Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 117/2010/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2010

 

NGHỊ ĐỊNH

VỀ TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG RỪNG ĐẶC DỤNG

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Đa dạng sinh học ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

NGHỊ ĐỊNH

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng thuộc lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân trong nước; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến việc tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Rừng đặc dụng là loại rừng được xác lập theo quy định của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, có giá trị đặc biệt về bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường.

2. Ban quản lý khu rừng đặc dụng là tổ chức của Nhà nước, có chức năng, nhiệm vụ của chủ rừng và được Nhà nước bảo đảm các điều kiện để thực hiện trách nhiệm quản lý bảo vệ, phát triển rừng đặc dụng; bảo tồn, phát huy các giá trị đặc biệt về thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái, đa dạng sinh học, nguồn gen sinh vật, di tích lịch sử, văn hóa, cảnh quan; nghiên cứu khoa học; cung ứng dịch vụ môi trường rừng.

3. Khu dự trữ thiên nhiên là khu vực có hệ sinh thái rừng hoặc có cả hệ sinh thái đất ngập nước, hệ sinh thái biển, ngoài các chức năng chung của rừng đặc dụng, được xác lập chủ yếu để bảo tồn bền vững các hệ sinh thái tự nhiên.

4. Khu bảo tồn loài, sinh cảnh là khu vực có hệ sinh thái rừng hoặc có cả hệ sinh thái đất ngập nước, hệ sinh thái biển, ngoài các chức năng chung của rừng đặc dụng, được xác lập chủ yếu để bảo tồn bền vững các loài sinh vật nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

5. Khu bảo vệ cảnh quan là khu rừng hoặc có một phần diện tích đất ngập nước, biển, ngoài các chức năng chung của rừng đặc dụng, được xác lập để bảo tồn các giá trị cao về lịch sử, văn hóa, cảnh quan tự nhiên.

6. Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học là khu rừng hoặc có một phần diện tích đất ngập nước, biển được xác lập để nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, phát triển công nghệ và đào tạo.

7. Vườn quốc gia là loại rừng đặc dụng có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt đối với quốc gia. Vườn quốc gia có chức năng chung của rừng đặc dụng đồng thời có thể có một trong các chức năng chủ yếu là: bảo tồn và dự trữ thiên nhiên; khu bảo tồn loài - sinh cảnh; bảo vệ cảnh quan.

Điều 4. Phân loại rừng đặc dụng

Hệ thống rừng đặc dụng bao gồm các loại sau:

1. Vườn quốc gia;

2. Khu bảo tồn thiên nhiên gồm khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh;

3. Khu bảo vệ cảnh quan gồm khu rừng di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh;

4. Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học.

Điều 5. Tiêu chí xác lập các loại rừng đặc dụng

Việc xác lập các khu rừng đặc dụng phải đảm bảo các tiêu chí đối với từng loại rừng đặc dụng dưới đây.

1. Khu dự trữ thiên nhiên

a) Có ít nhất 01 hệ sinh thái rừng tự nhiên quan trọng đối với quốc gia, quốc tế chưa hoặc ít bị biến đổi có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục hoặc du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Trong trường hợp đặc biệt nếu là rừng trồng thì khu rừng đó phải đảm bảo diễn thế phát triển ổn định tiếp cận và từng bước tái tạo hệ sinh thái tự nhiên;

b) Là sinh cảnh tự nhiên của ít nhất 05 loài sinh vật là các loài động, thực vật nguy cấp, quý, hiếm ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật;

c) Diện tích liền vùng tối thiểu trên 5.000 ha, trong đó ít nhất 90% diện tích là các hệ sinh thái tự nhiên (hoặc nếu là rừng trồng thì khu rừng đó phải đảm bảo diễn thế phát triển ổn định tiếp cận và từng bước tái tạo hệ sinh thái tự nhiên).

2. Khu bảo tồn loài - sinh cảnh

a) Có ít nhất 01 loài sinh vật đặc hữu hoặc loài nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật;

b) Phải đảm bảo các điều kiện sinh sống, thức ăn, sinh sản … để bảo tồn bền vững các loài sinh vật đặc hữu, nguy cấp, quý, hiếm;

c) Có diện tích liền vùng đáp ứng yêu cầu bảo tồn bền vững của các loài sinh vật đặc hữu, nguy cấp, quý, hiếm.

3. Khu rừng bảo vệ cảnh quan.

a) Khu rừng có giá trị cao về lịch sử, văn hóa, trong đó có di tích lịch sử, văn hóa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.

b) Khu rừng có giá trị cao về cảnh quan môi trường, trong đó có danh lam thắng cảnh cần được bảo vệ và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.

c) Khu rừng do cộng đồng dân cư quản lý, bảo vệ theo phong tục tập quán, hoặc theo truyền thống và tín ngưỡng có giá trị về văn hóa, tín ngưỡng, giáo dục, du lịch sinh thái đặc sắc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.

4. Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học

a) Có các hệ sinh thái đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, thực nghiệm khoa học của các tổ chức khoa học, đào tạo có chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu, thực nghiệm khoa học lâm nghiệm theo quy định của pháp luật;

b) Có quy mô diện tích phù hợp với mục tiêu, yêu cầu nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, phát triển công nghệ, đào tạo lâm nghiệp lâu dài.

5. Vườn quốc gia đáp ứng ít nhất một trong ba tiêu chí sau đây:

a) Có ít nhất 01 mẫu chuẩn hệ sinh thái đặc trưng của một vùng sinh thái hoặc của quốc gia, quốc tế; có diện tích liền vùng tối thiểu trên 10.000 ha, trong đó ít nhất 70% diện tích là các hệ sinh thái tự nhiên; diện tích đất nông nghiệp và đất thổ cư phải nhỏ hơn 5%.

b) Có ít nhất 01 loài sinh vật đặc hữu của Việt Nam hoặc có thể bảo tồn sinh cảnh trên 05 loài sinh vật nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật; có diện tích liền vùng tối thiểu trên 7.000 ha, trong đó ít nhất 70% diện tích là các hệ sinh thái tự nhiên; diện tích đất nông nghiệp và đất thổ cư phải nhỏ hơn 5%.

c) Có giá trị đặc biệt quan trọng về bảo vệ cảnh quan, nghiên cứu thực nghiệm khoa học của quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Chương 2.

QUẢN LÝ HỆ THỐNG RỪNG ĐẶC DỤNG

MỤC 1. QUY HOẠCH RỪNG ĐẶC DỤNG

Điều 6. Phạm vi quy hoạch

Quy hoạch rừng đặc dụng bao gồm: quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước; quy hoạch rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết chung là cấp tỉnh); quy hoạch khu rừng đặc dụng.

Điều 7. Quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước

1. Căn cứ quy hoạch

a) Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh;

b) Quy hoạch sử dụng đất cả nước được Quốc hội thông qua;

c) Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng.

2. Nội dung quy hoạch

a) Đánh giá hiện trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, hệ sinh thái, đa dạng sinh học, nguồn gen sinh vật, di tích lịch sử, văn hóa, cảnh quan …;

b) Luận chứng quan điểm, xác định mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể về tổ chức, quản lý, bảo tồn, sử dụng bền vững hệ thống rừng đặc dụng;

c) Xác lập danh mục các khu rừng đặc dụng; phân định các loại rừng đặc dụng; quy mô (diện tích, ranh giới, vị trí …) từng khu rừng đặc dụng;

d) Phân cấp quản lý các khu rừng đặc dụng;

đ) Xác định các chương trình, dự án, giải pháp để đạt được mục tiêu tổ chức, quản lý, bảo tồn, sử dụng bền vững hệ thống rừng đặc dụng.

3. Lập, thẩm định quy hoạch

a) Tổng cục Lâm nghiệp tổ chức lập quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước.

b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thẩm định quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước; trình Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt.

c) Hồ sơ trình thẩm định quy hoạch bao gồm:

Tờ trình đề nghị thẩm định quy hoạch của Tổng cục Lâm nghiệp;

Báo cáo quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước;

Văn bản tham gia ý kiến của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ, ngành có liên quan;

Các tài liệu khác có liên quan.

d) Hồ sơ trình phê duyệt quy hoạch bao gồm:

Tờ trình của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước;

Văn bản thẩm định quy hoạch;

Các tài liệu khác quy định tại Điểm c, khoản này.

4. Công bố quy hoạch

a) Quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phải công bố công khai theo quy định của pháp luật.

b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước trên trang thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

5. Điều chỉnh quy hoạch

a) Quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước được điều chỉnh trong trường hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh đã được điều chỉnh.

b) Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước theo đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 8. Quy hoạch rừng đặc dụng cấp tỉnh

1. Căn cứ quy hoạch

a) Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh địa phương;

b) Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh;

c) Quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước.

2. Nội dung quy hoạch

a) Đánh giá hiện trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, hệ sinh thái, đa dạng sinh học, nguồn gen sinh vật, di tích lịch sử, văn hóa, cảnh quan …

b) Luận chứng quan điểm, xác định mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể và tổ chức, quản lý, bảo tồn, sử dụng bền vững các khu rừng đặc dụng.

c) Xác lập danh mục các khu rừng đặc dụng; phân định các loại rừng đặc dụng; quy mô (diện tích, ranh giới, vị trí …) từng khu rừng đặc dụng.

d) Tổ chức quản lý các khu rừng đặc dụng.

đ) Xác định các chương trình, dự án, giải pháp để đạt được mục tiêu tổ chức, quản lý, bảo tồn, sử dụng bền vững các khu rừng đặc dụng.

3. Lập, thẩm định quy hoạch

a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức lập quy hoạch các khu rừng đặc dụng trên địa bàn cấp tỉnh.

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định quy hoạch các khu rừng đặc dụng trên địa bàn cấp tỉnh; quyết định phê duyệt sau khi có văn bản đồng thuận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

c) Hồ sơ trình thẩm định quy hoạch bao gồm:

Tờ trình đề nghị thẩm định quy hoạch của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Báo cáo quy hoạch các khu rừng đặc dụng trên địa bàn cấp tỉnh;

Các tài liệu khác có liên quan.

d) Hồ sơ trình phê duyệt quy hoạch bao gồm:

Tờ trình của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch;

Văn bản thẩm định quy hoạch;

Các tài liệu khác quy định tại Điểm c, khoản này.

4. Công bố quy hoạch

a) Quy hoạch rừng đặc dụng cấp tỉnh sau khi được phê duyệt phải công bố công khai theo quy định của pháp luật.

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố quy hoạch rừng đặc dụng cấp tỉnh trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

5. Điều chỉnh quy hoạch

a) Quy hoạch rừng đặc dụng cấp tỉnh được điều chỉnh trên cơ sở các căn cứ quy định tại khoản 1 điều này đã được điều chỉnh.

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định điều chỉnh quy hoạch rừng đặc dụng trên địa bàn sau khi có văn bản đồng thuận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 9. Quy hoạch khu rừng đặc dụng

1. Căn cứ quy hoạch: quy hoạch khu rừng đặc dụng phải phù hợp với quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước và quy hoạch rừng đặc dụng cấp tỉnh.

2. Nội dung quy hoạch

Quy hoạch khu rừng đặc dụng phải đảm bảo các nội dung chủ yếu sau:

a) Đánh giá hiện trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, hệ sinh thái, đa dạng sinh học, nguồn gen sinh vật, di tích lịch sử, văn hóa, cảnh quan …;

b) Luận chứng quan điểm, xác định mục tiêu tổ chức, quản lý, bảo tồn, sử dụng bền vững khu rừng đặc dụng;

c) Quy hoạch không gian các phân khu chức năng: phân khu bảo vệ nghiêm ngặt; phân khu phục hồi sinh thái; phân khu dịch vụ - hành chính;

d) Quy hoạch các biện pháp bảo vệ rừng, bảo tồn, phục hồi hệ sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học; bảo vệ, tôn tạo cảnh quan thiên nhiên, giá trị văn hóa, lịch sử, môi trường;

đ) Quy hoạch các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học;

e) Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng quản lý, bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng; hệ thống đường giao thông, đường tuần tra …;

g) Quy hoạch phát triển du lịch sinh thái;

h) Quy hoạch đầu tư, phát triển vùng đệm.

3. Xây dựng, phê duyệt, thực hiện quy hoạch

a) Ban quản lý khu rừng đặc dụng xây dựng quy hoạch khu rừng đặc dụng của mình, trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định phê duyệt quy hoạch khu rừng đặc dụng do Trung ương quản lý.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phê duyệt quy hoạch khu rừng đặc dụng do địa phương quản lý sau khi có văn bản đồng thuận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

c) Ban quản lý khu rừng đặc dụng chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quy hoạch khu rừng đặc dụng sau khi được duyệt.

4. Công bố quy hoạch

Ban quản lý khu rừng đặc dụng có trách nhiệm công bố công khai quy hoạch khu rừng đặc dụng tại trụ sở làm việc của Ban quản lý và tổ chức phổ biến, tuyên truyền rộng rãi trong cộng đồng dân cư địa phương.

5. Điều chỉnh quy hoạch

a) Quy hoạch khu rừng đặc dụng được điều chỉnh trên cơ sở các căn cứ quy định tại khoản 1 điều này đã được điều chỉnh.

b) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch khu rừng đặc dụng là cơ quan có thẩm quyền quyết định điều chỉnh quy hoạch khu rừng đặc dụng đó.

MỤC 2. XÁC LẬP KHU RỪNG ĐẶC DỤNG

Điều 10. Nguyên tắc xác lập các khu rừng đặc dụng

1. Có đề án xác lập khu rừng đặc dụng phù hợp với quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2. Đáp ứng các tiêu chí đối với mỗi loại rừng đặc dụng quy định tại Điều 5 của Nghị định này.

Điều 11. Nội dung đề án xác lập khu rừng đặc dụng

1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, hiện trạng rừng, các hệ sinh thái tự nhiên; các giá trị về đa dạng sinh học, nguồn gen sinh vật, giá trị lịch sử, văn hóa, cảnh quan, khoa học, thực nghiệm, giáo dục môi trường, cung ứng dịch vụ môi trường rừng.

2. Đánh giá về hiện trạng quản lý, sử dụng rừng, đất đai, mặt nước vùng dự án.

3. Đánh giá về hiện dân sinh, kinh tế, xã hội.

4. Xác định các mục tiêu thành lập khu rừng đặc dụng đáp ứng các tiêu chí xác lập khu rừng đặc dụng quy định tại Nghị định này.

5. Xác định phạm vi ranh giới, diện tích khu rừng đặc dụng trên bản đồ.

6. Các chương trình hoạt động, giải pháp thực hiện, tổ chức quản lý.

7. Xác định khái toán vốn đầu tư, phân kỳ đầu tư xây dựng khu rừng đặc dụng; kinh phí thường xuyên cho các hoạt động bảo vệ, bảo tồn, nâng cao đời sống người dân; hiệu quả đầu tư.

8. Tổ chức thực hiện dự án

Điều 12. Trình tự xây dựng đề án xác lập hệ thống rừng đặc dụng

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, tổ chức xây dựng đề án xác lập khu rừng đặc dụng trong cả nước; lấy ý kiến tham gia dự thảo của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ chức, cá nhân có liên quan.

2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ chức được lấy ý kiến, trong thời gian không quá 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được dự thảo đề án, có trách nhiệm góp ý bằng văn bản gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, tiếp thu, giải trình các ý kiến tham gia của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

4. Hồ sơ trình, thẩm quyền phê duyệt đề án xác lập hệ thống rừng đặc dụng

a) Hồ sơ gồm:

Tờ trình Thủ tướng Chính phủ về việc xác lập hệ thống rừng đặc dụng;

Báo cáo chính và báo cáo tóm tắt đề án xác lập hệ thống rừng đặc dụng;

Bản đồ hệ thống rừng đặc dụng cả nước;

Các hồ sơ khác có liên quan.

b) Thủ tướng Chính phủ quyết định xác lập hệ thống rừng đặc dụng trong cả nước.

MỤC 3. THÀNH LẬP, THẨM QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ KHU RỪNG ĐẶC DỤNG

Điều 13. Quyết định thành lập khu rừng đặc dụng

1. Thẩm quyền quyết định thành lập khu rừng đặc dụng

a) Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập khu rừng đặc dụng là các vườn quốc gia và các khu rừng đặc dụng nằm trên địa bàn nhiều tỉnh.

c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập các khu rừng đặc dụng còn lại. Đối với khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập sau khi có văn bản đồng thuận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Nội dung quyết định thành lập khu rừng đặc dụng

a) Tên khu rừng đặc dụng;

b) Vị trí địa lý, ranh giới, diện tích khu rừng đặc dụng, các phân khu chức năng và vùng đệm (đối với vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài, sinh cảnh) được thể hiện trên bản đồ VN 2000;

c) Mục tiêu khu rừng đặc dụng;

d) Các chương trình hoạt động, giải pháp thực hiện, tổ chức quản lý;

đ) Khái toán vốn đầu tư; nguồn vốn đầu tư; danh mục các dự án ưu tiên;

e) Tổ chức thực hiện.

Điều 14. Quản lý nhà nước về rừng đặc dụng

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý nhà nước đối với hệ thống rừng đặc dụng trong phạm vi cả nước; trực tiếp tổ chức quản lý các khu rừng đặc dụng trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước đối với hệ thống rừng đặc dụng ở địa phương; trực tiếp quản lý các vườn quốc gia; phân cấp quản lý các khu dự trữ thiên nhiên; khu bảo tồn loài, sinh cảnh; khu bảo vệ cảnh quan.

MỤC 4. CHUYỂN LOẠI, ĐIỀU CHỈNH, CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG RỪNG ĐẶC DỤNG

Điều 15. Chuyển loại khu rừng đặc dụng

1. Chuyển loại khu rừng đặc dụng phải có dự án đáp ứng các tiêu chí thành lập khu rừng đặc dụng mới quy định tại Nghị định này.

2. Nội dung dự án; lập, thẩm định dự án sau khi chuyển loại; thẩm quyền quyết định xác lập khu rừng đặc dụng thực hiện theo quy định tại Nghị định này.

Điều 16. Căn cứ điều chỉnh, chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng

1. Căn cứ quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng của cả nước được duyệt.

2. Yêu cầu phục vụ quốc phòng, an ninh và các nhiệm vụ khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 17. Điều chỉnh khu rừng đặc dụng

1. Nội dung điều chỉnh khu rừng đặc dụng bao gồm: thay đổi về ranh giới, diện tích, các phân khu chức năng của khu rừng đặc dụng.

2. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh khu rừng đặc dụng bao gồm:

a) Văn bản là căn cứ điều chỉnh khu rừng đặc dụng quy định tại Điều 16 của Nghị định này;

b) Tờ trình đề nghị của Ban quản lý khu rừng đặc dụng;

c) Dự án điều chỉnh rừng đặc dụng;

d) Các tài liệu khác có liên quan.

3. Cơ quan thẩm quyền quyết định thành lập khu rừng đặc dụng quy định tại Khoản 1, Điều 13 của Nghị định này là cơ quan thẩm quyền quyết định điều chỉnh khu rừng đặc dụng đó.

Điều 18. Chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng

1. Chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng sang rừng phòng hộ, rừng sản xuất phải phù hợp với quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước được duyệt.

2. Chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng sang mục đích không phải lâm nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước được duyệt.

3. Hồ sơ đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng trong trường hợp khu rừng đặc dụng do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập bao gồm:

a) Văn bản là căn cứ chuyển mục đích sử dụng toàn bộ hoặc một phần khu rừng đặc dụng quy định tại Điều 16 của Nghị định này;

b) Tờ trình của Ban quản lý khu rừng đặc dụng;

c) Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật;

d) Văn bản đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có khu rừng đặc dụng;

đ) Văn bản đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

e) Các tài liệu khác có liên quan.

4. Hồ sơ đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng trong trường hợp khu rừng đặc dụng do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập bao gồm:

a) Văn bản pháp lý là căn cứ chuyển mục đích sử dụng toàn bộ hoặc một phần khu rừng đặc dụng quy định tại Điều 16 của Nghị định này;

b) Tờ trình của Ban quản lý khu rừng đặc dụng;

c) Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật;

d) Văn bản đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

đ) Văn bản thỏa thuận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

e) Các tài liệu khác có liên quan.

5. Thẩm định hồ sơ đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng

a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định hồ sơ đề nghị chuyển mục đích sử dụng khu rừng đặc dụng do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.

b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định hồ sơ đề nghị chuyển mục đích sử dụng khu rừng đặc dụng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập.

6. Thẩm quyền quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng

a) Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển mục đích sử dụng đối với khu rừng đặc dụng do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chuyển mục đích sử dụng đối với khu rừng đặc dụng khác.

MỤC 5. KHÔI PHỤC HỆ SINH THÁI TỰ NHIÊN, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG KHU RỪNG ĐẶC DỤNG

Điều 19. Khôi phục hệ sinh thái tự nhiên

1. Đối với vườn quốc gia; khu dự trữ thiên nhiên; khu bảo tồn loài, sinh cảnh

a) Trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt chỉ được áp dụng các biện pháp bảo vệ, bảo tồn để duy trì diễn thế tự nhiên.

b) Trong phân khu phục hồi sinh thái ưu tiên áp dụng các biện pháp bảo vệ, bảo tồn diễn thế tự nhiên, kết hợp tái sinh tự nhiên với trồng các loài cây bản địa và các biện pháp lâm sinh khác.

c) Trong phân khu hành chính, dịch vụ được thực hiện các biện pháp lâm sinh để nâng cao chất lượng, giá trị thẩm mỹ của rừng.

2. Đối với khu bảo vệ cảnh quan; khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học được áp dụng các biện pháp trồng rừng, cải tạo rừng và các biện pháp lâm sinh khác theo đề án, dự án, thiết kế được duyệt.

Điều 20. Nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập

1. Ban quản lý khu rừng đặc dụng tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, dịch vụ nghiên cứu khoa học theo chương trình, đề tài, dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2. Tổ chức nghiên cứu khoa học, cơ sở đào tạo, nhà khoa học, học sinh, sinh viên thực hiện việc nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập tại khu rừng đặc dụng phải đảm bảo các quy định sau đây:

a) Có kế hoạch nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập tại khu rừng đặc dụng được Ban quản lý khu rừng đặc dụng đó chấp thuận;

b) Thực hiện đúng các quy định của pháp luật, quy chế quản lý và sự hướng dẫn của Ban quản lý khu rừng đặc dụng;

c) Sau mỗi đợt nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập tại khu rừng đặc dụng, chậm nhất là hai tuần báo cáo về các hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập tại khu rừng đặc dụng; sau khi công bố kết quả nghiên cứu chậm nhất hai tháng phải báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học cho Ban quản lý khu rừng đặc dụng;

d) Đối với tổ chức nghiên cứu khoa học, cơ sở đào tạo, nhà khoa học, học sinh, sinh viên nước ngoài thì chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập tại khu rừng đặc dụng phải được Tổng cục Lâm nghiệp đồng thuận bằng văn bản và thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước đối với người nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;

đ) Chỉ thu thập mẫu vật, nguồn gen của những loài với số lượng được xác định tại chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học được duyệt; đối với tổ chức nghiên cứu khoa học, cơ sở đào tạo, nhà khoa học, học sinh, sinh viên nước ngoài thì còn phải được Tổng cục Lâm nghiệp đồng thuận bằng văn bản. Việc vận chuyển, lưu giữ, công bố mẫu vật, nguồn gen thực hiện theo quy định của Nhà nước và sự hướng dẫn, giám sát của Ban quản lý khu rừng đặc dụng;

e) Thanh toán chi phí dịch vụ cho Ban quản lý khu rừng đặc dụng.

MỤC 6. SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN, HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ TRONG KHU RỪNG ĐẶC DỤNG

Điều 21. Sử dụng bền vững tài nguyên rừng

Các hoạt động khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong rừng đặc dụng phải đảm bảo chức năng bảo tồn, duy trì và phát triển sự đa dạng sinh học của rừng, đảm bảo môi trường sống của các loài thực vật rừng, động vật rừng đặc hữu, quý hiếm; loài thực vật rừng, động vật rừng có giá trị cao về khoa học, giáo dục; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, các giá trị cảnh quan, văn hóa, lịch sử và môi trường. Thủ tục, biện pháp kỹ thuật khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong rừng đặc dụng phải tuân theo quy chế quản lý rừng theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

1. Đối với vườn quốc gia; khu dự trữ thiên nhiên; khu bảo tồn loài, sinh cảnh

a) Được khai thác, thu dọn, làm vệ sinh những cây gỗ đã chết, cây gẫy đổ, thực vật rừng trong phân khu dịch vụ hành chính theo quy định của Nhà nước; được tận thu gỗ, củi, thực vật rừng trong phạm vi giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình theo dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

b) Được khai thác, sử dụng bền vững các loài thực vật ngoài gỗ và không thuộc danh mục các loài nguy cấp, quý, hiếm trong phân khu phục hồi sinh thái và phân khu dịch vụ hành chính theo đề án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Nghị định này phê duyệt và quy định của pháp luật.

c) Được thu thập mẫu vật, nguồn gen sinh vật theo quy định tại mục đ, Khoản 2, Điều 20 của Nghị định này.

2. Đối với khu rừng bảo vệ cảnh quan

a) Được tận thu gỗ, củi, thực vật rừng trong quá trình thực hiện các biện pháp lâm sinh để bảo tồn, tôn tạo, khôi phục hệ sinh thái, cảnh quan, văn hóa, lịch sử và trong phạm vi giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình theo dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

b) Được khai thác, sử dụng bền vững các loài thực vật không thuộc danh mục các loài nguy cấp, quý, hiếm theo đề án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Nghị định này phê duyệt.

c) Được thu thập mẫu vật, nguồn gen sinh vật theo quy định tại mục đ, Khoản 2, Điều 20 của Nghị định này.

3. Đối với rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học

a) Được phép khai thác lâm sản theo chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học được phê duyệt.

b) Được tận thu gỗ, củi, thực vật rừng trong quá trình thực hiện các tác động điều chỉnh tổ thành rừng, nuôi dưỡng rừng và áp dụng các biện pháp kỹ thuật khác theo chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học được phê duyệt và trong phạm vi giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình theo dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

c) Được khai thác, sử dụng bền vững các loài thực vật, động vật, vi sinh vật phục vụ nghiên cứu khoa học theo chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học được cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 14 của Nghị định này phê duyệt.

d) Được thu thập mẫu vật, nguồn gen sinh vật theo quy định tại mục đ, Khoản 2, Điều 20 của Nghị định này.

Điều 22. Dịch vụ môi trường rừng

Ban quản lý khu rừng đặc dụng với tư cách là chủ rừng được tổ chức, thực hiện chính sách về chi trả dịch vụ môi trường rừng, cung ứng các dịch vụ như: bảo vệ đất, hạn chế xói mòn, điều tiết và duy trì nguồn nước, hấp thụ và lưu giữ các bon, giảm phát thải phí gây hiệu ứng nhà kính, bảo vệ cảnh quan tự nhiên và đa dạng sinh học, tạo bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống, sử dụng nguồn nước và rừng cho nuôi trồng thủy sản … theo quy định tại Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; dịch vụ nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ, giá trị đa dạng sinh học cho các tổ chức, cá nhân sử dụng theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Điều 23. Hoạt động du lịch sinh thái

1. Việc tổ chức hoạt động du lịch sinh thái phải phù hợp với quy hoạch khu rừng đặc dụng và có đề án du lịch sinh thái được cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 14 của Nghị định này.

2. Thực hiện đúng quy định pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường, du lịch, di sản văn hóa và quy chế quản lý khu rừng đặc dụng.

3. Phương thức tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái:

a) Ban quản lý khu rừng đặc dụng tự tổ chức các hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái;

b) Ban quản lý khu rừng đặc dụng có thể sử dụng một phần rừng, đất lâm nghiệp cho tổ chức, cá nhân thuê nhằm mục đích kinh doanh du lịch sinh thái kết hợp với bảo vệ, phát triển rừng và bảo tồn thiên nhiên theo đúng quy hoạch được duyệt và các quy định hiện hành của pháp luật;

c) Ban quản lý khu rừng đặc dụng liên doanh, liên kết giữa với tổ chức, cá nhân khác để tổ chức các hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái.

4. Yêu cầu đối với dự án du lịch sinh thái

a) Không gây ảnh hưởng tiêu cực đến bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học, cảnh quan, môi trường và các chức năng khác của khu rừng; phù hợp với quy hoạch của khu rừng đặc dụng được duyệt.

b) Trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt chỉ được xây dựng các tuyến đường mòn, đường cáp trên không, đường ngầm dưới mặt đất, trạm quan sát cảnh quan, biển chỉ dẫn phục vụ du lịch sinh thái.

c) Trong phân khu phục hồi sinh thái chỉ được xây dựng các tuyến đường bộ phù hợp nhưng tối đa không vượt quá quy mô đường cấp IV miền núi, trạm quan sát cảnh quan, biển chỉ dẫn, đường cáp trên không, đường ngầm dưới mặt đất, các công trình khác phù hợp với quy hoạch khu rừng đặc dụng.

d) Trong phân khu hành chính, dịch vụ; khu bảo vệ cảnh quan; khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học được xây dựng các công trình phục vụ cho quản lý, nghiên cứu khoa học và tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái phù hợp với quy hoạch khu rừng đặc dụng.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn cụ thể về quy mô, diện tích sử dụng xây dựng các công trình phục vụ du lịch sinh thái rừng đặc dụng.

Chương 3.

BAN QUẢN LÝ; HẠT KIỂM LÂM; TRUNG TÂM CỨU HỘ, BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN SINH VẬT TRONG KHU RỪNG ĐẶC DỤNG; VÙNG ĐỆM

MỤC 1. BAN QUẢN LÝ KHU RỪNG ĐẶC DỤNG

Điều 24. Điều kiện thành lập Ban quản lý khu rừng đặc dụng

1. Ban quản lý khu rừng đặc dụng được thành lập ở vườn quốc gia; khu dự trữ thiên nhiên; khu bảo tồn loài, sinh cảnh có diện tích trên 5.000 ha.

2. Trường hợp trên địa bàn cấp tỉnh có nhiều khu rừng đặc dụng không đủ điều kiện quy định tại Khoản 1 của Điều này mà chưa thành lập Ban quản lý thì thành lập một Ban quản lý chung.

3. Trường hợp trên địa bàn cấp tỉnh có một khu rừng đặc dụng không đủ điều kiện quy định tại Khoản 1 của Điều này mà đã có Ban quản lý thì tiếp tục duy trì hoạt động, nếu chưa thành lập Ban quản lý thì giao cho cơ quan kiểm lâm quản lý.

4. Ban quản lý các khu di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng, các tổ chức khoa học, đào tạo về lâm nghiệp được Nhà nước giao quản lý các khu rừng cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học có trách nhiệm tổ chức quản lý khu rừng đó, không thành lập Ban quản lý khu rừng đặc dụng.

Điều 25. Thành lập Ban quản lý khu rừng đặc dụng

1. Ban quản lý rừng đặc dụng được thành lập theo quy định tại Điều 50 của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; Điều 44 của Nghị định số 23/2006/NĐ-CP của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng và các quy định có liên quan của Nhà nước.

2. Các khu rừng đặc dụng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập bao gồm cả hợp phần bảo tồn biển, đất ngập nước nội địa thì Ban quản lý khu rừng đặc dụng đó tiếp tục quản lý hợp phần bảo tồn biển, đất ngập nước nội địa mà không phải thành lập Ban quản lý khu bảo tồn biển hoặc Ban quản lý khu bảo tồn vùng đất ngập nước nội địa mới.

3. Thẩm quyền thành lập Ban quản lý khu rừng đặc dụng

a) Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định thành lập Ban quản lý khu rừng đặc dụng do Bộ trực tiếp tổ chức quản lý.

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Ban quản lý khu rừng đặc dụng do địa phương quản lý.

Điều 26. Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý khu rừng đặc dụng

1. Ban quản lý khu rừng đặc dụng có Giám đốc và các Phó giám đốc.

Đối với khu rừng đặc dụng có Hạt Kiểm lâm thì Giám đốc Ban quản lý đồng thời là Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm.

2. Tùy theo điều kiện cụ thể, khu rừng đặc dụng được tổ chức tối đa các đơn vị:

a) Hạt Kiểm lâm;

b) Phòng Tổ chức, Hành chính;

c) Phòng Kế hoạch, Tài chính;

d) Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế;

đ) Phòng Bảo tồn biển, đất ngập nước đối với khu rừng đặc dụng có hợp phần bảo tồn biển, đất ngập nước nội địa;

e) Trung tâm Giáo dục môi trường và Dịch vụ môi trường rừng;

g) Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật.

3. Biên chế công chức của Ban quản lý khu rừng đặc dụng thực hiện theo quy định của pháp luật.

Ban quản lý khu rừng đặc dụng được chủ động thực hiện chế độ hợp đồng lao động theo quy định hiện hành của Nhà nước, trong đó ưu tiên tiếp nhận lao động là người địa phương. Lương hợp đồng được Nhà nước chi trả theo chế độ hiện hành.

Điều 27. Giải thể Ban quản lý khu rừng đặc dụng

1. Giải thể Ban quản lý trong các trường hợp sau:

a) Khu rừng đặc dụng được chuyển loại quy định tại Điều 15 của Nghị định này thành khu rừng thực nghiệm, nghiên cứu khoa học.

b) Sau khi điều chỉnh khu rừng đặc dụng quy định tại Điều 17 của Nghị định này mà phần còn lại của khu rừng đó không còn đáp ứng tiêu chí quy định tại Điều 5 của Nghị định này.

c) Chuyển toàn bộ hoặc chuyển một phần khu rừng đặc dụng sang mục đích sử dụng khác theo quy định tại Điều 18 mà phần còn lại của khu rừng đó không còn đáp ứng tiêu chí quy định tại Điều 5 của Nghị định này.

2. Cơ quan quyết định thành lập khu rừng đặc dụng quy định tại Điều 13 của Nghị định này là cơ quan thẩm quyền quyết định giải thể Ban quản lý khu rừng đặc dụng và tổ chức giải quyết các vấn đề sau giải thể theo quy định của pháp luật.

MỤC 2. HẠT KIỂM LÂM KHU RỪNG ĐẶC DỤNG

Điều 28. Thành lập Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng

1. Thành lập Hạt Kiểm lâm tại vườn quốc gia; đối với khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài, sinh cảnh có diện tích từ 15.000 héc-ta trở lên.

2. Thẩm quyền thành lập Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng

a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định thành lập Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý.

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng do địa phương quản lý sau khi có văn bản thỏa thuận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Biên chế Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng thuộc biên chế công chức nhà nước được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cho Ban quản lý khu rừng đặc dụng theo quy định hiện hành với định biên tối đa 500 ha rừng đặc dụng có 01 công chức kiểm lâm.

4. Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định thành lập chịu sự quản lý nghiệp vụ, trang, thiết bị chuyên ngành của Cục Kiểm lâm; Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập chịu sự quản lý nghiệp vụ, trang, thiết bị chuyên ngành của Chi cục Kiểm lâm.

Điều 29. Giải thể Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng

1. Giải thể Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng khi đã giải thể Ban quản lý khu rừng đặc dụng đó.

2. Cơ quan quyết định thành lập Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng quy định tại Khoản 2, Điều 28 của Nghị định này là cơ quan thẩm quyền quyết định giải thể Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng và tổ chức giải quyết các vấn đề sau giải thể theo quy định của pháp luật.

MỤC 3. TRUNG TÂM CỨU HỘ, BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN SINH VẬT TRONG KHU RỪNG ĐẶC DỤNG

Điều 30. Điều kiện thành lập, giải thể

1. Trong các Vườn quốc gia; khu dự trữ thiên nhiên; khu bảo tồn loài, sinh cảnh, Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật chỉ được đặt tại phân khu hành chính, dịch vụ.

2. Thành lập, giải thể các Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Điều 31. Chức năng, nhiệm vụ

1. Tiếp nhận, cứu hộ các loài bản địa hoặc các loài phù hợp với sinh cảnh tự nhiên của khu rừng đặc dụng hoặc các loài được phép nghiên cứu khoa học trong đề tài do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2. Nuôi cứu hộ, nuôi bán hoang dã nhằm mục đích tái thả sinh vật về môi trường tự nhiên và phục vụ nghiên cứu khoa học.

3. Nghiên cứu, duy trì giống gốc, cung cấp nguồn giống cho phát triển gây nuôi theo quy định hiện hành của Nhà nước.

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn, quy định cụ thể về tổ chức, hoạt động cứu hộ, nghiên cứu phát triển sinh vật; tái thả động vật sau cứu hộ; cung ứng nguồn giống cho phát triển gây nuôi.

MỤC 4. VÙNG ĐỆM

Điều 32. Xác định vùng đệm

1. Phạm vi vùng đệm gồm khu vực rừng, đất có dân cư sinh sống, đất ngập nước, khu vực biển tiếp giáp ranh giới ngoài hoặc nằm trong phạm vi ranh giới khu rừng đặc dụng, có chức năng ngăn chặn, giảm nhẹ sự xâm hại đối với khu rừng đặc dụng bằng các biện pháp quản lý, bảo tồn gắn với các hoạt động nâng cao sinh kế cho cộng đồng dân cư và phát triển kinh tế xã hội bền vững.

2. Vùng đệm được xác định đồng thời với việc lập dự án thành lập khu rừng đặc dụng. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định cụ thể về tiêu chí xác định vùng đệm.

3. Phạm vi ranh giới của vùng đệm phải được xác định rõ trên bản đồ và thực địa.

4. Vùng đệm được quy hoạch sử dụng tài nguyên, đất đai phù hợp với mục tiêu ngăn chặn, giảm nhẹ sự xâm hại đối với khu rừng đặc dụng, đồng thời nâng cao sinh kế cho cộng đồng dân cư và phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Điều 33. Dự án đầu tư cho vùng đệm

1. Dự án đầu tư vùng đệm được quản lý phù hợp với quy định của pháp luật về quản lý dự án đầu tư.

2. Ban quản lý khu rừng đặc dụng và các tổ chức được giao quản lý khu rừng đặc dụng lập dự án và là chủ đầu tư dự án đầu tư vùng đệm phù hợp với quy định của pháp luật.

Điều 34. Trách nhiệm quản lý vùng đệm

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã thực hiện trách nhiệm như sau:

a) Tuyên truyền, vận động nhân dân trong vùng đệm thực hiện các biện pháp ngăn chặn xâm hại vào khu rừng đặc dụng.

b) Quản lý, sử dụng tài nguyên rừng đúng quy định hiện hành của Nhà nước và quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng được duyệt.

c) Phối hợp với Ban quản lý khu rừng đặc dụng tổ chức triển khai thực hiện dự án đầu tư vùng đệm.

2. Ban quản lý khu rừng đặc dụng có trách nhiệm

a) Tổ chức các biện pháp thu hút cộng đồng dân cư vùng đệm tham gia quản lý khu rừng đặc dụng và thực hiện dự án đầu tư vùng đệm.

b) Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã lập và tổ chức thực hiện dự án đầu tư vùng đệm.

3. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư cư trú hoặc có các hoạt động trong vùng đệm có trách nhiệm, quyền tham gia thực hiện, phối hợp quản lý dự án đầu tư vùng đệm.

Chương 4.

QUẢN LÝ KẾ HOẠCH, TÀI CHÍNH, ĐẦU TƯ TRONG KHU RỪNG ĐẶC DỤNG

Điều 35. Quản lý công tác kế hoạch trong khu rừng đặc dụng

1. Lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch

a) Ban quản lý khu rừng đặc dụng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập xây dựng hoạt động hàng năm, 5 năm trình Tổng cục Lâm nghiệp phê duyệt.

b) Ban quản lý khu rừng đặc dụng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm, 5 năm theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về công tác lập kế hoạch, dự toán, tài chính và phê duyệt.

2. Nội dung chủ yếu của kế hoạch gồm: hoạt động tuyên truyền; quản lý rừng; bảo vệ rừng; xây dựng và phát triển rừng; sử dụng rừng; bảo tồn thiên nhiên; nghiên cứu, thực nghiệm khoa học; cứu hộ động, thực vật hoang dã; các hoạt động dịch vụ; kế hoạch quản lý, sử dụng lao động; đầu tư xây dựng; tài chính.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn về việc xây dựng kế hoạch hoạt động và các đảm bảo cho việc thực hiện kế hoạch của các khu rừng đặc dụng.

Điều 36. Quản lý tài chính trong khu rừng đặc dụng

1. Ban quản lý khu rừng đặc dụng là đơn vị sự nghiệp có thu theo quy định hiện hành của Nhà nước.

2. Kinh phí hoạt động của Ban quản lý các khu rừng đặc dụng thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật.

3. Lập, thẩm định, phê duyệt dự toán hoạt động của Ban quản lý khu rừng đặc dụng

a) Ban quản lý khu rừng đặc dụng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập xây dựng dự toán ngân sách trình Tổng cục Lâm nghiệp phê duyệt.

b) Ban quản lý khu rừng đặc dụng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập xây dựng dự toán ngân sách báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định và tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

4. Ban quản lý khu rừng đặc dụng có trách nhiệm quản lý, sử dụng, thanh, quyết toán tài chính theo quy định hiện hành của Nhà nước; chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan tài chính nhà nước có thẩm quyền.

5. Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc xây dựng và thực hiện dự toán hàng năm đối với các khu rừng đặc dụng.

Điều 37. Đầu tư và các đảm bảo cho bảo vệ, bảo tồn rừng đặc dụng

1. Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách đầu tư và cơ chế tài chính cho hệ thống rừng đặc dụng.

2. Nguồn vốn đảm bảo

a) Ngân sách trung ương đầu tư và đảm bảo tài chính cho các hoạt động của các khu rừng đặc dụng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý; đầu tư cho các hoạt động của các vườn quốc gia do địa phương quản lý; hỗ trợ đầu tư cho các khu rừng đặc dụng do địa phương quản lý theo quy định hiện hành của pháp luật về ngân sách nhà nước.

b) Ngân sách địa phương đầu tư và đảm bảo tài chính cho các hoạt động của các khu rừng đặc dụng do địa phương quản lý.

c) Nguồn thu từ cung ứng dịch vụ môi trường rừng.

d) Hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành liên quan trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách đầu tư cho hệ thống rừng đặc dụng phù hợp với quy định tại Nghị định này.

Chương 5.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 38. Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Bộ, ngành liên quan

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì:

a) Hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện Nghị định này;

b) Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách đầu tư hệ thống rừng đặc dụng, quy chế, quy trình, quy phạm, các tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật theo thẩm quyền và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện;

c) Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp tỉnh rà soát, phân loại hệ thống rừng đặc dụng; xác định cụ thể diện tích, phạm vi ranh giới của từng khu rừng đặc dụng trên thực địa;

d) Hướng dẫn, tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và phát triển bền vững hệ thống các khu rừng đặc dụng;

đ) Tổ chức xây dựng hệ thống thông tin và lưu trữ cơ sở dữ liệu quản lý hồ sơ rừng đặc dụng.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường

a) Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc quản lý đất đai, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học đối với hệ thống các khu rừng đặc dụng.

b) Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn, kiểm tra việc giao, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất rừng đặc dụng.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cân đối, bố trí các nguồn vốn đầu tư cho hệ thống rừng đặc dụng, thực hiện các nhiệm vụ liên quan thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ; phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính kiểm tra, giám sát việc đầu tư cho các khu rừng đặc dụng.

4. Bộ Tài chính đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên đối với các khu rừng đặc dụng, thực hiện các nhiệm vụ liên quan thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ.

5. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc tổ chức quản lý các hoạt động du lịch sinh thái, bảo tồn di sản văn hóa, lịch sử.

6. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện các quy định của Nghị định này.

Điều 39. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

1. Quản lý hệ thống các khu rừng đặc dụng trên địa bàn; tổ chức thực hiện các quy định tại Nghị định này; đảm bảo kinh phí đầu tư cho các khu rừng đặc dụng theo quy định tại Điều 37 của Nghị định này.

2. Ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức, quản lý hệ thống rừng đặc dụng ở địa phương theo quy định của pháp luật.

3. Tổ chức rà soát, phân loại hệ thống các khu rừng đặc dụng; xác định cụ thể diện tích, ranh giới của từng khu rừng đặc dụng để cắm mốc và tổ chức việc giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp.

4. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về rừng đặc dụng ở địa phương.

5. Tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý hệ thống rừng đặc dụng trên địa bàn.

6. Chỉ đạo xây dựng hệ thống thông tin và lưu trữ cơ sở dữ liệu quản lý hồ sơ rừng đặc dụng ở địa phương.

Điều 40. Điều khoản thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 3 năm 2011.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KTN (5b)

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No. 117/2010/ND-CP

Hanoi, December 24, 2010

 

DECREE

ON ORGANIZATION AND MANAGEMENT OF THE SPECIAL-USE FOREST SYSTEM

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the November 26, 2003 Law on Fisheries;
Pursuant to the December 3, 2004 Law on Forest Protection and Development;
Pursuant to the November 13, 2008 Law on Biodiversity;
At the proposal of the Minister of Agriculture and Rural Development,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 2. Subjects of application

This Decree applies to state agencies, domestic organizations, communities, households and individuals; overseas Vietnamese; and foreign organizations and individuals carrying out activities related to the organization and management of the special-use forest system.

Article 3. Interpretation of terms

1. Special-use forest means a forest which is established under the Law on Forest Protection and Development, has special values in terms of conservation of the nature, standard specimens of national forest ecosystems and forest gene sources; scientific research; protection of historical-cultural relics or scenic places, relaxation and tourism in combination with protection, contributing to environmental protection.

2. Special-use forest management unit means a state organization which has the functions and tasks of a forest owner and the State-assured conditions for managing, protecting and developing special-use forests; conserving and promoting their special values in terms of the nature, standard specimens of ecosystems, biodiversity, gene sources, historical-cultural relics and landscape; scientific research; and provision of forest environmental services.

3. Nature reserve means an area with forest ecosystems or also with wetland ecosystems, sea ecosystems in addition to common functions of a special-use forest, which is established mainly to sustainably conserve natural ecosystems.

4. Species/habitat conservation zone means an area with forest ecosystems or also with wetland ecosystems, sea ecosystems in addition to common functions of a special-use forest, which is established mainly to sustainably conserve endangered, rare and specious species under Vietnamese laws and international conventions to which Vietnam is a contracting party.

5. Landscape protection zone means a forest zone or has a wetland area or sea area in addition to common functions of a special-use forest, which is established to conserve high historical, cultural or natural landscape values.

6. Scientific research and experimentation forest zone means a forest zone or has a submerged land area or sea area, which is established for scientific research and experimentation, technological or training development.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 4. Classification of special-use forests

The special-use forest system consists of the following kinds:

1. National parks;

2. Nature conservation zones, including nature reserves and species/habitat conservation zones;

3. Landscape protection zones, including historical-cultural relics and scenic places;

4. Scientific research and experimentation forest zones.

Article 5. Criteria for establishing a special-use forest

The establishment of special-use forests must satisfy the criteria for each kind of special-use forest below.

1. For a nature reserve:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ Being a natural habitat of at least 5 species endangered, rare and precious fauna and flora species prioritized for protection under law;

c/ Having an area of over 5,000 ha, at least 90% of which is covered with natural ecosystems (for planted forests, such a reserve must ensure stable development succession and gradual regeneration of natural ecosystems).

2. For a species/habitat conservation zone:

a/ Possessing at least 1 endemic or endangered, rare and precious species as provided for by law;

b/ Satisfying the living, food and reproduction conditions for sustainable conservation of endemic, endangered, rare and precious species;

c/ Having an area meeting the requirements of sustainable conservation of endemic, endangered, rare and precious species.

3. For a landscape protection zone:

a/ Having high historical-cultural values, embracing historical-cultural relics recognized by a competent state agency.

b/ Having high landscape and environmental values, embracing scenic places in need of protection and recognized by a competent state agency.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. For a scientific research and experimentation forest zone:

a/ Possessing ecosystems which meet scientific research and experimentation requirements of scientific or educational institutions engaged in forestry scientific research and experimentation under law;

b/ Having an area suitable to the long-term scientific research and experimentation, technological development and forestry training objectives and requirements.

5. A national park must satisfy at least one of the following 3 criteria:

a/ Having at least 1 typical ecosystem standard specimen of an eco-zone or of national or international significance; having an area of over 10,000 ha, at least 70% of which is covered with natural ecosystems and less than 5% of which is agricultural and inhabited land.

b/ Having at least 1 Vietnamese endemic species or being capable of conserving the habitats of over 5 endangered, rare and precious species under law; having an area of over 7,000 ha, at least 70% of which is covered with natural ecosystems and less than 5% of which is agricultural and inhabited land.

c/ Having particularly important values in national landscape protection or scientific research and experimentation approved by the Prime Minister.

Chapter II

MANAGEMENT OF SPECIAL-USE FORESTS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 6. Scope of planning

Planning on special-use forests covers the national master plan on the special-use forest system; plans on special-use forests in provinces and centrally ran cities (below referred to as provincial-level plans); and plans on special-use forest zones.

Article 7. National master plan on the special-use forest system

1. Grounds for the master plan

a/ The master plan on socio-economic, defense and security development;

b/ The national land-use master plan approved by the National Assembly;

c/ The forest protection and development master plan.

2. Contents of the master plan

a/ Evaluating natural, economic, social, defense and security conditions, ecosystems, biodiversity, gene sources, historical-cultural relics, landscapes, etc.;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ Listing special-use forest zones; identifying kinds of special-use forest; size (area, boundary, location, etc.) of each special-use forest zone;

d/ Decentralizing management of special-use forest zones;

e/ Identifying programs, projects and solutions for achieving the objectives of organization, management, conservation and sustainable use of the special-use forest system.

3. Formulation and appraisal of the master plan

a/ The Forestry Directorate shall formulate the national master plan on the special-use forest system;

b/ The Ministry of Agriculture and Rural Development shall appraise the national master plan on the special-use forest system and submit it to the Prime Minister for approval;

c/ A dossier of the master plan to be submitted for appraisal comprises;

The Forestry Directorate's written request for appraisal of the master plan;

A report on the national master plan on the special-use forest system;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Other relevant documents.

d/ A dossier of the master plan to be submitted for approval comprises:

The Agriculture and Rural Development Ministry's written request for the Prime Minister's approval of the master plan;

A written appraisal of the master plan;

Other documents specified at Point c of this Clause.

4. Publicization of the master plan

a/ After being approved by the Prime Minister, the national master plan on the special-use forest system must be publicized under law;

b/ The Ministry of Agriculture and Rural Development shall publicize on its website the national master plan on the special-use forest system.

5. Adjustment of the master plan

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ The Prime Minister shall adjust the national master plan on the special-use forest system at the proposal of the Ministry of Agriculture and Rural Development.

Article 8. Provincial-level plans on special-use forests

1. Grounds for a plan

a/ The local master plan on socio-economic, defense and security development;

b/ The provincial-level forest protection and development plan;

c/ The national master plan on the special-use forest system.

2. Contents of a plan

a/ Evaluating natural, economic, social, defense and security conditions, ecosystems, biodiversity, gene sources, historical-cultural relics, landscapes, etc.;

b/ Viewpoints, overall and specific objectives in the organization, management, conservation and sustainable use of special-use forests;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d/ Organizing the management of special-use forest zones;

e/ Identifying programs, projects and solutions for achieving the objectives of organization, management, conservation, and sustainable use of special-use forest zones.

3. Formulation and appraisal of plans

a/ Provincial-level Agriculture and Rural Development Departments shall formulate plans on special-use forest zones in their localities;

b/ Provincial-level People's Committees shall appraise plans on special-use forest zones in their localities; and approve these plans after obtaining the written agreement of the Ministry of Agriculture and Rural Development;

c/ A dossier of a plan to be submitted for appraisal comprises:

A provincial-level Agriculture and Rural Development Department's written request for appraisal of the plan;

A report on the plan.

Other relevant documents.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

A provincial-level Agriculture and Rural Development Department's written request for a provincial-level People's Committee's approval of the plan;

A written appraisal of the plan;

Other documents specified at Point c of this Clause.

4. Publicization of plans

a/ After being approved, provincial-level plans on special-use forests must be publicized under law;

b/ Provincial-level People's Committees shall publicize on their websites provincial-level plans on special-use forests.

5. Adjustment of plans

a/ Provincial-level plans on special-use forests may be adjusted when the grounds specified in Clause 1 of this Article have been adjusted;

b/ Provincial-level People's Committee chairpersons shall adjust plans on special-use forests in their localities after obtaining the written agreement ofthe Ministry of Agriculture and Rural Development.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Grounds for a plan: A special-use forest zone plan must conform to the national master plan on the special-use forest system and a provincial-level plan on special-use forests.

2. Contents of a plan

A special-use forest zone plan must contain the following principal details:

a/ Evaluating natural, economic, social, defense and security conditions, ecosystems, biodiversity, gene sources, historical-cultural relics, landscapes, etc.;

b/ Viewpoints, and objectives of the zone's organization, management, conservation and sustainable use;

c/ Space of functional sub-zones: strictly protected sub-zone; ecological restoration sub-zone; and service-administrative sub-zone;

d/ Measures to protect forests, conserve and restore ecosystems and conserve biodiversity; protect and embellish natural landscapes as well as cultural, historical and environmental values;

e/ Scientific research tasks;

f/ Development of infrastructure for managing and protecting forests and preventing and fighting forest fires; roads for transport and patrol, etc.;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

h/ Buffer zone investment and development.

3. Formulation, approval and implementation of plans

a/ Special-use forest management units shall formulate their plans on special-use forest zones and submit them to competent state agencies for approval;

b/ The Ministry of Agriculture and Rural Development shall approve plans on centrally managed special-use forest zones.

Provincial-level People's Committee chairpersons shall approve plans on locally managed special-use forest zones after obtaining the written agreement of the Ministry of Agriculture and Rural Development.

c/ Special-use forest management units shall organize the implementation of plans on special-use forest zones after they are approved.

4. Publicization of plans

Special-use forest management units shall publicize plans on special-use forest zones at their head offices and disseminate them to local communities.

5. Adjustment of plans

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ Competent state agencies which approve plans on special-use forest zones have the competence to adjust such plans.

Section 2. ESTABLISHMENT OF SPECIAL-USE FOREST ZONES

Article 10. Principles of establishment of special-use forest zones

1. Having a scheme to establish a special-use forest zone in conformity with the approved master plan on special-use forests.

2. Satisfying the criteria for each kind of special-use forest specified in Article 5 of this Decree.

Article 11. Contents of a scheme to establish a special-use forest zone

1. Evaluating natural conditions, the actual state of forests and natural ecosystems; biodiversity values, gene sources, historical, cultural, landscape, scientific, experimental, educational and environmental values, and provision of forest environmental services.

2. Evaluating the management and use of forests, land and water surface in the project area.

3. Evaluating the actual state of population, economic and social conditions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Identifying the zone's boundary and area on the map.

6. Programs, activities, solutions, and management of the zone.

7. Estimating investment capital and determining investment phasing for the zone construction; regular funds for protection and conservation activities and improvement of people's life; and investment effectiveness.

8. Organizing the implementation of projects.

Article 12. Order of formulating a scheme to establish a special-use forest system

1. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall draft a scheme to establish special-use forests nationwide; and consult concerned ministries, ministerial-level agencies, provincial-level People's Committees, organizations and individuals,

2. Consulted ministries, ministerial-level agencies, provincial-level People's Committees and organizations shall, within 30 (thirty) working days after receiving a draft scheme, send their written opinions to the Ministry of Agriculture and Rural Development.

3. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall receive, summarize and respond to opinions of ministries, ministerial-level agencies and provincial-level People's Committees.

4. A dossier of, and competence to approve, a scheme to establish a special-use forest system

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

A report on the zone establishment, submitted to the Prime Minister;

An official report and a brief report on the scheme;

A map of the national special-use forest system;

Other relevant documents.

b/ The Prime Minister shall establish the national special-use forest system.

Section 3. ESTABLISHMENT, COMPETENCE AND RESPONSIBILITIES FOR MANAGEMENT OF SPECIAL-USE FOREST ZONES

Article 13. Decision to establish a special- use forest zone

1. Competence to decide to establish a special-use forest zone

a/ The Prime Minister may decide to establish special-use forest zones which are national parks and special-use forest zones located in many provinces;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Details of a decision to establish a special-use forest zone

a/ Name of the zone;

b/ Geographical location, boundary and area of the zone; functional sub-zones and the buffer zone (for national parks, nature reserves and species/habitat conservation zones), shown on the 2000 map of Vietnam;

c/ Objectives of the zone;

d/ Programs of activities, solutions, and management of the zone;

e/ Estimated investment capital; capital sources; and list of priority projects;

f/ Organization of implementation.

Article 14. State management of special-use forests

1. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall take responsibility before the Government for performing the .state-management of special-use forests nationwide; and directly manage special-use forest zones located in many provinces and centrally run cities, and scientific research and experimentation forest zones.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Section 4. TRANSFORMATION, ADJUSTMENT AND CHANGE OF USE PURPOSES OF SPECIAL-USE FORESTS

Article 15. Transformation of special-use forest zones

1. A project must be formulated for the transformation of a special-use forest zone which satisfies the criteria for establishing a new special-use forest zone provided in this Decree.

2. Contents, formulation and appraisal of a project after transformation; and competence to establish a special-use forest zone comply with this Decree.

Article 16. Grounds for adjustment and change of use purposes of a special-use forest

1. The approved national master plan on the special-use forest system.

2. Requirements of defense and security and other tasks under the Prime Minister's decision.

Article 17. Adjustment of a special-use forest zone

1. Adjustment of a special-use forest zone covers changes in boundary, area and functional sub-zones of the zone.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ A document serving as a ground for such adjustment as specified in Article 16 of this Decree;

b/ The zone management unit's written request;

c/ A project on such adjustment;

d/ Other relevant documents.

3. Competent agencies which establish special-use forest zones defined in Clause 1, Article 13 of this Decree have the competence to adjust such zones.

Article 18. Change of use purposes of a special-use forest

1. The change of use purposes from special-use forests to protection or production forests must conform to the approved national master plan on forest protection and development and national master plan on the special-use forest system.

2. The change of use purposes from special-use forests to purposes other than forestry ones complies with the laws on land and forest protection and development, and the approved national master plan on forest protection and development and national master plan on the special-use forest system.

3. A dossier of request for change of use purposes of a special-use forest zone established under the Prime Minister's decision comprises:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ The zone management unit's written request;

c/ A decision approving the environmental impact assessment report as provided for by law;

d/ A written request of the provincial-level People's Committee of the locality in which exists the zone;

e/ The Agriculture and Rural Development Ministry's written request;

f/ Other relevant documents.

4. A dossier of request for change of use purposes of a special-use forest zone established under a provincial-level People's Committee's decision comprises:

a/ A legal document serving as a ground for change of use purposes of the whole or part of the zone, as specified in Article 16 of this Decree;

b/ The zone management unit's written request;

c/ A decision approving the environmental impact assessment report as provided for by law;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e/ The Agriculture and Rural Development Ministry's written agreement;

f/ Other relevant documents.

5. Appraisal of dossiers of request for change of use purposes of special-use forests

a/ The Ministry of Agriculture and Rural Development shall appraise dossiers of request for change of use purposes of special-use forests established under the Prime Minister's decisions;

b/ Provincial-level Agriculture and Rural Development Departments shall appraise dossiers of request for change of use purposes of special-use forests established under decisions of provincial-level People's Committees.

6. Competence to decide to change use purposes of special-use forests

a/ The Prime Minister may decide to change use purposes of special-use forests established under his/her decisions.

b/ Provincial-level People's Committee chairpersons may decide to change use purposes of other special-use forests.

Section 5: RESTORATION OF NATURAL ECOSYSTEMS, SCIENTIFIC RESEARCH IN SPECIAL-USE FORESTS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. For natural parks, nature reserves and species/habitat conservation zones

a/ In strictly protected sub-zones, only protection and conservation measures may be taken to maintain natural succession;

b/ In ecological restoration sub-zones, to prioritize the application of measures to protect and conserve natural succession, combine natural regeneration with plantation of indigenous plants, and other silvicultural measures;

c/ In service-administrative sub-zones, silvicultural measures may be taken to improve the quality and aesthetic values of forests.

2. For landscape protection zones and scientific research and experimentation forest zones, forestation, forest rehabilitation and other silvicultural measures may be taken under approved schemes, projects and designs.

Article 20. Scientific research, teaching and practice

1. Special-use forest management units shall organize scientific research activities and provide scientific research services under approved programs, schemes or projects.

2. Scientific research institutions, training institutions, scientists, pupils and students who conduct scientific research, teaching or practice in special-use forests shall:

a/ Work out plans on scientific research, teaching or practice in special-use forest zones as approved by management units of such zones;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ At least 2 weeks after each drive of scientific research, teaching or field trip in special-use forests, report on such scientific research, teaching or field trip; and at least 2 months after disclosing scientific research results, report such results to special-use forest management units;

d/ For foreign scientific research institutions, training institutions, scientists, pupils and students, scientific research programs, projects and schemes, teaching and practice in special-use forests must be approved in wilting by the Forestry Directorate and comply with current state regulations applicable to foreigners operating in Vietnam;

c/ Collect specimens and gene sources of species only in quantities stated in approved scientific research programs, projects or schemes. The Forestry Directorate's written approval is required for foreign scientific research institutions, training institutions, scientists, pupils and students. Specimens and gene sources shall be transported, stored and publicized under state regulations and guidance and supervision of special-use forest management units;

f/ Pay service charges to special-use forest management units.

Section 6. SUSTAINABLE USE OF FOREST RESOURCES, SERVICE ACTIVITIES IN SPECIAL-USE FORESTS

Article 21. Sustainable use of forest resources

Exploitation and use of natural resources in special-use forests must ensure the functions of conservation, maintenance and development of biodiversity of forests, as well as habitats of endemic, rare and precious forest fauna and flora species; forest fauna and flora species of high scientific and educational values; conservation of the nature, biodiversity and landscape, cultural, historical and environmental values. Procedures and technical measures for exploiting and using natural resources in special-use forests must comply with the Prime Minister's forest management regulations and the Ministry of Agriculture and Rural Development's guidance,

1. For natural parks, nature reserves and species/habitat conservation zones, the following activities are permitted:

a/ Exploiting and clearing out dead timber trees, broken and felled trees and forest flora in service-administrative sub-zones under state regulations; and conducting salvage exploitation of timber, firewood and forest flora within the areas cleared for building works under approved projects.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ Collecting specimens and gene sources under Point e, Clause 2, Article 20 of this Decree.

2. For landscape protection forest zones, the following acts are permitted:

a/ Conducting salvage exploitation of timber, firewood and forest flora while taking silvicultural measures to conserve, embellish and restore ecosystems and landscape, cultural and historical values and within the areas cleared for building works under approved projects;

b/ Exploiting and sustainably using flora species outside the list of endangered, rare and precious species under schemes approved by competent state agencies defined in Article 14 of this Decree and under law;

c/ Collecting specimens and gene sources under Point e, Clause 2, Article 20 of this Decree.

3. For scientific research and experimentation forests, the following acts are permitted:

a/ Exploiting forest products under approved scientific research programs, projects or schemes;

b/ Conducting salvage exploitation of timber, firewood and forest flora while adjusting forest components, tending forests and taking other technical measures under approved scientific research programs, projects or schemes and within the areas cleared for building works under approved projects;

c/ Exploiting and sustainably using flora and fauna species and microorganisms for scientific research under scientific research programs, projects or schemes approved by competent state agencies defined in Article 14 of this Decree;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 22. Forest environmental services

Special-use forest management units in the capacity as forest owners may implement policies on payment for forest environmental services and provide such services as protecting soil, reducing erosion, regulating and maintaining water sources, retaining and sequestrating carbon, reducing green house gas emissions, protecting natural landscapes and biodiversity, creating breeding grounds, feed sources and breeds, and using water sources and forests for aquaculture under the Government's Decree No. 99/2010/ND-CP of September 24, 2010, on the policy on payment for environmental services and scientific, technological and biodiversity research and application services to users under current state regulations.

Article 23. Eco-tourist activities

1. Eco-tourist activities must be organized when plans on special-use forests and eco-tourism schemes are approved by competent state agencies defined in Article 14 of this Decree.

2. Eco-tourist activities must comply with the laws on forest protection and development, environmental protection, tourism, and cultural heritage, and regulations on special-use forest management.

3. Mode of organizing eco-tourist activities for commercial purposes:

a/ Special-use forest management units may themselves organize eco-tourist activities for commercial purposes;

b/ Special-use forest management units may lease part of forests or forest land to organizations and individuals for the commercial provision of eco-tourist services in combination with forest protection and development and nature conservation under approved plans and current regulations;

c/ Special-use forest management units may coordinate with other organizations and individuals in organizing eco-tourist activities for commercial purposes.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ Causing no adverse impacts on the conservation of natural ecosystems, biodiversity, landscapes, the environment and other functions of a forest zone; complying with the zone's approved plan.

b/ In a strictly protected sub-zone, only trails, cable cars, underground roads, viewpoint posts and signposts may be built for eco-tourism.

c/ In an ecological restoration sub-zone, only appropriate roads up to mountainous grade IV may be built; viewpoint posts, signposts, cable cars, underground roads and other works may also be built in compliance with the zone's plan.

d/ In a service-administrative sub-zone, landscape protection zone or scientific research and experimentation forest zone, management, scientific research and eco-tourism works may be built in compliance with the zone's plan.

The Ministry of Agriculture and Rural Development shall guide in detail the sizes of, and areas for building, eco-tourism works in special-use forests.

Chapter III

MANAGEMENT UNITS; RANGER UNITS; AND WILDLIFE RESCUE, CONSERVATION AND DEVELOPMENT CENTERS IN SPECIAL-USE FORESTS; BUFFER ZONES

Section 1. SPECIAL-USE FOREST MANAGEMENT UNITS

Article 24. Conditions for establishing a special-use forest management unit

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. For a provincial-level locality with many special-use forests without a management unit which fail to satisfy the conditions specified in Clause 1 of this Article, a common management unit shall be established.

3. For a provincial-level locality with one special-use forest with an operating management unit which fails to satisfy the conditions specified in Clause 1 of this Article, this management unit may continue operation. If having no management unit, this forest shall be assigned to a ranger unit for management.

4. Management units of historical-cultural

relics and scenic places and forestry scientific and training institutions assigned by the State to manage landscape forests and scientific research and experimentation forests shall themselves manage such forests without establishing special-use forest management units.

Article 25. Establishment of a special-use forest management unit

1. A special-use forest management unit shall be established under Article 50 of the Law on Forest Protection and Development, Article 44 of the Government's Decree No. 23/2006/ND-CP, on implementation of the Law on Forest Protection and Development, and relevant state regulations.

2. For special-use forests already established under decisions of competent state agencies which embrace also sea or wetland conservation components, their management units shall continue managing such components without establishing new management units for sea or wetland conservation components.

3. Competence to establish special-use forest management units

a/ The Minister of Agriculture and Rural Development may establish management units of special-use forests under its management;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 26. Organizational structure of a special-use forest management unit

1. A special-use forest management unit has a director and deputy directors.

For a special-use forest with a ranger unit, the director of its management unit shall concurrently act as the head of the ranger unit.

2. Depending on the specific conditions of each special-use forest, the following units may be organized:

a/ A ranger unit;

b/ The organization-administrative division;

c/ The finance-planning division;

d/ The science and international cooperation division;

e/ The division for sea and wetland conservation, for special-use forests with sea and inland wetland conservation components;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

g/ The rescue, conservation and development center.

3. The payroll of a special-use forest management unit complies with law.

A special-use forest management unit may employ contractual laborers under current state regulations, giving priority to local laborers. Contractual salaries shall be paid by the State under current regulations.

Article 27. Dissolution of a special-use forest management unit

1. A special-use forest management unit shall be dissolved in the following cases:

a/ The special-use forest zone is transformed under Article 15 of this Decree into a scientific research and experimentation forest zone;

b/ After being adjusted under Article 17 of this Decree, the special-use forest zone no longer satisfies the criteria specified in Article 5 of this Decree;

c/ After being wholly or partly changed for other use purposes under Article 18, the special-use forest zone no longer satisfies the criteria specified in Article 5 of this Decree.

2. Agencies which establish special-use forests defined in Article 13 of this Decree have the competence to dissolve special-use forest management units and shall settle post-dissolution matters under law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 28. Establishment of special-use forest ranger units

1. Ranger units shall be established for national parks, nature reserves or species/habitat conservation zones of 15,000 ha or more in area.

2. Competence to establish special-use forest ranger units

a/ The Ministry of Agriculture and Rural Development may establish ranger units for special-use forests under its management;

b/ Provincial-level People's Committees may establish ranger units for locally managed special-use forests after obtaining the written agreement of the Ministry of Agriculture and Rural Development.

3. The payroll of a special-use forest ranger unit is included in the state employee payroll assigned by a competent state agency to the special-use forest management unit under current regulations, with no more than 1 ranger officer per 500 ha of special-use forest.

4. Special-use forest ranger units established under decisions of the Ministry of Agriculture and Rural Development have their professional operations and equipment managed by the Ranger Department. Special-use forest ranger units established under decisions of provincial-level People's Committees have their professional operations and equipment managed by provincial-level Ranger Departments.

Article 29. Dissolution of special-use forest ranger units

1. The ranger unit of a special-use forest zone shall be dissolved when the management unit of such zone is dissolved.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Section 3. WILDLIFE RESCUE, CONSERVATION AND DEVELOPMENT CENTERS IN SPECIAL-USE FORESTS

Article 30. Establishment and dissolution conditions

In national parks, nature serves and species/habitat conservation zones, wildlife rescue, conservation and development centers may be located only in service-administrative sub-zones.

Rescue, conservation and development centers shall be established and dissolved under current state regulations.

Article 31. Functions and tasks

1. To receive and salvage indigenous species or species suitable to natural habitats of special-use forests or species permitted for scientific research under approved projects.

2. To conduct salvage and semi-wild rearing for releasing organisms into their natural habitats and for scientific research,

3. To research and maintain prototype varieties and breeds and supply breeds and varieties for breeding development undercurrent state regulations.

4. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall guide and specify rescue and development research of organisms; release of rescued animals; and supply of varieties and breeds for breeding development.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 32. Identification of buffer zones

1. A buffer zone embraces the inhabited forest and land area, submerged land and sea area adjacent to the outside boundary or within the boundary of a special-use forest zone, which functions to prevent and mitigate encroachment upon the zone through managerial and conservation measures combined with activities to improve livelihood for communities, and sustainable socio-economic development.

2. A buffer zone shall be identified simultaneously with the formulation of the special-use forest zone establishment project. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall specify criteria for identifying a buffer zone.

3. A buffer zone's boundary must be clearly delineated on the map and in the field.

4. A buffer zone shall be planned with natural resources and land for preventing and mitigating encroachment upon the special-use forest zone and concurrently improving livelihood for communities, and sustainable socio-economic development.

Article 33. Investment projects in buffer zones

1. Investment projects in buffer zones shall be managed under the law on investment project management.

2. Special-use forest management units and organizations assigned to manage special-use forests shall formulate investment projects in buffer zones and act as their investors under law.

Article 34. Buffer zone management responsibilities

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ Mobilizing people in buffer zones to take measures to prevent encroachment upon special-use forests;

b/ Managing and using forest resources under state current regulations and approved forest protection and development plans;

c/ Coordinating with special-use forest management units to implement investment projects in buffer zones.

2. Special-use forest management units shall:

a/ Involve communities in buffer zones in managing special-use forests and implementing investment projects in buffer zones;

b/ Coordinating with commune-level People's Committees in formulating and implementing investment projects in buffer zones.

3. Organizations, households, individuals and communities that reside or carry out activities in buffer zones have the responsibility and right to join in implementing and managing investment projects in buffer zones.

Chapter IV

MANAGEMENT OF PLANNING WORK, FINANCE AND INVESTMENT IN SPECIAL-USE FORESTS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Making, appraisal and approval of plans

a/ Special-use forest management units established by the Ministry of Agriculture and Rural Development shall make annual and 5-year plans and submit them to the Forestry Directorate for approval;

b/ Special-use forest management units established by provincial-level People's Committees shall make annual and 5-year plans under the latter's regulations on planning work, estimation, finance and approval.

2. A plan has the following principal contents: public information activities; forest management, protection, construction, development and use; nature conservation; scientific research and experimentation; rescue of wild fauna and flora: service activities; labor management and use; construction investment; and finance.

3. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall guide the making of activity plans for special-use forests and guarantee for their implementation.

Article 36. Financial management in special-use forests

1. Special-use forest management units are revenue-generating non-business units under state current regulations.

2. Special-use forest management units" operating funds comply with current law.

3. Estimation, appraisal and approval of operating funds for special-use forest management units

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ Special-use forest management units established by provincial-level People's Committees shall make budget estimates and report them to provincial-level Agriculture and Rural Development Departments for appraisal and summarization, and submit them to provincial-level People's Committees for approval.

4. Special-use forest management units shall manage, use and settle operating funds under current state regulations; and subject to inspection and supervision by competent state finance agencies.

5. The Ministry of Finance shall coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in guiding the making and implementation of annual budget estimates for special-use forests.

Article 37. Investment in and guarantees for the protection and conservation of special-use forests

1. The Prime Minister shall promulgate investment policies and financial mechanisms applicable to special-use forests.

2. Funding sources

a/ The central budget, which will finance activities of special-use forests under the Agriculture and Rural Development Ministry's management and locally managed national parks; and support investment in locally managed special-use forests under the current law on the state budget;

b/ Local budgets, which will finance activities of locally managed special-use forests;

c/ Revenues from forest environmental services;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development and concerned ministries and sectors in, submitting to the Prime Minister for promulgation investment policies applicable to special-use forests in accordance with this Decree.

Chapter V

ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

Article 38. Responsibilities of the Ministry of Agriculture and Rural Development and concerned ministries and sectors

1. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall:

a/ Guide and examine provincial-level People's Committees in organizing the implementation of this Decree;

b/ Submit to the Prime Minister for promulgation or promulgate according to its competence legal documents and investment policies applicable to special-use forests, regulations, processes, standards and econo-technical norms, and guide and examine their implementation;

c/ Guide provincial-level People's Committees in inventorying and classifying special-use forests; and identity the specific area and boundary of each special-use forest zone in the field;

d/ Guide and organize the dissemination of laws on nature and biodiversity conservation and sustainable development of special-use forests;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The Ministry of Natural Resources and Environment shall:

a/ Coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in guiding and examining provincial-level People's Committees in land management, environmental protection and biodiversity conservation for special-use forests;

b/ Coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in guiding and examining the allocation of land or houses and grant of certificates on the right to use land and own houses and other assets attached to special-use forest land.

3. The Ministry of Planning and Investment shall balance and allocate investment capital sources for special-use forests and perform relevant tasks under its functions and powers; and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Finance in examining and supervising investments in special-use forests.

4. The Ministry of Finance shall allocate regular operating funds for special-use forests and perform relevant tasks tinder its functions and powers.

5. The Ministry of Culture, Sports and Tourism shall coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in guiding and examining provincial-level People's Committees in the management of eco-tourist activities and conservation of cultural-historical heritage sites.

6. Ministries and ministerial-level agencies shall, within the ambit of their tasks and powers, coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in implementing this Decree.

Article 39. Responsibilities of provincial-level People's Committees

1. To manage special-use forests in their localities; to implement this Decree; and allocate investment funds for special-use forests under Article 37 of this Decree.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. To review and classify special-use forests; identify the area and boundary of each special-use forest zone for placing boundary markers, and allocate forests and grant forestland use right certificates.

4. To disseminate regulations on special-use forests in their localities.

5. To inspect and examine the observance of regulations on management of the special-use forest system in their localities.

6. To direct the establishment of communication systems and databases of special-use forests in their localities.

Article 40. Implementation provisions

1. This Decree takes effect on March 1, 2011.

2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and chairpersons of provincial-level People's Committees shall implement this Decree.

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

;

Nghị định 117/2010/NĐ-CP về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng

Số hiệu: 117/2010/NĐ-CP
Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ
Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 24/12/2010
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [1]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [2]
Văn bản được căn cứ - [3]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Nghị định 117/2010/NĐ-CP về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng

Văn bản liên quan cùng nội dung - [1]
Văn bản hướng dẫn - [3]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [1]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…