Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 94/KH-UBND

Quảng Ninh, ngày 26 tháng 5 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI ĐÁNH GIÁ CÁC CHỈ SỐ NHÓM I CỦA BỘ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA TỈNH QUẢNG NINH

Thực hiện Quyết định số 2782/QĐ-BTNMT ngày 31/10/2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban nhân dân Tỉnh Quảng Ninh ban hành Kế hoạch Triển khai đánh giá các chỉ số nhóm I của Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường của tỉnh Quảng Ninh, với nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG

1. Mục đích

a. Đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ môi trường của tỉnh Quảng Ninh.

b. Đánh giá hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm, khuyến khích nỗ lực của các cơ quan quản lý nhà nước và người dân trong công tác bảo vệ môi trường.

2. Yêu cầu

a. Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường của địa phương phải bám sát chủ trương, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường, hệ thống chỉ tiêu thống kê các cấp; ưu tiên đánh giá các mục tiêu, nhiệm vụ cấp bách về bảo vệ môi trường hiện hành.

b. Các chỉ số phải đảm bảo tính khoa học, khả thi, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh; đánh giá thực chất, khách quan kết quả bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ninh.

c. Đảm bảo sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong quá trình đánh giá.

d. Hình thành được hệ thống theo dõi, đánh giá đồng bộ, thống nhất về kết quả bảo vệ môi trường của tỉnh để phục vụ công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.

3. Phạm vi đánh giá, đối tượng áp dụng

a. Phạm vi đánh giá:

- Đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về bảo vệ chất lượng môi trường sống, bảo vệ sức sống hệ sinh thái, bảo vệ hệ thống khí hậu, năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong năm của Tỉnh.

b. Đối tượng áp dụng:

- Các tổ chức, cá nhân liên quan đến bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

II. NỘI DUNG CÁC CHỈ SỐ NHÓM I

1. Các chỉ số nhóm I

- Đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ về bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ninh (gồm 26 chỉ số).

2. Các tiêu chí, chỉ số thành phần đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ về bảo vệ môi trường

a. Tiêu chí đánh giá:

- Bảo vệ chất lượng môi trường sống: Kiểm soát nguồn ô nhiễm; quản lý chất thải nguy hại và chất thải rắn thông thường; khắc phục ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường; cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường.

- Bảo vệ sức sống hệ sinh thái: Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; bảo vệ và phát triển rừng.

- Bảo vệ hệ thống khí hậu: Sử dụng năng lượng tái tạo.

- Năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường: Hạ tầng kỹ thuật phục vụ bảo vệ môi trường; đầu tư cho bảo vệ môi trường; nhân lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; hiệu quả hoạt động đường dây nóng về ô nhiễm môi trường.

b. Các chỉ số thành phần đánh giá:

- Chỉ số 01: Tỷ lệ nước thải sinh hoạt đô thị từ loại IV trở lên được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường (%).

- Chỉ số 02: Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát sinh nước thải từ 50 m3/ngày (24 giờ) trở lên có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường (%).

- Chỉ số 03: Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường (%).

- Chỉ số 04: Tỷ lệ cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường (%).

- Chỉ số 05: Tỷ lệ cơ sở y tế có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường (%).

- Chỉ số 06: Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý triệt để (%).

- Chỉ số 07: Số lượng phương tiện giao thông công cộng trên 10.000 dân đô thị (xe/10.000 người).

- Chỉ số 08: Số lượng sự cố môi trường do chất thải gây ra (vụ).

- Chỉ số 09: Tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường (%).

- Chỉ số 10: Tỷ lệ các cơ quan nhà nước, đảng, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh, cấp huyện; các siêu thị, các khu du lịch đã có quy định, cam kết, kế hoạch triển khai về giảm thiểu chất thải nhựa.

- Chỉ số 11: Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được phân loại tại nguồn (%).

- Chỉ số 12: Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường (%).

- Chỉ số 13: Tỷ lệ bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh (%).

- Chỉ số 14: Tỷ lệ số khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu được xử lý, cải tạo (%).

- Chỉ số 15: Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung (%).

- Chỉ số 16: Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh (%).

- Chỉ số 17: Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn cỏ hố xí hợp vệ sinh (%).

- Chỉ số 18: Tỷ lệ diện tích đất của các khu bảo tồn thiên nhiên đã được thành lập trên tổng diện tích đất quy hoạch cho bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học (%).

- Chỉ số 19: Tỷ lệ diện tích rừng trồng mới tập trung trên diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp (%).

- Chỉ số 20: Diện tích rừng tự nhiên bị cháy, chặt phá (ha).

- Chỉ số 21: Sản lượng điện sản xuất từ năng lượng tái tạo (kWh).

- Chỉ số 22: số trạm quan trắc tự động chất lượng môi trường không khí tại các đô thị loại IV trở lên trên 10.000 dân đô thị (trạm/10.000 người).

- Chỉ số 23: Tỷ lệ các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục, truyền số liệu trực tiếp cho Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương theo.

- Chỉ số 24: Tỷ lệ chi ngân sách cho hoạt động sự nghiệp bảo vệ môi trường (%).

- Chỉ số 25: số lượng công chức, cán bộ thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường trên 1 triệu dân (người/triệu dân).

- Chỉ số 26: Tỷ lệ xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị về ô nhiễm môi trường thông qua đường dây nóng (%).

3. Khái niệm, phương pháp tính

- Đối với từng chỉ số thành phần của nhóm I được quy định tại Phụ lục 01 kèm theo Quyết định số 2782/QĐ-BTNMT ngày 31/10/2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

III. QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN

1. Nguyên tắc thực hiện

- Các Sở, ban, ngành được phân công chịu trách nhiệm rà soát, thu thập thông tin, số liệu báo cáo kết quả thực hiện các Chỉ số thuộc thẩm quyền quản lý (Chi tiết tại phụ lục 01).

- Tham mưu UBND Tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ số được giao.

2. Quy trình đánh giá

a. Tự đánh giá:

- Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố được phân công có trách nhiệm tổ chức điều tra, thu thập thông tin để tổng hợp, đánh giá các chỉ số nhóm I do ngành quản lý, báo cáo bằng văn bản về UBND Tỉnh thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 20 tháng 01 năm sau; đảm bảo tính chính xác của số liệu, tính pháp lý, phù hợp của tài liệu kiểm chứng; kèm theo các biểu số liệu báo cáo đối với từng chỉ số thành phần, các tài liệu kiểm chứng và bảng tổng hợp kết quả tự đánh giá (theo hướng dẫn phụ lục 02).

- Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổng hợp, bảo đảm tính chính xác của số liệu, tính pháp lý, phù hợp của tài liệu kiểm chứng; trình Ủy ban nhân dân Tỉnh xem xét, phê duyệt kết quả tự đánh giá các chỉ số nhóm I; chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả đánh giá.

b. Kỳ hạn số liệu phục vụ đánh giá là 01 năm, tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm đánh giá.

c. Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu, báo cáo Ủy ban nhân dân Tỉnh gửi hồ sơ kết quả tự đánh giá các chỉ số nhóm I của tỉnh Quảng Ninh về Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 15 tháng 02 năm sau để tổng hợp, xác minh, thẩm định.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Là cơ quan thường trực của Tỉnh để tổ chức thực hiện; có trách nhiệm tổng hợp, bảo đảm tính chính xác của số liệu, tính pháp lý, phù hợp của tài liệu kiểm chứng trình UBND tỉnh báo cáo các chỉ số nhóm I.

- Hàng năm, tổng hợp dự toán kinh phí triển khai các chỉ số thành phần của các Sở, ban, ngành và UBND các địa phương đề xuất; phối hợp với sở Tài chính trình UBND tỉnh phê duyệt phân bổ kinh phí để thực hiện từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường tỉnh.

2. Giao Sở Tài chính hàng năm phối hợp với sở Tài nguyên và Môi trường bố trí kinh phí thực hiện các chỉ số thành phần đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ về bảo vệ môi trường (nhóm 1) từ nguồn ngân sách sự nghiệp bảo vệ môi trường theo các quy định hiện hành.

3. Giao các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm xây dựng nhiệm vụ điều tra thông tin để thu thập, báo cáo số liệu thuộc chức năng, nhiệm vụ được giao và gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp.

4. Kinh phí thực hiện:

- Kinh phí triển khai thực hiện các chỉ số thành phần đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ về bảo vệ môi trường (nhóm 1) được bố trí từ nguồn ngân sách sự nghiệp bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành.

5. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các địa phương, đơn vị có ý kiến bằng văn bản gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo, đề xuất UBND Tỉnh xem xét, quyết định.

Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện đánh giá các chỉ số nhóm I của Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường của tỉnh Quảng Ninh, Ủy ban nhân dân Tỉnh yêu cầu các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị có liên quan chủ động triển khai thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- TT TU, TT HĐND Tỉnh;
- CT, các PCT UBND Tỉnh (b/c);
- Các Sở, ban, ngành của Tỉnh;
- UBND các địa phương của Tỉnh;
- Trung tâm truyền thông tỉnh Quảng Ninh (p/h đưa tin, tuyên truyền);
- V0, V1, V2, V3,MT;
- Lưu: VT, MT;
08 bản, M-KH03

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đặng Huy Hậu

 

PHỤ LỤC 01

CHỈ SỐ THÀNH PHẦN VÀ PHÂN CÔNG THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
(Kèm theo Kế hoạch số 94/KH-UBND ngày 26/5/2020 của UBND Tỉnh)

STT

Chỉ số

Đơn vị báo cáo

Tài liệu kiểm chứng

Ghi chú

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

1.

Chỉ số 01: Tỷ lệ nước thải sinh hoạt đô thị từ loại IV trở lên được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường

Sở Xây dựng

Công ty CP nước sạch Quảng Ninh, UBND các địa phương có đô thị từ loại IV trở lên, Ban Quản lý các dịch vụ công ích thành phố Hạ Long

Báo cáo hàng năm của các cơ quan quản lý ngành, các đơn vị cấp nước và các đơn vị vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt đô thị tập trung.

 

2.

Chỉ số 02: Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát sinh nước thải từ 50 m3/ngày (24 giờ) trở lên có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường

Sở Tài nguyên và Môi trường

Ban Quản lý Khu kinh tế, UBND các huyện, thị xã và thành phố

Báo cáo giám sát môi trường hàng năm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; Kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát môi trường hoặc các tài liệu liên quan khác của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền

 

3.

Chỉ số 03: Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường

Ban Quản lý Khu kinh tế

Sở Tài nguyên và Môi trường

Báo cáo giám sát môi trường hàng năm của các khu công nghiệp, khu chế xuất; khu công nghệ cao; Kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát môi trường hoặc các tài liệu liên quan khác của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền

 

4.

Chỉ số 04: Tỷ lệ cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường

Sở Công thương

Sở Tài nguyên và Môi trường

Báo cáo giám sát môi trường hàng năm của các cụm công nghiệp; Kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát môi trường hoặc các tài liệu liên quan khác của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền

 

5.

Chỉ số 05: Tỷ lệ cơ sở y tế có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường

Sở Y tế

Sở Tài nguyên và Môi trường

Báo cáo giám sát môi trường hàng năm của các cơ sở y tế; Kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát môi trường hoặc các tài liệu liên quan khác của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

 

6.

Chỉ số 06: Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý triệt để

Sở Tài nguyên và Môi trường

Công an tỉnh; UBND các huyện, thị xã và thành phố

QĐ chứng nhận hoàn thành các biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để của cơ quan có thẩm quyền hoặc các tài liệu/báo cáo của Sở TNMT tổng hợp, xác nhận việc hoàn thành các biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để; Văn bản/quyết định của cơ quan có thẩm quyền xác nhận đã hoàn thành xong biện pháp khắc phục hậu quả và được cho phép hoạt động trở lại (đối với trường hợp bị đình chỉ hoạt động).

 

7.

Chỉ số 07: Số lượng phương tiện giao thông công cộng trên 10.000 dân đô thị

Sở Giao thông - Vận tải

Công an tỉnh; UBND các địa phương

Tài liệu/báo cáo của đơn vị quản lý ngành tổng hợp hàng năm hoặc các tài liệu chính thống khác, trong đó thể hiện các thông tin, số liệu cần thu thập.

 

8.

Chỉ số 08: Số lượng sự cố môi trường do chất thải gây ra

Sở Tài nguyên và Môi trường

Công an tỉnh; UBND các huyện, thị xã và thành phố

Thống kê từ phản ánh của người dân, doanh nghiệp, báo chí, cơ quan truyền thông,... và có cơ quan chức năng xác minh, xác định là do chất thải gây ra từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn.

 

9.

Chỉ số 09: Tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: chủ trì tổng hợp số liệu bao gói thuốc BVTV đã qua sử dụng được thu gom, lưu trữ và xử lý trên địa bàn tỉnh

- Báo cáo quản lý chất thải nguy hại định kỳ của chủ nguồn phát sinh chất thải nguy hại;

- Báo cáo của các chủ phát sinh chất thải nguy hại kèm các liên chứng từ xử lý chất thải nguy hại được xác thực bởi đơn vị có chức năng xử lý

- Tài liệu/báo cáo của đơn vị quản lý ngành tổng hợp hàng năm.

 

10.

Chỉ số 10: Tỷ lệ các cơ quan nhà nước, đảng, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh, cấp huyện; các siêu thị, khu du lịch đã có quy định, cam kết, kế hoạch triển khai về chống rác thải nhựa

Sở Tài nguyên và Môi trường

- Sở Nội vụ: cung cấp số liệu tỷ lệ các cơ quan nhà nước, đảng, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh, cấp huyện;

- Sở Công thương: cung cấp số liệu tỷ lệ các siêu thị

- Sở Du lịch: cung cấp số liệu tỷ lệ các khu du lịch

- Số liệu về số lượng các cơ quan nhà nước, đảng, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh, cấp huyện do Sở Nội vụ quản lý; số liệu về số lượng các siêu thị do Sở Công Thương quản lý; số liệu về số lượng các khu du lịch do Sở Du lịch quản lý.

 

11.

Chỉ số 11: Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được phân loại tại nguồn

Sở Tài nguyên và Môi trường

UBND các huyện, thị xã và thành phố

Báo cáo của các công ty dịch vụ công ích, doanh nghiệp tư nhân, tổ đội thu gom CTRSH,..; Báo cáo của các cơ sở xử lý CTR

 

12.

Chỉ số 12: Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường

Sở Xây dựng

UBND các huyện, thị xã và thành phố

Báo cáo của các cơ sở xử lý chất thải rắn được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép; các đơn vị quản lý, vận hành bãi chôn lấp đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định

Báo cáo của các công ty dịch vụ công ích, doanh nghiệp tư nhân, tổ đội thu gom CTRSH,…

Báo cáo của các cơ quan chuyên môn về BVMT cấp huyện

 

13.

Chỉ số 13: Tỷ lệ bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh

Sở Xây dựng

UBND các huyện, thị xã và thành phố

Văn bản nghiệm thu công trình của CQQLNN có thẩm quyền

 

14.

Chỉ số 14: Tỷ lệ số khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu được xử lý, cải tạo

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; UBND các huyện, thị xã và thành phố

- Văn bản nghiệm thu dự án/khối lượng công trình của CQ có thẩm quyền về khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu được xử lý, cải tạo

- Văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác định các khu vực đất bị ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật, chất độc hóa học do chiến tranh

 

15.

Chỉ số 15: Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung

Sở Xây dựng

UBND các huyện, thị xã và thành phố; Công ty Cổ phần nước sạch Quảng Ninh

Tài liệu/văn bản/công văn/báo cáo của đơn vị quản lý ngành tổng hợp hàng năm hoặc các tài liệu chính thống khác, trong đó thể hiện các thông tin, số liệu về tổng dân số khu vực đô thị, số dân đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung

 

16.

Chỉ số 16: Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh

Sở Nông nghiệp và PTNT

Công ty Cổ phần nước sạch Quảng Ninh; UBND các huyện, thị xã và thành phố

Văn bản, báo cáo của đơn vị quản lý ngành tổng hợp hàng năm hoặc các tài liệu chính thống khác, trong đó thể hiện các thông tin, số liệu về tổng dân số nông thôn được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh, tổng dân số nông thôn

 

17.

Chỉ số 17: Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn có hố xí hợp vệ sinh

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thị xã và thành phố

Văn bản, báo cáo của đơn vị quản lý ngành tổng hợp hàng năm hoặc các tài liệu chính thống khác, trong đó thể hiện các thông tin, số liệu về số hộ gia đình khu vực nông thôn, số hộ gia đình khu vực nông thôn

 

18.

Chỉ số 18: Tỷ lệ diện tích đất của các khu bảo tồn thiên nhiên đã được thành lập trên tổng diện tích đất quy hoạch cho bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ban Quản lý vườn Quốc gia Bái Tử Long; Ban Quản lý vịnh Hạ Long; UBND các địa phương

- QĐ 45/2014/QĐ-TTg ngày 08/1/2014 phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

- Các quyết định thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền

- Quy hoạch tỉnh được cấp có thẩm quyền phê duyệt

 

19.

Chỉ số 19: Tỷ lệ diện tích rừng trồng mới tập trung trên diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thị xã và thành phố

- Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch lâm nghiệp (phát triển rừng) của địa phương

- Văn bản/báo cáo của cơ quan quản lý nghiệm thu diện tích rừng trồng mới tập trung

 

20.

Chỉ số 20: Diện tích rừng tự nhiên bị cháy, chặt phá

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thị xã và thành phố

 

 

21.

Chỉ số 21: Sản lượng điện sản xuất từ năng lượng tái tạo

Sở Công thương

Công ty Điện lực Quảng Ninh; Tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam

Văn bản, báo cáo của đơn vị quản lý ngành tổng hợp hàng năm; báo cáo của đơn vị quản lý vận hành các nhà máy thủy điện; điện gió; các nhà máy sản xuất điện từ nguồn năng lượng sinh khối, rác thải; năng lượng mặt trời

 

22.

Chỉ số 22: Số trạm quan trắc tự động chất lượng môi trường không khí tại các đô thị loại IV trở lên trên 10.000 dân đô thị

Sở Tài nguyên và Môi trường

UBND các địa phương

-

 

23.

Chỉ số 23: Tỷ lệ các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục, truyền số liệu trực tiếp cho Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương theo quy định của pháp luật

Sở Tài nguyên và Môi trường

Ban Quản lý Khu Kinh tế

Văn bản, báo cáo của các cơ sở; báo cáo của Sở TN&MT.

 

24.

Chỉ số 24: Tỷ lệ chi ngân sách cho hoạt động sự nghiệp bảo vệ môi trường

Sở Tài chính

-

Văn bản, báo cáo, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao ngân sách, kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường của địa phương.

 

25.

Chỉ số 25: Số lượng công chức, cán bộ thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường trên 1 triệu dân

Sở Tài nguyên và Môi trường

UBND các huyện, thị xã và thành phố; Các Sở, ngành: Sở Nội vụ; Công an Tỉnh; Ban Quản lý KKT: Tổng hợp số liệu của địa phương gửi về sở Tài nguyên và Môi trường

- Số liệu quản lý công chức của Sở Nội vụ;

- Số liệu thống kê các ngành, các địa phương.

 

26.

Chỉ số 26: Tỷ lệ xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị về ô nhiễm môi trường thông qua đường dây nóng

Sở Tài nguyên và Môi trường

Ban Quản lý Khu Kinh tế; UBND các huyện, thị xã và thành phố

-

 

 

PHỤ LỤC 02

HƯỚNG DẪN TỰ ĐÁNH GIÁ CÁC CHỈ SỐ THÀNH PHẦN NHÓM I BỘ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA TỈNH QUẢNG NINH
(Kèm theo Kế hoạch số: 94/KH-UBND ngày 26 tháng 5 năm 2020 của UBND tỉnh)

THU THẬP SỐ LIỆU, ĐÁNH GIÁ, XÁC ĐỊNH CÁC CHỈ SỐ THÀNH PHẦN NHÓM I CỦA BỘ CHỈ SỐ

1. Chỉ số 01: Tỷ lệ nước thải sinh hoạt đô thị từ loại IV trở lên được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường (%)

- Mục đích, ý nghĩa:

Chỉ số phản ánh mức độ đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trường tại các đô thị trên địa bàn; là cơ sở để đánh giá kết quả xử lý nước thải sinh hoạt đô thị của địa phương.

- Khái niệm, phương pháp tính:

Tỷ lệ nước thải sinh hoạt đô thị từ loại IV trở lên được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường là tỷ lệ phần trăm tổng khối lượng nước thải sinh hoạt đô thị từ loại IV trở lên được xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường trên tổng khối lượng nước thải sinh hoạt đô thị từ loại IV trở lên phát sinh của địa phương.

Công thức tính:

Tỷ lệ nước thải sinh hoạt đô thị từ loại IV trở lên được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường (%)

=

Tổng khối lượng nước thải sinh hoạt đô thị từ loại IV trở lên được xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường

x

100

Tổng khối lượng nước thải sinh hoạt đô thị từ loại IV trở lên phát sinh

Trong đó:

Tổng khối lượng nước thải sinh hoạt đô thị từ loại IV trở lên phát sinh được xác định bằng 80% tổng công suất cấp nước sạch cho sinh hoạt thực tế tại các đô thị từ loại IV trở lên hoặc dựa trên định mức sử dụng nước trên đầu người.

Tổng khối lượng nước thải sinh hoạt đô thị từ loại IV trở lên được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường: được tính qua tổng công suất xử lý thực tế của các hệ thống xử lý nước thải tập trung (bao gồm cả các hệ thống xử lý nước thải của các khu đô thị, khu chung cư) đã đưa vào vận hành của các đô thị từ loại IV trở lên.

1.3. Phạm vi tính toán chỉ số: Nước thải sinh hoạt đô thị từ loại IV trở lên phát sinh và được xử lý trong năm.

1.4. Tài liệu kiểm chứng:

Báo cáo hàng năm của các cơ quan quản lý ngành, các đơn vị cấp nước và các đơn vị vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt đô thị tập trung.

1.5. Nguồn số liệu: số liệu thống kê ngành xây dựng.

1.6. Biểu mẫu báo cáo chỉ số:

Biểu mẫu 01: Tỷ lệ nước thải sinh hoạt đô thị từ loại IV trở lên được thu gom, xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường (%)

STT

Quận/huyện

Công suất cấp nước sạch thực tế tại các đô thị từ loại IV trở lên của địa phương (m3)

Khối lượng nước thải sinh hoạt phát sinh tại các đô thị từ loại IV trở lên (m3; tính bằng 80% tổng công suất cấp nước sạch thực tế)

Tổng khối lượng nước thải sinh hoạt đô thị từ loại IV trở lên được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường (m3)

Tỷ lệ nước thải sinh hoạt đô thị từ loại IV trở lên được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường (%)

Tổng số

Đô thị loại đặc biệt

Đô thị loại I

Đô thị loại II

Đô thị loại III

Đô thị loại IV

Tổng số

Đô thị loại đặc biệt

Đô thị loại I

Đô thị loại II

Đô thị loại III

Đô thị loại IV

Tổng số

Đô thị loại đặc biệt

Đô thị loại I

Đô thị loại II

Đô thị loại III

Đô thị loại IV

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

 

Toàn tỉnh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Quận/huyện A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Quận/huyện B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

....

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

Cột 1 = Cột 2 + Cột 3 + Cột 4 + Cột 5 + Cột 6

Cột 7 = Cột 8 + Cột 9 + Cột 10 + Cột 11 + Cột 12

Cột 13 = Cột 14 + Cột 15 + Cột 16 + Cột 17 + Cột 18

Cột 19 = (Cột 13 : Cột 7) x 100.

 

2. Chỉ số 02: Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát sinh nước thải từ 50 m3/ngày (24 giờ) trở lên có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường (%)

2.1 Mục đích, ý nghĩa:

Chỉ số phản ánh tình hình đầu tư cơ sở hạ tầng về bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ phát sinh nước thải từ 50 m3/ngày (24 giờ) trở lên đang hoạt động trên địa bàn; là cơ sở đánh giá kết quả quản lý, bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của địa phương.

2.2 Khái niệm, phương pháp tính:

Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát sinh nước thải từ 50 m3/ngày (24 giờ) trở lên có hệ thống xử lý nước thải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường là tỷ lệ phần trăm tổng số cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động phát sinh nước thải từ 50 m3/ngày (24 giờ) trở lên có hệ thống xử lý nước thải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường trên tổng số cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động phát sinh từ 50 m3/ngày (24 giờ) trở lên của địa phương.

Công thức tính:

Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát sinh nước thải từ 50 m3/ngày (24 giờ) trở lên có hệ thống xử lý nước thải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường (%)

=

Tổng số cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động phát sinh nước thải từ 50 m3/ngày (24 giờ) trở lên có hệ thống xử lý nước thải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường (cơ sở)

x

100

Tổng số cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động phát sinh nước thải từ 50 m3/ngày (24 giờ) trở lên (cơ sở)

Trong đó:

Hệ thống xử lý nước thải đạt QCKTMT là hệ thống xử lý nước thải đảm bảo các thông số nước thải sau xử lý đạt QCKTMT (căn cứ theo kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát môi trường hoặc các tài liệu liên quan khác của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; báo cáo giám sát môi trường hàng năm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ). Trường hợp qua thanh tra, kiểm tra, giám sát môi trường phát hiện có thông số môi trường vượt QCKTMT theo quy định thì được xem là HTXLNT không đạt QCKTMT.

2.3. Phạm vi tính toán chỉ số: cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát sinh nước thải từ 50 m3/ngày (24 giờ) trở lên được xác định dựa trên cơ sở thiết kế của hệ thống xử lý nước thải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (trừ các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ nằm trong khu, cụm công nghiệp có đấu nối nước thải vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu, cụm công nghiệp; các cơ sở y tế).

2.4 Tài liệu kiểm chứng

Báo cáo giám sát môi trường hàng năm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; Kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát môi trường hoặc các tài liệu liên quan khác của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền

2.5 Nguồn số liệu:

- Số liệu thống kê ngành TNMT;

- Số liệu báo cáo hàng năm của các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ

- Số liệu thanh tra, kiểm tra, giám sát môi trường của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

2.6 Biểu mẫu báo cáo chỉ số:

Biểu mẫu 02: Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát sinh nước thải từ 50 m3/ngày (24 giờ) trở lên có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường (%)

STT

Quận/huyện

Số cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát sinh nước thải từ 50 m3/ngày trở lên

Số cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát sinh nước thải từ 50 m3/ngày trở lên có HTXLNT đạt QCKTMT

Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát sinh nước thải từ 50 m3/ngày trở lên có HTXLNT đạt QCKTMT (%)

Tổng số

Cơ sở ngoài khu, cụm công nghiệp

Cơ sở nằm trong khu, cụm CN nhưng không đấu nối nước thải vào HTXLNTTT của khu, cụm CN

Tổng số

Cơ sở ngoài khu, cụm công nghiệp

Cơ sở nằm trong khu, cụm CN nhưng không đấu nối nước thải vào HTXLNTTT của khu, cụm CN

A

B

1

2

3

4

5

6

7

 

Toàn tỉnh

 

 

 

 

 

 

 

1

Quận/huyện A

 

 

 

 

 

 

 

2

Quận/huyện B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

Cột 1 = Cột 2 + Cột 3;

Cột 4 = Cột 5 + Cột 6;

Cột 7 = (Cột 4 : Cột 1) x 100.

 

3. Chỉ số 03: Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường (%)

3.1 Mục đích, ý nghĩa:

Chỉ số phản ánh mức độ đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trường của các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao đang hoạt động trên địa bàn; là cơ sở để đánh giá kết quả bảo vệ môi trường đối với các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao của địa phương.

3.2 Khái niệm, phương pháp tính:

Tỷ lệ các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường là tỷ lệ phần trăm tổng số khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trên tổng số khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao đang hoạt động của địa phương.

Công thức tính:

Tỷ lệ các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường (%)

=

Tổng số khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường (khu)

x

100

Tổng số khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao đang hoạt động (khu)

Trong đó:

Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt QCKTMT: là khu có hệ thống xử lý nước thải đảm bảo các thông số nước thải sau xử lý đạt QCKTMT (căn cứ kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát môi trường hoặc các tài liệu liên quan khác của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; báo cáo giám sát môi trường hàng năm của các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao). Trường hợp qua thanh tra, kiểm tra, giám sát môi trường phát hiện có thông số môi trường vượt QCKTMT theo quy định thì được xem là HTXLNT không đạt QCKTMT.

Trường hợp khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao không nhất thiết phải đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung do có đấu nối với hệ thống xử lý nước thải tập trung khác thì được tính là có hệ thống xử lý nước thải tập trung.

3.3. Phạm vi tính toán chỉ số: các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao đang hoạt động tại địa phương.

3.4 Tài liệu kiểm chứng.

Báo cáo giám sát môi trường hàng năm của các khu công nghiệp, khu chế xuất; khu công nghệ cao; Kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát môi trường hoặc các tài liệu liên quan khác của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền

3.5 Nguồn số liệu:

- Số liệu thống kê ngành TNMT;

- Số liệu giám sát môi trường hàng năm của các khu công nghiệp, khu chế xuất; khu công nghệ cao;

- Số liệu thanh tra, kiểm tra, giám sát môi trường hoặc các tài liệu liên quan khác của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

3.6. Biểu mẫu báo cáo chỉ số:

Biểu mẫu 03: Tỷ lệ các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường (%)

STT

Tên KCN, KCX, KCNC đang hoạt động

Địa chỉ

Tình trạng đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung (tích 1 trong 3 cột)

Hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt QCKTMT (tích 1 trong 2 cột)

Tỷ lệ các KCN, KCX, KCNC có HTXLNTTT đạt QCKTMT (%)

Không

Đấu nối

Đạt

Không đạt

A

B

C

1

2

3

4

5

6

1

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó: Cột 6 = (Cột 4): (Cột 1 + Cột 2 + Cột 3) x 100

 

4. Chỉ số 04: Tỷ lệ cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường (%)

4.1 Mục đích, ý nghĩa:

Chỉ số phản ánh mức độ đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trường của các cụm công nghiệp đang hoạt động trên địa bàn; là cơ sở để đánh giá kết quả bảo vệ môi trường đối với các cụm công nghiệp của địa phương.

4.2 Khái niệm, phương pháp tính:

Tỷ lệ cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường là tỷ lệ phần trăm tổng số cụm công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trên tổng số cụm công nghiệp đang hoạt động của địa phương.

Công thức tính:

Tỷ lệ cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường (%)

=

Tổng số cụm công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường (cụm)

x

100

Tổng số cụm công nghiệp đang hoạt động (cụm)

Trong đó:

Cụm công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt QCKTMT: là cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải đảm bảo các thông số nước thải sau xử lý đạt QCKTMT (căn cứ kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát môi trường hoặc các tài liệu liên quan khác của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; báo cáo giám sát môi trường hàng năm của các cụm công nghiệp). Trường hợp qua thanh tra, kiểm tra, giám sát môi trường phát hiện có thông số môi trường vượt QCKTMT theo quy định thì được xem là HTXLNT không đạt QCKTMT

Trường hợp cụm công nghiệp không nhất thiết phải đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung (do 100% các doanh nghiệp đầu tư thứ cấp đã tự xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn) hoặc có đấu nối với hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường khác thì được tính là có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

4.3. Phạm vi tính toán chỉ số: các cụm công nghiệp đang hoạt động có phát sinh nước thải công nghiệp tại địa phương.

4.4 Tài liệu kiểm chứng

Báo cáo giám sát môi trường hàng năm của các cụm công nghiệp; Kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát môi trường hoặc các tài liệu liên quan khác của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền

4.5. Nguồn số liệu:

- Số liệu thống kê ngành TNMT;

- Số liệu báo cáo hàng năm của các cụm công nghiệp;

- Số liệu thanh tra, kiểm tra, giám sát môi trường hoặc các tài liệu liên quan khác của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

4.6. Biểu mẫu báo cáo chỉ số:

Biểu mẫu 04: Tỷ lệ cụm công nghiệp (CCN) có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường (%)

STT

Tên CCN đang hoạt động có phát sinh nước thải công nghiệp

Địa chỉ

Tình trạng đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung (tích 1 trong 3 cột)

Hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt QCKTMT (tích 1 trong 2 cột)

Tỷ lệ các CCN có HTXLNTTT đạt QCKTMT (%)

Không

100% các doanh nghiệp thứ cấp đã tự xây dựng HTXLNT hoặc có đấu nối với HTXLNTTT khác

Đạt

Không đạt

A

B

C

1

2

3

4

5

6

1

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó: Cột 6 = (Cột 4): (Cột 1 + Cột 2 + Cột 3) x 100

 

5. Chỉ số 05: Tỷ lệ cơ sở y tế có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường

5.1 Mục đích, ý nghĩa:

Chỉ số phản ánh mức độ mức độ đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trường của các cơ sở y tế đang hoạt động trên địa bàn; là cơ sở để đánh giá kết quả xử lý nước thải y tế của địa phương.

5.2 Khái niệm, phương pháp tính:

Tỷ lệ cơ sở y tế có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường là tỷ lệ phần trăm tổng số cơ sở y tế đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường trên tổng số cơ sở y tế đang hoạt động của địa phương.

Công thức tính:

Tỷ lệ cơ sở y tế có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường (%)

=

Tổng số cơ sở y tế đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường (cơ sở)

x

100

Tổng số cơ sở y tế đang hoạt động (cơ sở)

Trong đó:

Các cơ sở y tế có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường: là các cơ sở y tế đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải đảm bảo các thông số nước thải sau xử lý đạt QCKTMT (căn cứ kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát môi trường hoặc các tài liệu liên quan khác của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; báo cáo giám sát môi trường hàng năm của các cơ sở y tế). Trường hợp qua thanh tra, kiểm tra, giám sát môi trường phát hiện có thông số môi trường vượt QCKTMT theo quy định thì được xem là HTXLNT không đạt QCKTMT

Trường hợp cơ sở y tế không nhất thiết phải đầu tư hệ thống xử lý nước thải do đã đấu nối với hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường khác hoặc đã có hợp đồng thuê các đơn vị có chức năng xử lý toàn bộ nước thải y tế phát sinh thì được tính là cơ sở y tế có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

5.3. Phạm vi tính toán chỉ số: các cơ sở y tế từ phòng khám đa khoa trở lên (bao gồm các phòng khám đa khoa, các trung tâm y tế, các bệnh viện).

5.4. Tài liệu kiểm chứng

Báo cáo giám sát môi trường hàng năm của các cơ sở y tế; Kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát môi trường hoặc các tài liệu liên quan khác của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

5.5. Nguồn số liệu:

- Số liệu thống kê ngành TNMT, ngành y tế;

- Số liệu giám sát môi trường hàng năm của các cơ sở y tế;

- Số liệu thanh tra, kiểm tra, giám sát môi trường hoặc các tài liệu liên quan khác của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

5.6. Biểu mẫu báo cáo chỉ số:

Biểu mẫu 05: Tỷ lệ cơ sở y tế có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường (%)

STT

Tên cơ sở y tế đang hoạt động (từ phòng khám đa khoa trở lên)

Địa chỉ

Tình trạng đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung (tích 1 trong 3 cột)

Hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt QCKTMT (tích 1 trong 2 cột)

Tỷ lệ các CCN có HTXLNTTT đạt QCKTMT (%)

Không

Đấu nối với HTXLTT khác hoặc có hợp đồng thuê đơn vị có chức năng xử lý toàn bộ nước thải y tế phát sinh

Đạt

Không đạt

A

B

C

1

2

3

4

5

6

1

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó: Cột 6 = (Cột 4): (Cột 1 + Cột 2 + Cột 3) x 100

 

6. Chỉ số 06: Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý triệt để (%)

6.1 Mục đích, ý nghĩa:

Chỉ số phản ánh nỗ lực thực hiện các biện pháp xử lý đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn; là cơ sở để đánh giá kết quả xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng của địa phương.

6.2 Khái niệm, phương pháp tính:

Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý triệt để là tỷ lệ phần trăm tổng số cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã được chứng nhận hoàn thành các biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để trên tổng số cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được cấp có thẩm quyền phê duyệt của địa phương.

Công thức tính:

Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý triệt để (%)

=

Tổng số cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã được chứng nhận hoàn thành các biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để (cơ sở)

x

100

Tổng số cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được cấp có thẩm quyền phê duyệt (cơ sở)

Trong đó:

Cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng: là các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được phê duyệt theo Quyết định số 64/QĐ-TTg năm 2003, Quyết định số 1788/QĐ-TTg năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ và các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phát sinh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt theo thẩm quyền; và các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo tiêu chí quy định của Nghị định 40/2019/NĐ-CP (cơ sở có hành vi vi phạm quy định về xả nước thải, thải bụi, khí thải, gây ô nhiễm tiếng ồn, độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải hoặc chôn, lấp, đổ, thải chất thải rắn, chất thải nguy hại trái quy định về bảo vệ môi trường, đến mức bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động theo quy định của Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường)

Cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý triệt để là cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã hoàn thành các biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để (bao gồm cả các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã được di dời hoặc đã giải thể); đã hoàn thành xong biện pháp khắc phục hậu quả và được cho phép hoạt động trở lại của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (đối với trường hợp bị đình chỉ hoạt động).

6.3. Phạm vi tính toán chỉ số: là các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được phê duyệt theo Quyết định số 64/QĐ-TTg năm 2003, Quyết định số 1788/QĐ-TTg năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ và các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phát sinh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt theo thẩm quyền; các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo quy định của Nghị định 40/2019/NĐ-CP chưa được xử lý tại đầu kỳ tính toán.

6.4 Tài liệu kiểm chứng

QĐ chứng nhận hoàn thành các biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để của cơ quan có thẩm quyền hoặc các tài liệu/báo cáo của Sở TNMT tổng hợp, xác nhận việc hoàn thành các biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để; Văn bản/quyết định của cơ quan có thẩm quyền xác nhận đã hoàn thành xong biện pháp khắc phục hậu quả và được cho phép hoạt động trở lại (đối với trường hợp bị đình chỉ hoạt động).

6.5 Nguồn số liệu:

- Số liệu thống kê ngành TNMT;

- Số liệu báo cáo của UBND cấp huyện.

6.6. Biểu mẫu báo cáo chỉ số:

Biểu mẫu 06: Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý triệt để (%)

STT

Quận/huyện

Số cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng chưa được xử lý tại đầu kỳ tính toán (cơ sở)

Số cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hoàn thành các biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để trong kỳ tính toán

Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý triệt để (%)

Tổng số

Theo QĐ số 64

Theo QĐ số 1788

Theo QĐ của UBND cấp tỉnh

Theo quy định của NĐ 40

Tổng số

Theo QĐ số 64

Theo QĐ số 1788

Theo QĐ của UBND cấp tỉnh

Theo quy định của NĐ 40

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

 

Toàn tỉnh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Tỉnh/Thành phố A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Tỉnh/Thành phố B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

Cột 1 = Cột 2 + Cột 3 + Cột 4 + Cột 5

Cột 6 = Cột 7 + Cột 8 + Cột 9 + Cột 10

Cột 11= (Cột 6 : Cột 1) x 100

 

7. Chỉ số 07: Số lượng phương tiện giao thông công cộng trên 10.000 dân đô thị (xe/10.000 người)

7.1 Mục đích, ý nghĩa:

Chỉ số phản ánh mức độ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, phương tiện giao thông công cộng để giảm nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí di động tại các đô thị trên địa bàn; là cơ sở để đánh giá nỗ lực cải thiện chất lượng môi trường không khí ở khu vực đô thị của địa phương.

7.2 Khái niệm, phương pháp tính:

Số lượng phương tiện giao thông công cộng trên 10.000 dân đô thị là tỷ lệ giữa tổng số phương tiện giao thông công cộng được đăng ký lưu hành trên địa bàn và số dân khu vực đô thị của địa phương.

Công thức tính:

Số lượng phương tiện giao thông công cộng trên 10.000 dân đô thị

=

Tổng số phương tiện giao thông công cộng được đăng ký lưu hành trên địa bàn (xe)

Số dân khu vực đô thị (10.000 người)

Trong đó:

Phương tiện giao thông công cộng là phương tiện “Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định có các điểm dừng đón, trả khách và xe chạy theo biểu đồ vận hành với cự ly, phạm vi hoạt động nhất định” (Theo Điều 66 - Luật Giao thông đường bộ năm 2008).

7.3. Phạm vi tính toán chỉ số: Phương tiện giao thông công cộng được tính ở chỉ số này gồm: Tàu điện, xe buýt.

7.4. Tài liệu kiểm chứng:

Tài liệu/báo cáo của đơn vị quản lý ngành tổng hợp hàng năm hoặc các tài liệu chính thống khác, trong đó thể hiện các thông tin, số liệu cần thu thập.

7.5. Nguồn số liệu: số liệu thống kê ngành giao thông vận tải.

7.6. Biểu mẫu báo cáo chỉ số:

Biểu mẫu 07: Số lượng phương tiện giao thông công cộng trên 10.000 dân đô thị (xe/10.000 người)

Số lượng phương tiện giao thông công cộng được đăng ký lưu hành trên địa bàn tỉnh (xe)

Số dân khu vực đô thị (10.000 người)

Số lượng phương tiện giao thông công cộng trên 10.000 dân đô thị (xe/10.000 người)

Tổng số

Xe buýt

Tàu điện

1

2

3

4

5

 

 

 

 

 

Trong đó:

Cột 1 = Cột 2 + Cột 3

Cột 5 = (Cột 1 : Cột 4) x 100

 

8. Chỉ số 08: Số lượng sự cố môi trường do chất thải gây ra (vụ)

8.1 Mục đích, ý nghĩa:

Chỉ số phản ánh sự chủ động phòng ngừa, kiểm soát nguy cơ phát sinh các sự cố môi trường do chất thải gây ra từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn; là cơ sở để đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của địa phương.

8.2 Khái niệm, phương pháp tính:

Số lượng sự cố môi trường do chất thải gây ra (vụ) là chỉ số định lượng căn cứ vào số vụ sự cố do chất thải gây ra trong quá trình thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý và xả chất thải của các dự án, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động trên địa bàn gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng.

Sự cố môi trường do chất thải gây ra được phân theo các mức độ: mức độ thấp, mức độ trung bình, mức độ cao và mức độ thảm họa. Trong đó:

Sự cố môi trường mức độ thấp là sự cố môi trường xảy ra trong phạm vi cơ sở và trong khả năng tự ứng phó của cơ sở; sự cố môi trường xảy ra trong địa giới hành chính cấp huyện và trong khả năng tự ứng phó của các ban/ngành cấp huyện.

Sự cố môi trường mức độ trung bình là sự cố môi trường xảy ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh vượt quá khả năng tự ứng phó của cơ sở và có phạm vi ảnh hưởng trong địa giới hành chính của một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Sự cố môi trường mức độ cao là sự cố môi trường xảy ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh vượt quá khả năng tự ứng phó của cơ sở và có phạm vi ảnh hưởng nằm trong địa giới hành chính của hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.

Sự cố môi trường mức độ thảm họa là sự cố môi trường đặc biệt nghiêm trọng, có ảnh hưởng lớn đến quốc phòng, an ninh, ngoại giao.

8.3. Phạm vi tính toán chỉ số:

Sự cố môi trường do chất thải gây ra thuộc phạm vi tính toán của chỉ số này bao gồm các sự cố môi trường mức độ trung bình, mức độ cao và mức độ thảm họa.

Sự cố môi trường mức độ thấp, Sự cố môi trường xảy ra do nguyên nhân bất khả kháng từ sự biến đổi của tự nhiên, thiên tai gây ra không thuộc phạm vi tính của chỉ số này.

8.4. Nguồn số liệu: Thống kê từ phản ánh của người dân, doanh nghiệp, báo chí, cơ quan truyền thông,... và có cơ quan chức năng xác minh, xác định là do chất thải gây ra từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn.

8.5. Biểu mẫu báo cáo chỉ số:

Biểu mẫu 08: Sự cố môi trường do chất thải gây ra (vụ)

STT

Tên sự cố liên quan đến chất thải

Thời gian xảy ra sự cố

Địa điểm xảy ra sự cố (thôn/xóm/tổ, phường/xã, quận/huyện)

Mức độ sự cố

Số lượng sự cố môi trường do chất thải gây ra (vụ)

Mức độ thấp

Mức độ trung bình

Mức độ cao

Mức độ thảm họa

A

B

C

D

1

2

3

4

5

1

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

Cột 5 = Cột 2 + Cột 3 + Cột 4

 

9. Chỉ số 09: Tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường (%)

9.1 Mục đích, ý nghĩa:

Chỉ số phản ánh mức độ xử lý chất thải nguy hại phát sinh trên địa bàn; là cơ sở để đánh giá kết quả công tác quản lý chất thải nguy hại của địa phương.

9.2 Khái niệm, phương pháp tính:

Tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường là tỷ lệ phần trăm khối lượng chất thải nguy hại được xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường trên tổng khối lượng chất thải nguy hại phát sinh của địa phương.

Công thức tính:

Tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường (%)

=

Tổng khối tượng chất thải nguy hại được xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường (tấn)

x

100

Tổng khối lượng chất thải nguy hại phát sinh (tấn)

Trong đó:

- Tổng khối lượng chất thải nguy hại được xử lý: tính theo báo cáo của các chủ phát sinh chất thải nguy hại kèm các liên chứng từ xử lý chất thải nguy hại được xác thực bởi đơn vị xử lý.

- Tổng khối lượng chất thải nguy hại phát sinh của địa phương: tính theo báo cáo quản lý chất thải nguy hại định kỳ của chủ nguồn phát sinh chất thải nguy hại.

9.3. Phạm vi tính toán chỉ số: chất thải nguy hại (trừ chất thải phóng xạ) phát sinh trên địa bàn tỉnh và được thu gom, xử lý trong năm.

9.4. Tài liệu kiểm chứng:

- Báo cáo quản lý chất thải nguy hại định kỳ của chủ nguồn phát sinh chất thải nguy hại

- Báo cáo của các chủ phát sinh chất thải nguy hại kèm các liên chứng từ xử lý chất thải nguy hại được xác thực bởi đơn vị có chức năng xử lý

- Tài liệu/báo cáo của đơn vị quản lý ngành tổng hợp hàng năm.

9.5. Nguồn số liệu: số liệu thống kê ngành TNMT.

9.6. Biểu mẫu báo cáo chỉ số:

Biểu mẫu 09: Tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường (%)

STT

Tổng khối lượng chất thải nguy hại phát sinh của địa phương (tấn/năm)

Tổng khối lượng chất thải nguy hại được xử lý đáp ứng yêu cầu về BVMT (tấn/năm)

Tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường (%)

A

1

2

3

 

 

 

 

Trong đó:

Cột 3 = (Cột 2 : Cột 1) x 100

 

10. Chỉ số 10: Tỷ lệ các cơ quan nhà nước, đảng, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh, cấp huyện; các siêu thị, các khu du lịch đã có quy định, cam kết, kế hoạch triển khai về giảm thiểu chất thải nhựa

10.1 Mục đích, ý nghĩa:

Chỉ số phản ánh nỗ lực, hành động của địa phương trong việc giảm thiểu rác thải nhựa; là cơ sở để đánh giá hiệu quả phong trào chống rác thải nhựa của địa phương.

10.2 Khái niệm, phương pháp tính:

Tỷ lệ các cơ quan nhà nước, đảng, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh, cấp huyện; các siêu thị, khu du lịch đã có quy định, cam kết, kế hoạch triển khai về chống rác thải nhựa là tỷ lệ phần trăm tổng số các cơ quan nhà nước, đảng, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh, cấp huyện và các siêu thị, khu du lịch đã ban hành các quy định, kế hoạch, chương trình hành động, cam kết về chống rác thải nhựa trên tổng số các cơ quan nhà nước, đảng, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh, cấp huyện; các siêu thị, khu du lịch trên địa bàn.

Công thức tính:

Tỷ lệ các cơ quan nhà nước, đảng, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh, cấp huyện; các siêu thị, khu du lịch đã có quy định, cam kết, kế hoạch triển khai về chống rác thải nhựa (%)

=

Tổng số các cơ quan nhà nước, đảng, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh, cấp huyện và các siêu thị, khu du lịch đã ban hành quy định, cam kết, kế hoạch triển khai về chống rác thải nhựa (đơn vị)

x

100

Tổng số các cơ quan nhà nước, đảng, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh, cấp huyện và các siêu thị, khu du lịch (đơn vị)

10.3. Phạm vi tính toán chỉ số: các cơ quan nhà nước, đảng, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh, cấp huyện; các siêu thị, khu du lịch đang hoạt động thuộc đối tượng phải lập thủ tục môi trường.

10,4. Tài liệu kiểm chứng: Các văn bản quy định, cam kết, kế hoạch triển khai về giảm thiểu chất thải nhựa, túi ni lon khó phân hủy

10.5. Nguồn số liệu:

- Số liệu về số lượng các cơ quan nhà nước, đảng, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh, cấp huyện do Sở Nội vụ quản lý; số liệu về số lượng các siêu thị do Sở Công Thương quản lý; số liệu về số lượng các khu du lịch do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý.

10.6. Biểu mẫu báo cáo chỉ số:

Biểu mẫu 10: Tỷ lệ các cơ quan nhà nước, đảng, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh, cấp huyện; các siêu thị, các khu du lịch đã có quy định, cam kết, kế hoạch triển khai về giảm thiểu chất thải nhựa (%)

Số lượng các đơn vị trên địa bàn tỉnh

số lượng các đơn vị đã ban hành quy định, cam kết, kế hoạch triển khai về giảm thiểu chất thải nhựa, túi nilon khó phân hủy

Tỷ lệ các cơ quan nhà nước, đảng, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh, cấp huyện; các siêu thị, các khu du lịch đã có quy định, cam kết, kế hoạch triển khai về giảm thiểu chất thải nhựa, túi nilon khó phân hủy (%)

Tổng số

Các cơ quan nhà nước cấp tỉnh., cấp huyện

Các cơ quan đảng cấp tỉnh, cấp huyện

Các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh, cấp huyện

Các đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh, cấp huyện

Các siêu thị

Các khu du lịch

Tổng số

Các cơ quan nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện

Các cơ quan đảng cấp tỉnh, cấp huyện

Các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh, cấp huyện

Các đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh, cấp huyện

Các siêu thị

Các khu du lịch

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

Cột 1 = Cột 2 +Cột 3 + Cột 4 + Cột 5 + Cột 6 + Cột 7

Cột 8 = Cột 9 + Cột 10 + Cột 11 + Cột 12 + Cột 13 + Cột 14

Cột 15 = (Cột 8: Cột 1) x 100

 

11. Chỉ số 11: Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được phân loại tại nguồn (%)

11.1 Mục đích, ý nghĩa:

Chỉ số phản ánh mức độ phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, góp phần thúc đẩy hiệu quả hoạt động tái chế, tái sử dụng, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn; là cơ sở để đánh giá hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt của địa phương.

11.2 Khái niệm, phương pháp tính:

Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được phân loại tại nguồn là tỷ lệ phần trăm khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được phân loại tại nguồn trên tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh của địa phương.

Công thức tính:

Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được phân loại tại nguồn (%)

=

Tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được phân loại tại nguồn (tấn)

x

100

Tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh (tấn)

Trong đó:

Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người (Theo Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu).

Phân loại chất thải là hoạt động phân tách chất thải (đã được phân định) trên thực tế nhằm chia thành các loại hoặc nhóm chất thải để có các quy trình quản lý khác nhau (Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu).

Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được phân loại tại nguồn: là khối lượng chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, chủ nguồn thải được phân tách nhằm chia chất thải thành các loại khác nhau từ nơi phát sinh và được thu gom vào các hệ thống thu gom riêng biệt theo quy định.

Tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh của địa phương: Được tính theo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom (là khối lượng CTRSH được thu gom, vận chuyển bởi các công ty dịch vụ công ích, doanh nghiệp tư nhân, tổ đội thu gom CTRSH,... và đưa đến các cơ sở xử lý CTR hoặc bãi chôn lấp).

11.3. Phạm vi tính toán chỉ số: Chất thải rắn sinh hoạt đô thị và chất thải rắn sinh hoạt nông thôn.

11.4. Tài liệu kiểm chứng:

- Báo cáo của các công ty dịch vụ công ích, doanh nghiệp tư nhân, tổ đội thu gom CTRSH,..; Báo cáo của các cơ sở xử lý CTR

11.5.Nguồn số liệu:

- Số liệu thống kê ngành TNMT, ngành xây dựng.

- Số liệu báo cáo của UBND cấp huyện.

11.6. Biểu mẫu báo cáo chỉ số:

Biểu mẫu 11: Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được phân loại tại nguồn (%)

STT

Quận/huyện

Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh (tấn/năm)

Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được phân loại tại nguồn (tấn/năm)

Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được phân loại tại nguồn (%)

A

B

1

2

3

 

 

 

 

 

Trong đó: Cột 3 = (Cột 2 : Cột 3) x 100

 

12. Chỉ số 12: Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường (%)

12.1 Mục đích, ý nghĩa:

Chỉ số phản ánh mức độ xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn; là cơ sở để đánh giá hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt của địa phương.

12.2 Khái niệm, phương pháp tính:

Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường là tỷ lệ phần trăm khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường trên tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom của địa phương.

Công thức tính:

Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường (%)

=

Tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường (tấn)

x

100

Tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom (tấn)

Trong đó:

Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường là khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được xử lý tại cơ sở xử lý chất thải rắn được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoặc bãi chôn lấp đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định.

Tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom của địa phương: là khối lượng CTRSH được thu gom, vận chuyển bởi các công ty dịch vụ công ích, doanh nghiệp tư nhân, tổ đội thu gom CTRSH,... và đưa đến các cơ sở xử lý CTR hoặc bãi chôn lấp.

12.3. Phạm vi tính toán chỉ số: Chất thải rắn sinh hoạt đô thị và chất thải rắn sinh hoạt nông thôn.

12.4. Tài liệu kiểm chứng:

- Báo cáo của các cơ sở xử lý chất thải rắn được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép; các đơn vị quản lý, vận hành bãi chôn lấp đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định

- Báo cáo của các công ty dịch vụ công ích, doanh nghiệp tư nhân, tổ đội thu gom CTRSH,...

- Báo cáo của các cơ quan chuyên môn về BVMT cấp huyện

12.5. Nguồn số liệu:

- Số liệu thống kê ngành TNMT, ngành xây dựng;

- Số liệu báo cáo của UBND cấp huyện.

12.6 Biểu mẫu báo cáo chỉ số:

Biểu mẫu 12: Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường (%)

STT

Quận/huyện

Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom của địa phương (tấn/năm)

Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường (tấn/năm)

Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường (%)

A

B

1

2

3

 

 

 

 

 

Trong đó: Cột 3 = (Cột 2 : Cột 3) x 100

 

13. Chỉ số 13: Tỷ lệ bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh (%)

13.1 Mục đích, ý nghĩa:

Chỉ số phản ánh mức độ đầu tư, đáp ứng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn; là cơ sở đánh giá hiệu quả công tác quy hoạch, quản lý chất thải rắn sinh hoạt của địa phương.

13.2 Khái niệm, phương pháp tính:

Tỷ lệ bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh là tỷ lệ phần trăm số khu, bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh trên tổng số khu, bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch đang hoạt động của địa phương.

Công thức tính:

Tỷ lệ bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh (%)

=

Tổng số khu, bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh (bãi)

 

x

100

Tổng số khu, bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch đang hoạt động (bãi)

Trong đó:

Bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh là khu vực được quy hoạch thiết kế, xây dựng để chôn lấp các chất thải rắn thông thường phát sinh từ các khu dân cư và các khu công nghiệp. Bãi chôn lấp hợp vệ sinh phải bao gồm các ô chôn lấp chất thải, vùng đệm, các công trình phụ trợ như trạm xử lý nước, trạm xử lý khí thải, trạm cung cấp điện nước, văn phòng làm việc và các hạng mục khác để giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực của bãi chôn lấp tới môi trường xung quanh (Tiêu chuẩn Việt Nam - TCVN 6696:2009: Chất thải rắn - Bãi chôn lấp hợp vệ sinh - Yêu cầu chung về bảo vệ môi trường).

13.3. Phạm vi tính toán chỉ số: các khu, bãi chôn lấp chất thải rắn đang hoạt động được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch của địa phương.

13.4. Tài liệu kiểm chứng: Văn bản nghiệm thu công trình của CQQLNN có thẩm quyền

13.5. Nguồn số liệu:

- Số liệu thống kê ngành TNMT, ngành xây dựng;

- Số liệu báo cáo của UBND cấp huyện.

13.6 Biểu mẫu báo cáo chỉ số:

Biểu mẫu 13: Tỷ lệ bãi chôn lấp chất thải rắn (CTR) hợp vệ sinh (%)

STT

Tên khu, bãi chôn lấp CTR đang hoạt động theo quy hoạch

Tình trạng hạ tầng kỹ thuật

Tỷ lệ bãi chôn lấp chất thải rắn (CTR) hợp vệ sinh (%)

Hợp vệ sinh (bãi)

Không (bãi)

A

B

1

2

3

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

...

 

 

 

 

Trong đó: Cột 3 = Cột 1 : (Cột 1 + Cột 2) x 100

 

14. Chỉ số 14: Tỷ lệ số khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu được xử lý, cải tạo (%)

14.1 Mục đích, ý nghĩa:

Chỉ số phản ánh mức độ xử lý các khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu trên địa bàn; là cơ sở để đánh giá kết quả công tác khắc phục ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường của địa phương.

14. Khái niệm, phương pháp tính:

Tỷ lệ số khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu được xử lý, cải tạo là tỷ lệ phần trăm tổng số khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu được xử lý, cải tạo trên tổng số khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu được phát hiện của địa phương.

Công thức tính:

Tỷ lệ số khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu được xử lý, cải tạo (%)

=

Tổng số khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu được xử lý, cải tạo (điểm)

x

100

Tổng số khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu được phát hiện (điểm)

14.3. Phạm vi tính toán chỉ số: Khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu được xác định trong chỉ số này bao gồm: các khu vực đất bị ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật, chất độc hóa học do chiến tranh do cơ quan có thẩm quyền xác định.

14.4. Tài liệu kiểm chứng:

- Văn bản nghiệm thu dự án/khối lượng công trình của CQ có thẩm quyền về khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu được xử lý, cải tạo

- Văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác định các khu vực đất bị ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật, chất độc hóa học do chiến tranh

14.5. Nguồn số liệu:

- Số liệu thống kê ngành TNMT;

- Số liệu báo cáo của UBND cấp huyện.

14.6. Biểu mẫu báo cáo chỉ số:

Biểu mẫu 14: Tỷ lệ số khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu được xử lý, cải tạo (%)

STT

Tổng số khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu được phát hiện trên địa bàn (điểm)

Tình trạng xử lý, cải tạo

Đã được xử lý, cải tạo (điểm)

Đang/Chưa xử lý, cải tạo (điểm)

A

1

2

3

 

 

 

 

Trong đó: Cột 3 = (Cột 2: Cột 1) x 100

 

15. Chỉ số 15: Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung (%)

15.1 Mục đích, ý nghĩa:

Chỉ số phản ánh mức độ tiếp cận nước sạch của dân số đô thị trên địa bàn; là cơ sở đánh giá hiệu quả các chương trình cung cấp nước sạch và chất lượng môi trường sống người dân khu vực đô thị của địa phương.

15.2 Khái niệm, phương pháp tính:

Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung là tỷ lệ phần trăm dân số sống ở khu vực đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung trong tổng số dân sống ở khu vực đô thị của địa phương.

Công thức tính:

Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung (%)

=

Dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung (người)

x

100

Tổng dân số khu vực đô thị (người)

15.3. Phạm vi tính toán chỉ số: dân số khu vực đô thị

15.4. Tài liệu kiểm chứng:

Tài liệu/vb/cv/báo cáo của đơn vị quản lý ngành tổng hợp hàng năm hoặc các tài liệu chính thống khác, trong đó thể hiện các thông tin, số liệu về tổng dân số khu vực đô thị, số dân đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung

15.5. Nguồn số liệu:

- Số liệu thống kê ngành xây dựng.

- Số liệu báo cáo của UBND cấp huyện.

15.6. Biểu mẫu báo cáo chỉ số:

Biểu mẫu 15: Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung (%)

STT

Tổng dân số khu vực đô thị (người)

Dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung (người)

Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung (%)

A

1

2

3

 

 

 

 

Trong đó: Cột 3 = (Cột 2 : Cột 1) x 100

 

16. Chỉ số 16: Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh (%)

16.1 Mục đích, ý nghĩa:

Chỉ số phản ánh mức độ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh của người dân nông thôn trên địa bàn; là cơ sở đánh giá hiệu quả chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn và chất lượng môi trường sống của dân số nông thôn của địa phương.

16.2 Khái niệm, phương pháp tính:

Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh là tỷ lệ phần trăm dân số nông thôn được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh trên tổng dân số nông thôn của địa phương.

Công thức tính:

Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh (%)

=

Tổng dân số nông thôn được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh (người)

x

100

Tổng dân số nông thôn (người)

16.3. Phạm vi tính toán chỉ số: dân số nông thôn của địa phương.

16.4. Tài liệu kiểm chứng: Văn bản, báo cáo của đơn vị quản lý ngành tổng hợp hàng năm hoặc các tài liệu chính thống khác, trong đó thể hiện các thông tin, số liệu về tổng dân số nông thôn được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh, tổng dân số nông thôn

16.5. Nguồn số liệu:

- Số liệu thuộc bộ chỉ số theo dõi đánh giá nước sạch và VSMT nông thôn do Sở NN&PTNT quản lý.

- Số liệu báo cáo của UBND cấp huyện.

16.6. Biểu mẫu báo cáo chỉ số:

Biểu mẫu 16: Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh (%)

STT

Tổng dân số nông thôn (người)

Tổng dân số nông thôn được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh (người)

Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh (%)

A

1

2

3

 

 

 

 

Trong đó: Cột 3 = (Cột 2 : Cột 1) x 100

 

17. Chỉ số 17: Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn có hố xí hợp vệ sinh (%)

17.1 Mục đích, ý nghĩa:

Chỉ số phản ánh mức độ đáp ứng điều kiện sinh hoạt thiết yếu của người dân ở khu vực nông thôn, đặc biệt đối với những người dân ở vùng sâu, vùng xa, khu vực kinh tế kém phát triển trên địa bàn; là cơ sở để đánh giá hiệu quả hoạt động cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường khu vực nông thôn của địa phương.

17.2 Khái niệm, phương pháp tính:

Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn có hố xí hợp vệ sinh là tỷ lệ phần trăm hộ gia đình ở nông thôn có hố xí hợp vệ sinh trong tổng số hộ gia đình ở nông thôn.

Công thức tính:

Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn có hố xí hợp vệ sinh (%)

=

Số hộ gia đình nông thôn có hố xí hợp vệ sinh (hộ)

x

100

Tổng số hộ gia đình nông thôn (hộ)

17.3. Phạm vi tính toán chỉ số: các hộ gia đình nông thôn của địa phương.

17.4. Tài liệu kiểm chứng: Văn bản, báo cáo của đơn vị quản lý ngành tổng hợp hàng năm hoặc các tài liệu chính thống khác, trong đó thể hiện các thông tin, số liệu về số hộ gia đình khu vực nông thôn, số hộ gia đình khu vực nông thôn

17.5. Nguồn số liệu:

- Số liệu thuộc bộ chỉ số theo dõi đánh giá nước sạch và VSMT nông thôn do Sở NN&PTNT quản lý

17.6. Biểu mẫu báo cáo chỉ số:

Biểu mẫu 16: Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn có hố xí hợp vệ sinh (%)

STT

Tổng số hộ gia đình khu vực nông thôn (hộ)

Tổng số hộ gia đình khu vực nông thôn có hố xí hợp vệ sinh (hộ)

Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn có hố xí hợp vệ sinh (%)

A

1

2

3

 

 

 

 

Trong đó: Cột 3 = (Cột 2 : Cột 1) x 100

 

18. Chỉ số 18: Tỷ lệ diện tích đất của các khu bảo tồn thiên nhiên đã được thành lập trên tổng diện tích đất quy hoạch cho bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học (%)

18.1 Mục đích, ý nghĩa:

Chỉ số phản ánh mức độ thực hiện quy hoạch bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học trên địa bàn; là cơ sở để đánh giá kết quả công tác bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học của địa phương.

18.2 Khái niệm, phương pháp tính:

Tỷ lệ diện tích đất của các khu bảo tồn thiên nhiên đã được thành lập trên tổng diện tích đất quy hoạch cho bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học là tỷ lệ phần trăm tổng diện tích đất của các khu bảo tồn thiên nhiên đã được thành lập trên tổng diện tích đất quy hoạch cho bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học của địa phương.

Công thức tính:

Tỷ lệ diện tích đất của các khu bảo tồn thiên nhiên đã được thành lập trên tổng diện tích đất quy hoạch cho bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học (%)

=

Tổng diện tích đất của các khu bảo tồn thiên nhiên đã được thành lập (ha)

x

100

Tổng diện tích đất quy hoạch cho bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học (ha)

Trong đó:

Khu bảo tồn thiên nhiên bao gồm: Vườn quốc gia, Khu dự trữ thiên nhiên, Khu bảo tồn loài - sinh cảnh và Khu bảo vệ cảnh quan.

Diện tích đất quy hoạch cho bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học: được tính theo diện tích quy hoạch các khu bảo tồn thiên nhiên theo QĐ 45/2014/QĐ-TTg ngày 08/1/2014 phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (không bao gồm các khu bảo tồn biển) hoặc theo Quy hoạch tỉnh được phê duyệt (đối với các địa phương đã được phê duyệt Quy hoạch tỉnh).

18.3. Phạm vi tính toán chỉ số: các khu bảo tồn thiên nhiên bao gồm: Vườn quốc gia, Khu dự trữ thiên nhiên, Khu bảo tồn loài - sinh cảnh và Khu bảo vệ cảnh quan (không bao gồm các khu bảo tồn biển).

18.4. Tài liệu kiểm chứng:

- QĐ 45/2014/QĐ-TTg ngày 08/1/2014 phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

- Các quyết định thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền

- Quy hoạch tỉnh được cấp có thẩm quyền phê duyệt

18.5. Nguồn số liệu:

- Số liệu về diện tích quy hoạch các khu bảo tồn được tính theo diện tích quy hoạch các khu bảo tồn thiên nhiên theo QĐ 45/2014/QĐ-TTg ngày 08/1/2014 phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (không bao gồm các khu bảo tồn biển) hoặc theo Quy hoạch tỉnh được phê duyệt (đối với các địa phương đã được phê duyệt Quy hoạch tỉnh).

- Số liệu thống kê ngành TNMT.

18.6. Biểu mẫu báo cáo chỉ số:

Biểu mẫu 18: Tỷ lệ diện tích đất của các khu bảo tồn thiên nhiên đã được thành lập trên tổng diện tích đất quy hoạch cho bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học

STT

Các khu bảo tồn thiên nhiên trên địa bàn tỉnh

Diện tích quy hoạch theo QĐ 45/2014/QĐ- TTg ngày 08/1/2014 (ha)

Diện tích được cấp có thẩm quyền công nhận (ha)

Tỷ lệ diện tích đất của các khu bảo tồn thiên nhiên đã được thành lập trên tổng diện tích đất quy hoạch cho bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học (%)

A

B

1

2

3

1

Các vườn quốc gia

1.1. VQG

 

 

 

1.2. VQG...

 

 

 

2

Các khu dự trữ thiên nhiên

2.1.

 

 

 

2.2...

 

 

 

3

Các khu bảo tồn loài - sinh cảnh

3.1.

 

 

 

3.2.

 

 

 

3.2....

 

 

 

4

Các khu bảo vệ cảnh quan

4.1

 

 

 

4 2...

 

 

 

Trong đó: Cột 3 = (Cột 2 : Cột 1) x 100

 

19. Chỉ số 19: Tỷ lệ diện tích rừng trồng mới tập trung trên diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp (%)

19.1 Mục đích, ý nghĩa:

Chỉ số phản ánh mật độ diện tích rừng trồng mới tập trung trên diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp; là cơ sở để đánh giá kết quả công tác bảo vệ và phát triển rừng của địa phương.

19.2 Khái niệm, phương pháp tính:

Tỷ lệ diện tích rừng trồng mới tập trung trên diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp là tỷ lệ phần trăm diện tích rừng được trồng mới tập trung trên tổng diện tích đất được quy hoạch cho lâm nghiệp của địa phương.

Công thức tính:

Tỷ lệ diện tích rừng trồng mới tập trung trên diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp (%)

=

Tổng diện tích rừng trồng mới tập trung (ha)

x

100

Tổng diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp (ha)

19.3. Phạm vi tính toán chỉ số: là phần đất quy hoạch cho lâm nghiệp (bao gồm đất có rừng và đất chưa có rừng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch cho mục đích phát triển lâm nghiệp).

19.4. Tài liệu kiểm chứng:

- Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch lâm nghiệp (phát triển rừng) của địa phương

- Văn bản/báo cáo của cơ quan quản lý nghiệm thu diện tích rừng trồng mới tập trung

19.5. Nguồn số liệu:

- Số liệu thuộc chỉ tiêu thống kê ngành lâm nghiệp do Sở NN&PTNT quản lý.

19.6 Biểu mẫu báo cáo chỉ số:

Biểu mẫu 19: Tỷ lệ diện tích rừng trồng mới tập trung trên diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp (%)

STT

Quận/huyện

Diện tích rừng trồng mới tập trung

Diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp

Tỷ lệ diện tích rừng trồng mới tập trung trên diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp (%)

Tổng số

Diện tích rừng sản xuất trồng mới

Diện tích rừng phòng hộ trồng mới

Diện tích rừng đặc dụng trồng mới

Tổng số

Diện tích quy hoạch rừng sản xuất

Diện tích quy hoạch rừng phòng hộ

Diện tích quy hoạch rừng đặc dụng

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

 

Toàn tỉnh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Quận/huyện A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Quận/huyện B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

Cột 1 = Cột 2 + Cột 3 + Cột 4

Cột 5 = Cột 6 + Cột 7 + Cột 8

Cột 9 = (Cột 1 : Cột 5) x 100.

 

20. Chỉ số 20: Diện tích rừng tự nhiên bị cháy, chặt phá (ha)

20.1 Mục đích, ý nghĩa:

Chỉ số phản ánh diện tích rừng tự nhiên bị mất do cháy, chặt phá trên địa bàn; là cơ sở để đánh giá hiệu quả công tác quản lý và bảo vệ rừng của địa phương.

20.2 Khái niệm, phương pháp tính:

Diện tích rừng tự nhiên bị cháy, chặt phá là tổng diện tích rừng tự nhiên bị cháy, chặt phá của địa phương trong năm.

Công thức tính:

Diện tích rừng tự nhiên bị cháy, chặt phá (ha)

=

Diện tích rừng tự nhiên bị cháy (ha)

+

Diện tích rùng tự nhiên bị chặt phá (ha)

20.3. Phạm vi tính toán chỉ số: rừng tự nhiên (bao gồm rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng) bị cháy, chặt phá.

20.4. Tài liệu kiểm chứng:

20.5. Nguồn số liệu:

- Số liệu thống kê ngành lâm nghiệp do Sở NN&PTNT quản lý.

- Số liệu báo cáo của UBND cấp huyện.

20.6 Biểu mẫu báo cáo chỉ số:

Biểu mẫu 20: Diện tích rừng tự nhiên bị cháy, chặt phá (ha)

STT

Quận/huyện

Diện tích rừng tự nhiên bị cháy (ha)

Diện tích rừng tự nhiên bị chặt phá (ha)

Diện tích rừng tự nhiên bị cháy, chặt phá (ha)

A

B

1

2

3

 

Toàn tỉnh

 

 

 

1

Quận/huyện A

 

 

 

2

Quận/huyện B

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó: Cột 3 = Cột 1 + Cột 2

 

21. Chỉ số 21: Sản lượng điện sản xuất từ năng lượng tái tạo (kWh)

21.1 Mục đích, ý nghĩa:

Chỉ số phản ánh mức độ đầu tư phát triển nguồn điện từ năng lượng tái tạo trên địa bàn; là cơ sở để đánh giá hiệu quả hoạt động bảo vệ hệ thống khí hậu, thực hiện tăng trưởng xanh của địa phương.

21.2 Khái niệm, phương pháp tính:

Sản lượng điện sản xuất từ năng lượng tái tạo là tổng sản lượng điện được sản xuất (tính bằng kWh) từ nguồn thủy điện, điện gió, năng lượng sinh khối, năng lượng mặt trời của địa phương trong năm.

Công thức tính:

Sản lượng điện sản xuất từ năng lượng tái tạo (kWh)

=

Sản lượng điện sản xuất từ nguồn thủy điện (kWh)

+

Sản lượng điện sản xuất từ nguồn điện gió (kWh)

+

Sản lượng điện sản xuất từ nguồn năng lượng sinh khối, rác thải (kWh)

+

Sản lượng điện sản xuất từ nguồn năng lượng mặt trời (kWh)

21.3. Phạm vi tính toán chỉ số: sản lượng điện sản xuất từ các nhà máy thủy điện; điện gió; các nhà máy sản xuất điện từ nguồn năng lượng sinh khối, rác thải; năng lượng mặt trời trong năm.

21.4 Tài liệu kiểm chứng: Văn bản, báo cáo của đơn vị quản lý ngành tổng hợp hàng năm; báo cáo của đơn vị quản lý vận hành các nhà máy thủy điện; điện gió; các nhà máy sản xuất điện từ nguồn năng lượng sinh khối, rác thải; năng lượng mặt trời

21.5 Nguồn số liệu:

Số liệu thống kê ngành Công Thương.

21.6 Biểu mẫu báo cáo chỉ số:

Biểu mẫu 21: Sản lượng điện từ năng lượng tái tạo

STT

Loại hình

Tên nhà máy, cơ sở

Sản lượng điện được sản xuất trong năm (kWh/năm)

A

B

C

 

1

Thủy điện

1.1.

 

1.2...

 

2

Điện gió

2.1.

 

2.2...

 

3

Năng lượng sinh khối

3.1.

 

3.2...

 

4

Năng lượng mặt trời

4.1.

 

4.2..

 

 

Sản lượng điện sản xuất từ năng lượng tái tạo (kWh/năm)

 

 

22. Chỉ số 22: số trạm quan trắc tự động chất lượng môi trường không khí tại các đô thị loại IV trở lên trên 10.000 dân đô thị (trạm/10.000 người)

22.1 Mục đích, ý nghĩa:

Chỉ số phản ánh nỗ lực, mức độ quan tâm, đầu tư thiết bị, hạ tầng kỹ thuật quan trắc môi trường ở khu vực đô thị trên địa bàn; là cơ sở để đánh giá năng lực kiểm soát, giám sát và cảnh báo chất lượng môi trường không khí tại các khu vực đô thị của địa phương.

22.2 Khái niệm, phương pháp tỉnh:

Số trạm quan trắc tự động chất lượng môi trường không khí tại các đô thị loại IV trở lên trên 10.000 dân đô thị là tỷ lệ số trạm quan trắc tự động chất lượng môi trường không khí đã được đầu tư lắp đặt và đang hoạt động tại các đô thị loại IV trở lên trên 10.000 dân số khu vực đô thị loại IV trở lên của địa phương.

Công thức tính:

Số trạm quan trắc tự động chất lượng môi trường không khí tại các đô thị loại IV trở lên trên 10.000 dân đô thị (trạm/10.000 người)


=

Tổng số trạm quan trắc tự động chất lượng môi trường không khí đã được đầu tư lắp đặt và đang hoạt động tại các đô thị loại IV trở lên (trạm)

Tổng dân số khu vực đô thị loại IV trở lên (10.000 người)

22.3. Phạm vi tính toán chỉ số:

Các trạm quan trắc tự động chất lượng môi trường không khí được tính trong chỉ số này là các trạm quan trắc tự động chất lượng môi trường không khí đã được đầu tư lắp đặt và vẫn đang hoạt động tại các đô thị loại IV trở lên thuộc mạng lưới quan trắc quốc gia và các trạm do tỉnh thiết lập (không bao gồm các trạm quan trắc chất lượng môi trường không khí do các doanh nghiệp, tổ chức phi Chính phủ, trường Đại học, Viện Nghiên cứu lắp đặt, quản lý và vận hành).

Công thức tính:

Số trạm quan trắc tự động chất lượng môi trường không khí tại các đô thị loại IV trở lên trên 10.000 dân đô thị (trạm/10.000 người)


=

Tổng số trạm quan trắc tự động chất lượng môi trường không khí đã được đầu tư lắp đặt và đang hoạt động tại các đô thị loại IV trở lên (trạm)

Tổng dân số khu vực đô thị loại IV trở lên (10.000 người)

22.4 Tài liệu kiểm chứng:

22.5 Nguồn số liệu:

- Số liệu về dân số đô thị thuộc chỉ tiêu thống kê ngành xây dựng do Sở Xây dựng quản lý

- Số liệu về số trạm quan trắc tự động chất lượng môi trường không khí do Sở TNMT quản lý.

22.6 Biểu mẫu báo cáo chỉ số:

Biểu mẫu 22: Số trạm quan trắc tự động chất lượng môi trường không khí tại các đô thị loại IV trở lên trên 10.000 dân đô thị

STT

Tên các đô thị loại IV trở lên

Dân số đô thị (10.000 người)

Số trạm quan trắc tự động CLMTKK đang hoạt động

Số trạm quan trắc tự động chất lượng môi trường không khí tại các đô thị loại IV trở lên trên 10.000 dân đô thị (trạm/10.000 người)

Tổng số

Thuộc mạng lưới quan trắc quốc gia

Do tỉnh thiết lập

A

B

1

2

3

4

5

1

Thành phố

 

 

 

 

 

2

Quận/Thị xã

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

Cột 2 = Cột 3 + Cột 4

Cột 5 = Cột 2 : Cột 1

 

23. Chỉ số 23: Tỷ lệ các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục, truyền số liệu trực tiếp cho Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương theo quy định của pháp luật (%)

23.1 Mục đích, ý nghĩa:

Chỉ số phản ánh nỗ lực, mức độ quan tâm, đầu tư thiết bị, hạ tầng kỹ thuật phục vụ quan trắc nước thải, khí thải của các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn; là cơ sở để đánh giá hiệu quả công tác quản lý, kiểm soát, giám sát, cảnh báo chất lượng môi trường nước, chất lượng môi trường không khí của địa phương.

23.2 Khái niệm, phương pháp tính:

Tỷ lệ các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (gọi chung là cơ sở) lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục, truyền số liệu trực tiếp cho Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương theo quy định của pháp luật là tỷ lệ phần trăm tổng số cơ sở đang hoạt động lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục và truyền số liệu trực tiếp cho Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương trên tổng số cơ sở đang hoạt động thuộc đối tượng phải lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục và truyền số liệu trực tiếp cho Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương theo quy định của pháp luật của địa phương.

Công thức tính:

Tỷ lệ các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (cơ sở) lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục, truyền số liệu trực tiếp cho Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương theo quy định của pháp luật (%)

=

Tổng số cơ sở lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục và truyền số liệu trực tiếp cho Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương (cơ sở)

 

x

100

Tổng số cơ sở đang hoạt động thuộc đối tượng phải lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục và truyền số liệu trực tiếp cho Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương theo quy định của pháp luật (cơ sở)

Trong đó:

Cơ sở lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục và truyền số liệu trực tiếp cho Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương theo đúng quy định hiện hành là cơ sở đã lắp đặt đầy đủ số lượng hệ thống quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục theo quy định, đồng thời đã thực hiện việc truyền số liệu trực tiếp cho Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương theo đúng quy định.

22.3. Phạm vi tính toán chỉ số: là các đối tượng phải lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải, khí thải tự động liên tục, truyền số liệu trực tiếp cho Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương được quy định tại Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 05 năm 2019 của Chính phủ và các văn bản thay thế có liên quan.

Việc lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải, khí thải tự động liên tục và truyền số liệu trực tiếp cho Sở TNMT theo quy định của Thông tư 24/2017/TT-BTNMT ngày 01/9/2017 quy định về kỹ thuật quan trắc môi trường.

23.4 Tài liệu kiểm chứng: Văn bản, báo cáo của các cơ sở; báo cáo của Sở TN&MT.

23.5 Nguồn số liệu:

- Số liệu thống kê ngành TNMT.

22.6 Biểu mẫu báo cáo chỉ số:

Biểu mẫu 23: Tỷ lệ các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục, truyền số liệu trực tiếp cho Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương theo quy định của pháp luật (%)

STT

Tên cơ sở thuộc đối tượng phải lắp đặt hệ thống quan trắc tự động (QTTĐ)

Số lượng hệ thống QTTĐ phải lắp đặt

Số lượng hệ thống QTTĐ đã lắp đặt

Việc truyền số liệu trực tiếp cho Sở TNMT theo quy định

Đáp ứng tiêu chí (*)

Tỷ lệ các cơ sở lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục, truyền số liệu trực tiếp cho Sở TNMT địa phương theo quy định của pháp luật (%)

Nước thải

Khí thải

Nước thải

Khí thải

Đã thực hiện

Chưa thực hiện

Đáp ứng

Không đáp ứng

A

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

(*): Đã lắp đặt đầy đủ số lượng hệ thống quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục theo quy định đồng thời đã thực hiện việc truyền số liệu trực tiếp cho Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương theo đúng quy định.

Cột 10 = (Cột 8: Cột 1) x 100

 

24. Chỉ số 24: Tỷ lệ chi ngân sách cho hoạt động sự nghiệp bảo vệ môi trường (%)

24.1 Mục đích, ý nghĩa:

Chỉ số phản ánh nỗ lực, mức độ quan tâm, đầu tư nguồn lực tài chính cho công tác bảo vệ môi trường của địa phương.

24.2 Khái niệm, phương pháp tính:

Tỷ lệ chi ngân sách cho hoạt động sự nghiệp bảo vệ môi trường là tỷ lệ phần trăm tổng kinh phí chi cho hoạt động sự nghiệp bảo vệ môi trường trên tổng chi ngân sách của địa phương trong năm.

Công thức tính:

Tỷ lệ chi ngân sách cho hoạt động sự nghiệp bảo vệ môi trường (%)

=

Tổng chi ngân sách từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường của địa phương (tỷ đồng)

x

100

Tổng chi ngân sách của địa phương (tỷ đồng)

24.3. Phạm vi tính toán chỉ số: nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường của địa phương

24.4 Tài liệu kiểm chứng: Văn bản, báo cáo, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao ngân sách, kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường của địa phương.

24.5 Nguồn số liệu: Số liệu thống kê ngành Tài chính.

24.6 Biểu mẫu báo cáo chỉ số:

Biểu mẫu 24: Tỷ lệ chi ngân sách cho hoạt động sự nghiệp bảo vệ môi trường (%)

Tổng chi ngân sách từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường của địa phương trong năm (tỷ đồng)

Tổng chi ngân sách của địa phương trong năm (tỷ đồng)

Tỷ lệ chi ngân sách cho hoạt động sự nghiệp bảo vệ môi trường

1

2

3

 

 

 

Trong đó:

Cột 3 = (Cột 1 : Cột 2) x 100

 

25. Chỉ số 25: Số lượng công chức, cán bộ thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường trên 1 triệu dân (người/triệu dân)

25.1 Mục đích, ý nghĩa:

Chỉ số phản ánh nỗ lực, mức độ quan tâm, đáp ứng yêu cầu nhân lực và hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của địa phương.

25.2 Khái niệm, phương pháp tính:

Số lượng công chức, cán bộ thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường trên 1 triệu dân là tỷ lệ tổng số công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong các cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở cấp xã; và cán bộ thuộc bộ phận chuyên trách về bảo vệ môi trường của Ban quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn (người) trên tổng dân số của địa phương (triệu người).

Công thức tính:

Số lượng công chức, cán bộ thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường trên 1 triệu dân

 

 

=

Tổng số công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong các cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở cấp xã và cán bộ thuộc bộ phận chuyên trách về bảo vệ môi trường của Ban quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp (người)

Tổng dân số (triệu người)

25.3. Phạm vi tính toán chỉ số: là số công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong các cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; số công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở cấp xã; và số cán bộ thuộc bộ phận chuyên trách về bảo vệ môi trường của Ban quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn.

25.4 Tài liệu kiểm chứng:

25.5 Nguồn số liệu:

- Số liệu thống kê ngành Nội vụ.

- Số liệu báo cáo của UBND cấp huyện; Ban Quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp.

25.6 Biểu mẫu báo cáo chỉ số:

Biểu mẫu 25: Số lượng công chức, cán bộ thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường trên 1 triệu dân (người/triệu dân)

Tổng dân số của địa phương (Triệu người)

Số lượng công chức, cán bộ thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường (người)

Số lượng công chức, cán bộ thực hiện nhiệm vụ BVMT trên 1 triệu dân (người/triệu dân)

Tổng số

Số công chức thực hiện nhiệm vụ QLNN về BVMT trong cơ quan chuyên môn về BVMT thuộc UBND cấp tỉnh

Số công chức thực hiện nhiệm vụ QLNN về BVMT trong cơ quan chuyên môn về BVMT thuộc UBND cấp huyện

Số công chức thực hiện nhiệm vụ QLNN về BVMT ở cấp xã

Số cán bộ thuộc bộ phận chuyên trách về BVMT của BQL các KKT, KCN

1

2

3

4

5

6

7

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

Cột 2 = Cột 3 + Cột 4 + Cột 5 + Cột 6

Cột 7 = (Cột 2: Cột 1) x 100

 

26. Chỉ số 26: Tỷ lệ xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị về ô nhiễm môi trường thông qua đường dây nóng (%).

26.1 Mục đích, ý nghĩa:

Chỉ số phản ánh kết quả tiếp nhận, xử lý, phản hồi thông tin phản ánh, kiến nghị của người dân về ô nhiễm môi trường trên địa bàn; là cơ sở để đánh giá hiệu quả hoạt động đường dây nóng về ô nhiễm môi trường của địa phương.

26.2 Khái niệm, phương pháp tính:

Tỷ lệ xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị về ô nhiễm môi trường thông qua đường dây nóng là tỷ lệ phần trăm số lượng các thông tin phản ánh, kiến nghị về ô nhiễm môi trường của người dân thông qua đường dây nóng được xác minh, xử lý trên tổng số thông tin về ô nhiễm môi trường được người dân phản ánh, kiến nghị thông qua đường dây nóng của địa phương.

Công thức tính như sau:

Tỷ lệ xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị về ô nhiễm môi trường thông qua đường dây nóng (%)

=

Số lượng các thông tin phản ánh, kiến nghị về ô nhiễm môi trường thông qua đường dây nóng được xác minh, xử lý (vụ)

x

100

Tổng số thông tin về ô nhiễm môi trường được người dân, tổ chức phản ánh, kiến nghị thông qua đường dây nóng (vụ)

Trong đó:

Các thông tin phản ánh, kiến nghị về ô nhiễm môi trường qua đường dây nóng được xử lý là các thông tin đã được các địa phương tiếp nhận, xác minh, xử lý, phản hồi cho các tổ chức, cá nhân phản ánh và gửi báo cáo về Tổng cục Môi trường hàng tháng theo quy định hiện hành liên quan đến vận hành đường dây nóng về ô nhiễm môi trường.

26.3. Phạm vi tính toán chỉ số:

Thông tin phản ánh, kiến nghị của người dân về ô nhiễm môi trường thông qua đường dây nóng theo quy định, hướng dẫn hiện hành của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Các thông tin phản ánh, kiến nghị về ô nhiễm môi trường bao gồm các thông tin tiếp nhận từ đường dây nóng về môi trường của Tổng cục Môi trường chuyển cho các địa phương và thông tin tiếp nhận từ đường dây nóng về môi trường các địa phương.

26.4 Nguồn số liệu: số liệu, báo cáo của Sở TNMT; UBND cấp huyện.

26.5 Biểu mẫu báo cáo chỉ số:

Biểu 26. Tỷ lệ xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị của người dân về ô nhiễm môi trường qua đường dây nóng (%)

STT

Quận/ huyện

Số lượng thông tin phản ánh, kiến nghị về ô nhiễm môi trường thông qua đường dây nóng (vụ)

Số lượng thông tin phản ánh, kiến nghị được xác minh, xử lý, phản hồi (vụ)

Tỷ lệ xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị của người dân về ô nhiễm môi trường qua đường dây nóng (%)

Tổng số

Tiếp nhận thông tin được phản ánh qua đường dây nóng của Tổng cục Môi trường

Tiếp nhận thông tin được phản ánh qua đường dây nóng cấp tỉnh

Tiếp nhận thông tin được phản ánh qua đường dây nóng cấp quận/huyện

Tổng số

Đối với thông tin được phản ánh qua đường dây nóng của Tổng cục Môi trường

Đối với thông tin được phản ánh qua đường dây nóng cấp tỉnh

Đối với thông tin được phản ánh qua đường dây nóng cấp quận/huyện

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

1

Quận/ huyện A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Quận/ huyện B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

Cột 1 = Cột 2 + Cột 3 + Cột 4

Cột 5 = Cột 6 + Cột 7 + Cột 8

Cột 9 = (Cột 5 : Cột 1)x 100

 

CÁC BIỂU TỰ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHỈ SỐ THÀNH PHẦN CỦA BỘ CHỈ SỐ

NĂM……..

(Kèm theo Công văn số:       /UBND, ngày    tháng    năm     của Ủy ban Nhân dân tỉnh)

STT

Chỉ số thành phần

Đơn vị tính

Kết quả tự đánh giá của địa phương

01

Tỷ lệ nước thải sinh hoạt đô thị loại IV trở lên được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường

%

 

02

Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh phát sinh nước thải trên 50m3/ngày đêm trở lên có hệ thống xử lý nước thải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường

%

 

03

Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường

%

 

04

Tỷ lệ cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường

%

 

05

Tỷ lệ cơ sở y tế có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường

%

 

06

Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý triệt để

%

 

07

Số lượng phương tiện giao thông công cộng trên 10.000 dân đô thị

Số phương tiện/10.000 người

 

08

Số lượng sự cố môi trường do chất thải gây ra

vụ

 

09

Tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường

%

 

10

Tỷ lệ các cơ quan nhà nước, đảng, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh, cấp huyện; các siêu thị, các khu du lịch đã có quy định, cam kết, kế hoạch triển khai về chống rác thải nhựa

%

 

11

Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được phân loại tại nguồn

%

 

12

Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường

%

 

13

Tỷ lệ bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh

%

 

14

Tỷ lệ số khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu được xử lý, cải tạo

%

 

15

Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung

%

 

16

Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh

%

 

17

Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn có hố xí hợp vệ sinh

%

 

18

Tỷ lệ diện tích đất của các khu bảo tồn thiên nhiên đã được thành lập trên tổng diện tích đất quy hoạch cho bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học

%

 

19

Tỷ lệ diện tích rừng trồng mới tập trung trên diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp

%

 

20

Diện tích rừng tự nhiên bị cháy, chặt phá

ha

 

21

Sản lượng điện sản xuất từ năng lượng tái tạo

kw

 

22

Số trạm quan trắc tự động chất lượng môi trường không khí tại các đô thị loại IV trở lên trên 10.000 dân đô thị

Trạm/10.000 người

 

23

Tỷ lệ các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục, truyền số liệu trực tiếp cho Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương theo quy định của pháp luật của pháp luật

%

 

24

Tỷ lệ chi ngân sách cho hoạt động sự nghiệp bảo vệ môi trường

%

 

25

Số lượng công chức, cán bộ thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường trên 1 triệu dân

Người/triệu dân

 

26

Tỷ lệ xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị về ô nhiễm môi trường thông qua đường dây nóng

 

 

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Kế hoạch 94/KH-UBND năm 2020 về triển khai đánh giá các chỉ số nhóm I của Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường của tỉnh Quảng Ninh

Số hiệu: 94/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ninh
Người ký: Đặng Huy Hậu
Ngày ban hành: 26/05/2020
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [8]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Kế hoạch 94/KH-UBND năm 2020 về triển khai đánh giá các chỉ số nhóm I của Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường của tỉnh Quảng Ninh

Văn bản liên quan cùng nội dung - [6]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…