ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 54/KH-UBND |
Hà Nội, ngày 08 tháng 03 năm 2016 |
NGĂN NGỪA, KIỂM SOÁT SINH VẬT NGOẠI LAI XÂM HẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020
Thực hiện Quyết định số 1896/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Đề án ngăn ngừa và kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại ở Việt Nam đến năm 2020”, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch ngăn ngừa, kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020 như sau:
Triển khai thực hiện Quyết định số 1896/QĐ-TTg ngày 17/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án ngăn ngừa và kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại ở Việt Nam đến năm 2020; bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và sức khỏe con người, góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững đất nước.
2. Mục tiêu cụ thể từ nay đến năm 2020:
a) Bảo đảm các loài ngoại lai xâm hại được điều tra, đánh giá định kỳ, lập danh mục và kiểm soát theo quy định của pháp luật;
b) Ngăn ngừa và kiểm soát được sự lây lan, giảm thiểu tác hại của một số loài ngoại lai đang xâm hại nghiêm trọng trên địa bàn thành phố Hà Nội;
c) Kiểm soát, quản lý hiệu quả việc nhập khẩu, nuôi, trồng và phát triển các loài ngoại lai ở Việt Nam nhằm ngăn chặn tác động tiêu cực đến môi trường và đa dạng sinh học;
d) Thường xuyên tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nhân dân về việc nhận biết, ngăn ngừa và kiểm soát loài ngoại lai xâm hại.
- Khảo sát, đánh giá hiện trạng và mức độ xâm hại của các loài ngoại lai xâm hại.
- Lập danh mục và công bố danh mục loài ngoại lai xâm hại đang phát tán trên địa bàn Thành phố.
- Lập bản đồ nền phân bố các loài ngoại lai xâm hại trên địa bàn Thành phố và bản đồ nền phân bố các loài ngoại lai xâm hại tại 4 vùng có mức độ đa dạng sinh học cao là: Khu vực Ba Vì, khu vực Hương Sơn, khu vực Sóc Sơn và khu vực Phú Xuyên.
- Hiện trạng công tác quản lý các loài sinh vật ngoại lai và đề xuất biện pháp phòng ngừa, kiểm soát.
- Đào tạo kiến thức chuyên môn về các lĩnh vực liên quan đến sinh vật ngoại lai cho lãnh đạo và chuyên viên Chi cục Bảo vệ môi trường, Chi cục Thủy sản, Chi cục Thú y, Chi cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Quản lý thị trường, Cục Hải quan Thành phố, Cảnh sát môi trường; bồi dưỡng nâng cao năng lực và thực hiện việc giám sát đối với nuôi, trồng, lưu giữ loài ngoại lai làm cảnh xâm hại và có nguy cơ xâm hại.
- Đào tạo, tập huấn cho các cán bộ kiểm dịch, bảo vệ thực vật, bảo vệ động vật (thú y, dịch bệnh), khuyến nông, khuyến ngư,... cấp huyện của Thành phố.
- Tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật cho Trung tâm phân tích, giám định và thí nghiệm kiểm dịch thực vật; Trung tâm kiểm dịch thực vật; Trung tâm khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định thủy sản trong kiểm soát, kiểm dịch các loài ngoại lai.
- Phát triển hệ thống cảnh báo sớm, bao gồm việc thông báo những trường hợp loài ngoại lai xâm hại mới xuất hiện hoặc dự báo xuất hiện; thiết lập mạng lưới chia sẻ thông tin trong kiểm soát các loài ngoại lai xâm hại trên địa bàn Thành phố.
- Xây dựng năng lực và tăng cường thực hiện cơ chế giám sát đối với việc nuôi trồng, phát triển các loài ngoại lai trong danh mục loài có nguy cơ xâm hại và xâm hại.
3. Xây dựng năng lực khảo nghiệm, đánh giá khả năng xâm hại của loài ngoại lai
- Nghiên cứu, áp dụng các biện pháp, quy định đánh giá khả năng xâm hại của loài ngoại lai đối với môi trường và đa dạng sinh học.
- Nghiên cứu và thực hiện các mô hình khảo nghiệm, đánh giá khả năng xâm hại của loài ngoại lai đối với môi trường và đa dạng sinh học.
- Xây dựng và thực hiện các mô hình khảo nghiệm, đánh giá các loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại mới nhập khẩu vào Thành phố; tăng cường đầu tư trang thiết bị, kỹ thuật đối với các cơ sở khảo nghiệm.
- Hỗ trợ, tăng cường năng lực cán bộ tại các cơ sở khảo nghiệm, đánh giá nguy cơ xâm hại của loài ngoại lai đối với môi trường và đa dạng sinh học.
- Đánh giá, lựa chọn, áp dụng thử nghiệm các giải pháp kiểm soát, diệt trừ các loài ngoại lai xâm hại: Ốc Bươu vàng, cây Mai dương, Cá Dọn bể tại một số quận, huyện.
- Triển khai áp dụng chương trình kiểm soát và diệt trừ, đồng thời tập huấn, hướng dẫn việc kiểm soát và diệt trừ các loài ngoại lai xâm hại: Ốc Bươu vàng, cây Mai dương, cá Dọn bể trên địa bàn Thành phố.
5. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về ngăn ngừa, kiểm soát loài ngoại lai xâm hại trên Thành phố.
- Xây dựng chương trình đào tạo, truyền thông về ngăn ngừa và kiểm soát loài ngoại lai xâm hại cho các nhóm đối tượng:
+ Cán bộ chuyên môn thuộc cơ quan quản lý nhà nước cấp Thành phố; quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn.
+ Các Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên.
+ Các tổ chức, cá nhân có hoạt động buôn bán, tiêu thụ, lưu giữ các loài ngoại lai xâm hại.
+ Học sinh các trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông.
- Khuyến khích, huy động cộng đồng tham gia phòng ngừa, giám sát và kiểm soát loài ngoại lai xâm hại; tăng cường tuyên truyền về loài ngoại lai xâm hại trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống phát thanh cấp xã và các hình thức khác như: Tọa đàm, hội thảo, trao đổi nhóm, phát tờ rơi...
III. NHỮNG NHÓM GIẢI PHÁP CHÍNH:
a) Xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện nội dung Kiểm soát loài ngoại lai xâm hại theo quy định của Luật Đa dạng sinh học; các văn bản quy định về xử lý các hành vi vi phạm liên quan đến loài ngoại lai xâm hại.
b) Xây dựng, ban hành các hướng dẫn kỹ thuật, quy chuẩn, tiêu chuẩn về quản lý loài ngoại lai xâm hại.
c) Tăng cường cơ chế phối hợp giữa chính quyền địa phương, cơ quan kiểm dịch và người dân; giữa các đơn vị kiểm định, khảo nghiệm và cơ quan hải quan trong công tác phòng ngừa và kiểm soát loài ngoại lai xâm hại.
d) Tăng cường các hoạt động kiểm tra, hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ; khuyến khích xã hội hóa các hoạt động phòng ngừa và kiểm soát loài ngoại lai xâm hại.
a) Nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong phát hiện, khảo nghiệm, phân tích nguy cơ, đánh giá rủi ro đến môi trường và đa dạng sinh học, kiểm soát và diệt trừ các loài ngoại lai xâm hại; nghiên cứu, xác định hướng lây lan của các loài ngoại lai xâm hại do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
b) Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, áp dụng các biện pháp phòng trừ sinh học và giải pháp tổng hợp trong kiểm soát, diệt trừ các loài ngoại lai xâm hại trên địa bàn Thành phố.
c) Nghiên cứu giải pháp phục hồi hệ sinh thái bằng các loài cây bản địa nhằm ngăn ngừa sự tái xâm nhập của loài ngoại lai xâm hại.
3. Về liên kết các tỉnh và hợp tác quốc tế:
a) Tăng cường hợp tác với các tỉnh, thành phố và với các nước, đặc biệt với các nước trong khu vực ASEAN trong việc xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, tổ chức diễn đàn, mạng lưới trao đổi kinh nghiệm về ngăn ngừa và kiểm soát loài ngoại lai xâm hại.
b) Tích cực tham gia và thực hiện các điều ước quốc tế về ngăn ngừa và kiểm soát loài ngoại lai xâm hại.
c) Đa dạng hóa các hình thức hợp tác song phương, đa phương với các địa phương, tổ chức quốc tế về ngăn ngừa và kiểm soát loài ngoại lai xâm hại; thiết lập mạng lưới và xây dựng cơ chế trao đổi thông tin về loài ngoại lai xâm hại trên địa bàn Thành phố với các tỉnh lân cận.
- Kinh phí để triển khai thực hiện Kế hoạch từ nguồn ngân sách sự nghiệp môi trường Thành phố và nguồn xã hội hóa.
- Nguồn kinh phí thực hiện trên cơ sở được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo từng dự án, nhiệm vụ cụ thể và theo quy định của pháp luật.
1. Trên cơ sở Danh mục các Nhiệm vụ ưu tiên triển khai thực hiện Kế hoạch ngăn ngừa, kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020 (chi tiết tại phụ lục kèm theo), các đơn vị được giao chủ trì lập dự án, đề xuất thực hiện nhiệm vụ cụ thể để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
2. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường làm cơ quan đầu mối; chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và UBND các quận, huyện, thị xã lập kế hoạch, chương trình cụ thể để triển khai thực hiện Kế hoạch ngăn ngừa, kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại; định kỳ hàng năm, tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố kết quả thực hiện.
3. Các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và các sở, ban, ngành có liên quan khác; UBND các quận, huyện, thị xã có trách nhiệm phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường triển khai thực hiện Kế hoạch này.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị báo cáo, phản ánh về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố xem xét, điều chỉnh cho phù hợp./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ ƯU TIÊN TRIỂN KHAI
THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NGĂN NGỪA, KIỂM SOÁT SINH VẬT NGOẠI LAI XÂM HẠI TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Kế hoạch số 54/KH-UBND
ngày 08 tháng 3 năm 2016 của UBND Thành phố)
TT |
Tên nhiệm vụ |
Thời gian thực hiện |
Cơ quan chủ trì |
Cơ quan phối hợp |
1 |
Xây dựng bản đồ số hóa phân bố các loài ngoại lai trên địa bàn thành phố. |
2017-2018 |
Sở TN&MT |
Sở NN&PTNT, UBND các quận, huyện, thị xã, các nhà khoa học |
2 |
Xây dựng atlat các loài sinh vật ngoại lai trên địa bàn thành phố |
2017 |
Sở TN&MT |
Sở NN&PTNT, UBND các quận, huyện, thị xã, các nhà khoa học |
3 |
Điều tra và cập nhật bổ sung hàng năm danh lục các loài ngoại lai xâm hại, các loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại trên địa bàn thành phố Hà Nội. |
Hàng năm (từ năm 2017) |
Sở TN&MT |
Sở NN&PTNT, UBND các quận, huyện, thị xã, các nhà khoa học |
4 |
Tăng cường năng lực cơ quan quản lý nhà nước và đơn vị kiểm dịch trong việc kiểm soát các loài ngoại lai tại các quận, huyện của TP. Hà Nội |
2017-2020 |
Sở TN&MT |
Sở NN&PTNT: Chi cục Thủy sản, Chi cục Thú y, Chi cục Bảo vệ thực vật; Chi cục Quản lý thị trường; Cục Hải quan TP; Cảnh sát môi trường, UBND các quận, huyện, thị xã, các nhà khoa học; |
5 |
Thanh tra, kiểm tra các đơn vị kinh doanh, nuôi trồng sinh vật ngoại lai trên địa bàn Thành phố |
2017-2020 |
Sở NN&PTNT |
UBND các quận, huyện, thị xã; Cảnh sát môi trường; Chi cục Quản lý thị trường; Cục Hải quan Thành phố. |
6 |
Xây dựng năng lực khảo nghiệm, đánh giá khả năng xâm hại của loài ngoại lai tại các quận, huyện trên địa bàn TP. Hà Nội |
2017-2020 |
Sở NN&PTNT |
Sở TN&MT, UBND các quận, huyện, thị xã, các nhà khoa học |
7 |
Hạn chế tiến tới diệt trừ loài Ốc Bươu vàng (Pomacea canaliculata), Cá Tỳ bà (cá dọn bể) (Hypostomus punctatus) tại các quận, huyện trên địa bàn TP. Hà Nội |
2017-2020 |
Sở TN&MT |
Sở NN&PTNT, UBND các quận, huyện, thị xã, các nhà khoa học |
8 |
Diệt trừ Cây Mai dương (Mimosa pigra) tại các huyện, thị xã Sơn Tây và ven sông Hồng trên địa bàn các Quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Tây Hồ và Long Biên thuộc TP Hà Nội |
2017-2020 |
Sở TN&MT |
Sở NN&PTNT, UBND các huyện, thị xã Sơn Tây và các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Tây Hồ, Long Biên, các nhà khoa học |
9 |
Triển khai các hoạt động kiểm soát và diệt trừ loài Rùa tai đỏ (Trachemys scripta subsp) tại một số địa điểm điển hình như Hồ Suối Hai (Ba Vì), Hồ Đồng Mô (Thị xã Sơn Tây), Hồ Hoàn Kiếm (Q. Hoàn Kiếm), Hồ Tây (Quận Tây Hồ), Hồ Đầm Bông (Quận Hoàng Mai), Hồ Quan Sơn (huyện Mỹ Đức) thuộc TP. Hà Nội |
2017-2020 |
Sở TN&MT |
Sở NN&PTNT, UBND huyện Ba Vì, TX Sơn Tây, Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Hoàng Mai và Mỹ Đức, các nhà khoa học |
10 |
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về ngăn ngừa, kiểm soát loài ngoại lai xâm hại cho các đối tượng khác nhau trên địa bàn Thành phố. |
2017-2020 |
Sở TN&MT |
Sở NN&PTNT, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở GD&ĐT, UBND các quận, huyện, thị xã, các nhà khoa học |
Kế hoạch 54/KH-UBND năm 2016 ngăn ngừa, kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020
Số hiệu: | 54/KH-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Thành phố Hà Nội |
Người ký: | Vũ Hồng Khanh |
Ngày ban hành: | 08/03/2016 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Kế hoạch 54/KH-UBND năm 2016 ngăn ngừa, kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020
Chưa có Video