QUỐC
HỘI |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Nghị quyết số: 19/2011/QH13 |
Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2011 |
QUỐC HỘI
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Căn cứ Luật hoạt động giám sát của Quốc hội số 05/2003/QH11;
Căn cứ Nghị quyết số 54/2010/QH12 về Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2011;
Trên cơ sở xem xét Báo cáo kết quả giám sát số 39/BC-UBTVQH13 ngày 20 tháng 10 năm 2011 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Báo cáo số 170/BC-CP ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ về việc thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại các khu kinh tế, làng nghề và ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội;
QUYẾT NGHỊ:
1. Việc hình thành và xây dựng các khu kinh tế ven biển gắn với bảo vệ môi trường tại các địa phương là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Hiện nay, hầu hết các khu kinh tế mới bắt đầu đi vào hoạt động, các hạng mục công trình ở nhiều khu kinh tế còn ở giai đoạn quy hoạch hoặc san lấp mặt bằng hoặc đang xây dựng nên chất lượng môi trường chưa đến mức báo động. Trong tương lai, khi các khu kinh tế được hoàn thành và đi vào hoạt động mà công tác bảo vệ môi trường không được quan tâm đúng mức, thì nguy cơ ô nhiễm môi trường sẽ rất cao, việc xử lý ô nhiễm môi trường lúc đó rất tốn kém và khó khăn;
2. Làng nghề và làng có nghề ở nước ta xuất hiện từ rất lâu đời, có nơi có lịch sử tới hàng trăm, hàng nghìn năm. Hiện nay, cả nước có trên 1.300 làng nghề được công nhận và 3.200 làng có nghề. Hoạt động sản xuất trong các làng nghề đã và đang có nhiều đóng góp vào ổn định đời sống người dân và phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm cho hơn 11 triệu lao động trong cả nước. Phần lớn các làng nghề chưa có quy hoạch hợp lý, quy mô sản xuất nhỏ, phân tán, đan xen với khu dân cư, công nghệ lạc hậu và thiếu ổn định nên ô nhiễm môi trường khó kiểm soát, xử lý và khắc phục, có nơi ngày càng trở nên trầm trọng, làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân tại địa bàn, nhất là người lao động trực tiếp;
3. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đối với khu kinh tế và làng nghề đã từng bước được xây dựng nhưng thường ban hành chậm, còn thiếu, chưa đồng bộ, có những quy định chồng chéo, khó triển khai thực hiện. Nhiều tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đã được ban hành nhưng chậm được áp dụng, tính khả thi thấp, nhất là đối với các làng nghề;
4. Bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường từ trung ương đến địa phương đã từng bước được kiện toàn. Tuy nhiên, việc phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác bảo vệ môi trường đối với các khu kinh tế chưa chặt chẽ; việc phân công trách nhiệm quản lý nhà nước đối với làng nghề tại không ít địa phương còn chồng chéo, bất cập;
5. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đã có những tiến bộ, nhưng chưa được thường xuyên; việc xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường chưa nghiêm, đa số chưa áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả. Công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật và xã hội hóa về bảo vệ môi trường đã được quan tâm thực hiện, nhưng nội dung chưa phù hợp với thực tế nên hiệu quả thấp.
1. Nhiệm vụ và giải pháp chung:
a) Rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với khu kinh tế và làng nghề; hoàn thiện hướng dẫn đánh giá thiệt hại, bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra đối với môi trường, sức khỏe con người. Trình Quốc hội thông qua Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) đúng kế hoạch theo Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII, trong đó có việc sửa đổi, bổ sung một số điều quy định cụ thể về bảo vệ môi trường tại các khu kinh tế và làng nghề;
b) Ban hành cơ chế, chính sách thúc đẩy và khuyến khích nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại; quản lý chặt chẽ việc chuyển giao công nghệ, nhập khẩu máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất tại các khu kinh tế và làng nghề; sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường;
c) Tổ chức phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong các khu kinh tế, làng nghề thường xuyên và có hiệu quả nhất. Đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn kỹ thuật cho cán bộ về bảo vệ môi trường tại các khu kinh tế và làng nghề;
d) Thực hiện tốt công tác xã hội hóa bảo vệ môi trường; có cơ chế, chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đầu tư vào hoạt động bảo vệ môi trường tại các khu kinh tế và làng nghề;
đ) Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, việc thực hiện đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, công tác hậu thẩm định đánh giá tác động môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tại các khu kinh tế và làng nghề; kiểm soát chặt chẽ việc phân bổ, quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước chi cho sự nghiệp môi trường và đầu tư đối với công tác bảo vệ môi trường.
2. Đối với khu kinh tế ven biển:
a) Xây dựng, hoàn thiện chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển khu kinh tế ven biển phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, vùng, miền gắn với bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng và an ninh, phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế về khả năng đầu tư, năng lực quản lý, cơ sở hạ tầng của cả nước và của địa phương;
b) Khẩn trương rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy định về chức năng quản lý của Ban quản lý khu kinh tế ven biển phù hợp với sự phân cấp quản lý nhà nước và đặc điểm của khu kinh tế; xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong quản lý môi trường; quy định cụ thể về thẩm quyền thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại khu kinh tế ven biển;
c) Chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường tại khu kinh tế, trong đó chú trọng việc xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống xử lý nước thải, chất thải tập trung.
3. Đối với làng nghề:
a) Xây dựng chiến lược phát triển làng nghề gắn với yêu cầu bảo vệ môi trường và các chương trình về xây dựng nông thôn mới. Làm rõ các khái niệm về làng nghề, làng nghề truyền thống một cách khoa học, phù hợp với thực tiễn và đáp ứng yêu cầu công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bổ sung quy định tiêu chí bảo vệ môi trường vào các tiêu chí để công nhận làng nghề. Đổi mới công tác quản lý làng nghề bảo đảm hiệu lực, hiệu quả; tăng cường công tác bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và xây dựng thương hiệu cho các làng nghề, sản phẩm làng nghề;
b) Khẩn trương quy hoạch làng nghề một cách khoa học dựa trên các yếu tố làng nghề truyền thống, mức độ ô nhiễm môi trường, yêu cầu bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc. Ban hành chính sách cụ thể về hỗ trợ công nghệ sản xuất, đào tạo nhân lực, mặt bằng sản xuất, thị trường tiêu thụ sản phẩm và đầu tư phát triển làng nghề. Nhà nước đầu tư một phần kinh phí nâng cấp cơ sở hạ tầng các làng nghề được công nhận, đặc biệt là đối với các làng nghề truyền thống. Nhân rộng các mô hình xã hội hóa về bảo vệ môi trường làng nghề có hiệu quả; xây dựng các hương ước, quy ước gắn với cam kết bảo vệ môi trường làng nghề;
c) Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường tại các làng nghề gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đến năm 2015, xử lý đạt tỷ lệ 85% các cơ sở sản xuất, cơ sở tái chế phế thải hoặc núp bóng làng nghề gia công, sản xuất các sản phẩm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng;
d) Tổ chức thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia về khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường, trong đó trọng tâm là xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề.
Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2011.
|
CHỦ
TỊCH QUỐC HỘI |
THE
NATIONAL ASSEMBLY |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 19/2011/QH13 |
Hanoi, November 26, 2011 |
RESOLUTION
ON RESULTS OF SUPERVISION AND STEPPING UP OF THE IMPLEMENTATION OF ENVIRONMENTAL POLICIES AND LAWS IN ECONOMIC ZONES AND CRAFT VILLAGES
THE NATIONAL ASSEMBLY OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented under Resolution No. 51/2001/QH10;
Pursuant to Law No. 05/2003/QH11 on Supervisory Activities of the National Assembly;
Pursuant to Resolution No. 54/2010/QH12 on the program for supervisory activities of the National Assembly in 2011;
Considering Report No. 39/BC-UBTVQH13 of October 20, 2011, of the National Assembly Standing Committee on supervisory results, Report No. 170/BC-CP of September 22, 2011, of the Government on the implementation of environmental policies and laws in economic zones and craft villages, and opinions of National Assembly deputies,
RESOLVES:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. The formation and building of coastal economic zones in association with environmental protection in localities is a correct undertaking of the Party and the State in the process of national socio-economic development and international integration. At present, most of economic zones have just started their operation. As construction items in many economic zones remain in the stage of planning, ground clearance or construction, the environmental quality is not alarming yet. In the future, when economic zones arc completed and put into operation while due attention is not given to environmental protection, the danger of environmental pollution will be very high and the treatment of environmental pollution then will be very costly and difficult;
2. Craft villages and villages with crafts came into existence in Vietnam hundreds of years ago, or even thousands of years in some areas. At present, there are more than 1,300 recognized craft villages and 3,200 villages with crafts. Production activities in craft villages have greatly contributed to stabilizing inhabitants' lives and socio-economic development, creating jobs for more than 11 million laborers nationwide. Most craft villages have not yet been rationally planned, with small-scaled and unstable production and obsolete technologies, which are scattered and intermingled with residential quarters. Hence, environmental pollution in these villages is hardly controlled, treated and redressed, and has become more and more serious in some areas, badly affecting the health of local inhabitants, particularly direct workers;
3. The system of laws and regulations on environmental protection in economic zones and craft villages has been incrementally formed. However, they are still inadequate and unsyncronous, and often promulgated late, with overlapping and difficult-to-enforce provisions. Many promulgated national standards and technical regulations on environment are slow to be applied and infeasible, particularly for craft villages;
4. The state management apparatus of environmental protection from the central to local level has been consolidated step by step. However, coordination among state management agencies in environmental protection in economic zones remains loose; the division of responsibility for state management of craft villages in not a few localities still sees overlap and loopholes;
5. The inspection, examination and handling of violations of the environmental protection law have seen progress, but not yet been carried out regularly; the handling of violations of the environmental protection law is not strict, lacking consequence-remedying measures in a majority of cases. Though attention has been given to the propagation, education and dissemination of policies and laws on and socialization of environmental protection activities, the results remain low as the content is not yet appropriate to reality.
Article 2. In order to step up the implementation of policies and laws on environmental protection in economic zones and craft villages, the National Assembly assigns the Government to perform the following tasks and solutions:
1. General tasks and solutions:
a/ To scrutinize, revise, add or promulgate documents guiding the implementation of the law on environmental protection in economic zones and craft villages; to further improve guidelines on assessment of and compensation for damage caused by environmental pollution to the environment and human health. To submit to the National Assembly the (revised) Law on Environmental Protection as scheduled in the Resolution on the Law- and Ordinance-Making Program of the XIIIth National Assembly, covering amendments and supplements to a number of specific provisions on environmental protection in economic zones and craft villages;
b/ To introduce mechanisms and policies to boost and encourage scientific research and application of advanced and modern technologies; to closely manage the technology transfer and the import of machines and equipment to serve production in economic zones and craft villages; to produce environmentally friendly products;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
d/ To properly carry out the socialization of environmental protection; to formulate mechanisms and policies to encourage organizations, individuals, households and production, business and service establishments to invest in environmental protection in economic zones and craft villages;
e/ To intensify inspection, examinations and handling of violations of the law on environmental protection, the assessment of environmental impacts and realization of environmental protection commitments, and post-environmental impact assessment activities of production, business and service establishments in economic zones and craft villages; to strictly control the allocation, management and use of slate budget funds for and investment in environmental protection.
2. For coastal economic zones:
a/ To formulate and finalize a strategy and a master plan for development of coastal economic zones in conformity to national and regional socio-economic development strategies in association with environmental protection and defense and security maintenance, suitable to the practical conditions and situation of investment capability, management capability and infrastructure of the whole country and localities.
b/ To expeditiously scrutinize, adjust and add regulations on the managerial function of coastal economic zone management boards in conformity to the state management decentralization and characteristics of economic zones: to develop a mechanism for coordination among related agencies in environmental management; to specifically define the competence to inspect, examine and handle administrative violations in the field of environmental protection in coastal economic zones;
c/ To direct the strict implementation of environmental protection regulations in economic zones, attaching importance to the construction and operation of centralized wastewater and waste treatment systems.
3. For craft villages:
a/ To formulate a strategy for development of craft villages in association with environmental protection requirements and new countryside building programs. To clarify the concepts of craft village and traditional craft village in a scientific manner, suitable to reality and meeting the environmental protection requirements in the period of accelerated national industrialization and modernization. To add environmental protection criteria to criteria for recognition of craft villages. To renew the management of craft villages to achieve effectiveness; to enhance the protection of intellectual property and build up brands for craft villages and their products;
b/ To expeditiously plan craft villages in a scientific manner, based on elements of traditional-craft villages, level of environmental pollution and requirements of preserving and promoting the values of national culture. To promulgate specific policies on support for production technologies, personnel training, production grounds, product outlets and development investment in craft villages. The State shall partially invest in upgrading infrastructure facilities of recognized craft villages, especially traditional craft villages. To widely multiply effective models of socialization of environmental protection; to formulate village codes or conventions incorporating commitments to protecting the craft village environment;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
d/ To properly materialize the national target program for pollution mitigation and environmental improvement, focusing on the treatment of environmental pollution in craft villages.
Article 3. The Standing Committee, the Ethnic Council and Committees of the Ethnic Assembly, National Assembly deputies' delegations, individual National Assembly deputies and People's Councils at all levels shall supervise the implementation of this Resolution according to their respective functions, tasks and powers.
This Resolution was adopted on November 26, 2011, by the XIIIth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at its 2nd session. -
CHAIRMAN
OF THE NATIONAL ASSEMBLY
Nguyen Sinh Hung
;
Nghị quyết 19/2011/QH13 kết quả giám sát và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại khu kinh tế, làng nghề do Quốc hội ban hành
Số hiệu: | 19/2011/QH13 |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Quốc hội |
Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 26/11/2011 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị quyết 19/2011/QH13 kết quả giám sát và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại khu kinh tế, làng nghề do Quốc hội ban hành
Chưa có Video