Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 65/KH-UBND

Quảng Ngãi, ngày 09 tháng 4 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI

Thực hiện Quyết định số 379/QĐ-TTg ngày 17/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tm nhìn đến năm 2050, UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Xác định cụ thể các nội dung, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để triển khai thực hiện có hiệu quả Chiến lược Quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

b) Xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương trong việc thực hiện Kế hoạch đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn, đảm bảo chất lượng, hiệu qu.

2. Yêu cầu

a) Bám sát các nội dung trong Quyết định số 379/QĐ-TTg ngày 17/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

b) Xác định nội dung công việc phải gắn với trách nhiệm và phát huy vai trò chủ động, tích cực giữa các sở, ngành, địa phương; đảm bảo sự phối hợp thường xuyên, hiệu quả giữa các địa phương, đơn vị trong quá trình thực hiện triển khai thực hiện Chiến lược.

c) Thường xuyên kim tra, đôn đốc, hướng dẫn, tháo g, giải quyết các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện.

II. MỘT SỐ NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM

1. Tổ chức triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chng thiên tai, xây dựng các chính sách về phòng, chống thiên tai thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh.

2. Nâng cao nhận thc về thiên tai, rủi ro thiên tai, tăng cường quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng:

- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, cơ chế, chính sách về phòng, chống thiên tai và liên quan đến công tác phòng, chống thiên tai; hướng dẫn, ph biến kỹ năng phòng, chng thiên tai, nhất là kỹ năng ứng phó khi xảy ra tình huống thiên tai lớn, phức tạp cho các cấp chính quyền cơ sở, người dân và doanh nghiệp để chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chng, giảm thiệt hại.

- Đẩy mạnh thông tin truyền thông, chia sẻ thông tin, dữ liệu, tổ chức các hoạt động nâng cao hiệu quả truyền thông trong phòng chống thiên tai; kết hợp giữa phương thức truyền thống với ứng dụng công nghệ, phù hợp với từng đối tượng để truyền tải thông tin chính xác, kịp thời về thiên tai, rủi ro thiên tai tới người dân, chú trọng các đối tượng dễ bị tn thương.

- Tăng cường sự tham gia của người dân, doanh nghiệp, tổ chức xã hội và cộng đồng trong quá trình xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phòng chống thiên tai, hoạch định chính sách, đề xuất và thực hiện các chương trình, dự án, hoạt động liên quan đến phòng chống thiên tai, chú trọng sự tham gia của cộng đồng, đặc biệt là nhóm đối tượng dễ bị tn thương trong việc lập kế hoạch, phương án phòng chống thiên tai cấp xã.

- Xây dựng lực lượng xung kích phòng chống thiên tai, lực lượng tình nguyện viên hỗ trợ người dân phòng chống thiên tai tại cấp xã và doanh nghiệp.

- Tập huấn, hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm về giảm nhẹ rủi ro thiên tai đối với cộng đồng và người dân; đưa kiến thức phòng chống thiên tai vào chương trình đào tạo và hoạt động ngoại khóa trong một số cấp học, bậc học; lng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức và năng lực tại cộng đồng, các sự kiện văn hóa cấp xã, thôn.

3. Nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai và cu hộ cứu nạn

- Kiện toàn tổ chức bộ máy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn các cấp: hoàn thiện tổ chức, bộ máy phòng chng thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, đủ năng lực, quyền hạn, hiệu lực, hiệu quả đchỉ đạo, chỉ huy điều hành kịp thời công tác phòng, chống thiên tai. Xây dựng, kiện toàn và đào tạo lực lượng phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn các cấp bao gồm lực lượng chuyên nghiệp và lực lượng bán chuyên nghiệp, tình nguyện viên. Từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ nghiên cứu, ứng dụng hỗ trợ các hoạt động trong lĩnh vực phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Rà soát, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của cơ quan chỉ huy phòng chng, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp; phân công, phân cấp trách nhiệm, quy định cơ chế phối hợp cụ thể giữa các cơ quan, lực lượng, đảm bảo công tác chỉ đạo phòng, chống thiên tai kịp thời, thng nhất, hiệu lực, hiệu quả.

- Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai: Xây dựng, củng cố hệ thng cảnh báo đa thiên tai, theo dõi và giám sát mưa, lũ, sạt lở đất, ngập lụt kết hợp với hệ thng cơ sở hạ tầng hiện có, trong đó ưu tiên hệ thống quan trắc kết hợp cảnh báo mưa, bao gồm cả đo mưa nhân dân và hệ thống theo dõi, giám sát tại các khu vực trọng đim ngập lụt, ngầm, tràn.

- Đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị và công cụ hỗ trợ cho Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp đảm bo phục vụ chỉ đạo, chỉ huy điều hành phòng, chống thiên tai theo thời gian thực; tích hp, đồng bộ hóa hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ phân tích, tính toán, hỗ trợ ra quyết định chỉ đạo, chỉ huy điều hành phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phòng, chống thiên tai: tổ chức đào tạo, tập huấn, diễn tập nhằm chia skinh nghiệm, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng cho đội ngũ làm công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp, chú trọng tập huấn, hướng dẫn kỹ năng xử lý các tình huống cho lực lượng xung kích phòng chống thiên tai ở cơ sở, gắn với việc nâng cao năng lực quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng. Thu hút nhân lực chất lượng cao tham gia hoạt động phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, hình thành đội ngũ chuyên sâu để chuyển giao, ứng dụng khoa học, công nghệ vào phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.

- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phòng chống thiên tai, tập trung điều tra cơ bn, cập nhật và shóa dữ liệu về thiên tai, thiệt hại do thiên tai, hệ thống cơ sở hạ tầng, công trình phòng chống thiên tai, dân sinh, kinh tế - xã hội.

4. Xây dựng, hoàn thiện các quy hoạch, kế hoạch phòng chống thiên tai và phương án ứng phó thiên tai, lồng ghép nội dung phòng chống thiên tai vào các quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế - xã hội, cụ thể:

- Xây dựng quy hoạch phòng chống thiên tai và thủy lợi, các quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành về phòng chống thiên tai, thủy lợi và các quy hoạch liên quan đến phòng chống thiên tai gắn với quy hoạch sử dụng đất và phù hợp với phát triển kinh tế, xã hội, diễn biến thiên tai, biến đi khí hậu, nước biển dâng. Lng ghép nội dung phòng, chống thiên tai và thủy lợi vào quy hoạch tnh. Thực hiện kim tra, kiểm soát các quy định về bảo đảm yêu cầu phòng chống thiên tai theo quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai.

- Xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai các cấp theo quy định của pháp luật về phòng chống thiên tai phù hợp với diễn biến và yêu cầu phòng chng thiên tai, ưu tiên btrí nguồn chi ngân sách nhà nước, đng thời huy động nguồn lực ngoài ngân sách cho phòng chống thiên tai. Xây dựng kế hoạch quản lý lũ tng hợp lưu vực sông; kế hoạch phòng, chống bão mạnh, siêu bão, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán xâm nhập mặn, sạt lở bờ sông, bờ bin.

- Xây dựng, cập nhật phương án ứng phó tương ứng với từng loại hình thiên tai, các cấp độ rủi ro thiên tai phù hợp với diễn biến thiên tai trong thời gian gần đây, đặc đim thiên tai và khả năng ứng phó của từng địa phương, tổ chức, doanh nghiệp, chú trọng phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão, lũ, lũ quét, sạt lđất, sạt lbờ sông, bờ bin, ngập lụt, hạn hán, xâm nhập mặn. Chủ động chuẩn bị lực lượng, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm phù hợp với phương án ứng phó thiên tai theo phương châm "04 tại chỗ". Tổ chức diễn tập, tập huấn theo từng phương án ứng phó; phối hợp, hiệp đồng các lực lượng trong phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; nâng cao khả năng ứng phó tại chỗ cho doanh nghiệp, tổ chức, cộng đồng, người dân, đặc biệt là vùng cao, vùng sâu, vùng xa, hải đảo.

5. Nâng cao khả năng chống chịu, thích ứng với thiên tai

- Phân vùng rủi ro, lập bản đồ cảnh báo thiên tai, nht là khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất chi tiết đến cấp xã, cập nhật bản đồ ngập lụt hạ du các hồ chứa ứng với các kịch bản xả lũ và vđập, bản đồ ngập lụt do bão mạnh, siêu bão, bản đồ ngập lụt các lưu vực sông; xây dựng công trình phòng, chống lũ quét, sạt lở đất tại các khu vực trọng điểm, xung yếu.

- Đầu tư củng cố, nâng cp công trình phòng, chống thiên tai, trong đó tập trung: củng cố, nâng cấp, hoàn thiện hệ thống đê, kè, hồ đập bảo đảm chủ động phòng, chống lũ, bão theo mức thiết kế. Bổ sung, nâng cấp hệ thống trnước, tiêu thoát nước, phòng chống ngập úng do mưa lớn, lũ, nhất là đối với khu vực đô thị. Xây dựng, củng cố công trình phòng, chng sạt lở bờ sông, bờ biển tại nhng khu vực diễn biến sạt lở phức tạp uy hiếp nghiêm trọng công trình đê điều, khu tập trung dân cư và cơ sở hạ tầng quan trọng.

- Nâng cấp cơ sở hạ tầng, chủ động thích ứng với thiên tai, biến đi khí hậu: Hướng dẫn xây dựng nhà ở, công trình kết hợp sơ tán dân đảm bảo an toàn trước thiên tai, nhất là bão, lũ, ngập lụt; thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo, gia đình chính sách xây dựng nhà ở phòng tránh bão, lụt. Xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu kết hp sơ tán dân tại những vùng thường xuyên xảy ra bão, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất.

- Quản lý chặt chẽ việc xây dựng nhà , cơ sở hạ tng, nhất là khu dân cư, khu du lịch, khu nghỉ dưỡng ven sông, ven biển, công trình giao thông, khắc phục tình trạng xây dựng nhà ở, công trình tại khu vực nguy cơ sạt lở, cản trở dòng chảy, lấn chiếm lòng sông, suối, bạt sườn dốc để xây dựng công trình, nhà ở làm gia tăng rủi ro thiên tai. Mở rộng khẩu độ thoát lũ đối với các công trình giao thông, khắc phục bồi lấp cửa sông, cải tạo lòng dẫn, kết hợp khơi thông lung lạch đảm bảo không gian thoát lũ, tránh làm gia tăng ngập lụt.

- Triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn cho người dân tại các vùng thường xuyên chịu tác động của thiên tai: thực hiện việc bố trí, sắp xếp lại dân cư tại các vùng thường xuyên xảy ra thiên tai, nhất là nơi có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, sạt lở bờ sông, bờ bin gắn với xây dựng nông thôn mới; những nơi chưa thdi dời được cần lắp đặt hệ thống theo dõi, giám sát, cảnh báo đkịp thời sơ tán, giảm thiểu rủi ro khi xảy ra thiên tai; kết hợp xây dựng công trình phòng, chống thiên tai.

- Chủ động di dời dân cư sinh sống tại khu vực ven sông, suối, sườn đồi núi, ven biển có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở, cản trở dòng chảy, khu vực thấp trũng bị ngập sâu. Tổ chức xây dựng, rà soát, diễn tập, triển khai phương án phòng chống thiên tai, đặc biệt là sơ tán dân cư khẩn cấp và khắc phục hậu quả khi xảy ra tình huống nguy hiểm tại những khu vực chưa thdi dời theo phương châm 4 tại chỗ.

- Xây dựng, nâng cp các khu neo đậu tàu, thuyền kết hợp hậu cn nghề cá theo quy hoạch.

- Nâng cấp hệ thống thông tin liên lạc bảo đảm thông suốt tới tất cả các địa phương, người dân trên toàn tỉnh và tàu thuyền hoạt động trên biển.

- Đẩy mạnh trồng cây chắn sóng bảo vệ đê, trồng rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ ven biển đảm bảo tỷ lệ che phủ rừng và nâng cao chất lượng rừng; tăng cường quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao chất lượng rừng, nhất là rừng tự nhiên, rừng ngập mặn cửa sông, ven bin, phòng hộ đầu nguồn; bảo tồn cồn cát tự nhiên ven biển.

- Chuyển đi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với đặc thù thiên tai, nhất là khu vực thường xuyên bị ngập lụt, hạn hán.

6. Khoa học công nghệ: nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ nâng cao hiệu quphòng, chống thiên tai, trong đó tập trung nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ số, tự động hóa, viễn thám trong quan trắc, theo dõi, giám sát, dự báo, cảnh báo thiên tai, quản lý, vận hành công trình phòng chống thiên tai và chỉ đạo điều hành phòng chống thiên tai. Ứng dụng công nghệ trong quản lý giám sát tàu cá. Nghiên cứu, ứng dụng vật liệu mới, công nghệ tiên tiến trong xây dựng công trình phòng chống thiên tai đảm bảo bền vững, thân thiện với môi trường. Nghiên cứu chuyển đi cơ cấu sản xuất, giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao phù hợp với điều kiện tự nhiên và đặc điểm thiên tai từng vùng, miền, thích ứng với biến đổi khí hậu.

7. Hợp tác quốc tế: Tăng cường hợp tác với các đối tác phát triển, nhà tài trợ, cơ quan nghiên cứu khoa học đchia sẻ thông tin, kinh nghiệm, chuyển giao, ứng dụng công nghệ mới về phòng, chống thiên tai, nhất là về dự báo, cảnh báo thiên tai, quản lý rủi ro thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, bảo đảm an toàn cho tàu thuyền tránh trú bão, đồng thời tranh thủ vận động hỗ trợ của quốc tế trong phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đi khí hậu.

8. Sơ kết, tổng kết kết quả thực hiện Chiến lược theo định kỳ hằng năm hoặc theo yêu cầu.

(Chi tiết có phụ lục Kế hoạch kèm theo)

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

1. Nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước, Quỹ Phòng, chống thiên tai và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Các Sở, ngành, đơn vị và Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN tỉnh sử dụng kinh phí được phân bổ hàng năm (nếu có) để tổ chức thực hiện hoặc lập dự toán cho các nhiệm vụ mới phát sinh, gửi Sở Tài chính thm tra, trình UBND tỉnh quyết định.

2. Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí cho công tác thực hiện Kế hoạch thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan, đơn vị liên quan chủ động, tích cực triển khai thực hiện Kế hoạch này đảm bảo việc triển khai thực hiện đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng và hiệu quả.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh theo dõi, đôn đốc các địa phương, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch. Tổng hợp các khó khăn, vướng mắc trình cấp thẩm quyền giải quyết trong quá trình thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT (báo cáo);
- Thường trực Tỉnh ủy (báo cáo);
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam t
nh;
- CT, PCT UBND t
nh;
- Chi cục Phòng, chống thiên tai khu vực

miền Trung và Tây ngun;
- Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và

Tìm kiếm cứu nạn tnh;
- Các Sở, ngành t
nh;
- Các Đoàn thể chính trị - x
ã hội tnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Báo Quảng Ngãi, Đài PT-TH tỉnh;
- VPUB: PCVP(NL), các Phòng n/cứu, CB-TH;

- Lưu: VT, NN-TNtv71.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Phước Hiền

 

PHỤ LỤC

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
(Kèm theo Kế hoạch số 65/KH-UBND ngày 09/4/2021 của UBND tỉnh Qung Ngãi)

STT

Nhiệm vụ

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Sản phẩm

Thời gian hoàn thành

1

Tổ chức triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chng thiên tai, xây dựng các chính sách về phòng, chống thiên tai thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các Sở, ngành, địa phương

Các văn của UBND tỉnh

Khi có yêu cu

2

Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, cơ chế, chính sách về phòng, chng thiên tai và liên quan đến công tác phòng, chống thiên tai;

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các Sở, ngành, địa phương

Các đợt tuyên truyền

Hằng năm

3

ớng dẫn, phổ biến kỹ năng phòng, chống thiên tai, nhất là kỹ năng ứng phó khi xảy ra tình huống thiên tai lớn, phức tạp cho các cấp chính quyền cơ sở, người dân và doanh nghiệp để chđộng thực hiện các biện pháp phòng, chống, giảm thiệt hại

VPTT BCH PCTT và TKCN tỉnh

BQL KKT Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi, UBND các huyện, thị xã, thành phố

Các đợt tuyên truyền, hướng dẫn

Hng năm

4

Đẩy mạnh thông tin truyền thông, chia sẻ thông tin, dliệu, tổ chức các hoạt động nâng cao hiệu quả truyền thông trong phòng chống thiên tai; kết hợp giữa phương thức truyền thông với ứng dụng công nghệ, phù hợp với từng đối tượng đtruyền tải thông tin chính xác, kịp thời về thiên tai, rủi ro thiên tai tới người dân, chú trọng các đối tượng dễ bị tổn thương

VPTT BCH PCTT và TKCN tnh và Sở Thông tin và Truyền thông

Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Ngãi, Báo Qung Ngãi, UBND các huyện, thị xã, thành phố

Các đợt tuyên truyền

Hng năm và trước các đợt thiên tai

5

Tăng cường sự tham gia của người dân, doanh nghiệp, tổ chức xã hội và cộng đồng trong quá trình xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phòng chống thiên tai, hoạch định chính sách, đề xuất và thực hiện các chương trình, dự án, hoạt động liên quan đến phòng chống thiên tai, chú trọng sự tham gia của cộng đồng, đặc biệt là nhóm đối tượng dbị tổn thương trong việc lập kế hoạch, phương án phòng chống thiên tai cấp xã

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các Sở, ngành, địa phương

Các đợt ly ý kiến của cộng đồng, doanh nghiệp về quy hoạch, kế hoạch phòng chống thiên tai, hoạch định chính sách, đề xuất và thực hiện các chương trình, dự án, hoạt động liên quan đến phòng chống thiên tai

Khi xây dựng chính sách

6

Xây dựng lực lượng xung kích phòng chống thiên tai, lực lượng tình nguyện viên hỗ trợ người dân phòng chống thiên tai tại cấp xã và doanh nghiệp

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Quyết định kiện toàn thành viên Đội xung kích PCTT cấp xã

Hng năm

7

Tập huấn, hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm về gim nhẹ rủi ro thiên tai đối với cộng đồng và người dân; đưa kiến thức phòng chng thiên tai vào chương trình đào tạo và hoạt động ngoại khóa trong một số cấp học, bậc học; lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức và năng lực tại cộng đồng, các sự kiện văn hóa cấp xã, thôn

VPTT BCH PCTT và TKCN tnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, Sở Giáo dục và Đào tạo

Các đơn vị liên quan

- Các đợt tập huấn tại cộng đồng;

- Nội dung PCTT được lồng ghép vào chương trình ngoại khóa tại một số cấp, bậc học

Hng năm

8

Kiện toàn tổ chức bộ máy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn các cấp

Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các cấp

Sở Nội vụ

Quyết định kiện toàn bộ máy PCTT tại các cấp

Hng năm

9

Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai

VPTT BCH PCTT và TKCN tnh

Các Sở, ngành, địa phương

Các thiết bị quan trắc, cnh báo thiên tai được mua sắm, lp đặt

Hng năm

10

Đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị và công cụ hỗ trợ cho Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp

BCH PCTT và TKCN các cấp

Các cơ quan, đơn vị liên quan

Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ điều hành, chỉ đạo PCTT các cấp được đầu tư xây dựng, mua sm

Hằng năm

11

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phòng, chống thiên tai

UBND các cấp

Các cơ quan, đơn vị liên quan

Các đợt tập huấn, nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác PCTT tại các cấp

Hng năm

12

Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phòng chống thiên tai

VPTT BCH PCTT và TKCN tnh

Các Sở, ngành, địa phương

Cơ sở dliệu về PCTT cấp tnh

Hằng năm

13

Xây dựng quy hoạch phòng chống thiên tai và thủy lợi, các quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành về phòng chng thiên tai, thủy lợi và các quy hoạch liên quan đến phòng chống thiên tai gắn với quy hoạch sử dụng đất và phù hợp với phát triển kinh tế, xã hội, diễn biến thiên tai, biến đổi khí hậu, nước biển dâng

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các Sở, ngành, địa phương

Nội dung PCTT được lồng ghép vào các quy hoạch, kế hoạch

Theo định kỳ xây dựng quy hoạch, kế hoạch

14

Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai và thủy lợi vào quy hoạch tnh

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan

Nội dung PCTT được lồng ghép vào các quy hoạch tnh

Theo định kỳ xây dựng quy hoạch

15

Thực hiện kiểm tra, kim soát các quy định về bảo đm yêu cầu phòng chống thiên tai theo quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai

SNông nghiệp và PTNT

Các Sở, ngành, địa phương

Các đợt thanh tra, kiểm tra về PCTT

Hằng năm

16

Xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai các cấp; kế hoạch quản lý lũ tng hợp lưu vực sông; kế hoạch phòng, chng bão mạnh, siêu bão, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán xâm nhập mặn, sạt lở bờ sông, bờ bin

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Các kế hoạch được ban hành

Hằng năm

17

Xây dựng, cập nhật phương án ứng phó tương ứng vi từng loại hình thiên tai, các cấp độ rủi ro thiên tai phù hợp với diễn biến thiên tai

VPTT BCH PCTT và TKCN tnh

Các Sở, ngành, địa phương

Phương án ứng phó thiên tai hằng năm

Hằng năm

18

Phân vùng rủi ro, lp bản đồ cảnh báo thiên tai, nhất là khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất chi tiết đến cấp xã, cập nhật bn đồ ngập lụt hạ du các hồ chứa ứng với các kịch bn xả lũ và vỡ đập, bn đồ ngập lụt do bão mạnh, siêu bão, bản đồ ngập lụt các lưu vực sông

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các địa phương, đơn vị liên quan

Các bản đồ rủi ro thiên tai

Năm 2021 và các năm tiếp theo

19

Đầu tư cng c, nâng cấp công trình phòng, chống thiên tai, trong đó tập trung: củng cố, nâng cấp, hoàn thiện hệ thống đê, kè, hồ đập bảo đảm chủ động phòng, chng lũ, bão theo mức thiết kế

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các Sở, ngành, địa phương

Các công trình PCTT được đầu tư xây dựng

Hằng năm

20

Nâng cấp cơ sở hạ tng, chđộng thích ứng với thiên tai, biến đổi khí hậu

Sở Xây dựng

Các địa phương, đơn vị liên quan

- Nhà phòng, chống thiên tai cho các hộ gia đình hộ nghèo, hộ chính sách.

- Các công trình cơ sở hạ tầng mới được xây dựng có kết hợp nhiệm vụ làm nơi sơ tán dân khi có thiên tai

Hằng năm

21

Quản lý chặt chẽ việc xây dựng nhà ở, cơ sở hạ tầng, nhất là khu dân cư, khu du lịch, khu nghdưỡng ven sông, ven biển, công trình giao thông, khắc phục tình trạng xây dựng nhà ở, công trình tại khu vực nguy cơ sạt lở, cn trở dòng chy, lấn chiếm lòng sông, suối, bạt sườn dốc để xây dựng công trình, nhà ở làm gia tăng rủi ro thiên tai

Sở Xây dựng

Các địa phương, đơn vị liên quan

Văn bản của UBND tỉnh quy định về việc xây dựng nhà ở, công trình cơ sở hạ tầng khu vực nguy cơ sạt lở, cản tr dòng chảy, ln chiếm lòng sông, suối, bạt sườn dốc để xây dựng công trình, nhà ở làm gia tăng rủi ro thiên tai

Năm 2021 và các năm tiếp theo

22

Mrộng khẩu độ thoát lũ đối với các công trình giao thông, khc phục bồi lấp cửa sông, ci tạo lòng dẫn, kết hợp khơi thông luồng lạch đm bo không gian thoát lũ, tránh làm gia tăng ngập lụt

Sở Giao thông vận ti

Các địa phương, đơn vị liên quan

Công trình giao thông đảm bo việc tiêu thoát lũ

Hằng năm

23

Triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn cho người dân tại các vùng thường xuyên chịu tác động của thiên tai

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các địa phương, đơn vị liên quan

- Các khu tái định cư vùng thường xuyên bị thiên tai;

- Thiết bị cảnh báo nguy cơ sạt lở được lp đt tại các khu vực nguy cơ cao sạt lở

Năm 2021 và các năm tiếp theo

24

Tổ chức xây dựng, rà soát, diễn tập, triển khai phương án phòng chống thiên tai, đặc biệt là sơ tán dân cư khẩn cấp và khc phục hậu quả khi xảy ra tình huống nguy hiểm tại những khu vực chưa thdi dời theo phương châm 4 tại chỗ

VPTT BCH PCTT và TKCN tnh

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Các đợt diễn tập phòng, chống thiên tai

Hằng năm

25

Xây dựng, nâng cấp các khu neo đậu tàu, thuyền kết hợp hậu cần nghcá theo quy hoạch

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các địa phương, đơn vị liên quan

Các khu neo đậu tàu, thuyền: CLũy, Sa Huỳnh được xây dựng, nâng cấp

Năm 2021 và các năm tiếp theo

26

Nâng cấp hệ thống thông tin liên lạc bảo đm thông suốt tới tt cả các địa phương, người dân trên toàn tnh và tàu thuyn hoạt động trên bin

Sở Nông nghiệp và PTNT

Sở Thông tin và Truyền thông, UBND các huyện, thị xã, thành phố

Hệ thống thông tin liên lạc được lắp đặt hoàn thiện

Hằng năm

27

Đẩy mạnh trng cây chn sóng bảo vệ đê, trồng rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ ven biển đảm bảo tỷ l che phrừng và nâng cao chất lượng rừng; tăng cường quản lý, bo v và phát trin rừng, nâng cao chất lượng rừng, nhất là rừng tự nhiên, rừng ngập mặn cửa sông, ven bin, phòng hộ đu nguồn; bảo tn cn cát tự nhiên ven bin

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các địa phương, đơn vị liên quan

Diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn, ven biển được trồng và bảo vệ

Hằng năm

28

Chuyn đi cơ cấu cây trng, vật nuôi phù hợp với đặc thù thiên tai, nhất là khu vực thường xuyên bị ngập lụt, hạn hán

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các địa phương, đơn vị liên quan

Các diện tích đất sn xuất được chuyn đổi loại cây trồng phù hợp

Hằng năm

29

Nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ nâng cao hiệu quả phòng, chng thiên tai; nghiên cứu, ứng dụng vật liệu mới, công nghệ tiên tiến trong xây dựng công trình phòng chng thiên tai đảm bảo bền vững, thân thiện với môi trường. Nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu sản xuất, giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao phù hợp với điều kiện tự nhiên và đặc điểm thiên tai từng vùng, miền, thích ứng với biến đổi khí hậu

Sở Khoa hc và Công nghệ

Các địa phương, đơn vị liên quan

Các đề tài. Chương trình, dự án khoa học công nghệ

Hằng năm

30

Tăng cường hợp tác với các đối tác phát triển, nhà tài trợ, cơ quan nghiên cứu khoa học để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, chuyển giao, ứng dụng công nghệ mới về phòng, chống thiên tai, nhất là về dự báo, cnh báo thiên tai, quản lý rủi ro thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, bo đảm an toàn cho tàu thuyền tránh trú bão, đồng thời tranh thvận động hỗ trợ của quốc tế trong phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đi khí hậu

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Ngoại vụ

Sở Nông nghiệp và PTNT và các cơ quan, đơn vị liên quan

Các chương trình, dự án được tài trợ từ các tổ chức PCPNN hỗ trợ trên địa bàn tỉnh

Hằng năm

31

Sơ kết, tổng kết kết quthực hiện Chiến lược theo định kỳ hằng năm hoặc theo yêu cầu

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các địa phương, đơn vị liên quan

Báo cáo sơ kết, tổng kết

Theo yêu cầu

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Kế hoạch 65/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

Số hiệu: 65/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi
Người ký: Trần Phước Hiền
Ngày ban hành: 09/04/2021
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Kế hoạch 65/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

Văn bản liên quan cùng nội dung - [5]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…