CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 109/2003/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 23 tháng 9 năm 2003 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 27 tháng 12 năm 1993;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 14 tháng 7 năm 1993; Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Đất đai ngày 02 tháng 12 năm 1998; Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Đất đai ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 20 tháng 5 năm 1998;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 19 tháng 8 năm 1991;
Căn cứ Pháp lệnh Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thuỷ sản ngày 25 tháng 4 năm
1989;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,
NGHỊ ĐỊNH:
Đất ngập nước quy định tại Nghị định này bao gồm những vùng đất ngập nước có hệ sinh thái đặc thù, đa dạng sinh học cao, có chức năng duy trì nguồn nước và cân bằng sinh thái, có tầm quan trọng quốc tế, quốc gia.
Điều 2. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Nghị định này quy định về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
Tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có các hoạt động trên các vùng đất ngập nước phải tuân thủ các quy định về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước được quy định tại Nghị định này.
Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia có quy định khác với Nghị định này thì áp dụng theo quy định tại Điều ước quốc tế đó.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bảo tồn các vùng đất ngập nước là các hoạt động khoanh vùng bảo vệ nghiêm ngặt môi trường, hệ sinh thái đặc thù, có giá trị đa dạng sinh học cao nhằm cân bằng sinh thái, bảo vệ các giống, loài đang sinh sống, cư trú và phát triển trên các vùng đất ngập nước.
2. Phát triển bền vững các vùng đất ngập nước là các hoạt động sử dụng, khai thác hợp lý tiềm năng về phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội trong giới hạn cho phép nhằm duy trì chức năng sinh thái và bảo vệ môi trường các vùng đất ngập nước.
3. Hệ sinh thái đặc thự là hệ thống các quần thể sinh vật mang tớnh đặc thự của vùng cùng sống và phát triển trong một môi trường nhất định, quan hệ tương tác với nhau và với môi trường đó.
4. Đa dạng sinh học cao là sự phong phú và đa dạng của sinh giới về nguồn gen, về giống, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên.
5. Công ước Ramsar là tên viết tắt của Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt như là nơi cư trú của các loài chim nước, được ký năm 1971 tại thành phố Ramsar, Cộng hoà Iran (Việt Nam là thành viên của Công ước Ramsar từ ngày 20 tháng 01 năm 1989).
6. Khu Ramsar là vùng đất ngập nước có đủ điều kiện đáp ứng được các tiêu chí lựa chọn của một vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế được quy định trong Công ước Ramsar.
Điều 4. Nguyên tắc bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước
Việc bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước phải tuân theo các nguyên tắc sau:
1. Bảo vệ nghiêm ngặt các vùng đất ngập nước được Nhà nước khoanh vùng cho mục đích bảo tồn.
2. Kết hợp sử dụng, khai thác với bảo tồn, ưu tiên bảo tồn đối với các vùng đất ngập nước có hệ sinh thái đặc thù, đa dạng sinh học cao, có chức năng duy trì nguồn nước và cân bằng sinh thái, có tầm quan trọng quốc tế, quốc gia.
3. Tăng cường sự tham gia bảo tồn các vùng đất ngập nước của cộng đồng dân cư sinh sống trên địa bàn và các khu vực lân cận.
Điều 5. Quản lý nhà nước về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước
1. Nội dung quản lý nhà nước về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước gồm:
a) Điều tra, nghiên cứu về các vùng đất ngập nước;
b) Xây dựng cơ chế chính sách, luật pháp về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước;
c) Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng các vùng đất ngập nước cho mục đích bảo tồn và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội;
d) Quản lý các vùng đất ngập nước đã được khoanh vùng bảo vệ;
đ) Quản lý các hoạt động khai thác nguồn lợi và tiềm năng các vùng đất ngập nước thuộc các lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản, du lịch, giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện và các lĩnh vực khác có liên quan đến việc bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước;
e) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với việc bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước;
g) Khuyến khích và tạo điều kiện để cộng đồng, đặc biệt là những người dân sinh sống trên các vùng đất ngập nước tham gia vào việc bảo vệ các hệ sinh thái, đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường các vùng đất ngập nước;
h) Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước.
2. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước.
Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước.
Điều 6. Các hoạt động được khuyến khích
Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có các hoạt động sau đây:
1. Bảo vệ các hệ sinh thái, bảo vệ các giống, loài quý hiếm, các loài chim di cư và bảo vệ môi trường các vùng đất ngập nước.
2. Phục hồi các hệ sinh thái đất ngập nước đã bị suy thoái hoặc bị khai thác quá mức.
3. Tham gia giám sát các hoạt động khai thác các vùng đất ngập nước của các tổ chức, cá nhân.
4. Phát hiện và thông báo kịp thời với cơ quan chức năng về các hành vi vi phạm quy định về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước.
Nghiêm cấm các hành vi sau đây trên các vùng đất ngập nước:
1. Chặt, phá rừng ngập mặn, các hoạt động làm biến đổi bản chất tự nhiên, phá huỷ hoặc làm tổn hại đến hệ sinh thái đặc trưng của vùng, gây ô nhiễm, suy thoái các vùng đất ngập nước.
2. Đánh bắt thuỷ sản, hải sản và các động vật khác ở những bãi đẻ trứng và nuôi dưỡng con non, ấu trùng.
3. Khai thác tài nguyên hoặc xây dựng công trình trên các bãi bồi non đang có rừng ngập mặn tái sinh tự nhiên.
4. Sử dụng các hình thức đánh bắt huỷ diệt hàng loạt như dùng xung điện, chất nổ, hoá chất, chất độc, các loại lưới có kích thước mắt trái với quy định để đánh bắt thuỷ sản, hải sản trên các vùng đất ngập nước.
5. Đưa các động vật, thực vật lạ vào môi trường trên các vùng đất ngập nước gây mất cân bằng sinh thái hoặc làm biến đổi gen các động vật, thực vật tại chỗ.
6. Đổ chất thải rắn, nước thải công nghiệp và các loại chất thải khác có chứa các hoá chất độc hại chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn môi trường vào các vùng đất ngập nước.
7. Chôn vùi chất thải, xây dựng các bãi chôn lấp chất thải trong các vùng đất ngập nước.
8. Các hoạt động làm tổn hại đến lợi ích và cuộc sống của cộng đồng dân cư sinh sống trên các vùng đất ngập nước và các vùng lân cận.
ĐIỀU TRA, LẬP QUY HOẠCH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC VÙNG ĐẤT NGẬP NƯỚC
Điều 8. Nội dung điều tra, nghiên cứu các vùng đất ngập nước
Nội dung điều tra, nghiên cứu các vùng đất ngập nước bao gồm:
1. Điều tra, nghiên cứu về các chức năng điều hoà nguồn nước mặt và nước ngầm, các giá trị kinh tế, sinh thái, văn hoá, xã hội và đa dạng sinh học của các vùng đất ngập nước.
2. Điều tra, nghiên cứu về các giống, loài cư trú, sinh sống và phát triển trên các vùng đất ngập nước, đặc biệt là các giống loài có nguy cơ bị tuyệt chủng cao và các loài di cư.
3. Điều tra, đánh giá thực trạng bảo tồn và phát triển các vùng đất ngập nước.
4. Điều tra, nghiên cứu xã hội học về những cộng đồng dân cư sinh sống dựa vào các nguồn lợi từ đất ngập nước.
5. Xây dựng cơ sở dữ liệu về các vùng đất ngập nước làm căn cứ cho việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ngập nước cho các mục đích bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước.
6. Kiểm kê định kỳ quỹ đất ngập nước quốc gia theo vùng, kiểu loại để phục vụ công tác quản lý.
Điều 9. Phân công, phân cấp về điều tra, nghiên cứu các vùng đất ngập nước
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường lập kế hoạch tổng thể về điều tra cơ bản, nghiên cứu và đánh giá hiện trạng môi trường các vùng đất ngập nước trên phạm vi cả nước; chủ trì việc điều tra, nghiên cứu các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, quốc gia liên quan đến nhiều ngành và nằm trên địa bàn nhiều tỉnh.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản tổ chức điều tra, nghiên cứu các vùng đất ngập nước có tính chất chuyên ngành có tầm quan trọng quốc tế, quốc gia và nằm trên địa bàn nhiều tỉnh.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì điều tra nghiên cứu các vùng đất ngập nước không thuộc diện nêu tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 10. Căn cứ nội dung quy hoạch các vùng đất ngập nước
1. Việc quy hoạch các vùng đất ngập nước phải dựa trên các căn cứ sau:
a) Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Nhu cầu bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước;
c) Công ước Ramsar;
d) Chức năng cân bằng sinh thái duy trì nguồn nước, đa dạng sinh học và tiềm năng, thế mạnh kinh tế của vùng đất ngập nước;
2. Nội dung quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước bao gồm:
a) Xác định phương hướng, mục tiêu bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước;
b) Xác định phạm vi và diện tích vùng đất ngập nước;
c) Xác định nội dung bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước;
d) Xác định các biện pháp chính về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước;
đ) Dự báo, cảnh báo về môi trường và các biện pháp phòng tránh, giảm nhẹ tác động xấu đến môi trường.
Điều 11. Trách nhiệm lập quy hoạch và thẩm quyền phê duyệt
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì lập quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định này trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản lập quy hoạch bảo tồn và khai thác bền vững các vùng đất ngập nước chuyên ngành quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định này trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì lập quy hoạch bảo tồn và khai thác bền vững các vùng đất ngập nước quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định này trình ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt.
Điều 12. Khoanh vùng bảo vệ các vùng đất ngập nước
ư1. Các vùng đất ngập nước quy định tại Điều 1 Nghị định này được khoanh vùng bảo vệ dưới các hình thức: khu Ramsar, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo tồn loài, sinh cảnh (dưới đây gọi chung là khu bảo tồn đất ngập nước).
2. Các vùng đất ngập nước khác có tầm quan trọng đối với tỉnh, thành phố được khoanh vùng bảo vệ dưới hình thức khu bảo tồn đất ngập nước.
Điều 13. Thẩm quyền quyết định thành lập khu bảo tồn đất ngập nước
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập các khu bảo tồn đất ngập nước quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường trình ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập các khu bảo tồn đất ngập nước quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định này.
3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập khu bảo tồn đất ngập nước có quyền quyết định điều chỉnh quy mô hoặc thay đổi mục đích khu bảo tồn đất ngập nước.
Điều 14. Bảo vệ khu bảo tồn đất ngập nước
1. Khu bảo tồn đất ngập nước phải được bảo vệ nghiêm ngặt. Nghiêm cấm xây dựng công trình và di dân từ bên ngoài vào sinh sống trong các khu bảo tồn đất ngập nước.
2. Vùng đệm của các khu bảo tồn đất ngập nước phải được quản lý và hạn chế khai thác. Nghiêm cấm xây dựng các công trình trong vùng đệm có ảnh hưởng lớn hoặc tiềm ẩn nguy cơ cao đối với khu bảo tồn đất ngập nước.
3. Trong trường hợp đặc biệt cần xây dựng công trình trong khu bảo tồn và vùng đệm khu bảo tồn đất ngập nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Điều 15. Phân công, phân cấp quản lý các khu bảo tồn đất ngập nước
Việc quản lý các khu bảo tồn đất ngập nước được quy định như sau:
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xây dựng trình ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về các khu bảo tồn đất ngập nước; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo tồn đất ngập nước và là cơ quan đầu mối quốc gia chỉ đạo thực hiện Công ước Ramsar.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản chỉ đạo và tổ chức quản lý các khu bảo tồn đất ngập nước chuyờn ng� có tầm quan trọng quốc tế, quốc gia.
3. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức quản lý các khu bảo tồn đất ngập nước khác trên địa bàn của mình.
Điều 16. Bảo tồn đa dạng sinh học không thuộc các khu bảo tồn đất ngập nước
1. Các giá trị sinh thái và đa dạng sinh học của các vùng đất ngập nước khác không thuộc các khu bảo tồn đất ngập nước phải được điều tra, nghiên cứu và có biện pháp bảo vệ.
2. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân và cộng đồng kết hợp sử dụng, khai thác bền vững với bảo tồn đa dạng sinh học trên các vùng đất ngập nước này.
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC VÙNG ĐẤT NGẬP NƯỚC
Điều 17. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có các hoạt động trên các vùng đất ngập nước
Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động khai thác nguồn lợi trên các vùng đất ngập nước có trách nhiệm:
1. Bảo vệ các hệ sinh thái đặc thù, bảo tồn đa dạng sinh học, động vật hoang dã, đặc biệt là các giống, loài đặc hữu, quý hiếm, đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.
2. Bảo vệ các công trình ngăn mặn, giữ nước ngọt, các công trình tưới tiêu, hệ thống kiểm soát lũ.
ư3. Bảo vệ cảnh quan, môi trường, các giá trị văn hóa, di tích lịch sử trên các vùng ngập nước.
Điều 18. Hoạt động canh tác nông nghiệp
1. Hạn chế sử dụng phân bón hoá học, các hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật trong canh tác làm thoái hoá, biến chất, bạc màu đất ngập nước, đặc biệt là đất cửa sông ven biển.
2. Nhà nước khuyến khích sử dụng các loại phân bón hữu cơ, phân vi sinh, các phương thức canh tác không gây ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái và đa dạng sinh học các vùng đất ngập nước.
Điều 19. Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản
1. Khuyến khích áp dụng các hình thức nuôi trồng thuỷ sản không gây tác hại xấu đến môi trường, kết hợp nuôi trồng thuỷ sản công nghiệp với nuôi trồng thuỷ sản sinh thái, nuôi trồng thuỷ sản theo mô hình lâm ngư, nông ngư kết hợp.
2. Hạn chế việc nuôi trồng thuỷ sản công nghiệp tập trung có tỷ lệ diện tích quá lớn trên diện tích vùng đất ngập nước cần bảo tồn và phát triển bền vững.
3. Việc nuôi trồng thuỷ sản phải bảo đảm các điều kiện vệ sinh và bảo vệ môi trường, tránh lây lan dịch bệnh đối với hệ sinh thái động vật, thực vật trên các vùng đất ngập nước.
Điều 20. Hoạt động thăm dò, khai thác đất, đá, cát, sỏi
Việc thăm dò, khai thác đất, đá, cát, sỏi trên các vùng đất ngập nước phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép và phải tuân thủ các quy định về an toàn giao thông, bảo vệ môi trường và các quy định khác liên quan.
Điều 21. Hoạt động du lịch, văn hoá, thương mại
1. Nhà nước khuyến khích phát triển du lịch sinh thái, tổ chức các lễ hội truyền thống, lễ hội dân gian trên các vùng đất ngập nước nhằm nâng cao ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường trong nhân dân.
2. Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động du lịch, văn hoá, thương mại trên các vùng đất ngập nước phải có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên, hệ sinh thái và môi trường.
3. Các hoạt động tổ chức lễ hội, tham quan, du lịch trong khu bảo tồn đất ngập nước phải được sự đồng ý và phải tuân theo hướng dẫn của cơ quan quản lý khu bảo tồn các vùng đất ngập nước.
Điều 22. Hoạt động xây dựng công trình
Các công trình xõy dựng trên các vùng đất ngập nước phải được lập báo cáo đánh giá tác động môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và phải thực hiện nghiêm các yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Điều 23. Hoạt động giao thông thuỷ
1. Các phương tiện giao thông thuỷ phải có các thiết bị phòng, chống sự cố; không được xả các loại chất thải, dầu cặn chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn môi trường xuống nguồn nước.
2. Việc nạo vét lòng sông, luồng lạch thuộc khu bảo tồn đất ngập nước phải được lập và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường; thực hiện nghiêm các yêu cầu của quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Tổ chức, cá nhân có thành tích và công lao trong việc bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước được Nhà nước khen thưởng.
Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định tại Nghị định này thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo các quy định của pháp luật.
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thi hành Nghị định này.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 109/2003/ND-CP |
Hanoi, September 23, 2003 |
SEPTEMBER 23, 2003 ON THE
CONSERVATION AND SUSTAINABLE DEVELOPMENT OF SUBMERGED AREAS
THE GOVERNMENT
Pursuant to the
December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the December 27, 1993 Law on Protection of Environment;
Pursuant to the July 14, 1993 Land Law, the December 2, 1998 Law Amending and
Supplementing a Number of Articles of the Land Law; and the June 29, 2001 Law
Amending and Supplementing a Number of Articles of the Land Law;
Pursuant to the May 20, 1998 Law on Water Resources;
Pursuant to the August 19, 1991 Law on Forest Protection and Development
Pursuant to the April 25, 1989 Ordinance on Protection and Development of
Aquatic Resources;
At the proposal of the Minister of Natural Resources and Environment,
DECREES:
...
...
...
Article
2.- Regulation scope and application
subjects
This Decree prescribes
the conservation and sustainable development of submerged areas in the
Vietnamese territory.
Domestic as well as
foreign organizations and individuals carrying out activities in submerged
areas shall have to observe the provisions on the conservation and sustainable
development of submerged areas stipulated in this Decree.
In cases where
international treaties which Vietnam has acceded to contain provisions
different from this Decree, the provisions of such international treaties shall
apply.
Article
3.- Interpretation of terms
In this Decree, the
following terms shall be construed as follows:
1. Conservation of
submerged areas means activities of zoning and strictly protecting environment
and peculiar ecological systems of high bio-diversity in order to maintain the
ecological balance and protect various varieties and species living, inhabiting
and developing in submerged areas.
2. Sustainable
development of submerged areas means activities of rationally using and exploiting
potentials for economic, cultural and social development within the allowed
limit so as to maintain ecological functions and protect the environment in
submerged areas.
3. Peculiar ecological
system means the system of peculiar organismic population bearing local
characteristics, living and developing together in a given habitat and having
interactive relations with one another and with the environment.
...
...
...
5. Ramsar Convention
means the abbreviated name of the Convention on submerged areas of
international importance, especially habitats of waterbirds, signed in 1971 in
Ramsar city, the Republic of Iran (Vietnam became a member of Ramsar Convention
as from January 20, 1989).
6. Ramsar zones mean
submerged areas meeting all criteria for selection of a submerged area of
international importance prescribed in Ramsar Convention.
Article
4.- Principles for the conservation and
sustainable development of submerged areas
The conservation and
sustainable development of submerged areas must comply with the following
principles:
1. Strictly protecting
submerged areas zoned by the State for conservation purposes.
2. Linking the use and
exploitation to conservation, giving priority to the conservation of submerged
areas possessing peculiar ecological systems and high bio-diversity, having the
function of maintaining water sources and being of national or international
importance.
3. Enhancing the
participation in the conservation of submerged areas of population communities
living in the localities and vicinities.
Article
5.- State management over the conservation
and sustainable development of submerged areas
1. Contents of State
management over the conservation and sustainable development of submerged areas
cover:
...
...
...
b/ Formulating
mechanisms, policies and laws for the conservation and sustainable development
of submerged areas;
c/ Elaborating
plannings and plans on the use of submerged areas for conservation purposes as
well as socio-economic development activities;
d/ Managing submerged areas
already zoned for protection;
e/ Managing activities
of exploiting submerged areas’ resources and potentials in the fields of
agriculture, aquaculture, tourism, traffic, irrigation and hydro-power
electricity as other fields related to the conservation and sustainable
development of submerged areas;
f/ Examining,
inspecting and handling violations in the conservation and sustainable
development of submerged areas;
g/ Encouraging and
creating conditions for the communities, especially people living in submerged
areas, to participate in the protection of ecological systems, bio-diversity
and environment in the submerged areas;
h/ Entering into
international cooperation in the field of conservation and sustainable
development of submerged areas.
2. The Government
shall exercise the uniform State management over the conservation and
sustainable development of submerged areas.
The Ministry of
Natural Resources and Environment shall perform the functions of State
management over the conservation and sustainable development of submerged areas.
...
...
...
The State encourages
organizations, individuals and population communities to carry out the
following activities:
1. Protecting the
ecological systems, rare and precious varieties and species, migratory birds
and environment in the submerged areas.
2. Restoring submerged
ecological systems which have been deteriorated or over-exploited.
3. Participating in
supervision of the exploitation of submerged areas by organizations and/or individuals.
4. Detecting and
promptly notifying functional agencies of acts of violation of the regulations
on conservation and sustainable development of submerged areas.
In submerged areas,
the following acts are strictly prohibited:
1. Cutting down or
destroying submerged forests, carrying out activities which change the natural
characteristics, destroying or causing harms to the peculiar ecological systems
of submerged areas, causing pollution or degeneration thereto.
2. Catching aquatic
and marine animals as well as other animals in egg-laying and brood- and/or
larva-nurturing grounds.
...
...
...
4. Using ways of mass
extermination such as using electric impulse, explosives, chemicals, toxins and
nets with meshes of a size against regulations to catch aquatic and marine
animals in submerged areas.
5. Introducing strange
animals and plants into the submerged areas’ habitat causing ecological
unbalance or changing genes of indigenous animals and plants.
6. Discharging solid
wastes, industrial waste water and other kinds of waste containing toxic
chemicals, which have not yet been treated or have been treated but fail to
meet environmental standards, into submerged areas.
7. Burying wastes and
building waste-burying grounds in submerged areas.
8. Activities of
causing harms to the interests and life of population communities living in
submerged areas and the vicinities.
SURVEYS AND
FORMULATION OF PLANNINGS ON CONSERVATION AND SUSTAINABLE DEVELOPMENT OF
SUBMERGED AREAS
Article
8.- Contents of surveys of, and research
into, submerged areas
Contents of surveys
of, and research into, submerged areas cover:
...
...
...
2. Surveys of, and
research into, varieties and species inhabiting, living and developing in
submerged areas, especially highly endangered species as well as migratory
species.
3. Surveys and
evaluation of the practical situation of conservation and development of
submerged areas.
4. Sociological
surveys of, and research into, population communities earning their living from
submerged areas’ resources.
5. The building of a
database on submerged areas for use as basis for the formulation of plannings
and plans on the use of submerged areas for the purposes of conservation and
sustainable development thereof
6. Periodical
inventories of the national submerged-land fund according to regions and kinds
in service of the management work.
1. The Ministry of
Natural Resources and Environment shall formulate master plans on basic survey,
research and evaluation of environment of submerged areas nationwide; and
assume the prime responsibility in conducting surveys of, and research into,
submerged areas of national or international importance which relate many
branches and cover many provinces.
2. The Ministry of
Agriculture and Rural Development and the Ministry of Aquatic Resources shall
organize surveys of, and research into, specialized submerged areas of
international or national importance, which cover many provinces.
3. The
provincial/municipal Natural Resources and Environment Services shall assume
the prime responsibility in conducting surveys of, and research into, submerged
areas other than those stated in Clause 1 and Clause 2 of this Article.
...
...
...
1. The planning on
submerged areas must be based on the following grounds:
a/ The master
plannings on socio-economic development as well as plannings and plans on land
use already approved by competent State agencies;
b/ The demands for the
conservation and sustainable development of submerged areas;
c/ Ramsar Convention;
d/ The functions of
maintaining ecological balance, water sources and bio-diversity as well as
economic potentials and advantages of submerged areas.
2. Contents of
plannings on the conservation and sustainable development of submerged areas
cover:
a/ Determining
orientations and objectives of the conservation and sustainable development of
submerged areas;
b/ Determining the
scope and acreage of submerged areas;
c/ Determining the
contents of the conservation and sustainable development of submerged areas;
...
...
...
e/ Forecasting and
warning on the environment as well as working out measures to prevent, avoid
and reduce adverse impacts on environment.
Article
11.- Responsibility to formulate plannings
and competence to approved them
1. The Ministry of
Natural Resources and Environment shall assume the prime responsibility in
formulating plannings on the conservation and sustainable development of
submerged areas prescribed in Clause 1, Article 9 of this Decree and submit
them to the Prime Minister for approval.
2. The Ministry of
Agriculture and Rural Development and the Ministry of Aquatic Resources shall
formulate plannings on the conservation and sustainable exploitation of
specialized submerged areas prescribed in Clause 2, Article 9 of this Decree
and submit them to the Prime Minister for approval.
3. The
provincial/municipal Natural Resources and Environment Services shall assume
the prime responsibility in formulating plannings on the conservation and
sustainable exploitation of submerged areas prescribed in Clause 3, Article 9
of this Decree and submit them to the provincial/municipal People’s Committees
for approval.
CONSERVATION
OF SUBMERGED LAND
Article
12.- Zoning for protection of submerged
areas
1. Submerged areas
prescribed in Article 1 of this Decree shall be zoned for protection in the forms
of Ramsar zone, nature conservation zone or species and habitat conservation
zone (hereinafter referred collectively to as submerged land conservation
zones).
...
...
...
Article
13.- Competence to decide on the
establishment of submerged land conservation zones
1. The Ministry of
Natural Resources and Environment shall propose the Prime Minister to decide on
the establishment of submerged land conservation zones prescribed in Clause 1,
Article 12 of this Decree.
2. The
provincial/municipal Natural Resources and Environment Services shall propose
the provincial/municipal People’s Committees to decide on the establishment of submerged
land conservation zones prescribed in Clause 2, Article 12 of this Decree.
3. The State agencies
competent to decide on the establishment of submerged land conservation zones
may decide on the adjustment of the scope and changes in the purposes of
submerged land conservation zones.
Article
14.- Protection of submerged land
conservation zones
1. Submerged land
conservation zones must be strictly protected. The construction of works as
well as the migration of people from other places to submerged land
conservation zones are strictly prohibited.
2. Buffer areas of
submerged land conservation zones must be managed and restricted from
exploitation. The construction of works in buffer areas causing great impacts
or latent threats to submerged land conservation zones are strictly prohibited.
3. In special cases
where it is necessary to build works in submerged land conservation zones and
buffer areas, such must be decided by the Prime Minister.
...
...
...
1. The Ministry of
Natural Resources and Environment shall have to elaborate and submit for
promulgation or promulgate according to its competence policies and legal
documents on submerged land conservation areas; examine and inspect the
implementation of policies and legal documents on the conservation of submerged
areas and act as the national coordinating agency in directing the
implementation of Ramsar Convention.
2. The Ministry of
Agriculture and Rural Development and the Ministry of Aquatic Resources shall
direct and organize the management of specialized submerged land conservation
zones of international or national importance.
3. The
provincial/municipal People’s Committees shall organize the management of other
submerged land conservation zones in their respective localities.
Article
16.- Conservation of bio-diversity outside
submerged land conservation zones
1. Ecological values
and bio-diversity of other submerged areas outside submerged land conservation
zones must be surveyed and researched for the protection thereof must be worked
out.
2. The State
encourages organizations, individuals and communities to combine the use and
sustainable exploitation of submerged areas with the conservation of
bio-diversity thereof.
SUSTAINABLE
DEVELOPMENT OF SUBMERGED AREAS
...
...
...
1. To protect peculiar
ecological systems and conserve bio-diversity and wild animals, especially
endemic, rare and precious varieties and species being in the danger of
extinction.
2. To protect saline
water-preventing and/or fresh water-retaining works, as well as irrigation
works and flood-control systems.
3. To protect
landscape, environment, cultural values and historical relics in submerged
areas.
Article
18.- Activities of agricultural cultivation
1. To restrict the use
of chemical fertilizers, chemicals and plant protection drugs in cultivation,
thus degenerating, deteriorating and depleting submerged land, especially
coastal estuary land.
2. The State
encourages the use of organic fertilizers and microbiological fertilizers as well
as the application of farming methods which do not cause adverse impacts on the
ecological systems and bio-diversity of submerged areas.
Article
19.- Activities of aquaculture
1. To encourage the
application of the aquacultural forms which do not cause adverse impacts on the
environment, combine industrial aquaculture with ecological aquaculture and
aquaculture after the forestry-fishery or agriculture-fishery models.
2. To restrict
concentrated industrial aquaculture covering too large acreage in submerged
areas which need to be conserved and sustainably developed.
...
...
...
Article
20.- Activities of exploring and
exploiting earth, stone, sand and gravel
The exploration and
exploitation of earth, stone, sand and gravel in submerged areas must be
permitted by competent State agencies and comply with the provisions on traffic
safety, environmental protection and other relevant regulations.
Article
21.- Tourist, cultural and commercial
activities
1. The State
encourages the development of ecological tourism and the organization of
traditional and folklore festivals in submerged areas with a view to raising
people’s sense of protection of nature and environment.
2. Organizations and
individuals participating in tourist, cultural and commercial activities in
submerged areas shall have to protect natural resources, ecological systems and
environment.
3. Activities of
organizing festivals, visits and tours in submerged land conservation zones
must be consented by, and comply with the guidance of, agencies managing
submerged areas.
Article
22.- Activities of work construction
For works built in submerged
areas, reports on evaluation of environmental impacts must be elaborated and
approved by competent State agencies and the requirements stated in decisions
approving reports on evaluation of environmental impacts must be strictly
complied with.
Article
23.- Waterway traffic activities
...
...
...
2. For the dredging of
riverbeds and channels in submerged land conservation zones, reports on
evaluation of environmental impacts must be elaborated and submitted to
competent State agencies for approval; the requirements stated in the reports
on evaluation of environmental impacts must be strictly complied with.
COMMENDATION,
REWARD AND HANDLING OF VIOLATIONS
Article
24.- Commendation and reward
Organizations and
individuals recording achievements and exploits in the conservation and
sustainable development of submerged areas shall be commended and/or rewarded
by the State.
Article
25.- Handling of violations
Organizations and
individuals violating the provisions of this Decree shall, depending on the
nature and seriousness of their violations, be administratively sanctioned or
examined for penal liability; if causing damages, compensation therefor must be
made according to law provisions.
...
...
...
This Decree takes
effect 15 days after its publication in the Official Gazette.
Article
27.- Implementation organization
The Minister of
Natural Resources and Environment shall guide the implementation of this Decree.
The ministers, the heads
of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the
Government and the presidents of the provincial/municipal People’s Committees
shall have to implement this Decree.
ON
BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER
Phan Van Khai
;
Nghị định 109/2003/NĐ-CP về việc bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước
Số hiệu: | 109/2003/NĐ-CP |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 23/09/2003 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị định 109/2003/NĐ-CP về việc bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước
Chưa có Video