ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3769/KH-UBND |
Kon Tum, ngày 01 tháng 11 năm 2023 |
Thực hiện Quyết định số 327/QĐ-TTg ngày 10 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021-2030;
Thực hiện Quyết định số 3817/QĐ-BNN-LN ngày 12 tháng 9 năm 2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 327/QĐ-TTg ngày 10 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021-2030;
Thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 25 tháng 11 năm 2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI về phát triển lâm nghiệp bền vững đến 2025 và định hướng đến 2030 trên địa bàn tỉnh Kon Tum;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại Văn bản số 3543/SNN-CCKL ngày 13 tháng 10 năm 2023; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Kon Tum như sau:
1. Mục đích:
a) Nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý, điều hành, tạo sự đồng thuận và quyết tâm cao trong việc phát triển công nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh. Hình thành và phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ công nghệ cao, thân thiện với môi trường, sản xuất các sản phẩm chế biến sâu, có giá trị gia tăng cao.
b) Cụ thể các nhiệm vụ, định hướng, giải pháp và xây dựng chi tiết các nội dung công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm của các đơn vị địa phương có liên quan trong việc tổ chức triển khai thực hiện Đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ; đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đồng bộ, kịp thời và thống nhất.
2. Yêu cầu:
a) Triển khai đầy đủ các nội dung Quyết định số 327/QĐ-TTg ngày 10 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ; cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Đề án đến các đơn vị, địa phương để có cơ sở chỉ đạo triển khai thực hiện.
b) Các cơ quan, đơn vị, địa phương bám sát mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp xây dựng kế hoạch và triển khai hiệu quả các nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án.
1. Mục tiêu chung:
Đưa ngành công nghiệp chế biến gỗ tỉnh Kon Tum cơ bản hiện đại, đủ năng lực về công nghệ thân thiện với môi trường tham gia hội nhập thị trường trong nước và quốc tế. Công nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh ngày càng hiện đại, đóng góp ngày càng cao cho tổng sản phẩm (GRDP) của tỉnh. Định hướng đến năm 2030, ngành công nghiệp chế biến gỗ trở thành một ngành kinh tế quan trọng, có thương hiệu và uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế.
2. Mục tiêu cụ thể:
a) Giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh đóng góp 10% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của tỉnh.
b) Trên 80% cơ sở chế biến, bảo quản gỗ đạt trình độ và năng lực công nghệ sản xuất tiên tiến thân thiện với môi trường.
c) Phấn đấu 100% gỗ, sản phẩm gỗ xuất khẩu được sử dụng từ nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp, gỗ có chứng chỉ quản lý rừng bền vững.
d) Giai đoạn 2021 - 2025 khai thác và chế biến 520.000 m3 gỗ từ rừng trồng, gỗ cao su thành các sản phẩm có giá trị kinh tế cao, tiến tới chấm dứt xuất gỗ nguyên liệu thô. Thúc đẩy xúc tiến đầu tư xây dựng được ít nhất 01 nhà máy chế biến gỗ công suất trên 50.000m3/năm.
III. THỰC TRẠNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
1. Thực trạng:
- Hiện nay trên địa bàn tỉnh hiện còn 16 cơ sở kinh doanh, chế biến lâm sản đang hoạt động (02 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh lâm sản và 14 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, chế biến lâm sản), 31 cơ sở đã ngừng hoạt động. Ngoài ra còn hơn 200 cơ sở chế biến mộc dân dụng.
- Theo số liệu thống kê, khối lượng gỗ chế biến và xuất trong kỳ là 210.457,4 m3, gồm: Gỗ tròn 80.076,713 m3, Gỗ xẻ 22.209,452 m3 và các loại ván sàn, ván ép khác.
- Sản phẩm chế biến từ gỗ chưa phong phú, đa dạng phần lớn sản xuất gỗ mộc dân dụng phục vụ nội địa như bàn ghế, tủ, giường, ván sàn, ván PlaFon, nguyên liệu ván ép... chưa đưa sản phẩm ra thị trường nước ngoài.
2. Ưu điểm:
Bước đầu đã hình thành vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng phục vụ cho công nghiệp chế biến. Công nghiệp chế biến gỗ đã đem lại nguồn thu đáng kể cho ngân sách tỉnh, góp phần vào tổng giá trị sản phẩm (GRDP) trên địa bàn.
3. Tồn tại, hạn chế:
- Chế biến gỗ rừng trồng trên địa bàn tỉnh chưa được chú trọng đầu tư, sản phẩm tạo ra chưa đa dạng, chất lượng chưa cao, chưa đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Trong thời gian qua chưa có doanh nghiệp mới đầu tư trong lĩnh vực chế biến gỗ rừng trồng, các doanh nghiệp đã có[1] hoạt động cầm chừng; nhà máy chế biến giấy, bột giấy Tân Mai Đăk Tô đã được xúc tiến đầu tư nhưng không đi vào hoạt động.
- Trong lĩnh vực chế biến gỗ chưa thu hút được các doanh nghiệp lớn đầu tư về công nghệ hiện đại trong khai thác, chế biến thân thiện với môi trường, các sản phẩm từ gỗ, sản phẩm sau chế biến chưa đa dạng, mẫu mã chưa đẹp, giá trị sản phẩm chưa cao. Thị trường tiêu thụ còn hạn chế.
IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Tăng cường công tác truyền thông:
Quán triệt, tuyên truyền và phổ biến sâu rộng về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với việc phát triển công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản gắn với phát triển vùng gỗ nguyên liệu tập trung hướng đến cấp chứng chỉ rừng bền vững.
* Đơn vị tham mưu thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Kon Tum; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
* Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
2. Phát triển hạ tầng phục vụ công nghiệp chế biến và mở rộng quy mô sản xuất:
a) Đầu tư, mở rộng các Khu công nghiệp (Hòa Bình, Sao Mai), Cụm công nghiệp (Cụm công nghiệp Đăk La, huyện Đăk Hà; Cụm công nghiệp phía Tây thị trấn Đăk Tô, huyện Đăk Tô)... phục vụ công nghiệp chế biến gỗ. Tạo điều kiện thuận lợi, ưu tiên kêu gọi, thu hút các dự án đầu tư sản xuất các sản phẩm có giá trị cao, công nghệ tiên tiến phục vụ trong quá trình xử lý, chế biến gỗ, các thành phẩm là gỗ trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
* Đơn vị tham mưu thực hiện: Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương.
* Thời gian thực hiện: 2023-2025.
b) Hướng dẫn, hỗ trợ các cơ sở, doanh nghiệp đưa sản phẩm chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh lên sàn giao dịch thương mại điện tử để khách hàng trong và ngoài nước tiếp cận.
* Đơn vị tham mưu thực hiện: Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương.
* Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
3. Phát triển các nhóm sản phẩm chế biến từ gỗ:
Lựa chọn các nhóm sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, giá trị gia tăng, nhu cầu sử dụng cao, ổn định trên thị trường. Tập trung ưu tiên phát triển sản xuất, chế biến các nhóm sản phẩm: Giấy, Bột giấy; đồ gỗ nội thất; đồ gỗ mỹ nghệ; đồ gỗ ngoài trời; gỗ ván nhân tạo; viên nén và sản phẩm mây tre đan…
* Đơn vị tham mưu thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các đơn vị, địa phương.
* Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
4. Phát triển nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp:
- Thực hiện việc trồng rừng sản xuất thâm canh, nâng cao năng suất, chất lượng rừng, đáp ứng từ 80% trở lên nhu cầu nguyên liệu gỗ cho sản xuất, chế biến; quản lý, giám sát chất lượng nguồn gốc giống cây trồng lâm nghiệp đạt trên 95%; sử dụng giống tốt, cây giống đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, có hồ sơ quản lý giống đúng quy định của pháp luật; tổ chức liên kết giữa các doanh nghiệp chế biến gỗ với các chủ rừng, hình thành vùng nguyên liệu gỗ lớn tập trung; tăng năng suất, chất lượng rừng trồng đạt bình quân 20m3/ha/năm vào năm 2025 và đạt 22m3/ha/năm vào năm 2030. Tổ chức có hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ trợ, ưu đãi đầu tư trồng rừng gỗ lớn gắn với quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng.
- Thúc đẩy việc cấp chứng chỉ rừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC đối với diện tích rừng trồng sản xuất trước khi đưa vào chế biến.
- Chú trọng công tác chế biến gỗ cao su hết thời kỳ kinh doanh mủ, đây là nguồn nguyên liệu sẵn có, lợi thế của tỉnh.
- Xây dựng và áp dụng chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm (CoC).
* Đơn vị tham mưu thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương.
* Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
5. Phát triển thị trường thương mại gỗ; sản phẩm gỗ và tháo gỡ các rào cản thương mại:
a) Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ xuất khẩu để giữ vững thị trường truyền thống, tập trung thị trường trọng điểm đồng thời phát triển thị trường mới, tiềm năng, lợi thế. Triển khai các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam với các quốc gia trên thế giới. Đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử, xây dựng cơ sở dữ liệu, chuyển đổi số các hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản trị doanh nghiệp và ứng dụng công nghệ thông tin để bán hàng trực tuyến hoặc qua các sàn thương mại điện tử. Kịp thời thông tin về rào cản thương mại, kỹ thuật trong xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ; hỗ trợ doanh nghiệp thông tin về thị trường gỗ toàn cầu.
* Đơn vị tham mưu thực hiện: Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị, địa phương.
* Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
b) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về phòng chống gian lận thương mại, xuất xứ hàng hóa, lẩn tránh thuế chống bán phá giá; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp vi phạm theo quy định.
* Đơn vị tham mưu thực hiện: Ban Chỉ đạo 389 tỉnh phối hợp với các đơn vị, địa phương.
* Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
6. Ứng dụng khoa học công nghệ trong chế biến lâm sản:
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vật liệu mới; công nghệ tự động hóa trong chế biến, bảo quản gỗ; công nghệ sản xuất sử dụng phế liệu, phụ phẩm lâm nghiệp; các công nghệ mới tạo ra các loại sản phẩm chất lượng cao. Ứng dụng hệ thống quản lý điều hành sản xuất kinh doanh bằng các phần mềm quản lý tiên tiến, giảm thiểu việc sử dụng nhân công; xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin ngành công nghệ chế biến gỗ để hỗ trợ doanh nghiệp lựa chọn công nghệ, quyết định đầu tư, đổi mới và chuyển giao công nghệ. Nghiên cứu đầu tư công nghệ tiên tiến vào khâu chọn, tạo giống, trồng rừng, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nguồn nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến.
* Đơn vị tham mưu thực hiện: Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các đơn vị, địa phương.
* Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
7. Nghiên cứu chính sách phát triển công nghiệp chế biến:
a) Nghiên cứu xây dựng Đề án phát triển vùng nguyên liệu gỗ tập trung phục vụ công nghiệp chế biến, theo đó lồng ghép các chính sách hỗ trợ giống cây lâm nghiệp; Chính sách hỗ trợ chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn; Chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào Nông nghiệp, nông thôn; Chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; Chính sách hỗ trợ cấp chứng chỉ rừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC...
* Đơn vị tham mưu thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương.
* Thời gian thực hiện: Quý I năm 2024.
b) Nghiên cứu và báo cáo kết quả nghiên cứu để triển khai thí điểm việc chuyển đổi mô hình công ty TNHH MTV lâm nghiệp thành công ty TNHH hai thành viên để huy động vốn đầu tư trồng rừng; Thành lập các công ty cổ phần để huy động vốn phát triển vùng nguyên liệu.
* Đơn vị tham mưu thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các đơn vị, địa phương.
* Thời gian thực hiện: Hoàn thành báo cáo kết quả nghiên cứu trong tháng 12 năm 2024 và triển khai thực hiện trong các năm tiếp theo.
c) Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố vào cuộc mạnh mẽ để hỗ trợ tối đa cho người dân, doanh nghiệp trong sản xuất lâm nghiệp đặc biệt là công tác trồng rừng tập trung, hỗ trợ trồng rừng sản xuất.
* Đơn vị tham mưu thực hiện: Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
* Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
Đẩy mạnh việc đào tạo nghề cung cấp nguồn nhân lực ngành chế biến gỗ nói riêng ngành lâm nghiệp nói chung đảm bảo công nhân tiếp cận được với công nghệ mới và chuyên nghiệp.
* Đơn vị tham mưu thực hiện: Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với các cơ sở đào tạo nghề; các doanh nghiệp sản xuất và chế biến gỗ và các đơn vị, địa phương.
* Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
9. Nghiên cứu việc thành lập Hiệp hội chế biến gỗ tỉnh Kon Tum:
Nghiên cứu, đánh giá và tham mưu cấp thẩm quyền xem xét việc vận động hình thành Hiệp hội chế biến Gỗ tỉnh Kon Tum nhằm từng bước dẫn dắt, xúc tiến các hoạt động liên kết, hợp tác trong sản xuất, chế biến gỗ giữa doanh nghiệp và hộ gia đình. Hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến gỗ tham gia các Hội chợ, triển lãm giới thiệu các sản phẩm gỗ của tỉnh.
* Đơn vị tham mưu thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì phối hợp với Hiệp Hội Doanh nghiệp tỉnh, Sở công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị, địa phương.
* Thời gian thực hiện: Quý I năm 2024.
- Nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch này gồm: Ngân sách nhà nước (nguồn trung ương hỗ trợ và địa phương theo phân cấp hiện hành); nguồn lồng ghép các chương trình, dự án; các nguồn tài trợ, viện trợ, nguồn huy động hợp pháp khác từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
- Căn cứ vào các nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch, các đơn vị, địa phương có liên quan xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm và lập dự toán nhu cầu kinh phí thực hiện trong phạm vi dự toán được giao, trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt và triển khai thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
* Đơn vị tham mưu thực hiện: Sở Tài chính phối hợp với Ban Dân tộc và các đơn vị, địa phương.
* Thời gian thực hiện: Hằng năm.
1. Các cơ quan tham mưu giúp việc của Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các đơn vị Chủ rừng và các đơn vị có liên quan căn cứ chức năng, thẩm quyền và nhiệm vụ được giao xây dựng kế hoạch để tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình, định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trước ngày 01 tháng 10 hằng năm.
2. Yêu cầu các Sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức thực hiện có hiệu quả nội dung Kế hoạch. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu gặp khó khăn vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung, đề nghị các đơn vị, địa phương chủ động đề xuất gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét điều chỉnh cho phù hợp.
3. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là cơ quan đầu mối theo dõi, đôn đốc và báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch này định kỳ trước ngày 30 tháng 10 hàng năm (lồng ghép vào Báo cáo tổng kết kết quả thực hiện công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của Ban Chỉ đạo công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tỉnh); đồng thời báo cáo kết quả Đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021-2030 theo quy định và khi có yêu cầu của các cơ quan Trung ương.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh, đề nghị các đơn vị, địa phương tập trung triển khai thực hiện đạt kết quả./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Kế hoạch 3769/KH-UBND năm 2023 thực hiện Đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
Số hiệu: | 3769/KH-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Kon Tum |
Người ký: | Nguyễn Hữu Tháp |
Ngày ban hành: | 01/11/2023 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Kế hoạch 3769/KH-UBND năm 2023 thực hiện Đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
Chưa có Video