Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 161/2011/NQ-HĐND

Hải Dương, ngày 19 tháng 4 năm 2011

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG GIAI ĐOẠN 2010 - 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
KHÓA XIV, KỲ HỌP THỨ 19

Căn cứ Luật Tổ chức HĐNĐ & UBND năm 2003;

Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004;

Căn cứ Thông tư số 05/2008/TT-BNN ngày 14 tháng 01 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng;

Xét đề nghị của UBND tỉnh tại Tờ trình số: 05/TTr-UBND ngày 22 tháng 02 năm 2011, Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế ngân sách và ý kiến của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Hải Dương giai đoạn 2010- 2020 với một số nội dung chính sau đây:

1. Tên Quy hoạch: Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Hải Dương giai đoạn 2010- 2020,

2. Địa điểm và quy mô: Trên địa bàn thị xã Chí Linh và huyện Kinh Môn, quy mô 10.630 ha diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp.

3. Mục tiêu:

a) Mục tiêu chung:

Sử dụng khai thác có hiệu quả tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp. Thu hút mọi nguồn lực xã hội và sự tham gia của các thành phần kinh tế vào các hoạt động lâm nghiệp, đảm bảo đóng góp của ngành lâm nghiệp ngày càng tăng vào quá trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương; nâng cao mức sống của người dân vùng đồi rừng, đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ đa dạng sinh học, góp phần giữ vững an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Về môi trường:

Giữ ổn định diện tích rừng và đất lâm nghiệp 10.141,20 ha đến năm 2020, tiếp tục đầu tư kinh phí phát triển rừng để nâng cao độ che phủ hữu hiệu của rừng. Giai đoạn 2016-2020 toàn bộ diện tích rừng đặc dụng 1.536,3 ha sẽ được thu phí dịch vụ môi trường rừng; 30% diện tích rừng sản xuất được cấp chứng chỉ rừng, trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch (CDM).

- Về kinh tế:

Kết hợp xây dựng vốn rừng với kinh doanh rừng, phát triển chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ, nhằm đáp ứng một phần nhu cầu sử dụng lâm sản trong tỉnh. Tăng giá trị sản xuất của ngành Lâm nghiệp bình quân 4% - 5 %/năm.

- Về xã hội, an ninh, quốc phòng:

Đẩy mạnh công tác xã hội hoá và đa dạng hóa các hoạt động lâm nghiệp, tạo công ăn việc làm, nâng cao nhận thức và mức sống cho người dân, góp phần giữ vững an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội tại địa phương và trong khu vực.

4. Định hướng quy hoạch:

a) Quy hoạch 3 loại rừng và đất lâm nghiệp:

Định hướng quy hoạch diện tích 3 loại rừng và đất lâm nghiệp đến năm 2020 theo các giai đoạn sau:

Đơn vị tính: ha

Hạng mục

Hiện trạng năm 2009

Quy hoạch 2015

Định hướng 2020

Tăng (+)

Giảm (-)

Tổng đất lâm nghiệp

10.630,0

10.260,9

10.141,2

- 488,8

1. Đất có rừng

10.462,2

0.260,9

10.141,2

 

- Rừng đặc dụng

1.540,3

1.536,3

1.536,3

- 4,0

- Rừng phòng hộ

4.718,4

4.718,4

4.718,4

 

- Rừng sản xuất

4.203,5

4.006,2

3.886,5

- 317,0

2. Đất chưa có rừng

167,8

 

 

-167,8

- Rừng sản xuất

167,8

 

 

-167,8

b) Quy hoạch bảo vệ rừng:

- Toàn bộ diện tích rừng và đất lâm nghiệp được quản lý thống nhất theo hệ thống tiểu khu, khoảnh, trên bản đồ và thực địa. Nhà nước quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ thông qua Ban quản lý rừng và lực lượng vũ trang.

- Năm 2011 tất cả diện tích rừng và đất lâm nghiệp phải được rà soát lại, đối với diện tích chưa giao thì tiếp tục giao cho các hộ gia đình. Hoàn thành công tác giao rừng, đảm bảo rừng phải có chủ quản lý theo luật định.

- Tổng diện tích bảo vệ rừng đến 2020 là 105.582,40 lượt ha.

c) Quy hoạch xây dựng và phát triển rừng:

- Làm giàu rừng tự nhiên ở rừng phòng hộ và rừng đặc dụng;

+ Đối tượng: Rừng tự nhiên nghèo kiệt (IIIA1);

+ Diện tích: 800 ha, rừng đặc dụng 50 ha, rừng phòng hộ 750 ha.

- Nâng cấp rừng trồng:

+ Đối tượng: Rừng trồng đặc dụng, phòng hộ chưa đủ mật độ và tổ thành loài cây chưa đáp ứng được chức năng phòng hộ môi trường và cảnh quan;

+ Diện tích: 1.600 ha, phòng hộ 1.000 ha; đặc dụng 600 ha;

- Trồng rừng:

+ Trồng rừng trên đất chưa có rừng;

* Đối tượng: Đất trống trạng thái IB, IC;

* Diện tích: 109,0 ha (Chí Linh 45,4 ha, Kinh Môn là 63,6 ha);

+ Trồng lại rừng sau khai thác ở rừng sản xuất;

* Đối tượng: Rừng trồng đạt tuổi thành thục công nghệ, khai thác xong tiến hành trồng lại rừng;

* Diện tích: 2.441,0 ha, trồng Sưa 530,0 ha, trồng nguyên liệu 1.911 ha.

+ Trồng rừng thay thế cây vải

* Đối tượng: Là những diện tích vải năng suất thấp, cây sinh trưởng kém,

* Diện tích: 1.270,0 ha;

+ Trồng cây phân tán:

* Đối tượng: Quỹ đất tận dụng như: Công sở, trường học, các khu công nghiệp, đất xen kẽ khu dân cư, đường giao thông, kênh mương, khai thác vật liệu xây dựng, khai thác khoáng sản...

* Diện tích: Đến năm 2020 trồng được 600,0 ha tương đương 900.000 cây,

d) Quy hoạch khai thác rừng:

- Khai thác gỗ rừng trồng sản xuất,

+ Đối tượng: Rừng trồng sản xuất đạt tuổi thành thục công nghệ,

+ Diện tích: Diện tích khai thác chính đến năm 2020 là 2.441,0 ha,

+ Sản lượng khai thác đến năm 2020: Gỗ: 82.286 m3; Củi: 21.969 Ster,

- Khai thác lâm sản ngoài gỗ:

+ Nhựa thông: Sản lượng khai thác tận thu 30 tấn/năm,

+ Các sản phẩm khác như hạt dẻ, cây dược liệu, cần khai thác và sử dụng hợp lý đồng thời phát triển trồng trên diện rộng.

đ) Quy hoạch chế biến lâm sản

- Tiến hành rà soát lại các cơ sở chế biến hiện có, đầu tư cải tạo nâng cấp nhà xưởng, thay thế dây truyền công nghệ hiện đại. Sau 2010 tập trung phát triển các sản phẩm có ưu thế cạnh tranh cao như đồ gỗ nội thất, đồ mộc mỹ nghệ.

đ) Các hoạt động khác:

- Quy hoạch dịch vụ môi trường: Diện tích được chi trả phí môi trường 1.536,3 ha rừng đặc dụng phục vụ các hoạt động du lịch sinh thái,

- Rừng sản xuất phấn đấu 30% diện tích có chứng chỉ rừng, trồng rừng cơ chế phát triển sạch (CDM),

e) Quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng, lâm sinh:

- Xây dựng vườn ươm: Đầu tư xây dựng 03 vườn ươm với tổng diện tích 3,75 ha; công suất khoảng 150 -180 vạn cây/năm.

- Chuyển hóa rừng giống: Thông mã vĩ khu Đền Sinh - Côn Sơn: 7,0 ha; Thông nhựa khu Côn - Sơn 14,0 ha; Keo tai tượng khu Côn - Sơn 20,0 ha,

- Xây dựng hệ thống phòng chống cháy rừng: Xây dựng chòi canh lửa rừng, bể chứa nước, cọc mốc, biển báo.

- Xây dựng hệ thống đường lâm nghiệp: Mở mới: 1,5 km, nâng cấp 42 km,

5. Giải pháp và những chính sách thực hiện Quy hoạch:

a) Giải pháp về hệ thống chính sách;

b) Giải pháp đổi mới tổ chức quản lý và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển lâm nghiệp;

c) Giải pháp về quy hoạch, kế hoạch và giám sát;

d) Giải pháp về khoa học công nghệ và khuyến lâm;

đ) Giải pháp phát triển nguồn nhân lực;

e) Hỗ trợ của các ngành và hợp tác quốc tế;

g) Giải pháp phối hợp giữa các cấp các ngành;

h) Giải pháp hoàn thổ sau khi khai thác khoáng sản;

i) Các giải pháp huy động và đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư để thực hiện phương án quy hoạch.

6. Tổng hợp vốn đầu tư và nguồn vốn:

a) Vốn đầu tư:

Tổng số vốn đầu tư: 404.132,75 triệu đồng, chiếm 100%, trong đó:

- Vốn bảo vệ rừng: 10.558,24 triệu đồng, chiếm 2,6%.

- Vốn phát triển rừng: 289.523,80 triệu đồng, chiếm 71,6%.

- Vốn các hoạt động khác: 104.050,71 triệu đồng chiếm 25,8%.

b) Nguồn vốn:

Tổng vốn đầu tư thực hiện là: 404.132,75 triệu đồng, Trong đó:

- Vốn ngân sách: 94.640,78 triệu đồng, chiếm 23,4 % tổng vốn đầu tư.

- Vốn vay + vốn tự có: 309.491,97 triệu đồng, chiếm 76,60 % vốn đầu tư.

7. Các dự án ưu tiên:

a) Dự án rà soát kết quả giao đất, giao rừng và lập hồ sơ quản lý rừng.

b) Dự án đóng mốc phân định ranh giới 3 loại rừng trên thực địa và tăng cường công tác quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp.

c) Dự án điều tra, đánh giá nguồn tài nguyên rừng về đa dạng sinh học.

d) Dự án bảo tồn rừng tự nhiên.

đ) Dự án xây dựng rừng đặc dụng.

e) Dự án nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng giai đoạn 2011 - 2020.

g) Dự án xây dựng rừng phòng hộ cảnh quan môi trường.

h) Dự án đầu tư phát triển rừng sản xuất.

i) Dự án phát triển cây lâm nghiệp chất lượng cao.

Cụ thể, có bản Quy hoạch kèm theo.

Điều 2. Giao cho UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch và chỉ đạo thực hiện Nghị quyết này;

Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân, các ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa XIV, kỳ họp thứ 19 thông qua./.

 

 

Nơi nhận:
- Uỷ ban TV Quốc hội; (để báo cáo)
- Chính phủ; (để báo cáo)
- Bộ Nông nghiệp PTNT; (để báo cáo)
- Bộ Tư pháp (Cục kiểm tra VB); (để báo cáo)
- Ban Thường vụ Tỉnh uỷ;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- TT HĐND, UBND, UB MTTQ tỉnh;
- Các đại biểu HĐND tỉnh;
- Các VP: Tỉnh uỷ; HĐND tỉnh; UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành của tỉnh;
- TT HĐND, UBND các huyện, thành phố;
- Báo Hải Dương; Công báo tỉnh;
- Lưu: VP HĐND tỉnh.

CHỦ TỊCH




Bùi Thanh Quyến

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Nghị quyết 161/2011/NQ-HĐND về quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2010 - 2020 do tỉnh Hải Dương ban hành

Số hiệu: 161/2011/NQ-HĐND
Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Hải Dương
Người ký: Bùi Thanh Quyến
Ngày ban hành: 19/04/2011
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [3]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Nghị quyết 161/2011/NQ-HĐND về quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2010 - 2020 do tỉnh Hải Dương ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [1]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…