CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số : 92/2007/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 01 tháng 6 năm 2007 |
QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT DU LỊCH
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Du lịch ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch,
NGHỊ ĐỊNH :
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch về tài nguyên du lịch; quy hoạch phát triển du lịch; khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch; hướng dẫn du lịch; xúc tiến du lịch; kinh doanh du lịch và quản lý nhà nước về du lịch.
2. Đối tượng áp dụng:
a) Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động du lịch trên lãnh thổ Việt Nam;
b) Cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có hoạt động liên quan đến du lịch.
Điều 2. Chính sách thúc đẩy phát triển du lịch
1. Các dự án đầu tư xây dựng khu du lịch quốc gia, khu du lịch sinh thái, khu công viên văn hoá có các hoạt động thể thao, vui chơi giải trí thuộc danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư theo quy định của Chính phủ được hưởng các ưu đãi sau:
a) Ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ;
b) Được miễn, giảm thuế sử dụng đất, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất hoặc mặt nước đối với đất được giao hoặc cho thuê theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về thuế.
2. Dự án đầu tư mở rộng, nâng cấp, xây dựng mới các cơ sở đào tạo và dạy nghề du lịch; dự án đầu tư phát triển du lịch ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được hưởng các loại hình ưu đãi tín dụng đầu tư của nhà nước theo quy định của Chính phủ.
3. Các chính sách khác theo quy định của pháp luật.
4. Căn cứ khả năng ngân sách nhà nước và yêu cầu phát triển du lịch trong từng thời kỳ, Nhà nước hỗ trợ kinh phí đối với các hoạt động sau:
a) Bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch và môi trường du lịch, phòng, chống và khắc phục sự cố môi trường đối với các khu du lịch, điểm du lịch;
b) Xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch tại các khu du lịch quốc gia, điểm du lịch quốc gia; các khu du lịch, điểm du lịch tại các địa phương có tiềm năng phát triển du lịch thuộc các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
5. Kinh phí cho hoạt động xúc tiến du lịch được quy định như sau:
a) Ngân sách trung ương bố trí kinh phí cho các hoạt động xúc tiến du lịch do cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương thực hiện;
b) Ngân sách địa phương bố trí kinh phí cho các hoạt động xúc tiến du lịch do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) thực hiện.
Chương 2 :
TÀI NGUYÊN DU LỊCH, QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH
Điều 3. Điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch
1. Nội dung điều tra tài nguyên du lịch:
a) Vị trí địa lý của tài nguyên;
b) Đặc điểm của tài nguyên;
c) Giá trị của tài nguyên phục vụ mục đích du lịch;
d) Hiện trạng, khả năng bảo tồn, khai thác và sử dụng tài nguyên.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, ban hành quy chế về điều tra, đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch để làm cơ sở triển khai thực hiện thống nhất trong cả nước.
3. Tổ chức, cá nhân quản lý, sở hữu tài nguyên du lịch có trách nhiệm phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ điều tra tài nguyên du lịch.
Điều 4. Quy hoạch phát triển du lịch
1. Quy hoạch phát triển du lịch bao gồm quy hoạch tổng thể phát triển du lịch và quy hoạch cụ thể phát triển du lịch.
2. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch phải được lập trên cơ sở chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, chiến lược phát triển du lịch quốc gia và phải phù hợp cả về nội dung và thời gian.
3. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch phải được bổ sung, điều chỉnh kịp thời để bảo đảm sự thống nhất và phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, chiến lược phát triển du lịch quốc gia.
Điều 5. Công bố quy hoạch phát triển du lịch
1. Quy hoạch phát triển du lịch phải được công bố công khai, chậm nhất là sau 30 ngày, kể từ ngày quy hoạch có hiệu lực thi hành.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương công bố quy hoạch phát triển du lịch do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố quy hoạch phát triển du lịch thuộc thẩm quyền phê duyệt.
Chương 3 :
KHU DU LỊCH, ĐIỂM DU LỊCH, ĐÔ THỊ DU LỊCH
Điều 6. Công nhận khu du lịch quốc gia
Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận khu du lịch quốc gia khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn với ưu thế về cảnh quan thiên nhiên, có khả năng thu hút nhiều khách du lịch.
2. Có diện tích tối thiểu là một nghìn héc ta.
3. Có khả năng bảo đảm phục vụ ít nhất một triệu lượt khách du lịch một năm.
4. Có quy hoạch phát triển khu du lịch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
5. Có mặt bằng, không gian đáp ứng yêu cầu của các hoạt động tham quan, nghỉ ngơi, giải trí trong khu du lịch.
6. Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch và dịch vụ đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành.
7. Có cơ sở lưu trú du lịch, khu vui chơi giải trí, thể thao và các cơ sở dịch vụ đồng bộ khác.
Điều 7. Công nhận điểm du lịch quốc gia
Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận điểm du lịch quốc gia khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn.
2. Có khả năng bảo đảm phục vụ tối thiểu một trăm nghìn lượt khách du lịch một năm.
3. Có đường giao thông thuận tiện đến điểm du lịch, có các dịch vụ: bãi đỗ xe, có khu vệ sinh công cộng, phòng cháy chữa cháy, cấp, thoát nước, thông tin liên lạc và các dịch vụ khác đáp ứng được yêu cầu của khách du lịch.
4. Đáp ứng các điều kiện về bảo đảm an ninh, an toàn, trật tự, vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật.
Điều 8. Công nhận khu du lịch địa phương
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công nhận khu du lịch địa phương khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Có tài nguyên du lịch hấp dẫn.
2. Có diện tích tối thiểu là hai trăm héc ta.
3. Có khả năng bảo đảm phục vụ tối thiểu một trăm nghìn lượt khách du lịch một năm.
4. Đáp ứng các quy định tại khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều 6 Nghị định này.
Điều 9. Công nhận điểm du lịch địa phương
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công nhận điểm du lịch địa phương khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Có tài nguyên du lịch hấp dẫn.
2. Có khả năng bảo đảm phục vụ tối thiểu mười nghìn lượt khách du lịch một năm.
3. Đáp ứng các quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 7 Nghị định này.
1. Nội dung quản lý khu du lịch:
a) Công khai quy hoạch tổng thể, quy hoạch cụ thể phát triển khu du lịch;
b) Quản lý việc thực hiện quy hoạch và đầu tư theo quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Kiểm tra, giám sát nội dung và tiến độ thực hiện các dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
d) Phát hiện, đề xuất, kiến nghị với cấp có thẩm quyền các dự án đầu tư không đúng với quy hoạch hoặc có tác động tiêu cực đến cảnh quan môi trường;
đ) Quản lý hoạt động kinh doanh du lịch, dịch vụ theo quy định của pháp luật hiện hành đối với mỗi ngành nghề kinh doanh;
e) Kiểm tra, giám sát chất lượng dịch vụ của các cơ sở kinh doanh du lịch và của các cơ sở kinh doanh dịch vụ khác;
g) Bảo vệ, tôn tạo tài nguyên và môi trường du lịch;
h) Bảo đảm vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ, an ninh, an toàn trong khu du lịch;
i) Tổ chức cứu hộ, cứu nạn, bảo đảm an toàn cho khách du lịch;
k) Đề xuất, kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm đối với các cơ sở kinh doanh gây ô nhiễm môi trường, xâm hại tài nguyên du lịch;
l) Thực hiện các nội dung khác theo quy định của pháp luật.
2. Ban Quản lý khu du lịch
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Ban Quản lý khu du lịch trong phạm vi ranh giới hành chính thuộc thẩm quyền quản lý;
b) Ban Quản lý khu du lịch thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Đối với khu du lịch thuộc phạm vi ranh giới hành chính hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên, Ban Quản lý khu du lịch ngoài việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này còn phải thực hiện quy chế quản lý khu du lịch do cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương ban hành.
Điều 11. Công nhận đô thị du lịch
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận đô thị du lịch khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Đáp ứng các quy định về đô thị theo quy định của pháp luật;
b) Có tài nguyên du lịch hấp dẫn trong ranh giới đô thị hoặc khu vực liền kề với ranh giới đô thị;
c) Có đường giao thông thuận tiện đến các khu du lịch, điểm du lịch;
d) Có cơ sở hạ tầng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu phục vụ khách du lịch;
đ) Có hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật đồng bộ, tiện nghi đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quản quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách du lịch trong nước và quốc tế.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận đô thị du lịch trên cơ sở kết quả thẩm định hồ sơ do Bộ trưởng Bộ Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ.
Chương 4:
Điều 12. Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành
1. Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành phải có thời gian làm việc trong lĩnh vực lữ hành ít nhất là ba năm (đối với kinh doanh lữ hành nội địa); bốn năm (đối với kinh doanh lữ hành quốc tế).
2. Thời gian làm việc trong lĩnh vực lữ hành của người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành được xác định bằng tổng thời gian trực tiếp làm việc trong các lĩnh vực sau:
a) Quản lý hoạt động lữ hành;
b) Hướng dẫn du lịch;
c) Quảng bá, xúc tiến du lịch;
d) Xây dựng và điều hành chương trình du lịch;
đ) Nghiên cứu, giảng dạy về lữ hành, hướng dẫn du lịch.
3. Thời gian làm việc trong lĩnh vực lữ hành của người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành được xác định thông qua giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nơi người đó đã hoặc đang làm việc; các giấy tờ hợp lệ khác xác nhận thời gian người đó làm việc trong lĩnh vực lữ hành.
Điều 13. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế
1. Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế có các quyền sau:
a) Tự chủ kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh du lịch;
b) Đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt nhân sự về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh cho khách du lịch;
c) Được nhà nước bảo hộ hoạt động kinh doanh du lịch hợp pháp;
d) Tham gia các hoạt động xúc tiến du lịch; tham gia hiệp hội nghề nghiệp;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế có các nghĩa vụ sau:
a) Thành lập doanh nghiệp, đăng ký, hoạt động kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật;
b) Chỉ được sử dụng người có thẻ hướng dẫn viên quốc tế để hướng dẫn khách du lịch là người nước ngoài và phải tuân thủ các quy định về sử dụng lao động;
c) Thông báo cho cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh trong thời hạn chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày thay đổi người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành;
d) Theo dõi, thống kê đầy đủ, đúng số khách du lịch mà doanh nghiệp trực tiếp thực hiện dịch vụ du lịch;
đ) Bảo đảm các điều kiện và quyền lợi của khách du lịch theo đúng nội dung đã ký kết;
e) Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài du lịch phải mua bảo hiểm du lịch.
2. Khuyến khích khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam du lịch mua bảo hiểm du lịch (nếu chưa mua bảo hiểm tại nước ngoài).
3. Khuyến khích khách du lịch nội địa mua bảo hiểm du lịch trong thời gian thực hiện chương trình du lịch.
4. Bảo hiểm du lịch cho khách du lịch phải được mua tại doanh nghiệp bảo hiểm được phép hoạt động tại Việt Nam.
5. Doanh nghiệp mua bảo hiểm cho khách du lịch có trách nhiệm phối hợp với doanh nghiệp nhận bảo hiểm thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm kịp thời, đúng quy định khi khách du lịch gặp rủi ro phải chi trả bảo hiểm.
Điều 15. Ký quỹ của kinh doanh lữ hành quốc tế
1. Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế phải ký quỹ theo đúng quy định.
2. Mức ký quỹ là hai trăm năm mươi (250) triệu đồng.
3. Tiền ký quỹ được sử dụng để bồi thường cho khách du lịch trong trường hợp doanh nghiệp vi phạm hợp đồng đối với khách du lịch; giải quyết các rủi ro đối với khách du lịch không phải mua bảo hiểm du lịch.
Điều 16. Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành có vốn đầu tư nước ngoài
1. Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo quy định tại Điều 51 Luật Du lịch.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thương mại và các cơ quan liên quan quy định cụ thể về doanh nghiệp kinh doanh lữ hành có vốn đầu tư nước ngoài.
Điều 17. Cơ sở lưu trú du lịch
1. Các loại cơ sở lưu trú du lịch bao gồm:
a) Khách sạn;
b) Làng du lịch;
c) Biệt thự du lịch;
d) Căn hộ du lịch;
đ) Bãi cắm trại du lịch;
e) Nhà nghỉ du lịch;
g) Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê;
h) Các cơ sở lưu trú du lịch khác.
Điều 18. Điều kiện chung kinh doanh lưu trú du lịch
1. Cơ sở lưu trú du lịch không được xây dựng trong hoặc liền kề với khu vực thuộc phạm vi quốc phòng, an ninh quản lý, không được cản trở đến không gian của trận địa phòng không quốc gia; phải bảo đảm khoảng cách an toàn đối với trường học, bệnh viện, những nơi gây ô nhiễm hoặc có nguy cơ gây ô nhiễm.
Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương và các cơ quan liên quan quy định cụ thể khoảng cách này.
2. Cơ sở lưu trú có cơ sở vật chất, trang thiết bị đạt tiêu chuẩn theo quy định.
Điều 19. Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện trong cơ sở lưu trú du lịch
1. Khách sạn, làng du lịch được xếp hạng 1 sao, 2 sao, 3 sao, 4 sao, 5 sao, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch được xếp hạng cao cấp khi kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện không bắt buộc phải xin giấy phép kinh doanh (trừ kinh doanh trò chơi có thưởng, mua, bán ngoại tệ, bán hàng miễn thuế, casino) nhưng phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi thực hiện.
2. Người trực tiếp quản lý, điều hành, thực hiện dịch vụ có điều kiện tại các cơ sở lưu trú du lịch phải có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.
Điều 20. Cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch
1. Cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch thực hiện theo quy định tại Điều 70 Luật Du lịch.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương quy định cụ thể về tiêu chuẩn và mẫu biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.
CHI NHÁNH, VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CỦA DOANH NGHIỆP DU LỊCH NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
1. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương cấp Giấy phép thành lập chi nhánh của doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam (gọi tắt là chi nhánh) khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Là doanh nghiệp du lịch được pháp luật nước sở tại nơi doanh nghiệp đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh công nhận hợp pháp;
b) Đã hoạt động kinh doanh du lịch ít nhất 5 năm, kể từ khi được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh hợp pháp theo pháp luật nước sở tại;
c) Có đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Điều 22 Nghị định này.
2. Cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam (gọi tắt là văn phòng đại diện) khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Đáp ứng quy định tại mục a khoản 1 Điều này;
b) Đã hoạt động kinh doanh du lịch ít nhất 1 năm, kể từ khi được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh hợp pháp theo pháp luật nước sở tại;
c) Có hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Điều 22 Nghị định này.
Điều 22. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện
1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện do đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp du lịch nước ngoài ký.
2. Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh, điều lệ hoạt động hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương của doanh nghiệp du lịch nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi doanh nghiệp thành lập hoặc đăng ký kinh doanh xác nhận; trường hợp thành lập chi nhánh phải có giấy ủy quyền nêu rõ phạm vi ủy quyền cho người đứng đầu chi nhánh.
3. Báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc tài liệu khác có giá trị pháp lý tương đương đối với các hoạt động của doanh nghiệp du lịch nước ngoài trong năm tài chính liền kề với năm xem xét cấp Giấy phép.
Các giấy tờ nêu tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này phải dịch ra tiếng Việt và được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng thực và thực hiện việc hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 23. Thủ tục cấp Giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện
4. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện phải thông báo bằng văn bản để doanh nghiệp du lịch nước ngoài bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
5. Trường hợp không đủ điều kiện để cấp Giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp du lịch nước ngoài biết và nêu rõ lý do.
6. Giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện có thời hạn 5 năm nhưng không vượt quá thời hạn còn lại của Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương của doanh nghiệp du lịch nước ngoài.
Điều 24. Sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện
1. Doanh nghiệp du lịch nước ngoài phải làm thủ tục sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện với cơ quan đã cấp Giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có sự thay đổi như sau:
a) Thay đổi địa điểm đặt trụ sở của chi nhánh, văn phòng đại diện trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
b) Thay đổi tên gọi hoặc nội dung hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện;
c) Thay đổi người đứng đầu của chi nhánh, văn phòng đại diện.
2. Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện gồm:
a) Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện do đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp du lịch nước ngoài ký;
b) Bản gốc Giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện đã được cấp.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ do doanh nghiệp gửi đến, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện cho doanh nghiệp và gửi bản sao Giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện đã được sửa đổi cho các cơ quan có liên quan quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 23 Nghị định này.
Điều 25. Cấp lại Giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện
a) Thay đổi tên gọi hoặc thay đổi nơi đăng ký thành lập của doanh nghiệp du lịch nước ngoài từ một nước sang một nước khác;
b) Thay đổi địa điểm đặt trụ sở của chi nhánh, văn phòng đại diện đến một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác;
c) Thay đổi nội dung hoạt động của doanh nghiệp du lịch nước ngoài.
2. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện do đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp du lịch nước ngoài ký;
b) Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương của doanh nghiệp du lịch nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi doanh nghiệp thành lập hoặc đăng ký kinh doanh xác nhận.
Các giấy tờ quy định tại điểm a và điểm b khoản này phải dịch ra tiếng Việt và được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng thực và thực hiện việc hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam;
c) Bản gốc Giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện đã được cấp.
a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện do đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp du lịch nước ngoài ký;
b) Bản gốc trong trường hợp Giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện bị rách nát; đơn khai báo của chi nhánh, văn phòng đại diện về việc bị mất hoặc bị tiêu huỷ Giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện có xác nhận của cơ quan công an cấp phường, xã nơi chi nhánh, văn phòng đại diện đặt trụ sở.
4. Thời hạn của Giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện được cấp lại không vượt quá thời hạn của Giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện đã cấp. Thủ tục cấp lại Giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện theo quy định Điều 23 Nghị định này.
Điều 26. Gia hạn Giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện
1. Doanh nghiệp du lịch nước ngoài được gia hạn Giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện khi có đủ các điều kiện sau:
a) Có nhu cầu tiếp tục hoạt động tại Việt Nam;
b) Doanh nghiệp đang hoạt động hợp pháp theo pháp luật nơi doanh nghiệp thành lập;
c) Không vi phạm các điều cấm quy định trong Luật Du lịch và các quy định pháp luật khác của Việt Nam trong thời gian hoạt động tại Việt Nam.
2. Gia hạn Giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện:
a) Trong thời hạn 30 ngày trước khi Giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện hết hiệu lực, doanh nghiệp gửi đơn đề nghị gia hạn Giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện tới cơ quan có thẩm quyền được quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định này;
b) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đơn của doanh nghiệp, cơ quan có thẩm quyền xem xét, gia hạn Giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện; nếu được chấp thuận, doanh nghiệp gửi bản gốc Giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện cho cơ quan có thẩm quyền để gia hạn. Trường hợp từ chối gia hạn, cơ quan có thẩm quyền thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do cho doanh nghiệp.
3. Giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện có thể được gia hạn nhiều lần. Thời gian gia hạn mỗi lần áp dụng theo quy định tại khoản 6 Điều 23 Nghị định này.
Điều 27. Quyền, nghĩa vụ của chi nhánh và người đứng đầu chi nhánh
Chi nhánh, người đứng đầu chi nhánh thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo các quy định sau:
1. Được kinh doanh các ngành, nghề quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 38 Luật Du lịch.
2. Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập chi nhánh, chi nhánh phải chính thức hoạt động và thông báo bằng văn bản đến cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương, cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh nơi chi nhánh đặt trụ sở về thời điểm bắt đầu hoạt động.
3. Khi thay đổi địa điểm đặt trụ sở, thay đổi người đứng đầu chi nhánh, trong thời hạn 10 ngày làm việc, doanh nghiệp du lịch nước ngoài phải thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương và cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh nơi đặt chi nhánh.
4. Báo cáo định kỳ hàng năm hoặc đột xuất theo quy định hiện hành về hoạt động của chi nhánh với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương và cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh nơi đặt chi nhánh.
5. Chi nhánh không được thực hiện chức năng đại diện cho doanh nghiệp khác, không được cho thuê lại trụ sở chi nhánh.
6. Người đứng đầu chi nhánh của doanh nghiệp du lịch nước ngoài chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình và của chi nhánh theo pháp luật Việt Nam và không được kiêm nhiệm các chức vụ sau:
a) Đứng đầu văn phòng đại diện của cùng doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam;
b) Đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của một doanh nghiệp nước ngoài khác tại Việt Nam.
Điều 28. Quyền, nghĩa vụ của Văn phòng đại diện và người đứng đầu Văn phòng đại diện
Văn phòng đại diện, người đứng đầu văn phòng đại diện thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo các quy định sau:
1. Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập, văn phòng đại diện phải chính thức hoạt động và thông báo bằng văn bản tới cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh nơi văn phòng đại diện đặt trụ sở về thời điểm bắt đầu hoạt động.
2. Khi thay đổi trụ sở, thay đổi người đứng đầu văn phòng đại diện, trong thời hạn 10 ngày làm việc, doanh nghiệp du lịch nước ngoài phải thông báo cho cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh nơi đặt văn phòng đại diện.
3. Báo cáo định kỳ hàng năm hoặc đột xuất theo quy định hiện hành về hoạt động của văn phòng đại diện với cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh nơi đặt văn phòng đại diện.
4. Văn phòng đại diện không được thực hiện chức năng làm đại diện cho doanh nghiệp khác, không được cho thuê lại trụ sở văn phòng đại diện.
5. Người đứng đầu văn phòng đại diện của doanh nghiệp du lịch nước ngoài chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình và của văn phòng đại diện theo pháp luật Việt Nam và không được kiêm nhiệm các chức vụ sau:
a) Đứng đầu chi nhánh tại Việt Nam;
b) Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nước ngoài để kinh doanh du lịch;
c) Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật của Việt Nam.
Điều 29. Thu hồi Giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện
1. Chi nhánh, văn phòng đại diện bị thu hồi Giấy phép thành lập trong các trường hợp sau đây:
a) Không chính thức đi vào hoạt động trong thời gian 6 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện;
b) Ngừng hoạt động 6 tháng liên tục mà không thông báo với cơ quan cấp Giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện;
c) Không báo cáo định kỳ về hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện trong 2 năm liên tiếp;
d) Không gửi báo cáo theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày có yêu cầu bằng văn bản;
đ) Hoạt động không đúng chức năng của chi nhánh, văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan cấp Giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện là cơ quan có thẩm quyền thu hồi Giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện.
Điều 30. Chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện
1. Chi nhánh, văn phòng đại diện chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau:
a) Theo đề nghị của doanh nghiệp du lịch nước ngoài và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận;
b) Khi doanh nghiệp du lịch nước ngoài chấm dứt hoạt động theo pháp luật của nước nơi doanh nghiệp đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh;
c) Hết thời hạn hoạt động theo Giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện mà doanh nghiệp du lịch nước ngoài không đề nghị gia hạn;
d) Hết thời hạn hoạt động theo Giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện mà không được cơ quan cấp Giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện chấp thuận gia hạn;
đ) Bị thu hồi Giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Nghị định này.
2. Trong thời hạn ít nhất 30 ngày, trước ngày dự kiến chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện theo quy định tại điểm a, b và c khoản 1 Điều này, doanh nghiệp du lịch nước ngoài phải gửi thông báo về việc chấm dứt hoạt động đến cơ quan cấp Giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, các chủ nợ, người lao động trong chi nhánh, văn phòng đại diện, người có quyền, nghĩa vụ, lợi ích liên quan khác. Thông báo này phải nêu rõ thời điểm dự kiến chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện và đăng báo viết hoặc báo điện tử được phép phát hành tại Việt Nam trong 3 số liên tiếp.
3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày quyết định không gia hạn Giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc ngày quyết định thu hồi Giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện theo quy định tại điểm d và đ khoản 1 Điều này, cơ quan cấp Giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện phải công bố trên báo viết hoặc báo điện tử được phép phát hành tại Việt Nam trong 3 số liên tiếp về việc chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện và nêu rõ thời điểm chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện.
4. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày doanh nghiệp du lịch nước ngoài và chi nhánh, văn phòng đại diện hoàn thành các nghĩa vụ quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 31 Nghị định này, cơ quan cấp Giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện phải xoá tên văn phòng đại diện, chi nhánh trong Sổ đăng ký.
5. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày xoá tên chi nhánh, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương có trách nhiệm thông báo về việc chấm dứt hoạt động của chi nhánh cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh, cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan nhà nước liên quan nơi chi nhánh đặt trụ sở.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày xoá tên văn phòng đại diện, cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh có trách nhiệm thông báo về việc chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện cho cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan nhà nước liên quan nơi văn phòng đại diện đặt trụ sở.
Điều 31. Nghĩa vụ của doanh nghiệp du lịch nước ngoài đối với chi nhánh, văn phòng đại diện
1. Doanh nghiệp du lịch nước ngoài phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về toàn bộ hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của mình tại Việt Nam.
2. Ít nhất 15 ngày, trước khi chi nhánh, văn phòng đại diện chấm dứt hoạt động theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 30 Nghị định này, doanh nghiệp du lịch nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện có nghĩa vụ thanh toán xong các khoản nợ và các nghĩa vụ khác với nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan theo quy định của pháp luật.
3. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện theo quy định tại điểm d, điểm đ khoản 1 Điều 30 Nghị định này, doanh nghiệp du lịch nước ngoài có nghĩa vụ thanh toán xong các khoản nợ và các nghĩa vụ khác với nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan theo quy định của pháp luật.
Điều 32. Điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa
Người có đủ các điều kiện sau đây được cấp thẻ hướng dẫn viên nội địa:
1. Có quốc tịch Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
2. Không mắc bệnh truyền nhiễm, không sử dụng các chất gây nghiện.
3. Có một trong các trình độ nghiệp vụ sau:
a) Có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành hướng dẫn du lịch trở lên;
b) Có bằng tốt nghiệp trung cấp du lịch không thuộc chuyên ngành hướng dẫn du lịch trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn du lịch do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp;
c) Có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành khác trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn du lịch do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp.
Điều 33. Điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế
Người có đủ các điều kiện sau đây được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế:
1. Đáp ứng các quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 32 Nghị định này.
2. Có một trong các trình độ nghiệp vụ sau:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành hướng dẫn du lịch trở lên;
b) Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác trở lên và có thẻ hướng dẫn viên nội địa;
c) Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn du lịch do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp.
3. Có một trong các trình độ ngoại ngữ sau:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành ngoại ngữ trở lên;
b) Có bằng tốt nghiệp đại học ở nước ngoài trở lên;
c) Có chứng nhận đạt trình độ ngoại ngữ do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp.
4. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hoá - Thông tin quy định, công bố công khai điều kiện, nội dung, thời gian cụ thể bồi dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn du lịch để thực hiện thống nhất trong cả nước.
Điều 34. Thủ tục cấp, cấp lại thẻ hướng dẫn viên
1. Người đề nghị cấp, đổi thẻ hướng dẫn viên nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 74; khoản 1, khoản 2 Điều 75 Luật Du lịch tại một trong các cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh trong toàn quốc.
2. Người đề nghị cấp lại thẻ hướng dẫn viên nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh nơi đã được cấp thẻ hướng dẫn viên. Thời hạn của thẻ được cấp lại bằng thời gian còn lại của thẻ đã cấp.
Điều 35. Cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch
1. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương:
a) Quản lý để bảo đảm việc cấp thẻ hướng dẫn viên đúng quy định, thống nhất trên cả nước;
b) Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch.
2. Cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh:
a) Cấp, cấp lại, đổi, thu hồi thẻ hướng dẫn viên du lịch;
b) Định kỳ hàng năm tổng hợp báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương về tình hình cấp, cấp lại, đổi, thu hồi thẻ hướng dẫn viên du lịch tại địa phương.
1. Thuyết minh viên thực hiện theo quy định tại Điều 78 Luật Du lịch.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương phối hợp với Bộ Văn hoá - Thông tin quy định cụ thể về thuyết minh viên.
Điều 37. Các hình thức xúc tiến du lịch
1. Tuyên truyền, quảng bá du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng trong nước và nước ngoài.
2. Xây dựng các sản phẩm tuyên truyền, quảng bá du lịch.
3. Công bố các sản phẩm du lịch mới.
6. Hợp tác quốc tế về xúc tiến du lịch.
7. Lập văn phòng đại diện du lịch ở nước ngoài.
8. Các hình thức xúc tiến du lịch khác.
Điều 38. Nội dung xúc tiến du lịch
1. Tuyên truyền, quảng bá về đất nước, con người, văn hoá Việt Nam; về các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, di tích cách mạng, di sản văn hoá; về các khu du lịch, tuyến du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch; về tiềm năng, thế mạnh về du lịch của cả nước; nâng cao nhận thức xã hội về du lịch, tạo môi trường du lịch văn minh, lành mạnh, an toàn.
2. Nghiên cứu, tìm hiểu thị trường trong nước và nước ngoài; xây dựng cơ sở dữ liệu du lịch quốc gia; xây dựng, quảng bá các sản phẩm du lịch.
3. Xây dựng các tiêu chí và tổ chức việc trao tặng các danh hiệu du lịch quốc gia cho các doanh nghiệp tiêu biểu trong lĩnh vực kinh doanh du lịch.
4. Kết hợp với xúc tiến đầu tư, thương mại, giao lưu văn hoá và các lĩnh vực khác nhằm xúc tiến du lịch ở trong nước và nước ngoài.
5. Các nội dung xúc tiến du lịch khác.
Điều 39. Trách nhiệm thực hiện xúc tiến du lịch
1. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương:
a) Xây dựng chương trình xúc tiến du lịch quốc gia trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện trong từng thời kỳ;
b) Tổ chức thực hiện các chương trình, sự kiện, hội chợ, hội thảo, triển lãm du lịch cấp quốc gia.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, sự kiện, hội chợ, hội thảo, triển lãm du lịch của địa phương;
b) Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương và địa phương khác trong hoạt động xúc tiến du lịch.
3. Các doanh nghiệp du lịch, các tổ chức, cá nhân được tổ chức hoặc phối hợp với các tổ chức, cá nhân khác để tiến hành hoạt động xúc tiến du lịch trong và nước ngoài, tham gia các chương trình xúc tiến du lịch quốc gia.
Điều 40. Văn phòng đại diện du lịch Việt Nam ở nước ngoài
1. Văn phòng đại diện du lịch Việt Nam ở nước ngoài là tổ chức đại diện cho cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương tại nước tiếp nhận và các nước mà văn phòng đại diện du lịch Việt Nam ở nước ngoài được phân công phụ trách (gọi tắt là văn phòng).
2. Văn phòng được thành lập tại thị trường du lịch trọng điểm, trung tâm giao lưu quốc tế, có vị trí thuận lợi trong việc quan hệ, hợp tác phát triển du lịch giữa Việt Nam với nước tiếp nhận và các nước văn phòng được phân công phụ trách.
Việc thành lập và hoạt động của văn phòng do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương.
3. Văn phòng chịu sự quản lý của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam tại nước tiếp nhận và cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước tiếp nhận.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Những quy định trước đây trái Nghị định này đều bãi bỏ.
2. Nghị định này thay thế Nghị định số 27/2001/NĐ-CP ngày 05 tháng 6 năm 2001 của Chính phủ về kinh doanh lữ hành, hướng dẫn du lịch; Nghị định số 39/2000/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2000 của Chính phủ về cơ sở lưu trú du lịch; các quy định liên quan đến chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam quy định tại Nghị định số 45/2000/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2000 của Chính phủ quy định về văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài và của doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam.
1. Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam đã đăng ký kinh doanh, đã có Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, đã có Giấy phép thành lập trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành được tiếp tục hoạt động theo đúng nội dung quy định trong Giấy phép đã được cấp và trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực phải bổ sung đầy đủ các điều kiện về kinh doanh, thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện theo quy định của Nghị định này.
2. Hướng dẫn viên du lịch đã được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành được tiếp tục hướng dẫn du lịch và trong thời hạn 24 tháng, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, phải bổ sung đầy đủ các điều kiện theo quy định tại Nghị định này.
3. Cơ sở lưu trú du lịch đã đăng ký hoạt động kinh doanh trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành được tiếp tục hoạt động kinh doanh và trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, phải bổ sung đầy đủ các điều kiện theo đúng quy định tại Nghị định này.
1. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THE
GOVERNMENT |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No.92/2007/ND-CP |
Hanoi,
June 01, 2007 |
DETAILING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE
LAW ON TOURISM
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the
Government dated December 25, 2001;
Pursuant to the Law on Tourism dated June 14, 2005;
At the proposal of the General Director of the Vietnam National Administration
of Tourism,
DECREES:
Article 1.
...
...
...
2. Subjects of application:
a) Vietnamese or foreign organizations and individuals engaged in tourism activities in the Vietnamese territory;
b) Agencies, organizations, individuals and population communities conducting tourism-related activities.
Article 2.
1. Investment projects on the construction of national tourist resorts, ecological tourist resorts or cultural parks where sport or recreation activities take place, which are on the list of domains or geographical areas eligible for investment incentives according to government regulations, are entitled to:
a) Import tax, export tax or enterprise income tax incentives provided for by the Government;
b) Exemption from or reduction of land use tax, land use levy, land or water surface rent, for land allocated or leased under the land law or the tax law.
2. Investment projects on the expansion, upgrading or construction of tourism job-teaching and-training establishments, and investment projects on tourism development in geographical areas meeting with particularly difficult socio-economic conditions or difficult socio-economic conditions are entitled to the State's investment credit preferences under government regulations.
3. Other policies provided for by law.
...
...
...
a) Preservation, embellishment of tourism resources and environment; prevention, control and overcoming of environmental incidents in tourist resorts or tourist spots;
b) Construction of tourism infrastructures in national tourist resorts or national tourist spots; tourist resorts or tourist spots in localities with tourist development potential in geographical areas meeting with particularly difficult socio-economic conditions or difficult socio-economic conditions.
5. Funds for tourism promotion are provided for as follows:
a) The central budget shall allocate funds for tourism promotion activities conducted by the central-level state administrative agency in charge of tourism.
b) Local budgets shall allocate funds for tourism promotion activities conducted by People's Committees of provinces or centrally run cities (below referred to as provincial-level People's Committee for short).
TOURISM RESOURCES,
TOURISM DEVELOPMENT PLANS
Article 3.
1. Tourism resources shall be investigated in term of:
...
...
...
b) Their characteristics;
c) Their value to serve tourism;
d) Their current status, preservation, exploitation and use capacity.
2. The central-level state administrative agency in charge of tourism shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned agencies and provincial-level People's Committees in, elaborating and promulgating regulations on investigation, evaluation and classification of tourism resources as a basis for uniform implementation nationwide.
3. Organizations and individuals managing or owning tourism resources shall coordinate with competent state agencies in investigating those resources.
Article 4.
1. Tourism development plans include master tourism development plans and specific tourism development plans.
2. A master tourism development plan must be formulated on the basis of, and conform in terms of both contents and time to, the national socio-economic development strategy and plan and the national tourism development strategy.
3. A master tourism development plan must be promptly supplemented or adjusted to ensure its consistency and conformity with the national socio-economic development strategy and plan and the national tourism development strategy.
...
...
...
1. A tourism development plan must be publicized within 30 days after it becomes effective.
2. The central-level state administrative agency in charge of tourism shall announce tourism development plans approved by the Prime Minister.
3. Provincial-level People's Committees shall announce tourism development plans under their approval competence.
TOURIST RESORTS, TOURIST
SPOTS AND TOURIST CITIES
Article 6.
The Prime Minister shall decide on recognition of a national tourist resort which fully meets the following conditions:
1. Having particularly appealing tourism resources with natural landscape advantages, being capable of attracting many tourists.
2. Having an area of at least 1,000 ha.
...
...
...
4. Having a tourism development plan approved by a competent authority.
5. Having ground and space meeting the requirements of sight-seeing, recreation and entertainment in the resort.
6. Having infrastructure, physical-technical facilities and services up to technical standards and criteria promulgated by competent state administrative agencies:
7. Having accommodations, entertainment and sport areas and other associated service facilities.
Article 7.
The Prime Minister shall decide on recognition of a national tourist spot, which fully meets the following conditions:
1. Having particularly appealing tourism resources.
2. Being capable of serving at least 100,000 tourist arrivals a year.
3. Having convenient roads to it and providing parking lots, public toilets, fire prevention and fighting, water supply and drainage, communication and other services, meeting tourists' needs.
...
...
...
Article 8.
The president of a provincial-level People’s Committee shall recognize a local tourist resort, which fully meets the following conditions:
1. Having appealing tourism resources.
2. Having an area of at least 200 ha.
3. Being capable of serving at least 100,000 tourist arrivals a year. 4. Satisfying the conditions prescribed in Clauses 4, 5 and 6, Article 6 of this Decree.
Article 9.
The president of a provincial-level People’s Committee shall recognize a local tourist spot, which fully meets the following conditions:
1. Having appealing tourism resources.
2. Being capable of serving at least 10,000 tourist arrivals a year. 3. Satisfying the conditions prescribed in Clauses 3 and 4, Article 7 of this Decree.
...
...
...
1. Contents of management of tourist resorts:
a) Publicizing master and specific plans on development of tourist resorts;
b) Managing the implementation of plans and investments under plans approved by competent authorities;
c) Inspecting, supervising the observance of the contents and progresses of investment projects approved by competent authorities;
d) Detecting, reporting to competent authorities on investment projects which fail to comply with plans or adversely affect the environment and landscape.
e) Managing tourism business and service activities according to current legal provisions applicable to each business line;
f) Inspecting, controlling the quality of services of tourism business establishments and other services-providing establishments.
g) Preserving and embellishing tourism resources and environment;
h) Ensuring environmental sanitation, fire prevention and fighting, and safety in tourist resorts;
...
...
...
j) Making suggestions or proposals to competent agencies for handling violations of business establishments, which cause environmental pollution or adversely affect tourism resources;
k) Other contents provided for by law.
2. Management boards of tourist resorts
a) The provincial-level People's Committee president shall decide on the establishment of the management board of a tourist resort within the administrative boundaries under his/her management;
b) The management board of a tourist resort shall perform the tasks specified in Clause 1 of this Article;
c) The management board of a tourist resort situated within the administrative boundaries of two or more provinces or centrally run cities shall, apart from observing the provisions of Clause 1 of this Article, comply with the regulation on management of tourist resorts promulgated by the central-level state administrative agency in charge of tourism.
Article 11.
1. The Prime Minister shall decide on the recognition of a tourist city which fully meets the following conditions:
a) Satisfying the conditions on urban areas prescribed by law;
...
...
...
c) Having convenient roads to tourist resorts or tourist spots;
d) Having technical infrastructure meeting the tourist-servicing requirements;
e) Having synchronous and convenient physical-technical facilities up to technical standards and criteria set by competent state administrative agencies, meeting various needs of domestic and foreign tourists.
2.The Prime Minister shall decide on recognition of tourist cities based on the dossier evaluation results submitted by the Minister of Construction.
Article 12.
1. A travel business administrator must have at least three-year working experience in the travel business domain (for domestic travel business) or four-year working experience in this domain (for international travel business).
2. The working duration of a travel business administrator in travel business is the total of his/her working time in the following domains:
...
...
...
b) Tourist guiding;
c) Tourism advertisement and promotion;
d) Elaboration and administration of tourism programs;
e) Research into, teaching on, travel business and tourist guiding.
3. The working duration of a travel business administrator in travel business is determined on the basis of written certification of the agency, organization or enterprise where he/she has worked or works; and other valid papers which certification her working duration in this domain.
Article 13.
1. An international travel enterprise has the following rights:
a) To enjoy business autonomy and take responsibility for tourism business activities;
b) To request a competent state agency to approve the entry, exit or transit of tourists;
...
...
...
d) To participate in tourism promotion activities; join in professional associations;
e) Other rights provided for by law.
2. An international travel enterprise has the following obligations:
a) To set up, register and conduct its business in accordance with law;
b) To employ only tourist guides who possess international tourists guide's cards to guide foreign tourists and observe regulations on the employment of laborers;
c) To notify the provincial-level state agency charge of tourism of the replacement of its travel business administrator within 30 days after such replacement;
d) To monitor and make full and accurate statistics on the number of tourists to whom it has provided tourism services;
e) To assure the conditions for, an interests of, tourists in accordance with the concluded agreements;
f) Other obligations prescribed by law.
...
...
...
1. Vietnamese tourists traveling abroad are required to buy travel insurance.
2. Foreign tourists traveling to Vietnam are encouraged to buy travel insurance (if they have no insurance overseas).
3. Domestic tourists are encouraged to buy travel insurance for their tours.
4. Travel insurance for tourists must be bought at insurance enterprises licensed to operate in Vietnam.
5. Enterprises buying insurance for tourists shall coordinate with insurance-providing enterprises in promptly and properly performing their insurance obligation and pay indemnities to those tourists who suffer risks.
Article 15.
1. An international travel enterprise must make a deposit in accordance with regulations.
2. The deposit level is two hundred and fifty million dong (VND 250 million).
3. The deposit money shall be used to pay compensation to tourists in case the enterprise breaches tourism contracts, and to handle risks for tourists who are not required to buy travel insurance.
...
...
...
Article 16.
1. Foreign-invested travel enterprises shall comply with the provisions of Article 51 of the Law on Tourism.
2. The central-level state administrative agency in charge of tourism shall coordinate with the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Trade and concerned agencies in specifying foreign-invested travel enterprises.
Article 17.
1. Tourist accommodation establishments include:
a) Hotels;
b) Tourist villages;
c) Tourist villas;
d) Tourist apartments;
...
...
...
f) Tourist guest houses;
g) Houses with rooms for tourist rental; and,
h) Other tourist accommodation establishments.
2. The central-level state administrative agency in charge of tourism shall formulate and announce specific criteria for each type and grade of tourist accommodation establishments; dossier and procedures for their classification and grading for uniform application nationwide.
Article 18.
1. Tourist accommodation establishments must not be built in or next to defense or security areas, nor affect the space of the national air-defense battlefield; and must ensure a safety distance from schools, hospitals and areas which cause or may cause pollution.
The Ministry of Construction shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the central-level state administrative agency in charge of tourism and concerned agencies in, specifying that distance.
2. Tourist accommodation establishments must have physical-technical foundations and facilities up to prescribed standards.
Article 19.
...
...
...
2. Persons directly managing, administering or providing conditional services at tourist accommodation establishments must satisfy the conditions and criteria prescribed by law.
Article 20.
1. The grant of signboards of satisfaction of tourist service standards complies with the provisions of Article 20 of the Law on Tourism.
2. The central-level state administrative agency in charge of tourism shall specify standards and models of signboards of satisfaction of tourist service standards.
VIETNAM-BASED BRANCHES AND REPRESENTATIVE OFFICES OF FOREIGN TOURISM ENTERPRISES
1. The central-level state administrative agency in charge of tourism shall grant permits for the establishment of Vietnam-based branches or representative offices (referred to as branches for short) of a foreign tourism enterprise which meets all the following conditions:
a) Being a tourism enterprise recognized lawful by the law of the country where it is established;
...
...
...
c) Filing a complete and valid dossier as prescribed in Article 22 of this Decree.
2. The provincial-level state agency in charge of tourism shall grant a permit for the establishment of a Vietnam-based representative office of a foreign tourism enterprise (referred to as representative office for short) which meets all the following conditions:
a) Meeting the requirements at Point a, Clause 1 of this Article;
b) Having conducted tourism business for at least one year since its lawful establishment or made business registration in accordance with the law of its home country;
c) Filing a valid dossier as prescribed in Article 22 of this Decree.
Article 22. Dossier of application for a branch-or representative office- establishment permit
1. An application for a branch- or representative office-establishment permit, signed by an authorized representative of the foreign tourism enterprise.
2. Copies of the foreign tourism enterprise's business registration certificate, operation charter or a paper of equivalent legal validity, certified by a competent agency in the locality where the enterprise is established or makes business registration; for the establishment of a branch, a paper of authorization is required, stating the scope of authorization to the branch head.
3. The audited financial statement or paper of equivalent legal validity on the operation of the foreign tourism enterprise in the fiscal year prior to the year of consideration of the permit grant.
...
...
...
Article 23.
1. A foreign tourism enterprise shall send a dossier set to the central-level state administrative agency in charge of tourism (if applying for a branch establishment permit) or to the provincial-level state agency in charge of tourism (if applying for a representative office-establishment permit).
2. Within 15 working days after receiving a complete and valid dossier from a foreign tourism enterprise, the central-level state administrative agency in charge of tourism shall evaluate the dossier, grant a branch-establishment permit to the enterprise, and notify such to the provincial-level state agency in charge of tourism, the tax agency, statistical agency and relevant state agency in the locality where the branch is located.
3. Within 15 working days after receiving a complete and valid dossier from a foreign tourism enterprises, the provincial-level state agency in charge of tourism shall evaluate the dossier and grant a representative office-establishment permit to the enterprise, and notify such to the central-level state agency in charge of tourism, the provincial-level People’s Committee, tax agency, statistical agency and relevant state agency in the locality where the representative office is located.
4. If the dossier is invalid, within 3 working days after receiving it, the agency competent to grant branch- or representative office-establishment permits shall notify in writing the foreign tourism enterprise for supplementation and completion of the dossier.
5. If the dossier fails to satisfy the conditions for the grant of branch- or representative office- establishment permit, within 15 working days after receiving it, the competent permit-granting agency shall notify such in writing to the foreign tourism enterprise, clearly stating the reasons.
6. A branch- or representative office-establishment permit's validity term is 5 years but must not exceed the remaining validity duration of the business registration certificate or a paper of equivalent legal validity of the foreign tourism enterprise.
Article 24.
1. Within 10 days after making the following changes, a foreign tourism enterprise shall carry out procedures for modification of its branch- or representative office-establishment permit with the agency, which has granted that permit:
...
...
...
b) Renaming or change of the contents of operation of the branch or representative office;
c) Replacement of the head of the branch or the chief of the representative office.
2. A dossier of application for modification of a branch- or representative office-establishment permit comprises:
a) An application for modification of the branch-or representative office-establishment permit, signed by an authorized representative of the foreign tourism enterprise;
b) The original of the granted branch- or representative office-establishment permit.
Within 10 working days after receiving a valid dossier from the enterprise, the agency competent to grant branch-or representative office-establishment permits shall modify the permit and send copies of the modified permit to the relevant agencies defined in Clause 2 or 3, Article 23 of this Decree.
Article 25.
1. In the following cases, within 15 days after making changes, a foreign tourism enterprise shall carry out procedures for the re-grant of its branch-or representative office-establishment permit:
a) Renaming or relocating its foundation registration place from one country to another country;
...
...
...
c) Changing its operation contents.
2. A dossier of application for the re-grant of a branch-or representative office-establishment permit comprises:
a) An application for the re-grant of a branch-or representative office-establishment permit, signed by an authorized representative of the foreign tourism enterprise;
b) Copies of the foreign tourism enterprise's business registration certificate or a paper of equivalent legal validity, certified by a competent agency in the locality where the enterprise is founded or registers its business.
The paper defined at Points a and b of this Clause must be translated into Vietnamese and authenticated or consularly legalized by an overseas Vietnamese diplomatic mission or consulate in accordance with Vietnamese law.
c) The original of the granted branch-or representative office-establishment permit.
3. When its branch-or representative office-establishment permit is lost, tom or destroyed, a foreign tourism enterprise shall carry out procedures of application for there-grant of the permit. A dossier of application for the re-grant of a branch-or representative office-establishment permit comprises:
a) An application for the re-grant of a branch-or representative office-establishment permit, signed by an authorized representative of the foreign tourism enterprise;
b) The torn original permit; the branch's or representative office's report on the loss or damage of the permit, certified by the ward/commune-level police office in the locality where the branch or the representative office is located.
...
...
...
Procedures for the re-grant of branch-or representative office-establishment permits comply with Article 23 of this Decree.
Article 26.
1. A foreign tourism enterprise may extend its branch-or representative office-establishment permit if it meets all the following conditions:
a) Wishing to continue its operation in Vietnam;
b) Lawfully operating in the country where it is established;
c) Not committing acts prohibited by Vietnam’s Law on Tourism and relevant legal provisions during the period of operation in Vietnam.
2. Extension of branch-or representative office-establishment permits
a) At least 30 days before its branch-or representative office-establishment permit ceases to be valid, the concerned enterprise shall send an application for permit extension to the competent agency defined in Clause 1, Article 23 of this Decree;
b) Within 15 days after receiving the enterprise’s application, the competent agency shall consider and extend its branch-or representative office-establishment permit; if getting approval, the enterprise shall send the original permit to the competent agency for extension. In case of the competent agency shall notify the enterprise in writing, clearly stating the reason.
...
...
...
Article 27.
A branch and its head have the following rights and obligations:
1. To be entitled to deal in business lines and trades specified in Clauses 2, 3, 4 and 5, Article 38 of the Tourism Law.
2. Within 45 days after being granted an establishment permit, the branch must officially start operation and notify the operation-starting time in writing to the central-level state administrative agency in charge of tourism and the provincial-level state agency in charge of tourism in the locality where the branch is located.
3. Ten working days before relocating a branch or replacing its head, the foreign tourism enterprise must notify such in writing to the central-level state administrative agency in charge of tourism and the provincial-level state agency in charge of tourism in the locality where the branch is located.
4. To annually or extraordinarily report on the branch's operations according to regulations to the central-level state administrative agency in charge of tourism and the provincial-level state agency in charge of tourism in the locality where the branch is located.
5. The branch must neither represent other enterprises nor sublease its office.
6. The head of a branch of a foreign tourism enterprise shall take responsibility for his/her activities and operations of the branch according to Vietnamese law and may not concurrently hold the following posts:
a) Chief of a representative office of the same foreign enterprise in Vietnam;
...
...
...
Article 28.
A representative office and its chief have the following rights and obligations:
1. Within 45 days after being granted an establishment permit, the representative office must officially start operation and notify its operation-starting time in writing to the provincial-level state agency in charge of tourism in the locality where it is located.
2. In case of relocation or replacement of the chief of a representative office, within 10 working days the concerned foreign tourism enterprise must notify such to the provincial-level state agency in charge of tourism in the locality where the representative office is located.
3. To annually or extraordinarily reporting according to current regulations on the representative office's operations to the provincial-level state agency in charge of tourism in the locality where the representative office is located.
4. The chief of a representative office must neither represent other enterprises nor sublease its office.
5. The chief of a representative office of a foreign tourism enterprise shall take responsibility for his/her activities and operations of the representative office according to Vietnamese law and may not concurrently hold the following posts:
a) Head of a branch in Vietnam;
b) At-law representative of a foreign enterprise dealing in tourism;
...
...
...
Article 29.
1. A branch or representative office has its establishment permit revoked in the following cases:
a) Failing to officially start operation within 6 months after being granted an establishment permit;
b) Ceasing its operation for 6 consecutive months without notifying the permit-granting agency.
c) Failing to periodically report on its operation for 2 consecutive years;
d) Failing to send reports at the request of a competent agency within 6 months from the date of receiving such written request.
e) Failing to operate according to its functions prescribed by 1aw.
2. The agency granting branch-or representative office-establishment permits is also the agency competent to revoke those permits.
Article 30.
...
...
...
a) It is so requested by the foreign tourism enterprise and approved by a competent authority;
b) The foreign tourism enterprise terminates its operation in accordance with the law of the country where it is founded or registers its business;
c) Upon the expiration of a branch's or representative office's operation duration according to its permit, the foreign tourism enterprise has no request for permit extension.
d) The branch-or representative office-establishment permit has expired but its extension is not approved by the permit-granting agency;
e) The branch-or representative office-establishment permit is revoked under Clause 1, Article 29 of this Decree.
2. At least 30 days before the date it expects to terminate the operation of a branch or representative office under the provisions of Point a, b or c, Clause 1 of this Article, the foreign tourism enterprise shall notify such to the permit-granting agency, creditors, laborers at the branch or representative office and persons with relevant rights, obligations and interests. The notice must state the expected time of termination of operation of the branch or representative office and must be published in three consecutive issues of a newspaper or an electronic newspaper permitted for circulation in Vietnam.
3. Within 15 days after deciding on the non-extension of a branch-or representative office-establishment permit or after deciding on the revocation of such a permit according to the provisions of Point d or e, Clause 1 of this Article, the permit-granting agency shall publish the termination of operation of the branch or representative in three consecutive issues of a newspaper or an electronic newspaper permitted for circulation in Vietnam, clearly stating the termination time.
4. Within 15 days after a foreign tourism enterprise and its branch or representative office fulfill their obligations defined in Clause 2 or 3, Article 31 of this Decree, the branch-or representative office-establishment permit-granting agency shall delete the name of the representative office or branch in the register.
5. Within 15 days after deleting the name of a branch, the central-level state administrative agency in charge of tourism shall notify the termination of operation of the branch to the provincial-level People's Committee, the provincial-level state agency in charge of tourism, tax agency, statistical agency and concerned state agencies in the locality where the branch is located.
...
...
...
Article 31.
1. A foreign tourism enterprise shall take responsibility before law for all operations of its branches or representative offices in Vietnam.
2. At least 15 days before a branch or representative office terminates its operation under the provisions of Point a, b or c, Clause 1, Article 30 of this Decree, the foreign tourism enterprise, its branch and representative office shall pay all debts and fulfill other obligations toward the State, concerned organizations and individuals in accordance with law.
3. Within 60 days after terminating the operation of its branch or representative office under the provisions of Point d or e, Clause 1, Article 30 of this Decree a foreign tourism enterprise is obliged to pay all debts and fulfill other obligations toward the State, concerned organizations and individuals in accordance with law.
Article 32.
A person meeting all the following conditions may be granted a domestic tourist guide's card:
1. Having Vietnamese nationality, permanently residing in Vietnam, having full civil act capacity.
...
...
...
3. Attaining one of the following degrees:
a) A tourist guiding diploma of intermediate or higher level;
b) A tourism diploma not in the tourist guiding discipline and a tourist guide training certificate granted by a competent training establishment;
c) An intermediate diploma in another discipline and a tourist guide training certificate granted by a competent training establishment.
Article 33.
A person meeting all the following conditions may be granted an international tourist guide's card:
1. Meeting the conditions prescribed in Clauses 1 and 2, Article 32 of this Decree.
2. Attaining one of the following degrees:
a) A university or higher-level diploma in the tourist guiding discipline;
...
...
...
c) A university diploma in another discipline and a tourist guide training certificate granted by a competent training establishment.
3. Attaining one of the following levels of foreign language proficiency:
a) A foreign language university or higher-level diploma;
b) A foreign university or higher-level diploma;
c) An appropriate foreign language certificate granted by a competent training establishment.
4. The central-level state administrative agency in charge of tourism shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Education and Training and the Ministry of Culture and Information in, providing and publicizing specific conditions, contents and time for tourist guide training for uniform implementation nationwide.
Article 34.
1. A person applying for the grant or re-grant of a tourist guide's card shall submit a dossier prescribed in Clause 1, Article 74; Clauses 1 and 2, Article 75 of the Tourism Law to one of the provincial-level state agencies in charge of tourism throughout the country.
2. A person applying for the re-grant of a tourist guide's card shall submit a dossier to the provincial-level state agency in charge of tourism, which has granted it the tourist guide's card. The validity duration of the re-granted card is equal to the remaining validity duration of the granted card.
...
...
...
1. The central-level state administrative agency in charge of tourism shall:
a) Perform management in order to grant tourist guide's cards properly and uniformly nationwide;
b) Inspect and supervise the observance of regulations on the grant of tourist guide's cards.
2. The provincial-level state agency in charge of tourism shall:
a) Grant, re-grant, renew or revoke tourist guide's cards;
b) Annually submit sum-up reports on the grant, re-grant, renewal and revocation of tourist guide's cards in localities to the central-level state administrative agency in charge of tourism.
1. Narrators shall abide by the provisions of Article 78 of the Law on Tourism.
2. The central-level state administrative agency in charge of tourism shall coordinate with the Ministry of Culture and Information in providing in detail for narrators.
...
...
...
Article 37.
1. To propagate and popularize tourism on the mass media inside and outside the country.
2. To develop products for tourism propagation and popularization. 3. To publicize new tourism products.
4. To survey new spots for tourist arrivals.
5. To organize and implement national, regional and local programs, events, fairs, workshops, exhibitions and communication activities on tourism (inside and outside the country).
6. To enter into international cooperation on tourism.
7. To establish overseas tourism representative offices.
8. Other forms of tourism promotion.
...
...
...
1. To propagate and widely introduce the country, people and culture of Vietnam; beautiful landscapes; historical, revolutionary and cultural relics; tourist resorts, tours, tourist spots and tourist cities; tourism potential and strengths of the country. To raise publi1c awareness about tourism, creating a civilized, healthy and safe tourism environment.
2. To study and explore domestic and foreign markets; to establish a national tourism database; to create and popularize tourism products.
3. To formulate criteria and organize the conferment of national tourism titles to prominent enterprises in tourism business.
4. To combine tourism with investment and trade promotion, with cultural exchange and other domains so as to promote tourism at home and abroad.
5. Other tourism promotion activities.
Article 39.
1. The central-level state administrative agency in charge of tourism:
a) To work out national tourism promotion programs and submit them to competent authorities for approval and implementation in each period;
b) To organize the implementation of national tourism programs, events, fairs, workshops and exhibitions.
...
...
...
a) To work out, and organize the implementation of local tourism programs, events, fairs, workshops and exhibitions;
b) To coordinate with the central state administrative agency in charge of tourism and other localities in tourism promotion activities.
3. Tourism enterprises, organizations and individuals may organize or coordinate with other organizations and individuals in organizing tourism promotion activities inside or outside the country, and participate in national tourism promotion programs.
Article 40.
1. An overseas Vietnamese tourism representative office is an organization representing the central-level state administrative agency in charge of tourism in the host country and the countries which that office is assigned to take charge of (referred to as office for short).
2. Offices are set up in key tourism markets and international exchange hubs with convenient positions for tourism cooperation between Vietnam and the host countries as well as the countries which offices are assigned to take charge of.
The setting up and operation of offices are decided by the Prime Minister at the proposal of the central-level state administrative agency in charge of tourism.
3. Offices are placed under the management of Vietnamese diplomatic missions and consulates in the host countries and the central-level state administrative agency in charge of tourism in accordance with the laws of Vietnam and the host countries.
...
...
...
Article 41.
1. This Decree takes effect 15 days after its publication in CONG BAO. All previous regulations contrary to this Decree are annulled.
2. This Decree replaces the Government’s Decree No. 27/2001/ND-CP dated June 5, 2001, on travel business and tourist guiding; Decree No. 39/2000/ND-CP dated August 24, 2000, on tourism accommodation establishments; provisions on Vietnam- based branches and representative offices of foreign tourism enterprises in the Government’s Decree No. 45/2000/ND-CP dated September 6, 2000, providing for Vietnam-based representative offices and branches of foreign traders and foreign tourism enterprises.
Article 42.
1. Travel business enterprises, Vietnam-based branches and representative offices of foreign tourism enterprises, which have registered business, have been granted international travel business permits and establishment permits before this Decree takes effect may continue operation according to their permits but, within 12 months after this Decree takes effect, shall comply with all business and establishment conditions for branches or representative offices in accordance with this Decree.
2. Tourist guides who have been granted tourist guide's cards before this Decree takes effect may continue guiding tourists but, within 24 months after this Decree takes effect, shall comply with all the conditions prescribed in this Decree.
3. Tourism accommodation establishments which have registered business before this Decree takes effect may continue their business but, within 12 months after this Decree takes effect, shall comply with all the conditions prescribed in this Decree.
Article 43.
1. The central-level state administrative agency in charge of tourism shall guide the implementation of this Decree.
...
...
...
ON BEHALF OF
THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER
Nguyen Tan Dung
Nghị định 92/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Du lịch
Số hiệu: | 92/2007/NĐ-CP |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 01/06/2007 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị định 92/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Du lịch
Chưa có Video