Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 112/2024/NQ-HĐND

Gia Lai, ngày 11 tháng 12 năm 2024

 

NGHỊ QUYẾT

QUY ĐỊNH MỨC ĐẦU TƯ, HỖ TRỢ ĐẦU TƯ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI
KHÓA XII, KỲ HỌP THỨ HAI MƯƠI BỐN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 47/2019/QH14 ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13 ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 63/2020/QH14 ngày 18 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 ngày 15 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 58/2024/NĐ-CP ngày 24 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ về một số chính sách đầu tư trong lâm nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 91/2024/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Lâm nghiệp;

Căn cứ Thông tư số 21/2023/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định một số định mức kinh tế - kỹ thuật về lâm nghiệp;

Xét Tờ trình số 2749/TTr-UBND ngày 22 tháng 11 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định mức đầu tư, hỗ trợ đầu tư bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai; Báo cáo thẩm tra số 572/BC-KTNS ngày 02 tháng 12 năm 2024 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị quyết này quy định mức đầu tư, hỗ trợ đầu tư bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

2. Đối tượng áp dụng

Cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có liên quan đến hoạt động bảo vệ và phát triển rừng.

Điều 2. Mức đầu tư, hỗ trợ đầu tư bảo vệ và phát triển rừng

1. Mức cấp kinh phí bảo vệ rừng đặc dụng

a) Đối tượng quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị định số 58/2024/NĐ-CP ngày 24 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ về một số chính sách đầu tư trong lâm nghiệp, ngoài kinh phí sự nghiệp thường xuyên cho các hoạt động của bộ máy ban quản lý rừng, được cấp kinh phí bảo vệ rừng 180.000 đồng/ha/năm trên tổng diện tích rừng đặc dụng được giao tại các xã khu vực II, III và 150.000 đồng/ha/năm trên tổng diện tích rừng đặc dụng được giao tại các xã còn lại.

b) Đối tượng quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều 5 Nghị định số 58/2024/NĐ-CP được cấp kinh phí cấp kinh phí bảo vệ rừng 600.000 đồng/ha/năm trên tổng diện tích rừng đặc dụng được giao tại các xã khu vực II, III và 500.000 đồng/ha/năm trên tổng diện tích rừng đặc dụng được giao tại các xã còn lại.

c) Chi phí lập hồ sơ lần đầu và kinh phí quản lý, kiểm tra, nghiệm thu được hỗ trợ theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 5 Nghị định số 58/2024/NĐ-CP.

2. Mức cấp kinh phí khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung thuộc quy hoạch rừng đặc dụng.

Chủ rừng là tổ chức, cộng đồng dân cư thực hiện khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung được cấp kinh phí:

a) Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên: 1.000.000 đồng/ha/năm trong thời gian 6 năm.

b) Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung: 2.000.000 đồng/ha/năm trong 3 năm đầu và 1.000.000 đồng/ha/năm cho 3 năm tiếp theo.

c) Chi phí lập hồ sơ lần đầu và kinh phí quản lý, kiểm tra, nghiệm thu được hỗ trợ theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 6 Nghị định số 58/2024/NĐ-CP.

3. Mức đầu tư trồng rừng, nuôi dưỡng rừng tự nhiên, làm giàu rừng đặc dụng

Chủ rừng là tổ chức, cộng đồng dân cư thực hiện trồng rừng, nuôi dưỡng rừng tự nhiên, làm giàu rừng đặc dụng được đầu tư theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định số 58/2024/NĐ-CP.

4. Mức cấp kinh phí bảo vệ rừng phòng hộ

a) Đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 Nghị định số 58/2024/NĐ-CP, ngoài kinh phí sự nghiệp thường xuyên cho các hoạt động của bộ máy ban quản lý rừng, được cấp kinh phí bảo vệ rừng 600.000 đồng/ha/năm trên tổng diện tích rừng phòng hộ được giao tại các xã khu vực II, III và 500.000 đồng/ha/năm trên tổng diện tích rừng phòng hộ được giao tại các xã còn lại.

b) Đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị định số 58/2024/NĐ-CP, ngoài kinh phí sự nghiệp thường xuyên cho các hoạt động của bộ máy ban quản lý rừng, được cấp kinh phí bảo vệ rừng 180.000 đồng/ha/năm trên tổng diện tích rừng phòng hộ được giao tại các xã khu vực II, III và 150.000 đồng/ha/năm trên tổng diện tích rừng phòng hộ được giao tại các xã còn lại.

c) Đối tượng quy định tại điểm c, điểm d, điểm e khoản 1 Điều 9 Nghị định số 58/2024/NĐ-CP được cấp kinh phí bảo vệ rừng 600.000 đồng/ha/năm trên tổng diện tích rừng phòng hộ được giao tại các xã khu vực II, III và 500.000 đồng/ha/năm trên tổng diện tích rừng phòng hộ được giao tại các xã còn lại.

d) Đối tượng quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 9 Nghị định số 58/2024/NĐ-CP được cấp kinh phí bảo vệ rừng 180.000 đồng/ha/năm trên tổng diện tích rừng phòng hộ được giao tại các xã khu vực II, III và 150.000 đồng/ha/năm trên tổng diện tích rừng phòng hộ được giao tại các xã còn lại.

e) Chi phí lập hồ sơ lần đầu và kinh phí quản lý, kiểm tra, nghiệm thu được hỗ trợ theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 9 Nghị định số 58/2024/NĐ-CP.

5. Mức cấp kinh phí khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung thuộc quy hoạch rừng phòng hộ

Chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thực hiện khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung được cấp kinh phí theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều này.

6. Mức đầu tư trồng rừng, nuôi dưỡng rừng tự nhiên, làm giàu rừng phòng hộ

Chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thực hiện trồng rừng, nuôi dưỡng rừng tự nhiên, làm giàu rừng phòng hộ được đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều này.

7. Mức hỗ trợ kinh phí bảo vệ rừng sản xuất là rừng tự nhiên trong thời gian đóng cửa rừng

a) Đối tượng quy định tại điểm a, điểm b, điểm đ khoản 1 Điều 12 Nghị định số 58/2024/NĐ-CP được cấp kinh phí bảo vệ rừng 180.000 đồng/ha/năm trên tổng diện tích rừng sản xuất được giao tại các xã khu vực II, III và 150.000 đồng/ha/năm trên tổng diện tích rừng sản xuất được giao tại các xã còn lại.

b) Đối tượng quy định tại điểm c, điểm d, điểm e khoản 1 Điều 12 Nghị định số 58/2024/NĐ-CP được cấp kinh phí bảo vệ rừng 600.000 đồng/ha/năm trên tổng diện tích rừng sản xuất được giao tại các xã khu vực II, III và 500.000 đồng/ha/năm trên tổng diện tích rừng sản xuất được giao tại các xã còn lại.

c) Chi phí lập hồ sơ lần đầu và kinh phí quản lý, kiểm tra, nghiệm thu được hỗ trợ theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 12 Nghị định số 58/2024/NĐ-CP.

8. Mức hỗ trợ khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung thuộc quy hoạch rừng sản xuất là rừng tự nhiên

a) Chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình người dân tộc Kinh thuộc diện hộ nghèo, hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sinh sống ổn định tại xã biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định của Thủ tướng Chính phủ thực hiện khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung thuộc quy hoạch rừng sản xuất là rừng tự nhiên được hỗ trợ 8.000.000 đồng/ha.

b) Chi phí lập hồ sơ thiết kế, dự toán và kinh phí quản lý, kiểm tra, nghiệm thu được hỗ trợ theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định số 58/2024/NĐ-CP.

9. Mức hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ

a) Chủ rừng là hộ gia đình người dân tộc Kinh thuộc diện hộ nghèo, hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, cộng đồng dân cư đang sinh sống ổn định tại xã biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định của Thủ tướng Chính phủ thực hiện trồng rừng sản xuất, trồng cây lâm sản ngoài gỗ trên diện tích đất được giao, được cho thuê thuộc quy hoạch đất rừng sản xuất được hỗ trợ một lần 15.000.000 đồng/ha/chu kỳ để mua cây giống, vật tư, phân bón đối với trồng cây lấy gỗ, cây lâm sản ngoài gỗ theo chu kỳ kinh doanh của loài cây trồng.

b) Chi phí cho công tác khuyến lâm; chi phí khảo sát, thiết kế; chi phí quản lý, kiểm tra, nghiệm thu được hỗ trợ theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 14 Nghị định số 58/2024/NĐ-CP.

10. Mức hỗ trợ kinh phí xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững

Chủ rừng có rừng trồng sản xuất, trừ chủ rừng là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được hỗ trợ một lần xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững 400.000 đồng/ha.

11. Mức kinh phí khoán bảo vệ rừng

a) Đối tượng quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 5, các điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều 9, các điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều 12 Nghị định số 58/2024/NĐ-CP ưu tiên thực hiện khoán bảo vệ rừng. Diện tích rừng tiếp giáp khu dân cư, diện tích rừng tiếp giáp với khu vực có nguy cơ cao về xâm hại tài nguyên rừng, được hỗ trợ kinh phí khoán bảo vệ rừng 600.000 đồng/ha/năm đối với diện tích khoán rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên từ ngân sách nhà nước tại các xã khu vực II, III và 500.000 đồng/ha/năm đối với các khu vực còn lại.

b) Chi phí lập hồ sơ lần đầu và kinh phí quản lý, kiểm tra, nghiệm thu được hỗ trợ theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 19 Nghị định số 58/2024/NĐ-CP.

12. Trợ cấp gạo bảo vệ và phát triển rừng

a) Đối tượng và nội dung trợ cấp thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định số 58/2024/NĐ-CP, trong đó: Hộ gia đình nghèo được xác định theo chuẩn hộ nghèo được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 3 Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025.

b) Mức trợ cấp: 15 kg gạo/khẩu/tháng trong thời gian chưa tự túc được lương thực; nguyên tắc trợ cấp thực hiện theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 2 Điều 21 Nghị định số 58/2024/NĐ-CP.

13. Mức hỗ trợ đầu tư cơ sở sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp

Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đầu tư sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp được hỗ trợ:

a) Hỗ trợ 50% tổng mức đầu tư đối với một dự án hoặc công trình được quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định số 58/2024/NĐ-CP nhưng tối đa theo mức quy định tại các điểm b, c và d khoản này;

b) Hỗ trợ 55.000.000 đồng/ha đối với xây dựng rừng giống trồng mới có diện tích từ 2,0 ha trở lên, vườn giống trồng mới có diện tích từ 1,0 ha trở lên; 25.000.000 đồng/ha đối với xây dựng rừng giống chuyển hóa có diện tích từ 1,0 ha trở lên, vườn cây lâm nghiệp đầu dòng có diện tích từ 500m2 trở lên.

c) Hỗ trợ 5.000.000.000 đồng đối với một dự án hoặc công trình xây dựng trung tâm sản xuất giống cây rừng chất lượng cao có quy mô sản xuất tối thiểu 1 triệu cây/năm.

d) Hỗ trợ 300.000.000 đồng đối với một dự án hoặc công trình xây dựng mới vườn ươm giống cây lâm nghiệp bằng phương pháp nuôi cấy mô với diện tích đất xây dựng vườn ươm tối thiểu 0,5 ha.

14. Mức hỗ trợ trồng cây phân tán

Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tham gia trồng cây phân tán được hỗ trợ 15.000.000 đồng/ha trồng cây phân tán (quy đổi 1.000 cây/ha) để hỗ trợ mua cây giống, phân bón và chi phí một phần nhân công trồng, chăm sóc; tổ chức các hoạt động quản lý, kiểm tra, giám sát thực hiện trồng cây phân tán.

Điều 3. Điều khoản thi hành

1. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết này.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các ban của Hội đồng nhân dân, các tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh có trách nhiệm giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

3. Trường hợp văn bản viện dẫn tại Nghị quyết này được sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ thì áp dụng quy định tại văn bản quy phạm pháp luật mới.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai khóa XII, Kỳ họp thứ Hai mươi bốn thông qua ngày 11 tháng 12 năm 2024 và có hiệu lực từ ngày 21 tháng 12 năm 2024./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tư pháp;
- Vụ Pháp chế - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh ủy; Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- Các VP: Tỉnh ủy, Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, UBND tỉnh;
- HĐND, UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Báo Gia Lai; Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh;
- Lưu: VT-VP.

CHỦ TỊCH




Hồ Văn Niên

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Nghị quyết 112/2024/NQ-HĐND quy định mức đầu tư, hỗ trợ đầu tư bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Số hiệu: 112/2024/NQ-HĐND
Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Gia Lai
Người ký: Hồ Văn Niên
Ngày ban hành: 11/12/2024
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [9]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Nghị quyết 112/2024/NQ-HĐND quy định mức đầu tư, hỗ trợ đầu tư bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Văn bản liên quan cùng nội dung - [4]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…