CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 32/2006/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 30 tháng 03 năm 2006 |
VỀ QUẢN LÝ THỰC VẬT RỪNG, ĐỘNG VẬT RỪNG NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng
12 năm 2001;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương 1:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng:
1. Phạm vi điều chỉnh: Nghị định này quy định về quản lý và Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm từ rừng Việt Nam.
2. Đối tượng áp dụng: cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm trên lãnh thổ Việt Nam quy định tại Nghị định này.
Trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định tại Nghị định này thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế đó.
Điều 2. Phân nhóm thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm:
1. Giải thích từ ngữ:
Loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm là loài thực vật, động vật có giá trị đặc biệt về kinh tế, khoa học và môi trường, số lượng còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng, thuộc danh mục các loài thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm do Chính phủ quy định.
2. Thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được phân thành hai nhóm (có danh mục kèm theo) như sau:
a) Nhóm I: nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, gồm những loài thực vật rừng, động vật rừng có giá trị đặc biệt về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, số luợng quần thể còn rất ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng cao.
Thực vật rừng, động vật rừng Nhóm I được phân thành:
Nhóm I A, gồm các loài thực vật rừng.
Nhóm I B, gồm các loài động vật rừng.
b) Nhóm II: hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, gồm những loài thực vật rừng, động vật rừng có giá trị về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, số luợng quần thể còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng.
Thực vật rừng, động vật rừng Nhóm II được phân thành:
Nhóm II A, gồm các loài thực vật rừng.
Nhóm II B, gồm các loài động vật rừng.
Điều 3. Chính sách của Nhà nước về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm:
1. Nhà nước đầu tư để quản lý, bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại các khu rừng đặc dụng, các hoạt động cứu hộ đối với thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm bị xử lý tịch thu.
2. Hỗ trợ khắc phục thiệt hại do động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm từ tự nhiên gây ra cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân ở ngoài các khu rừng đặc dụng, các hộ gia đình, cá nhân đang cư trú hợp pháp trong các khu rừng đặc dụng (được chính quyền cấp xã, nơi có rừng đặc dụng xác nhận) theo quy định của pháp luật.
3. Nhà nước khuyến khích, hỗ trợ, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đầu tư quản lý, bảo vệ và phát triển thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
Chương 2:
QUẢN LÝ THỰC VẬT RỪNG, ĐỘNG VẬT RỪNG NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM
Điều 4. Theo dõi diễn biến thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm:
1. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện đánh giá tình trạng thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại địa phương; tổng hợp trên địa bàn cùng với việc thống kê rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng quy định tại Điều 32 của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, hướng dẫn việc nghiên cứu, đánh giá tình trạng thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; tổng hợp trong toàn quốc cùng với việc thống kê rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng quy định tại Điều 32 của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004.
Điều 5. Bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm :
1. Những khu rừng có thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm phân bố tập trung thì được đưa vào xem xét thành lập khu rừng đặc dụng theo quy định của pháp luật.
Đối với thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm sinh sống ở ngoài các khu rừng đặc dụng phải được bảo vệ theo quy định của Nghị định này và quy định hiện hành của pháp luật.
2. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tiến hành hoạt động sản xuất, xây dựng công trình, điều tra, thăm dò, nghiên cứu, tham quan, du lịch và các hoạt động khác trong khu rừng có thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm phải thực hiện các quy định tại Nghị định này và pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, pháp luật về bảo vệ môi trường.
3. Nghiêm cấm những hành vi sau đây:
a) Khai thác thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; săn, bắn, bẫy, bắt, nuôi nhốt, giết mổ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm trái quy định tại Nghị định này và quy định hiện hành của pháp luật.
b) Vận chuyển, chế biến, quảng cáo, kinh doanh, sử dụng, tàng trữ, xuất khẩu, nhập khẩu thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm trái với quy định tại Nghị định này và quy định hiện hành của pháp luật.
Điều 6. Khai thác thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm từ :
1. Khai thác thực vật rừng, động vật rừng Nhóm I:
Thực vật rừng, động vật rừng Nhóm I chỉ được khai thác vì mục đích nghiên cứu khoa học (kể cả để tạo nguồn giống ban đầu phục vụ cho nuôi sinh sản, trồng cấy nhân tạo), quan hệ hợp tác quốc tế.
Việc khai thác thực vật rừng, động vật rừng Nhóm I không được làm ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo tồn các loài đó trong tự nhiên và phải có phương án được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt.
2. Khai thác thực vật rừng, động vật rừng Nhóm II:
a) Khai thác thực vật rừng, động vật rừng Nhóm II trong các khu rừng đặc dụng:
- Chỉ được khai thác vì mục đích nghiên cứu khoa học (kể cả để tạo nguồn giống ban đầu phục vụ cho nuôi sinh sản, trồng cấy nhân tạo), quan hệ hợp tác quốc tế.
- Việc khai thác thực vật rừng, động vật rừng Nhóm II trong các khu rừng đặc dụng không được làm ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo tồn các loài đó và phải có phương án được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt.
b) Khai thác thực vật rừng, động vật rừng Nhóm II ngoài các khu rừng đặc dụng:
- Thực vật rừng Nhóm II A ngoài các khu rừng đặc dụng chỉ được khai thác theo quy định tại Quy chế khai thác gỗ và lâm sản khác, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
- Động vật rừng Nhóm II B ngoài các khu rừng đặc dụng chỉ được khai thác vì mục đích nghiên cứu khoa học (kể cả để tạo nguồn giống ban đầu phục vụ nuôi sinh sản), quan hệ hợp tác quốc tế.
Việc khai thác động vật rừng Nhóm II B ngoài các khu rừng đặc dụng không được làm ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo tồn của các loài đó trong tự nhiên và phải có phương án được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt đối với những khu rừng do các tổ chức trực thuộc Trung ương quản lý hoặc được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt đối với những khu rừng do các tổ chức, cá nhân thuộc địa phương quản lý.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thủ tục, trình tự để phê duyệt phương án khai thác thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm từ tự nhiên.
Thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và sản phẩm của chúng được khai thác từ tự nhiên, khi vận chuyển, cất giữ phải theo các quy định sau:
1. Có đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc khai thác hợp pháp theo quy định tại Điều 6 Nghị định này, các giấy tờ khác theo quy định hiện hành của pháp luật về xử lý tang vật vi phạm (đối với trường hợp thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và sản phẩm của chúng được xử lý tịch thu trong các vụ vi phạm hành chính hoặc vụ án hình sự).
2. Khi vận chuyển động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và sản phẩm của chúng ra ngoài địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải có Giấy phép vận chuyển đặc biệt do cơ quan kiểm lâm cấp tỉnh cấp.
3. Khi vận chuyển thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và sản phẩm của chúng phải thực hiện theo quy định của Nhà nước về kiểm tra, kiểm soát lâm sản. Riêng gỗ Nhóm I A và Nhóm II A khai thác từ rừng tự nhiên trong nước, ngoài các thủ tục quy định tại khoản 1 Điều này còn có dấu búa kiểm lâm theo quy định về quy chế quản lý búa kiểm lâm.
Điều 8. Phát triển thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm:
1. Hoạt động trồng cấy nhân tạo thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, trồng cấy nhân tạo, nuôi sinh sản các loài thực vật hoang dã, động vật hoang dã nguy cấp.
2. Khai thác, vận chuyển, cất giữ thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được nuôi sinh sản, trồng cấy nhân tạo và sản phẩm của chúng phải có giấy tờ chứng minh nguồn gốc theo quy định của pháp luật về xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, quá cảnh, nhập nội từ biển, trồng cấy nhân tạo, nuôi sinh sản các loài thực vật hoang dã, động vật hoang dã nguy cấp.
Điều 9. Chế biến, kinh doanh thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và sản phẩm của chúng:
1. Nghiêm cấm chế biến, kinh doanh thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I A, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I B và Nhóm II B từ tự nhiên và sản phẩm của chúng vì mục đích thương mại (trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này).
2. Được phép chế biến, kinh doanh vì mục đích thương mại đối với các đối tượng sau:
- Các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và sản phẩm của chúng có nguồn gốc nuôi sinh sản; các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm II B là tang vật xử lý tịch thu theo quy định hiện hành của Nhà nước, không còn khả năng cứu hộ, thả lại môi trường.
- Thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I A là tang vật xử lý tịch thu theo quy định hiện hành của Nhà nước; thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm II A từ tự nhiên, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm có nguồn gốc trồng cấy nhân tạo.
Tổ chức, cá nhân chế biến kinh doanh thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm vì mục đích thương mại phải bảo đảm các quy định sau:
a) Có đăng ký kinh doanh về chế biến, kinh doanh thực vật rừng, động vật rừng và sản phẩm của chúng, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
b) Thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và sản phẩm của chúng có nguồn gốc hợp pháp theo quy định tại các Điều 6, 7 và 8 Nghị định này.
c) Mở sổ theo dõi nhập, xuất thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và sản phẩm của chúng theo quy định thống nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và chịu sự giám sát, kiểm tra của cơ quan kiểm lâm theo quy định hiện hành của pháp luật.
1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm quy định tại Nghị định này thì căn cứ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính, cá nhân có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định hiện hành của pháp luật.
2. Tang vật vi phạm, vật chứng là thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và sản phẩm của chúng được quản lý và xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, pháp luật về tố tụng hình sự và quy định sau:
a) Thực vật, động vật sống tạm giữ trong quá trình xử lý phải được chăm sóc, cứu hộ phù hợp và bảo đảm các điều kiện về an toàn.
b) Thực vật, động vật sống tạm giữ được cơ quan kiểm dịch xác nhận là bị bệnh có nguy cơ gây thành dịch phải tiêu huỷ ngay theo các quy định hiện hành của pháp luật.
1. Trong mọi trường hợp động vật rừng đe doạ xâm hại tài sản hoặc tính mạng của nhân dân; tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phải áp dụng trước các biện pháp xua đuổi, không gây tổn thương đến động vật rừng.
2. Trường hợp động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm trực tiếp tấn công đe doạ đến tính mạng nhân dân ở ngoài các khu rừng đặc dụng, sau khi đã áp dụng các biện pháp xua đuổi nhưng không có hiệu quả thì báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã hoặc thành phố trực thuộc tỉnh (gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp huyện) xem xét, quyết định cho phép được bẫy, bắn tự vệ để bảo vệ tính mạng nhân dân.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trực tiếp chỉ đạo tổ chức việc bẫy, bắn động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm để tự vệ khi chúng trực tiếp tấn công đe doạ tính mạng nhân dân.
Đối với những động vật đặc biệt quý hiếm như: Voi (Elephas maximus), Tê giác (Rhinoceros sondaicus), Hổ (Panthera tigris), Báo hoa mai (Panthera pardus), Báo gấm (Neofelis nebulosa), Gấu (Ursus (Helarctos) malayanus; Ursus (Selenarctos) thibetanus), Bò Tót (Bos gaurus), Bò xám (Bos sauveli), Bò rừng (Bos javanicus), Trâu rừng (Bubalus arnee), phải báo cáo chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét; nếu không còn khả năng áp dụng được những biện pháp khác (xua đuổi, di chuyển đi vùng rừng khác…) để bảo vệ tính mạng nhân dân thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phép áp dụng biện pháp bẫy, bắn tự vệ, sau khi đã có sự đồng ý của Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường.
Tổ chức được giao nhiệm vụ bẫy, bắn động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm để tự vệ khi chúng trực tiếp tấn công đe doạ tính mạnh nhân dân có trách nhiệm giữ nguyên hiện trường, lập biên bản để xử lý và báo cáo cấp trên trực tiếp trong thời gian không quá 5 ngày làm việc:
a) Nếu động vật rừng đã bẫy, bắn bị chết hoặc bị thương không thể cứu chữa được thì lập biên bản bàn giao cho cơ quan nghiên cứu khoa học xử lý làm tiêu bản để phục vụ đào tạo nghiên cứu hoặc tổ chức tiêu huỷ bảo đảm làm sạch môi trường.
b) Nếu động vật rừng đã bẫy, bắn bị thương có thể cứu chữa thì chuyển cho cơ sở cứu hộ động vật rừng hoặc cơ quan kiểm lâm quản lý địa bàn để nuôi cứu hộ hồi phục, thả lại rừng.
c) Nếu động vật rừng đã bẫy, bắt khoẻ mạnh thì tổ chức thả ngay lại rừng được quy hoạch là rừng đặc dụng (khu bảo tồn thiên nhiên, Vườn quốc gia) phù hợp với môi trường sống của chúng.
Mọi trường hợp bẫy, bắn động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm không đúng quy định tại Điều này đều bị coi là vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và bị xử lý theo quy định hiện hành của pháp luật.
Điều 12. Quyền, nghĩa vụ của chủ rừng:
Chủ rừng có các quyền và nghĩa vụ theo quy định hiện hành của pháp luật. Ngoài ra chủ rừng có các quyền và nghĩa vụ đối với thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm như sau:
1. Được khai thác các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm theo quy định tại Điều 6 Nghị định này.
2. Được nhà nước hỗ trợ, bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp về đầu tư quản lý, bảo vệ và phát triển thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
3. Xây dựng và thực hiện phương án quản lý, bảo vệ và phát triển thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm trên diện tích rừng, đất rừng được giao.
4.Theo dõi và báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tình trạng thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm theo quy định tại điểm a và b khoản 2 Điều 32 của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng trên diện tích rừng, đất rừng được Nhà nước giao, cho thuê.
5. Xây dựng nội quy, lập bảng niêm yết bảo vệ đối với từng khu rừng có các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
Điều 13. Trách nhiệm hướng dẫn và thi hành:
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm:
a) Hướng dẫn, tổ chức triển khai và kiểm tra việc thực hiện Nghị định này.
b) Định kỳ hàng năm, báo cáo Chính phủ về tình hình quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
2. Nghị định này thay thế Nghị định số 18/HĐBT ngày 17 tháng 01 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng quy định Danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý, hiếm và chế độ quản lý, bảo vệ và Nghị định số 48/2002/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Danh mục thực vật, động vật hoang dã quý, hiếm ban hành kèm theo Nghị định số 18/HĐBT ngày 17 tháng 01 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng quy định Danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý, hiếm và chế độ quản lý, bảo vệ./.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|
THE
GOVERNMENT |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 32/2006/ND-CP |
Hanoi, March 30, 2006 |
ON MANAGEMENT OF ENDANGERED, PRECIOUS AND RARE FOREST PLANTS AND ANIMALS
THE GOVERNMENT
Pursuant to
the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the December 3, 2004 Law on Forest Protection and Development;
At the proposal of the Agriculture and Rural Development Minister,
DECREES:
Article 1. Scope of regulation and subjects of application
...
...
...
2. Subjects of application: State agencies, organizations, households and individuals at home, overseas Vietnamese, foreign organizations and individuals that conduct activities related to management of endangered, precious and rare forest plants and animals in the Vietnamese territory defined in this Decree.
Where treaties which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to contain provisions different from those of this Decree, the provisions of such treaties shall apply.
Article 2.- Grouping of endangered, precious and rare forest plants and animals:
1. Interpretation of terms:
Endangered, precious and rare forest plants and animals mean plant and animal species of special economic, scientific or environmental value, surviving in small populations in nature or in danger of extinction, and on the list of endangered, precious and rare forest plants and animals promulgated by the Government.
2. Endangered, specious and rare forest plants and animals are divided into the following two groups (see the list enclosed herewith):
a/ Group I, which consists of those strictly banned from exploitation and use for commercial purposes, including forest plants and animals of scientific or environmental value or high economic value, with very small populations in nature or in high danger of extinction.
Forest plants and animals of group I are divided into:
Group I A, which consists of forest plants.
...
...
...
b/ Group II, which consists of those restricted from exploitation or use for commercial purposes, including forest plants and animals of scientific or environmental value or high economic value, with small populations in nature or in danger of extinction.
Forest plants and animals of group II are divided into:
Group II A, which consists of forest plants.
Group II B, which consists of forest animals.
1. The State invests in management and protection of endangered, precious and rare forest plants and animals in special-use forests, in salvage of confiscated endangered, precious and rare forest plants and animals.
2. The State provides supports for remedying damage caused by endangered, precious and rare, wild forest animals to organizations located, households and individuals living outside special-use forests, households and individuals lawfully residing in special-use forests (as certified by administrations of communes where such special-use forests exist) according to the provisions of law.
3. The State encourages, assists and assures legitimate rights and interests of organizations, households and individuals that invest in management, protection and development of endangered, precious and rare forest plants and animals.
...
...
...
Article 4.- Monitoring of development of endangered, precious and rare forest plants and animals
1. People's Committees of all levels shall have to direct and organize the assessment of the actual state of endangered, precious and rare forest plants and animals in their localities; sum up the assessment together with the forest statistics and inventory and monitoring of development of forest resources as specified in Article 32 of the 2004 Law on Forest Protection and Development and the Agriculture and Rural Development Ministry's guidance.
2. The Agriculture and Rural Development Ministry shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Finance Ministry in, directing and guiding the study and assessment of the actual state of endangered, precious and rare forest plants and animals; summing up the assessment nationwide together with the forest statistics and inventory and monitoring of development of forest resources as specified in Article 32 of the 2004 Law on Forest Protection and Development.
Article 5.- Protection of endangered, precious and rare forest plants and animals
1. Forests where endangered, precious and rare forest plants and animals are densely distributed shall be considered for the establishment of special-use forests according to the provisions of law.
Endangered, precious and rare forest plants and animals living outside special-use forests shall be protected according to the provisions of this Decree and current provisions of law.
2. Organizations, households and individuals that carry out activities of production, construction of works, survey, exploration, research, sight-seeing, tourism and other activities in forests home to endangered, precious and rare forest plants and animals shall comply with the provisions of this Decree, law on forest protection and development and law on environmental protection.
3. The following acts are prohibited:
a/ Exploiting endangered, precious and rare forest plants; hunting, trapping, catching, caging and slaughtering endangered, precious and rare forest animals in contravention of the provisions of this Decree and current provisions of law.
...
...
...
Article 6.- Exploitation of endangered, precious and rare forest plants and animals
1. Exploitation of forest plants and animals of Group I:
Forest plants and animals of Group I shall be exploited only for scientific purposes of research (including purpose of creation of prototype breed sources in service of artificial breeding and culture) and international cooperation.
The exploitation of forest plants and animals of Group
I must not adversely affect the conservation of such species in nature and must be performed under plans approved by the Agriculture and Rural Development Ministry.
2. Exploitation of forest plants and animals of Group II:
a/ Exploitation of forest plants and animals of Group
II in special-use forests:
- They shall be exploited only for purposes of scientific research (including creation of prototype breed sources in service of artificial breeding and culture) and international cooperation.
...
...
...
b/ Exploitation of forest plants and animals of Group II outside special-use forests:
- Forest plants of Group II A outside special-use forests may only be exploited according to the Regulation on exploitation of timber and other forest products promulgated by the Agriculture and Rural Development Ministry.
- Forest animals of Group II B outside special-use forests may only be exploited for purposes of scientific research (including creation of prototype breed sources in service of breeding) and international cooperation.
The exploitation of forest animals-of Group IIB outside special-use forests must not adversely affect the conservation of such species in nature and must be performed under plans approved by the Agriculture and Rural Development Ministry, for forests managed by centrally-run organizations, or approved by provincial-level People's Committees, for forests managed by local organizations or individuals.
3. The Agriculture and Rural Development Ministry shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Natural Resources and Environment Ministry in, guiding the procedures and order for approving plans on exploitation of endangered, precious and rare forest plants and animals from nature.
Endangered, precious and rare forest plants and animals exploited from nature and products thereof from nature, when being transported or stored, must comply with the following regulations:
1. There must be sufficient papers proving lawful exploitation origins according to the provisions of Article 6 of this Decree and other papers according to the current provisions of law on handling of material evidences employed in violations (for cases where endangered, precious and rare forest plants and animals and products thereof are confiscated in administrative or criminal cases).
2. Transportation of endangered, precious and rare forest animals and products thereof out of provinces or centrally-run cities shall require special transportation permits granted by provincial-level forest ranger offices.
...
...
...
Article 8.- Development of endangered, precious and rare forest plants and animals
1. Artificial culture of endangered, precious and rare forest plants; breeding and rearing of endangered, precious and rare forest animals shall comply with the provisions of law on management of export, import, re-export, introduction from the sea, transit, artificial culture and breeding of endangered wild plant and wild animal species.
2. The exploitation, transportation and storing of endangered, precious and rare forest plants and animals, which are artificially reared or cultured, and products thereof must be accompanied with documentary proofs of origin according to the provisions of law on export, import, re-export, transit, introduction from the sea, artificial culture and breeding of endangered wild plant and wild animal species.
1. It is strictly prohibited to process or trade in endangered, precious and rare forest plants of group I A, and endangered, precious and rare forest animals of Group I B and Group II B exploited from nature and products thereof for commercial purposes (except for the cases specified in Clause 2 of this Article).
2. It is permitted to process or trade in the following objects for commercial purposes:
- Endangered, precious and rare forest animal species originating from artificial breeding and products thereof; endangered, precious and rare forest animal species of Group II B which are material evidences confiscated according to the State's current regulations as they can no longer be salvaged and released into the environment.
- Endangered, precious and rare forest plants of Group I A which are material evidences confiscated according to the State's current regulations; endangered, precious and rare forest plants of Group II A exploited from nature and those originating from artificial culture.
Organizations and individuals that process or trade in endangered, precious and rare forest plants and animals for commercial purposes must satisfy the following requirements:
...
...
...
b/ Endangered, precious and rare forest plants and animals and products thereof are of lawful origin according to the provisions of Articles 6, 7 and 8 of this Decree.
c/ They open books for monitoring the actual receipt and delivery of endangered, precious and rare forest plants and animals and products thereof according to the Agricultural and Rural Development Ministry's regulations, and submit to the supervision and inspection by forest ranger offices according to current provisions of law.
Article 10.- Handling of violations
1. Organizations and individuals that commit acts of violating this Decree's provisions on management of endangered, precious and rare forest plants and animals shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be administratively handled. Violating individuals may be examined for penal liability according to current provisions of law.
2. Violations' material evidences and proofs being endangered, precious and rare forest plants and animals and products thereof shall be managed and handled according to the provisions of law on handling of administrative violations and law on criminal procedures and the following provisions:
a/ Live plants and animals which are temporarily seized in the course of handling must be given proper care and salvage for their safety.
b/ Live plants and animals which are temporarily seized and certified by quarantine offices to be affected with diseases which may spread into epidemics shall be immediately culled according to current provisions of law.
1. In any cases where forest animals threaten to harm people's property or life; organizations, households or individuals should first apply measures to drive away such animals without harming them.
...
...
...
Presidents of district-level People's Committees shall personally direct the trapping and hunting of endangered, precious and rare forest animals for self-defense purpose when they attack and threaten to harm people's life.
For particularly precious and rare animals such as elephant (Elephas maximus), rhinoceros (Rhinoceros sondaicus), tiger (Panthera tigris), leopard (Panthera pardus), nebulose leopard (Neofelis nebulosa), bear (Ursus (Helarctos) malayanus; Ursus (Selenarctos) thibetanus), gayal (Bos gaurus), gray gaur (Bos sauveli), Javanese gaur (Bosjavanicus), owre (Bubalus arnee), presidents of provincial-level People's Committees should be reported for consideration. Where it is impossible to apply other measures (driving away or moving them to other forests) to protect people's life, presidents of provincial-level People's Committees shall decide to permit the application of measures of trapping or hunting for self-defense after obtaining consent of the Agriculture and Rural Development Minister and the Natural Resources and Environment Ministry.
Organizations assigned to trap or hunt endangered, precious and rare forest animals for self-defense when such animals attack and threaten to harm people's life shall be responsible for keeping intact the scenes and make written records for handling and reporting to immediate superior authorities within 5 working days.
a/ Where trapped or hunted forest animals die or are incurably wounded, written records thereon shall be made for handover of such animals to scientific research institutions for use as specimens in service of training and research or for hygienic cull.
b/ Where trapped or hunted forest animals are curably wounded, they shall be transferred to forest animal salvage establishments or local forest ranger offices for care until they recover and are released into forests.
c/ Where trapped or hunted forest animals are in good health, they shall be promptly released into forests planned as special-use forests (nature conservation zones, national parks) where exist their habitats.
All cases of trapping or hunting of endangered, precious and rare forest animals in contravention of the provisions of this Article shall be regarded as violating the State's regulations on management of endangered, precious and rare forest animals and handled according current provisions of law.
Article 12.- Rights and obligations of forest owners
Forest owners shall have the rights and obligations currently provided for by law. They shall also have the following rights and obligations toward endangered, precious and rare forest plants and animals:
...
...
...
2. To be supported and protected by the State regarding their legitimate rights for and interests from investment in management, protection and development of endangered, precious and rare forest plants and animals.
3. To work out and realize plans on management, protection and development of endangered, precious and rare forest plants and animals on forest and forest land areas allocated to them.
4. To monitor and report to competent state agencies on the actual state of endangered, precious and rare forest plants and animals according to the provisions of Points a and b, Clause 2, Article 32 of the Law on Forest Protection and Development on forest and forest land areas allocated or leased by the State.
5. To issue internal protection rules, and post them up for every forest where endangered, precious and rare forest plants and animals exist.
Article 13.- Responsibilities to guide and implement
1. The Agriculture and Rural Development Ministry shall have the responsibilities:
a/ To guide, organize and inspect the implementation of this Decree.
...
...
...
2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of Government-attached agencies and presidents of provincial/municipal People's Committees shall have to implement this Decree.
Article 14.- Implementation effect
1. This Decree takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."
2. This Decree replaces the Council of Ministers' Decree No. 18/HDBT of January 17, 1992, promulgating the list of precious and rare forest plants and animals and the regime of management and protection thereof, and the Government's Decree No. 48/2002/ND-CP of April 22, 2002, amending and supplementing the list of precious and rare forest plants and animals and the regime of management and protection thereof, promulgated together with the Council of Ministers' No. 18/HDBT of January 17, 1992.
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER
Phan Van Khai
...
...
...
Ordinal number
Scientific names
PINOPHYTA
1
Cupressus torulosa
2
Taiwania cryptomerioides
...
...
...
Xanthocyparis vietnamensis
4
Abies delavayi fansipanensis
5
Pinus kwangtungensis
6
Taxus wallichiana (T. baccata wallichiana)
7
Glyptostrobus pensilis
...
...
...
MAGNOLIOPHYTA
Magnoliopsida
8
Berberis julianae
9
Berberis wallichiana
10
Diospyros salletii
...
...
...
Dalbergia tonkinensis
12
Coptis chinesis
13
Coptis quinquesecta
Liliopsida
14
Anoectochilus spp.
...
...
...
Paphiopedilum spp.
I B. Forest animals
Ordinal number
Scientific names
MAMMALIA
Dermoptera
1
...
...
...
Primates
2
Nycticebus bengalensis (N. coucang)
3
Nycticebus pygmaeus
4
Pygathrix cinerea
5
...
...
...
6
Pygathrix nigripes
7
Rhinopithecus avunculus
8
Trachypithecus barbei (T. phayrei)
9
Trachypithecus delacouri
10
...
...
...
11
Trachypithecus hatinhensis
12
Trachypithecus poliocephalus
13
Trachypithecus villosus (T cristatus)
14
Nomascus (Hylobates) concolor
15
...
...
...
16
Nomascus (Hylobates) leucogenys
17
Nomascus (Hylobates) nasutus
Carnivora
18
Cuon alpinus
19
...
...
...
20
Ursus (Selenarctos) thibetanus
21
Lutra lutra
22
Lutra sumatrana
23
Lutrogale (Lutra) perspicillatra
24
...
...
...
25
Arctictis binturong
26
Catopuma (Felis) temminckii
27
Felis chaus
28
Pardofelis (Felis) marmorata
29
...
...
...
30
Prionailurus (Felis) viverrina
31
Neofelis nebulosa
32
Panthera pardus
33
Panthera tigris
...
...
...
34
Elephas maximus
Perissodactyla
35
Rhinoceros sondaicus
Artiodactyla
36
...
...
...
37
Cervus eldii
38
Megamuntiacus vuquangensis
39
Muntiacus truongsonensis
40
Moschus berezovskii
41
...
...
...
42
Bosjavanicus
43
Bos sauveli
44
Bubalus arnee
45
Naemorhedus (Capricornis) sumatraensis
46
...
...
...
Lagomorpha
47
Nesolagus timinsi
AVES
Pelecaniformes
48
...
...
...
49
Pseudibis davisoni
50
Platalea minor
Gruiformes
51
Grus antigone
...
...
...
52
Polyplectron bicalcaratum
53
Polyplectron germaini
54
Rheinardia ocellata
55
Pavo muticus
56
...
...
...
57
Lophura edwardsi
58
Lophura hatinhensis
59
Lophura imperialis
60
Lophura nycthemera
...
...
...
Squamata
61
Ophiophagus hannah
Testudinata
62
Cuora trifasciata
...
...
...
Scientific names
PINOPHYTA
1
Cephalotaxus mannii
2
Calocedrus macrolepis
3
Calocedrus rupestris
...
...
...
Fokienia hodginsii
5
Keteleeria evelyniana
6
Pinus dalatensis
7
Pinus krempfii
8
Taxus chinensis
...
...
...
Cunninghamia konishii
Cycadopsida
10
Cycas spp.
MAGNOLIOPHYTA
Magnoliopsida
...
...
...
Panax bipinnatifidum
12
Panax stipuleanatus
13
Panax vietnamensis
14
Asarum spp.
15
Markhamia stipulata
...
...
...
Afzelia xylocarpa
17
Arythrophloeum fordii
18
Sindora siamensis
19
Sindora tonkinensis
20
Codonopsis javanica
...
...
...
Garcinia fagraeoides
22
Dalbergia cochinchinensis
23
Dalbergia oliveri (D. bariensis, D. mammosa)
24
Pterocarpus macrocarpus
25
Cinnamomum balansae
...
...
...
Cinnamomum glaucescens
27
Cinnamomum parthenoxylon
28
Coscinium fenestratum
29
Fibraurea tinctoria (F. chloroleuca)
30
Stephania spp.
...
...
...
Thalictrum foliolosum
32
Excentrodendron tonkinensis (Burretiodendron tonkinensis)
Liliopsida
33
Disporopsis longifolia
34
Lilium brownii
...
...
...
Polygonatum kingianum
36
Dendrobium nobile
37
Nervilia spp.
IIB. Forest animals
Ordinal number
Scientific names
...
...
...
MAMMALIA
Chiroptera
1
Pteropus vampyrus
Primates
2
Macaca arctoides
...
...
...
3
Macaca assamensis
4
Macaca fascicularis
5
Macaca leonina (M. nemestrina)
...
...
...
Macaca mulatta
Carnivora
7
Vulpes vulpes
8
Canis aureus
...
...
...
Mustela kathiah
10
Mustela nivalis
11
Mustela strigidorsa
12
...
...
...
13
Viverra zibetha
14
Viverricula indica
15
Prionodon pardicolor
...
...
...
16
Chrotogale owstoni Artiodactyla
17
Tragulus javanicus
18
Tragulus napu
Rodentia
...
...
...
19
Hylopetes alboniger
20
Hylopetes lepidus
21
Hylopetes phayrei
...
...
...
Hylopetes spadiceus
23
Petaurista elegans
24
Petaurista petaurista
Pholydota
25
...
...
...
26
Manis pentadactyla
AVES
Ciconiiformes
27
Ciconia episcopus
28
...
...
...
Anseriformes
29
Cairina scutulata
Gruiformes
30
Houbaropris bengalensis
...
...
...
31
Spilornis cheela
32
Polihierax insignis
Galiformes
33
Arborophila davidi
34
...
...
...
Cuculiformes
35
Carpococcyx renauldi
Columbiformes
36
Columba punicea
...
...
...
37
Collocalia germaini
Coraciiformes
38
Buceros bicornis
39
Annorhinus tickelli
40
...
...
...
41
Aceros undulatus
Psittaformes
42
Psittacula eupatria
43
Psittacula finschii
44
...
...
...
45
Psittacula alexandri
46
Loriculus verlanis
Strigiformes
47
Tyto alba
48
...
...
...
49
Ketupa zeylonensis
Passeriformes
50
Copsychus malabaricus
51
Garrulax formosus
52
...
...
...
53
Garrulax milleti
54
Garrulax vassal/'
55
Garrulax yersini
56
Gracula religiosa
...
...
...
Squamata
57
Varanus bengalensis (V. nebulosa)
58
Varanus salvator
59
Python curtus
60
...
...
...
61
Python reticulatus
62
Elaphe radiata
63
Ptyas mucosus
64
Bungarus candidus
65
...
...
...
66
Bungarus multicinctus
67
Bungarus fasciatus
68
Naja naja
Testudinata
69
...
...
...
70
Heosemys grandis
71
Hieremys annandalii
72
Mauremys annamensis
73
Indotestudo elongata
74
...
...
...
Crocodylia
75
Crocodylus porosus
76
Crocodylus siamensis
AMPHIBIAN
...
...
...
77
Paramesotriton deloustali
INSECTA
Coleoptera
78
Dorcus curvidens
79
...
...
...
80
Dorcus antaneus
81
Eurytrachelteulus titanneus
82
Cheriotonus battareli
83
Cheriotonus iansoni
84
...
...
...
Lepidoptera
85
Teinopalpus aureus
86
Teinopalpus imperalis
87
Troides helena ceberus
88
...
...
...
89
Phyllium succiforlium
;
Nghị định 32/2006/NĐ-CP về việc quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
Số hiệu: | 32/2006/NĐ-CP |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 30/03/2006 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị định 32/2006/NĐ-CP về việc quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
Chưa có Video