ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 781/KH-UBND |
Bắc Kạn, ngày 02 tháng 12 năm 2022 |
ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU CỦA TỈNH BẮC KẠN
1. Mục đích
- Đảm bảo sẵn sàng và ứng phó kịp thời hiệu quả khi có “sự cố tràn dầu” (SCTD) xảy ra; nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất các tác động phát sinh từ SCTD đến môi trường sinh thái, đến các ngành kinh tế và đời sống của người dân trên địa bàn tỉnh và khu vực lân cận.
- Xây dựng bản đồ khoanh vùng ảnh hưởng đối với những khu vực có nguy cơ bị ô nhiễm, những khu vực nhạy cảm cao cần được ưu tiên phòng ngừa, bảo vệ và cung cấp những thông tin cần thiết để phục vụ hiệu quả công tác ngăn ngừa và “ứng phó sự cố tràn dầu” (ƯPSCTD).
- Từng bước xây dựng lực lượng nòng cốt; phân bố lực lượng, bố trí trang thiết bị, nguồn lực ứng cứu và nâng cao năng lực ƯPSCTD xảy ra trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu
- Phổ biến, tuyên truyền và triển khai thực hiện đồng bộ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, chú trọng lấy công tác phòng ngừa là chính, ứng phó nhanh, kịp thời SCTD xảy ra trên địa bàn tỉnh;
- Tăng cường sự phối hợp của các cấp, ngành, địa phương, các tổ chức, cá nhân nhằm triển khai thực hiện tốt công tác phòng ngừa, ƯPSCTD, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh;
- Chủ động chuẩn bị các nguồn lực, phương án, phương tiện, thiết bị để sẵn sàng ứng phó khi xảy ra SCTD.
1. Đặc điểm địa hình, thời tiết, khí hậu, thủy văn
1.1. Địa hình
Bắc Kạn là tỉnh miền núi nằm ở trung tâm nội địa vùng Đông Bắc của tổ quốc. Tỉnh được tái lập ngày 01 tháng 01 năm 1997; phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng; phía Nam giáp tỉnh Thái Nguyên; phía Đông giáp tỉnh Lạng Sơn; phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang. Là tỉnh có vị trí quan trọng về kinh tế và an ninh quốc phòng nằm trên Quốc lộ 3 đi từ Hà Nội lên Cao Bằng, trục Quốc lộ quan trọng của vùng Đông Bắc, đồng thời nằm giữa các tỉnh có tiềm năng về kinh tế lớn có điều kiện giao lưu với tỉnh Cao Bằng và các tỉnh của Trung Quốc ở phía Bắc; với tỉnh Thái Nguyên, Hà Nội và các tỉnh của vùng Đồng bằng Sông Hồng ở phía Nam. Diện tích đất tự nhiên 4.859,96 Km2 trong đó: (đất nông nghiệp 44,116ha, chiếm 9,08%; đất lâm nghiệp 413,366 ha, chiếm 85,05%; đất khác 14,354 ha, chiếm 5,87%). Tỉnh có 08 đơn vị hành chính, gồm 07 huyện và 01 thành phố trực thuộc tỉnh. Các tuyến đường giao thông quan trọng của tỉnh gồm: Quốc lộ 3, 3B, 3C, 279, Quốc lộ 3 mới; Tỉnh lộ 254B, 258, 253; ngoài ra còn có các tuyến đường liên thôn, liên xã bảo đảm xe ô tô cơ động tốt. Trong những năm qua hệ thống đường giao thông của tỉnh Bắc Kạn đã có những cải thiện đáng kể, phần nào đáp ứng được nhu cầu giao thông vận tải, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên các tuyến Quốc lộ, Tỉnh lộ vẫn chưa hoàn thiện, còn gặp khó khăn trong quá trình vận tải, lưu thông.
1.2. Thời tiết, khí hậu
Bắc Kạn có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nhưng có sự phân hóa theo độ cao của địa hình và hướng núi, một năm có 4 mùa (Xuân, Hạ, Thu, Đông) mùa hạ nhiệt độ cao và mưa nhiều, mùa đông nhiệt độ thấp ít mưa và chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Thời tiết một năm chia làm 2 mùa rõ rệt (mùa Mưa và mùa Khô): mùa mưa nóng ẩm kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm 70 - 80 % lượng mưa cả năm; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm khoảng 20 - 25 %, tháng mưa ít nhất là tháng 12. Nhiệt độ trung bình từ 20 - 22 °C, nhiệt độ thấp nhất (-0,1°C) ở huyện Chợ Đồn, (-0,6°C) ở Ba Bể; (- 2°C) ở huyện Ngân Sơn gây băng giá.
1.3. Thủy văn
Hệ thống sông, suối, hồ tự nhiên khá nhiều, song phân bố không đều. Các con sông chảy theo hướng chính là Tây Bắc - Đông Nam và Bắc Nam, lưu lượng dòng chảy thay đổi theo mùa, mùa mưa dòng chảy lớn, mùa cạn dòng chảy thấp, các con sông đều là sông nhỏ, nhiều thác ghềnh, khả năng phát triển giao thông đường thủy hạn chế, có khả năng phát triển thủy điện, hệ thống sông chính gồm: Sông Cầu chảy từ Chợ Đồn - thành phố Bắc Kạn - Chợ Mới - Thái Nguyên; sông Năng chảy từ Pác Nặm vào hồ Ba Bể; sông Bắc Giang chảy từ Nguyên Bình qua Na Rì sang Lạng Sơn có lượng nước tương đối lớn, lưu tốc dòng chảy mạnh, nhất là vào mùa mưa, lũ; phụ lưu của các hệ thống sông là hàng ngàn con suối nhỏ phân bố dày đặc, đây là nguồn tài nguyên cung cấp nước sinh hoạt, cho sản xuất nông nghiệp dồi dào. Hệ thống hồ trên địa bàn tỉnh gồm tổng số 33 hồ tự nhiên, trong đó có 04 hồ có trữ lượng nước lớn: Hồ Nặm Cắt (xã Dương Quang, thành phố Bắc Kạn) trữ lượng nước khoảng 12.000.000m3, hồ Ba Bể (xã Nam Mẫu huyện Ba Bể), trữ lượng nước 90.000.000 m3; hồ Khuổi Khe (xã Kim Lư huyện Na Rì), trữ lượng nước khoảng 1.890.000 m3; hồ Bản Chang (xã Đức Vân huyện Ngân Sơn), trữ lượng nước khoảng 1.772.270m3.
2. Các hoạt động tàng trữ, vận chuyển, chế biến và kinh doanh xăng dầu của tỉnh
- Trên địa bàn tỉnh hiện nay có 44 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xăng dầu với tổng số 85 cửa hàng bán lẻ xăng dầu trong đó có 25 cửa hàng của Chi nhánh xăng dầu Bắc Kạn thuộc Công ty xăng dầu Bắc Thái (đơn vị thành viên của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam), 60 cửa hàng của các cơ sở khác.
- Trên địa bàn tỉnh không có kho xăng dầu đầu mối và không có nhà máy, cơ sở sản xuất các sản phẩm xăng dầu.
- Hoạt động kinh doanh xăng dầu theo thống kê, trên địa bàn tỉnh chủ yếu là các cơ sở kinh doanh xăng dầu có trữ lượng tại các kho, bể chứa không lớn (dung tích bể chứa xăng dầu chủ yếu dưới 100m3).
- Theo tính toán mức độ tràn dầu có thể xảy ra do các sự cố tại các cơ sở kinh doanh xăng dầu dựa trên quá trình khảo sát thực tế hoạt động xuất nhập xăng dầu. Nguyên nhân dẫn đến SCTD tại các cơ sở bao gồm: Tràn dầu xảy ra do bơm rót xăng dầu cho khách hàng; tràn dầu xảy ra khi nhập xăng dầu vào bể chứa; tràn dầu xảy ra do các phương tiện vận chuyển xăng dầu xảy ra sự cố trên các tuyến đường giao thông; các sự cố tiềm ẩn nguy cơ tràn dầu được xác định như rò rỉ đường ống, vỡ ống nhập dầu hoặc tai nạn giao thông trong quá trình vận chuyển xăng dầu đến các cơ sở kinh doanh. Khi xảy ra sự cố lập tức dừng ngay hoạt động nhập, xuất xăng dầu nên lượng dầu tràn ra là không nhiều, ước tính dưới 1 tấn xăng dầu.
- Các kho, trạm, cơ sở kinh doanh xăng dầu hiện có của tỉnh (phụ lục 1).
- Hoạt động vận chuyển xăng dầu trên địa bàn tỉnh chủ yếu qua các phương tiện giao thông trên các tuyến đường bộ: Quốc lộ 3, Quốc lộ 3 mới (Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng); Quốc lộ 3B (Chợ Đồn - TP Bắc Kạn - Na Rì), Quốc lộ 3C (Thái Nguyên - Chợ Đồn - Ba Bể), Quốc lộ 279 (Na Rì - Ngân Sơn - Ba Bể) và các tuyến đường tỉnh lộ, huyện lộ (phụ lục 2).
3. Thực trạng lực lượng, phương tiện ứng phó tràn dầu của tỉnh
3.1. Lực lượng, phương tiện chuyên trách
Tỉnh Bắc Kạn không có lực lượng chuyên trách, nhưng trong khu vực có Trung tâm ƯPSCTD khu vực miền Bắc (địa chỉ: Phường Đông Hải 2, quận Hải An, thành phố Hải Phòng) là lực lượng nòng cốt tham gia ƯPSCTD theo Quy chế hoạt động ƯPSCTD ban hành tại Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ, khi SCTD xảy ra với khối lượng dầu tràn lớn vượt quá khả năng ứng phó của tỉnh hoặc SCTD xảy ra trên sông trên địa bàn tỉnh.
3.2. Lực lượng phương tiện kiêm nhiệm
3.2.1. Lực lượng
- Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự; Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn; Phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ tỉnh (Ban Chỉ huy PTDS-PCTT và TKCN-PCCC và CNCH tỉnh);
- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh;
- Công an tỉnh;
- Sở Tài nguyên và Môi trường;
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Sở Công thương;
- Sở Giao thông vận tải;
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Sở Khoa học Công nghệ;
- Sở Tài chính;
- Sở Y tế;
- 08 Ban Chỉ huy PTDS-PCTT và TKCN-PCCC và CNCH của các huyện, thành phố trực thuộc tỉnh;
- Các cửa hàng kinh doanh xăng dầu.
3.2.2. Phương tiện, trang thiết bị
- Các trang thiết bị ƯPSCTD có thể huy động được trên địa bàn tỉnh, bao gồm: Bơm dầu chuyên dụng, những thiết bị thô sơ như giấy thấm dầu, chất phân tán dầu, gối thấm dầu, măng ca, bạt làm hố tập kết dầu tạm thời, thiết bị bảo hộ lao động cho lực lượng trực tiếp thu gom dầu, các thiết bị phòng cháy chữa cháy cũng được quan tâm đầu tư từ các cơ sở cũng như lực lượng phòng cháy chữa cháy;
- Ngoài các trang thiết bị chuyên dụng trên địa bàn tỉnh còn có nhiều trang thiết bị phụ trợ khác có thể huy động phục vụ công tác ƯPSCTD tại các kho xăng dầu trên địa bàn;
- Hàng năm UBND tỉnh đều có kế hoạch đầu tư, mua sắm trang, thiết bị mới như: Đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác thông tin, liên lạc phục vụ chỉ đạo điều hành; các thiết bị quan trắc, đo nồng độ hỗn hợp hơi xăng, dầu; các trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy;
Ngoài các phương tiện, trang thiết bị hiện có của tỉnh (có phụ lục 3 kèm theo). UBND tỉnh tiếp tục bố trí kinh phí đầu tư mua sắm bổ sung các phương tiện, trang bị chuyên dùng để nâng cao năng lực ƯPSCTD trong những năm tiếp theo.
3.3. Lực lượng, phương tiện tăng cường
- Các cơ quan, đơn vị trong và ngoài quân đội thuộc các Bộ, ngành đóng trên địa bàn cũng có khả năng tham gia vào công tác ƯPSCTD của tỉnh khi được huy động.
- Các đơn vị phối hợp với Bộ CHQS tỉnh Bắc Kạn tham gia xử trí tình huống gồm: Sư đoàn BB346, Quân khu 1; Tiểu đoàn 4, Lữ đoàn 72, Bộ Tư lệnh Công binh; Kho K380, Bộ Tư lệnh Pháo binh; Kho K15, Cục Kỹ thuật, Quân khu 1; Trung tâm kỹ thuật Viettel Bắc Kạn; Bệnh viện Quân Y 91, Quân khu 1.
4. Dự kiến các khu vực nguy cơ cao
- Cửa hàng kinh doanh xăng dầu Tuấn Viết, Công ty TNHH Hoàng Tiến, phường Huyền Tụng, TP. Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn.
- Cửa hàng kinh doanh xăng dầu số 30, Chi nhánh xăng dầu Bắc Kạn, phường Phùng Chí Kiên, TP. Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn.
- Cửa hàng xăng dầu Thành Quý, Chi nhánh xăng dầu Bắc Kạn, phường Đức Xuân, TP. Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn.
- Ngoài ra các phương tiện tham gia vận chuyển, chuyển tải xăng dầu trên các tuyến đường giao thông cũng là mối nguy cơ gây ra SCTD.
Kết luận: Trên cơ sở lực lượng phương tiện hiện có và lực lượng phương tiện tăng cường, phối hợp. UBND tỉnh Bắc Kạn có khả năng ứng phó và khắc phục SCTD có quy mô dưới 500 m3.
III. TỔ CHỨC, LỰC LƯỢNG PHƯƠNG TIỆN ỨNG PHÓ
1. Tư tưởng chỉ đạo: “Chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời, hiệu quả”.
2. Nguyên tắc ứng phó
- Tiếp nhận thông tin đánh giá, kết luận cụ thể, rõ ràng, chủ động xây dựng và điều chỉnh kế hoạch ứng phó sát, đúng, phát huy sức mạnh tổng hợp theo phương châm “4 tại chỗ”, ứng phó kịp thời hiệu quả;
- Báo cáo kịp thời theo quy định;
- Phối hợp, huy động mọi nguồn lực để nâng cao hiệu quả chuẩn bị và ƯPSCTD, ưu tiên các hoạt động để cứu người bị nạn và bảo vệ môi trường;
- Đảm bảo an toàn cho người, phương tiện trước, trong sau ứng phó khắc phục hậu quả;
- Chỉ huy thống nhất, phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ các lực lượng, phương tiện, thiết bị tham gia hoạt động ứng phó.
3. Biện pháp ứng phó
3.1. Tiếp nhận thông tin: Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PTDS-PCTT và TKCN-PCCC và CNCH tỉnh sau khi tiếp nhận thông tin, nhanh chóng xử lý thông tin về SCTD (đánh giá tính xác thực của thông tin về sự cố; sơ bộ đánh giá tính chất, phạm vi, mức độ và hậu quả có thể xảy ra), lệnh cho cơ sở quyết liệt ứng phó, ngăn chặn dầu tràn, đồng thời báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh và xin ý kiến chỉ đạo Chủ tịch UBND tỉnh, thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan về biện pháp, kế hoạch phối hợp ứng phó khẩn cấp và quyết định các hoạt động triển khai ứng phó.
3.2. Ngăn chặn nguồn phát ra dầu tràn, dập cháy: Ngay sau khi nhận được thông báo về SCTD xảy ra, Ban Chỉ huy PTDS-PCTT và TKCN-PCCC và CNCH tỉnh lệnh cho chủ cơ sở sử dụng lực lượng tại chỗ nhanh chóng chặn nguồn dầu tràn (đóng van, khắc phục các vết rò, thủng của bể, téc, các phương tiện chứa dầu) và dập cháy (nếu có).
3.3. Khoanh vùng khu vực dầu tràn: Ban chỉ huy ƯPSCTD tại hiện trường của tỉnh sử dụng lực lượng, phương tiện tại chỗ phối hợp với các lực lượng khác trên địa bàn (lực lượng theo hiệp đồng của tỉnh, lực lượng được huy động và lực lượng tăng cường) sử dụng phương tiện kết hợp với nhân lực đắp bờ đất, đào rãnh khoanh vùng; triển khai phao quây chặn dầu, tấm thấm dầu.... để ngăn chặn không cho dầu tràn ra môi trường; phối hợp với các cơ quan chức năng thông báo, cảnh báo, sơ tán người, tài sản ra khỏi khu vực nguy hiểm (nếu SCTD xảy ra trên đất liền với khối lượng dầu tràn lớn, vượt quá khả năng ứng phó của tỉnh hoặc có nguy cơ lan sang địa bàn tỉnh khác hoặc sự cố xảy ra trên sông thì đề nghị Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huy động lực lượng, phương tiện của Trung tâm ƯPSCTD khu vực miền Bắc cùng tham gia ứng phó theo Quy chế hoạt động ƯPSCTD ban hành tại Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ).
3.4. Thu hồi dầu tràn: Ban chỉ huy ƯPSCTD tại hiện trường sử dụng lực lượng, phương tiện tại chỗ phối hợp với các lực lượng trên địa bàn (lực lượng theo hiệp đồng của tỉnh, lực lượng được huy động và lực lượng tăng cường) sử dụng thiết bị bơm hút dầu, phao quây dầu, gối thấm dầu, tấm thấm dầu....để thu hồi dầu. Căn cứ tình hình thực tế có thể sử dụng chất phân hủy sinh học để thu gom dầu tràn, rác nhiễm dầu đưa vào các vật chứa chuyên dụng, lưu giữ, vận chuyển và xử lý theo quy định (Sở Tài nguyên và môi trường hướng dẫn việc thu gom dầu ô nhiễm, rác nhiễm dầu và quy định nơi tập kết để xử lý).
3.5. Tổ chức khắc phục hậu quả và môi trường: Ban chỉ huy ƯPSCTD tại hiện trường chỉ đạo Sở Tài nguyên và môi trường phối hợp với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương nơi xảy ra sự cố đánh giá mức độ ảnh hưởng, xác định biện pháp và tổ chức khắc phục ô nhiễm môi trường, bảo đảm sức khỏe, đời sống an toàn vệ sinh cho cộng đồng và môi trường.
4. Tổ chức sử dụng lực lượng
4.1. Ứng phó trên đất liền
Khi nhận được thông tin về SCTD. UBND tỉnh huy động lực lượng của tỉnh, gồm: Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh; Công an tỉnh; các sở, ban ngành của tỉnh và các lực lượng khác trên địa bàn (lực lượng theo hiệp đồng của tỉnh, lực lượng được huy động và lực lượng tăng cường) cơ động đến nơi xảy ra sự cố để tham gia ứng phó (nếu SCTD xảy ra với số lượng dầu tràn lớn vượt quá khả năng ứng phó của tỉnh thì đề nghị Lãnh đạo Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huy động lực lượng, phương tiện của Trung tâm ƯPSCTD khu vực miền Bắc cùng tham gia ứng phó), tổ chức thành các bộ phận sau:
- Lực lượng thông báo, báo động: Khi phát hiện có dấu hiệu của SCTD hoặc SCTD xảy ra, cơ sở có SCTD xảy ra có trách nhiệm báo cáo lên cấp trên của mình và các cơ quan chức năng. Các cơ quan tiếp nhận thông tin về SCTD gồm:
+ Cơ quan thường trực Ban chỉ huy PTDS-PCTT&TKCN-PCCC&CNCH;
+ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh;
+ Sở Công thương;
+ Công an tỉnh;
+ Sở Tài nguyên và Môi trường;
+ Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn;
+ UBND cấp huyện nơi xảy ra sự cố tràn dầu;
+ Kênh thông tin Đài phát thanh và truyền hình;
+ Trung tâm ƯPSCTD khu vực miền Bắc.
Trong đó Văn phòng Ban chỉ huy PTDS-PCTT và TKCN-PCCC và CNCH tỉnh là cơ quan chủ trì về tiếp nhận thông tin, các cơ quan tiếp nhận thông tin khác khi nhận được thông tin về SCTD phải báo về Văn phòng Ban chỉ huy PTDS-PCTT và TKCN-PCCC và CNCH để Ban chỉ huy tham mưu cho lãnh đạo UBND tỉnh quyết định phương án ứng phó có hiệu quả.
- Lực lượng chốt chặn, tuần tra bảo vệ hiện trường: Ban chỉ huy PTDS-PCTT và TKCN-PCCC và CNCH tỉnh chỉ đạo cơ sở gây ra SCTD quyết liệt ngăn chặn dầu tràn, đồng thời chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, tổ chức tuần tra, bảo vệ an ninh, an toàn tại hiện trường xảy ra sự cố, không cho người dân và các phương tiện ra vào khu vực xảy ra sự cố.
- Lực lượng tuyên truyền: Ban chỉ huy PTDS-PCTT và TKCN-PCCC và CNCH tỉnh chỉ đạo cơ sở có SCTD phối hợp với cơ quan chức năng của tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, chính quyền địa phương nơi xảy ra sự cố tổ chức tuyên truyền cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trong khu vực xảy ra sự cố, ổn định tinh thần, có trách nhiệm tham gia ứng phó, khắc, phục sự cố, đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn về người, phương tiện trong khu vực xảy ra sự cố.
- Lực lượng sơ tán phương tiện và nhân dân: Ban chỉ huy PTDS-PCTT và TKCN-PCCC và CNCH tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng của tỉnh phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, chính quyền địa phương nơi xảy ra sự cố và các lực lượng khác nhanh chóng sơ tán nhân dân và phương tiện ra khỏi khu vực xảy ra sự cố.
- Lực lượng tăng cường: Khi vượt quá khả năng ứng phó của tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh báo cáo Lãnh đạo Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đề nghị tăng cường lực lượng, phương tiện của trên, lực lượng, phương tiện của các đơn vị quân đội và lực lượng, phương tiện của các tỉnh lân cận cùng tham gia ứng phó.
- Lực lượng ƯPSCTD: UBND tỉnh chỉ đạo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn thông báo cho các đơn vị trực thuộc đóng các công trình thủy lợi của các khu vực bị ảnh hưởng. Thông báo cho các hộ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản trong khu vực bị ảnh hưởng. Ban chỉ huy PTDS-PCTT và TKCN-PCCC và CNCH tỉnh sử dụng lực lượng phương tiện tại chỗ như: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, các Sở, ban ngành (nếu SCTD xảy ra với số lượng dầu tràn lớn vượt quá khả năng ứng phó của tỉnh thì đề nghị Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huy động lực lượng, phương tiện của Trung tâm ƯPSCTD khu vực miền Bắc cùng tham gia ứng phó, theo Quy chế hoạt động ƯPSCTD ban hành tại Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ). Các lực lượng tham gia ứng phó sử dụng phương tiện kết hợp với nhân lực triển khai đắp bờ, đào rãnh.... để ngăn chặn, khống chế, không để lan rộng ảnh hưởng đến môi trường; sử dụng phao quây chặn dầu, thiết bị bơm hút dầu, tấm thấm dầu... để khoanh vùng nguồn dầu tràn, không để lan rộng ảnh hưởng đến môi trường; sử dụng thiết bị bơm hút dầu, gối thấm dầu, tấm thấm dầu... để thu hồi dầu hoặc chuyển hướng di chuyển của dầu về bể chứa, rãnh ngăn....
- Lực lượng thu gom rác thải nhiễm dầu: Ban chỉ huy PTDS-PCTT và TKCN-PCCC và CNCH tỉnh sử dụng lực lượng, phương tiện tại chỗ: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, các Sở, Ban ngành của tỉnh, chính quyền địa phương, học sinh, sinh viên tình nguyện và nhân dân nơi xảy ra sự cố cùng các phương tiện chuyên dụng tiến hành thu gom rác thải nhiễm dầu đưa về nơi tập kết để tiến hành xử lý (Sở Tài nguyên và môi trường hướng dẫn việc thu gom dầu ô nhiễm, rác nhiễm dầu và quy định nơi tập kết để xử lý).
- Lực lượng bảo đảm hậu cần, phương tiện cơ động: Các lực lượng tham gia ứng phó sự cố tự bảo đảm phương tiện cơ động và bảo đảm hậu cần cho lực lượng của mình.
- Lực lượng khắc phục hậu quả: Tham gia cùng ứng phó chỉ đạo Sở Tài nguyên và môi trường; các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương nơi xảy ra sự cố, tổ chức khắc phục hậu quả và xử lý dầu ô nhiễm, rác nhiễm dầu thu gom được hoặc thuê đơn vị chuyên môn xử lý theo quy định, bảo đảm sức khỏe, đời sống an toàn vệ sinh cho cộng đồng và môi trường.
- Lực lượng bảo đảm an ninh: Công an tỉnh chủ trì phối hợp với lực lượng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và các đơn vị liên quan đảm bảo an ninh, an toàn và trật tự an toàn xã hội khu vực xảy ra sự cố.
- Lực lượng phòng cháy chữa cháy: Công an tỉnh chủ trì phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và các lực lượng có liên quan thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy, quản lý các nguồn nhiệt, nguồn lửa kể cả các nguồn nhiệt, nguồn lửa của các thiết bị, phương tiện tham gia ứng phó, hướng dẫn kỹ thuật cho đội phòng cháy chữa cháy của các cơ sở tham gia phòng cháy chữa cháy.
- Lực lượng y tế: Sở Y tế chủ trì, chỉ đạo các bệnh viện trên địa bàn, lực lượng y tế của tỉnh thiết lập Bệnh viện dã chiến (trong trường hợp cần thiết); cử cán bộ, y bác sỹ, nhân viên cùng trang thiết bị, cơ số thuốc để sơ, cấp cứu, điều trị bệnh cho nhân dân và cán bộ nhân viên làm công tác ứng cứu tại hiện trường, kịp thời, hiệu quả.
- Lực lượng vệ sinh khu vực xảy ra sự cố: Sở TN&MT phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh, chính quyền địa phương nơi xảy ra sự cố, huy động lực lượng, phương tiện của các tổ chức, cá nhân, học sinh, sinh viên tình nguyện tổ chức vệ sinh và xử lý ô nhiễm môi trường theo quy định, bảo đảm sức khỏe, an toàn vệ sinh cho người dân khu vực xảy ra sự cố.
4.2. Ứng phó trên sông, hồ
Khi phát hiện vệt dầu trôi dạt trên sông, hồ hoặc sự cố đâm va tàu, thuyền, sự cố tai nạn gây ra SCTD trên sông thuộc địa bàn tỉnh. UBND tỉnh huy động các lực lượng: Bộ CHQS tỉnh, Công an tỉnh, các Sở, Ban ngành, lực lượng theo hiệp đồng của tỉnh để tham gia ứng phó, đồng thời đề nghị Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huy động lực lượng, phương tiện của Trung tâm ƯPSCTD khu vực miền Bắc cùng tham gia ứng phó, theo Quy chế hoạt động ƯPSCTD ban hành tại Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ, tổ chức thành các lực lượng sau:
- Lực lượng thông báo, báo động: Khi phát hiện có dấu hiệu của SCTD hoặc SCTD xảy ra, cơ sở có SCTD có trách nhiệm báo cáo lên cấp trên của mình và các cơ quan chức năng. Các cơ quan tiếp nhận thông tin về SCTD gồm:
+ Văn phòng Ban chỉ huy PTDS-PCTT và TKCN-PCCC và CNCH tỉnh;
+ Bộ chỉ huy quân sự tỉnh;
+ Sở Công thương;
+ Công an tỉnh;
+ Sở Tài nguyên và Môi trường;
+ Văn phòng thường trực Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn;
+ UBND cấp huyện nơi xảy ra sự cố tràn dầu;
+ Kênh thông tin Đài phát thanh và truyền hình;
+ Trung tâm ƯPSCTD khu vực miền Bắc.
- Lực lượng chốt chặn, tuần tra bảo vệ hiện trường: Ban chỉ huy PTDS-PCTT và TKCN-PCCC và CNCH tỉnh chỉ đạo cơ sở gây ra SCTD quyết liệt ngăn chặn dầu tràn, đồng thời chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, tổ chức tuần tra, bảo vệ an ninh, an toàn tại hiện trường xảy ra SCTD, không cho người dân, các phương tiện ra vào và đảm bảo an ninh, an toàn giao thông đường thủy khu vực xảy ra sự cố.
- Lực lượng tuyên truyền: Ban chỉ huy PTDS-PCTT và TKCN-PCCC và CNCH tỉnh chỉ đạo cơ sở gây ra ra SCTD phối hợp với cơ quan chức năng của tỉnh, Công an tỉnh, tổ chức tuyên truyền cho người dân trong khu vực xảy ra sự cố, ổn định tinh thần, có trách nhiệm tham gia ứng phó, khắc phục sự cố, đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn về người, phương tiện trong khu vực xảy ra sự cố.
- Lực lượng sơ tán tàu thuyền và người dân: Ban chỉ huy PTDS-PCTT và TKCN-PCCC và CNCH tỉnh chỉ đạo lực lượng, gồm: Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh; Công an tỉnh, các tổ, đội tàu, thuyền hoạt động xung quanh nhanh chóng sơ tán tàu, thuyền và người dân ra khỏi khu vực xảy ra sự cố.
- Lực lượng tăng cường: Khi SCTD xảy ra với khối lượng dầu tràn ra lớn, vượt quá khả năng ứng phó của tỉnh. Chủ tịch UBND tỉnh báo cáo Lãnh đạo Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đề nghị tăng cường lực lượng, phương tiện của trên và lực lượng, phương tiện của các đơn vị quân đội và các tỉnh bạn cùng tham gia ứng phó.
- Lực lượng ƯPSCTD: UBND tỉnh tiến hành trưng dụng các phương tiện, trang thiết bị của các lực lượng gồm: Bộ CHQS tỉnh; Công an tỉnh, lực lượng, phương tiện của Trung tâm ƯPSCTD khu vực miền Bắc (theo Quy chế hoạt động ƯPSCTD ban hành tại Quyết định 12/2021/QĐ-TTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ); các lực lượng theo hiệp đồng của tỉnh cơ động đến hiện trường tham gia ứng phó (trong khoảng thời gian Trung tâm ƯPSCTD khu vực miền Bắc, các lực lượng theo hiệp đồng của tỉnh cơ động đến hiện trường (khoảng 06-08 giờ). Ban chỉ huy ƯPSCTD tổ chức lực lượng ứng phó theo phương châm “4 tại chỗ”. Các lực lượng tham gia ứng phó nhanh chóng sử dụng phao quây chặn dầu, thiết bị bơm hút dầu, gối hút dầu, tấm thấm dầu để ngăn chặn, khống chế, khoanh vùng nguồn dầu tràn, thu hồi dầu tràn, không để lan rộng ảnh hưởng đến môi trường; đồng thời xác định và dự đoán hướng dầu tràn, có phương án di chuyển vệt dầu tràn vào vùng có độ nhạy cảm thấp, hạn chế dầu vào khu vực cần ưu tiên bảo vệ như cửa sông, vùng nuôi trồng thủy sản (trên sông hoặc các ao, hồ lân cận), vùng sinh thái tự nhiên, rừng phòng hộ...để giảm thiệt hại về nông nghiệp và hệ sinh thái và môi trường.
- Lực lượng thu gom rác thải nhiễm dầu: Ban chỉ huy PTDS-PCTT và TKCN-PCCC và CNCH tỉnh sử dụng lực lượng Bộ CHQS tỉnh, Công an tỉnh, Trung tâm ƯPSCTD khu vực miền Bắc kết hợp với các tàu thuyền hoạt động trong khu vực cùng các phương tiện chuyên dụng tiến hành thu gom rác thải nhiễm dầu đưa về nơi tập kết để tiến hành xử lý (Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh hướng dẫn việc thu gom dầu ô nhiễm, rác nhiễm dầu và quy định nơi tập kết để xử lý).
- Lực lượng bảo đảm hậu cần, phương tiện cơ động: Các lực lượng tham gia ứng phó sự cố tự bảo đảm phương tiện cơ động và bảo đảm hậu cần cho lực lượng của mình.
- Lực lượng khắc phục hậu quả môi trường: Ban chỉ huy PTDS-PCTT và TKCN-PCCC và CNCH tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và môi trường phối hợp với các cơ quan liên quan và chính quyền địa phương nơi xảy ra sự cố, tổ chức khắc phục hậu quả và xử lý dầu, rác nhiễm dầu thu gom được hoặc thuê đơn vị chuyên môn xử lý theo quy định.
- Lực lượng bảo đảm an ninh: Công an tỉnh chủ trì phối hợp với Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, các cơ quan, đơn vị liên quan đảm bảo an ninh, an toàn và trật tự xã hội và thành lập hành lang an toàn trên sông, tiến hành sơ tán tàu thuyền, phương tiện và người dân không có trách nhiệm ra khỏi khu vực sự cố.
- Lực lượng phòng cháy chữa cháy: Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy tỉnh chủ trì, phối hợp với Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, và các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy, quản lý các nguồn nhiệt, nguồn lửa kể cả các nguồn nhiệt, nguồn lửa của các thiết bị, phương tiện tham gia ứng phó, hướng dẫn kỹ thuật cho đội phòng cháy chữa cháy của các cơ sở tham gia phòng cháy, chữa cháy.
- Lực lượng y tế: Sở Y tế chủ trì, chỉ đạo các lực lượng y, bác sỹ, nhân viên y tế của tỉnh cùng trang thiết bị, cơ số thuốc để sơ, cấp cứu, điều trị cho người dân và cán bộ nhân viên làm công tác ứng cứu tại hiện trường, kịp thời, hiệu quả.
- Lực lượng vệ sinh khu vực xảy ra sự cố: Sở Tài nguyên và môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh, chính quyền địa phương nơi xảy ra sự cố, huy động lực lượng, phương tiện của các tổ chức, cá nhân tổ chức vệ sinh và xử lý ô nhiễm môi trường theo quy định.
IV. DỰ KIẾN TÌNH HUỐNG TRÀN DẦU, BIỆN PHÁP XỬ LÝ
1.1. Tình huống 1: Do ảnh hưởng của Áp thấp nhiệt đới, trên địa bàn tỉnh xảy ra mưa lớn kéo dài gây sạt lở đất, đá ở nhiều khu vực. Tại Cửa hàng kinh doanh xăng dầu Tuấn Viết, Công ty TNHH Hoàng Tiến (phường Huyền Tụng, TP. Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn), nhân viên cửa hàng xăng dầu phát hiện sạt lở đất đá tại đồi phía sau cửa hàng, làm lật nghiêng bể chứa xăng dầu số 1,2, và vỡ ống dẫn dầu vào 2 bể chứa, trữ lượng khoảng 130 m3, làm dầu tràn ra ngoài gây ô nhiễm môi trường và có nguy cơ xảy ra cháy nổ, sự cố vượt quá khả năng ứng phó của cơ sở. Chủ cơ sở đề nghị UBND tỉnh Bắc Kạn tổ chức ứng phó sự cố.
1.1.1 Biện pháp xử lý
a) Tiếp nhận thông tin: Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PTDS-PCTT và TKCN-PCCC và CNCH tỉnh sau khi tiếp nhận thông tin, lệnh cho cơ sở quyết liệt ứng phó, ngăn chặn dầu tràn, đồng thời tổ chức lực lượng bảo vệ hiện trường, triển khai các biện pháp quan sát, cảnh báo không cho người, phương tiện di chuyển vào khu vực xảy ra sự cố. Đồng thời báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh và xin ý kiến chỉ đạo Chủ tịch UBND tỉnh.
b) Vận hành cơ chế: Nhận được thông tin từ Văn phòng thường trực Ban chỉ huy PTDS-PCTT và TKCN-PCCC và CNCH, Chủ tịch UBND tỉnh tổ chức vận hành cơ chế họp Ban chỉ huy PTDS-PCTT và TKCN-PCCC và CNCH của tỉnh, đồng thời thông báo cho các cơ quan, đơn vị và các lực lượng khác trên địa bàn tỉnh (kể cả lực lượng hiệp đồng với tỉnh) chuẩn bị lực lượng phương tiện sẵn sàng tham gia ứng phó (nếu SCTD với lượng dầu tràn lớn vượt quá khả năng ứng phó của tỉnh thì đề nghị Lãnh đạo Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huy động lực lượng, phương tiện của Trung tâm ƯPSCTD khu vực miền Bắc cùng tham gia ứng phó theo Quy chế hoạt động ƯPSCTD ban hành tại Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ).
c) Thiết lập Sở chỉ huy tại hiện trường: Chủ tịch UBND tỉnh chỉ định thành lập Sở chỉ huy tại hiện trường, thành phần gồm:
- Chỉ huy trưởng: Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách lĩnh vực trực tiếp chỉ huy, chỉ đạo;
- Chỉ huy hiện trường: Do Chỉ huy trưởng chỉ định; giúp chỉ huy trưởng trực tiếp chỉ huy, điều phối các lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó, khắc phục hậu quả SCTD.
- Các thành viên gồm: Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Lãnh đạo các Sở: TN&MT, Công thương, NN&PTNT, Y tế, GTVT, Thông tin và Truyền thông, UBND thành phố Bắc Kạn.
d) Tổ chức ứng phó sự cố
Sở chỉ huy tại hiện trường chỉ đạo các lực lượng tổ chức đồng thời thực hiện công tác ƯPSCTD, cụ thể như sau:
- Bộ phận thông báo, báo động: Sau khi nhận được báo cáo của Văn phòng thường trực Ban chỉ huy PTDS-PCTT và TKCN-PCCC và CNCH, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo Ban chỉ huy PTDS-PCTT và TKCN-PCCC và CNCH, các Sở, ban ngành của tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh cùng các lực lượng khác trên địa bàn (kể cả lực lượng ƯPSCTD theo hiệp đồng với tỉnh) cơ động lực lượng, phương tiện đến hiện trường xảy ra sự cố để tham gia ứng phó, đồng thời báo cáo Lãnh đạo Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn; cơ quan chuyên môn các Bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan về tình hình sự cố. Các cơ quan, đơn vị nhận được ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, tổ chức báo động đến toàn bộ lực lượng đơn vị mình và cơ động lực lượng, phương tiện đến hiện trường để tham gia ứng phó. Lực lượng làm công tác an ninh triển khai các phương án khẩn cấp để bảo vệ an ninh hiện trường.
- Lực lượng chốt chặn, tuần tra bảo vệ hiện trường: Nhận được chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, Sở chỉ huy tại hiện trường chỉ đạo lực lượng tại chỗ của Cửa hàng xăng dầu phối hợp với lực lượng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, tổ chức lực lượng tuần tra, bảo vệ an ninh, an toàn tại hiện trường xảy ra sự cố không cho người và phương tiện ra vào khu vực hiện trường.
- Lực lượng sơ tán đơn vị và nhân dân: Chỉ huy trưởng Sở chỉ huy tại hiện trường sử dụng lực lượng tại chỗ gồm: Bộ Chỉ huy Quân sự, Công an tỉnh, lực lượng của Cửa hàng xăng dầu và các lực lượng khác nhanh chóng sơ tán nhân dân, phương tiện, cơ sở vật chất ra khỏi khu vực xảy ra sự cố.
- Lực lượng ƯPSCTD: Chỉ huy trưởng Sở chỉ huy tại hiện trường chỉ đạo Sở NN&PTNT thông báo đóng các công trình thủy lợi các khu vực bị ảnh hưởng và thông bác cho các tổ chức, các hộ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản (trên sông, ao, hồ) trong khu vực bị ảnh hưởng để có phương án bảo vệ, ứng phó và khắc phục, đồng thời sử dụng lực lượng tại chỗ gồm: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, các Sở, Ban ngành, lực lượng hiệp đồng của tỉnh và các lực lượng khác (nếu SCTD với lượng dầu tràn lớn vượt quá khả năng ứng phó của tỉnh thì đề nghị Lãnh đạo Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huy động lực lượng, phương tiện của Trung tâm ƯPSCTD khu vực miền Bắc cùng tham gia ứng phó theo Quy chế hoạt động ƯPSCTD ban hành tại Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ) nhanh chóng triển khai các nội dung sau:
+ Ngăn chặn nguồn phát ra dầu tràn: Lực lượng tại chỗ của cửa hàng xăng dầu nhanh chóng đóng khóa van, khắc phục vị trí bục vỡ của ống dẫn dầu từ bể chứa dầu, không cho hoặc hạn chế dầu tràn ra ngoài;
+ Khoanh vùng khu vực dầu tràn: Chỉ huy trưởng Sở chỉ huy tại hiện trường chỉ đạo lực lượng tham gia ứng phó: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, các Sở, Ban ngành, lực lượng hiệp đồng của tỉnh và các lực lượng khác (lực lượng được huy động, lực lượng tăng cường) sử dụng phương tiện kết hợp với nhân lực đào rãnh, đắp bờ.... để ngăn chặn, khống chế, khoanh vùng nguồn dầu tràn hoặc di chuyển dầu vào rãnh ngăn, bể chứa, không để lan rộng ảnh hưởng đến môi trường;
+ Thu hồi dầu tràn: Chỉ huy trưởng Sở chỉ huy tại hiện trường chỉ đạo lực lượng tham gia ứng phó: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, các Sở, Ban ngành, lực lượng hiệp đồng của tỉnh và các lực lượng khác (lực lượng được huy động, lực lượng tăng cường) sử dụng thiết bị bơm hút dầu, gối thấm dầu, tấm thấm dầu để thu hồi dầu tràn hoặc chuyển hướng di chuyển của dầu về bể chứa, rãnh ngăn.... không để lan rộng ảnh hưởng đến môi trường;
- Bộ phận thu gom rác thải nhiễm dầu: Chỉ huy trưởng Sở chỉ huy tại hiện trường sử dụng lực lượng, phương tiện tại chỗ: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, các Sở, Ban ngành, lực lượng hiệp đồng của tỉnh và các lực lượng khác (lực lượng được huy động, lực lượng tăng cường) kết hợp với học sinh, sinh viên tình nguyện và nhân dân địa phương cùng các phương tiện chuyên dụng tiến hành thu gom rác thải nhiễm dầu đưa về nơi tập kết để tiến hành xử lý theo quy định.
- Lực lượng bảo đảm hậu cần, phương tiện cơ động: Các lực lượng tham gia ứng phó sự cố tự bảo đảm phương tiện cơ động và bảo đảm hậu cần cho lực lượng của mình.
- Bộ phận khắc phục hậu quả môi trường: Chỉ huy trưởng Sở chỉ huy tại hiện trường chỉ đạo Sở TN&MT phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh và UBND thành phố Bắc Kạn tổ chức khắc phục hậu quả và xử lý dầu, rác nhiễm dầu thu gom được hoặc thuê đơn vị chuyên môn xử lý theo quy định. Tổ chức làm sạch môi trường vệ sinh sạch sẽ khu vực nhiễm dầu, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống của nhân dân khu vực xảy ra sự cố. Sở TN&MT đánh giá kết quả xử lý ô nhiễm để làm căn cứ ra quyết định kết thúc việc xử lý sự cố.
- Bộ phận bảo đảm an ninh: Công an tỉnh chủ trì phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan đảm bảo an ninh, an toàn và trật tự xã hội và thành lập hành lang an toàn giao thông.
- Bộ phận phòng cháy chữa cháy: Công an tỉnh chủ trì, phối hợp cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy, quản lý các nguồn nhiệt, nguồn lửa kể cả các nguồn nhiệt, nguồn lửa của các thiết bị, phương tiện tham gia ứng phó, hướng dẫn kỹ thuật cho đội phòng cháy chữa cháy của các cơ sở tham gia phòng cháy chữa cháy.
- Bộ phận y tế: Sở Y tế chỉ đạo lực lượng y tế của tỉnh phối hợp với lực lượng quân y và các lực lượng khác, thiết lập Bệnh viện dã chiến trên địa bàn thành phố Bắc Kạn (nếu cần); cử cán bộ, y bác sỹ, nhân viên cùng trang thiết bị, cơ số thuốc để sơ, cấp cứu, điều trị bệnh cho nhân dân và cán bộ nhân viên làm công tác ứng cứu tại hiện trường, kịp thời, hiệu quả.
đ) Tổng hợp báo cáo theo quy định.
1.2. Tình huống 2: Trong quá trình sử dụng lâu ngày, hệ thống ống dẫn dầu vào kho chứa xăng dầu của Cửa hàng kinh doanh xăng dầu Thanh Bình, Công ty cổ phần xăng dầu, dầu khí Hà Nội chi nhánh Bắc Kạn (xã Thanh Thịnh, huyện Chợ Mới) bị vỡ, làm dầu tràn ra khu vực xung quanh, trữ lượng khoảng 70 m3, gây ô nhiễm môi trường và có nguy cơ xảy ra cháy nổ, sự cố vượt quá khả năng ứng phó của cơ sở. Chủ cơ sở đề nghị UBND tỉnh Bắc Kạn tổ chức ứng phó sự cố.
1.2.1 Biện pháp xử lý
a) Tiếp nhận thông tin: Văn phòng thường trực BCH Phòng thủ Dân sự, Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh sau khi tiếp nhận thông tin, lệnh cho cơ sở quyết liệt ứng phó, ngăn chặn dầu tràn, đồng thời tổ chức lực lượng bảo vệ hiện trường, triển khai các biện pháp quan sát, cảnh báo không cho người, phương tiện di chuyển vào khu vực xảy ra sự cố. Đồng thời báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh và xin ý kiến chỉ đạo Chủ tịch UBND tỉnh.
b) Vận hành cơ chế: Nhận được thông tin từ Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PTDS-PCTT và TKCN-PCCC và CNCH, Chủ tịch UBND tỉnh tổ chức vận hành cơ chế họp Ban chỉ huy PTDS-PCTT và TKCN-PCCC và CNCH của tỉnh, đồng thời thông báo cho các cơ quan, đơn vị và các lực lượng khác trên địa bàn tỉnh (kể cả lực lượng hiệp đồng với tỉnh) chuẩn bị lực lượng phương tiện sẵn sàng tham gia ứng phó (nếu SCTD với lượng dầu tràn lớn vượt quá khả năng ứng phó của tỉnh thì đề nghị Lãnh đạo Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huy động lực lượng, phương tiện của Trung tâm ƯPSCTD khu vực miền Bắc cùng tham gia ứng phó theo Quy chế hoạt động ƯPSCTD ban hành tại Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ).
c) Thiết lập Sở chỉ huy tại hiện trường: Chủ tịch UBND tỉnh chỉ định thành lập Sở chỉ huy tại hiện trường, thành phần gồm:
- Chỉ huy trưởng: Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách lĩnh vực trực tiếp chỉ huy, chỉ đạo;
- Chỉ huy hiện trường: Dc Chỉ huy trưởng chỉ định; giúp chỉ huy trưởng trực tiếp chỉ huy, điều phối các lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó, khắc phục hậu quả SCTD.
- Các thành viên gồm: Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Lãnh đạo các Sở: TN&MT, Công thương, NN&PTNT, Y tế, GTVT, Thông tin và Truyền thông, UBND huyện Chợ Mới.
d) Tổ chức ứng phó sự cố
Sở chỉ huy tại hiện trường chỉ đạo các lực lượng tổ chức đồng thời thực hiện công tác ƯPSCTD, cụ thể như sau:
- Bộ phận thông báo, báo động: Sau khi nhận được báo cáo của Văn phòng thường trực Ban chỉ huy PTDS-PCTT và TKCN-PCCC và CNCH, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo BCH Phòng thủ Dân sự, Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, các Sở, ban ngành của tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh cùng các lực lượng khác trên địa bàn (kể cả lực lượng ƯPSCTD theo hiệp đồng với tỉnh) cơ động lực lượng, phương tiện đến hiện trường xảy ra sự cố để tham gia ứng phó, đồng thời báo cáo Lãnh đạo Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn; cơ quan chuyên môn các Bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan về tình hình sự cố. Các cơ quan, đơn vị nhận được ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, tổ chức báo động đến toàn bộ lực lượng đơn vị mình và cơ động lực lượng, phương tiện đến hiện trường để tham gia ứng phó. Lực lượng làm công tác an ninh triển khai các phương án khẩn cấp để bảo vệ an ninh hiện trường.
- Bộ phận chốt chặn, tuần tra bảo vệ hiện trường: Nhận được chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, Sở chỉ huy tại hiện trường chỉ đạo lực lượng tại chỗ của Cửa hàng xăng dầu phối hợp với lực lượng Ban Chỉ huy quân sự, Công an huyện Chợ Mới, tổ chức lực lượng tuần tra, bảo vệ an ninh, an toàn tại hiện trường xảy ra sự cố không cho người và phương tiện ra vào khu vực hiện trường.
- Bộ phận sơ tán đơn vị và nhân dân: Chỉ huy trưởng Sở chỉ huy tại hiện trường sử dụng lực lượng tại chỗ gồm: Bộ Chỉ huy Quân sự, Công an tỉnh, lực lượng cửa hàng xăng dầu và các lực lượng khác nhanh chóng sơ tán nhân dân, phương tiện, cơ sở vật chất ra khỏi khu vực xảy ra sự cố.
- Bộ phận ƯPSCTD: Chỉ huy trưởng Sở chỉ huy tại hiện trường chỉ đạo Sở NN&PTNT thông báo đóng các công trình thủy lợi các khu vực bị ảnh hưởng và thông báo cho các tổ chức, các hộ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản trong khu vực bị ảnh hưởng để có phương án bảo vệ, ứng phó và khắc phục, đồng thời sử dụng lực lượng tại chỗ gồm: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, các Sở, Ban ngành, lực lượng hiệp đồng của tỉnh và các lực lượng khác (lực lượng được huy động, lực lượng tăng cường) (nếu SCTD với lượng dầu tràn lớn vượt quá khả năng ứng phó của tỉnh thì đề nghị Lãnh đạo Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huy động lực lượng, phương tiện của Trung tâm ƯPSCTD khu vực miền Bắc cùng tham gia ứng phó theo Quy chế hoạt động ƯPSCTD ban hành tại Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ) nhanh chóng triển khai các nội dung sau:
+ Ngăn chặn nguồn phát ra dầu tràn: Lực lượng tại chỗ của Kho xăng dầu nhanh chóng đóng khóa van, khắc phục vị trí bục vỡ của ống dẫn dầu từ bể chứa dầu, không cho hoặc hạn chế dầu tràn ra ngoài;
+ Khoanh vùng khu vực dầu tràn: Chỉ huy trưởng Sở chỉ huy tại hiện trường chỉ đạo lực lượng tham gia ứng phó: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, các Sở, Ban ngành, lực lượng hiệp đồng của tỉnh và các lực lượng khác (lực lượng được huy động, lực lượng tăng cường) sử dụng phương tiện kết hợp với nhân lực đào rãnh, đắp bờ.... để ngăn chặn, khống chế, khoanh vùng nguồn dầu tràn hoặc di chuyển dầu vào rãnh ngăn, bể chứa, không để lan rộng ảnh hưởng đến môi trường;
+ Thu hồi dầu tràn: Chỉ huy trưởng Sở chỉ huy tại hiện trường chỉ đạo lực lượng tham gia ứng phó: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, các Sở, Ban ngành, lực lượng hiệp đồng của tỉnh và các lực lượng khác (lực lượng được huy động, lực lượng tăng cường) sử dụng thiết bị bơm hút dầu, gối thấm dầu, tấm thấm dầu để thu hồi dầu tràn hoặc chuyển hướng di chuyển của dầu về bể chứa, rãnh ngăn.... không để lan rộng ảnh hưởng đến môi trường;
- Bộ phận thu gom rác thải nhiễm dầu: Chỉ huy trưởng Sở chỉ huy tại hiện trường sử dụng lực lượng, phương tiện tại chỗ: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, các Sở, Ban ngành, lực lượng hiệp đồng của tỉnh và các lực lượng khác (lực lượng được huy động, lực lượng tăng cường) kết hợp với học sinh, sinh viên tình nguyện và nhân dân địa phương cùng các phương tiện chuyên dụng tiến hành thu gom rác thải nhiễm dầu đưa về nơi tập kết để tiến hành xử lý theo quy định.
- Bộ phận bảo đảm hậu cần, phương tiện cơ động: Các lực lượng tham gia ứng phó sự cố tự bảo đảm phương tiện cơ động và bảo đảm hậu cần cho lực lượng của mình.
- Bộ phận khắc phục hậu quả môi trường: Chỉ huy trưởng Sở chỉ huy tại hiện trường chỉ đạo Sở TN&MT phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh và UBND huyện Chợ Mới tổ chức khắc phục hậu quả và xử lý dầu, rác nhiễm dầu thu gom được hoặc thuê đơn vị chuyên môn xử lý theo quy định. Tổ chức làm sạch môi trường vệ sinh sạch sẽ khu vực nhiễm dầu, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống của nhân dân khu vực xảy ra sự cố. Sở TN&MT đánh giá kết quả xử lý ô nhiễm để làm căn cứ ra quyết định kết thúc việc xử lý sự cố.
- Bộ phận bảo đảm an ninh: Công an tỉnh chủ trì phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan đảm bảo an ninh, an toàn và trật tự xã hội và thành lập hành lang an toàn giao thông.
- Bộ phận phòng cháy chữa cháy: Cảnh sát PCCC&CNCH/Công an tỉnh chủ trì, phối hợp cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy, quản lý các nguồn nhiệt, nguồn lửa kể cả các nguồn nhiệt, nguồn lửa của các thiết bị, phương tiện tham gia ứng phó, hướng dẫn kỹ thuật cho đội phòng cháy chữa cháy của các cơ sở tham gia phòng cháy chữa cháy.
- Bộ phận y tế: Sở Y tế chỉ đạo lực lượng quân y của tỉnh phối hợp với các bệnh viện trên địa bàn thiết lập Bệnh viện dã chiến tại Trung tâm huyện Chợ Mới (nếu cần); cử cán bộ, y bác sỹ, nhân viên cùng trang thiết bị, cơ số thuốc để sơ, cấp cứu, điều trị bệnh cho nhân dân và cán bộ nhân viên làm công tác ứng cứu tại hiện trường, kịp thời, hiệu quả.
đ) Tổng hợp báo cáo theo quy định.
2.1. Tình huống: Xe chở xăng dầu của Công ty TNHH Hoàng Tiến và Xe chở xăng dầu của Công ty TNHH MTV Xuân Thành trong quá trình vận chuyển, khi đến địa phận xã Thanh Thịnh, huyện Chợ Mới bị đâm va với nhau, hậu quả cả hai xe rơi xuống sông cầu, làm dầu tràn ra sông, trữ lượng dầu trong hai xe khoảng 60 m3, gây ô nhiễm môi trường và có nguy cơ cháy nổ cao. Vị trí xe bị nạn cách Trung tâm thành phố Bắc Kạn khoảng 25 km, tại khu vực sự cố có gió Tây Nam cấp 4- cấp 5, dầu tràn ra hướng giữa sông trôi về phía hạ lưu. Sự cố xảy ra vượt quá khả năng ứng phó của chủ cơ sở, chủ cơ sở đề nghị UBND tỉnh Bắc Kạn tổ chức ứng phó.
2.1.1 Biện pháp xử lý
a) Tiếp nhận thông tin: Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PTDS-PCTT và TKCN-PCCC và CNCH của tỉnh sau khi tiếp nhận thông tin, lệnh cho chủ cơ sở quyết liệt ứng phó, ngăn chặn dầu tràn, đồng thời thông báo với các tàu thuyền hoạt động xung quanh khu vực đến hỗ trợ và tổ chức bảo vệ hiện trường, triển khai các biện pháp quan sát, cảnh báo không cho người, phương tiện di chuyển vào khu vực xảy ra sự cố. Văn phòng thường trực Ban chỉ huy PTDS-PCTT và TKCN-PCCC và CNCH tỉnh báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh.
b) Vận hành cơ chế: Nhận được thông tin từ văn phòng thường trực, Chủ tịch UBND tỉnh tổ chức vận hành cơ chế họp Ban chỉ huy PTDS-PCTT và TKCN-PCCC và CNCH của tỉnh; thông báo cho Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh phối hợp với các sở ngành, cơ động lực lượng, phương tiện ra ứng cứu; đồng thời thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan chuẩn bị lực lượng phương tiện sẵn sàng tham gia ứng phó khi có lệnh.
c) Thiết lập Sở chỉ huy tại hiện trường: Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định thành lập Sở chỉ huy tại hiện trường, thành phần gồm:
- Chỉ huy trưởng: Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách lĩnh vực trực tiếp chỉ huy, chỉ đạo;
- Chỉ huy hiện trường: Do Chỉ huy trưởng chỉ định; giúp chỉ huy trưởng trực tiếp chỉ huy, điều phối các lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó, khắc phục hậu quả SCTD.
- Các thành viên gồm: Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự, Công an tỉnh, Lãnh đạo các Sở: TN&MT, Công thương, NN&PTNT, Y tế, GTVT, Thông tin và Truyền thông, UBND huyện Chợ Mới.
d) Tổ chức ứng phó: Chỉ huy trưởng Sở chỉ huy tại hiện trường chỉ đạo đồng thời các lực lượng tổ chức thực hiện công tác ƯPSCTD, cụ thể như sau:
- Bộ phận thông báo, báo động: Sau khi nhận được báo cáo của Văn phòng thường trực Ban chỉ huy PTDS-PCTT và TKCN-PCCC và CNCH. Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo Bộ CHQS tỉnh, Công an tỉnh, cơ động lực lượng, phương tiện nhanh chóng ra hiện trường ứng cứu, đồng thời thông báo cho các Sở, ban ngành của tỉnh và các đơn vị hiệp đồng với tỉnh. Đồng thời báo cáo Lãnh đạo Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huy động lực lượng, phương tiện của Trung tâm ƯPSCTD khu vực miền Bắc cùng tham gia ứng phó và thông báo cho các cơ quan chuyên môn các Bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan về tình hình sự cố. Các cơ quan, đơn vị nhận được chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, tổ chức báo động đến toàn bộ lực lượng đơn vị mình và cơ động đến hiện trường xảy ra sự cố để tham gia ứng phó. Các lực lượng làm công tác an ninh triển khai các phương án khẩn cấp để bảo vệ hiện trường.
- Bộ phận chốt chặn, tuần tra bảo vệ hiện trường: Nhận được chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, Sở chỉ huy tại hiện trường chỉ đạo Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, phối hợp với lực lượng tại chỗ tổ chức tuần tra, bảo vệ an ninh, an toàn tại hiện trường không cho người, phương tiện đi vào khu vực xảy ra SCTD.
- Bộ phận sơ tán tàu thuyền và người dân: Sở chỉ huy tại hiện trường chỉ đạo lực lượng Bộ CHQS tỉnh, Công an tỉnh, phối hợp với các tàu, thuyền hoạt động xung quanh nhanh chóng sơ tán người dân và phương tiện ra khỏi khu vực xảy ra sự cố.
- Bộ phận ƯPSCTD: Chỉ huy trưởng Sở chỉ huy tại hiện trường chỉ đạo Sở NN&PTNT thông báo cho các đơn vị đóng các công trình thủy lợi, các khu vực bị ảnh hưởng và thông báo cho các tổ chức, hộ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản (trên sông, các ao, hồ) trong khu vực bị ảnh hưởng có biện pháp phòng ngừa, khắc phục. Đồng thời chỉ đạo lực lượng tại chỗ gồm: Bộ CHQS tỉnh, Công an tỉnh, các đơn vị hiệp đồng với tỉnh phối hợp với Trung tâm ƯPSCTD khu vực miền Bắc nhanh chóng triển khai các nội dung sau (trong thời gian Trung tâm ƯPSCTD khu vực miền Bắc cơ động đến hiện trường, khoảng 8-10 giờ. Sở chỉ huy tại hiện trường tổ chức lực lượng ứng phó theo phương châm “4 tại chỗ”).
+ Ngăn chặn nguồn phát ra dầu tràn: Chỉ huy trưởng Sở chỉ huy tại hiện trường lệnh cho lực lượng tại chỗ nhanh chóng đóng khóa van, nắp téc bồn chứa dầu, khắc phục các vết rò, thủng của bồn chứa nhiên liệu không cho hoặc hạn chế dầu tràn ra ngoài;
+ Khoanh vùng khu vực dầu tràn: Chỉ huy trưởng Sở chỉ huy tại hiện trường chỉ đạo lực lượng tại chỗ: Bộ CHQS tỉnh, Công an tỉnh, cùng với các đơn vị hiệp đồng với tỉnh phối hợp với Trung tâm ƯPSCTD khu vực miền Bắc sử dụng phao quây chặn dầu, tấm thấm dầu, gối thấm dầu... để ngăn chặn, khống chế, khoanh vùng nguồn dầu tràn hoặc chuyển hướng di chuyển của vệt dầu... hạn chế tối đa việc lan rộng ảnh hưởng đến môi trường;
+ Thu hồi dầu tràn: Chỉ huy trưởng Sở chỉ huy tại hiện trường sử dụng lực lượng tại chỗ: Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Công an tỉnh, các đơn vị hiệp đồng với tỉnh phối hợp với Trung tâm ƯPSCTD khu vực miền Bắc sử dụng thiết bị bơm hút dầu, gối thấm dầu, tấm thấm dầu... để thu hồi dầu tràn.
- Bộ phận thu gom rác thải nhiễm dầu: Chỉ huy trưởng Sở chỉ huy tại hiện trường chỉ đạo Sở TN&MT phối hợp với lực lượng tham gia ứng phó và UBND huyện Chợ Mới cùng các phương tiện chuyên dụng tiến hành thu gom rác thải nhiễm dầu đưa về nơi tập kết để xử lý theo quy định.
- Bộ phận bảo đảm hậu cần, phương tiện cơ động: Các lực lượng tham gia ứng phó sự cố tự bảo đảm phương tiện cơ động và bảo đảm hậu cần cho lực lượng của mình.
- Bộ phận khắc phục hậu quả môi trường: Chỉ huy trưởng Sở chỉ huy tại hiện trường chỉ đạo Sở TN&MT phối hợp với các cơ quan chức năng và UBND huyện Chợ Mới tổ chức khắc phục hậu quả và xử lý dầu, rác nhiễm dầu thu gom được hoặc thuê đơn vị chuyên môn xử lý theo quy định. Xử lý triệt để dầu nhiễm vào bờ, ngấm vào đất. Sở TN&MT đánh giá kết quả xử lý ô nhiễm để làm căn cứ ra quyết định kết thúc việc xử lý sự cố.
- Bộ phận bảo đảm an ninh: Công an tỉnh chủ trì phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, cơ quan, đơn vị liên quan đảm bảo an ninh, an toàn, trật tự xã hội khu vực xảy ra sự cố và thành lập hành lang an toàn giao thông trên sông.
- Bộ phận phòng cháy chữa cháy: Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy, quản lý các nguồn nhiệt, nguồn lửa kể cả các nguồn nhiệt, nguồn lửa của các thiết bị, phương tiện tham gia ứng phó, hướng dẫn kỹ thuật cho đội phòng cháy chữa cháy của các cơ sở tham gia phòng cháy, chữa cháy.
- Bộ phận y tế: Sở Y tế chỉ đạo lực lượng y tế của tỉnh cử cán bộ, y bác sỹ, nhân viên cùng trang thiết bị, cơ số thuốc để sơ, cấp cứu, điều trị bệnh cho người dân và cán bộ nhân viên làm công tác ứng cứu tại hiện trường, kịp thời, hiệu quả.
đ) Tổng hợp báo cáo theo quy định.
e) Triển khai các hoạt động thu gom ven sông
- Trường hợp dầu chưa bị phong hóa
+ Tổ chức lực lượng tại địa phương (Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Ban CHQS huyện, lực lượng dân quân tự vệ, nhân dân...) thành các đội, nhóm nhỏ, sử dụng những dụng cụ thô sơ (cuốc, xô, xẻng...) thu gom dầu trên bờ, không cho chúng lan rộng; Dùng các vật liệu có khả năng thấm hút như: Tấm thấm hút dầu, xơ dừa, rơm rạ thấm hút dầu sau đó gom lại chứa vào các thiết bị, vật dụng chứa chất thải nguy hại để đem đi xử lý theo quy định.
+ Tổ chức phun rửa các bờ kè, đường bờ bị dầu bám dính.
- Trường hợp dầu đã bị phong hóa
+ Tổ chức lực lượng tại địa phương (Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Ban CHQS huyện, lực lượng dân quân tự vệ, người dân...) thành các đội, nhóm nhỏ, sử dụng những dụng cụ thô sơ (cuốc, xô, xẻng...) thu gom dầu vào bao hoặc các vật chứa không bị thấm nước, toàn bộ công đoạn này phải thực hiện trước khi trời nắng mạnh; Thu gom bằng phương pháp cuốn chiếu từ ngoài mép nước vào trong bờ, tập kết lên những vị trí có địa hình cao mà sóng không tới được.
+ Sở TN&MT phối hợp với Sở Giao thông vận tải, UBND huyện Chợ Mới huy động phương tiện vận chuyển dầu ô nhiễm thu gom được, về các vị trí tập kết dầu gần nhất và tiến hành xử lý dầu, rác nhiễm dầu thu gom được hoặc thuê đơn vị chuyên môn xử lý theo quy định Thông tư 36/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại.
V. NHIỆM VỤ CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
1. Nhiệm vụ chung
- Xây dựng kế hoạch ứng phó thảm họa tràn dầu của đơn vị mình. Chuẩn bị lực lượng, phương tiện, tổ chức tập huấn, huấn luyện, diễn tập nâng cao năng lực phòng ngừa, ƯPSCTD.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trong phòng ngừa, ứng phó, khắc phục SCTD.
- Duy trì nghiêm chế độ ứng trực 24/24, kịp thời ứng phó các tình huống SCTD xảy ra
- Sẵn sàng lực lượng, phương tiện tham gia theo Kế hoạch quốc gia về ứng phó sự cố tràn dầu.
2. Nhiệm vụ cụ thể
2.1. UBND tỉnh
- Hướng dẫn cho các Sở, ban, ngành, các cơ sở, UBND huyện, thành phố trực thuộc tỉnh và các đơn vị triển khai thực hiện Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu theo quy định.
- Xây dựng, cập nhật Kế hoạch ƯPSCTD của tỉnh trình Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thẩm định và phê duyệt.
- Bố trí ngân sách bảo đảm cho hoạt động thường xuyên về công tác ứng phó sự cố tràn dầu và đầu tư mua sắm trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu theo Kế hoạch đã được Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn phê duyệt.
- Bố trí ngân sách chi trả kịp thời cho việc huy động nguồn lực ứng cứu SCTD không xác định được bên gây sự cố, SCTD không rõ nguyên nhân, SCTD mà bên gây sự cố không có khả năng chi trả.
- Hướng dẫn UBND các huyện, thành phố trực thuộc tỉnh và các cơ sở có hoạt động liên quan đến xăng dầu trên địa bàn tỉnh xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cấp cơ sở và kiểm tra giám sát việc tổ chức triển khai thực hiện.
- Chỉ đạo các huyện, thành phố trực thuộc tỉnh và các cơ sở tổ chức tập huấn, huấn luyện, diễn tập ứng phó, khắc phục hậu quả SCTD theo định kỳ; tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng, phổ biến kiến thức về nguy cơ, hiểm họa của sự cố tràn dầu để bảo vệ môi trường, chủ động phòng tránh và kịp thời ứng phó.
- Chỉ đạo, chỉ huy ứng phó kịp thời, hiệu quả các tình huống tràn dầu xảy ra trên địa bàn tỉnh;
- Tổng hợp, báo cáo định kỳ hàng năm, đột xuất về kết quả thực hiện công tác ứng phó sự cố tràn của tỉnh về Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.
2.2. Ban chỉ huy PTDS-PCTT và TKCN-PCCC và CNCH tỉnh
- Chủ trì chỉ đạo ứng phó theo kế hoạch ƯPSCTD của tỉnh, huy động lực lượng, phương tiện của địa phương và của các đơn vị thuộc các Bộ, ngành đứng chân trên địa bàn tỉnh tham gia ứng phó.
- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa, khắc phục phương tiện, trang thiết bị ứng phó, nhằm kịp thời khắc phục những hỏng hóc bất thường để đảm bảo trong trạng thái sẵn sàng ứng phó, đồng thời tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng kế hoạch nâng cao năng lực đầu tư, mua sắm bổ sung, tăng cường các phương tiện, trang thiết bị, đào tạo nhân lực của tỉnh cho những năm tiếp theo, nhằm đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ khi có SCTD xảy ra trên địa bàn tỉnh và chỉ đạo các đơn vị thuộc quyền mua sắm phương tiện, trang thiết bị theo quy định.
- Chủ trì, chỉ đạo tổ chức tập huấn, huấn luyện, diễn tập về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả SCTD tại tỉnh; thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng, phổ biến kiến thức về nguy cơ, hiểm họa của SCTD để bảo vệ môi trường, chủ động phòng tránh và kịp thời ứng phó sự cố tại địa phương;
- Tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, các đoàn thể, các tổ chức, cá nhân và nhân dân phối hợp triển khai thực hiện có hiệu quả công tác ƯPSCTD trên địa bàn tỉnh;
- Tổ chức Sở chỉ huy tại hiện trường tham gia đề xuất các biện pháp ƯPSCTD và chỉ huy trực tiếp công tác ứng phó kịp thời, hiệu quả.
- Quyết định, định hướng việc cung cấp thông tin về sự cố cho các phương tiện truyền thông và trưng dụng, điều động lực lượng và phương tiện, trang thiết bị ƯPSCTD của các sở ban ngành, đơn vị, cơ sở trên địa bàn tỉnh để phục vụ ƯPSCTD cấp tỉnh;
- Hàng năm sơ, tổng kết đánh giá công tác ƯPSCTD, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn và các Bộ, cơ quan ngang bộ theo chức năng. Báo cáo đột xuất khi được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
2.3. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
- Chủ trì tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng, cập nhật Kế hoạch ƯPSCTD cấp tỉnh trình Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thẩm định, phê duyệt; tham mưu UBND tỉnh thẩm định, phê duyệt và kiểm tra việc xây dựng và thực hiện Kế hoạch ƯPSCTD của các huyện, thành phố trực thuộc tỉnh;
- Tham mưu đề xuất cho Chủ tịch UBND tỉnh và Ban chỉ huy PTDS-PCTT và TKCN-PCCC và CNCH tỉnh về phương án ứng phó, sử dụng lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó SCTD trên đất liền.
- Tham mưu cho UBND tỉnh ký hiệp đồng ứng trực và tổ chức ứng phó, khắc phục sự cố với đơn vị có chức năng, đủ năng lực để tham gia ƯPSCTD trên địa bàn tỉnh khi có SCTD xảy ra.
- Điều động lực lượng, phương tiện, phối hợp hiệp đồng với các đơn vị của Bộ, Quân khu đứng chân trên địa bàn và triển khai lực lượng, phương tiện tham gia công tác cứu nạn, cứu hộ và ứng phó khắc phục hậu quả SCTD xảy ra trên đất liền;
- Tổ chức tập huấn, huấn luyện, diễn tập, nâng cao trình độ tổ chức, chỉ huy điều hành của chỉ huy các cấp và hành động phối hợp, hiệp đồng của bộ đội trong công tác ứng phó, khắc phục hậu quả do SCTD gây ra.
- Phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan thành lập Sở Chỉ huy hiện trường để Ban chỉ huy PTDS-PCTT và TKCN-PCCC và CNCH tỉnh chỉ đạo, điều hành trực tiếp công tác ƯPSCTD cấp tỉnh.
- Chỉ đạo Ban Chỉ huy quân sự các huyện, thành phố triển khai lực lượng phối hợp với lực lượng công an chốt chặn bảo vệ hiện trường, bảo đảm an ninh trật tự; triển khai lực lượng, phương tiện tham gia ƯPSCTD khi có lệnh.
- Tổng hợp, báo cáo về UBND tỉnh và theo quy định.
2.4. Công an tỉnh
- Tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh và BCH Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh về công tác phòng cháy chữa cháy - cứu hộ cứu nạn trong ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương, đơn vị có liên quan sẵn sàng, triển khai lực lượng, phương tiện PCCC hoặc đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ và cứu hộ, cứu nạn;
- Tổ chức lực lượng bảo vệ hiện trường khu vực sự cố không cho người và các phương tiện không có nhiệm vụ vào khu vực sự cố; phối hợp địa phương tổ chức di tản người và tài sản ra khỏi khu vực xảy ra sự cố nếu cần thiết;
- Chỉ đạo các đơn vị thuộc quyền nắm chắc tình hình, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, hướng dẫn phân luồng giao thông tại khu vực xảy ra SCTD, cháy nổ;
- Phối hợp với các cơ quan chức năng điều tra làm rõ nguyên nhân xảy ra SCTD và cháy nổ; xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở TN&MT, Sở Công thương yêu cầu bắt buộc hoặc cưỡng chế bên gây ra SCTD hoàn thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại do SCTD gây ra.
- Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các đơn vị kinh doanh vi phạm công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là các phương tiện vận chuyển, kinh doanh xăng dầu trên sông như: Hành vi kinh doanh xăng dầu không đúng vị trí, trang thiết bị ƯPSCTD không đầy đủ, các phương tiện vận tải không đảm bảo đủ điều kiện về an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường khi tham gia giao thông.
2.5. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Tham mưu, hướng dẫn, các hoạt động bảo vệ môi trường trong khắc phục và làm sạch đường bờ, quản lý chất thải sau thu gom; các phương án bảo vệ vùng nhạy cảm; điều tra, đánh giá thiệt hại về môi trường và xây dựng các chương trình phục hồi môi trường sau tràn dầu; phối hợp với các cơ quan liên quan xác định nguyên nhân gây ra sự cố tràn dầu.
- Phối hợp với Sở Công thương, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh tham mưu cho BCH Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh tổ chức ứng phó, khắc phục hậu quả do SCTD gây ra.
- Tổ chức đào tạo, tập huấn, huấn luyện, diễn tập cho các lực lượng thuộc quyền và các cơ sở về công tác ứng phó, khắc phục hậu quả SCTD. Tuyên truyền, giáo dục cộng đồng, phổ biến kiến thức về nguy cơ, hiểm họa của SCTD để chủ động phòng tránh, ứng phó.
- Tổ chức đánh giá ô nhiễm đất và nguồn nước, không khí xung quanh khu vực xảy ra sự cố; khuyến cáo, đề xuất các biện pháp nhằm bảo đảm sức khỏe, tài sản của người dân có liên quan và lực lượng tham gia ứng phó sự cố. Theo dõi đánh giá kết quả xử lý sự cố làm căn cứ ra quyết định hoạt động xử lý ô nhiễm đã triệt để, phục hồi môi trường sau sự cố đã hoàn thành.
- Điều tra, đánh giá thiệt hại về môi trường và xây dựng các chương trình phục hồi môi trường sau tràn dầu đối với các SCTD cấp tỉnh.
- Phối hợp với Sở Tài chính, Công an tỉnh, Sở Công thương yêu cầu bắt buộc hoặc cưỡng chế bên gây ra SCTD bồi thường thiệt hại theo quy định.
- Tổng hợp, báo cáo về UBND tỉnh theo quy định.
2.6. Sở Công Thương
- Phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu phương án ứng phó cụ thể cho Sở chỉ huy thường xuyên khi xảy ra sự cố;
- Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tập huấn, huấn luyện, diễn tập ứng phó, khắc phục hậu quả SCTD định kỳ; tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng để chủ động phòng tránh và kịp thời ứng phó;
- Phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu điều động nguồn lực ƯPSCTD trên địa bàn tỉnh;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu, hướng dẫn, giám sát công tác chuyên môn về kỹ thuật thu gom, xử lý dầu tràn tại hiện trường;
- Phối hợp với Sở Tài chính, Công an tỉnh, Sở TN&MT yêu cầu bắt buộc hoặc cưỡng chế bên gây ra SCTD bồi thường thiệt hại theo quy định;
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan chỉ đạo các đơn vị thuộc phạm vi quản lý để huy động lực lượng, phương tiện tham gia ƯPSCTD khi có tình huống xảy ra;
- Phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra việc thực hiện các quy định đối với các cơ sở kinh doanh xăng dầu để ngăn ngừa, hạn chế tối đa khả năng xảy ra sự cố tràn dầu; tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng để chủ động phòng tránh và kịp thời ứng phó; chỉ đạo các cơ sở hoạt động kinh doanh xăng dầu chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị sẵn sàng ứng phó khi có sự cố xảy ra;
- Tổng hợp, báo cáo về UBND tỉnh theo quy định.
2.7. Sở Giao thông vận tải
- Chỉ đạo các đơn vị đăng kiểm thuộc thẩm quyền quản lý nâng cao hiệu quả công tác kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với các phương tiện thủy nội địa theo các quy định hiện hành;
- Phối hợp với Công an tỉnh và các đơn vị liên quan tổ chức phân luồng bảo đảm an toàn giao thông đường bộ; Thiết lập các biển cảnh báo, thông báo không cho các đối tượng khác xâm nhập vào khu vực sự cố.
- Sẵn sàng lực lượng, phương tiện do đơn vị mình quản lý tham gia cứu hộ, cứu nạn, ƯPSCTD đồng thời phối hợp với các cơ quan liên quan giám sát hoạt động cứu hộ, cứu nạn, ƯPSCTD trên sông khi có yêu cầu của tỉnh.
2.8. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Phối hợp chính quyền địa phương tổ chức thông báo, tuyên truyền, vận động nhân dân có trách nhiệm trong phòng, chống, khắc phục khi SCTD; khi phát hiện các vệt dầu tràn trên sông phải thông báo ngay về cơ quan có thẩm quyền để xử lý;
- Phối hợp với chính quyền, địa phương thông báo cho người dân nuôi trồng thủy sản trên sông, ao, hồ di chuyển lồng bè nuôi ra khỏi các khu vực có vệt dầu hoặc khu vực xảy ra SCTD để không ảnh hưởng đến hoạt động nuôi trồng thủy sản. Đối với thủy sản nuôi, khai thác tại khu vực bị ô nhiễm do SCTD cần có kế hoạch giám sát, kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo An toàn thực phẩm trước khi sản phẩm được tiêu thụ trên thị trường.
- Cung cấp thông tin về các khu vực có hoạt động nuôi trồng thủy sản và khu vực nhạy cảm cần được bảo vệ để phục vụ công tác phòng chống, ngăn ngừa, khắc phục hậu quả khi SCTD xảy ra;
- Hỗ trợ các cơ quan liên quan thực hiện công tác giám sát môi trường và đánh giá thiệt hại (khu vực sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản ...) sau sự cố.
2.9. Sở Tài Chính
- Đảm bảo kinh phí, ngân sách cho hoạt động ứng phó, khắc phục SCTD được thực hiện nhanh chóng và đúng quy định.
- Quản lý tài chính theo quy định trong quá trình mua sắm vật tư, thiết bị ƯPSCTD; Giám sát và ghi nhận toàn bộ chi phí và nguồn lực tiêu hao cho hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả do SCTD gây ra. Tổng hợp thiệt hại từ tất cả các đơn vị liên quan phục vụ công tác bồi thường thiệt hại.
- Chủ trì, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thanh quyết toán kinh phí, bồi thường thiệt hại trong quá trình ứng phó và khắc phục hậu quả do SCTD gây ra.
- Chủ trì giải quyết các vấn đề tài chính liên quan đến quá trình ứng phó sự cố và công tác bồi thường thiệt hại. Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Sở TN&MT, Sở Công thương... lập hồ sơ pháp lý, yêu cầu bắt buộc hoặc cưỡng chế bên gây ra SCTD hoàn thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
2.10. Sở Y tế
- Chỉ đạo các bệnh viện công lập, chuẩn bị phương tiện vận chuyển, vật tư y tế và các trang thiết bị sơ cấp cứu cần thiết, sẵn sàng tham gia cấp cứu, vận chuyển người bị nạn.
- Cử cán bộ y tế thường trực tại hiện trường xảy ra SCTD, để đảm bảo thực hiện công tác cấp cứu kịp thời cho các nạn nhân và lực lượng tham gia ứng phó sự cố.
- Tham mưu, tư vấn cho các cơ quan, đơn vị và phối hợp tuyên truyền cho nhân dân hiểu biết về những ảnh hưởng của dầu đối với sức khỏe con người. Phối hợp xây dựng phương; án đảm bảo sức khỏe cho lực lượng tham gia ứng cứu.
2.11. Sở Thông tin và Truyền thông
- Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho người dân trong công tác phòng ngừa và ƯPSCTD.
- Truyền đạt kịp thời mọi mệnh lệnh, công điện của UBND tỉnh và Ban Chỉ huy PTDS-PCTT và TKCN-PCCC và CNCH tỉnh đầy đủ, chính xác những thông tin về ƯPSCTD để phòng ngừa và hạn chế SCTD xảy ra.
- Chỉ đạo các đài phát thanh, truyền hình và cơ quan thông tấn báo chí liên tục cập nhật, thông báo đầy đủ thông tin khi có sự cố xảy ra.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan đảm bảo thông tin, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành trong quá trình ứng phó, khắc phục sự cố. Phối hợp với các đơn vị liên quan để lập hệ thống vô tuyến dự phòng đảm bảo thông tin liên lạc khi cần thiết ở những vùng thường hay mất liên lạc (vùng sâu, vùng xa, vùng dễ bị chia cắt...). Bảo đảm thông tin liên lạc lưu động để phục vụ cho BCH Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn và các cấp chỉ huy, chỉ đạo ƯPSCTD.
2.12. UBND cấp huyện
- Hướng dẫn cho các xã, phường và các đơn vị triển khai thực hiện theo Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu và Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cấp tỉnh, cấp huyện đã được phê duyệt;
- Xây dựng Kế hoạch ƯPSCTD cấp huyện trình UBND tỉnh thẩm định, phê duyệt và triển khai thực hiện.
- Bố trí ngân sách bảo đảm cho hoạt động thường xuyên về công tác ƯPSCTD và đầu tư mua sắm trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu theo Kế hoạch đã được phê duyệt.
- Chủ động rà soát, đôn đốc các cơ sở có hoạt động liên quan đến xăng dầu trên địa bàn xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu theo quy định; tổ chức thẩm định, phê duyệt Kế hoạch ƯPSCTD của các cơ sở, dự án kinh doanh xăng, dầu theo quy định; kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện Kế hoạch tại địa phương;
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, phổ biến kiến thức về nguy cơ, tác hại cho con người và môi trường khi SCTD xảy ra, để chủ động phòng tránh và ứng phó kịp thời;
- Đối với các SCTD xảy ra trên đất liền, trên sông trên địa bàn 01 huyện, khi sự cố vượt quá khả năng ứng phó của cơ sở, sự cố không rõ nguyên nhân, đối tượng gây ra sự cố, thì UBND cấp huyện nơi có sự cố xảy ra chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan để thực hiện những nhiệm vụ cụ thể như sau:
+ Chỉ đạo, huy động lực lượng từ các cơ quan trực thuộc UBND cấp huyện, các cơ quan, đơn vị, cơ sở (bao gồm cơ sở gây sự cố, nếu có) đứng chân trên địa bàn huyện; các lực lượng tham gia ứng phó.
+ Chủ trì đánh giá, xác định thiệt hại, hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý, yêu cầu chủ cơ sở gây ra tràn dầu tại địa phương bồi thường thiệt hại.
+ Chịu trách nhiệm chi trả các chi phí liên quan phục vụ quá trình ứng phó sự cố cho các đơn vị được huy động bằng chi phí từ ngân sách cấp huyện hoặc chi phí bồi thường thiệt hại từ bên gây ra sự cố theo quy định, trong vòng 60 ngày kể từ ngày đơn vị được huy động kết thúc các hoạt động ứng phó và hoàn thiện hồ sơ thanh toán.
- Báo cáo định kỳ và đột xuất công tác ứng phó sự cố tràn dầu trên địa bàn về UBND tỉnh theo quy định;
2.13. Các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân liên quan khác
- Xây dựng, cập nhật Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt theo quy định.
- Đầu tư trang thiết bị tại chỗ đảm bảo đủ năng lực ứng phó các sự cố có thể xảy ra tại cơ sở. Chủ động, hiệp đồng sẵn sàng ứng phó sự cố tràn dầu với các đơn vị có chức năng, năng lực trong ƯPSCTD.
- Chủ động triển khai các hoạt động ứng phó, huy động nguồn lực ứng phó kịp thời, hiệu quả khi xảy ra SCTD.
- Bảo đảm kinh phí cho các hoạt động thường xuyên trong ứng phó sự cố tràn dầu và bồi thường thiệt hại do SCTD của cơ sở gây ra theo quy định của pháp luật;
- Sẵn sàng huy động phương tiện, trang thiết bị, vật tư tham gia ứng phó, khắc phục SCTD theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
1. Bảo đảm thông tin liên lạc
- Bảo đảm thông tin liên lạc cho chỉ huy, chỉ đạo: Sử dụng hệ thống thông tin vô tuyến điện, hữu tuyến điện, mạng thông tin vệ tinh VSAT truyền hình trực tiếp và mạng thông tin di động, thành lập Trung tâm thông tin ngay tại hiện trường để tiếp nhận và xử lý thông tin.
- Bảo đảm thông tin liên lạc cho lực lượng ứng phó, khắc phục hậu quả:
+ Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các đơn vị liên quan sử dụng hệ thống thông tin hiện hành, kết hợp với các phương tiện thông tin đại chúng như: Truyền thanh, truyền tin, hệ thống thông báo, báo động để nắm và truyền tin kịp thời đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, chỉ huy, điều hành ứng phó sự cố. Công bố số điện thoại liên lạc của cơ quan thường trực, đơn vị trực để tất cả các cơ sở, phương tiện vận tải được biết.
+ Trang bị máy bộ đàm cho đơn vị tìm kiếm cứu nạn, tiếp cận hiện trường đầu tiên và người chỉ huy hiện trường để đảm bảo thông tin liên lạc.
2. Bảo đảm trang thiết bị ƯPSCTD
Sử dụng trang thiết bị chuyên dụng, trang thiết bị hiện có của các cơ quan, đơn vị tham gia ứng phó và đầu tư mua sắm trang thiết bị để bảo đảm cho dự phòng. Khi sự cố vượt quá khả năng ứng phó của tỉnh đề nghị Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tăng cường nguồn lực, cấp bổ sung trang thiết bị để tham gia ứng phó có hiệu quả.
3. Bộ phận bảo đảm hậu cần, phương tiện cơ động
Các lực lượng tham gia ứng phó sự cố tự bảo đảm phương tiện cơ động và tổ chức bộ phận bảo đảm hậu cần cho lực lượng của mình.
4. Bảo đảm y tế
Sở Y tế chủ trì, chỉ đạo các bệnh viện trên địa bàn, lực lượng y tế của tỉnh thiết lập Bệnh viện dã chiến (nếu cần); cử cán bộ, y bác sỹ, nhân viên cùng trang thiết bị, cơ số thuốc để sơ, cấp cứu, điều trị bệnh cho nhân dân và cán bộ nhân viên làm công tác ứng cứu tại hiện trường, kịp thời, hiệu quả.
5. Bảo đảm an ninh - trật tự an toàn xã hội
Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với lực lượng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh (đối với sự cố trên đất liền) và các đơn vị liên quan đảm bảo giao thông, an ninh, an toàn cho các phương tiện giao thông và trật tự an toàn xã hội khu vực xảy ra sự cố.
6. Bảo đảm tài chính
- Chủ cơ sở hoặc chủ tàu gây SCTD phải chịu trách nhiệm bồi thường, chi phí ứng phó và các thiệt hại về kinh tế, tổn thất về môi trường. Bên chịu trách nhiệm bồi thường phối hợp với các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền và chính quyền địa phương nơi xảy ra sự cố để giải quyết việc chi phí, bồi thường thiệt hại cho con người và môi trường do SCTD gây ra.
- UBND tỉnh có trách nhiệm thanh toán toàn bộ chi phí tham gia ƯPSCTD cho các tổ chức, cá nhân được huy động, đồng thời yêu cầu bên chịu trách nhiệm bồi thường phải bồi thường lại các chi phí đã thanh toán.
- Trường hợp chưa xác định được đối tượng gây ra SCTD thì ngân sách thanh toán cho các hoạt động ứng phó được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24/03/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động ƯPSCTD.
Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định thành lập SCH gồm:
1. Sở Chỉ huy thường xuyên
- Trụ sở: Tại trụ sở UBND tỉnh do Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp chỉ huy, chỉ đạo công tác ứng phó.
Ban Chỉ huy PTDS-PCTT và TKCN-PCCC và CNCH tỉnh là Sở Chỉ huy thường xuyên trong công tác ứng phó, khắc phục SCTD cấp tỉnh.
- Thành phần
+ Trưởng ban: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trực tiếp chỉ huy, chỉ đạo công tác ứng phó.
+ Các Phó Trưởng ban: 01 đ/c Phó chủ tịch UBND tỉnh (thường trực), Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh, Giám đốc Sở NN và PTNT tỉnh.
+ Các thành viên: Chánh văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Công thương; Tài nguyên và môi trường; Giao thông vận tải; Giáo dục và đào tạo; Khoa học và công nghệ; Kế hoạch và đầu tư; Y tế; Xây dựng; Tài chính; Lao động-Thương binh và xã hội; Thông tin và truyền thông; Giám đốc Đài PTTH tỉnh...
- Nhiệm vụ
+ Chỉ huy, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về kết quả lãnh đạo trước Đảng ủy, UBND tỉnh và Lãnh đạo Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn về kết quả công tác ứng phó, khắc phục hậu quả SCTD;
+ Đánh giá, nhận định tình hình, khả năng diễn biến sự cố xảy ra, đề ra phương án, biện pháp ứng phó, điều động bổ sung nguồn lực nếu cần thiết. Báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cơ quan chức năng của các Bộ, ngành để theo dõi, tổng hợp;
+ Theo dõi, tổ chức việc ứng phó, khắc phục sự cố theo phương án đã được xác định.
+ Bổ sung lực lượng, phương tiện cho lực lượng tham gia ứng phó (khi cần thiết).
2. Sở Chỉ huy tại hiện trường
- Trụ sở: Tại khu vực xảy ra sự cố, do Phó Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp chỉ huy, chỉ đạo công tác ứng phó.
- Thành phần
+ Chỉ huy trưởng: Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách lĩnh vực trực tiếp chỉ huy, chỉ đạo.
+ Chỉ huy hiện trường: Do Chỉ huy trưởng chỉ định; giúp chỉ huy trưởng trực tiếp chỉ huy, điều phối các lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó, khắc phục hậu quả SCTD.
+ Các thành viên: Lãnh đạo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Công an tỉnh; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Y tế; Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Công Thương; Sở NN&PTNT; Sở GTVT; UBND cấp huyện nơi xảy ra sự cố.
- Nhiệm vụ
+ Chủ động phối hợp với Trung tâm ƯPSCTD khu vực miền Bắc; các cơ quan, đơn vị liên quan, các tổ chức, cá nhân huy động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, vật tư nhanh chóng có mặt tại hiện trường để tham gia ứng phó, khắc phục sự cố;
+ Chỉ huy, chỉ đạo các lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó, khắc phục hậu quả SCTD có hiệu quả, bảo đảm an toàn cho người và phương tiện tham gia ứng phó;
+ Chỉ đạo cơ quan chức năng của tỉnh phối hợp với chính quyền địa phương nơi xảy ra sự cố tổ chức khắc phục hậu quả và xử lý ô nhiễm môi trường sau sự cố theo quy định;
+ Thường xuyên báo cáo kết quả ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố hoặc sự cố phát sinh về Sở chỉ huy thường xuyên.
Nhận được kế hoạch này các sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị, UBND các huyện, thành phố trực thuộc tỉnh, các cơ sở hoạt động liên quan đến xăng dầu xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
DANH SÁCH CÁC KHO, TRẠM, CỬA HÀNG XĂNG DẦU
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
(Kèm theo Kế hoạch số 781/KH-UBND ngày 02/12/2022 của UBND tỉnh Bắc Kạn)
STT |
Tên Cơ sở |
Địa chỉ |
Số điện thoại |
Doanh nghiệp chủ quản |
Dung tích bể chứa (m3) |
Phân cấp cửa hàng |
|
Xăng |
Dầu |
||||||
1 |
Petrolimex - Cửa hàng 30, CNXD Bắc Kạn |
Tổ 9, phường Phùng Chí Kiên, TP Bắc Kạn |
02093.870 323 |
CN XD Bắc Kạn |
50 |
100 |
Cấp 1 |
2 |
Petrolimex - Cửa hàng 34, CNXD Bắc Kạn |
Tổ 7, Minh Khai, TP Bắc Kạn |
02093.871 356 |
30 |
15 |
Cấp 3 |
|
3 |
Petrolimex - Cửa hàng 38, CNXD Bắc Kạn |
Tổ 4, Đức Xuân, TP Bắc Kạn |
02093873 594 |
30 |
25 |
Cấp 3 |
|
4 |
Petrolimex - Cửa hàng 42, CNXD Bắc Kạn |
Thác Giềng, phường Xuất Hóa, TP Bắc Kạn |
02093.861 114 |
35 |
15 |
Cấp 3 |
|
5 |
Petrolimex - Cửa hàng 43, CNXD Bắc Kạn |
Tổ 4, Sông Cầu, Bắc Kạn |
02093.811 228 |
30 |
15 |
Cấp 3 |
|
6 |
Petrolimex - Cửa hàng 91, CNXD Bắc Kạn |
Tổ 13, phường Sông Cầu, TP Bắc Kạn |
02093.252013 |
30 |
25 |
Cấp 3 |
|
7 |
Petrolimex - Cửa hàng 92, CNXD Bắc Kạn |
Tổ 9, phường Phùng Chí Kiên, TP Bắc Kạn |
2.093.252.013 |
50 |
25 |
Cấp 3 |
|
8 |
Petrolimex - Cửa hàng 93, CNXD Bắc Kạn |
Giao Lâm, phường Huyền Tụng, TP Bắc Kạn |
02093 887 888 |
30 |
25 |
Cấp 3 |
|
9 |
Cửa hàng xăng dầu Thành Quý |
Tổ 11C, phường Đức Xuân, TP BK |
02093.871299 |
CT TNHH MTV Xuân Thành Bắc Kạn |
30 |
75 |
Cấp 2 |
10 |
Cửa hàng xăng dầu Đoàn Kết |
Đoàn Kết, phường Xuất Hóa, TP Bắc Kạn |
02093.865 836 |
CT Xăng dầu, dầu khí Hà Nội CN Bắc Kạn |
30 |
25 |
Cấp 3 |
11 |
Trạm cấp phát xăng dầu Quân đội |
Nam Đội Thân, xã Nông Thượng, TP Bắc Kạn |
02093.871406 |
Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Kạn |
15 |
15 |
Cấp 3 |
12 |
Cửa hàng xăng dầu Hoàng Thành |
Bản Đồn 2, phường Xuất Hóa, TP Bắc Kạn |
2.093.861.837 |
DNTN Hoàng Thành |
10 |
15 |
Cấp 3 |
13 |
Cửa hàng xăng dầu Lan Anh |
Tổ 5, phường Phùng Chí Kiên, TP Bắc Kạn |
0969656767 |
DNTN Lan Anh |
30 |
50 |
Cấp 3 |
14 |
Cửa hàng xăng dầu Tuấn Viết |
Khuổi Lặng, phường Huyền Tụng, Bắc Kạn |
02093872175 |
Công ty TNHH Hoàng Tiến |
100 |
50 |
Cấp 1 |
15 |
Petrolimex - Cửa hàng 31, CNXD Bắc Kạn |
TT Đồng Tâm, huyện Chợ Mới |
02093.864 051 |
Chi nhánh xăng dầu Bắc Kạn |
35 |
25 |
Cấp 3 |
16 |
Petrolimex - Cửa hàng 36, CNXD Bắc Kạn |
Xã Nông Hạ, huyện Chợ Mới |
02093.872 053 |
20 |
12 |
Cấp 3 |
|
17 |
Cửa hàng xăng dầu Huấn Là |
Tổ 1, TT Đồng Tâm, huyện Chợ Mới |
02093.864 034 |
DNTN Huấn Là |
20 |
15 |
Cấp 3 |
18 |
Cửa hàng xăng dầu Việt Hùng |
Nà Khon, thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới |
0986 370 999 |
DNTN Việt Hùng |
30 |
25 |
Cấp 3 |
19 |
Cửa hàng xăng dầu Thái Sơn |
Xã Yên Hân, huyện Chợ Mới |
02093864 934 |
DNTN Thái Sơn |
20 |
10 |
Cấp 3 |
20 |
Cửa hàng xăng dầu Thanh Bình |
Xã Thanh Thịnh, huyện Chợ Mới |
02093.865 836 |
CTCP Xăng dầu dầu khí Hà Nội CN Bắc Kạn |
50 |
25 |
Cấp 3 |
21 |
Cửa hàng xăng dầu Huấn Hòa |
Nà Khon, xã Yên Đĩnh, huyện Chợ Mới |
02093.864 666 |
DNTN Huấn Hòa |
20 |
20 |
Cấp 3 |
22 |
Cửa hàng xăng dầu Cao Kỳ |
Xã Cao Kỳ, huyện Chợ Mới |
02092 216 109 |
50 |
25 |
Cấp 3 |
|
23 |
Cửa hàng xăng dầu Huấn Hoà số 06 |
Xã Quảng Chu, Chợ Mới |
0983790009 |
20 |
10 |
Cấp 3 |
|
24 |
Cửa hàng xăng dầu Thanh Mai |
Xã Thanh Mai, huyện Chợ Mới |
02093 862.303 |
DNTN Quang Trường |
10 |
10 |
Cấp 3 |
25 |
Cửa hàng xăng dầu Thắng Lợi |
Xã Bình Văn, huyện Chợ Mới |
02093 864 938 |
HTX Thắng Lợi |
15 |
30 |
Cấp 3 |
26 |
Cửa hàng xăng dầu Thanh Khiết |
Xã Mai Lạp, huyện Chợ Mới |
0977998992 |
Công ty TNHH MTV Thanh Khiết |
10 |
10 |
Cấp 3 |
27 |
Cửa hàng xăng dầu Doanh Đạt |
Xã Như Cố, huyện Chợ Mới |
02093 864 304 |
Công ty TNHH Doanh Đạt |
10 |
10 |
Cấp 3 |
28 |
Petrolimex - Cửa hàng 32, CNXD Bắc Kạn |
TT Phủ Thông, huyện Bạch Thông |
3.850.012 |
Chi nhánh xăng dầu Bắc Kạn |
30 |
25 |
Cấp 3 |
29 |
Petrolimex - Cửa hàng 46, CNXD Bắc Kạn |
Xã Cẩm Giàng, huyện Bạch Thông |
3.850.646 |
30 |
15 |
Cấp 3 |
|
30 |
Petrolimex - Cửa hàng 94, CNXD Bắc Kạn |
Xã Quân Bình, huyện Bạch Thông |
02093 887 888 |
25 |
25 |
Cấp 3 |
|
31 |
Cửa hàng xăng dầu Thành Đạt số 10 |
Thôn Khuổi Cò, xã Dương Phong, huyện Bạch Thông |
|
Công ty TNHH Hoàng Tiến |
20 |
10 |
Cấp 3 |
32 |
Petrolimex - Cửa hàng 49, CNXD Bắc Kạn |
Xã Bằng Vân, huyện Ngân Sơn |
3.877.888 |
Chi nhánh xăng dầu Bắc Kạn |
15 |
15 |
Cấp 3 |
33 |
Petrolimex - Cửa hàng 33, CNXD Bắc Kạn |
TT Nà Phặc, huyện Ngân Sơn |
3.877.137 |
35 |
50 |
Cấp 3 |
|
34 |
Petrolimex - Cửa hàng 35, CNXD Bắc Kạn |
Vân Tùng, Ngân Sơn |
3.874.045 |
30 |
25 |
Cấp 3 |
|
35 |
Cửa hàng xăng dầu Sáng Thế |
Khu Chợ, xã Thuần Mang, huyện Ngân Sơn |
3.506.145 |
DNTN Sáng Thế |
15 |
15 |
Cấp 3 |
36 |
Cửa hàng xăng dầu Tiến Đạt |
Xã Bằng Vân, huyện Ngân Sơn |
3.874.394 |
DNTN Tiến Đạt |
30 |
15 |
Cấp 3 |
37 |
Cửa hàng xăng dầu Lộc An |
Tiểu khu II, Nà Pặc, Ngân Sơn |
3.877.223 |
DNTN Lộc An |
30 |
25 |
Cấp 3 |
38 |
Cửa hàng xăng dầu Lộc An số 2 |
Đèo gió, xã Vân Tùng, huyện Ngân Sơn |
3.872.175 |
25 |
25 |
Cấp 3 |
|
39 |
Cửa hàng xăng dầu Tình Lợi |
Khu Chợ, xã Bằng Vân, huyện Ngân Sơn |
0982164029 |
DNTN Tình Lợi |
25 |
15 |
Cấp 3 |
40 |
Cửa hàng xăng dầu Tuấn Long |
Xã Lãng Ngâm, huyện Ngân Sơn |
0977 962 192 |
DNTN Tuấn Long |
15 |
15 |
Cấp 3 |
41 |
Petrolimex - Cửa hàng 37, CNXD Bắc Kạn |
TT Yến Lạc, huyện Na Rì |
3.884.716 |
Chi nhánh xăng dầu Bắc Kạn |
30 |
15 |
Cấp 3 |
42 |
Petrolimex - Cửa hàng 47, CNXD Bắc Kạn |
Xã Lạng San, huyện Na Rì |
3.883.195 |
30 |
15 |
Cấp 3 |
|
43 |
Petrolimex - Cửa hàng 41, CNXD Bắc Kạn |
Xã Hảo Nghĩa, huyện Na Rì |
3.887.068 |
30 |
15 |
Cấp 3 |
|
44 |
Cửa hàng xăng dầu Khau An |
Khau An, xã Cư Lễ, huyện Na Rì |
0915201592 |
DNTN Khau An |
15 |
15 |
Cấp 3 |
45 |
Cửa hàng xăng dầu Yến Lạc |
TT Yến Lạc, huyện Na Rì |
3.884.456 |
CTCPĐT TM và DV Na Rì |
25 |
10 |
Cấp 3 |
46 |
Cửa hàng xăng dầu Lạng San |
Xã Lạng San, huyện Na Rì |
3.884.456 |
10 |
10 |
Cấp 3 |
|
47 |
Cửa hàng xăng dầu Hoàng Tiến số 03 |
Xã Xuân Dương, huyện Na Rì |
0966076888 |
CTTNHH Hoàng Tiến |
15 |
15 |
Cấp 3 |
48 |
Cửa hàng xăng dầu Bảo Ngọc Na Rì |
Nà Đăng, Yến Lạc, huyện Na Rì |
0987654938 |
DNTN Bảo Ngọc |
30 |
15 |
Cấp 3 |
49 |
Cửa hàng xăng dầu Cao Cường |
Hảo Nghĩa, huyện Na Rì |
0966883999 |
DNTN Cao Cường |
15 |
15 |
Cấp 3 |
50 |
Petrolimex - Cửa hàng 44, CNXD Bắc Kạn |
xã Đông Viên, huyện Chợ Đồn |
2.244.221 |
Chi nhánh xăng dầu Bắc Kạn |
15 |
30 |
Cấp 3 |
51 |
Petrolimex - Cửa hàng 45, CNXD Bắc Kạn |
Xã Ngọc Phái, huyện Chợ Đồn |
3.841.618 |
15 |
30 |
Cấp 3 |
|
52 |
Petrolimex - Cửa hàng 39, CNXD Bắc Kạn |
TT Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn |
3.882.693 |
30 |
15 |
Cấp 3 |
|
53 |
Cửa hàng bán lẻ xăng dầu D&T |
Xã Phương Viên, huyện Chợ đồn |
0972 061 376 |
Công ty cổ phần Vận tải Phát triển và Đầu tư D&T -Chi nhánh Bắc Kạn |
35 |
15 |
Cấp 3 |
54 |
Cửa hàng xăng dầu Huấn Hòa số 8 |
Thôn Nà ját, xã Yên Thịnh, huyện Chợ Đồn |
3.844.358 |
DNTN Huấn Hòa |
15 |
10 |
Cấp 3 |
55 |
Cửa hàng xăng dầu Huấn Hòa số 7 |
Tổng Mụ, xã Bằng Lãng, huyện Chợ Đồn |
3.882.690 |
15 |
15 |
Cấp 3 |
|
56 |
Cửa hàng xăng dầu Yên Mỹ |
Xã Yên Mỹ, huyện Chợ Đồn |
3.844.447 |
30 |
15 |
Cấp 3 |
|
57 |
Cửa hàng xăng dầu Đức Mạnh |
TT Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn |
3. 882.684 |
DNTN Đức Mạnh |
30 |
15 |
Cấp 3 |
58 |
Cửa hàng xăng dầu Số 2 |
Bản Chang, xã Lương Bằng, huyện Chợ Đồn |
3 882 684 |
25 |
25 |
Cấp 3 |
|
59 |
Cửa hàng xăng dầu Đồng Nam |
Tổ 11, TT Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn |
3.882.168 |
DNTN Đồng Nam |
35 |
15 |
Cấp 3 |
60 |
Cửa hàng xăng dầu số 1 |
Tổ 1, TT Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn |
3.882.252 |
DNTN Đức Giang |
20 |
10 |
Cấp 3 |
61 |
Cửa hàng xăng dầu số 2 |
Bản Lắc, xã Bằng Lãng, huyện Chợ Đồn |
3.882.252 |
30 |
10 |
Cấp 3 |
|
62 |
Cửa hàng xăng dầu số 3 |
xã Bình Trung, huyện Chợ Đồn |
3.841.539/ 0912332165 |
DNTN Đức Giang |
15 |
15 |
Cấp 3 |
63 |
Cửa hàng xăng dầu Thế Công |
Thôn Pác Là, xã Yên Nhuận, huyện Chợ Đồn |
3.844.420 |
DNTN Thế Công |
10 |
25 |
Cấp 3 |
64 |
Cửa hàng xăng dầu Kiên Linh |
Cốc Lùng, Nam Cường, huyện Chợ Đồn |
3.894.030 |
DNTN Kiên Linh |
15 |
10 |
Cấp 3 |
65 |
Cửa hàng xăng dầu Thịnh Hoàng |
Thôn Nà Dài, xã Yên Thịnh, huyện Chợ Đồn |
0372318889 |
DNTN Thịnh Hoàng |
25 |
20 |
Cấp 3 |
66 |
Cửa hàng xăng dầu Tuấn Viết số 4 |
Xã Đồng Lạc, huyện Chợ Đồn |
0977060376 |
CT. TNHH Hoàng Tiến |
15 |
10 |
Cấp 3 |
67 |
Cửa hàng xăng dầu Hoàng Tiến |
Xã Quảng Bạch, huyện Chợ Đồn |
0966076888 |
20 |
10 |
Cấp 3 |
|
68 |
Cửa hàng xăng dầu Trung Thành |
Nà Tùm, xã Ngọc Phái, huyện Chợ Đồn |
3.882.066 |
DNTN Trung Thành |
40 |
20 |
Cấp 3 |
69 |
Cửa hàng xăng dầu Thành Nhân |
xã Bằng Phúc, huyện Chợ Đồn |
6 271106 |
DNTN Thành Nhân |
10 |
15 |
Cấp 3 |
70 |
Cửa hàng xăng dầu Khánh Đôi |
Nà Chom, xã Quảng Khê, huyện Ba Bể |
0383080097 |
DNTN Khánh Đôi |
10 |
10 |
Cấp 3 |
71 |
Cửa hàng xăng dầu tiểu khu 4 |
Tiểu khu 4, TT Chợ Rã, Ba Bể |
3.876.294 |
CTCPĐT TM và DV Ba Bể |
25 |
25 |
Cấp 3 |
72 |
Cửa hàng xăng dầu tiểu khu 7 |
Tiểu khu 7, Chợ Rã, Ba Bể |
3.876.308 |
16 |
10 |
Cấp 3 |
|
73 |
Cửa hàng xăng dầu Pù Mắt |
Pù Mắt, xã Chu Hương, Ba Bể |
3.876.294 |
15 |
15 |
Cấp 3 |
|
74 |
Cửa hàng xăng dầu Quảng Khê |
Xã Quảng Khê, Ba Bể |
3.876.308 |
CTCPĐT TM và DV Ba Bể |
10 |
5 |
Cấp 3 |
75 |
Petrolimex - Cửa hàng 98, CNXD Bắc Kạn |
Tiểu khu 7, Chợ Rã, Ba Bể |
3.871.898 |
Chi nhánh xăng dầu Bắc Kạn |
40 |
15 |
Cấp 3 |
76 |
Petrolimex - Cửa hàng 90, CNXD Bắc Kạn |
Tiểu khu I, thị trấn Chợ Rã, Ba Bể |
3985 988 |
25 |
40 |
Cấp 3 |
|
77 |
Cửa hàng xăng dầu Yến Dương |
Xã Yến Dương, huyện Ba Bể |
0374337399 |
Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển thương mại PLI |
15 |
15 |
Cấp 3 |
78 |
CHXD Minh Chiến |
Xã Khang Ninh, huyện Ba Bể |
0984453533 |
Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Minh Chiến |
15 |
10 |
Cấp 3 |
79 |
Cửa hàng xăng dầu Huấn Hòa số 10 |
Nà Vài, Hà Hiệu, Ba Bể |
0983 790 009 |
DNTN Huấn Hòa |
20 |
20 |
Cấp 3 |
80 |
Petrolimex - Cửa hàng 40, CNXD Bắc Kạn |
Xã Bộc Bố, huyện Pác Nặm |
3.893.112 |
Chi nhánh xăng dầu Bắc Kạn |
35 |
25 |
Cấp 3 |
81 |
Cửa hàng xăng dầu Soái Dung |
Đuông Nưa, xã Cao Tân, huyện Pác Nặm |
03685 900 733 |
DNTN Nam Thành |
15 |
15 |
Cấp 3 |
82 |
Cửa hàng xăng dầu Tuấn Viết số 6 |
Bản Bón, xã Cao Tân, huyện Pác Nặm |
0966076888 |
CT TNHH Hoàng Tiến |
20 |
20 |
Cấp 3 |
83 |
Cửa hàng xăng dầu Mạc Sâm |
Trung Hòa, xã Công Bằng, huyện Pác Nặm |
0973763004 |
DNTN Mạc Sâm |
10 |
10 |
Cấp 3 |
84 |
Cửa hàng xăng dầu Bộc Bố |
Phiêng Mỵ, xã Bộc Bố, huyện Pác Nặm |
3 893 315 |
Công ty CPĐTTM và DV Ba Bể |
10 |
10 |
Cấp 3 |
85 |
Cửa hàng xăng dầu Quang Linh |
Nghiên Loan, Pác Nặm |
|
DNTN Quang Linh |
20 |
10 |
Cấp 3 |
DANH SÁCH PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN XĂNG DẦU
(Kèm theo Kế hoạch số 781/KH-UBND ngày 02/12/2022 của UBND tỉnh Bắc Kạn)
Stt |
Biển kiểm soát |
Dung tích téc chứa (lít) |
Đơn vị sử dụng |
Ghi chú |
1 |
97H-001.09 |
26.369 |
Công ty TNHH Hoàng Tiến |
|
2 |
97C-014.77 |
17.482 |
|
|
3 |
97C-002.11 |
6.155 |
|
|
4 |
97H-8489 |
21.664 |
DNTN Huấn hòa |
|
5 |
97H-8669 |
11.354 |
|
|
6 |
97C-010.25 |
22.056 |
|
|
7 |
97C-012.62 |
17.531 |
|
|
8 |
97C-018.05 |
9.694 |
|
|
9 |
97C-012.19 |
5.632 |
|
|
10 |
97R-000.43 |
41.041 |
Công ty TNHH MTV Xuân Thành |
|
11 |
97H-001.05 |
6.875 |
|
|
12 |
97C-018.92 |
18.236 |
DNTN Lan Anh |
|
13 |
97C-014.29 |
22.358 |
|
TRANG THIẾT BỊ ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU TỈNH
BẮC KẠN
(Kèm theo Kế hoạch số 781/KH-UBND ngày 02/12/2022 của UBND tỉnh Bắc Kạn)
TT |
Danh mục trang thiết bị |
ĐVT |
Số lượng |
Ghi chú |
||
Bộ CHQS tỉnh |
Công an tỉnh |
Tổng |
||||
1 |
Xe cứu thương |
Cái |
02 |
03 |
05 |
|
2 |
Xuồng ST 660 |
Cái |
02 |
|
02 |
|
3 |
Xuồng ST 450 |
Cái |
03 |
|
03 |
|
4 |
Xe cứu hộ |
Cái |
|
01 |
01 |
|
5 |
Xe phòng cháy chữa cháy |
Cái |
|
11 |
11 |
|
6 |
Xuồng Cao Su |
Cái |
01 |
01 |
02 |
|
7 |
Xe vận tải |
cái |
05 |
01 |
06 |
|
8 |
Máy phát điện |
cái |
05 |
01 |
06 |
|
9 |
Máy phát điện có hệ thống đèn pha |
Bộ |
01 |
01 |
02 |
|
10 |
Nhà bạt 16,5m2 |
Bộ |
14 |
01 |
15 |
|
11 |
Nhà bạt 24,75m2 |
Bộ |
07 |
01 |
08 |
|
12 |
Nhà bạt 60m2 |
Bộ |
13 |
|
13 |
|
13 |
máy bơm PCCC |
Cái |
05 |
05 |
10 |
|
14 |
Phao tròn cứu sinh |
cái |
1271 |
30 |
1301 |
|
15 |
Áo phao |
Cái |
1031 |
30 |
1061 |
|
16 |
Phao bè loại nhẹ |
Cái |
20 |
|
20 |
|
18 |
Thuyền VSN |
Bộ |
01 |
|
01 |
|
19 |
Xẻng pháo |
Cái |
406 |
05 |
411 |
|
20 |
Cuốc bàn |
Cái |
250 |
|
250 |
|
21 |
Xà beng |
Cái |
19 |
08 |
27 |
|
22 |
Búa tạ |
Cái |
08 |
05 |
13 |
|
Kế hoạch 781/KH-UBND năm 2022 về ứng phó sự cố tràn dầu của tỉnh Bắc Kạn
Số hiệu: | 781/KH-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bắc Kạn |
Người ký: | Nguyễn Đăng Bình |
Ngày ban hành: | 02/12/2022 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Kế hoạch 781/KH-UBND năm 2022 về ứng phó sự cố tràn dầu của tỉnh Bắc Kạn
Chưa có Video