ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1290/QCPH-UBND-KT-GL |
Kon Tum, ngày 15 tháng 4 năm 2024 |
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/9/2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật lâm nghiệp ngày 15/11/2017;
Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 83/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 27/2024/NĐ-CP ngày 6/3/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;
Căn cứ Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ, ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng;
Căn cứ Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng;
Căn cứ Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 08/8/2017 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng;
Căn cứ Kết luận số 61-KL/TW ngày 17/8/2023 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng;
Nghị quyết số 29/NQ-CP ngày 08/3/2024 của Chính phủ về Ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 61-KL/TW ngày 17/8/2023 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng;
Căn cứ Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 18/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, xử lý tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái pháp luật
Căn cứ Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 06/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” và tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng.
Căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ trong quản lý, bảo vệ rừng tại vùng giáp ranh giữa hai tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum và Gia Lai thống nhất ban hành Quy chế phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và xử lý vi phạm pháp luật về lâm nghiệp tại vùng giáp ranh giữa tỉnh Kon Turn và Gia Lai như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định về nguyên tắc, hình thức, nội dung và trách nhiệm phối hợp giữa Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum và Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai trong công tác quản lý, bảo vệ rừng; xử lý vi phạm pháp luật về lâm nghiệp tại vùng giáp ranh giữa tỉnh Kon Tum và tỉnh Gia Lai (sau đây gọi là vùng giáp ranh giữa hai tỉnh). Các nội dung phối hợp khác không quy định tại Quy chế này được thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Đối tượng áp dụng:
a) Các Sở, ngành: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Kiểm lâm, Công an, Quân đội, Dân quân tự vệ của hai tỉnh;
b) UBND các huyện, thành phố, thị xã (gọi chung là UBND cấp huyện), UBND cấp xã có vùng giáp ranh giữa hai tỉnh;
c) Các đơn vị chủ rừng có vùng giáp ranh giữa hai tỉnh.
3. Các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
a) Vùng giáp ranh là các tiểu khu có ranh giới giáp với ranh giới hành chính phân chia hai tỉnh Kon Tum và tỉnh Gia Lai;
b) Các huyện, thành phố, xã vùng giáp ranh là các huyện, thành phố, xã thuộc tỉnh Kon Tum và tỉnh Gia Lai, được giao trách nhiệm quản lý Nhà nước về lâm nghiệp tại vùng giáp ranh giữa hai tỉnh theo quy định của pháp luật;
c) Các đơn vị chủ rừng vùng giáp ranh là các Vườn Quốc gia, Khu Bảo tồn thiên nhiên, Ban quản lý rừng phòng hộ, Ban quản lý rừng đặc dụng, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp, hộ gia đình, cộng đồng dân cư và các tổ chức khác được UBND tỉnh Kon Tum, UBND tỉnh Gia Lai giao trách nhiệm quản lý, bảo vệ, sử dụng, phát triển rừng, đất lâm nghiệp tại vùng giáp ranh giữa hai tỉnh.
Điều 2. Mục đích, yêu cầu phối hợp
1. Mục đích:
Thiết lập cơ chế phối hợp đồng bộ, hiệu quả về chuyên môn và tăng cường trao đổi thông tin, xử lý thông tin giữa chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng và các đơn vị chủ rừng trong công tác quản lý, bảo vệ rừng tại khu vực giáp tại khu vực giáp ranh giữa hai tỉnh.
Quản lý, bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có; kiểm soát, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong lĩnh vực Lâm nghiệp; hạn chế xảy ra điểm nóng về phá rừng, khai thác, lấn chiếm đất rừng, mua bán, tàng trữ, vận chuyển lâm sản trái pháp luật; đảm bảo thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vùng giáp ranh hai tỉnh.
2. Yêu cầu:
Tổ chức thực hiện tốt Quy chế phối hợp: các đơn vị phải cử lực lượng đủ mạnh về số lượng, năng lực, phẩm chất đạo đức; có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, đơn vị: Kiểm lâm, Công an, Quân đội, Dân quân tự vệ, chính quyền địa phương và chủ rừng vùng giáp ranh hai tỉnh.
1. Thống nhất chỉ đạo, điều hành hoạt động của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị chức năng có liên quan nhằm đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng một cách chủ động, kịp thời và hiệu quả, góp phần phát hiện, ngăn chặn, xử lý theo quy định của pháp luật các hành vi vi phạm pháp luật về Lâm nghiệp tại khu vực giáp ranh giữa hai tỉnh.
2. Các lực lượng tham gia phối hợp phải thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật. Đảm bảo sự đoàn kết, thống nhất, hỗ trợ lẫn nhau trong công tác phối hợp; không làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ riêng và công việc nội bộ của các bên phối hợp; không tiết lộ bí mật về lực lượng, phương tiện, biện pháp, tài liệu nghiệp vụ theo quy định của Nhà nước. Hỗ trợ trong xử lý các tình huống khi được đề nghị đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
3. Nghiêm cấm mọi trường hợp lợi dụng Quy chế phối hợp này để tổ chức các hoạt động trái pháp luật.
4. Mọi khó khăn, vướng mắc trong quá trình phối hợp được giải quyết thông qua trao đổi, thống nhất theo chức năng, nhiệm vụ ở từng cấp, ngành, đơn vị và theo quy định của pháp luật.
Tùy theo tính chất, nội dung cần phối hợp, các hình thức phối hợp gồm:
1. Bằng văn bản đề nghị phối hợp, trường hợp khẩn cấp có thể thông báo qua điện thoại, sau đó có văn bản đề nghị. Khi cần thiết thì trực tiếp làm việc để thông báo, trao đổi thông tin, tài liệu.
2. Thành lập đoàn công tác liên ngành cấp tỉnh, cấp huyện, thành phố hoặc cấp xã giáp ranh giữa hai tỉnh.
3. Tổ chức các cuộc họp, hội nghị, hội thảo.
4. Các hình thức phối hợp khác theo quy định của pháp luật.
1. Phối hợp tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất về công tác quản lý bảo vệ rừng khu vực giáp ranh giữa hai tỉnh nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm Luật Lâm nghiệp theo quy định. Cơ quan chủ trì kiểm tra trên địa bàn tỉnh Kon Tum hoặc tỉnh Gia Lai có trách nhiệm thông báo cho cơ quan cùng cấp của tỉnh giáp ranh biết và phối hợp thực hiện khi cần thiết.
2. Tại khu vực giáp ranh giữa hai tỉnh, khi có xảy ra các hành vi xâm hại rừng, UBND hai tỉnh chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng liên quan và chính quyền địa phương tiến hành kiểm tra, thống nhất hình thức xử lý theo thẩm quyền. Trường hợp có ý kiến khác nhau giữa đơn vị chủ trì với đơn vị phối hợp, thì đơn vị chủ trì nơi có vi phạm xảy ra quyết định và chịu trách nhiệm cuối cùng của mình trong quá trình kiểm tra, xử lý.
3. Trường hợp cần thiết tổ chức huy động lực lượng liên ngành, phối hợp truy quét giữa hai tỉnh, hai huyện giáp ranh, phải thông báo bằng văn bản cho bên được yêu cầu, ghi rõ thời gian, địa điểm, lực lượng phối hợp, nội dung phối hợp, trách nhiệm của từng bên cho bên được yêu cầu phối hợp ít nhất là 02 ngày trước thời gian phối hợp; nếu xảy ra tình huống phức tạp, cấp bách tại khu vực giáp ranh thì phải thông báo cho nhau bằng điện thoại để việc phối hợp xử lý hiệu quả.
NỘI DUNG VÀ TRÁCH NHIỆM PHỐI HỢP
Điều 6. Phối hợp trong chỉ đạo, điều hành
UBND hai tỉnh phối hợp chỉ đạo các sở, ngành và UBND cấp huyện vùng giáp ranh hai tỉnh trong việc tổ chức tham mưu, thực hiện các biện pháp phối hợp quản lý, bảo vệ rừng và phát triển rừng tại khu vực giáp ranh. Trong đó, tập trung chỉ đạo thực hiện các nội dung sau:
1. Xây dựng chương trình, kế hoạch phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ rừng vùng giáp ranh.
2. Tổ chức tuyên truyền, vận động Nhân dân trên địa bàn thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lâm nghiệp và pháp luật khác có liên quan; tổ chức hướng dẫn cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân gần rừng, các hộ nhận khoán bảo vệ rừng thực hiện tốt các quy định của Nhà nước về bảo vệ, phát triển rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.
3. Chủ động, thường xuyên trao đổi thông tin, nắm bắt tình hình, hỗ trợ chuyên môn nghiệp vụ về công tác quản lý, bảo vệ rừng, xử lý vi phạm pháp luật về lâm nghiệp nội dung trao đổi, gồm: Tình hình tài nguyên rừng, bảo vệ hệ sinh thái rừng; danh sách kiểm lâm địa bàn, các tổ, đội, chốt, trạm bảo vệ rừng, tổ chức, cá nhân nhận khoán bảo vệ rừng; tình hình công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, theo dõi diễn biến rừng, thu hồi đất rừng bị lấn chiếm, trồng rừng; tình hình giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, tạm sử dụng rừng, thu hồi rừng đối với tổ chức; tổ chức trồng rừng thay thế; tình hình vi phạm, xử lý vi phạm pháp luật về lâm nghiệp; nhận định, dự báo tình hình vi phạm (địa điểm thường xảy ra vi phạm, hành vi vi phạm, đối tượng, phương thức, thủ đoạn hoạt động của đối tượng vi phạm,...) và các biện pháp đấu tranh, ngăn chặn vi phạm thời gian tới; tình hình khác có liên quan đến nội dung phối hợp.
4. Tổ chức tuần tra, truy quét tại các điểm nóng thường xuyên xảy ra các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp, đặc biệt là các điểm nóng về phá rừng, lấn chiếm rừng và đất rừng, khai thác, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, chế biến lâm sản trái pháp luật tại khu vực giáp ranh.
5. Điều tra, xác minh, xử lý vi phạm pháp luật về lâm nghiệp; quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản.
6. Hỗ trợ lực lượng, tăng cường phương tiện phục vụ công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng khi có đề nghị phối hợp.
Điều 7. Trách nhiệm phối hợp của các sở, ngành, địa phương và các cơ quan đơn vị liên quan
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hai tỉnh chủ trì, chịu trách nhiệm chính thực hiện chức năng tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về quản lý, bảo vệ rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng tại khu vực vùng giáp ranh. Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm hai tỉnh thực hiện các nội dung tại Quy chế này đảm bảo hiệu quả, trong đó tập trung một số nhiệm vụ sau:
a) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về Lâm nghiệp; vận động các cơ quan, tổ chức, cá nhân và Nhân dân tích cực tham gia bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng.
b) Tăng cường phối hợp thực hiện chức năng tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về bảo vệ rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về bảo vệ rừng tại khu vực giáp ranh.
c) Hướng dẫn các đơn vị chủ rừng xây dựng Phương án quản lý, bảo vệ rừng bền vững, Phương án phòng cháy chữa cháy rừng, Kế hoạch quản lý, bảo vệ rừng hàng năm.
2. Chi cục Kiểm lâm hai tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo lực lượng Kiểm lâm vùng giáp ranh:
a) Tham mưu cho UBND cấp huyện trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, triển khai các nội dung quy chế phối hợp.
b) Tăng cường tuần tra bảo vệ rừng, xác định khu vực trọng điểm phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật; thống kê danh sách những đối tượng đầu nậu, các đối tượng kích động, xúi giục người dân phá rừng, chống người thi hành công vụ,... để phối hợp xử lý triệt để nhằm giáo dục, răn đe, phòng ngừa chung. Thông báo cho nhau biết để mỗi bên chủ động có kế hoạch truy quét, kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn và xử lý kịp thời.
c) Hướng dẫn, giám sát các chủ rừng thực hiện các phương án, kế hoạch bảo vệ rừng, sử dụng rừng đúng quy định; tổ chức ứng trực, chữa cháy rừng trong mùa khô hanh tại khu vực giáp ranh giữa hai tỉnh.
d) Bố trí Kiểm lâm địa bàn tham mưu cho UBND cấp xã khu vực giáp ranh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lâm nghiệp, thực hiện các biện pháp phối hợp với các xã giáp ranh.
đ) Kiểm tra, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp khu vực giáp ranh. Phối hợp trao đổi thông tin, điều tra, xử lý vi phạm pháp luật về Lâm nghiệp. Việc trao đổi, xử lý thông tin phải đảm bảo bí mật, chính xác, kịp thời.
e) Phối hợp lực lượng tại chỗ gồm: Kiểm lâm địa bàn, lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách của các đơn vị chủ rừng và lực lượng Công an, Quân đội, Dân quân tự vệ thuộc các địa phương có rừng giáp ranh của hai tỉnh thường xuyên tổ chức tuần tra, kiểm soát lâm sản, truy quét chống chặt phá rừng khu vực giáp ranh trên lâm phần, địa bàn quản lý; phối hợp trong công tác phòng cháy, chữa cháy; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các xưởng chế biến gỗ, các cơ sở mộc dân dụng, các tụ điểm tàng trữ gỗ trong các khu dân cư.
g) Khi phát sinh những vụ việc phức tạp, điểm nóng, đột xuất về vi phạm pháp luật về lâm nghiệp thì lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh (nơi xảy ra vi phạm) chủ trì, phối hợp với lực lượng Quân sự, Công an cấp huyện, thành phố, đơn vị chủ rừng và chính quyền địa phương vùng giáp ranh hai tỉnh căn cứ pháp luật, quy chế này và các quy định có liên quan chủ động, thống nhất ngay phương án hành động, xử lý kịp thời vụ việc theo quy định; đồng thời báo cáo, tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo UBND hai tỉnh để kịp thời chỉ đạo.
3. Chính quyền địa phương (huyện, thành phố, xã) vùng giáp ranh có trách nhiệm:
a) Thực hiện nghiêm trách nhiệm quản lý Nhà nước về lâm nghiệp theo quy định của pháp luật. Đồng thời, có trách nhiệm tham mưu cấp ủy cùng cấp chỉ đạo, huy động toàn hệ thống chính trị tại địa phương tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn quản lý. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lâm nghiệp, Chỉ thị 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, Chỉ thị số 1685/CT-TTg ngày 27/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống người thi hành công vụ; Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 08/8/2017 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; Kết luận số 61-KL/TW ngày 17/8/2023 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; Nghị quyết số 29/NQ-CP ngày 08/03/2024 của Chính phủ về Ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 61-KL/TW ngày 17/8/2023 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 06/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ ” và tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng.
b) Chỉ đạo các ngành chức năng tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ của Trung ương, địa phương trong lĩnh vực Lâm nghiệp nhằm thu hút, khuyến khích người dân tích cực tham gia bảo vệ rừng; thực hiện ký cam kết với các hộ dân vùng giáp ranh sống gần rừng không chặt phá rừng, không lấn chiếm, không khai thác, mua bán, vận chuyển, tàng trữ lâm sản và săn bắt, mua bán, vận chuyển động vật, thực vật rừng trái quy định pháp luật.
c) Quản lý chặt chẽ các cơ sở kinh doanh, chế biến lâm sản vùng giáp ranh; kiểm tra thường xuyên, đột xuất kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở kinh doanh, chế biến lâm sản vi phạm các quy định của nhà nước; không cấp mới, thu hồi hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với cơ sở chế biến gỗ không đảm bảo nguồn gốc hợp pháp, cơ sở không đáp ứng các điều kiện theo quy định hiện hành, các cơ sở gần rừng, ven rừng, không phù hợp với quy hoạch của địa phương.
d) Trong trường hợp cần thiết, Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố duy trì hoạt động của Đoàn liên ngành; các tổ chốt chặn tại địa bàn trọng điểm thuộc các huyện vùng giáp ranh giữa hai tỉnh để kiểm tra, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi xâm hại tài nguyên rừng. Đồng thời, phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra phá rừng, cháy rừng mà không phát hiện, không triển khai các biện pháp ngăn chặn kịp thời.
đ) Quản lý tốt công dân tại địa phương; quản lý chặt chẽ tình hình di dân tự do đến cư trú tại địa phương vùng giáp ranh giữa các huyện. Tập trung giải quyết đất sản xuất, đất ở cho người dân theo các quy định, chính sách hiện hành.
e) Vận động, tuyên truyền quần chúng nhân dân chấp hành nghiêm pháp luật về lâm nghiệp (không phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái pháp luật, không khai thác, vận chuyển, tiêu thụ lâm sản bất hợp pháp, không mang dụng cụ thủ công, cơ giới vào rừng để săn bắt, bẫy, kinh doanh, vận chuyển, tiêu thụ động vật hoang dã); tổ chức họp dân, phát động phong trào quần chúng nhân dân tham gia đấu tranh, tố giác các đối tượng phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái pháp luật; rà soát phân loại đối tượng vi phạm để có phương án ngăn chặn, giải quyết triệt để; bố trí lực lượng thường trực để chủ động ngăn chặn các vụ phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật, không để xảy ra “điểm nóng”.
g) UBND cấp xã có kế hoạch theo dõi, quản lý chặt chẽ các đối tượng thường xuyên phá rừng, khai thác lâm sản trái pháp luật và có biện pháp cụ thể để cảm hóa, giáo dục các đối tượng này; nắm chắc địa bàn để phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm, đồng thời thông báo cho chính quyền địa phương và lực lượng Kiểm lâm vùng giáp ranh biết để cùng phối hợp kiểm tra, xử lý triệt để.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
Tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các địa phương trong việc giải quyết các vụ việc tranh chấp, lấn chiếm đất lâm nghiệp, xử lý vi phạm hành chính về đất lâm nghiệp xảy ra tại khu vực giáp ranh hai tỉnh.
5. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh: Căn cứ Quy chế phối hợp giữa ba lực lượng Quân sự - Công an - Kiểm lâm theo Nghị định số 02/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ, có trách nhiệm chỉ đạo Ban chỉ huy Quân sự cấp huyện, cấp xã, các Đồn biên phòng thuộc quyền sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ, phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp, phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn đóng quân; tổ chức tuần tra, truy quét các đối tượng thực hiện hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng ở những nơi được giao cho quân đội quản lý.
6. Công an tỉnh: Chỉ đạo các phòng nghiệp vụ, Công an cấp huyện, xã vùng giáp ranh hai tỉnh phối hợp chặt chẽ với lực lượng Kiểm lâm và các ngành chức năng trong công tác quản lý, bảo vệ rừng. Nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, xử lý tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp; quản lý chặt chẽ nhân khẩu, tránh tình trạng lợi dụng việc di dân tự do để phá rừng, khai thác lâm sản trái pháp luật; triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, chủ động nắm bắt tình hình, phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm, nhất là các đối tượng cầm đầu, chủ mưu, xúi giục, bảo kê hoạt động khai thác rừng, phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái pháp luật tại khu vực giáp ranh hai tỉnh.
7. Các đơn vị chủ rừng tại vùng giáp ranh có trách nhiệm:
a) Tổ chức thực hiện đầy đủ trách nhiệm quản lý, bảo vệ, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp theo đúng quy định pháp luật.
b) Xây dựng phương án, kế hoạch bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng và chủ động xây dựng quy chế phối hợp bảo vệ rừng với chính quyền, Kiểm lâm địa phương; thường xuyên tổ chức lực lượng của đơn vị, phối hợp liên ngành tuần tra, kiểm tra kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi xâm hại rừng.
c) Phối hợp kiểm tra, cung cấp thông tin, ngăn chặn tình trạng vi phạm Luật Lâm nghiệp vùng giáp ranh.
Điều 8. Chế độ thông tin, báo cáo, sơ kết, tổng kết.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND cấp huyện, cấp xã, Chi cục Kiểm lâm, các Hạt Kiểm lâm và đơn vị chủ rừng vùng giáp ranh hai tỉnh thường xuyên trao đổi thông tin về diễn biến tình hình quản lý, bảo vệ rừng vùng giáp ranh: xác định những điểm nóng trong khu vực, tình hình vi phạm, địa điểm, hành vi, đối tượng, công cụ phương tiện, thủ đoạn, quy luật của đối tượng vi phạm để kịp thời có biện pháp kiểm tra, ngăn chặn một cách đồng bộ, thống nhất. Việc trao đổi, xử lý thông tin phải bảo đảm bí mật, kịp thời và chính xác.
2. Định kỳ vào ngày 15/6 và 15/12, UBND cấp huyện, Chi cục Kiểm lâm có báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh về tình hình thực hiện Quy chế phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ rừng vùng giáp ranh để UBND tỉnh theo dõi, chỉ đạo.
3. Định kỳ hàng năm hoặc đột xuất, giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hai tỉnh luân phiên tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Quy chế và đề ra phương hướng thực hiện trong thời gian đến; kịp thời tham mưu, đề xuất sửa đổi, bổ sung Quy chế cho phù hợp với tình hình thực tế công tác quản lý, bảo vệ rừng tại khu vực giáp ranh, đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
1. UBND các huyện Sa Thầy, Ia H'Drai, Kon Rẫy, Kon Plông, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum và UBND các huyện Đak Đoa, Kbang, Chư Păh và la Grai, tỉnh Gia Lai căn cứ nội dung Quy chế này, theo tình hình thực tế xây dựng, ban hành Quy chế, Kế hoạch phối hợp, chỉ đạo UBND các xã xây dựng kế hoạch phối hợp để tổ chức thực hiện quy chế này.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hai tỉnh có trách nhiệm:
2.1. Theo dõi, tham mưu UBND tỉnh trong việc chỉ đạo triển khai thực hiện Quy chế này.
2.2. Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm hai tỉnh thực hiện các nội dung sau:
a) Xây dựng kế hoạch, quy chế triển khai thực hiện Quy chế này; làm đầu mối theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện Quy chế để tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo UBND tỉnh. Quá trình triển khai thực hiện Quy chế phối hợp nếu có vướng mắc hoặc có nội dung cần điều chỉnh bổ sung, các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh về Chi cục Kiểm lâm hai tỉnh để tổng hợp, tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất UBND hai tỉnh phối hợp xem xét, điều chỉnh.
b) Chỉ đạo các phòng chuyên môn, nghiệp vụ; các Hạt Kiểm lâm vùng giáp ranh; các Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng thường xuyên theo dõi, trao đổi cung cấp thông tin để chủ động phối hợp tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng; đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm theo Quy chế đã ký kết. Tổ chức lực lượng tuần tra, kiểm tra, truy quét tại rừng nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời các vụ việc phá rừng, khai thác, mua bán, tàng trữ, vận chuyển lâm sản, động vật rừng trái pháp luật ở vùng giáp ranh.
c) Xử lý theo thẩm quyền hoặc tham mưu cấp có thẩm quyền xử lý đối với người đứng đầu, cá nhân thuộc chính quyền địa phương, đơn vị chủ rừng, cơ quan chức năng có biểu hiện tiêu cực, tiếp tay các đối tượng vi phạm, thiếu trách nhiệm để xảy ra các vụ việc vi phạm Luật Lâm nghiệp trên địa bàn phụ trách tại vùng giáp ranh nhưng không có biện pháp ngăn chặn, xử lý hiệu quả.
2.3. Chỉ đạo các đơn vị chủ rừng vùng giáp ranh:
a) Tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng; tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các biện pháp bảo vệ rừng tại gốc; chủ động phối hợp với chính quyền cấp xã và các cơ quan chức năng của huyện, xã thường xuyên tuần tra, kiểm tra rừng nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các hành vi phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật tại vùng giáp ranh.
b) Củng cố, bố trí lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, đảm bảo hoạt động có hiệu quả đúng theo quy định tại Nghị định số 01/2019/NĐ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng.
Quy chế này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quy chế số 1109/QCPH-GL-KT ngày 25/5/2018 giữa UBND tỉnh Kon Tum và UBND tỉnh Gia Lai về việc phối hợp quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và kiểm tra, xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng, chống người thi hành công vụ vùng giáp ranh hai tỉnh Kon Tum và tỉnh Gia Lai./.
TM. UBND TỈNH
KON TUM |
TM. UBND TỈNH GIA
LAI |
Nơi nhận: |
|
Quy chế 1290/QC-UBND-KT-GL năm 2024 phối hợp trong công tác quản lý rừng, bảo vệ rừng, và quản lý lâm sản tại vùng giáp ranh 02 tỉnh Kon Tum và Gia Lai
Số hiệu: | 1290/QC-UBND-KT-GL |
---|---|
Loại văn bản: | Quy chế |
Nơi ban hành: | Tỉnh Kon Tum, Tỉnh Gia Lai |
Người ký: | Nguyễn Hữu Tháp, Dương Mah Tiệp |
Ngày ban hành: | 15/04/2024 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quy chế 1290/QC-UBND-KT-GL năm 2024 phối hợp trong công tác quản lý rừng, bảo vệ rừng, và quản lý lâm sản tại vùng giáp ranh 02 tỉnh Kon Tum và Gia Lai
Chưa có Video