ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 249/KH-UBND |
Đắk Nông, ngày 16 tháng 4 năm 2024 |
PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI NGUỒN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG
Căn cứ Điều 75, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020;
Thực hiện Công văn số 9368/BTNMT-KSONMT ngày 02/12/2023 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn phân loại chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH); theo đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 60/TTr-STNMT ngày 28/3/2024 về việc đề nghị phê duyệt Kế hoạch về việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh với các nội dung như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU VÀ MỤC TIÊU
- Triển khai việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường đảm bảo tính kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu quả.
- Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cộng đồng trong việc thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. Từng bước hình thành thói quen và tự giác thực hiện việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn ở từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
- Tăng cường khả năng tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng, giảm khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phải xử lý theo phương án chôn lấp trực tiếp, qua đó tiết kiệm chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý. Đồng thời tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- Kiện toàn lại hệ thống, mạng lưới thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đáp ứng các yêu cầu trong việc thu gom, vận chuyển và xử lý, tái chế chất thải rắn sinh hoạt đã được phân loại tại nguồn theo quy định.
- Việc thực hiện kế hoạch phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn được thực hiện đồng bộ rộng khắp tại các địa phương trên địa bàn tỉnh, trong đó ưu tiên tập trung thực hiện trước tại Khu vực đô thị, đông dân cư, Văn phòng, Trung tâm thương mại, Siêu thị, Chợ, Trường học, cơ quan, doanh nghiệp... từng bước mở rộng đến khu vực nông thôn, đảm bảo việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn được áp dụng thống nhất trên địa bàn tỉnh.
- Việc thực hiện kế hoạch phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn được xem là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị, trong đó Ủy ban nhân dân các cấp nhất là cấp cơ sở đóng vai trò then chốt; đồng thời cần đẩy mạnh công tác xã hội hóa để huy động tối đa các nguồn lực trong và ngoài tỉnh tham gia vào công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.
- Nhằm chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai đồng bộ việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định tại Điều 75 và khoản 7, Điều 79 Luật Bảo vệ môi trường trước ngày 31/12/2024 và theo hướng dẫn kỹ thuật của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn tạm thời phân làm 03 loại: chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế; chất thải hữu cơ dễ phân hủy (thực phẩm, các loại chất thải hữu cơ khác); chất thải rắn còn lại được thu gom về các bãi chôn lấp hợp vệ sinh hoặc nhà máy xử lý rác thải.
- Cơ quan thực hiện: Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Gia Nghĩa.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Thời gian thực hiện: Năm 2024.
- Nội dung thực hiện: Các địa phương khảo sát và xây dựng Kế hoạch triển khai với nội dung, tiến độ cụ thể, phạm vi thực hiện, phương thức thu gom, xử lý chất thải rắn sau phân loại...để đảm bảo triển khai đồng bộ từ trước ngày 31/12/2024.
2. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về phân loại chất thải rắn sinh hoạt
2.1. Tập huấn hướng dẫn về kỹ thuật phân loại, thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn cho lực lượng tuyên truyền nòng cốt.
- Cơ quan thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Cơ quan phối hợp: UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa; Các tổ chức chính trị - xã hội và đoàn thể các cấp.
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2024-2025.
2.2. Tổ chức tập huấn, tuyên truyền phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn cho tổ chức, gia đình, hộ cá nhân.
- Cơ quan thực hiện: Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Gia Nghĩa; các tổ chức chính trị - xã hội và đoàn thể các cấp.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường; Các hội, đoàn thể; Báo Đắk Nông; Đài Phát thanh và truyền hình tỉnh Đắk Nông.
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2024-2025.
2.3. Mở chuyên mục định kỳ, thường xuyên tuyên truyền về công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường.
- Cơ quan thực hiện: Đài Phát thanh và Truyền hình Đắk Nông.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Thông tin và truyền thông; Báo Đắk Nông; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Gia Nghĩa; các hội, đoàn thể.
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2024-2025.
3. Thực hiện phân loại, lưu giữ và chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt
Để có sự thống nhất trên địa bàn tỉnh và hướng đến áp dụng theo đúng quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, chất thải rắn sinh hoạt được phân loại, lưu giữ, thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế như sau:
a) Phân loại
- Nhóm I: Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế như: Giấy thải (giấy báo, bao bì carton...), nhựa thải (nylon, bao bì nhựa, ly cốc nhựa, ghế nhựa...), kim loại thải (vỏ lon nhôm, bếp gas...), thủy tinh thải (chai lọ thủy tinh, đồ gia dụng...), vải, đồ da (quần áo, phụ kiện...), đồ gỗ (đồ chơi, trang trí...), cao su (đồ chơi, lốp xe...), thiết bị điện tử thải bỏ.
- Nhóm II: Chất thải thực phẩm (thức ăn thừa, rau, củ, quả, xác động vật, vỏ trứng, vỏ sò, bã trà, bã cà phê...).
- Nhóm III: Chất thải rắn sinh hoạt khác bao gồm: Chất thải nguy hại; Chất thải rắn cồng kềnh; Chất thải khác còn lại.
b) Lưu giữ
Các loại chất thải rắn sinh hoạt sau khi phân loại được chứa đựng trong các bao bì, thùng chứa với màu sắc khác nhau theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 30 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường để dễ nhận dạng trong quá trình thu gom, vận chuyển, cụ thể như sau:
- Nhóm I: Chứa đựng trong các bao bì có màu vàng; lưu giữ trong khuôn viên nhà ở của hộ gia đình, cá nhân đảm bảo không gây mất mỹ quan và ô nhiễm môi trường cho đến khi chuyển giao cho đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.
Khuyến khích hộ gia đình, cá nhân thu gom tối đa chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế để chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng, tái chế.
- Nhóm II: Chứa đựng trong bao bì có màu xanh đảm bảo không rò rỉ nước, phát tán mùi hôi; lưu giữ trong khuôn viên nhà ở của hộ gia đình, cá nhân cho đến khi chuyển giao cho đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt. Khuyến khích hộ gia đình, cá nhân tận dụng tối đa chất thải thực phẩm để làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi.
- Nhóm III:
+ Chất thải rắn cồng kềnh, chất thải khác còn lại: Lưu giữ trong khuôn viên nhà ở của hộ gia đình, cá nhân đảm bảo không gây mất mỹ quan và ô nhiễm môi trường; hộ gia đình, cá nhân phải tự tháo rã để giảm kích thước trước khi chuyển giao cho cơ sở thu gom, vận chuyển.
+ Chất thải nguy hại: Chứa đựng trong trong bao bì đảm bảo theo quy định tại khoản 4, 5 và 6, Điều 35 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và lưu giữ bên trong khuôn viên nhà ở của hộ gia đình, cá nhân đảm bảo an toàn cho đến khi chuyển giao cho cơ sở thu gom, vận chuyển.
4. Kiện toàn, sắp xếp và củng cố lại đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
- Ban hành giá đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh phù hợp với tình hình kinh tế xã hội làm cơ sở để Ủy ban nhân dân các cấp lựa chọn đơn vị thực hiện dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Gia Nghĩa hướng dẫn, chỉ đạo các cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đầu tư đổi mới các trang thiết bị và phương tiện thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo quy định tại Điều 27 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Đồng thời tăng cường thêm nhân lực để đáp ứng nhu cầu thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt được kịp thời, không để tồn đọng gây mất mỹ quan và ô nhiễm môi trường.
- Các cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt đầu tư cải tiến trang thiết bị, công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt, ưu tiên các công nghệ tiên tiến, hiện đại, tăng cường tái chế và thu hồi năng lượng từ chất thải rắn sinh hoạt, giảm tỷ lệ chôn lấp trực tiếp chất thải rắn sinh hoạt.
- Công khai rộng rãi về địa điểm, tần suất và lộ trình, tuyến thu gom từng nhóm chất thải rắn sinh hoạt sau phân loại đến các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để biết và chuyển giao theo đúng quy định.
5. Đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất, hạ tầng thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt
- Cơ quan thực hiện: Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Gia Nghĩa.
- Cơ quan phối hợp: Các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường.
- Thời gian thực hiện: Năm 2024-2025.
- Nội dung thực hiện: Đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng đồng bộ với việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, đảm bảo cho việc thu gom, xử lý các nhóm chất thải đã phân loại theo hướng dẫn để đảm bảo triển khai đồng bộ trước ngày 31/12/2024.
Nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn hỗ trợ hợp pháp khác (nếu có) theo Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
1. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh Đắk Nông; đồng thời, hỗ trợ về chuyên môn cho các địa phương trong công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn theo yêu cầu để đảm bảo đạt được các mục tiêu đã đề ra.
- Tổ chức tập huấn, phổ biến kế hoạch phân loại chất thải rắn sinh hoạt cho lực lượng nòng cốt để tổ chức tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đến các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư.
- Phối hợp với các Bộ, Ban, ngành Trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong nước và các tổ chức quốc tế (nếu có) để trao đổi, hợp tác và học tập kinh nghiệm trong việc thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn để rút kinh nghiệm, đề ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
- Phối hợp các Sở, Ban, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, kiểm tra, giám sát việc thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh.
- Định kỳ, hàng năm hoặc đột xuất tổ chức họp sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn và hướng dẫn khắc phục các khó khăn, vướng mắc; đồng thời báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh để chỉ đạo kịp thời.
- Hướng dẫn các địa phương thực hiện công tác rà soát quy hoạch xây dựng, bố trí địa điểm khu xử lý và trạm trung chuyển chất thải rắn trong các đồ án quy hoạch xây dựng làm cơ sở triển khai thực hiện.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về hạ tầng kỹ thuật thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Gia Nghĩa và các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.
- Căn cứ khả năng cân đối ngân sách và dự toán của các Sở, Ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Gia Nghĩa để tham mưu bố trí nguồn kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.
Phối hợp tham mưu các cơ chế, chính sách để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước thực hiện các dự án đầu tư trong lĩnh vực thu gom, xử lý, tái chế chất thải, thu hồi năng lượng trên địa bàn tỉnh; hạn chế thu hút các dự án chôn lấp chất thải trực tiếp.
Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Gia Nghĩa kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, nhất là cán bộ môi trường cấp xã, đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn, chất lượng để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và triển khai tốt nhiệm vụ phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.
Tổ chức triển khai, tuyên truyền, hướng dẫn việc thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn đến giáo viên, học sinh tại các cấp trường học thông qua các chương trình giáo dục, các hoạt động chính khóa và ngoại khóa, các phong trào thi đua tại trường học.
7. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Hướng dẫn việc thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn; hướng dẫn, tuyên truyền cho các tổ chức, cá nhân trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng. Đồng thời phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Gia Nghĩa thực hiện phân loại, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt tại nguồn và đảm bảo các tiêu chí nông thôn mới/nông thôn mới nâng cao/kiểu mẫu”.
Tổ chức tuyên truyền, triển khai thực hiện thu gom, xử lý, sử dụng phụ phẩm nông nghiệp theo quy định; giới thiệu tài liệu hướng dẫn thu gom, xử lý phụ phẩm cây trồng để tuyên truyền, phổ biến đến người dân trên địa bàn tỉnh.
Tổ chức triển khai, tuyên truyền, hướng dẫn việc thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn đến các cơ sở y tế. Đồng thời giám sát việc phân loại và chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt của các cơ sở y tế cho các đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý, tái chế theo đúng quy định.
Tổ chức triển khai, tuyên truyền, hướng dẫn việc thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn đến các Chợ, Siêu thị, Trung tâm mua sắm... lồng ghép truyền thông về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn thông qua các hoạt động quản lý của ngành.
10. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn các Sở, Ban, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Gia Nghĩa việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, kiểm tra, giám sát việc thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh.
Tăng cường công tác kiểm tra và xử lý vi phạm (nếu có) đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; cơ sở hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
12. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Gia Nghĩa
- Xây dựng, phê duyệt kế hoạch và tổ chức triển khai các hoạt động về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn cấp huyện; chủ động và phối hợp hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã dự toán kinh phí hàng năm để thực hiện kế hoạch phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn hiệu quả.
- Quy hoạch, bố trí và đưa vào hoạt động các điểm tập kết, trạm trung chuyển, khu vực xử lý chất thải rắn sinh hoạt đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo quy định; đồng thời phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã và các đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt để xác định địa điểm, thời gian, tần suất, tuyến thu gom và lộ trình di chuyển của các phương tiện vận chuyển để đảm bảo công tác thu gom chất thải rắn sinh hoạt sau phân loại được đồng bộ, hiệu quả, tiết kiệm và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và các đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt thực hiện tốt công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn và thu gom, vận chuyển, tái chế, tái sử dụng, xử lý chất thải rắn sinh hoạt đúng theo quy định.
- Hướng dẫn các đơn vị quản lý cụm công nghiệp, các tổ chức, cá nhân thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt thực hiện tốt công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đúng theo quy định.
- Huy động các nguồn lực xã hội và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn kinh phí để triển khai các hoạt động liên quan đến công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; kịp thời biểu dương, khen thưởng, tôn vinh các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhiều đóng góp thiết thực và thực hiện tốt công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.
- Định kỳ hàng năm hoặc đột xuất tổ chức các cuộc họp để sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn và hướng dẫn khắc phục các khó khăn, vướng mắc. Đồng thời báo cáo kết quả thực hiện về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo kịp thời.
13. Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh
Tổ chức triển khai, tuyên truyền, hướng dẫn việc thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn đến các cơ sở sản xuất trong các khu công nghiệp. Đồng thời giám sát việc phân loại và chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt của các cơ sở sản xuất cho các đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý, tái chế theo đúng quy định.
14. Các cơ quan thông tin, truyền thông
- Báo Đắk Nông, Đài Phát thanh Truyền hình Đắk Nông tăng cường chuyên trang, phóng sự, thời lượng thông tin các vấn đề liên quan đến công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn để tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh nâng cao nhận thức, hình thành thói quen phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.
- Kịp thời tuyên truyền các mô hình, điển hình, tổ chức, cá nhân, tổ dân phố, khu phố, khu dân cư thực hiện tốt việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, nhân rộng những mô hình triển khai hiệu quả và cách làm hay.
15. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức Đoàn thể chính trị - xã hội
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện và các đơn vị có liên quan tổ chức tuyên truyền, vận động và giám sát việc thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.
- Lồng ghép nội dung phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn vào kế hoạch truyền thông hàng năm.
- Thực hiện thu gom, vận chuyển và xử lý phân loại chất thải rắn sinh hoạt sau khi được phân loại theo đúng quy định của pháp luật.
- Đầu tư, cải tiến, nâng cấp phương tiện, trang thiết bị thu gom, vận chuyển, xử lý phân loại chất thải rắn sinh hoạt đáp ứng nhu cầu và phù hợp với hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt của từng địa phương; áp dụng các giải pháp thân thiện với môi trường, theo hướng giảm thiểu lượng phân loại chất thải rắn sinh hoạt chôn lấp, tăng cường tỷ lệ tái chế, tái sử dụng và thu hồi năng lượng từ chất thải.
Trên đây là Kế hoạch về việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Yêu cầu các Sở, Ban, ngành, Đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa và các đơn vị có liên quan nghiêm túc thực hiện; trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, báo cáo về UBND tỉnh (thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường) để xử lý theo quy định./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
(Ban hành Kèm theo Kế hoạch số 249/KH-UBND ngày 16 tháng 4 năm 2024 của
Chủ tịch UBND tỉnh)
STT |
Nội dung |
Đơn vị chủ trì |
Đơn vị phối hợp |
Thời gian hoàn thành |
Kết quả/ Sản phẩm |
1 |
Xây dựng Kế hoạch, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn của cấp huyện |
UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Quý III-IV/2024 |
Kế hoạch phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH tại nguồn của cấp huyện |
2 |
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và các đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt thực hiện tốt công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn |
UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa |
Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các xã phường, thị trấn |
Quý III-IV/2024 |
Các lớp tập huấn |
3 |
Tổ chức học tập kinh nghiệm; tập huấn hướng dẫn về kỹ thuật phân loại, thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn cho lực lượng tuyên truyền nòng cốt |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa và các cơ quan đơn vị có liên quan |
Năm 2024- 2025 |
Các lớp tập huấn |
4 |
Xây dựng và cấp sổ tay hướng dẫn thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
|
Năm 2024 -2025 |
Sổ tay hướng dẫn thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt |
5 |
Xây dựng và trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy định tại khoản 6, Điều 79 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 |
Sở Tài chính |
Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan |
Năm 2024 |
Bộ đơn giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt |
6 |
Xây dựng mô hình điểm về phân loại rác sinh hoạt tại nguồn |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Các Sở, UBND cấp huyện, cấp xã |
2024-2025 |
Mô hình để nhân rộng |
7 |
Mở chuyên trang, chuyên mục định kỳ, thường xuyên tuyên truyền về công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 |
Báo Đắk Nông; Đài Phát thanh và Truyền hình Đắk Nông. |
Các Sở, UBND cấp huyện, cấp xã |
Năm 2024 -2025 |
Các chuyên trang, chuyên mục |
8 |
Tổ chức, phối hợp tổ chức truyền thông và triển khai các mô hình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn |
Các Hội, Đoàn thể cấp tỉnh |
Sở Tài nguyên và Môi trường; UBND cấp huyện,cấp xã và các cơ quan đơn vị có liên quan |
Năm 2024 -2025 |
Các lớp tập huấn, hội thảo, mô hình |
9 |
Đầu tư cải tiến trang thiết bị, công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt, ưu tiên các công nghệ tiên tiến, hiện đại, tăng cường tái chế và thu hồi năng lượng từ chất thải rắn sinh hoạt, giảm tỷ lệ chôn lấp trực tiếp chất thải rắn sinh hoạt. |
Các đơn vị thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt |
Sở Tài nguyên và Môi trường; UBND cấp huyện, cấp xã |
Năm 2024 -2025 |
|
Kế hoạch 249/KH-UBND năm 2024 về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
Số hiệu: | 249/KH-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Đắk Nông |
Người ký: | Lê Trọng Yên |
Ngày ban hành: | 16/04/2024 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Kế hoạch 249/KH-UBND năm 2024 về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
Chưa có Video