuyến khích việc xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý CTRSH; việc đầu tư mới các cơ sở xử lý CTRSH trên địa bàn tỉnh theo hướng áp dụng các công nghệ xử lý chất thải thân thiện với môi trường, tiết kiệm tài nguyên đất, tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, xử lý thu hồi năng lượng và hạn chế tối đa việc chôn lấp CTRSH. Các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân có hoạt động đầu tư, tham gia xã hội hóa trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH được hưởng các chế độ ưu đãi về đầu tư và các ưu đãi khác theo quy định hiện hành.
5. Hạn chế sử dụng bao bì (túi) ni lông khó phân hủy để chứa CTRSH sau phân loại, khuyến khích sử dụng túi thân thiện môi trường để thay thế các túi ni lông khó phân hủy.
QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT CỦA HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN
1. CTRSH phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân được phân loại tại nguồn phù hợp với mục đích quản lý, xử lý theo các nhóm như sau:
a) Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tại chế (nhóm giấy, nhựa, kim loại, cao su, ni lông, thủy tinh);
b) Chất thải thực phẩm;
c) Chất thải rắn sinh hoạt khác (không bao gồm chất thải nguy hại phát sinh từ chủ nguồn thải).
2. Việc tổ chức thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt phải tuân thủ hướng dẫn chi tiết của cơ quan quản lý nhà nước.
Điều 6. Lưu giữ và chuyển giao CTRSH
1. CTRSH tại nguồn sau phân loại phải được lưu chứa trong bao bì (túi) hoặc thiết bị lưu giữ (thùng) riêng biệt, có dấu hiệu nhận biết loại chất thải hoặc theo các quy định hiện hành của pháp luật.
2. Bao bì (túi), thiết bị lưu giữ (thùng) chất thải rắn sinh hoạt sau phân loại phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Bảo đảm lưu chứa an toàn chất thải, có khả năng chống thấm, không làm rò rỉ nước rỉ rác và có kích thước phù hợp với lượng chất thải, thời gian lưu giữ.
b) Bao bì (túi) phải được buộc kín, thiết bị lưu giữ (thùng) phải có nắp đậy kín để đảm bảo không phát tán mùi và có dán biển cảnh báo thông tin trên thân thùng
3. Hộ gia đình, cá nhân ở đô thị phải chứa, đựng chất thải rắn sinh hoạt sau khi thực hiện phân loại theo quy định vào các bao bì để chuyển giao như sau:
a) Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng, tái chế hoặc cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt;
b) Chất thải thực phẩm và chất thải rắn sinh hoạt khác phải được chứa, đựng trong bao bì theo quy định và chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; chất thải thực phẩm có thể được sử dụng làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi.
4. Hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt sau khi thực hiện phân loại theo quy định thực hiện quản lý như sau:
a) Khuyến khích tận dụng tối đa chất thải thực phẩm để làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi;
b) Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng, tái chế hoặc cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt;
c) Chất thải thực phẩm không thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này phải được chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt;
d) Chất thải rắn sinh hoạt khác phải được chứa, đựng trong bao bì theo quy định và chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.
5. Khuyến khích hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt thực hiện phân loại, lưu giữ và chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt theo quy định tại khoản 3 Điều này.
Điều 7. Quản lý hoạt động thu gom, vận chuyển CTRSH
1. Điều kiện tham gia hoạt động thu gom, vận chuyển CTRSH
a) Bảo đảm đủ yêu cầu về nhân lực, phương tiện và thiết bị chuyên dụng để thu gom, vận chuyển toàn bộ chất thải rắn sinh hoạt tại những địa điểm đã quy định.
b) Thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đến điểm tập kết, trạm trung chuyển hoặc cơ sở xử lý bằng các phương tiện, thiết bị đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định; bố trí phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ nước rỉ rác tại các trạm trung chuyển để xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật hoặc chuyển giao cùng với chất thải rắn sinh hoạt cho đơn vị xử lý.
c) Có các thiết bị phương tiện thu gom, vận chuyển tương ứng với từng loại chất thải rắn sinh hoạt sau khi phân loại tại nguồn.
2. Phương tiện thu gom, vận chuyển phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 27 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường (Viết tắt Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT);
3. Quy định về thu gom, vận chuyển CTRSH
a) Hộ gia đình, cá nhân chuyển CTRSH đã được phân loại đến điểm tập kết theo quy định hoặc chuyển giao cho cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trong khoảng thời gian theo quy định. Cơ sở thu gom CTRSH sử dụng loa, chuông, kẻng hoặc hình thức thông báo khác đã thỏa thuận với UBND cấp xã khi đến lấy CTRSH.
b) Chủ dự án đầu tư, chủ sở hữu, ban quản lý khu đô thị mới, chung cư cao tầng, tòa nhà văn phòng phải bố trí thiết bị, công trình lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với các loại chất thải theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của quy định này; tổ chức thu gom chất thải từ hộ gia đình, cá nhân và chuyển giao cho cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
c) Cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt có quyền từ chối thu gom CTRSH có lẫn chất thải nguy hại, chất thải rắn công nghiệp thông thường từ các doanh nghiệp đến điểm tập kết, trạm trung chuyển CTRSH ngoài phạm vi hợp đồng đã ký.
d) Quá trình thu gom, vận chuyển CTRSH phải tuân thủ quy định kỹ thuật về thu gom CTRSH và các quy định về phòng, chống dịch có liên quan của địa phương.
4. Việc cung ứng dịch vụ thu gom, vận chuyển CTRSH phải đảm bảo chất lượng vệ sinh môi trường, nội dung hợp đồng đã ký kết và tuân thủ các quy định hiện hành về kiểm tra, giám sát, nghiệm thu, thanh toán các hoạt động cung ứng dịch vụ thu gom CTRSH.
Điều 8. Điểm tập kết và trạm trung chuyển CTRSH
1. Quy định kỹ thuật về điểm tập kết
a) Điểm tập kết CTRSH đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định tại điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 26 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường (Viết tắt Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT);
b) Giao Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì, phối hợp với đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt để xác định vị trí, thời gian tập kết, thời gian hoạt động và quy mô tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt tại điểm tập kết phù hợp; bảo đảm an toàn giao thông; hạn chế tối đa hoạt động vào giờ cao điểm.
2. Quy định kỹ thuật về trạm trung chuyển
a) Trạm trung chuyển CTRSH đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e, g khoản 2 Điều 26 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT;
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã xác định vị trí, thời gian hoạt động và quy mô tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt tại trạm trung chuyển.
Điều 9. Giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH
1. Giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt được thực hiện theo quy định tại Điều 29 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT.
2. UBND tỉnh quy định cụ thể giá dịch vụ và hình thức thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
3. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân không phân loại hoặc phân loại không đúng quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 5 của Quy định này thì phải chi trả giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý như đối với chất thải rắn sinh hoạt khác.
QUY ĐỊNH TUYẾN ĐƯỜNG, THỜI GIAN VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
Điều 10. Nguyên tắc xây dựng lộ trình vận chuyển CTRSH
1. Lộ trình vận chuyển phải tuân thủ các quy định của các cơ quan chức năng về giao thông tại khu vực (thời gian lưu thông, tải trọng của cầu, đường, đường cấm, đường một chiều,...) và phải đảm bảo tối ưu về cự ly vận chuyển và tình hình giao thông tại khu vực.
2. Xây dựng lộ trình theo nguyên tắc hạn chế vận chuyển CTRSH từ các điểm tập kết về trạm trung chuyển; ưu tiên thực hiện lộ trình thu gom vận chuyển CTRSH từ các điểm tập kết để vận chuyển thẳng về các cơ sở xử lý.
3. Chủ thu gom, vận chuyển CTRSH có trách nhiệm phối hợp xây dựng lộ trình vận chuyển theo các quy định hiện hành theo các quy định hiện hành và đảm bảo tiến trình công tác thu gom.
Điều 11. Tuyến đường và thời gian vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
1. Tuyến đường vận chuyển
Gồm đường trong khu vực đô thị và đường ngoài khu vực đô thị (gồm các tuyến đường còn lại như đường tỉnh, huyện, xã...).
2. Thời gian vận chuyển
Đối với đường đô thị: thời gian vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt từ 18 giờ ngày hôm trước đến trước 6 giờ ngày hôm sau.
Đối với đường ngoài khu vực đô thị: tùy từng địa phương, chủ thu gom, vận chuyển CTRSH xây dựng thời gian cho phù hợp.
Các khung thời gian vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt nêu trên không áp dụng đối với những ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của Nhà nước hoặc các trường hợp khẩn cấp như thiên tai, bão lũ,...
Điều 12. Trách nhiệm và quyền hạn của hộ gia đình, cá nhân
1. Trách nhiệm
a) Thực hiện phân loại, lưu giữ và chuyển giao CTRSH theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Quy định này.
b) Thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH theo quy định của UBND tỉnh và các quy định của pháp luật có liên quan.
c) Giữ gìn vệ sinh nơi ở và nơi công cộng, thu gom, tập kết CTRSH đúng nơi quy định; không được vứt, thải, đổ, bỏ CTRSH ra môi trường không đúng nơi quy định; tham gia các hoạt động vệ sinh môi trường khu phố, đường làng, ngõ xóm, nơi công cộng do chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể phát động.
d) Hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước trong công tác điều tra, khảo sát xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý CTRSH.
đ) Giám sát và phản ánh các vấn đề liên quan đến giá dịch vụ hợp đồng, đánh giá chất lượng cung ứng các dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định với UBND cấp huyện, UBND cấp xã; phản ánh đến chính quyền địa phương đối với các trường hợp hộ gia đình, cá nhân vi phạm các quy định của Quy định này, gây mất vệ sinh khu vực đất do mình sở hữu, vỉa hè trước và xung quanh nhà, cơ sở hoặc trụ sở.
2. Quyền hạn
a) Được nhà nước bảo đảm việc thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH khi đã thanh toán đầy đủ chi phí dịch vụ theo quy định.
b) Được khen thưởng, tuyên dương và công nhận gia đình văn hóa khi tham gia thực hiện tốt phong trào, chương trình hoặc hiến kế, góp ý nhằm góp phần bảo vệ môi trường.
c) Đề xuất với UBND cấp huyện, UBND cấp xã các vấn đề liên quan đến giá dịch vụ hợp đồng, đánh giá chất lượng cung ứng các dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH trên địa bàn.
Điều 13. Trách nhiệm và quyền hạn của cơ sở thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH
1. Trách nhiệm
a) Thực hiện nghĩa vụ liên quan đến giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH theo quy định do UBND tỉnh ban hành và quy định hiện hành liên quan.
b) Các cơ sở thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định tại Điều 61 và khoản 1 Điều 62 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP
2. Quyền hạn
a) Được thanh toán đúng và đủ giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH theo hợp đồng đã ký kết.
b) Đề xuất các biện pháp hỗ trợ hoặc thay thế nhằm làm giảm chi phí cũng như nâng cao chất lượng vệ sinh môi trường nhưng phải đảm bảo các biện pháp hỗ trợ hoặc thay thế này không trái với các quy định hiện hành.
c) Được thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Điều 14. Trách nhiệm của các Sở, ban, ngành
1. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Là cơ quan đầu mối tham mưu UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về CTRSH trên địa bàn tỉnh; chủ trì, phối hợp với các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra và thực hiện Quy định này.
b) Chủ trì tham mưu quy định về việc phân loại cụ thể CTRSH trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
c) Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của hộ gia đình, cá nhân trong việc thu gom, phân loại CTRSH tại nguồn.
d) Tổ chức kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân liên quan
2. Sở Xây dựng
a) Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu triển khai Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Khánh Hòa theo quy định.
b) Hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng các điểm tập kết, trạm trung chuyển, cơ sở xử lý CTRSH theo phân cấp và các quy định hiện hành.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
a) Chủ trì kêu gọi, thu hút, hướng dẫn thực hiện thủ tục đầu tư, lựa chọn nhà đầu tư tham gia đầu tư các dự án xử lý CTRSH và tham mưu UBND tỉnh xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật.
b) Tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn vốn đầu tư công hàng năm cho các dự án theo ngành, lĩnh vực, cấp quản lý, thẩm quyền,...phù hợp với khả năng cân đối ngân sách địa phương.
4. Sở Giao thông vận tải
Phối hợp Công an tỉnh quản lý các phương tiện vận chuyển CTRSH trên địa bàn tỉnh theo quy định.
5. Trách nhiệm của các Sở, ban, ngành khác
Căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, các sở, ban, ngành liên quan có trách nhiệm phối hợp, hướng dẫn UBND cấp huyện, UBND cấp xã và các đơn vị trực thuộc thực hiện công tác quản lý CTRSH của hộ gia đình cá nhân và các cơ sở thu gom, vận chuyển CTRSH theo đúng Quy định này.
Điều 15. Trách nhiệm của UBND cấp huyện
1. Chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động quản lý CTRSH trên địa bàn,
2. Ban hành theo thẩm quyền quy định, chương trình, kế hoạch về quản lý chất thải rắn sinh hoạt. Hằng năm xây dựng và triển khai kế hoạch thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH trên địa bàn;
3. Tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ về quản lý chất thải rắn sinh hoạt;
4. Tổ chức triển khai hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn theo quy định, hướng dẫn và tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nghiêm Quy định này và các quy định về giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH;
5. Lựa chọn và công khai danh sách các cơ sở thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy định;
6. Chỉ đạo xây dựng tuyến thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn phù hợp tình hình thực tế của địa phương, đảm bảo tối ưu về cự ly vận chuyển và tình hình giao thông tại khu vực; chỉ đạo sắp xếp thời gian hoạt động của các điểm tập kết, trạm trung chuyển và các cơ sở thu gom, vận chuyển CTRSH đảm bảo công tác vệ sinh môi trường.
7. Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định này trên địa bàn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo thẩm quyền hoặc chuyển người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
8. Chủ tịch UBND cấp huyện chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về việc để xảy ra tình trạng phát sinh CTRSH không đúng nơi quy định, gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn quản lý.
Điều 16. Trách nhiệm của UBND cấp xã
1. Xây dựng kế hoạch, phương án hoặc nội dung thực hiện quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn;
2. Tổ chức triển khai hoạt động phân loại CTRSH tại nguồn theo quy định, tuyên truyền, vận động chủ nguồn thải thu gom, tập kết CTRSH theo quy định; thực hiện niêm yết công khai hợp đồng cung ứng dịch vụ đã ký kết của UBND cấp huyện hoặc UBND cấp xã với cơ sở thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH để chủ nguồn thải giám sát, đánh giá.
3. Kiểm tra việc tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt xử lý hành vi vi phạm pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt theo thẩm quyền; xem xét, giải quyết kiến nghị, phản ánh của tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân có liên quan đến việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt;
4. Chủ trì, phối hợp với cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, cộng đồng dân cư, tổ chức chính trị - xã hội ở địa bàn để xác định thời gian, địa điểm, tần suất và tuyến thu gom chất thải rắn sinh hoạt theo chỉ đạo của UBND cấp huyện tại khoản 6 Điều 15 của quy định này;
5. Hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt cho cơ sở thu gom, vận chuyển hoặc đến sân tập kết đúng quy định; hướng dẫn cộng đồng dân cư giám sát và công khai trường hợp không tuân thủ quy định về phân loại, thu gom chất thải rắn sinh hoạt.
6. Chủ tịch UBND cấp xã chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND cấp huyện về việc để xảy ra tình trạng phát sinh CTRSH không đúng nơi quy định, gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn quản lý.
1. Sở Tài nguyên và môi trường có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện Quy định này, định kỳ tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường kết quả thực hiện theo quy định.
2. Các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Quy định này và chịu trách nhiệm giám sát, kiểm tra việc thực hiện. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc phát sinh các đơn vị phản ánh kịp thời về Sở Tài nguyên và Môi trường để phối hợp với các cơ quan chuyên môn hướng dẫn thực hiện. Trường hợp cần thiết, Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Quyết định 06/2023/QĐ-UBND quy định Quản lý chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân; Quy định tuyến đường, thời gian vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
Số hiệu: | 06/2023/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Khánh Hòa |
Người ký: | Nguyễn Tấn Tuân |
Ngày ban hành: | 22/03/2023 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 06/2023/QĐ-UBND quy định Quản lý chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân; Quy định tuyến đường, thời gian vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
Chưa có Video