ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 31/KH-UBND |
Hậu Giang, ngày 28 tháng 02 năm 2022 |
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN “ĐỀ ÁN HẬU GIANG XANH ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030” TRONG NĂM 2022
Thực hiện Nghị quyết số 20/2020/NQ-HĐND ngày 04 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang thông qua Đề án Hậu Giang xanh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 71/KH-UBND ngày 19 tháng 4 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang triển khai thực hiện “Đề án Hậu Giang xanh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” giai đoạn 2021 - 2025;
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện “Đề án Hậu Giang xanh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trong năm 2022, như sau:
1. Mục đích
Cụ thể hóa các nhiệm vụ triển khai thực hiện “Đề án Hậu Giang xanh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” để triển khai thực hiện trong năm 2022.
2. Yêu cầu
a) Việc triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện “Đề án Hậu Giang xanh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” phải được thực hiện nghiêm túc, thường xuyên, có hiệu quả, đảm bảo đạt các mục tiêu đề ra trong Đề án.
b) Phân công trách nhiệm cụ thể, rõ ràng; đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành tỉnh, UBND huyện, thị xã, thành phố, UBND xã, phường, thị trấn và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan.
c) Nhiệm vụ, giải pháp phải được thực hiện đồng bộ với các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, nhiệm vụ của các sở, ban, ngành tỉnh, UBND huyện, thị xã, thành phố, UBND xã, phường, thị trấn và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan.
1. Phạm vi: Tập trung quản lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải chăn nuôi, chất thải nuôi trồng thủy sản, bao gói thuốc bảo vệ thực vật phát sinh từ cơ quan, hộ gia đình, cá nhân, khu vực công cộng; cảnh quan môi trường trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
2. Đối tượng: Cơ quan, hộ gia đình, cá nhân hoạt động, làm việc và sinh sống trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
1. Các chỉ tiêu cụ thể
a) Phấn đấu 15% hộ gia đình ở nội ô đô thị thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; 15% lượng rác sinh hoạt phát sinh tại hộ gia đình ở nông thôn được thu gom, xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.
b) Rà soát, củng cố, thành lập mới Tổ vệ sinh môi trường ở ấp, khu vực tại địa phương đảm bảo hoạt động hiệu quả, đáp ứng yêu cầu theo nội dung Đề án; phấn đấu đạt 40% trong tổng số ấp, khu vực ở mỗi xã, phường, thị trấn.
c) Phấn đấu giảm được 40% trong tổng số hộ chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tự phát trên sông, kênh, rạch, không phù hợp quy hoạch đã rà soát trong năm 2021; không phát sinh trường hợp mới chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản không phù hợp quy hoạch; ít nhất 40% hộ chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phù hợp quy hoạch thực hiện các biện pháp xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.
d) Tổ chức thu gom, chuyển giao bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng cho đơn vị chức năng xử lý ít nhất 30% khối lượng phát sinh.
2. Nhiệm vụ triển khai thực hiện
Tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trong năm 2022 đã được xác định trong nội dung “Đề án Hậu Giang xanh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” được HĐND tỉnh Hậu Giang thông qua tại Nghị quyết số 20/2020/NQ-HĐND ngày 04 tháng 12 năm 2020. Các nhiệm vụ trọng tâm như sau:
a) Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về quản lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, bảo vệ cảnh quan môi trường, trồng và chăm sóc cây xanh.
b) Rà soát, củng cố, thành lập Tổ vệ sinh môi trường đảm bảo hoạt động hiệu quả, đáp ứng yêu cầu theo nội dung Đề án; tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 33/2021/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2021 của HĐND tỉnh Hậu Giang quy định chính sách hỗ trợ cho Tổ vệ sinh môi trường ở địa phương thực hiện thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
c) Triển khai thực hiện dự án đầu tư xe thu gom rác thải, thùng chứa rác thải, xây dựng bể chứa rác thải, trồng cây xanh tạo cảnh quan môi trường.
d) Kiểm tra, giám sát, hướng dẫn hộ gia đình thực hiện các biện pháp xử lý chất thải trong sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp; xử lý nghiêm đối với trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.
đ) Tổ chức thu gom, chuyển giao xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng.
e) Tổ chức sơ kết, đánh giá kết quả 02 năm triển khai thực hiện “Đề án Hậu Giang xanh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
(Đính kèm Phụ lục nhiệm vụ cụ thể trong năm 2022)
1. Thời gian thực hiện: Trong năm 2022
2. Chế độ báo cáo:
a) Giám đốc sở, Thủ trưởng các cơ quan ban, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố, Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn căn cứ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các nội dung Kế hoạch; báo cáo kết quả 02 năm triển khai thực hiện Đề án gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 31 tháng 10 năm 2022 để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
b) Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, giám sát các sở, ban ngành tỉnh, UBND huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch; tổng hợp, báo cáo và tham mưu UBND tỉnh tổ chức sơ kết, đánh giá kết quả 02 năm triển khai thực hiện “Đề án Hậu Giang xanh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trước ngày 31 tháng 12 năm 2022.
Tổng kinh phí dự kiến thực hiện: 17.065.830.000 đồng (mười bảy tỷ không trăm sáu mươi lăm triệu tám trăm ba mươi nghìn đồng). Trong đó:
1. Kinh phí triển khai Đề án được giao trong năm 2022: 9.659.000.000 đồng (trong đó: nguồn vốn Đầu tư phát triển: 8.000.000.000 đồng; nguồn vốn thường xuyên: 1.659.000.000 đồng).
2. Cân đối từ kinh phí thường xuyên đã giao trong năm 2022: 4.820.830.000 đồng.
3. Xã hội hóa (vận động tài trợ, đóng góp): 2.586.000.000 đồng.
1. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Tiếp tục đôn đốc, hướng dẫn các sở, ngành, đoàn thể, UBND huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã được phân công cụ thể trong Đề án.
b) Chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai các công việc sau:
- In ấn và chuyển giao các tài liệu tuyên truyền về bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các các tổ chức đoàn thể cấp tỉnh, UBND huyện, thị xã, thành phố để tổ chức tuyên truyền trong năm 2022; tổ chức các hoạt động tuyên truyền về bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu: Tuyên truyền trên Đài Phát thanh và Truyền hình Hậu Giang; lắp đặt pano tuyên truyền.
- Hoàn thành thí điểm các mô hình về phân loại, thu gom vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở khu vực đô thị (thành phố Vị Thanh) và nông thôn (thành phố Ngã Bảy); đánh giá các mô hình thí điểm và các mô hình khác đang triển khai, đề xuất nhân rộng mô hình có hiệu quả.
- Chủ trì phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND tỉnh thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư dự án cải tạo, khắc phục ô nhiễm môi trường bãi rác Tân Tiến và bãi rác Long Mỹ sau khi phương án đóng cửa, cải tạo, khắc phục ô nhiễm môi trường bãi rác được phê duyệt.
- Phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu UBND tỉnh biểu dương, khen thưởng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tiêu biểu xuất sắc, tích cực trong việc thực hiện tốt hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện Đề án vào dịp kết sơ kết, đánh giá kết quả 02 năm triển khai thực hiện Đề án.
- Tham mưu UBND tỉnh tổ chức sơ kết, đánh giá kết quả 02 năm (2021 - 2022) triển khai thực hiện Đề án.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Chủ trì phối hợp với UBND huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị, ban ngành, đoàn thể có liên quan tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn các hộ gia đình, cá nhân trong việc áp dụng biện pháp kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản gắn với bảo vệ môi trường, giảm phát thải chất thải và thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng đúng nơi quy định.
b) Theo dõi, tổng hợp, đánh giá hiện trạng các vùng canh tác nông nghiệp, nhu cầu sử dụng, phát sinh bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng tại các địa phương; vận động các nhà sản xuất thuốc bảo vệ thực vật tổ chức chương trình thu gom, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn tỉnh (ít nhất 01 cuộc).
c) Tham mưu UBND tỉnh rà soát, hoàn thiện những nội dung công tác quản lý phát triển ngành chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản (có lồng ghép bảo vệ môi trường) để tích hợp vào các chương trình, dự án, đề án thực hiện quy hoạch chung của tỉnh cho phù hợp.
a) Hướng dẫn các địa phương trong công tác quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh. Tham gia ý kiến đối với các dự án xây dựng mới, cải tạo, chỉnh trang nâng cấp công viên, vườn hoa.
b) Lồng ghép các nội dung về bảo vệ môi trường, diện tích cây xanh trong các định hướng quy hoạch, công tác thẩm định dự án, chương trình phát triển đô thị.
a) Chủ trì phối hợp Sở Công Thương, UBND huyện Phụng Hiệp cùng các đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh đôn đốc chủ đầu tư xây dựng Nhà máy điện rác Hậu Giang đẩy nhanh tiến độ thực hiện.
b) Cân đối nguồn vốn đầu tư cho việc xây dựng và thực hiện các dự án bảo vệ môi trường trong phạm vi Đề án.
c) Vận động, thu hút các nguồn vốn đầu tư thực hiện các dự án về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.
5. Sở Tài chính: phối hợp cùng với các cơ quan, đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ và khả năng cân đối ngân sách phối hợp thực hiện Kế hoạch theo đúng quy định.
6. Sở Khoa học và Công nghệ: Nghiên cứu, chuyển giao kết quả thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ về xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản đến các tổ chức và cá nhân có liên quan trên địa bàn tỉnh.
7. Sở Thông tin và Truyền thông: Lồng ghép tuyên truyền về bảo vệ môi trường trong công tác truyền thông về kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2022.
8. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Tham mưu UBND tỉnh trong việc phát triển phong trào thi đua mô hình có cảnh quan môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp; chú trọng xem xét việc chấp hành quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, việc chấp hành quy chế, quy ước cộng đồng vào xét duyệt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, khu vực, ấp văn hóa, văn minh đô thị.
9. Sở Giáo dục và Đào tạo: Định hướng lồng ghép kiến thức thực tế vào chương trình dạy học các nội dung nhằm giáo dục học sinh ý thức giữ gìn vệ sinh tại nơi ở và nơi công cộng.
10. Sở Tư pháp: Thực hiện thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND ban hành liên quan phạm vi Đề án.
11. Công an tỉnh: Chỉ đạo Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường; Công an huyện, thị xã, thành phố; Công an xã, phường, thị trấn tăng cường công tác nắm tình hình, kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
12. Đài Phát thanh và Truyền hình Hậu Giang, Báo Hậu Giang
a) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng các thông điệp, chuyên đề tuyên truyền về bảo vệ môi trường trên Đài Phát thanh và Truyền hình Hậu Giang.
b) Tiếp nhận, phản ánh kịp thời gương người tốt việc tốt, phê phán những hành vi sai trái gây ảnh hưởng đến môi trường.
13. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể các cấp trên địa bàn tỉnh
Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh, cơ quan chức năng, các địa phương tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân chấp hành tốt các quy định về bảo vệ môi trường trong sinh hoạt, sản xuất, bảo vệ cảnh quan môi trường, chấp hành tốt việc giữ gìn cảnh quan xanh - sạch - đẹp; tổ chức lớp tập huấn, tuyên truyền vận động ý thức cho từng hộ gia đình bằng các biện pháp phù hợp; lồng ghép tuyên truyền ý thức về bảo vệ môi trường trong sinh hoạt định kỳ của các Chi hội ở ấp, khu vực; tập hợp hội viên, đoàn viên thực hiện các hoạt động tình nguyện thực hiện công tác vệ sinh môi trường nơi ở, nơi làm việc và khu vực công cộng; xây dựng và phát triển nhân rộng các mô hình về bảo vệ môi trường, nâng cao cảnh quan môi trường của Chi hội ở ấp, khu vực; tăng cường công tác giám sát, phản biện đối với công tác bảo vệ môi trường, việc thực hiện các nhiệm vụ của Đề án.
14. Liên minh Hợp tác xã tỉnh: Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong hoạt động tuyên truyền, thực hiện các chương trình, nhiệm vụ về bảo vệ môi trường nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm, phát huy nguồn lực bảo vệ môi trường trong cán bộ quản lý, điều hành, thành viên, người dân trong khu vực hợp tác xã.
15. UBND huyện, thị xã, thành phố
a) Lồng ghép công tác bảo vệ môi trường trong thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các dự án đầu tư trên địa bàn; các dự án đầu tư khi phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng phải có công trình, biện pháp bảo vệ môi trường, bố trí diện tích cây xanh theo quy định.
b) Chỉ đạo phòng chuyên môn thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền về bảo vệ môi trường qua nhiều hình thức, nhất là trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương.
c) Phát động ra quân thực hiện các hành động về bảo vệ môi trường, trồng cây xanh vào Ngày Thứ bảy Tình Nguyện, Ngày Chủ nhật Xanh và vào đợt hưởng ứng ngày môi trường thế giới 5/6, Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn.
d) Chỉ đạo UBND cấp xã tiếp tục rà soát, củng cố, thành lập mới Tổ vệ sinh môi trường ở ấp, khu vực tại địa phương (mỗi ấp, khu vực thành lập một Tổ vệ sinh môi trường) đảm bảo hoạt động hiệu quả, đáp ứng yêu cầu theo nội dung Đề án; tuyên truyền, vận động Nhân dân đóng góp, hỗ trợ kinh phí cho hoạt động của Tổ vệ sinh môi trường được thành lập để đảm bảo hoạt động có hiệu quả trong thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt, bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng.
đ) Tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 33/2021/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2021 của HĐND tỉnh Hậu Giang quy định chính sách hỗ trợ cho Tổ vệ sinh môi trường ở địa phương thực hiện thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang được HĐND tỉnh thông qua.
e) Phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện hoàn thành thí điểm các mô hình về phân loại, thu gom vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở khu vực đô thị (thành phố Vị Thanh) và nông thôn (thành phố Ngã Bảy); đánh giá các mô hình thí điểm và các mô hình khác đang triển khai để làm cơ sở đề xuất nhân rộng mô hình có hiệu quả.
g) Tổ chức thu gom, chuyển giao bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng cho đơn vị chức năng xử lý ít nhất 30% khối lượng phát sinh.
h) Chỉ đạo phòng chuyên môn, UBND cấp xã thường xuyên rà soát, vận động hộ chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tự phát trên sông, kênh, rạch, không phù hợp quy hoạch thực hiện lộ trình giảm đàn phù hợp và di dời đến nơi phù hợp quy hoạch (phấn đấu giảm được 40% trong tổng số hộ đã rà soát trong năm 2021; không phát sinh trường hợp mới chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản không phù hợp quy hoạch); hướng dẫn hộ chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản phù hợp quy hoạch thực hiện cải tạo, nâng cấp chuồng trại, ao nuôi, biện pháp xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường (ít nhất 40% hộ chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản thực hiện các biện pháp xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường).
i) Triển khai thực hiện dự án đầu tư xe thu gom rác thải, thùng chứa rác thải, xây dựng bể chứa rác thải, trồng cây xanh tạo cảnh quan môi trường theo nguồn vốn được cấp trong năm 2022 với quy mô, số lượng của từng hạng mục đầu tư cho phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương nhằm đảm bảo thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong Đề án.
k) Duy trì và nhân rộng các mô hình về bảo vệ môi trường, nâng cao cảnh quan môi trường có hiệu quả; phát động và triển khai thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn (phấn đấu 15% hộ gia đình ở nội ô đô thị thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; 15% lượng rác sinh hoạt phát sinh tại hộ gia đình ở nông thôn được thu gom, xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường).
a) Tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện nội dung về bảo vệ môi trường (vệ sinh môi trường công cộng, trồng và chăm sóc cây xanh ven đường tại nơi ở, nơi làm việc; công tác xử lý chất thải chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; thu gom, vận chuyển, chuyển giao xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng) trong quy chế, quy ước cộng đồng ở địa phương. Đưa nội dung việc chấp hành quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, việc chấp hành quy chế quy ước cộng đồng vào bình xét tiêu chuẩn gia đình văn hóa, khu vực, ấp văn hóa.
b) Thường xuyên tuyên truyền về bảo vệ môi trường tại địa phương (tuyên truyền, vận động theo nhiều hình thức, có thể tuyên truyền thông qua Đài phát thanh tại địa phương hoặc bằng các hình thức tuyên truyền khác); phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể cùng cấp tăng cường các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân về bảo vệ môi trường.
c) Tiếp tục rà soát, củng cố, thành lập mới và triển khai hoạt động Tổ vệ sinh môi trường ở ấp, khu vực tại địa phương đảm bảo hiệu quả, đáp ứng yêu cầu theo nội dung Đề án (phấn đấu đạt 40% trong tổng số ấp, khu vực ở mỗi xã, phường, thị trấn). Tổ vệ sinh môi trường được thành lập và hoạt động phải đảm bảo các nhiệm vụ: Tổ chức thu gom chất thải rắn sinh hoạt đối với các tuyến đường mà đơn vị thu gom không thu gom được, vận chuyển đến điểm thuận tiện giao thông để giao cho đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý; thu gom, vận chuyển bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng từ bể chứa đến điểm tập kết giao cho đơn vị chức năng vận chuyển, xử lý định kỳ theo kế hoạch của UBND cấp huyện hoặc theo chương trình do các cơ quan, tổ chức có liên quan phát động; định kỳ hàng tuần vào Ngày Thứ bảy Tình nguyện, Ngày Chủ nhật Xanh phát động, ra quân dọn dẹp vệ sinh nơi công cộng, các điểm tập trung rác tự phát, các tuyến kênh, rạch còn tồn đọng rác, lục bình…; đồng thời, kiêm nhiệm công tác tuyên truyền viên để vận động Nhân dân tích cực tham gia thực hiện vệ sinh môi trường, trồng và chăm sóc cây xanh, bảo vệ môi trường trong hoạt động sinh hoạt, sản xuất; huy động nguồn lực từ cộng đồng nhất là hội viên của các tổ chức đoàn thể tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện thực hiện công tác vệ sinh môi trường nơi ở, nơi làm việc và khu vực công cộng; biểu dương, nêu gương người tốt, việc tốt tích cực trong hoạt động phong trào vệ sinh môi trường.
d) Tăng cường tuyên truyền, vận động Nhân dân đóng góp, hỗ trợ kinh phí cho hoạt động của Tổ vệ sinh môi trường được thành lập để đảm bảo hoạt động có hiệu quả trong thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt, bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng.
đ) Thường xuyên giám sát và kịp thời xử lý đảm bảo không hình thành mới các điểm tập trung rác tự phát ở các tuyến đường, khu dân cư và khu vực công cộng; xử phạt nghiêm theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vứt rác, xác súc vật,… ra môi trường, nơi công cộng không đúng quy định, các trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.
17. Trách nhiệm của hộ gia đình, cá nhân
a) Tích cực hưởng ứng thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; thu gom, đổ chất thải rắn sinh hoạt đúng thời gian và nơi quy định, không vứt bừa bãi ra môi trường; đóng góp, hỗ trợ kinh phí cho hoạt động của Tổ vệ sinh môi trường được thành lập ở địa phương thực hiện thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt; giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, tích cực tham gia các hoạt động vệ sinh môi trường khu phố, tổ dân phố, đường làng, ngõ xóm, nơi công cộng do chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể phát động. Trường hợp phát hiện những vi phạm pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt phải thông báo cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
b) Thực hiện các biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản đảm bảo vệ sinh môi trường.
c) Thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng để vào bể chứa chung của khu vực; để riêng bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng với rác sinh hoạt và rác vệ sinh đồng ruộng; không sử dụng bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng vào các mục đích khác hoặc bán phế liệu; không tự ý đốt hoặc đem chôn bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng; không được bỏ rác thải khác vào bể chứa bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng.
d) Xây dựng, cải tạo và nâng cấp cảnh quan môi trường nơi cư trú.
đ) Phát huy vai trò giám sát để kịp thời phát hiện, phê bình tại các cuộc họp Tổ nhân dân hàng tháng đối với hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, vi phạm quy chế, quy ước cộng đồng; đồng thời, mạnh dạn tố cáo, cung cấp chứng cứ đến cơ quan chính quyền địa phương đối với trường hợp tái phạm để xử lý vi phạm theo quy định.
Căn cứ Kế hoạch này, UBND cấp huyện, UBND cấp xã và các sở, ban ngành tỉnh, tổ chức, cá nhân có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao cụ thể hóa các nội dung để triển khai thực hiện Kế hoạch theo đúng quy định. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc thì đề nghị các đơn vị tổng hợp gửi Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Kế hoạch 31/KH-UBND thực hiện “Đề án Hậu Giang xanh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trong năm 2022
Số hiệu: | 31/KH-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Hậu Giang |
Người ký: | Trương Cảnh Tuyên |
Ngày ban hành: | 28/02/2022 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Kế hoạch 31/KH-UBND thực hiện “Đề án Hậu Giang xanh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trong năm 2022
Chưa có Video