Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 18/2022/NQ-HĐND

Bình Thuận, ngày 18 tháng 11 năm 2022

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ KHOÁN BẢO VỆ RỪNG CHO VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
KHÓA XI, KỲ HỌP THỨ 11 (CHUYÊN ĐỀ)

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030;

Căn cứ Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ về công tác dân tộc;

Xét Tờ trình số 3634/TTr-UBND ngày 28 tháng 10 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Nghị quyết về Chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất và khoán bảo vệ rừng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2030: Báo cáo thẩm tra số 106/BC-HĐND ngày 14 tháng 11 năm 2022 của Ban Dân tộc Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị quyết này quy định về Chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất và khoán bảo vệ rừng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, bao gồm:

1. Chính sách đầu tư ứng trước và trợ cước vận chuyển giống, vật tư, tiêu thụ nông sản để hỗ trợ phát triển sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

2. Chính sách khoán bảo vệ rừng cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Hộ đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống và có đất sản xuất nông nghiệp, có nhân khẩu trong độ tuổi lao động, có khó khăn về vốn, có nhu cầu đầu tư ứng trước tại 11 xã thuần đồng bào dân tộc thiểu số, vùng cao và 21 thôn dân tộc thiểu số xen ghép thuộc các xã miền núi, vùng cao trên địa bàn tỉnh (theo Phụ lục I kèm theo Nghị quyết này).

2. Hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh có nhận khoán bảo vệ rừng, trừ đối tượng áp dụng chính sách theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ và đối tượng nhận khoán bảo vệ rừng được chi trả từ tiền dịch vụ môi trường rừng theo Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ (theo Phụ lục II kèm theo Nghị quyết này).

3. Ban quản lý rừng đặc dụng; Ban quản lý rừng phòng hộ; các Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp; Trung tâm Dịch vụ miền núi tỉnh Bình Thuận.

4. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện chính sách quy định tại Nghị quyết này.

Điều 3. Nội dung, định mức, cơ chế thực hiện Chính sách đầu tư ứng trước và trợ cước vận chuyển giống, vật tư, tiêu thụ nông sản để hỗ trợ phát triển sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số

1. Đối tượng được hỗ trợ:

a) Các đối tượng theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị quyết này.

b) Đơn vị được giao thực hiện chính sách: Trung tâm Dịch vụ miền núi tỉnh Bình Thuận.

2. Mặt hàng:

a) Mặt hàng thực hiện đầu tư ứng trước, trợ cước vận chuyển: Bắp giống, lúa giống, phân bón các loại, thuốc bảo vệ thực vật.

b) Mặt hàng thực hiện hỗ trợ tiêu thụ nông sản: Lúa thương phẩm và bắp lai thương phẩm.

3. Định mức đầu tư ứng trước:

a) Bắp lai:

Diện tích: Tính theo diện tích gieo trồng thực tế của từng hộ và tối đa 03 ha/hộ/vụ.

Nội dung đầu tư gồm: Chi phí làm đất: Tính theo giá thị trường; giống bắp lai: 15 kg/ha; phân bón các loại: 550 kg/ha; thuốc bảo vệ thực vật: 08 kg (hoặc 08 lít)/ha.

b) Lúa nước:

Diện tích: Tính theo diện tích gieo trồng thực tế của từng hộ và tối đa 02 ha/hộ/vụ.

Nội dung đầu tư gồm: Chi phí làm đất: Tính theo giá thị trường; giống lúa: 160 kg/ha; phân bón các loại: 550 kg/ha; thuốc bảo vệ thực vật: 04 kg (hoặc 04 lít)/ha.

4. Đơn giá, cự ly được tính trợ cước vận chuyển và hỗ trợ tiêu thụ nông sản:

a) Giá giống, vật tư, hàng hoá để đầu tư ứng trước, bao gồm: Giá mua giống, vật tư, hàng hóa và các khoản chi phí hợp lý khác (bao gồm: chi phí vận chuyển, chi phí bốc xếp, phí qua cầu đường, chi phí thẩm định, chi phí bán hàng (chi phí huê hồng cho các cửa hàng, đại lý), chi phí hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông sản, chi phí bao bì (bao đựng, dây lẹm bao, kim khâu) và chi phí quản lý).

b) Đơn giá trợ cước vận chuyển giống, vật tư, hàng hóa để đầu tư ứng trước và hỗ trợ tiêu thụ nông sản: Được xác định trên cơ sở áp dụng định mức chi phí hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật về giá và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

c) Cự ly tính trợ cước vận chuyển: Được tính theo cự ly vận chuyển thực tế nhưng tối đa trong cự ly từ thành phố Phan Thiết đến trung tâm xã.

5. Phương thức đầu tư:

a) Hình thức đầu tư ứng trước thông qua hợp đồng đầu tư ứng trước và tiêu thụ nông sản hàng hóa giữa chủ hộ sản xuất với đơn vị được giao trực tiếp thực hiện chính sách, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi chủ hộ sản xuất đang cư trú.

b) Phương thức đầu tư ứng trước theo tiến độ sản xuất từng vụ bằng hiện vật như: Giống cây trồng, phân bón các loại, thuốc bảo vệ thực vật; riêng chi phí làm đất tính theo giá thị trường.

c) Phương thức thu hồi vốn đầu tư ứng trước được thực hiện thông qua việc thu mua sản phẩm nông sản hàng hóa của chủ hộ sản xuất theo hợp đồng đã ký với đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện chính sách hoặc chủ hộ sản xuất thanh toán chi phí đầu tư ứng trước bằng nguồn thu nhập khác.

Điều 4. Nội dung, định mức, cơ chế thực hiện Chính sách khoán bảo vệ rừng cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số

1. Đối tượng:

a) Bên nhận khoán: Các đối tượng theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị quyết này.

b) Bên khoán: Ban quản lý rừng đặc dụng; Ban quản lý rừng phòng hộ; các Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp.

c) Đối tượng rừng khoán bảo vệ: Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất được nhà nước giao cho các Ban quản lý rừng đặc dụng; Ban quản lý rừng phòng hộ và các Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp.

d) Đối tượng được cấp kinh phí để thực hiện quản lý, kiểm tra, nghiệm thu hàng năm: Ban quản lý rừng đặc dụng; Ban quản lý rừng phòng hộ; các Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp.

2. Hạn mức diện tích rừng nhận khoán bảo vệ: Hạn mức khoán trên cơ sở thỏa thuận giữa bên khoán và bên nhận khoán, nhưng không quá 30 ha/hộ.

Riêng đối với các trường hợp đang thực hiện hợp đồng khoán bảo vệ rừng theo hồ sơ thiết kế được phê duyệt có hạn mức khoán trên 30 ha/hộ thì tiếp tục thực hiện cho đến hết thời gian khoán bảo vệ rừng theo hồ sơ được duyệt và được thực hiện theo định mức kinh phí của chính sách này.

Về diện tích rừng nhận khoán bảo vệ được hỗ trợ: Tính theo diện tích rừng thực nhận khoán bảo vệ, trừ diện tích đã được nhận tiền khoán bảo vệ từ các nguồn khác (như nguồn thu dịch vụ môi trường rừng theo Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ, nguồn vốn thực hiện chính sách theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ). Diện tích hỗ trợ khoán bảo vệ rừng không vượt quá hạn mức nhận khoán tại khoản này.

3. Định mức kinh phí:

a) Tiền khoán bảo vệ rừng: Năm 2022 là 200.000 đồng/ha/năm; từ năm 2023 trở đi là 300.000 đồng/ha/năm.

b) Kinh phí quản lý, kiểm tra, nghiệm thu hàng năm bằng 7% trên tổng kinh phí khoán bảo vệ rừng.

c) Chi phí lập hồ sơ khoán bảo vệ rừng: 50.000 đồng/ha/5 năm.

Điều 5. Nguồn kinh phí

Nguồn kinh phí từ ngân sách tỉnh được Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí trong dự toán ngân sách cho Ban Dân tộc tỉnh hàng năm.

Điều 6. Tổ chức thực hiện

1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết này.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

3. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật trích dẫn tại Nghị quyết này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật khác thì áp dụng quy định tại văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận khóa XI, kỳ họp thứ 11 (chuyên đề) thông qua ngày 18 tháng 11 năm 2022 và có hiệu lực từ ngày 28 tháng 11 năm 2022./.

 


Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Ủy ban Dân tộc;
- Bộ Tài chính;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Ban công tác Đại biểu - UBTV Quốc hội;
- Cục kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận;
- Các Ban HĐND tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành và đoàn thể tỉnh;
- Các Văn phòng: Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, UBND tỉnh;
- HĐND và UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Trung tâm Thông tin tỉnh;
- Lưu: VT, (CTHĐ.08) Tuệ.

CHỦ TỊCH




Nguyễn Hoài Anh

 

PHỤ LỤC 1

DANH SÁCH 11 XÃ THUẦN ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ, VÙNG CAO VÀ 21 THÔN DÂN TỘC THIỂU SỐ XEN GHÉP THUỘC CÁC XÃ MIỀN NÚI, VÙNG CAO
(Kèm theo Nghị quyết số 18/2022/NQ-HĐND ngày 18 tháng 11 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh)

STT

Tên huyện

Thôn - xã

I

Huyện Tuy Phong

01 xã, 02 thôn

 

 

Xã Phan Dũng

 

 

Thôn 2, xã Phong Phú

 

 

Thôn Vĩnh Sơn, xã Vĩnh Hảo

II

Huyện Bắc Bình

04 xã

 

 

Xã Phan Sơn

 

 

Xã Phan Lâm

 

 

Xã Phan Điền

 

 

Xã Phan Tiến

III

Huyện Hàm Thuận Bắc

03 xã, 02 thôn

 

 

Xã La Dạ

 

 

Xã Đông Giang

 

 

Xã Đông Tiến

 

 

Thôn Ku Kê, xã Thuận Minh

 

 

Thôn Dân Hiệp, xã Thuận Hòa

IV

Huyện Hàm Thuận Nam

02 xã, 01 thôn

 

 

Xã Mỹ Thạnh

 

 

Xã Hàm Cần

 

 

Thôn Lập Đức, xã Tân Lập

V

Huyện Hàm Tân

05 thôn

 

 

Thôn Tân Quang, xã Sông Phan

 

 

Thôn Láng Gòn 1, xã Tân Xuân

 

 

Thôn Láng Gòn 2, xã Tân Xuân

 

 

Thôn Suối Máu, xã Tân Hà

 

 

Thôn 3, xã Tân Đức

VI

Huyện Tánh Linh

01 xã, 08 thôn

 

 

Xã La Ngâu

 

 

Thôn 1, xã Măng Tố

 

 

Thôn Đồng Me, xã Đức Thuận

 

 

Khu phố Trà Cụ, Thị trấn Lạc Tánh

 

 

Thôn 1, xã Gia Huynh

 

 

Thôn 2, xã Gia Huynh

 

 

Thôn 2, xã Suối Kiết

 

 

Thôn 5, xã Đức Phú

 

 

Thôn 4, xã Đức Bình

VII

Huyện Đức Linh

03 thôn

 

 

Thôn 7, xã Đức Tín

 

 

Thôn 4, xã Trà Tân

 

 

Thôn 9, xã Mê Pu

 

PHỤ LỤC 2

DIỆN TÍCH KHOÁN BẢO VỆ RỪNG CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ
(Kèm theo Nghị quyết số 18/2022/NQ-HĐND ngày 18 tháng 11 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh)

TT

Địa bàn

Khối lượng thực hiện giao khoán

Ghi chú

Số hộ

Diện tích (ha)

Tổng cộng

1.304

50.099,4

 

I

Huyện Tuy Phong

187

7.038,34

 

1

BQLRPH Tuy Phong

111

4.022,34

 

 

Xã Phan Dũng

111

4.022,34

 

2

BQLRPH Lòng Sông - Đá Bạc

76

3.016

 

 

Thôn 3 - Phong Phú

35

1.376

 

 

Vĩnh Sơn - Vĩnh Hảo

11

440

 

 

Xã Phan Dũng

30

1.200

 

II

Huyện Bắc Bình

561

22.274,34

 

1

BQLRPH Sông Mao

10

400

 

 

Xã Phan Điền

10

400

 

2

BQLRPH Phan Điền

238

9.516,67

 

 

Xã Phan Điền

163

6.516,67

 

 

Xã Phan Hòa

75

3.000

 

3

BQLRPH Sông Lũy

175

6.843,87

 

 

Xã Phan Sơn

175

6.843,87

 

4

BQLRPH Cà Giây

138

5.513,80

 

 

Xã Phan Lâm

138

5.513,80

 

III

Huyện Hàm Thuận Bắc

158

5.889,74

 

1

BQLRPH Sông Quao

62

2.461,13

 

 

Dân Hiệp - Thuận Hòa

62

2.461,13

 

2

BQLRPH Đông Giang

96

3.428,61

 

 

Ku Kê - Thuận Minh

96

3.428,61

 

IV

Huyện Hàm Thuận Nam

104

3.980,98

 

1

BQLRPH Sông Móng - Ca Pét

59

2.259,48

 

 

Xã Hàm Cần

59

2.259,48

 

2

BQLKBT Tà Kóu

45

1.721,5

 

 

Thôn Chăm - Tân Thuận

45

1.721,5

 

V

Huyện Hàm Tân

50

1.622,3

 

1

Công ty TNHH MTVLN Bình Thuận (Xí nghiệp Lâm nghiệp Hàm Tân)

50

1.622,3

 

 

Xã Sông Phan

50

1.622,3

 

VI

Huyện Tánh Linh

244

9.293,7

 

1

Công ty TNHH MTVLN Sông Dinh

92

3.349,4

 

 

Thôn 2 - Suối Kiết

92

3.349,4

 

2

BQLRPH La Ngà

70

2.769,6

 

 

Thôn 1 - Măng Tố

70

2.769,6

 

3

BQLRPH Trị An

82

3.174,7

 

 

Thôn 1 - Măng Tố

40

1.569,2

 

 

Thôn 5 - Đức Phú

42

1.605,5

 

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Nghị quyết 18/2022/NQ-HĐND về Chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất và khoán bảo vệ rừng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2021-2030

Số hiệu: 18/2022/NQ-HĐND
Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận
Người ký: Nguyễn Hoài Anh
Ngày ban hành: 18/11/2022
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [2]
Văn bản được căn cứ - [8]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Nghị quyết 18/2022/NQ-HĐND về Chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất và khoán bảo vệ rừng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2021-2030

Văn bản liên quan cùng nội dung - [7]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [1]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…