ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/2016/QĐ-UBND |
Nam Định, ngày 18 tháng 02 năm 2016 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT BỔ SUNG QUY HOẠCH KHAI THÁC CÁT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 03/6/2008
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 17/11/2010;
Căn cứ Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09/3/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;
Căn cứ Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 30/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường hiệu lực thi hành chính sách, pháp luật về khoáng sản.
Căn cứ Nghị quyết số 05/2016/NQ-HĐND ngày 15/01/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Nam Định về việc thông qua bổ sung quy hoạch khai thác cát trên địa bàn tỉnh Nam Định đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 52/QĐ-UBND ngày 10/01/2012 về việc phê duyệt quy hoạch khai thác cát các tuyến sông trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 và Quyết định số 350/QĐ-UBND ngày 19/3/2013 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch bổ sung khai thác cát trên sông đến năm 2020 thuộc địa phận xã Giao Thiện, huyện Giao Thủy;
Xét đề nghị của Sở Tài nguyên & Môi trường tại văn bản số 183/TTr-STNMT ngày 21/01/2016 về việc phê duyệt bổ sung quy hoạch khai thác cát trên địa bàn tỉnh Nam Định đến năm 2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt bổ sung quy hoạch khai thác cát trên địa bàn tỉnh Nam Định đến năm 2020, với một số nội dung cụ thể như sau:
1. Phạm vi quy hoạch:
Phạm vi lập quy hoạch khai thác cát các cửa sông là các mỏ cát trên 03 tuyến sông lớn thuộc địa bàn tỉnh Nam Định gồm sông Hồng, sông Đáy, sông Ninh Cơ và cát ven biển là các mỏ cát ven biển huyện Nghĩa Hưng; mỏ cát ven biển huyện Giao Thủy, đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, trữ lượng có khả năng khai thác công nghiệp để dùng làm vật liệu san lấp các công trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh Nam Định.
2. Quan điểm và mục tiêu xây dựng quy hoạch.
2.1. Quan điểm chỉ đạo.
- Đánh giá đầy đủ tiềm năng cát lòng sông khu vực cửa Ba Lạt (sông Hồng - đoạn hữu Hồng từ cửa sông Vọp ra tới biển); Cửa Đáy (đoạn tả Đáy từ cống Ngọc Hùng, xã Nghĩa Hải ra tới biển thuộc phạm vi tạm giao quyền quản lý hành chính cho UBND xã Nam Điền); cát ven biển huyện Giao Thủy; huyện Nghĩa Hưng cả về số lượng và chất lượng để sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả nguồn tài nguyên cát đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu phục vụ nguyên vật liệu san lấp xây dựng những công trình lớn, trọng điểm đáp ứng cho việc phát triển kinh tế xã hội của các ngành nghề giai đoạn từ nay đến năm 2020.
- Khoanh định khu vực bổ sung quy hoạch khai thác cát khu vực cửa sông Đáy và cát ven biển thuộc huyện Nghĩa Hưng; huyện Giao Thủy đáp ứng nguyên liệu cho san lấp những công trình lớn, trọng điểm phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đảm bảo khơi thông dòng chảy, thoát lũ nhằm bảo vệ an toàn đê điều,
- Xây dựng quy hoạch bổ sung khai thác cát lòng sông khu vực Cửa Đáy và cát ven biển thuộc huyện Nghĩa và Hưng huyện Giao Thủy phục vụ những công trình trọng điểm của tỉnh, phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đến năm 2020, đảm bảo vấn đề an ninh, quốc phòng, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.
2.2. Mục tiêu.
a. Mục tiêu tổng quát:
- Đảm bảo đáp ứng nguyên liệu phục vụ cho san lấp, xây dựng những công trình lớn, trọng điểm và nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh.
- Chuẩn bị đầy đủ cơ sở tài liệu về trữ lượng, chất lượng, điều kiện khai thác của các khu vực Cửa Đáy và cát vùng ven biển huyện Giao Thủy, huyện Nghĩa Hưng đưa vào khai thác trong giai đoạn tới năm 2020.
- Xác định khu vực khai thác, khu vực cấm khai thác cát thuộc các khu vực cửa sông, vùng ven biển huyện Giao Thủy, Hải Hậu và huyện Nghĩa Hưng góp phần lập lại trật tự trong lĩnh vực khai thác cát sông, cát cửa sông ven biển theo quy định của pháp luật, đảm bảo cho công tác phòng chống lũ lụt, bảo vệ đê điều và giữ gìn môi sinh, môi trường.
b. Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá thực trạng thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên cát sông cát ven biển cửa sông tại địa phương; xác định nhu cầu sử dụng tài nguyên cát sông; cát ven biển cửa sông.
- Điều tra, khảo sát, đánh giá tiềm năng và hiện trạng phân bố, quy mô trữ lượng và đặc điểm chất lượng của cát sông, cát ven biển cửa sông tại các khu vực Cửa Đáy và cát ven biển thuộc huyện Nghĩa Hưng; huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định.
- Điều tra, khảo sát đánh giá tác động của việc khai thác cát sông cát ven biên đến môi trường, đặc biệt là ảnh hưởng của việc thay đổi dòng chảy xói lở bờ sông, đường bờ ven biển tại những khu vực cửa sông Đáy và cát ven biển thuộc huyện Nghĩa Hưng, Giao Thủy tỉnh Nam Định.
- Trên cơ sở tài liệu thu thập được và kết quả khảo sát, tiến hành lập bổ sung quy hoạch và phân vùng khu vực đủ điều kiện khai thác cát sông khu vực cửa sông Đáy, vùng cát ven biển khu vực huyện Nghĩa Hưng và huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định.
- Đề xuất các giải pháp quản lý và bảo vệ tài nguyên cát cửa sông, ven biển.
3. Phương án quy hoạch bổ sung
3.1. Khu vực khai thác:
Gồm 3 khu vực: khu vực Cửa Đáy, khu vực ven biển huyện Nghĩa Hưng và khu vực ven biển huyện Giao Thủy.
- Tổng diện tích: 5.921,0 ha.
- Tổng trữ lượng: 195.545.000 m3.
Cụ thể như sau:
3.1.1. Mỏ cát cửa Đáy: Từ cống Ngọc Lâm xã Nghĩa Hải tới lạch Đầy + 300 m thuộc vùng tạm giao quyền quản lý hành chính của UBND xã Nghĩa Hải.
- Diện tích khai thác: 139,0 ha
- Chiều sâu khai thác tối đa so với cao trình khu vực: - 5,0 m
- Trữ lượng tài nguyên: 3.704.000 m3
- Khoảng cách khai thác gần nhất so với bờ: 50 m
- Trữ lượng quy hoạch khai thác: 3.704.000 m3
3.1.2. Mỏ cát ven biển huyện Nghĩa Hưng:
Từ phía bắc lạch Tiêu Đôi (cách 1,0 km) ra đến cồn Trời thuộc vùng tạm giao quyền quản lý hành chính của UBND xã Nghĩa Hải, đến xã Nghĩa Phúc huyện Nghĩa Hưng.
- Diện tích khai thác: 3.558,0 ha
- Chiều sâu khai thác tối đa so với cao trình 0,0m: - 10 0 m.
- Trữ lượng, tài nguyên: 113.407.000 m3
- Khoảng cách khai thác gần nhất so với bờ: 6-7 km
- Trữ lượng quy hoạch khai thác: 113.407.000 m3
3.1.3. Mỏ cát ven biển huyện Giao Thủy:
Từ cửa Ba Lạt tới đuôi cồn Lu huyện Giao Thủy.
- Diện tích khai thác: 2.224,0 ha
- Chiều sâu khai thác tối đa so với cao trình 0,0m: -10,0 m.
- Trữ lượng tài nguyên: 78.434.000 m3
- Khoảng cách khai thác gần nhất so với bờ: 6-7 km.
- Trữ lượng quy hoạch khai thác 78.434.000 m3
3.2. Khu vực cấm khai thác:
- Khu vực từ cửa Ba Lạt (ngã ba với sông Vọp) đến cửa biển.
- Khu vực ven biển: Từ cửa Ba Lạt ven theo vùng lõi Vườn Quốc gia Xuân Thủy, theo ven biển huyện Giao Thủy, Hải Hậu và Nghĩa Hưng tới cửa Đáy.
- Khu vực từ cửa Lạch Đầy + 300m xuống phía lạch Tiêu Đôi (1 km)
Diện tích khu vực cấm khai thác: 9.371,0 ha.
Cụ thể như sau:
+ Khu vực cửa Ba Lạt có chiều dài 6,6 km, chiều rộng là lòng sông Hồng thuộc địa giới tỉnh Nam Định, diện tích 242,0 ha, trữ lượng tài nguyên (cấp 333) là 13.318.000 m3.
+ Khu vực ven biển các huyện: Giao Thủy, Hải Hậu và Nghĩa Hưng có diện tích là: 9.098,0 ha.
+ Khu vực Cửa Đáy: Đoạn từ cửa Lạch Đầy + 300m xuống phía lạch Tiêu Đôi chiều dài 1 km có diện tích là: 31,0 ha.
4. Định hướng sử dụng tài nguyên cát:
- Cát sông, cát ven biển là nguồn tài nguyên có hạn, do vậy phải khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả. Việc sử dụng cát sông, cát ven biển phải đúng mục đích, phù hợp với tính chất công nghệ và chỉ tiêu kỹ thuật của từng loại cát. Mọi hoạt động khai thác, kinh doanh cát làm vật liệu xây dựng phải tuân thủ theo đúng pháp luật.
- Ưu tiên cấp phép cho các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân khai thác phục vụ cho các công trình xây dựng hạ tầng trọng điểm trên địa bàn tỉnh Nam Định.
- Cần có các giải pháp thay thế như: sử dụng đất bãi hoang làm vật liệu san lấp, hạn chế sử dụng cát sông, cát ven biển làm vật liệu san lấp gây lãng phí tài nguyên.
5. Những giải pháp chính để thực hiện quy hoạch:
- Công bố công khai quy hoạch khai thác cát sông, cát ven biển và tăng cường quản lý quy hoạch; tổ chức cắm phao tiêu khoanh định khu vực được phép khai thác cát sông; cát ven biển, phao tiêu và biển báo khu vực cấm khai thác, hạn chế khai thác cát sông, cát ven biển. Giao nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan chức năng, nhất là chính quyền địa phương quản lý khai thác cát theo quy hoạch đã được cắm mốc; tiêu, biển báo.
- Trên cơ sở quy hoạch khai thác cát đã được phê duyệt, công bố và cắm tiêu, mốc; đẩy mạnh việc cấp phép khai thác cho các tổ chức, cá nhân có năng lực khai thác và có hợp đồng san lấp; cung ứng cát cho các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh. Ưu tiên cấp phép khai thác cát cung ứng cho các công trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của tỉnh nhà.
Chính từ việc đẩy mạnh cấp phép khai thác và quy định rõ trách nhiệm của chủ mỏ trong việc tự quản lý, bảo vệ mỏ đã được cấp phép sẽ hạn chế tình trạng khai thác không phép, vi phạm quy hoạch.
- Các sở, ngành chức năng của tỉnh như: TN&MT, Công an tỉnh, GTVT, NN&PTNT và UBND các huyện, thành phố; UBND các xã, thị trấn tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra ngăn chặn và xử lý kiên quyết đối với các tổ chức, cá nhân khai thác cát trái phép, không theo quy hoạch; trường hợp đã bị xử lý hành chính nhưng cố tình vi phạm hoặc vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng cần kiên quyết xử lý hình sự để răn đe.
- Tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan đến công tác thăm dò khai thác, kinh doanh cát; xây dựng các phương án, kế hoạch đấu thầu các khu vực thăm dò, khai thác các mỏ cát; có chính sách khuyến khích đầu tư về thiết bị công nghệ khai thác, chế biến nhằm khai thác triệt để nguồn tài nguyên cát làm vật liệu xây dựng, vật liệu san lấp.
- Huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị trong bảo vệ và quản lý chặt chẽ tài nguyên cát sông; nhất là vai trò phát hiện, ngăn chặn kịp thời các vi phạm trong việc khai thác không phép, vi phạm quy hoạch của chính quyền cơ sở và các tổ chức quần chúng. Tăng cường sự phối kết hợp giữa các cấp, các ngành và đoàn thể quần chúng trong đấu tranh phòng chống tình trạng khai thác cát sông trái phép gây ảnh hưởng tới sự an toàn của các công trình đường thủy, thủy lợi và môi trường.
1. Sở Tài nguyên & Môi trường có trách nhiệm:
- Tổ chức công bố công khai quy hoạch theo quy định; phối hợp với UBND các cấp và các Sở, Ban, Ngành liên quan tổ chức cắm phao tiêu khoanh định khu vực được phép khai thác cát sông; phao tiêu và biển báo khu vực cấm khai thác, hạn chế khai thác cát sông. Lập thủ tục bàn giao các khu vực được cắm mốc, phao tiêu, biển báo cho chính quyền địa phương nơi có điểm mỏ để quản lý.
- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch khai thác cát sông. Hàng năm tổng hợp, đánh giá tình hình và kết quả triển khai thực hiện báo cáo UBND tỉnh.
2. Các sở, ngành chức năng của tỉnh như: Công an tỉnh, Sở GTVT, Sở NN&PTNT và các sở, ban, ngành liên quan; UBND các huyện, thành phố; UBND các xã, thị trấn tăng cường công tác thanh kiểm tra ngăn chặn và xử lý kiên quyết đối với các tổ chức, cá nhân khai thác cát trái phép, không theo quy hoạch.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký:
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành chức năng của tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
Quyết định 04/2016/QĐ-UBND phê duyệt bổ sung quy hoạch khai thác cát trên địa bàn tỉnh Nam Định đến năm 2020
Số hiệu: | 04/2016/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Nam Định |
Người ký: | Ngô Gia Tự |
Ngày ban hành: | 18/02/2016 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 04/2016/QĐ-UBND phê duyệt bổ sung quy hoạch khai thác cát trên địa bàn tỉnh Nam Định đến năm 2020
Chưa có Video