ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 80/KH-UBND |
Tuyên Quang, ngày 21 tháng 5 năm 2021 |
BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2021-2025
Căn cứ Luật Thuỷ sản năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;
Căn cứ Nghị định số 42/2019/NĐ-CP ngày 16/5/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.
Căn cứ Thông tư số 19/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản;
Căn cứ Thông tư số 35/2018/TT-BTNMT ngày 28/12/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định tiêu chí xác định và ban hành danh mục loài ngoại lai xâm hại;
Căn cứ Quyết định số 273/QĐ-UBND ngày 30/7/2019 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án phát triển thủy sản tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2019-2025.
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch bảo vệ và phát triển nguồn lợi Thủy sản trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025, như sau:
I. HIỆN TRẠNG NGUỒN LỢI THỦY SẢN
Tuyên Quang có mạng lưới sông, suối, hồ chứa tương đối nhiều, đặc biệt 02 con sông lớn là sông Lô và sông Gâm. Trên hệ thống sông, suối, hồ chứa này nhiều loài thủy sản quý hiếm, có giá trị kinh tế với khu hệ cá phân bố trên các loại thủy vực tự nhiên ở Tuyên Quang tương đối phong phú. Đến nay chưa có những công trình nghiên cứu về điều tra thành phần các loài giáp xác và các loài nhuyễn thể nhưng đã có một số đề tài nghiên cứu về khu hệ cá của sông Lô và sông Gâm. Kết hợp các kết quả của các lần nghiên cứu, các nhà khoa học xác định thành phần các loài cá thu được ở hệ thống sông Lô, Gâm cho tới nay có 160 loài và phân loài nằm trong 85 giống 26 họ và 11 bộ. Trong đó có 3 bộ chiếm phần lớn số loài là bộ cá Chép có 3 họ 54 giống và 108 loài, bộ cá Vược có 8 họ 11 giống và 23 loài, bộ cá Nheo có 6 hộ 10 giống và 19 loài.
Tuy nhiên sản lượng khai thác thủy sản tự nhiên trên địa bàn tỉnh những năm gần đây không cao do việc hình thành các Nhà máy thủy điện đã làm mất một số bãi cá đẻ, bãi sinh trưởng của cá non; người dân làm nghề khai thác thủy sản mang tính tự phát, nhỏ lẻ không theo quy hoạch đặc biệt còn khai thác vào mùa, vụ sinh sản của cá, khai thác tận diệt nên nguồn lợi thủy sản sụt giảm đáng kể.
Trong những năm gần đây công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã được triển khai thông qua các hình thức, như: tổ chức thanh tra, kiểm tra việc đánh bắt, khai thác thủy sản; tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật trong khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản; thực hiện thả các loài thủy sản đặc hữu xuống các con sông, hồ thủy điện để tái tạo nguồn lợi thủy sản; từ năm 2015 đến nay đã thực hiện 06 đợt thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản với số lượng cá thả trên 450.000 con cá giống (Dầm xanh, Anh vũ, Chép, Bỗng, Chiên, Mè, Trôi, Trắm cỏ) với tổng kinh phí là trên 1,16 tỷ đồng (kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Trung ương trên 1,05 tỷ đồng còn lại là kinh phí huy động từ các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh), thông qua các hoạt động trên nguồn lợi thủy sản tại các thủy vực tự nhiên có dấu hiệu khôi phục, giai đoạn 2015 đến 2020 sản lượng khai thác tăng bình quân hằng năm là 5%, sản lượng khai thác thủy sản năm 2020 là 1.032 tấn, trong đó cá 862 tấn, tôm 162 tấn, thủy sản khác 58 tấn.
II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU VÀ MỤC TIÊU
1. Mục đích
- Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Thủy sản năm 2017, Nghị định số 42/2019/NĐ-CP ngày 16/5/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản; Thông tư số 19/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản và các văn bản pháp luật liên quan khác.
- Bảo vệ, tái tạo, phục hồi nguồn lợi thủy sản ở các thủy vực tự nhiên trên địa bàn tỉnh, nhất là các loài thủy sản quý, hiếm, bản địa có nguy cơ tuyệt chủng, nhằm duy trì, phát triển đa dạng sinh học của tài nguyên thủy sinh vật và phát triển bền vững kinh tế thủy sản, góp phần nâng cao hiệu quả nuôi trồng thủy sản và đa dạng sinh học.
- Nâng cao nhận thức cộng đồng về tầm quan trọng và giá trị nguồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái bền vững.
- Kiểm soát chặt chẽ, xử lý các đối tượng vi phạm các hoạt động khai thác, vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ các loài thủy sinh vật quý hiếm nằm trong danh mục cấm; những loài thủy sinh vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại.
- Nâng cao thu nhập cho cộng đồng cư dân sống ven sông hồ thủy điện thông qua việc quản lý, khai thác có hiệu quả nguồn lợi thủy sản.
2. Yêu cầu
- Nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn; xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về sử dụng xung điện, chất độc, chất nổ,… để khai thác thủy sản theo quy định.
- Tổ chức thông tin, tuyên truyền rộng rãi đến với người dân về các quy định của pháp luật, các hành vi cấm sử dụng trong khai thác thủy sản; các hoạt động bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản và các quy định khác có liên quan.
- Phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, hiệu quả giữa các cấp, các ngành và người dân trong việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
- Đẩy mạnh xã hội hóa trong thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản trên sông, hồ thủy điện, nhằm bổ sung nguồn lợi thủy sản và góp phần làm sạch môi trường nước ở các thủy vực tự nhiên.
3. Mục tiêu đến năm 2025
- Tổ chức thực hiện 02 đợt thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản, số lượng giống thả ≥ 20.000 con/đợt.
- Xây dựng được 05 tổ chức cộng đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên các hồ thủy điện và trên sông (tại địa bàn các huyện Na Hang, Lâm Bình, Hàm Yên, Chiêm Hóa, Yên Sơn).
- Báo tồn 04 loài cá bản địa quý hiến (Chiên, Lăng chấm, Dầm xanh, Anh vũ).
- Sản lượng thủy sản tự nhiên tại các thủy vực sông, hồ chứa tăng lên 30% so với thời điểm hiện tại.
III. NỘI DUNG, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
1. Tuyên truyền, phổ biến, tập huấn
a) Nội dung: Tuyên truyền, phổ biến hiệu quả các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, như: Luật Thủy sản năm 2017; Nghị định số 42/2019/NĐ-CP ngày 16/5/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản; Thông tư số 19/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản và các quy định của pháp luật có liên quan.
b) Đối tượng tuyên truyền, phổ biến là các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động có liên quan đến lĩnh vực thủy sản; cán bộ theo dõi, phụ trách về lĩnh vực thủy sản từ cấp tỉnh đến cấp xã; người dân tham gia hoạt động khai thác thủy sản tự nhiên trên địa bàn tỉnh.
c) Hình thức tuyên truyền, phổ biến xây dựng chương trình truyền thông, phóng sự về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống truyền thanh cơ sở; các lớp tập huấn, hội nghị, hội thảo, tài liệu, tờ rơi, tờ gấp, pano,…
d) Số lượng tuyên truyền, phổ biến: Mỗi năm thực hiện 1-2 chuyên mục, phóng sự; in 1.000 tờ rơi, tờ gấp; tổ chức hội nghị tập huấn tại địa bàn các xã, phường, thị trấn ven sông, hồ thủy diện, mỗi năm dự kiến 6 lớp (24 lớp/4 năm) và 40 đại biểu/lớp.
đ) Huy động các tổ chức: Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Giáo hội Phật giáo tỉnh Tuyên Quang tham gia các hoạt động tuyên truyền về hoạt động thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản và công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
a) Tổ chức điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản theo chuyên đề; điều tra, đánh giá nghề cá thương phẩm trên địa bàn theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
b) Xác định và đánh giá hiện trạng: Các bãi đẻ trứng, nơi cư trú, đường di cư, phân bố của các loài cá quý, hiếm, có giá trị kinh tế cao cần phải bảo tồn như: Cá Dầm xanh, cá Anh vũ, cá Chiên, cá Lăng chấm, một số loài cá ngạnh,…; số lượng các loài, sản lượng khai thác; đề xuất công tác quản lý, khu vực cấm khai thác,xác định bổ sung khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh; thu thập số liệu về ngư cụ sử dụng trong khai thác nguồn lợi thủy sản; đề xuất quy định bổ sung nghề, ngư cụ, khu vực cấm khai thác theo quy định tại điểm a, khoản 5, Điều 13 Luật Thủy sản năm 2017; thu thập số liệu về thủy sinh vật ngoại lai xâm hại; đánh giá ảnh hưởng của môi trường sống đối với các loài thủy sản.
3. Thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản
a) Thanh tra, kiểm tra, giám sát tại các khu vực trên sông, hồ thủy điện, khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn trong năm theo quy định tại Thông tư số 19/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại các khu vực nuôi trồng thủy sản tập trung trên sông, hồ thủy điện thuộc địa bàn tỉnh.
b) Thành lập hoặc kiện toàn các tổ kiểm tra liên ngành tại cấp huyện để tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm theo quy định.
c) Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát thường xuyên, đột xuất và theo kế hoạch được phê duyệt hằng năm.
d) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm tại cơ sở (xã, phường, thị trấn).
đ) Tăng cường công tác giám sát của cộng đồng thông qua việc xây dựng các tổ chức cộng đồng tham gia đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản; nhân rộng kết quả đạt được của mô hình.
4. Về khoa học, công nghệ và khuyến ngư
a) Tiếp tục nghiên cứu, lựa chọn giống bố, mẹ và hoàn thiện quy trình sản xuất giống nhân tạo một số loài thủy sản có giá trị kinh tế, loài thủy sản bản địa nhằm bổ sung nguồn giống thủy sản phục vụ công tác tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, phục hồi một số giống loài thủy sản bản địa, quý, hiếm có nguy cơ tuyệt chủng; nhân rộng kết quả đề tài, dự án về sản xuất giống gắn với bảo tồn, bảo vệ nguồn lợi thủy sản gốp phần tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư sinh sống ven sông, hồ thủy điện.
b) Triển khai đề tài nghiên cứu khoa học về các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng nhằm bổ sung thông tin về đặc điểm sinh học, sinh thái, biến động quần thể, đề xuất loại hình bảo vệ thích hợp.
c) Triển khai thí điểm các mô hình tổ chức sản xuất gắn với quản lý của cộng đồng để bảo vệ nguồn lợi và tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư sinh sống ven sông, hồ thủy điện, từ đó tổng kết và nhân rộng mô hình hiệu quả.
d) Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ nghệ mới trong bảo vệ nguồn lợi và môi trường sống của các loài thủy sản.
đ) Danh mục các dự án ưu tiên:
- Dự án thu thập, lưu giữ nguồn gen các loài cá bản địa quý hiếm (cá Chiên, cá Lăng chấm, cá Anh vũ, cá Dầm xanh ...)
- Đề tài nghiên cứu khoa học về các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng nhằm bổ sung thông tin về đặc điểm sinh học, sinh thái, biến động quần thể, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản thích hợp.
5. Thả cá bổ sung tái tạo, phục hồi nguồn lợi thủy sản trên sông, hồ
a) Thành lập Quỹ Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản cấp tỉnh theo quy định tại điểm b, khoản 2 Điều 21 Luật Thủy sản năm 2017.
b) Xây dựng kế hoạch và tổ chức thả bổ sung các giống loài thủy sản (cá truyền thống, cá có giá trị kinh tế cao, cá đặc sản của địa phương), trong đó ưu tiên các loài cá bản địa, quý, hiếm vào các sông, hồ chứa lớn nhằm bổ sung nguồn lợi thủy sản đang ngày càng suy giảm, đồng thời bảo toàn các giống loài tự nhiên, cân bằng sinh thái, nâng cao sản lượng khai thác tự nhiên hợp lý, góp phần làm tăng thu nhập cho ngư dân ven sông, hồ thủy điện, phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học trong bảo tồn, lưu giữ và sản xuất giống các loài cá bản địa quý, hiếm của tỉnh.
c) Khuyến khích huy động các nguồn lực tham gia vào hoạt động tái tạo nguồn lợi thủy sản thông qua các tổ chức, cá nhân, các cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống trên địa bàn tỉnh.
Trong giai đoạn thực hiện 02 đợt thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản, số lượng dự kiến thả bổ sung, tái tạo giống thủy sản ≥ 20.000 con/đợt từ nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước và nguồn xã hội hóa.
(Có phụ lục về đối tượng thả, kích cỡ giống thả kèm theo kế hoạch này)
Ủy ban nhân dân huyện, thành phố báo cáo định kỳ theo quý trước ngày 20 hàng tháng cuối quý và báo cáo tổng kết thay cho báo cáo quý IV vào ngày 20/12 hàng năm về kết quả kiểm tra, xử lý việc sử dụng xung điện, chất độc, chất nổ để khai thác thủy sản và công tác bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản tại địa phương. Báo cáo gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Ngân sách nhà nước hằng năm theo phân cấpvà các nguồn hợp pháp khác.
Tổng nhu cầu kinh phí thực hiện là: 10.820 triệu đồng, Trong đó:
- Ngân sách cấp tỉnh: 5.880 triệu đồng.
+ Nguồn sự nghiệp kinh tế: 1.880 triệu đồng
+ Nguồn khoa học công nghệ: 4.000 triệu đồng.
- Ngân sách cấp huyện: 3.740 triệu đồng.
- Dự kiến kinh phí từ Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản của tỉnh(nguồn xã hội hóa) : 1.200 triệu đồng.
(Chi tiết kinh phí tại biểu kế hoạch thực hiện bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản kèm theo)
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025.
- Phối hợp, hướng dẫn, đôn đốc các các huyện, thành phố trong việc kiểm tra, kiểm soát, xử lý các trường hợp vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh theo quy định.
- Là cơ quan đầu mối theo dõi, tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện với Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố
- Xây dựng kế hoạch và kinh phí thực hiện việc quản lý khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn hằng năm.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện có hiệu quả kế hoạch này; báo cáo kết quả thực hiện về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định
3. Sở Tài chính
Hằng năm, trên cơ sở đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối, bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch đảm bảo mục đích, yêu cầu đề ra.
4. Công an tỉnh
Chỉ đạo các đơn vị chức năng, các phòng chuyên môn tổ chức thực hiện theo nhiệm vụ; tăng cường tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm về bảo vệ nguồn lợi và môi trường thủy sảntrên địa bàn tỉnh.
5. Các sở, ngành liên quan; Báo Tuyên Quang, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố trong việc thực hiện có hiệu quả Kế hoạch bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025.
6. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn
- Hướng dẫn thành lập các tổ chức cộng đồng tại các xã nhằm tạo sự liên kết, chủ động trong việc quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại địa phương. Tuyên truyền, hướng dẫn cho những người dân trong cộng đồng về hệ thống văn bản pháp quy trong lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản và nâng cao hiệu quả quản lý nguồn lợi thủy sản:
- Xây dựng quy chế hoạt động cho các tổ chức cộng đồng được thành lập. Xây dựng các mô hình bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại các vùng nước tại địa phương dưới sự quản lý của các tổ chức cộng đồng.
- Kiểm tra, giám sát các hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn quản lý.
(Có phụ lục kế hoạch thực hiện bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021 - 2025)
7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức, đoàn thể cấp tỉnh
Chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về Kế hoạch bảo vệ và phát triển nguồn lợi Thủy sản trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025; tăng cường sự phối hợp giữa các ngành, các cấp, tổ chức quần chúng nhân dân trong công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức triển khai các nội dung thực hiện kế hoạch.
Yêu cầu các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các các huyện, thành phố được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện có hiệu quả nội dung Kế hoạch này. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc vượt thẩm quyền giải quyết, yêu cầu các cơ quan, đơn vị kịp thời tổng hợp và gửi ý kiến bằng văn bản về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
ĐỐI TƯỢNG, KÍCH CỠ GIỐNG THẢ
TÁI TẠO NGUỒN LỢI THỦY SẢN
(Kèm theo Kế hoạh số: 80/KH-UBND ngày 21/5/2021 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Tuyên Quang)
STT |
Tên loài |
Tên khoa học |
Chiều dài (cm) |
1 |
Mè hoa |
Aristichthys nobilis Bleeker, 1860 |
≥ 15 |
2 |
Mè trắng |
Hypophthalmichthys molitrix Valenciennes, 1844 |
≥ 12 |
3 |
Trôi Mrigal (trôi trắng) |
Cirrhinus mrigala Hamilton, 1822 |
≥ 10 |
4 |
Trôi Ấn |
Labeo rohita |
≥ 10 |
5 |
Trắm cỏ |
Ctenopharyngodon idella Valenciennes, 1844 |
≥ 15 |
6 |
Trắm đen |
Mylopharyngodon piceus Richardson, 1846 |
≥ 15 |
7 |
Trôi Việt |
Cirhina molitorella Cuvier & Valenciennes, 1844 |
≥ 10 |
8 |
Lăng chấm |
Hemibagrus guttatus Lacépède, 1803 |
≥ 12 |
9 |
Chiên |
Bagarius yarrelli Sykes 1839 |
≥ 12 |
10 |
Bỗng |
Spinibarbus denticulatus Oshima, 1926 |
≥ 10 |
11 |
Anh vũ |
Semilabeo obscorus Lin, 1981 |
≥ 10 |
12 |
Dầm xanh |
Sinilabeo lemassoni Bellegin & Chevey, 1932 |
≥ 10 |
13 |
Chày đất |
Spinibarbus hollandi Oshima, 1919 |
≥ 10 |
14 |
Chép |
Cyprinus carpio |
≥ 10 |
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Kế hoạh số: 80/KH-UBND ngày 21/5/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Tuyên Quang)
TT |
Nội dung, nhiệm vụ |
Đơn vị chủ trì, tham mưu thực hiện |
Đơn vị phối hợp thực hiện |
Kết quả |
Thời gian, tiến độ thực hiện |
Ước kinh phí thực hiện |
Ghi chú |
I |
Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản. |
|
|
|
|
550 triệu đồng |
|
a |
Xây dựng chương trình truyền thông, phóng sự về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên các phương tiện thông tin đại chúng. |
Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
01 chuyên mục, phóng sự/ năm |
Hằng năm |
Ngân sách tỉnh: 150 Triệu (30 Triệu /năm) |
Kinh phí thực hiện được ước tính trên cơ sở kinh phí được giao hằng năm giai đoạn 2010 - 2020; Kinh phí thực hiện cụ thể hằng năm giai đoạn 2021 - 2025,sau khi được các ngành thẩm định |
b |
Tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, như Luật Thủy sản năm 2017; Nghị định số 42/2019/NĐ-CP ngày 16/5/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản; Thông tư số 19/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản và các quy định của pháp luật có liên quan trên địa bàn tỉnh. |
- Sở Nông nghiệp và PTNT |
- Hội Nông dân tỉnh; Tỉnh đoàn Thanh niên; Hội Phụ nữ tỉnh; |
8 lớp; 320 người tham dự |
Từ tháng 3 đến tháng 10 (cấp tỉnh các năm 2022, 2023, 2024, 2025; cấp huyện các năm 2022, 2023) |
Ngân sách tỉnh: 120 triệu đồng |
|
- UBND các huyện, thành phố |
- UBND các xã, phường, thị trấn - Giáo hội Phật giáo tỉnh Tuyên Quang |
16 lớp; 640 người tham dự |
Ngân sách huyện 240 triệu |
||||
c |
In ấn và phát hành tờ rơi, tờ gấp tuyên truyền về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; tờ rơi, tờ gấp, pano, áp phích về hoạt động thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
UBND các huyện, thành phố |
1.000 tờ rơi, tờ gấp/năm; |
Năm 2022 - 2025 |
Ngân sách tỉnh: 40 triệu đồng; 10 triệu đồng/năm |
|
II |
Điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản |
|
|
|
|
470 triệu đồng |
|
1 |
Điều tra, đánh giá nghề cá thương phẩm trên địa bàn tỉnh |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
UBND các huyện, thành phố |
01 đợt/năm |
Tháng 3 đến tháng 4 các năm 2021, 2023, 2024, 2025 |
Ngân sách tỉnh: 320 triệu |
Kinh phí thực hiện được ước tính trên cơ sở kinh phí được giao hằng năm giai đoạn 2010 - 2020; Kinh phí thực hiện cụ thể hằng năm giai đoạn 2021 - 2025 là sau khi được các ngành thẩm định |
2 |
Tổ chức thực hiện điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản theo chuyên đề. |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
UBND các huyện, thành phố |
Trong giai đoạn thực hiện 01 lần đánh giá theo chuyên đề |
Năm 2022 |
Ngân sách tỉnh: 150 triệu |
Kinh phí thực hiện là kinh phí sau khi được các ngành thẩm định |
3 |
Xác định và đánh giá hiện trạng: Các bãi đẻ, nơi cư trú, đường di cư, phân bố của các loài cá quý, hiếm, có giá trị kinh tế cao cần phải bảo tồn như: Cá Dầm xanh, cá Anh vũ, cá Chiên, cá Lăng chấm, cá ngạnh.... số lượng các loài, sản lượng khai thác; đề xuất công tác quản lý, khu vực cấm khai thác, thu thập số liệu về ngư cụ sử dụng trong khai thác nguồn lợi thủy sản; đề xuất quy định bổ sung nghề, ngư cụ, khu vực cấm khai thác theo quy định tại điểm a, khoản 5, Điều 13 của Luật thủy sản năm 2017; thu thập số liệu về thủy sinh vật ngoại lai xâm hại; đánh giá ảnh hưởng của môi trường sống đối với các loài thủy sản |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
UBND các huyện, thành phố |
05 báo cáo đánh giá (01 báo cáo đánh giá/năm) |
Thường xuyên |
- |
Nội dung của báo cáo đánh giá là tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá nghề cá thương phẩm trên địa bàn tỉnh và kết quả điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản theo chuyên đề. |
III |
Thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm |
|
|
|
|
3.800 triệu đồng |
|
1 |
Thanh tra, kiểm tra, giám sát tại các khu vực trên sông, hồ thủy điện, khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn trong năm theo quy định tại Thông tư số 19/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT; tại các khu vực nuôi trồng thủy sản tập trung trên sông, hồ thủy điện thuộc địa bàn tỉnh. |
Sở Nông nghiệp và PTNT; Công an tỉnh |
UBND các huyện, thành phố |
02 đợt/năm |
Từ tháng 4 đến tháng 11 hằng năm. |
Ngân sách cấp tỉnh: 300 triệu đồng |
Kinh phí giai đoạn 2021 - 2025 đượcước tính theo kinh phí hằng năm UBND tỉnh giao cho Sở Nông nghiệp và PTNT |
2 |
Thành lập hoặc kiện toàn các tổ kiểm tra liên ngành tại cấp huyện để tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm |
UBND các huyện, thành phố |
Các cơ quan chuyên môn cấp huyện, thành phố |
07 tổ kiểm tra liên ngành |
Hằng năm |
Ngân sách cấp huyện: 3.500 triệu đồng |
Ước kinh phí thực hiện hằng năm là 100 triệu đồng/năm cho 01 huyện, thành phố. Kinh phí thực hiện cụ thể là kinh phí sau khi UBND các huyện, thành phố phê duyệt hằng năm |
3 |
Thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm tại cơ sở (xã, phường, thị trấn) |
UBND các xã, phường, thị trấn; |
Công an các xã, phường, thị trấn |
Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát |
Hằng năm |
|
Sử dụng kinh phí thường xuyên của cấp xã, phường, thị trấn |
IV |
Thả cá tái tạo, bổ sung nguồn lợi thủy sản vào các thủy vực tự nhiên |
|
|
|
|
2.000 triệu đồng |
|
1 |
Thành lập Quỹ Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản cấp tỉnh |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Các cơ quan, đơn vị có liên quan |
Quyết định của UBND tỉnh về việc thành lập Quỹ Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản |
Năm 2022 |
1.200 triệu đồng |
Theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 21 của Luật Thủy sản |
2 |
Thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
UBND các huyện, thành phố, Hiệp hội doanh nghiệp của tỉnh; Hội Nông dân tỉnh, Tỉnh đoàn Tuyên Quang, Hội Phụ nữ tỉnh; Giáo hội Phật giáo tỉnh Tuyên Quang |
Trong giai đoạn thực hiện 02 đợt thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản; số lượng cá thả/đợt > 20.000 con/đợt |
Các năm 2022; 2024 |
- Ngân sách tỉnh: 800 triệu đồng; - Nguồn kinh phí huy động theo hình thức xã hội hóa 1.200 triệu đồng. |
Kinh phí thực hiện cụ thể từng năm là kinh phí sau khi đã được các ngành thẩm định |
V |
Xây dựng các tổ chức cộng đồng tham gia đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản |
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố |
Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn |
Thành lập được 05 tổ chức cộng đồng |
Từ năm 2022 đến năm 2025 |
|
Nhiệm vụ thường xuyên, theo phân cấp tại điểm b, khoản 2, Điều 10 của Luật Thủy sản năm 2017 |
6 |
Về khoa học, công nghệ và khuyến ngư |
|
|
|
|
4.000 triệu đồng |
|
1 |
Thực hiện các nhiệm vụ tại các điểm a, b, c, d, mục 4, phần III của kế hoạch |
Các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh |
Sở Khoa học và Công nghệ |
Thực hiện được các nội dung cụ thể của kế hoạch |
Từ năm 2022 đến năm 2025 |
Ngân sách tỉnh: 2.000 triệu đồng |
Kinh phí thực hiện cụ thể căn cứ vào thuyết minh của các đề tài, dự án sau khi đã được các ngành thẩm định. |
2 |
Thực hiện các dự án ưu tiên |
|
|
|
|
|
|
a |
Thu thập, lưu giữ, bảo tồn nguồn gen các loài cá bản địa quý hiếm (cá Chiên, cá Lăng chấm, cá Anh vũ, cá Dầm xanh. |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Sở Khoa học và Công nghệ; UBND các huyện, thành phố |
Thu thập và lưu giữ được ≥ 04 loài cá bản địa quý hiếm, cá đặc sản |
Từ năm 2023 đến năm 2024 |
Ngân sách tỉnh: 1.000 triệu đồng |
|
b |
Nghiên cứu khoa học về các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng nhằm bổ sung thông tin về đặc điểm sinh học, sinh thái, biến động quần thể, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản thích hợp. |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Sở Khoa học và Công nghệ; UBND các huyện, thành phố |
Thu thập và lưu giữ được ≥ 04 loài cá bản địa quý hiếm, cá đặc sản |
Từ năm 2023 đến năm 2025 |
Ngân sách tỉnh: 1.000 triệu đồng |
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
10.820 triệu đồng |
|
Kế hoạch 80/KH-UBND năm 2021 về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025
Số hiệu: | 80/KH-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Tuyên Quang |
Người ký: | Nguyễn Thế Giang |
Ngày ban hành: | 21/05/2021 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Kế hoạch 80/KH-UBND năm 2021 về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025
Chưa có Video