ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3720/KH-UBND |
Bình Thuận, ngày 06 tháng 10 năm 2021 |
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI NHỰA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN
Thực hiện Quyết định số 1316/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa ở Việt Nam, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch tăng cường quản lý chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh Bình Thuận như sau:
1. Mục tiêu chung
- Tăng cường công tác quản lý, xử lý chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh, góp phần triển khai đạt hiệu quả Quyết định số 1316/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa ở Việt Nam; Kế hoạch số 435/KH-UBND ngày 10/02/2020 của UBND tỉnh Hành động về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh; Chỉ thị số 10/CT-UBND ngày 05/5/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh.
- Nâng cao trách nhiệm và sự phối kết hợp của các đơn vị có liên quan trong việc quản lý, xử lý chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh.
2. Mục tiêu cụ thể
- Quán triệt, nhận thức và phân công nhiệm vụ, xác định trách nhiệm cụ thể cho các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện đầy đủ các nội dung của Quyết định số 1316/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 435/KH-UBND ngày 10/02/2020 của UBND tỉnh; Chỉ thị số 10/CT-UBND ngày 05/5/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh.
- Phấn đấu đến năm 2025: Sử dụng 100% túi ni lông, bao bì thân thiện với môi trường tại các trung tâm thương mại, siêu thị phục vụ cho mục đích sinh hoạt thay thế túi ni lông khó phân hủy; đảm bảo thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý 85% lượng chất thải nhựa phát sinh; giảm thiểu 50% rác thải nhựa trên biển và đại dương; phấn đấu 100% các khu du lịch, các cơ sở lưu trú du lịch, các khách sạn không sử dụng túi ni lông khó phân hủy và sản phẩm nhựa một lần; giảm dần mức sử dụng túi ni lông khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần trong sinh hoạt.
- Nâng cao nhận thức, ứng xử và thói quen sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, túi ni lông khó phân hủy của cộng đồng và xã hội.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Triển khai các hoạt động đào tạo, truyền thông và tuyên truyền về quản lý chất thải nhựa
- Đẩy mạnh các hoạt động đào tạo, truyền thông nâng cao nhận thức tác hại của các sản phẩm có nguồn gốc từ nhựa, túi ni lông và các sản phẩm nhựa dùng một lần đối môi trường sống, hệ sinh thái và sức khỏe con người; thay đổi hành vi, ứng xử với túi ni lông khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần sang các sản phẩm thân thiện với môi trường.
- Tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp sản xuất, phân phối các sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy chuyển sang sản xuất, phân phối các sản phẩm thân thiện môi trường.
- Đào tạo, tập huấn, nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi xả rác thải nhựa, ngư cụ, sản phẩm nhựa bị bỏ quên hoặc thải bỏ trên biển đối với các doanh nghiệp, cư dân ven biển, ngư dân, thủy thủ, khách du lịch biển.
- Lồng ghép đưa nội dung giáo dục nhận thức về bảo vệ môi trường nói chung, tác hại của chất thải nhựa và túi ni-lông khó phân hủy nói riêng vào chương trình ngoại khóa tuyên truyền ở các cấp học theo các hình thức, nội dung phù hợp.
- Hình thành mạng lưới tuyên truyền viên hướng dẫn phân loại, thu gom, tái chế, xử lý, quản lý chất thải nói chung và chất thải nhựa nói riêng trên các địa phương. Tổ chức quán triệt, phổ biến, tuyên truyền thường xuyên về bảo vệ môi trường, quản lý chất thải nhựa tại các văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là Luật bảo vệ môi trường; Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050; Đề án tăng cường quản lý chất thải nhựa ở Việt Nam; các Chỉ thị, Kế hoạch và chủ trương của tỉnh…cho đội ngũ tuyên truyền viên, cán bộ, phóng viên, biên tập viên của các cơ quan thông tin, báo chí.
2. Nghiên cứu, triển khai các mô hình, hoạt động quản lý chất thải nhựa và sản xuất, phân phối các sản phẩm thân thiện với môi trường
- Xây dựng Kế hoạch, triển khai đồng bộ các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi không cung cấp miễn phí túi ni lông khó phân hủy cho khách hoặc chuyển từ sử dụng túi ni-lông khó phân hủy sang các túi khác thân thiện với môi trường.
- Xây dựng Kế hoạch, triển khai đồng bộ các đơn vị kinh doanh du lịch, các khu, điểm du lịch, đặc biệt là vùng ven biển không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni-lông khó phân hủy.
- Xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức thu gom chất thải nhựa trôi nổi trong môi trường (thu gom, tái chế, xử lý chất thải nhựa trên lưu vực sông, vùng ven biển, các bãi tắm, các khu du lịch, khu bảo tồn biển, các tàu thuyền, cảng cá, chợ cá ven biển).
- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về thu gom và xử lý chất thải nhựa phát sinh từ hoạt động du lịch biển, vận tải biển, nuôi trồng và khai thác thủy sản; giảm thiểu việc thải bỏ, làm thất lạc ngư cụ khai thác thủy sản.
3. Điều tra, khảo sát đánh giá hiện trạng phát sinh, thu gom, xử lý chất thải nhựa và hoàn thiện các văn bản của địa phương quy định về quản lý chất thải nhựa
- Điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng phát sinh, thu gom, tái chế và xử lý chất thải nhựa và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý trên địa bàn.
- Nghiêm túc thực hiện kế hoạch triển khai Chỉ thị số 10/CT-UBND ngày 05/5/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa tại các cơ quan, đơn vị và địa phương.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Là cơ quan đầu mối tham mưu UBND tỉnh triển khai đồng bộ và hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Kế hoạch, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch bảo đảm chất lượng, hiệu quả, đúng tiến độ đảm bảo phù hợp với quy định hiện hành và điều kiện thực tế của địa phương.
b) Phối hợp với các Bộ, ngành tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách, pháp luật, các giải pháp về quản lý chất thải nhựa trên địa bàn quản lý. Chủ trì rà soát, tham mưu cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định hiện hành về quản lý chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương và đúng quy định pháp luật.
c) Chủ trì tổ chức thực hiện Kế hoạch số 435/KH-UBND ngày 10/2/2020 của UBND tỉnh hành động về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh; Chỉ thị số 10/CT-UBND ngày 05/5/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh.
d) Chủ trì, phối hợp tổ chức phát động các phong trào giảm và tiến tới không sử dụng túi ni lông; phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các đơn vị liên quan đẩy mạnh chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân trong giảm thiểu, quản lý chất thải nhựa; tổng hợp đề xuất khen thưởng các cá nhân, tổ chức có thành tích tốt trong phong trào chống rác thải nhựa hoặc sáng kiến có giá trị về quản lý rác thải nhựa.
đ) Tham mưu UBND tỉnh đề xuất dự án ưu tiên Điều tra, thống kê, phân loại, đánh giá tình hình thu gom, xử lý, quản lý các nguồn thải nhựa phát sinh hàng năm từ đất liền và từ các hoạt động trên biển, hải đảo của địa phương.
e) Tham mưu UBND tỉnh xây dựng quy định về quản lý và thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nhựa tại nguồn trên địa bàn tỉnh nhằm tái sử dụng, tái chế chất thải nhựa tối đa, hiệu quả; hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật triển khai các mô hình thí điểm phân loại, thu gom, tái chế, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các địa phương.
g) Tăng cường triển khai hoạt động thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực sản xuất, phân phối sản phẩm nhựa và thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải, trong đó có chất nhựa.
Bố trí kinh phí sự nghiệp môi trường hằng năm cho công tác quản lý chất thải nhựa theo đúng chương trình, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho các đơn vị, địa phương; hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Kế hoạch theo đúng quy định hiện hành.
a) Xây dựng tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục trong các hoạt động ngoại khóa về bảo vệ môi trường nói chung, tác hại chất thải nhựa, túi ni lông khó phân hủy và các sản phẩm dùng từ nhựa một lần ở các cấp học theo hình thức, nội dung phù hợp.
b) Hướng dẫn hoạt động giảm thiểu, phân loại, thu gom chất thải nhựa thành một tiêu chí đánh giá trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện.
a) Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Công Thương, các cơ quan Trung ương có liên quan, Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị tham mưu UBND tỉnh xây dựng, triển khai kế hoạch, lộ trình hạn chế và tiến tới cấm sử dụng túi ni lông khó phân hủy tại các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ dân sinh.
b) Tham mưu triển khai các cơ chế, chính sách phát triển sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm nhựa tái chế, lĩnh vực sản xuất các sản phẩm nhựa có sử dụng phế liệu nhựa gắn với phát triển ngành công nghiệp môi trường.
6. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
a) Chỉ đạo các khu, điểm du lịch, các cơ sở kinh doanh lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh tuyên truyền về tác hại của rác thải nhựa, túi ni lông khó phân hủy tới khách du lịch và ban hành, niêm yết, công khai, tổ chức thực hiện quy chế, quy định hình thức phân loại, tái chế, tái sử dụng các loại rác thải nhựa; khuyến khích các hình thức sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường thay thế sản phẩm nhựa dùng một lần. Theo đó, khuyến khích phát triển du lịch sinh thái, du lịch có trách nhiệm; phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, các sở, ngành có liên quan và địa phương thực hiện giám sát môi trường tại các khu, tuyến, điểm và cơ sở dịch vụ du lịch.
b) Chỉ đạo các địa điểm tập luyện, biểu diễn, thi đấu thể dục, thể thao và tuyên truyền các tổ chức, cá nhân hạn chế sử dụng túi ni lông khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần trong các sự kiện văn hóa, thể thao trên địa bàn tỉnh.
7. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, trong đó tham mưu cấp có thẩm quyền quy định gắn việc quản lý, xử lý chất thải nhựa trong thực hiện tiêu chí và công nhận đạt chuẩn tiêu chí môi trường tại cấp xã, huyện theo quy định hiện hành.
b) Xây dựng triển khai thực hiện hoạt động giảm thiểu phát sinh, thu gom, tái chế chất thải nhựa trong hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
c) Chỉ đạo, hướng dẫn, tuyên truyền các tổ chức, cá nhân về việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nhựa từ bao bì gói thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y sau sử dụng theo đúng quy định; thu hồi các ngư cụ bị thất lạc, bỏ quên hoặc thải bỏ trên biển; thực hiện các giải pháp hạn chế sử dụng phao xốp trong ngành thủy sản.
a) Tham mưu UBND tỉnh ưu tiên hỗ trợ kinh phí sự nghiệp khoa học để triển khai nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng các kết quả khoa học và công nghệ về tái chế, xử lý chất thải nhựa thành nguyên liệu, nhiên liệu sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế cho sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy.
b) Trong công tác thẩm định công nghệ các dự án đầu tư: Ưu tiên các dự án sử dụng công nghệ có nguyên vật liệu và sản phẩm thân thiện với môi trường; đối với các dự án tái chế chất thải là đồ nhựa và túi ni lông khó phân hủy bắt buộc phải sử dụng công nghệ hiện đại, giảm thiểu tối đa ảnh hưởng xấu đến môi trường.
a) Thực hiện các chính sách ưu đãi theo quy định đối với dự án đầu tư xây dựng cơ sở tái chế, xử lý chất thải nhựa và các dự án sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường thay thế túi ni lông khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần; không khuyến khích đầu tư mới các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa dùng một lần, túi ni lông khó phân hủy phục vụ cho mục đích sinh hoạt.
b) Phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương vận động, thu hút các thành phần kinh tế trong việc đầu tư, phát triển công nghệ tái chế, xử lý chất thải nhựa và sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế sản phẩm nhựa dùng một lần; tham gia đầu tư trong lĩnh vực phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải tại địa phương.
10. Sở Thông tin và Truyền thông
a) Chỉ đạo các cơ quan thông tin, báo chí và hệ thống thông tin cơ sở tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm cộng đồng về tác hại của túi ni lông khó phân hủy, sản phẩm nhựa dùng một lần đối với môi trường, khuyến khích sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường.
b) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định về bảo vệ môi trường và phòng, chống rác thải nhựa để tuyên truyền thông qua các loại hình báo chí và hệ thống thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của người dân.
11. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
a) Phối hợp với các sở, ban ngành tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách, pháp luật, các giải pháp quản lý chất thải nhựa trên địa bàn quản lý. Hướng dẫn xây dựng quy chế quản lý, hương ước, quy ước nhằm huy động sự tham gia cộng đồng trong quản lý chất thải nhựa và bảo vệ môi trường.
b) Chủ động xây dựng các mô hình phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nhựa tại nguồn cho phù hợp với hạ tầng và điều kiện của địa phương, đặc biệt ở các khu dân cư tập trung. Tìm kiếm, huy động các thành phần kinh tế tham gia đầu tư trong lĩnh vực phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải tại địa phương; rà soát, bố trí quỹ đất để thu hút các dự án đầu tư tái chế chất thải, tái chế chất thải nhựa theo quy định của pháp luật.
c) Chỉ đạo UBND các phường, xã, thị trấn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong nhân dân trên địa bàn về tác hại của chất thải nhựa và sản phẩm nhựa sử dụng một lần đối với môi trường; hình thành mạng lưới tuyên truyền viên cấp cơ sở hướng dẫn phân loại, thu gom, xử lý, quản lý, tái chế chất thải nói chung và chất thải nhựa nói riêng tại địa phương.
d) Vận động, khuyến khích các hộ dân mang túi, bao gói khi mua sắm; các dịch vụ giao hàng đồ ăn nhanh của địa phương cam kết hạn chế dần sử dụng túi ni lông khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần, thúc đẩy sử dụng vỏ hộp, bao bì bằng chất liệu tái sử dụng, thân thiện với môi trường. Đề xuất khen thưởng các cá nhân, tổ chức có thành tích tốt trong phong trào chống rác thải nhựa hoặc sáng kiến có giá trị về quản lý rác thải nhựa.
đ) Thường xuyên định kỳ huy động các lực lượng trong nhân dân tổ chức ra quân các hoạt động vệ sinh môi trường, khơi thông dòng chảy, thu gom, xử lý chất thải nhựa trên các sông, kênh, mương, bãi tắm công cộng,…trên địa bàn tối thiểu một quý một lần. Bố trí kinh phí sự nghiệp môi trường hàng năm của địa phương để thực hiện việc thu gom, xử lý chất thải nhựa.
e) Rà soát, thống kê, công bố danh sách các tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm nhựa dùng một lần, túi ni lông khó phân hủy, túi ni lông phân hủy sinh học và các sản phẩm thân thiện môi trường trên địa bàn quản lý.
g) Sau khi UBND tỉnh ban hành Quy định về công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh, giao UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nhựa tại nguồn cho phù hợp với điều kiện hạ tầng và điều kiện cụ thể của địa phương.
h) Tăng cường kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định môi trường đối với các cơ sở buôn bán bao bì, các cơ sở sản xuất, tái chế nhựa; xử lý các hành vi phạm trong quản lý chất thải rắn theo thẩm quyền được phân công.
Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện nghiêm túc Kế hoạch này./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
Kế hoạch 3720/KH-UBND năm 2021 về tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
Số hiệu: | 3720/KH-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bình Thuận |
Người ký: | Phan Văn Đăng |
Ngày ban hành: | 06/10/2021 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Kế hoạch 3720/KH-UBND năm 2021 về tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
Chưa có Video