Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đ
ộc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 59/KH-UBND

Phú Yên, ngày 16 tháng 3 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

ỨNG PHÓ VỚI SẠT LỞ BỜ SÔNG, BỜ BIỂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN

Tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển ở nhiều địa phương ven biển trên địa bàn tỉnh Phú Yên đang diễn biến phức tạp và có mức độ gia tăng về phạm vi, uy hiếp trực tiếp đến tính mạng, tài sản của người dân và ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn các công trình phòng chống thiên tai, cơ sở hạ tầng vùng ven biển, ven sông. Để chủ động xử lý, khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, ổn định đời sống và sản xuất của người dân. UBND tỉnh ban hành Kế hoạch ứng phó với sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn tỉnh Phú Yên bao gồm các nội dung chính như sau:

Phần I

CƠ SỞ PHÁP LÝ, MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Luật Phòng, chống, thiên tai năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai;

Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số: 01/2011/QĐ-TTg ngày 04/01/2011, ban hành Quy chế xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển; số: 44/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014, quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai; số: 03/2020/QĐ-TTg ngày 13/01/2020, quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai;

Thực hiện Quyết định số 1042/QĐ-TTg ngày 19/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 02/2019/NĐ-CP ngày 02/01/2019 của Chính phủ về Phòng thủ dân sự.

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Nâng cao trách nhiệm của các địa phương và các cơ quan nhà nước, các đơn vị liên quan và các cá nhân trong việc ứng phó, khắc phục hậu quả do sạt lở bờ sông, bờ biển, xâm thực triều cường gây ra, nhằm góp phần giảm thiểu thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra; đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

2. Yêu cầu

- Công tác phòng, chống và khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn tỉnh phải được tiến hành chủ động và thường xuyên nhằm giảm thiểu thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do sạt lở bờ sông, bờ biển gây ra.

- Nâng cao năng lực xử lý tình huống, sự cố, chỉ huy, điều hành tại chỗ để ứng phó với sạt lở bờ sông, bờ biển đạt hiệu quả của các cấp, các ngành nhất là các địa phương.

- Tăng cường thông tin, tuyên truyền, cảnh báo, hướng dẫn các biện pháp phòng, tránh ứng phó với sạt lở bờ sông, bờ biển đến cộng đồng dân cư.

- Nâng cao nhận thức cộng đồng để phát huy ý thức tự giác, chủ động phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển của toàn dân trên địa bàn tỉnh.

Phần II

KHÁI QUÁT CHUNG TÌNH HÌNH SẠT LỞ BỜ SÔNG, BỜ BIỂN

1. Đặc điểm tự nhiên-xã hội

- Tỉnh Phú Yên là tỉnh ven biển Nam Trung bộ với diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 5.060km2, trong đó, đồi núi chiếm 70% diện tích. Tỉnh có 09 đơn vị hành chính gồm các huyện: Đồng Xuân, Đông Hòa, Sông Hinh, Sơn Hòa, Phú Hòa, Tây Hòa, Tuy An, thị xã Sông Cầu và thành phố Tuy Hòa, với 110 đơn vị cấp xã (16 phường, 8 thị trấn và 86 xã). Dân số trung bình của tỉnh Phú Yên tính đến năm 2019 là 961.152 người, mật độ dân số khoảng 180 người/km2, trong đó thành thị 28,7%, nông thôn 71,3%, lực lượng lao động chiếm 71,5% dân số.

- Hệ thống sông ngòi: Sông ngòi trên địa bàn tỉnh Phú Yên phân bố tương đối đều trong toàn tỉnh, chỉ có sông Ba thuộc loại sông lớn, còn các sông khác thuộc loại vừa và nhỏ, với tổng diện tích lưu vực là 16.400km2, tổng lượng dòng chảy 11.8tỷ m3; các sông chính chảy qua địa bàn tỉnh Phú Yên gồm: Sông Ba: Diện tích lưu vực là 13.417km2, chủ yếu tập trung ở Gia Lai, Kon Tum, Đak Lak, phần diện tích ở Phú Yên chỉ có 2,243km2 (chiếm 17%), tổng chiều dài của sông 396km, phần thuộc địa phận tỉnh Phú Yên dài 90km (chiếm 25%); Sông Kỳ Lộ: Còn gọi là sông La Hiêng ở thượng nguồn và sông Cái ở hạ lưu, là sông lớn thứ hai trong tỉnh, diện tích toàn lưu vực 1.950km2, phần thuộc tỉnh Phú Yên 1.560km2, chiều dài sông 102km, trong đó thuộc tỉnh Phú Yên là 76km; Sông Bàn Thạch: Còn gọi là sông Bánh Lái ở đoạn phía trên và sông Đà Nông ở phía gần biển. Sông có chiều dài là 68km với diện tích lưu vực là 590km2; Sông Cầu: Còn gọi là sông Cả, là một sông nhỏ của tỉnh, diện tích lưu vực 146km2, chiều dài 28km toàn bộ sông nằm trong tỉnh.

2. Tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển trong thời gian qua

Từ năm 2010 tới nay, sạt lở diễn biến ngày càng phức tạp và có mức độ gia tăng cả về phạm vi và mức độ nghiêm trọng, uy hiếp trực tiếp đến tính mạng, tài sản của nhân dân, trung bình hàng năm, xói lở đã làm mất hàng chục đến hàng trăm hecta đất ven sông, ven biển. Trong đó, sạt lở bờ sông 17 điểm với tổng chiều dài khoảng 46,9km (chủ yếu diễn ra dọc theo sông Ba, sông Kỳ Lộ, sông Bánh Lái và các nhánh nhỏ của hệ thống sông); sạt lở bờ biển có 19 điểm với tổng chiều dài 39,4km. Trong số các điểm sạt lở nêu trên, theo tiêu chí về phân loại sạt lở bờ sông, bờ biển quy định tại Quyết định số 01/2011/QĐ-TTg ngày 04/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế xử lý sạt lở bò sông, bờ biển, hiện có 14 điểm sạt lở đặc biệt nguy hiểm (sạt lở gây nguy hiểm trực tiếp đến khu tập trung dân cư và cơ sở hạ tầng quan trọng), tổng chiều dài 24,8km. Bao gồm, bờ sông 06 điểm với tổng chiều dài 12,3km, bờ biển 08 điểm với tổng chiều dài 12,5km (Phụ lục kèm theo 01).

3. Về tồn tại, nguyên nhân

- Hiện tượng sạt lở bờ sông, bờ biển một phần do tác động của thiên tai như bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, lũ lớn, triều cường, sóng biển,...kết cấu và sự vận động tự nhiên của địa chất, địa mạo ven sông, ven biển.

- Trong những năm gn đây, sạt lở bờ sông, bờ biển gia tăng phần lớn do hậu quả từ các hoạt động nhân sinh như lấn chiếm, vi phạm, xây dựng công mình thượng nguồn không tuân thủ quy hoạch; khai thác cát, sỏi quá mức trên sông; phát triển thủy điện ở thượng nguồn làm suy giảm lượng bùn cát về hạ lưu; cải tạo cảnh quan, phát triển đất ven sông... cộng hưởng với vấn đề biến đổi khí hậu làm gia tăng cường độ thiên tai và sụt lún nền đất...

Phần III

KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ VỚI SẠT LỞ BỜ SÔNG, BỜ BIỂN VÀ KHẮC PHỤC SỰ CỐ

I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Giải pháp phi công trình

- UBND huyện, thị xã, thành phố giao cho các phòng, ban chuyên môn phối hợp với UBND xã, phường, thị trấn tổ chức theo dõi, cắm biển báo và tuyên truyền để nhân dân biết chủ động phòng tránh.

- Các xã, phường, thị trấn xây dựng phương án ứng phó cụ thể cho từng khu vực đang sạt lở hoặc có nguy cơ xảy ra sạt lở trong thời gian tới; xây dựng phương án phải bám sát theo phương châm “bốn tại chỗ” và yêu cầu “ba sẵn sàng”; nội dung của phương án tập trung vào các hoạt động chủ yếu sau:

+ Tổ chức theo dõi sát tình hình sạt lở, cắm biển báo và thông tin tuyên truyền để nhân dân biết chủ động phòng tránh.

+ Vận động và hỗ trợ các hộ dân trong khu vực sạt lở nguy hiểm di dời nhà cửa, cơ sở sản xuất kinh doanh đến nơi an toàn.

+ Ứng phó kịp thời và khắc phục nhanh các hậu quả do sạt lở gây ra.

+ Đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội khu vực xảy ra sạt lở.

- Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố xác định các khu vực sạt lở, làm cơ sở di dời dân đến nơi an toàn.

2. Giải pháp công trình

- Xây dựng kè chống sạt lở bảo vệ chân công trình, nhằm tránh xâm thực từ sông, biển vào chân kè...

- Ngoài các khu vực dân cư đã thực hiện, cần tiếp tục quy hoạch và đầu tư xây dựng thêm các khu dân cư phục vụ tái định cư các hộ dân bị ảnh hưởng sạt lở bờ sông, biển, triều cường, sạt lở đất.

- Xây dựng các tuyến đê, kè sông, biển kết hợp giao thông; tuyến đê biển kết hợp an ninh quốc phòng. Đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình kè chống xói lở đã có quyết định đầu tư.

II. KHẮC PHỤC SỰ CỐ SẠT LỞ BỜ SÔNG, BỜ BIỂN

1. UBND các huyện, thị xã, phố, các xã, phường, thị trấn khẩn trương bố trí nơi ở tạm, chăm lo đời sống, sinh hoạt cho các hộ dân bị sạt lở bờ sông, bờ biển, triều cường và tổ chức dọn dẹp vệ sinh, phòng ngừa dịch bệnh phát sinh; tổ chức khảo sát, kiểm tra đánh giá hư hỏng nhà ở, vật kiến trúc trong khu vực bị sạt lở, tổ chức tháo dỡ, kiên quyết cưỡng chế mọi trường hợp cố tình không di dời. Đồng thời, hỗ trợ kinh phí để giúp người dân trong khu vực sạt lở sớm ổn định cuộc sống trước mắt trong khi chờ có nơi định cư mới. Tổng hợp báo cáo tình hình sự cố, thống kê thiệt hại và công tác tổ chức xử lý, khắc phục về cơ quan thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN tỉnh để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai.

UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm cân đối giải quyết quỹ đất, quỹ nhà của địa phương để bố trí tái định cư cho các hộ dân di dời theo chủ trương của UBND tỉnh.

2. Sở Nông nghiệp và PTNT (Cơ quan thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN tỉnh); Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố tiến hành kiểm tra, đánh giá lại các khu vực có nguy cơ sạt lở tiếp theo trên toàn tuyến sông, bờ biển để chủ động cảnh báo cho nhân dân trong khu vực sạt lở biết và chủ động di dời người và tài sản đến nơi an toàn. Nghiên cứu, lập kế hoạch đầu tư xây dựng công trình bảo vệ bờ sông, bờ biển tại khu vực xảy ra sạt lở.

3. Sở Xây dựng: Phối hợp với các với UBND các huyện, thị xã, thành phố trong việc khắc phục các sự cố về hư hỏng nhả ở, vật kiến trúc trong khu vực bị sạt lở.

4. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội: Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan và các địa phương để hỗ trợ, cứu trợ đột xuất cho người dân tại khu vực bị ảnh hưởng sạt lở, theo quy định.

5. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, lực lượng Thanh niên xung kích phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố có xảy ra sạt lở bờ sông, bờ biển để huy động lực lượng kịp thời ứng cứu người, trục vớt tài sản và di dời người dân đến nơi an toàn.

Phần IV

PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM, TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và PTNT (Cơ quan thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai-TKCN tỉnh). (Phụ lục 02).

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tiến hành khảo sát, kiểm tra, rà soát các khu vực có nguy cơ sạt lở để phân loại mức độ sạt lở và sắp xếp thứ tự ưu tiên xử lý sạt lở theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 Quyết định số 01/2011/QĐ-TTg ngày 04/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ, từ đó đề xuất biện pháp thích hợp phòng, tránh hoặc giảm thiểu thiệt hại; đồng thời sắp xếp các danh mục khu vực sạt lở theo mức độ sạt lở, cấp độ xung yếu trên địa bàn để lập kế hoạch ưu tiên đầu tư, tránh đầu tư dàn trải.

- Theo dõi, quan trắc, dự báo, cảnh báo nguy cơ sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền cho nhân dân sinh sống xung quanh để biết và chủ động phòng, tránh.

- Tham mưu, đề xuất các biện pháp, giải pháp thích hợp chủ động phòng ngừa và khắc phục sạt lở bờ sông, bờ biển.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Chủ trì, phối hợp Công an tỉnh, các Sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp khai thác trái phép, không phép cát, sỏi lòng sông trên địa bàn tỉnh.

- Tham mưu UBND tỉnh thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển nhằm tạo điều kiện cho chủ đầu tư triển khai thực hiện nhanh chóng các công trình, hoàn thành đưa vào sử dụng phát huy kịp thời hiệu quả phòng, chống bảo vệ bờ sông, bờ biển; chủ trì kiểm tra giám sát việc thực hiện nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển đã được UBND tỉnh phê duyệt

3. Sở Xây dựng: Phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố lập quy hoạch di dời, sắp xếp các khu dân cư, công trình kiến trúc, kho tàng ra ngoài các khu vực có nguy cơ sạt lở, đảm bảo hành lang bảo vệ an toàn bờ sông, bờ biển theo quy định hoặc chủ trì phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố lập quy hoạch di dời, sắp xếp các khu dân cư, công trình kiến trúc kho tàng ra ngoài các khu vực có nguy cơ sạt lở, đảm bảo hành lang bảo vệ an toàn bờ sông, bờ biển đối với khu vực quy hoạch có phạm vi kéo dài từ 02 huyện trở lên theo quy định.

4. Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng tỉnh: Khẩn trương đôn đốc các đơn vị thi công triển khai xây dựng hoàn thành các công trình kè biển, kè sông đưa vào sử dụng theo kế hoạch.

5. UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Phối hợp với Sở, ban, ngành liên quan kiểm tra, khảo sát các khu vực ven sông, ven biển có nguy cơ sạt lở để lập kế hoạch ứng phó, xử lý. Thông báo thường xuyên và liên tục các vị trí bờ sông, bờ biển có nguy cơ sạt lở để người dân biết, chủ động di dời, vận động, hỗ trợ người dân di dời ra khỏi khu vực nguy hiểm đến nơi ở tạm an toàn.

- Tổ chức lập quy hoạch di dời, sắp xếp các khu dân cư, công trình kiến trúc, kho tàng ra ngoài các khu vực có nguy cơ sạt lở, đảm bảo hành lang bảo vệ an toàn bờ sông, bờ biển theo quy định; chủ động sơ tán khẩn cấp người, tài sản ra khỏi khu vực sạt lở nguy hiểm và khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở nguy hiểm.

- Chủ động thông báo, khoanh vùng ngăn không cho người và phương tiện vào khu vực sạt lở; bố trí cán bộ thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến sạt lở. Xây dựng và triển khai kế hoạch, phương án ứng phó và xử lý cấp bách khu vực sạt lở nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân và nhà nước.

- Thường xuyên kiểm tra các trường hợp xây dựng công trình trên hành lang bảo vệ bờ sông, bờ biển; nếu phát hiện công trình, vật kiến trúc xây dựng, xâm phạm trái phép thì kiên quyết xử phạt hành vi vi phạm theo đúng thẩm quyền và quy định của pháp luật hiện hành, buộc tháo dỡ, khôi phục lại nguyên trạng; tổ chức cưỡng chế tháo dỡ nếu không chấp hành.

- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư, chủ dự án thực hiện xây dựng công trình phòng, chống sạt lở, bảo vệ bờ sông, bờ biển đúng tiến độ.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT triển khai thực hiện dự án trồng cây chống xói lở bảo vệ bờ sông, bờ biển, nhất là các vị trí dễ xảy ra sạt lở.

- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các Sở, ngành liên quan kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp khai thác trái phép, không phép cát, sỏi lòng sông trên địa bàn theo đúng thẩm quyền và quy định của pháp luật hiện hành.

6. Các tổ chức, cá nhân có các hoạt động liên quan đến bờ sông, bờ biển

- Ngay khi phát hiện khu vực ven sông, biển có nguy cơ sạt lở nằm trong phạm vi quản lý của các tổ chức, cá nhân có các hoạt động liên quan đến bờ sông, bờ biển phải có trách nhiệm báo cáo cho chính quyền địa phương để tổ chức các biện pháp xử lý. Đồng thời, tổ chức, cá nhân bị ảnh hưởng sạt lở phải chủ động di dời an toàn người và tài sản ra khỏi khu vực có nguy cơ sạt lở.

- Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân xâm phạm đến hành lang bảo vệ an toàn bờ sông, bờ biển hoặc có các hoạt động gây nguy cơ sạt lở bờ sông, bờ biển.

7. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính

Theo chức năng nhiệm vụ, phối hợp với các Sở, ngành liên quan bố trí nguồn dự toán kinh phí ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành và theo khả năng cân đối của ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ để thực hiện các dự án, đề án, chương trình bảo vệ bờ sông, bờ biển đảm bảo hiệu quả và tiết kiệm theo đúng Luật Đầu tư công và các văn bản có liên quan.

8. Các Sở, ban, ngành khác, hội Đoàn thể: Theo chức năng, nhiệm vụ được phân công phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị liên quan và các địa phương tổ chức phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả sạt lờ kịp thời, đảm bảo an toàn và giảm thiểu thiệt hại thấp nhất.

Trên đây là Kế hoạch ứng phó với sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Căn cứ Kế hoạch của tỉnh, các cơ quan, đơn vị liên quan và các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch của địa phương, đơn vị cụ thể, chi tiết sát với tình hình thực tế điều kiện của địa phương, đơn vị mình quản lý nhằm để động ứng phó, khắc phục với sạt lở bờ sông, bờ biển có thể xảy ra.

Trong quá trình thực hiện Kế hoạch này, nếu có vướng mắc, các Sở, ban ngành, địa phương báo cáo UBND tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai-TKCN tỉnh (qua Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai-TKCN tỉnh) để kịp thời điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.

UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Ban Chỉ đạo TW về PCTT;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- TT Ủy ban MTTQVN tỉnh;
- Các Sở, ban ngành, hội, đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- VP BCH PCTT TKCN tỉnh;
- CT, các PCT.UBND tỉnh;
- Các PVP.UBND tỉnh;
- Cổng TTĐT-UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KT, HgAKH

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Hữu Thế

 

PHỤ LỤC 1:

CÁC KHU VỰC SẠT LỞ BỜ SÔNG, BỜ BIỂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN
(Kèm theo Kế hoạch số 59/KH-UBND ngày 16 tháng 3 năm 2020 của UBND tỉnh)

STT

Tên khu vực sạt lở (Dự án)

Tuyến bờ sông/bờ biển

Địa danh (xã, huyện)

Chiều dài (m)

Phân loại sạt lở (đặc biệt nguy hiểm, nguy hiểm, bình thường)

Mức độ ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng, dân sinh kinh tế

Ghi chú

A

SẠT LỞ BỜ SÔNG

1

Sông Ba

Bờ kè dọc Sông Ba

Khu phố Tịnh Sơn, khu phố Tây Hòa, khu phố Đông Hòa, thị trấn Củng Sơn, huyện Sơn Hòa.

4.000

Đặc biệt nguy hiểm

Sạt lở ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng và dân sinh kinh tế.

 

2

Sông Ba

Bờ kè dọc Sông Ba

Thôn Thạnh Hội, xã Sơn Hà, huyện Sơn Hòa.

2.000

Đặc biệt nguy hiểm

Sạt lở ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng và dân sinh kinh tế.

 

3

Sông Ba

Bờ kè dọc Sông Ba

Thôn Ngân Điền, xã Sơn Hà, huyện Sơn Hòa. Tuyến sông: sông Suối Cau, giáp Quốc lộ 25.

600

Đặc biệt nguy hiểm

Sạt lở chỉ cách Quốc lộ 25 là 3 mét, tại Km 36+200, ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng và dân sinh kinh tế.

 

4

Sông Ba đoạn qua các xã Đức Bình Đông, Đức Bình Tây

Bờ sông Ba

Xã Đức Bình Đông và Đức Bình Tây, huyện Sông Hinh

8.500

Bình thường

Ảnh hưởng lớn đến dân sinh, kinh tế

 

5

Xói lở bờ sông Ba khu vực kênh chính Nam Đồng Cam đoạn K2+30

Phía hữu bờ sông Ba

Xã Sơn Thành Đông, huyện Tây Hòa

2.500

Đặc biệt nguy hiểm

Kênh chính Nam hệ thống thủy nông Đồng Cam, ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân các huyện Tây Hòa, Đông Hòa và phường Phú Lâm, Phú Thạnh, thành phố Tuy Hòa

 

6

Sạt lở bờ sông Ba đoạn từ thôn Lạc Mỹ đến thôn Thạch Bàn

Sông Ba

Xã Hòa Phú, huyện Tây Hòa

2.500

Nguy hiểm

Ảnh hưởng đến nhà dân và đất sản xuất

 

7

Sạt lở bờ sông Ba đoạn từ khu phố Phước Mỹ Tây đến khu phố Mỹ Lệ Tây

Sông Ba

Thị trấn Phú Thứ, huyện Tây Hòa

3.000

Nguy hiểm

Ảnh hưởng đến nhà dân và đất sản xuất

 

8

Kè chống xói lở bờ hữu sông Bánh Lái và bờ hữu sông Trong, xã Hòa Thịnh, huyện Tây Hòa

Phía bờ hữu sông Bánh Lái và bờ hữu sông Trong

Xã Hòa Thịnh, huyện Tây Hòa

1.500

Đặc biệt nguy hiểm

Ảnh hưởng đến đường giao thông liên xã, nhà cửa, đất sản xuất của nhân dân

 

9

Kè chống xói lở bờ sông Ba khu vực thôn Cẩm Thạch

Btả Sông Ba

Xã Hòa Định Tây, huyện Phú Hòa

1.650

Đc biệt nguy hiểm

Bảo vệ Quốc lộ 25 và kênh chính Bắc hệ thống thủy nông Đồng Cam cung cấp nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp của huyện Phú Hòa và các xã Hòa Kiến, An Phú thành phố Tuy Hòa và đất sản xuất của nhân dân

 

10

Sông Ba đoạn qua xã Hòa Thăng

Sông Ba

Thôn Phú Lộc, xã Hòa Thng, huyện Phú Hòa

2.000

Bình thường

Ảnh hưởng lớn đến dân sinh, kinh tế

 

11

Sông Ba đoạn qua xã Hòa Thành

Sông Ba

Thôn Phú Lễ, xã Hòa Thành, huyện Đông Hòa

300

Bình thường

Ảnh hưởng lớn đến dân sinh, kinh tế

 

12

Kẻ chống xói lở khu vực cửa Đà Nông

Bsông Bàn Thạch

Xã Hòa Hiệp Nam, xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa

2.900

Đặc biệt nguy hiểm

Bảo vệ cảng cá Phú Lạc, cầu Đà Nông, đường Quốc lộ 29 đoạn từ Phú Lạc đến Bãi Gốc, nhà cửa nhân dân thôn Đa Ngư và Phú Lạc

 

13

Sông Bàn Thạch đoạn qua xã Sơn Giang

Sông Bàn Thạch

Xã Sơn Giang, huyện Sông Hinh

8.000

Bình thường

Ảnh hưởng lớn đến dân sinh, kinh tế

 

14

Sạt lở sông Kỳ Lộ đoạn qua xã Xuân Sơn Nam

Sông Kỳ Lộ

Thôn Tân An-Tân Phú và Tân Long-Tân Hòa xã Xuân Sơn Nam, huyện Đồng Xuân

3.000

Nguy hiểm

Ảnh hưởng lớn đến dân sinh, kinh tế

 

15

Sông Kỳ Lộ đoạn qua xã An Dân

Sông Kỳ Lộ

Xã An Dân, huyện Tuy An

1.500

Bình thường

Ảnh hưởng lớn đến dân sinh, kinh tế

 

16

Sông Kỳ Lộ đoạn qua xã An Thạch

Sông Kỳ Lộ

Xã An Thạch, huyện Tuy An

3.500

Bình thường

Ảnh hưởng lớn đến dân sinh, kinh tế

 

17

Sông Kỳ Lộ đoạn qua T.Trấn Chí Thạnh

Sông Kỳ Lộ

T.trấn Chí Thạnh, huyện Tuy An (cách cầu Ngân Sơn khoảng 150m)

2.000

Bình thường

Ảnh hưởng lớn đến dân sinh, kinh tế

 

B

SẠT LỞ BỜ BIỂN

1

Xói lở, bảo vệ bờ biển khu vực Cảng hàng không Tuy Hòa

Bờ biển

Phường Phú Thạnh, thành phố Tuy Hòa

2.000

Đặc biệt nguy him

Ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng đô thị, Cảng hàng không Tuy Hòa

 

2

Xử lý cấp bách kè biển xóm Rớ

Bờ biển

Phường Phú Đông, thành phố Tuy Hòa

500

Đặc biệt nguy hiểm

Bảo vệ cơ sở hạ tầng bên trong như: Khu neo đậu tránh trú bão Đông Tác, Cảng cá Đông Tác, Chợ cá Ngừ, đường đô thị Nam thành phố Tuy Hòa

 

3

Xử lý cấp bách kè biển khu vực xã An Phú

Bờ bin

Xã An Phú, thành ph Tuy Hòa

1.000

Đặc biệt nguy hiểm

Bảo vệ 200 hộ dân, Trung tâm an điều dưỡng tàu ngầm

 

4

Kè bảo vệ khu vực của Đà Diễn

Bờ biển và cửa biển

Phường 6, phường Phú Đông, thành phố Tuy Hòa

1.800

Đặc biệt nguy hiểm

Ảnh hưởng lớn đến dân sinh, kinh tế, các công trình công cộng trong khu vực

1,800m kè bờ và 1.000m đê mỏ hàn, khai thông luồng lạch

5

Cửa sông Đà Nông

Sông Đà Nông

Xã Hòa Hiệp Nam, huyện Đông Hòa

450

Bình thường

Ảnh hưởng lớn đến dân sinh, kinh tế

 

6

Kè chống sạt lở bờ biển khu vực xã An Chấn

Bờ biển

Xã An Chn, huyện Tuy An

2.000

Đặc biệt nguy him

Bảo vệ khoảng 200 hộ dân, ảnh hưởng lớn đến dân sinh, kinh tế

 

7

Kè chống sạt lở bờ biển khu vực xã An Hòa (nay là xã An Hòa Hải)

Bờ bin

Xã An Hòa, huyện Tuy An

1.500

Đặc biệt nguy hiểm

Bảo vệ trực tiếp cho khoảng 1.000 người dân thôn Nhơn Hội, Hội Sơn, Phú Thường; khoảng 200ha đất sản xuất và nuôi trồng thủy sản, phục vụ cứu hộ cứu nạn khi xảy ra mưa bão, triều cường

 

8

Cửa biển Tiên Châu

Cửa biển

Xã An Ninh Đông, huyện Tuy An

1.000

Nguy hiểm

Ảnh hưởng dân sinh và giao thông đường thủy

 

9

Cửa Tiên Châu

Cửa biển

Thôn Phú Hội, xã An Ninh Đông, huyện Tuy An

500

Bình thường

Ảnh hưởng lớn đến dân sinh, kinh tế

 

10

Ca Lễ Thịnh

Cửa biển

Thôn Phú Lương, xã An Ninh Đông, huyện Tuy An

1.000

Bình thường

Ảnh hưởng lớn đến dân sinh, kinh tế

 

11

Bbiển Phú Thưng

Bbiển

Thôn Phú Thưng, xã An Hòa, huyện Tuy An

1.500

Bình thường

Ảnh hưởng lớn đến dân sinh, kinh tế

 

12

Kè bin Xuân Hải

Bờ biển

Xã Xuân Hải, thị xã Sông Cầu

850

Đặc biệt nguy hiểm

Bảo vệ tính mạng, tài sản của khoảng 150 hộ dân và quốc lộ 1D, đoạn qua xã Xuân Hải

 

13

Kè biển thôn Hòa An, xã Xuân Hòa (nay là Xuân Cảnh)

Bờ bin

Thôn Hòa An, xã Xuân Hòa, thị xã Sông Cầu

1.500

Nguy hiểm

Ảnh hưởng lớn đến dân sinh, kinh tế

 

14

Đê, kè biển thôn Hòa Thạnh-Hòa Lợi, xã Xuân Cảnh

Bờ biển

Thôn Hòa Thạnh, Hòa Lợi, xã Xuân Cảnh, thị xã Sông Cầu

1.500

Nguy hiểm

Ảnh hưởng lớn đến dân sinh, kinh tế

 

15

Đê, kè biển Bãi Trước thôn Vịnh Hòa, xã Xuân Thịnh

Bờ biển

Thôn Vịnh Hòa, xã Xuân Thịnh, thị xã Sông Cầu

1.000

Nguy hiểm

Ảnh hưởng lớn đến dân sinh, kinh tế

 

16

Đê, kè biển thôn Tử Nham, xã Xuân Thịnh

Bờ biển

Thôn Từ Nham, xã Xuân Thịnh, thị xã Sông Cầu

1.200

Nguy hiểm

Ảnh hưởng lớn đến dân sinh, kinh tế

 

17

Đê, kè biển Vũng La thôn Dân Phú 2, xã Xuân Phương

Bờ biển

Thôn Dân Phú 2, xã Xuân Phương, thị xã Sông Cầu

1.000

Nguy hiểm

Ảnh hưởng lớn đến dân sinh, kinh tế

 

18

Kè chống xói lở khu dân cư Chánh Bắc, phường Xuân Thành

Bờ biển

Khu phố Chánh Bắc, phường Xuân Thành, thị xã Sông Cầu

350

Nguy him

Ảnh hưởng lớn đến dân sinh, kinh tế

 

19

Kè chống xói lở đầm Cù Mông (giai đoạn 2)

Đầm Cù Mông

Thị xã Sông Cầu

16.200

Nguy hiểm

Ảnh hưởng lớn đến dân sinh, kinh tế

 

Tổng cộng

 

 

71.200

 

 

 

 

PHỤ LỤC 2:

DANH MỤC CÁC HOẠT ĐỘNG VÀ PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ ỨNG PHÓ VỚI SẠT LỞ BỜ SÔNG, BỜ BIỂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN
(Kèm theo Kế hoạch số 59/KH-UBND ngày 16 tháng 3 năm 2020 của UBND tỉnh)

TT

Tên

Nội dung

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Thời gian thực hiện

1

Nhiệm vụ

Tổ chức theo dõi sát tình hình sạt lở, cắm biển báo và thông tin tuyên truyền để nhân dân biết chủ động phòng tránh

UBND các cấp

Các ngành, đoàn thể có liên quan

Cả năm

2

Nhiệm vụ

Xây dựng phương án ứng phó với tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển tại các địa phương

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Các ban ngành, đoàn thể có liên quan

Cả năm

3

Nhiệm vụ

Tổ chức các chốt cứu hộ cứu nạn

Y Tế, Hội chữ Thập đỏ các cấp

Các ban ngành, đoàn thể có liên quan

Cả năm

4

Nhiệm vụ

Tổ chức thăm hỏi, cứu trợ các gia đình bị thiên tai gây ra

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

Các ban ngành, đoàn thể có liên quan, UBND các cấp

Khi thiên tai xảy ra

5

Chương trình

Tổ chức di dời hộ dân nằm trong khu vực nguy hiểm bị ảnh hưởng sạt lở bờ sông, bờ biển đến nơi an toàn

UBND các cấp

Các ban ngành, đoàn thể có liên quan

Cả năm

6

Nhiệm vụ

Bảo đảm tốt an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Chuẩn bị sẵn sàng các loại phương tiện, lực lượng hỗ trợ nhân dân khi thiên tai xảy ra

Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự, Bộ Đội Biên phòng

Các ban ngành, đoàn thể có liên quan

Cả năm

7

Chương trình

Xây dựng các hạ tầng thiết yếu tại khu dân cư bị ảnh hưởng của sạt lở bờ sông, bờ biển

Ban các Dự án đầu tư Đầu tư xây dựng tỉnh và Ban Quản lý đầu tư xây dựng các huyện, thị xã, thành phố

UBND các huyện, thị xã, thành phố; Sở Xây dựng và các sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành

Cả năm

8

Dự án

Nâng cấp tuyến kè chống sạt lở bờ sông, bờ biển

Các Sở, ban ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố

 

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Kế hoạch 59/KH-UBND năm 2020 về ứng phó với sạt lở bờ sông, bờ biển do tỉnh Phú Yên ban hành

Số hiệu: 59/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Phú Yên
Người ký: Trần Hữu Thế
Ngày ban hành: 16/03/2020
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [2]
Văn bản được căn cứ - [6]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Kế hoạch 59/KH-UBND năm 2020 về ứng phó với sạt lở bờ sông, bờ biển do tỉnh Phú Yên ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [4]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…