CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 179/1999/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 1999 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 20 tháng 5 năm 1998;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
NGHỊ ĐỊNH:
2. Nghị định này cũng được quy định đối với các hoạt động gây ô nhiễm nước biển; quy định quy hoạch xây dựng công trình trên biển như các công trình giao thông, thuỷ lợi, thuỷ sản và các công trình khác; các hoạt động liên quan đến quai đê lấn biển, thoát lũ; phòng, chống xâm nhập mặn, nước biển dâng, tràn, làm muối, nuôi trồng thuỷ, hải sản và các hoạt động khác có liên quan.
3. Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước, hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan quản lý Nhà nước về tài nguyên nước Chính phủ có quy định riêng.
1. Quy hoạch lưu vực sông phải đảm bảo yêu cầu sử dụng tổng hợp nguồn nước, đáp ứng các yêu cầu về cấp nước cho sinh hoạt, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, khai khoáng, phát điện, giao thông thuỷ, nuôi trồng thuỷ, hải sản, sản xuất muối, thể thao, giải trí, du lịch, y tế, an dưỡng, nghiên cứu khoa học và các mục đích khác; đảm bảo các yêu cầu về phòng, chống lũ, lụt, hạn hán và các tác hại khác do nước gây ra.
2. Quy hoạch lưu vực sông nhánh, quy hoạch hệ thống công trình thuỷ lợi và các quy hoạch chuyên ngành về phòng, chống lũ, lụt, hạn hán, cấp thoát nước, giao thông thuỷ, quy hoạch thuỷ điện và các quy hoạch khai thác, sử dụng nước khác phải căn cứ vào quy hoạch lưu vực sông.
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a. Tổ chức điều tra, đánh giá các nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt;
b. Lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng phù hợp với quy hoạch lưu vực sông để bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống lũ, lụt, hạn hán;
c. Lập kế hoạch khôi phục, nâng cấp và xây dựng bổ sung, làm mới các công trình thuỷ lợi để tăng khả năng cung cấp nước, khôi phục các nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt;
d. Kiểm tra, giám sát việc khai thác, sử dụng nước dưới đất; có biện pháp xử lý kịp thời để bảo vệ nguồn nước dưới đất ở các vùng, khu vực đang có nguy cư suy giảm về trữ lượng và bị ô nhiễm;
đ. Kiểm tra, giám sát các điểm xả nước thải vào nguồn nước; quy định việc áp dụng các biện pháp xử lý nước thải theo quy định của pháp luật.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành có liên quan lập kế hoạch sử dụng kinh phí hàng năm để thực hiện các quy định tại khoản 1 điều này trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
1. Các Bộ: Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Công nghiệp và Tổng cục Khí tượng thuỷ văn theo chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a. Xây dựng mạng lưới trạm khảo sát, đánh giá lại chất lượng nước mặt và nước dưới đất; thu thập số liệu, lập ngân hàng dữ liệu;
b. Lập kế hoạch ngăn ngừa và tiến hành xử lý ô nhiễm nguồn nước.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công nghiệp và Tổng cục Khí tượng thuỷ văn phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập kế hoạch kinh phí hàng năm để thực hiện các quy định tại khoản 1 điều này trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
1. Đối tượng cấp phép:
Tổ chức, cá nhân sử dụng nước để sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu khoa học, bệnh viện, đô thị, khu dân cư tập trung và các hoạt động khác, nếu xả nước thải vào nguồn nước, thì phải xin phép cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 5 điều này.
2. Điều kiện cấp phép:
Việc cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước phải căn cứ:
a. Luật Tài nguyên nước và các pháp luật khác có liên quan;
b. Quy hoạch bảo vệ, khai thác, sử dụng nguồn nước và phòng, chống tác hại do nước gây ra của lưu vực sông và quy hoạch hệ thống công trình thuỷ lợi;
c. Khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước; tiêu chuẩn nước thải;
d. Đề nghị của cơ quan quản lý quy hoạch lưu vực sông; tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi.
3. Thời hạn của giấy phép:
a. Thời hạn của giấy phép từ 3 đến 5 năm đối với việc xả nước thải vào nguồn nước;
b. Trường hợp thời hạn sử dụng giấy phép đã hết hạn, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép quyết định việc gia hạn, nhưng mỗi lần gia hạn giấy phép không quá 3 năm;
c. Thời hạn sử dụng giấy phép có thể bị thay đổi khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
Nguồn nước không thể bảo đảm khả năng tiếp nhận nước thải;
Nhu cầu sử dụng nước và thải nước tăng nhiều mà chưa có biến pháp xử lý, khắc phục;
Xuất hiện tình huống đặc biệt khác cần phải hạn chế việc xả nước thải vào nguồn nước.
4. Thu hồi và đình chỉ sử dụng giấy phép:
Việc thu hồi hoặc đình chỉ hiệu lực sử dụng giấy phép xả nước thải vào nguồn nước được áp dụng trong các trường hợp sau:
a. Tổ chức, cá nhân xả nước thải vi phạm nội dung quy định trong giấy phép;
b. Tổ chức, cá nhân xả nước thải vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật Tài nguyên nước;
c. Tổ chức, cá nhân xả nước thải vào nguồn nước bị giải thể, chuyển nhượng hoặc bị tuyên bố phá sản;
d. Giấy phép cấp không đúng thẩm quyền;
đ. Giấy phép không sử dụng trong thời gian 01 năm mà không có lý do chính đáng;
e. Khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét thấy cần thiết thu hồi hoặc đình chỉ hiệu lực của giấy phép vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
5. Thẩm quyền cấp, thu hồi giấy phép:
a. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện việc cấp, thu hồi Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước và các hệ thống công trình thuỷ lợi liên tỉnh;
b. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc cấp, thu hồi Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước và hệ thống công trình thuỷ lợi thuộc tỉnh quản lý; Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước và hệ thống công trình thuỷ lợi liên tỉnh do tỉnh quản lý nhưng phải có sự thoả thuận bằng văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
c. Cơ quan quản lý Nhà nước về tài nguyên nước có thẩm quyền cấp giấy phép loại nào thì có quyền thu hồi giấy phép loại đó.
6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định thủ tục cấp phép và quy định việc uỷ quyền cấp phép xả nước thải vào nguồn nước.
1. Tổ chức, cá nhân khi xin phép xử nước thải vào nguồn nước phải nộp lệ phí cấp phép;
2. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu xả nước thải vào nguồn nước, hệ thống công trình thuỷ lợi phải nộp phí xả nước thải;
3. Tổ chức, cá nhân xả nước thải sinh hoạt vào hệ thống tiêu thoát nước chung của thành phố, đô thị, khu dân cư tập trung phải nộp phí phòng, chống ô nhiễm;
4. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh xả nước thải vào hệ thống tiêu thoát nước chung của thành phố, đô thị, khu dân cư tập trung phải nộp phí xả nước thải; trường hợp tổ chức, cá nhân áp dụng các biến pháp khoa học công nghệ tiên tiến bảo đảm khối lượng xả ít hơn, mức độ xử lý nước thải tốt hơn so với quy định thì được xét miễn, giảm phí xả nước thải;
5. Lệ phí cấp phép, phí xả nước thải, phí phòng, chống ô nhiễm được sử dụng cho việc quản lý và bảo vệ tài nguyên nước. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục thu, nộp, quản lý, sử dụng phí xả nước thải, phí phòng, chống ô nhiễm và các trường hợp miễn, giảm.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định về mức thu lệ phí cấp phép, phí xả nước thải, phí phòng, chống ô nhiễm nguồn nước.
KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC
1. Cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước căn cứ vào quy hoạch lưu vực sông và tiềm năng thực tế của nguồn nước, thông báo khả năng của nguồn nước cho các ngành, các địa phương liên quan lập kế hoạch bố trí dân sinh, kinh tế - xã hội phù hợp với tiềm năng của nguồn nước.
Khi nguồn nước không đáp ứng nhu cầu dùng nước, thì các ngành, các địa phương phải điều chỉnh kế hoạch, bố trí dân sinh, kinh tế - xã hội cho phù hợp với khả năng thực tế của nguồn nước.
2. Khi xảy ra hạn hán, gây thiếu nước nghiêm trọng, cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước thực hiện việc điều hoà, phân phối tài nguyên nước theo nguyên tắc:
a. Bảo đảm chủ động nước cho sinh hoạt với định mức tối thiểu;
b. Nhu cầu nước cho chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi, trồng thuỷ, hải sản;
c. Bảo đảm nước cho các cơ sở công nghiệp và cơ sở nghiên cứu khoa học quan trọng;
d. Bảo đảm nước phục vụ cho chương trình an ninh lương thực và cây trồng có giá trị kinh tế cao;
đ. Các mục đích khai thác, sử dụng nước khác.
Cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước theo quy định tại khoản 1 và 2 điều này chịu trách nhiệm lập kế hoạch điều hoà, phân phối tài nguyên nước.
1. Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước, trừ trường hợp không phải xin phép quy định tại khoản 2 Điều 24 Luật Tài nguyên nước phải nộp thuế tài nguyên theo quy định của pháp luật;
2. Trả phí sử dụng nước theo quy định của pháp luật;
3. Bồi thường thiệt hại do mình gây ra trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo quy định của pháp luật;
4. Trả lệ phí cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước;
5. Lệ phí cấp phép khai thác, phí sử dụng nước được sử dụng cho việc quản lý và bảo vệ tài nguyên nước.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định về mức thu phí, lệ phí cấp phép khai thác, sử dụng nước.
1. Đối tượng cấp giấy phép:
Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho các mục đích sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, khai khoáng, phát điện và các mục đích khác thì phải xn phép cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép quy định tại khoản 5 điều này.
2. Điều kiện cấp giấy phép:
Việc cấp giấy phép khai thác, sử dụng nguồn nước phải căn cứ:
a. Pháp luật về tài nguyên nước và pháp luật khác có liên quan;
b. Quy hoạch bảo vệ, khai thác, sử dụng nguồn nước và phòng, chống tác hại do nước gây ra của lưu vực sông và quy hoạch hệ thống công trình thuỷ lợi; kết quả đánh giá các đề án thăm dò và báo cáo thăm dò nước dưới đất của các cơ quan chuyên môn hoặc hội đồng chuyên môn;
c. Khả năng thực tế của nguồn nước, tiêu chuẩn cấp nước, nhu cầu dùng nước;
d. Đề nghị của cơ quan quản lý quy hoạch lưu vực sông, tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi.
3. Thời hạn sử dụng của giấy phép:
a. Thời hạn sử dụng của giấy phép là 20 năm đối với khai thác, sử dụng nước mặt; 15 năm đối với khai thác, sử dụng nước dưới đất;
b. Trường hợp giấy phép sử dụng đã hết hạn, cơ quan có thẩm quyền cấp phép quyết định việc gia hạn, nhưng mỗi lần gia hạn thì thời hạn giấy phép không quá 10 năm;
c. Thời hạn của giấy phép có thể bị thay đổi khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
- Nguồn nước không thể bảo đảm việc cung cấp nước bình thường;
- Việc khai thác nước dưới đất vượt quá mức quy định gây suy thoái, cạn kiệt hoặc nguồn nước dưới đất bị ô nhiễm nghiêm trọng;
- Nhu cầu sử dụng nước tăng nhiều mà chưa có biện pháp xử lý, bổ sung nguồn nước;
- Xuất hiện tình huống đặc biệt khác cần phải hạn chế việc khai thác, sử dụng nước.
4. Thu hồi và đình chỉ sử dụng giấy phép:
Việc thu hồi và đình chỉ hiệu lực của giấy phép khai thác, sử dụng nước được thực hiện trong các trường hợp sau:
a. Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng nước vi phạm nội dung quy định trong giấy phép;
b. Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng nước vi phạm quy định tại Điều 23 của Luật Tài nguyên nước;
c. Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng nước bị giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản;
d. Giấy phép cấp không đúng thẩm quyền;
đ. Giấy phép không sử dụng trong thời gian 1 năm mà không có lý do chính đáng;
e. Khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét thấy cần thiết thu hồi hoặc đình chỉ hiệu lực của giấy phép vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
5. Thẩm quyền cấp, thu hồi giấy phép:
a. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp, thu hồi các loại giấy phép khai thác, sử dụng nước sau:
- Giấy phép khai thác, sử dụng nước đối với các công trình quan trọng quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
- Giấy phép thăm dò, khai thác nước dưới đất đối với các công trình khai thác nước tập trung với lưu lượng từ 1000 m3/ngày/đêm trở lên.
- Giấy phép lấy nước mặt cho nông nghiệp, công nghiệp, khai khoáng và sinh hoạt với lưu lượng từ 2 m3/s trở lên.
- Giấy phép khai thác, sử dụng nước để phát điện với công suất từ 500 kw trở lên.
b. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp, thu hồi các loại giấy phép khai thác, sử dụng nước sau:
- Giấy phép thăm dò, khai thác nước dưới đất đối với các công trình khai thác nước dưới đất, lưu lượng khai thác dưới 1.000m3/ngày/đêm;
- Giấy phép lấy nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, khai khoáng, sinh hoạt với lưu lượng dưới 2 m3/s;
- Giấy phép khai thác, sử dụng nước cho phát điện với công suất dưới 500 kw.
c. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho các mục đích khác thuộc lưu vực sông, hệ thống công trình thuỷ lợi liên tỉnh;
d. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho các mục đích khác thuộc lưu vực sông, hệ thống công trình thuỷ lợi trong phạm vi địa phương; thực hiện việc cấp phép khai thác, sử dụng nước thuộc lưu vực sông, hệ thống công trình thuỷ lợi liên tỉnh theo uỷ quyền của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
đ. Cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước có thẩm quyền cấp giấy phép lại nào thì có quyền thu hồi giấy phép loại đó.
6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định thủ tục cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
2. Các trường hợp khai thác, sử dụng nước quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 24 Luật Tài nguyên nước là các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho các mục đích lâm nghiệp, giao thông thuỷ, nuôi trồng thuỷ, hải sản, sản xuất muối, thể thao, giải trí, du lịch, y tế, an dưỡng, nghiên cứu khoa học không nhằm mục đích kinh doanh.
Trường hợp dẫn nước bằng các biện pháp công trình, thì Chủ đầu tư phải tuân theo quy hoạch lưu vực sông, quy hoạch hệ thống công trình thuỷ lợi và phải được cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước có thẩm quyền cấp giấy phép quy định tại khoản 5 Điều 9 Nghị định này.
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC
1. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về bảo vệ, khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; lập danh mục các lưu vực sông trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
2. Xây dựng và trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản pháp quy, quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn, định mức về bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra;
3. Tổng hợp, quản lý kết quả điều tra cơ bản, kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước trong phạm vi cả nước; xây dựng ngân hàng dữ liệu về tài nguyên nước và thực hiện công tác kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước thuộc chức năng, nhiệm vụ quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
4. Quyết định theo thẩm quyền việc điều hoà, phân phối tài nguyên nước theo quy định tại khoản 3 Điều 7 của Nghị định này; cấp, thu hồi, gia hạn giấy phép hoặc uỷ quyền cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp, thu hồi, gia hạn giấy phép về tài nguyên nước, giấy phép hành nghề khoan điều tra, khảo sát địa chất, thăm dò, thi công công trình khai thác nước dưới đất theo quy định của Nghị định này;
5. Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định biện pháp, huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để phòng, chống, khắc phục hậu quả lũ, lụt, hạn hán, xử lý sự cố công trình thuỷ lợi và các tác hại khác do nước gây ra;
6. Tổ chức công tác thanh tra chuyên ngành về tài nguyên nước; giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực pháp luật về tài nguyên nước;
7. Tổng hợp và đề xuất trình Chính phủ xử lý các vấn đề trong quan hệ quốc tế về lĩnh vực tài nguyên nước;
8. Đề xuất, trình Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và hệ thống tổ chức cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước; tuyên truyền, phổ biến pháp luật tài nguyên nước;
9. Quản lý việc khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi, công tác phòng, chống lụt, bão và xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
1. Tổng cục Khí tượng thuỷ văn phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan lập và tổ chức thực hiện kế hoạch hàng năm và dài hạn việc điều tra cơ bản về số lượng, chất lượng về tài nguyên nước mặt;
2. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng tiêu chuẩn chất lượng nước; kiểm soát và hạn chế mưa axít;
3. Bộ Công nghiệp phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan lập và tổ chức thực hiện kế hoạch hàng năm và dài hạn việc điều tra cơ bản địa chất tài nguyên nước dưới đất; xây dựng quy trình vận hành hồ chứa thủy điện, phương án bảo đảm an toàn công trình thuỷ công của công trình thuỷ điện, khai thác tổng hợp nguồn nước trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
4. Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành có liên quan xây dựng, tổ chức thực hiện quy hoạch mạng lưới giao thông thuỷ và xây dựng các công trình giao thông thuỷ;
5. Bộ Xây dựng phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành có liên quan xây dựng, tổ chức thực hiện quy hoạch cấp, thoát nước đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư tập trung;
6. Bộ Thuỷ sản phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành có liên quan xây dựng tổ chức thực hiện quy hoạch bảo vệ, khai thác, sử dụng nguồn nước cho việc phát triển thuỷ sản nội địa;
7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tổng hợp kế hoạch đầu tư kinh phí cho các dự án về quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
8. Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng các chính sách về thuế tài nguyên nước, phí, lệ phí quản lý tài nguyên nước, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Điều 15. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch về bảo vệ, khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra tại địa phương;
2. Hướng dẫn thi hành các quy định của Chính phủ và các Bộ về quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra tại địa phương;
3. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện việc điều tra cơ bản, kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước tại địa phương theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành có liên quan;
4. Cấp, thu hồi, gia hạn giấy phép về tài nguyên nước, giấy phép hành nghề khoan điều tra, khảo sát địa chất, thăm dò, thi công công trình khai thác nước dưới đất theo quy định của nghị định này và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; điều hoà, phân phối nước tại địa phương theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
5. Quyết định biện pháp, huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để phòng, chống, khắc phục hậu quả lũ, lụt, hạn hán; xử lý sự cố công trình thuỷ lợi và các tác hại do nước gây ra tại địa phương theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
6. Tổ chức công tác thanh tra về tài nguyên nước; giải quyết hoặc tham gia giải quyết các tranh chấp về tài nguyên nước và xử lý các vi phạm pháp luật về tài nguyên nước tại địa phương theo thẩm quyền quy định tại Điều 62 của Luật Tài nguyên nước và các quy định khác của pháp luật; tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tài nguyên nước tại địa phương;
7. Thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia;
8. Quy định vùng bảo bộ vệ sinh và mức quy mô nhỏ trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định này.
a. Chiến lược, chính sách tài nguyên nước quốc gia;
b. Xét duyệt quy hoạch các lưu vực sông lớn;
c. Chuyển nước giữa các lưu vực sông lớn;
d. Các dự án về bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước do Chính phủ quyết định; phòng, chống và khắc phục hậu quả lũ, lụt và các tác hại khác do nước gây ra;
đ. Quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng các nguồn nước quốc tế và giải quyết các tranh chấp phát sinh;
e. Giải quyết tranh chấp về tài nguyên nước giữa các Bộ, ngành với nhau và giữa các Bộ, ngành với Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Việc lập, quy chế về tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
1. Căn cứ vào danh mục các lưu vực sông đã được phê duyệt, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định lập, quy chế cụ thể về tổ chức và hoạt động của cơ quan quản lý quy hoạch lưu vực sông Hồng - Thái Bình, sông Cửu Long;
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định lập, quy chế về tổ chức và hoạt động của các cơ quan quản lý quy hoạch lưu vực sông đối với các sông thuộc phạm vi địa phương theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 18. Hệ thống tổ chức Thanh tra chuyên ngành về tài nguyên nước:
1. Thanh tra chuyên ngành về tài nguyên nước ở Trung ương trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
2. Thanh tra chuyên ngành về tài nguyên nước ở địa phương trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Việc lập, ban hành Quy chế hoạt động của thanh tra chuyên ngành về tài nguyên nước các cấp do Chính phủ quyết định.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
THE
GOVERNMENT |
|
No:
179/1999/ND-CP |
|
STIPULATING THE IMPLEMENTATION OF THE LAW ON WATER RESOURCES
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the
Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Law on Water Resources of May 20, 1998;
At the proposal of the Minister of Agriculture and Rural Development,
DECREES:
1. This Decree prescribes the management, protection, exploitation and use of the water resources; the discharge of waste water into water sources; the granting of permit(s) related the water resources, as well as the prevention of, combat against and overcoming of harmful effects caused by water.
...
...
...
3. Regarding the sanctioning of administrative violations in the field of water resources as well as the organizational structure, specific functions, tasks and powers of the agencies in charge of State
1. The river basin zoning must ensure the requirements for integrated use of water sources; meet the demands for water supply in service of daily life, agricultural, forestrial and industrial production, mining, electric power generation, waterway navigation, aquatic and marine product culture, salt making, sports, entertainment, tourism, healthcare, convalescence, scientific research and other purposes; and ensure the requirements for prevention of and combat against flood, drought and other harmful effects caused by water.
2. The distributary river basin zoning, the planning of water conservancy work systems and the specialized plannings for flood and drought prevention and combat, water supply and drainage, waterway navigation, hydroelectric power planning and other water exploitation and use plannings must be based on the river basin zoning.
1. The Ministry of Agriculture and Rural
Development shall assume the prime responsibility and coordinate with the
concerned ministries and branches and the People�s
Committees of the provinces and centrally-run cities in:
b/ Planning the protection and
development of forests in conformity with the river basin zoning in order to
protect the water resources, prevent and combat flood and drought;
...
...
...
2. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance and the concerned ministries and branches in working out plans for use of annual funds for implementation of provisions in Clause 1 of this Article, then submit them to the Prime Minister for decision.
1. The Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Industry and the General Department of Meteorology and Hydrology shall, within their respective functions and tasks, have to coordinate with the concerned ministries and branches and the People�s Committees of the provinces and centrally-run cities in:
a/ Building the network of stations for
surveying and re-assessing the quality of surface and underground water;
gathering data and setting up a data base;
2. The Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Industry and the General Department of Meteorology and Hydrology shall coordinate with the Ministry of Planning and Investment in working out annual funding plans for implementation of provisions in Clause 1 of this Article, then submitting them to the Prime Minister for decision.
1. Subjects to be granted permits:
Organizations and individuals that use water in their production, business and/or scientific research activities, hospitals, urban centers, densely populated areas and other activities, must apply for permits from the competent State management
2. Grounds for granting permits:
...
...
...
b/ The planning for protection, exploitation and use
of water sources and prevention of and combat against harmful effects caused by
water in river basins, as well as the planning on systems of water conservancy
works;
3. Duration of permits:
b/ For a permit of
which the use duration has expired, the agency competent to grant such permit shall
decide its extension but each extension must not exceed 3 years;
- The water source is incapable of taking in waste water;
- The water use demand is on a sharp rise, thus leading to much larger volume of waste water, but no remedial measure has been taken to overcome this situation;
- Other extraordinary circumstances occur, under which the discharge of waste water must be restricted.
4. The withdrawal and suspension of permits:
The withdrawal or suspension of use validity of
permits for discharge of waste water into water sources shall be
5. The competence to grant and/or withdraw permits:
...
...
...
b/ The People�s
Committees of the provinces and centrally-run cities shall grant and withdraw
permits for discharge of waste water into water sources and water conservancy
work systems under the provincial/municipal management; as well as permits for
discharge of waste water into water sources and inter-provincial water
conservancy work systems under the provincial/municipal management, with
written consents of the Ministry of Agriculture and Rural Development;
6. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall prescribe the permit-granting procedures as well as the authorized granting of permits for discharge of waste water into water sources.
2. Organizations and individuals that wish to
discharge waste water into water sources or water conservancy work systems
shall have to pay waste water discharge fee;
3. Organizations and individuals that discharge
daily-life waste water into public water drainage systems of cities, urban
areas or densely populated areas shall have to pay pollution prevention and
combat fee;
4. Production and/or business organizations and
individuals that discharge waste water into public water drainage systems of
cities, urban areas or densely populated areas shall have to pay waste water
discharge fee. In cases where such organizations and individuals apply advanced
scientific and techno-logical measures to minimize the discharged water volume
or to improve the waste water treatment as compared with the prescribed
standards, they shall be considered for exemption or reduction of waste water
discharge fee;
5. The permit-granting fee, the waste water
discharge fee and the pollution prevention and combat fee shall be used for the
management and protection of water resources. The Ministry of Agriculture and
Rural Development shall coordinate with the Ministry of Finance in guiding the
procedures for
The Ministry of Finance shall assume the prime
responsibility and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural
Development and the concerned ministries and branches in proposing to the Prime
Minister for decision the levels of the permit-granting fee, the waste water
discharge fee and the water source pollution prevention and combat fee.
...
...
...
EXPLOITATION AND USE OF
WATER RESOURCES
1. The agency in charge of State management over
water resources shall base itself on the river basin zoning and the actual
potential of the water source to announce the water sources� capacity to the concerned
branches and localities, so that the latter can work out population
distribution and socio-economic plans suitable to the water source potential.
When the water source is incapable of meeting
the water use demand, the branches and localities shall have to readjust their
plans for population distribution and socio-economic plans to make them
suitable to the water sources�
actual capacity.
2. When a drought occurs, thus causing severe
water shortage, the agency in charge of State management over water resources
shall regulate and distribute water resources on the following principles:
The agency in
charge of State management over water resource defined in Clauses 1 and 2 of
this Article shall have to work out plans for regulating and distributing water
resources.
2. To pay water use charge according to
provisions of law;
...
...
...
4. To pay the fee for granting permits for water
resource exploitation and use;
5. The fee for granting water exploitation
permits and the water use charge shall be used for the management and
protection of water resources.
The Ministry of Finance shall assume the prime
responsibility and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural
Development and the concerned ministries and branches in proposing to the Prime
Minister for decision the levels of the water exploitation and use permit
granting fee and the water use charge.
1. Subjects to be granted permits:
Organizations and individuals that exploit
and/or use water resource for the daily life, agricultural and industrial
production, mining, electric power generation and other purposes, shall have to
apply for permits of the State management agencies competent to grant permits
defined in Clause 5 of this Article.
2. Grounds for granting permits:
The granting of permits for exploitation and use
of water sources must be based on:
b/ Plannings for protection, exploitation and
use of water sources as well as prevention of and combat against harmful
effects caused by water in river basins, and the water conservancy work system
plannings; the result of the evaluation of exploration projects and the report
on underground water exploration by specialized agencies or specialized
councils;
...
...
...
- The water source is incapable
of ensuring the normal water supply;
- The volume of exploited underground water
exceeds the prescribed level, thus leading to deterioration or depletion, or
underground water source is seriously polluted;
- The water use demand is on a sharp rise, but
no measure has been taken to treat or supplement water source;
- Other extraordinary circumstances occur, under
which the water exploitation and use must be restricted.
4. Withdrawal and suspension of permits:
The withdrawal and suspension of validity of
water exploitation and use permits shall be
5. The
competence to grant and withdraw permits:
- Permits for water exploitation and use, with regard to national
important projects already approved by the Prime Minister;
- Permits for underground water exploration and
exploitation, with regard to concentrated water exploitation projects with a
flow or more;
...
...
...
- Permits for exploitation and use of water for
electric power generation with an output of 500 kW ore more.
- Permits for exploration and exploitation of
underground water, with regard to underground water exploitation projects, with
an exploitation flow of less than 1,000 m3/day/night;
- Permits for taking surface water for
agricultural and industrial production, mining and daily life with a flow
- Permits for exploitation and use of water for
electric power generation with an output of less than 500 kW.
d/ The People�s
Committees of the provinces and centrally-run cities shall grant the permits
for exploitation and use of water resources for other purposes in river basins
or systems of water conservancy works within localities; grant the permits for
exploitation and use of water in river basins and/or inter-provincial water
conservancy work systems under the authorization of the Ministry of Agriculture
and Rural Development;
6. The Ministry of Agriculture and Rural
Development shall prescribe the procedures for granting water resource
exploitation and use permits.
1. The People�s
Committees of the provinces and centrally-run cities shall prescribe the
small-scale water exploitation and use within families as stipulated at Points
a, b and c, Clause 2, Article 24 of the Law on Water Resources under the
guidance of the Ministry of Agriculture and Rural Development.
2. Water exploitation and use cases stipulated
at Point e, Clause 2, Article 24 of the Law on Water Resources are cases where
water resources are exploited and used for forestry, waterway navigation,
aquatic and marine product culture, salt making, sports, entertainment,
tourism, healthcare, convalescence and/or scientific research, not for
profit-making purpose.
...
...
...
In cases where water is conducted by project
measures, the project investors shall have to comply with the river basin
zoning and the water conservancy work system planning, and obtain permits
stipulated in Clause 5, Article 9 of this Decree from the
STATE MANAGEMENT OVER
WATER RESOURCES
1. Assuming the prime responsibility and
coordinating with the concerned ministries and branches, and the People�s Committees of the provinces
and centrally-run cities in formulating and directing the implementation of
strategy, planning, plans and policy for water resource protection,
exploitation, use and development; preventing, combating and overcoming
consequences and harmful effects caused water; drawing up and submitting the
list of river basins to the Prime Minister for decision.
2. Compiling and submitting to the Government
for promulgation or promulgating according to its own competence legal
documents, processes, rules, standards and norms on water resource protection,
exploitation and use, prevention of, combat against and overcoming of
consequences and harmful effects caused by water;
3. Synthesizing and managing results of basic
survey, inventory and assessment of water resources throughout the country;
setting up data base on water resources, and conducting the inventory and
assessment of water resources within its functions and management tasks;
4. Deciding according to its own competence the
regulation and distribution of water resources in accordance with the provisions
in Clause 3, Article 7 of this Decree; granting, withdrawing and extending
permits or authorizing the People�s
Committees of the provinces and centrally-run cities to grant, withdraw and
extend permits related to water resources, permits for practicing the probing
drills, geographical surveys and prospection and construction of underground
water exploitation works according to provisions of this Decree;
...
...
...
6. Organizing the work of specialized inspection
of water resources, settling disputes, complaints and denunciations under the
legislation on water resources;
7. Summarizing and proposing to the Government
for handling matters related to the international relations in the domain of water
resources;
8. Proposing to the Government the functions,
tasks, powers and organizational structure of agencies in charge of State
management over water resources; propagating and disseminating the legislation
on water resources;
9. Managing the exploitation and protection of
water conservancy works, the flood and storm prevention and combat, and
formulating and organizing the realization of the program for clean water and
environmental hygiene in rural areas.
1. The General Department of Meteorology and
Hydrology shall coordinate with the concerned ministries and branches in working
out and organizing the implementation of annual and long-term plans for basic
survey of the reserve and quality of surface water resource;
2. The Ministry of Science, Technology and
Environment shall coordinate with the concerned ministries and branches in
elaborating water quality standards; controlling and limiting acid rains;
3. The Ministry of Industry shall coordinate
with the concerned ministries and branches in working out and organizing the
annual and long-term plans for basic geological survey of underground water
resource; formulating the process of operating hydroelectric reservoirs, as
well as plans for ensuring safety of hydraulic engineering works of
hydroelectric power plants and the integrated exploitation of water sources,
then submitting them to the Prime Minister for decision;
4. The Ministry of Communication and Transport
shall coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development and the
concerned ministries and branches in working out and organizing the
implementation of planning of waterway navigation networks, and constructing
waterway navigation works;
...
...
...
6. The Ministry of Aquatic Resources shall
coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development and the
concerned ministries and branches in working out and organizing the
implementation of planning for protection, exploitation and use of water
sources for development of domestic aquatic resources;
7. The Ministry of Planning and Investment shall
coordinate with the concerned ministries and branches in synthesizing plans for
investing funds in projects for management, protection, exploitation and use of
water resources, as well as for prevention of, combat against and overcoming of
consequences and harmful effects caused by water, then submitting them to the
Prime Minister for decision;
8. The Ministry of Finance shall coordinate with
the Ministry of Agriculture and Rural Development in formulating policies on
water resource tax, as well as water resource management charges and fees,
2. Guide the implementation of regulations of
the Government and the ministries on water resource management, protection,
exploitation and use; the prevention of, combat against and overcoming of
consequences and harmful effects caused by water in their respective localities;
3. Organize and direct the basic surveys,
inventory and assessment of water resources in their respective localities
under the guidance of the Ministry of Agriculture and Rural Development and the
concerned ministries and branches;
4. Grant, withdraw and extend permits on water
resources, permits for practicing probing drills, geological surveys,
prospection and construction of underground water exploitation works according to
the provisions of this Decree and guidance of the Ministry of Agriculture and
Rural Development; regulate and distribute water in their localities under the
guidance of the Ministry of Agriculture and Rural Development;
5. Decide measures, mobilize forces, materials
and means to prevent, combat and overcome consequences of floods and droughts;
deal with incidents occurring to water conservancy works and harmful effects
caused by water in their respective localities under the guidance of the
Ministry of Agriculture and Rural Development;
...
...
...
7. Observe the international agreements which
the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to;
8. Define the hygiene protecting zones and
prescribe small scales of water resource exploitation and use as provided for
in Clause 1, Article 10 of this Decree.
2.
The establishment and the regulation on organization and operation of the
National Water Resource Council shall be decided by the Prime Minister.
1. Basing him/herself on the approved list of
river basins, the Minister of Agriculture and Rural Development shall decide
the establishment and the specific regulation on organization and operation of
the agencies to manage the zonings of Red river-Thai Binh river and Mekong
river basins;
2. The presidents of the People�s Committees of the provinces
and centrally-run cities shall decide the establishment and the regulation on
organization and operation of the agencies to manage the river basin zonings
with regard to rivers within their respective localities under the guidance of
the Ministry of Agriculture and Rural Development.
Article 18. The system
of organizations for specialized inspection of water resource:
...
...
...
2. The specialized inspectorates on water
resource at the local levels are attached to the provincial/municipal Services
of Agriculture and Rural Development.
The elaboration and promulgation of the
Regulation on operation of specialized inspectorates on water resources at all
levels shall be decided by the Government.
Article 21
...
...
...
;
Nghị định 179/1999/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Tài nguyên nước
Số hiệu: | 179/1999/NĐ-CP |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 30/12/1999 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị định 179/1999/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Tài nguyên nước
Chưa có Video