HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 47/NQ-HĐND |
Yên Bái, ngày 14 tháng 12 năm 2017 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI
KHÓA XVIII - KỲ HỌP THỨ 8
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản;
Căn cứ Quyết định số 2427/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Xét Tờ trình số 138/TTr-UBND ngày 06 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc thông qua Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
1. Quan điểm phát triển
Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030 phải tuân thủ theo đúng quy định của Luật khoáng sản năm 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật khoáng sản. Phù hợp với Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Yên Bái và các quy hoạch khác có liên quan.
Thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản phải đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường; đảm bảo hài hòa lợi ích quốc gia, địa phương, doanh nghiệp và người dân nơi có khoáng sản được khai thác. Khai thác khoáng sản phải gắn với chế biến, sử dụng, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư để phát triển ngành khai thác và chế biến khoáng sản bền vững, theo hướng hiện đại gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
2. Mục tiêu phát triển
Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030 nhằm quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên; xây dựng chiến lược khai thác, chế biến và sử dụng tài nguyên khoáng sản hợp lý, tiết kiệm, và bảo vệ môi trường phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội của địa phương. Hoàn thiện và phát triển một số cụm công nghiệp khai thác, chế biến sử dụng khoáng sản tập trung như đá vôi trắng, quặng sắt, quặng chì - kẽm. Phấn đấu đến năm 2020, giá trị sản xuất ngành khai khoáng đạt 3.343 tỷ đồng, đến năm 2030 đạt khoảng 4.881 tỷ đồng.
3. Định hướng phát triển
- Tiếp tục thăm dò, thăm dò nâng cấp các khu vực khoáng sản có triển vọng để tiến tới khai thác phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, như: quặng chì - kẽm tại huyện Mù Cang Chải, quặng sắt tại huyện Trấn Yên, Văn Yên, đá vôi trắng tại huyện Lục Yên, đá làm vật liệu xây dựng (VLXD) thông thường tại các huyện Văn Chấn, Văn Yên, Yên Bình, Lục Yên; tận dụng, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật có sẵn (đường giao thông, hệ thống điện, nước...) để phục vụ cho hoạt động khai thác khoáng sản.
- Tập trung đầu tư một số dự án khai thác, chế biến khoáng sản có trữ lượng lớn như đá vôi trắng, đá VLXD, kaolin, felspat. Việc khai thác cát, sỏi chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường trong tỉnh và các tỉnh lân cận, không nâng công suất và mở rộng diện tích các khu vực đã cấp; phát triển nguồn nguyên vật liệu thay thế cát sông như đá cuội, đá làm VLXD thông thường.
- Ưu tiên khai thác các mỏ khoáng sản có chất lượng cao cung cấp nguyên liệu sản xuất trong nước; các khu vực đá làm VLXD thông thường nếu trong quá trình thăm dò, khai thác đánh giá được chất lượng đá phù hợp để làm ốp lát thì ưu tiên đánh giá, khai thác đá làm nguyên liệu ốp lát nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên. Không xuất khẩu các khoáng sản có chất lượng tốt song trữ lượng nhỏ để làm dự trữ nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp, VLXD trong nước...
- Tăng cường chế biến sâu khoáng sản trong tỉnh; hoàn thiện các nhà máy luyện gang thép, luyện kim màu để triển khai sản xuất trong giai đoạn 2016 - 2020; Ưu tiên các nhà đầu tư có năng lực tài chính, có khả năng ứng dụng công nghệ thiết bị công nghệ hiện đại, chấp hành tốt các quy định của Nhà nước trong quá trình thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản.
Quy hoạch đối với 15 nhóm, loại khoáng sản trên địa bàn 09 huyện, thành phố, thị xã, với tổng số 189 khu vực, phân loại cụ thể như sau:
- Trong 189 khu vực, có: 12 khu vực khai thác tận thu, 53 khu vực mới, 124 khu vực chuyển tiếp (đã được cấp Giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản). Trong 189 khu vực có 74 khu vực khoáng sản không phải khoáng sản làm VLXD và than bùn (gồm có: 13 khu vực đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố là khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ; 61 khu vực chưa được công bố nên Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ xem xét cấp giấy phép sau khi đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố).
- Phân loại theo địa bàn các huyện, thị xã, thành phố: Thành phố Yên Bái 10 khu vực; huyện Lục Yên 28 khu vực; huyện Mù Cang Chải 15 khu vực; huyện Trạm Tấu 02 khu vực; huyện Trấn Yên 34 khu vực; huyện Văn Chấn 45 khu vực; thị xã Nghĩa Lộ 01 khu vực; huyện Văn Yên 41 khu vực; huyện Yên Bình 13 khu vực.
- Phân loại theo nhóm, loại khoáng sản: Than 07 khu vực; quặng sắt 40 khu vực; quặng chì - kẽm 12 khu vực; quặng vàng 04 khu vực; felspat - granit bán phong hóa 06 khu vực; kaolin 04 khu vực; barit 01 khu vực; grafit 01 khu vực; đá vôi trắng, đá hoa 07 khu vực; đá quý, đá bán quý 01 khu vực; thạch anh 03 khu vực; sét làm gạch 12 khu vực; cát, sỏi 46 khu vực; đá làm VLXD thông thường 44 khu vực; đất san lấp 01 khu vực (gồm 14 điểm).
1. Quy hoạch thăm dò
a) Than: Giai đoạn 2016 - 2020: Thăm dò 07 khu vực, với diện tích 249,36 ha, dự tính trữ lượng đạt 700.000 tấn; Giai đoạn 2021 - 2030: Thăm dò mới hoặc thăm dò nâng cấp 04 khu vực, với diện tích 198,36 ha, dự tính trữ lượng đạt 350.000 tấn.
b) Quặng sắt: Giai đoạn 2016 - 2020: Thăm dò 37 khu vực, với diện tích 1129,73 ha, dự tính trữ lượng đạt 9.000.000 tấn; Giai đoạn 2021 - 2030: Thăm dò mới hoặc thăm dò nâng cấp 19 khu vực, với diện tích 762,38 ha, dự tính trữ lượng đạt 5.000.000 tấn.
c) Quặng chì - kẽm: Giai đoạn 2016 - 2020: Thăm dò 12 khu vực, với diện tích 100,04 ha, dự tính trữ lượng đạt 600.000 tấn; Giai đoạn 2021 - 2030: Thăm dò mới hoặc thăm dò nâng cấp 02 khu vực, với diện tích 25,8 ha, dự tính trữ lượng đạt 100.000 tấn.
d) Quặng vàng: Giai đoạn 2016 - 2020: Thăm dò 04 khu vực, với diện tích 299,8 ha, dự tính trữ lượng đạt 200.000 tấn; Giai đoạn 2021 - 2030: Thăm dò mới hoặc thăm dò nâng cấp 04 khu vực, với diện tích 299,8 ha, dự tính trữ lượng đạt 100.000 tấn;
đ) Felspat - granit EPH: Giai đoạn 2016 - 2020: Thăm dò 05 khu vực, với diện tích 75,63 ha, dự tính trữ lượng đạt 650.000 tấn; Giai đoạn 2021 - 2030: Thăm dò mới hoặc thăm dò nâng cấp 03 khu vực, với diện tích 62,39 ha, dự tính trữ lượng đạt 300.000 tấn.
e) Kaolin: Giai đoạn 2016 - 2020: Thăm dò 03 khu vực, với diện tích 14,93 ha, dự tính trữ lượng đạt 150.000 tấn; Giai đoạn 2021 - 2030: Thăm dò mới hoặc thăm dò nâng cấp 01 khu vực, với diện tích 8,9 ha, dự tính trữ lượng đạt 50.000 tấn;
g) Barit: Giai đoạn 2016 - 2020: Thăm dò 01 khu vực, với diện tích 98,37ha, dự tính trữ lượng đạt 50.000 tấn; Giai đoạn 2021 - 2030: Thăm dò mới hoặc thăm dò nâng cấp 01 khu vực, với diện tích 98,37 ha, dự tính trữ lượng đạt 20.000 tấn.
h) Grafit: Giai đoạn 2016 - 2020: Thăm dò 01 khu vực, với diện tích 98,7 ha, dự tính trữ lượng đạt 50.000 tấn; Giai đoạn 2021 - 2030: Thăm dò mới hoặc thăm dò nâng cấp 01 khu vực, với diện tích 98,7 ha, dự tính trữ lượng đạt 20.000 tấn;
i) Đá vôi trắng, đá VLXD: Giai đoạn 2016 - 2020: Thăm dò 07 khu vực, với diện tích 87,93 ha, dự tính trữ lượng đạt 3.500.000 m3; Giai đoạn 2021 - 2030: Thăm dò mới hoặc thăm dò nâng cấp 02 khu vực, với diện tích 68,4 ha, dự tính trữ lượng đạt 100.000 m3.
k) Thạch anh: Giai đoạn 2016 - 2020: Thăm dò 03 khu vực, với diện tích 18,7 ha, dự tính trữ lượng đạt 300.000 tấn; Giai đoạn 2021 - 2030: Thăm dò mới hoặc thăm dò nâng cấp 02 khu vực, với diện tích 17,2 ha, dự tính trữ lượng đạt 100.000 tấn.
l) Sét làm gạch: Giai đoạn 2016 - 2020: Thăm dò 12 khu vực, với diện tích 141,52 ha, dự tính trữ lượng đạt 6.000.000 m3; Giai đoạn 2021 - 2030: Thăm dò mới hoặc thăm dò nâng cấp 05 khu vực, với diện tích 107,1 ha, dự tính trữ lượng đạt 1.500.000 m3.
m) Cát, sỏi: Giai đoạn 2016 - 2020: Thăm dò 46 khu vực, với diện tích 688,76 ha, dự tính trữ lượng đạt 8.000.000 m3; Giai đoạn 2021 - 2030: Thăm dò mới hoặc thăm dò nâng cấp 09 khu vực, với diện tích 186,26 ha, dự tính trữ lượng đạt 2.000.000 m3.
n) Đá làm VLXD thông thường: Giai đoạn 2016 - 2020: Thăm dò 44 khu vực, với diện tích 219,38 ha, dự tính trữ lượng đạt 50.000.000 m3; Giai đoạn 2021 - 2030: Thăm dò mới hoặc thăm dò nâng cấp 14 khu vực, với diện tích 56,0 ha dự tính trữ lượng đạt 20.000.000 m3.
o) Đất san lấp: Giai đoạn 2016 - 2020: Thăm dò 01 khu vực, với diện tích 7,3 ha, dự tính trữ lượng đạt 1.000.000 m3; Giai đoạn 2021 - 2030: Thăm dò mới hoặc thăm dò nâng cấp 01 khu vực, với diện tích 7,3 ha, dự tính trữ lượng đạt 500.000 m3.
2. Quy hoạch khai thác, sử dụng
Quy hoạch công suất khai thác đối với khoáng sản còn ở trạng thái tự nhiên, chưa khai thác. Nội dung quy hoạch khai thác sử dụng cụ thể như sau:
a) Than:
- Khai thác: Giai đoạn 2016 - 2020: Khai thác 04 khu vực, với diện tích 65,26 ha, công suất đạt từ 50.000 - 100.000 tấn/năm; Giai đoạn 2021 - 2030: Tăng số khu vực đưa vào khai thác lên 07 khu vực, với diện tích 249,36 ha, công suất đạt 185.500 - 280.000 tấn/năm.
- Sử dụng: Chủ yếu cho nhu cầu làm chất đốt cho người dân trên địa bàn tỉnh và các cơ sở chế biến nông lâm sản...
b) Quặng sắt:
- Khai thác: Giai đoạn 2016 - 2020: Khai thác 27 khu vực, với diện tích 673,22 ha, công suất đạt từ 792.200 - 1.085.000 tấn/năm; Giai đoạn 2021 - 2030: Tăng số khu vực đưa vào khai thác lên 37 khu vực, với diện tích 1.072,93 ha, công suất đạt 1.059.200 - 1.505.000 tấn/năm.
- Sử dụng: Chủ yếu là sơ tuyển phục vụ sản xuất quặng cầu viên, luyện gang thép trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
c) Quặng chì - kẽm:
- Khai thác: Giai đoạn 2016 - 2020: Khai thác 11 khu vực, với diện tích 80,34 ha, công suất đạt từ 120.500 - 215.000 tấn/năm. Giai đoạn 2021 - 2030: Tăng số khu vực đưa vào khai thác lên 12 khu vực, với diện tích 100,04 ha, công suất đạt 145.500 - 275.000 tấn/năm.
- Sử dụng: Chủ yếu là sơ tuyển phục vụ cho các nhà máy tuyển chì - kẽm, nhà máy luyện chì thỏi trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
d) Quặng vàng:
- Khai thác: Giai đoạn 2016 - 2020: Khai thác 01 khu vực (đã được cấp phép trước đây), với diện tích 100 ha, công suất đạt từ 25.240 - 35.000 tấn/năm; Giai đoạn 2021 - 2030: Tăng số khu vực đưa vào khai thác lên thành 04 khu vực, với diện tích 299,8 ha, công suất đạt khoảng từ 65.240 - 105.000 tấn/năm.
- Sử dụng: Chủ yếu là sơ tuyển phục vụ cho các nhà máy tuyển, tách vàng.
đ) Felspat - granit BPH:
- Khai thác: Giai đoạn 2016 - 2020: Khai thác 05 khu vực, với diện tích 23,69 ha, công suất đạt từ 200.000 - 280.000 tấn/năm; Giai đoạn 2021 - 2030: Tăng số khu vực đưa vào khai thác lên thành 06 khu vực, với diện tích 82,13 ha, công suất đạt khoảng 300.000 - 430.000 tấn/năm.
- Sử dụng: Chủ yếu làm nguyên liệu cho ngành gốm sứ - thủy tinh công nghiệp, gốm sứ gia dụng, mỹ nghệ, mỹ thuật, thủy tinh và gia dụng...
e) Kaolin:
- Khai thác: Giai đoạn 2016 - 2020: Khai thác 04 khu vực, với diện tích 14,93 ha, công suất đạt từ 88.000 - 135.000 tấn/năm; Giai đoạn 2021 - 2030: Duy trì số khu vực đưa vào khai thác là 04 khu vực, với diện tích 14,93 ha, công suất đạt khoảng 88.000 - 135.000 tấn/năm.
- Sử dụng: Chủ yếu là nguyên liệu cho ngành gốm sứ, sản xuất gạch ốp các loại…
g) Barit:
- Khai thác: Giai đoạn 2016 - 2020: Không quy hoạch khai thác; Giai đoạn 2021 - 2030: Khai thác 01 khu vực, với diện tích 98,37 ha, công suất đạt khoảng 10.000 - 20.000 tấn/năm.
- Sử dụng: Chủ yếu làm tác nhân hỗ trợ cho dung dịch khoan trong thăm dò dầu mỏ và khí đốt, sản xuất sơn và giấy...
h) Grafit:
- Khai thác: Giai đoạn 2016 - 2020: Khai thác 01 khu vực, với diện tích 98,7 ha, công suất đạt khoảng 10.000 - 20.000 tấn/năm; Giai đoạn 2021 - 2030; Duy trì số khu vực, diện tích, công suất khai thác như giai đoạn 2016 - 2020.
- Sử dụng: Chủ yếu phục vụ sản xuất bút chì, dùng trong các nhà máy công nghiệp như: Nhà máy xi măng, nhà máy thép, nhà máy nhiệt điện, nhà máy thủy điện, nhà máy giấy, nhà máy nhôm, kim loại mầu, sản xuất sơn và giấy…
i) Đá vôi trắng, đá vật liệu xây dựng:
- Khai thác: Giai đoạn 2016 - 2020: Khai thác 06 khu vực, với diện tích 37,93 ha, công suất đạt khoảng từ 101.500 - 220.000 m3/năm. Giai đoạn 2021 - 2030: Tăng số khu vực đưa vào khai thác lên thành 07 khu vực, với diện tích 87,93 ha, công suất đạt khoảng 131.500 - 270.000 m3/năm.
- Sử dụng: Chủ yếu làm nguyên liệu cho sản xuất bột cacbonat canxi làm đá ốp lát các loại, chế tác đồ mỹ nghệ...
k) Đá quý, đá bán quý:
- Khai thác: Giai đoạn 2016 - 2020: Khai thác 01 khu vực, với diện tích 1,0 ha, công suất đạt khoảng 8.600 - 20.000 tấn cát quặng/năm; Giai đoạn 2021 - 2030: Duy trì số khu vực, diện tích, công suất khai thác như giai đoạn 2016 - 2020.
- Sử dụng: Tách đá quý, đá bán quý các loại, sử dụng làm đồ trang sức, mỹ nghệ.
l) Thạch anh:
- Khai thác: Giai đoạn 2016 - 2020: Khai thác 02 khu vực, với diện tích 17,2 ha, công suất đạt khoảng 26.000 - 60.000 tấn/năm; Giai đoạn 2021 - 2030: Tăng số khu vực đưa vào khai thác lên thành 03 khu vực, với diện tích 18,7 ha, công suất đạt khoảng 27.300 - 70.000 tấn/năm.
- Sử dụng: Chủ yếu làm nguyên liệu sản xuất bột thạch anh, vật liệu xây dựng, vật liệu đánh bóng, vật liệu trong công nghệ bán dẫn...
m) Sét làm gạch:
- Khai thác: Giai đoạn 2016 - 2020: Khai thác 09 khu vực, với diện tích 107,22 ha, công suất đạt khoảng 143.750 - 235.000 m3/năm; Giai đoạn 2021 - 2030: Tăng số khu vực đưa vào khai thác lên thành 12 khu vực, với diện tích 141,52 ha, công suất đạt khoảng từ 183.750 - 315.000 m3/năm.
- Sử dụng: Nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất gạch đất sét trong xây dựng, ưu tiên các nhà máy sản xuất gạch không nung, nhà máy sản xuất gạch nung sử dụng công nghệ tiên tiến.
n) Cát, sỏi:
- Khai thác: Giai đoạn 2016 - 2020: Khai thác 44 khu vực, với diện tích 660,31 ha, công suất đạt khoảng 836.442 - 1.460.000 m3/năm; Giai đoạn 2021 - 2030: Tăng số khu vực đưa vào khai thác lên thành 46 khu vực, với diện tích 688,76 ha, công suất đạt khoảng 886.442 - 1.530.000 m3/năm.
- Sử dụng: Chủ yếu phục vụ cho các công trình xây dựng như làm vữa xây trát, làm bê tông; không sử dụng làm vật liệu san lấp.
o) Đá làm vật liệu xây dựng thông thường:
- Khai thác: Giai đoạn 2016 - 2020: Khai thác 35 khu vực, với diện tích 175,88 ha, công suất đạt khoảng 1.256.202 - 1.700.000 m3/năm; Giai đoạn 2021 - 2030: Tăng số khu vực đưa vào khai thác lên thành 44 khu vực, với diện tích 219,38 ha, công suất đạt khoảng 1.507.202 - 2.035.000 m3/năm.
- Sử dụng: Chủ yếu là nguyên liệu cho các cơ sở sàng, nghiền, phân loại đá xây dựng hạ tầng giao thông, công trình xây dựng; sản xuất gạch bê tông...
p) Đất san lấp:
- Khai thác: Giai đoạn 2016 - 2020: Khai thác 01 khu vực, với diện tích 7,3 ha, công suất đạt khoảng 10.000 - 20.000 m3/năm; Giai đoạn 2021 - 2030: Duy trì số khu vực, diện tích, công suất khai thác như giai đoạn 2016 - 2020.
- Sử dụng: Tạo mặt bằng xây dựng, gia cố taluy âm đường giao thông…
3. Nhu cầu vốn đầu tư
- Nhu cầu vốn đầu tư thăm dò: 79,6 tỷ đồng, trong đó: giai đoạn 2016 - 2020: 57,1 tỷ đồng; giai đoạn 2021 - 2030: 22,5 tỷ đồng.
- Nhu cầu vốn đầu tư khai thác: 3.044 tỷ đồng, trong đó: giai đoạn 2016 - 2020: 1.275 tỷ đồng; giai đoạn 2021 - 2030: 1.769 tỷ đồng.
1. Giải pháp về quản lý nhà nước
Tiếp tục rà soát hoàn thiện, bổ sung, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh trong quản lý khoáng sản phù hợp quy định và tình hình thực tế địa phương.
Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan trong công tác cấp phép hoạt động khoáng sản; kiểm soát chặt chẽ việc cấp phép khai thác khoáng sản tại các khu vực sườn núi dọc theo hai bên đường quốc lộ, rừng đầu nguồn, các hồ chứa nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất, các di tích, lịch sử văn hóa, danh thắng đã được tỉnh và trung ương xếp hạng, các điểm mỏ có trữ lượng nhỏ lẻ nhưng ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường...
Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, thanh tra, kiểm tra hoạt động thăm dò, khai thác. Thực hiện nghiêm đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo quy định.
Phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc khoanh định các khu vực khoáng sản thuộc diện phải công bố là khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ, ưu tiên các khu vực có tên trong quy hoạch này.
Trong quá trình thăm dò, khai thác sử dụng khoáng sản hạn chế thăm dò, khai thác khoáng sản ở khu vực trồng lúa nước, quy hoạch rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiên. Thực hiện việc chuyển mục đích rừng phải tuân thủ Quyết định số 49/2016/QĐ-TTg ngày 01/11/2016 của Thủ tướng chính phủ ban hành Quy chế quản lý rừng sản xuất; Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Trong trường hợp được phép chuyển đổi rừng thì chủ dự án phải trồng rừng thay thế theo quy định hoặc nộp tiền trồng rừng thay thế (đối với địa phương không còn quỹ đất để trồng rừng thay thế).
Đối với các điểm mỏ lân cận khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản hoặc có khả năng ảnh hưởng tới hoạt động quân sự, an ninh, các khu vực di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, thì trước khi cấp phép hoạt động khoáng sản phải có ý kiến của cơ quan quản lý liên quan; hạn chế về công suất, diện tích, thời gian khai thác cho phù hợp; quản lý chặt chẽ trong quá trình thăm dò, khai thác.
Nâng cao chất lượng thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường và phương án cải tạo, phục hồi môi trường của các dự án khai thác, chế biến; đẩy mạnh công tác kiểm tra, xác nhận hậu kiểm báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt; đôn đốc việc thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định.
2. Giải pháp về chính sách
Khuyến khích, hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ trong khai thác, chế biến khoáng sản, đầu tư các cơ sở chế biến quặng nghèo với quy mô lớn. Khuyến khích chế biến sâu để sản xuất các sản phẩm mới, sản phẩm có thương hiệu, giá trị kinh tế cao. Ưu tiên nhà đầu tư có năng lực tài chính, sử dụng công nghệ tiên tiến hiện đại, tiết kiệm tài nguyên, thân thiện môi trường; sản phẩm khai thác gắn với các cơ sở chế biến trên địa bàn tỉnh.
Rà soát, điều chỉnh Bảng giá tính thuế tài nguyên, mức thu phí bảo vệ môi trường và các khoản thuế, phí khác có liên quan, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa nhà nước, doanh nghiệp và người dân nơi có khoáng sản được khai thác. Bảo đảm nguồn kinh phí cho công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản theo quy định Luật khoáng sản.
3. Giải pháp về quản lý tài nguyên
Khẩn trương hoàn thành công tác thăm dò, thăm dò nâng cấp đối với các khu vực đã cấp phép khai thác hợp pháp trước đây nhưng chưa có kết quả. Rà soát, đánh giá lại công nghệ khai thác, chế biến của các doanh nghiệp để có phương án đầu tư mới hoặc cải tạo nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Lập, triển khai các đề án thử nghiệm nghiền đá cuội, sỏi ở bãi thải, cuội sỏi đồi, các loại đá trong bãi thải của hoạt động khai thác, chế biến phục vụ sản xuất gạch, vật liệu xây dựng để thu hồi tối đa khoáng sản.
4. Giải pháp về khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế
Đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị trong khai thác, chế biến khoáng sản nhằm giảm tổn thất tài nguyên, đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ môi trường. Phát triển hợp tác quốc tế chuyển giao công nghệ tiên tiến trong khai thác, chế biến khoáng sản, đặc biệt đối với quặng nghèo như quặng chì - kẽm, quặng vàng, quặng sắt, thu hồi tối đa khoáng sản chính và khoáng sản đi kèm.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quản lý khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu địa chất và khoáng sản phục vụ cho công tác quản lý khoáng sản.
5. Giải pháp liên kết, hợp tác phát triển ngành, lĩnh vực
Tăng cường liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp khai thác khoáng sản và các doanh nghiệp chế biến khoáng sản, đặc biệt các doanh nghiệp chế biến sâu trong tỉnh nói riêng và cả nước nói chung.
6. Giải pháp về cơ sở hạ tầng
Tập trung đầu tư xây dựng đồng bộ mạng hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào tại các khu vực khai thác và chế biến khoáng sản; ưu tiên tận dụng, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật có sẵn (đường giao thông, hệ thống điện, nước...) để phục vụ cho hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản.
7. Giải pháp về nguồn lực và vốn đầu tư
Phát huy nội lực, đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư thông qua việc góp vốn đầu tư, cổ phần, liên doanh... và các nguồn vốn tín dụng khác. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, ưu tiên thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao; đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước và cán bộ, công nhân kỹ thuật ở các cơ sở khai thác, chế biến về khoáng sản. Ưu tiên tuyển dụng lao động địa phương, lao động trong các hộ bị ảnh hưởng và các hộ trong diện di dời tái định cư bởi hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản.
8. Giải pháp về bảo vệ quyền lợi người dân và địa phương nơi có khoáng sản được khai thác
Thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về đảm bảo quyền lợi của địa phương và người dân nơi có khoáng sản được khai thác. Đối với những khu vực mỏ phải di dân tái định cư thì ngoài việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định hiện hành, các nhà đầu tư phải có phương án hỗ trợ tạo việc làm, ổn định cuộc sống lâu dài cho người dân.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái khóa XVIII - Kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 14 tháng 12 năm 2017./.
|
CHỦ
TỊCH |
Nghị quyết 47/NQ-HĐND năm 2017 về Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030
Số hiệu: | 47/NQ-HĐND |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Tỉnh Yên Bái |
Người ký: | Phạm Thị Thanh Trà |
Ngày ban hành: | 14/12/2017 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị quyết 47/NQ-HĐND năm 2017 về Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030
Chưa có Video