Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TÂY NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 411/KH-UBND

Tây Ninh, ngày 08 tháng 02 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH NĂM 2021

Thực hiện Công văn số 7262/BNN-TCTS ngày 20/10/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc chỉ đạo, xây dựng và phê duyệt kinh phí quan trắc môi trường trong nuôi trồng thủy sản năm 2021.

UBND tỉnh ban hành Kế hoạch Quan trắc môi trường trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Tây Ninh năm 2021, như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Đánh giá diễn biến chất lượng của môi trường nuôi trồng thủy sản trên những vùng trọng điểm được quan trắc.

- Kịp thời đưa ra những cảnh báo, khuyến cáo diễn biến bất thường của môi trường hoặc nguy cơ ô nhiễm, suy thoái môi trường nước nuôi thủy sản, những biện pháp xử lý giảm thiểu rủi ro, thiệt hại cho người nuôi.

- Kết quả quan trắc kết hợp với những khuyến cáo về lịch thả giống sẽ giúp cho người nuôi nắm được diễn biến môi trường nước cấp, nhận biết các yếu tố môi trường bất lợi để giúp cho người nuôi có kế hoạch lấy nước vào ao, xử lý nước, thả giống và quản lý vùng nuôi thích hợp.

2. Mục tiêu cụ thể

Tổ chức lấy mẫu quan trắc nguồn nước tại kênh Đông và sông Vàm Cỏ.

- Kênh Đông: Lấy mẫu tại 03 địa điểm: Trên địa bàn xã Hưng Thuận, Đôn Thuận thuộc thị xã Trảng Bàng và xã Lộc Ninh thuộc huyện Dương Minh Châu.

- Sông Vàm Cỏ: Lấy mẫu tại 03 địa điểm: Tại Bến Trường thuộc huyện Châu Thành; Bến Kéo thuộc huyện Hòa Thành và cầu Gò Dầu thuộc huyện Gò Dầu.

- Các vùng, điểm nuôi khác khi nghi ngờ có tác động xấu về môi trường gây ảnh hưởng đến đối tượng nuôi.

3. Yêu cu

Quan trắc, cảnh báo môi trường phải được thực hiện thường xuyên, liên tục và hệ thống nhằm phát hiện những yếu tố có nguy cơ tác động xấu đến môi trường nuôi trồng thủy sản, thông báo kịp thời đến cơ quan quản lý thủy sản, thú y; cảnh báo và hướng dẫn người nuôi thực hiện các biện pháp xử lý và khắc phục cần thiết.

4. Đối tượng quan trắc

Quan trắc môi trường khu vực nuôi tập trung (ao và lồng bè) các đối tượng chủ lực, có giá trị kinh tế như cá tra, cá chép, cá lăng, cá rô phi, diêu hồng tại các thủy vực trọng điểm của kênh Đông, sông Vàm Cỏ.

II. NỘI DUNG

1. Vùng, điểm quan trắc

- Kênh Đông: Lấy mẫu tại 03 địa điểm: Trên địa bàn xã Hưng Thuận, Đôn Thuận thuộc thị xã Trảng Bàng và xã Lộc Ninh thuộc huyện Dương Minh Châu.

- Sông Vàm Cỏ: Lấy mẫu tại 03 địa điểm: Tại Bến Trường thuộc huyện Châu Thành; Bến Kéo thuộc huyện Hòa Thành và cầu Gò Dầu thuộc huyện Gò Dầu.

- Các vùng, điểm nuôi khi có biến động lớn về môi trường gây ảnh hưởng đến đối tượng nuôi.

2. Chỉ tiêu quan trắc

Nhiệt độ, pH, độ kiềm, độ trong, NH4+, PO43-, NO2, P tổng số (Pts), H2S, COD, chất hữu cơ lơ lửng, Oxy hòa tan (DO), mật độ và thành phn tảo độc, vi khuẩn Aeromonas spp, streptococcus, Edward ictaluri, kim loại nặng: Fe, Cu, Zn, thuốc bảo vệ thực vật gốc: Clo hữu cơ, Phospho hữu cơ.

3. Phương pháp thu mẫu, bảo quản và phân tích mẫu

- Phương pháp thu mẫu:

+ Thu mẫu nước theo TCVN 6663-6:2018 (ISO 5667-6:2014) về Chất lượng nước - Lấy mẫu - Phần 6: Hướng dẫn lấy mẫu nước sông và suối.

+ Bảo quản mẫu nước theo TCVN 6663-3:2016 (ISO 5667-3:2012) về Chất lượng nước - Lấy mẫu - Phần 3 : Bảo quản và xử lý mẫu nước.

- Phương pháp phân tích mẫu:

+ Các chỉ tiêu: nhiệt độ, độ trong, pH và Oxy hòa tan được đo ngay tại hiện trường.

+ Các chỉ tiêu: độ kiềm, NH4+, PO43-, P tổng số (Pts), H2S, COD, chất hữu cơ lơ lửng, mật độ và thành phần tảo độc, vi khuẩn Aeromonas spp, streptococcus, Edward ictaluri, kim loại nặng: Fe, Cu, Zn, thuốc bảo vệ thực vật gốc: Clo hữu cơ, Phospho hữu cơ được gửi đi phân tích tại Trung tâm Quan trắc Môi trường & Bệnh thủy sản Nam bộ thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (đơn vị có các phòng thử nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO 17025, đảm bảo đầy đủ trang thiết bị, cơ sở vật chất và nhân lực thực hiện nhiệm vụ phân tích các chỉ tiêu môi trường phục vụ nuôi trồng thủy sản).

4. Tần suất quan trắc

Tần suất quan trắc môi trường tập trung vào các tháng vụ nuôi chính, thời điểm vụ nuôi, các tháng mưa lũ và các thời điểm nhạy cảm (các tháng mùa khô, mực nước xuống thấp, lưu lượng dòng chảy ít) nhằm phục vụ cho công tác xây dựng khung lịch mùa vụ hàng năm, cơ cấu đối tượng nuôi và phòng ngừa dịch bệnh phù hợp.

Tần số quan trắc: 01 lần/tháng, 06 lần/năm.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN: 115.000.000 đồng (một trăm mười lăm triệu đồng chẵn) từ nguồn sự nghiệp nông nghiệp năm 2021.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và PTNT

- Triển khai thực hiện quan trắc môi trường nuôi trồng thủy sản năm 2021 sau khi kế hoạch được phê duyệt.

- Sử dụng các thông tin về chỉ tiêu quan trắc môi trường trong xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản.

- Phối hợp với các cơ quan chuyên môn, UBND cấp huyện liên quan kịp thời thông báo diễn biến tình hình môi trường nuôi thủy sản đến người nuôi trồng thủy sản.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Thực hiện theo dõi diễn biến chất lượng môi trường nước mặt các vị trí tiếp nhận nguồn thải từ hoạt động sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh của các nhà máy, khu công nghiệp, khu chăn nuôi, khu dân cư đổ vào khu vực nuôi thủy sản.

- Thông tin cho Sở Nông nghiệp và PTNT những diễn biến bất thường để phối hợp khuyến cáo người nuôi trồng có kế hoạch sản xuất phù hợp, hiệu quả.

3. Sở Tài chính.

Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh, phân bổ kinh phí thực hiện kế hoạch thực hiện nhiệm vụ quan trắc môi trường trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh.

4. UBND cấp huyện trong vùng quan trắc

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT triển khai kế hoạch quan trắc đã được phê duyệt.

- Chỉ đạo, triển khai kịp thời các biện pháp xử lý, phòng ngừa và khắc phục khi nhận được bản tin quan trắc, cảnh báo môi trường của Sở Nông nghiệp và PTNT.

5. UBND cấp xã và hộ nuôi trồng thủy sản trong vùng quan trắc

- Tuyên truyền, phổ biến, cảnh báo kết quả quan trắc môi trường vùng nuôi trồng thủy sản.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT trong quá trình triển khai thực hiện thu mẫu và các nội dung có liên quan đến công các quan trắc, cảnh báo môi trường nước nuôi trồng thủy sản.

- Chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm theo dõi, giám sát môi trường tại cơ sở nuôi trồng thủy sản; thu thập, ghi chép đầy đủ các số liệu, thông tin có liên quan và kịp thời cung cấp thông tin, số liệu về môi trường khi có yêu cầu của cơ quan quản lý. Áp dụng các biện pháp xử lý, phòng ngừa, khc phục theo hướng dẫn của cơ quan quản lý yêu cầu.

Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, có vướng mắc, khó khăn, đề nghị các đơn vị liên quan báo cáo, đề xuất UBND tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và PTNT) để kịp thời chỉ đạo./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Cục Th
ú y;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành liên quan;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- LĐVP, CVK;
- Lưu: VT, VP UBND tỉnh
05KT_V NAM_QDUB

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Văn Chiến

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Kế hoạch 411/KH-UBND về Quan trắc môi trường trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Tây Ninh năm 2021

Số hiệu: 411/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Tây Ninh
Người ký: Trần Văn Chiến
Ngày ban hành: 08/02/2021
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Kế hoạch 411/KH-UBND về Quan trắc môi trường trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Tây Ninh năm 2021

Văn bản liên quan cùng nội dung - [8]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…