ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 230/KH-UBND |
Kon Tum, ngày 24 tháng 01 năm 2018 |
Thực hiện Quyết định số 923/QĐ-TTg ngày 28 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư”; Công văn số 6960/BNN-KH ngày 21 tháng 8 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc triển khai Chương trình mục tiêu “Tái cơ cấu kinh tế Nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư”;
Ủy ban nhân dân tỉnh tỉnh Kon Tum ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2018- 2020, cụ thể như sau:
1. TÓM TẮT KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH TỪ NĂM 2016 ĐẾN NĂM 2017
Trong những năm gần đây trên địa bàn tỉnh công tác khuyến nông chuyển giao liên bộ kỹ thuật vào sản xuất được tích cực triển khai đã góp phần nâng cao trình độ sản xuất, cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi ngày càng đa dạng; cụ thể như sau: Cây lúa: Nhiều giống lúa có năng suất cao, chất lượng gạo ngon, có khả năng chống chịu sâu bệnh đã được các địa phương gieo trồng như: Nhị ưu 838; HT1, RVT, BC15,... Diện tích gieo trồng các giống lúa mới chiếm khoảng 50-60%, riêng diện tích lúa lai chiếm khoảng 12-15%; Cây ngô: Cùng với cây lúa, cây ngô cũng được chú trọng phát triển, một loạt các giống ngô mới như Bioseed B21, CP888, CP999, CP989, LVN10, LVN61, DK 6919,... đã được đưa vào sản xuất, góp phần đưa năng suất ngô bình quân từ 35,64 tạ/ha năm 2010 lên 39,11 tạ/ha năm 2016; cây sắn: Một số giống sắn mới có năng suất và hàm lượng tinh bột cao đã được đưa vào trồng khá phổ biến trên địa bàn tỉnh như KM94, KM140, KM419,...; cây cà phê, cao su: Công tác chọn giống phù hợp với điều kiện sinh thái được chú trọng đảm bảo sự ổn định về năng suất cây trồng. Các giống cà phê, cao su năng suất, chất lượng cao, phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng đã được đưa vào sử dụng như: Các giống cao su PB 260, PB 312, PB 255, RRIC 121,... các giống cà phê vối (TR4, TR5, TR6, TR7, TR8, TR9, TR11, TR12, TR13, giống lai đa dòng), Cà phê chè (TN1, TN2,...). Bên cạnh đó, nhờ có nguồn vốn cho vay của các chương trình xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, các chương trình khuyến nông, trong chăn nuôi đã khuyến khích hộ nông dân mở rộng đầu tư, tăng số lượng đàn gia súc. Tuy nhiên, tỷ lệ bò thịt lai, tỷ lệ đàn lợn sử dụng giống chất lượng cao, tỷ lệ đàn gà sử dụng giống tiến bộ kỹ thuật còn rất hạn chế, chỉ chiếm 5-10% tổng đàn.
Hiện nay, các mô hình hợp tác và liên kết gắn với chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị đối với một số sản phẩm nông sản trên địa bàn tỉnh từng bước được hình thành. Trong đó có một số sản phẩm như mía, sắn, cao su, cà phê được liên kết tiêu thụ tại các nhà máy chế biến, các cơ sở sơ chế như; Công ty CP Đường Kon Tum tiêu thụ hết mía nguyên liệu trên địa bàn tỉnh; 6 nhà máy chế biến tinh bột sắn trên địa bàn các huyện Sa Thầy, Đăk Hà, Đăk Tô và hiện nay có 02 nhà máy đang triển khai xây dựng tại huyện Kon Rẫy, Ia HDrai. Đối với sản phẩm cà phê tiêu thụ cho 17 cơ sở chế biến cà phê trên địa bàn huyện Đăk Hà, TP Kon Tum. Đối với sản phẩm cao su tiêu thụ về 07 nhà máy sơ chế mủ cao su và 01 nhà máy chế biến sâu;.... Trong lĩnh vực hỗ trợ và phát triển hợp tác xã (HTX), hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 30 Hợp tác xã nông nghiệp đã được kiện toàn, chuyển đổi, thành lập mới theo Luật Hợp tác xã năm 2012 đang hoạt động (thành lập mới được 02 HTX); chất lượng HTX nông nghiệp: Năm 2016, số HTX loại khá, giỏi là 21 Hợp tác xã chiếm 77,8%; số HTX trung bình là 4 HTX chiếm 14,8%; số HTX loại yếu là 2 HTX chiếm 7,4%. Trong lĩnh vực phòng chống giảm nhẹ thiên tai, giai đoạn từ năm 2008 đến 2017 bằng nguồn vốn an toàn hồ chứa và các nguồn vốn khác (Ngân sách Trung ương hỗ trợ và ngân sách địa phương) trên địa bàn tỉnh đã đầu tư nâng cấp sửa chữa đảm bảo an toàn cho 24 hồ chứa. Qua đó góp phần nâng cao an toàn cho công trình trong mùa mưa lũ, tăng khả năng tích trữ và đảm bảo đủ nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong khu vực.
1. Mục tiêu chung
Hỗ trợ ngành trồng trọt và chăn nuôi thực hiện tái cơ cấu theo hướng hiện đại, giá trị gia tăng cao, bền vững, góp phần đạt mục tiêu tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm ngành trồng trọt từ 2,5% - 3%, chăn nuôi từ 4-5%, chủ động phòng chống giảm nhẹ thiên tai và ổn định đời sống dân cư.
2. Mục tiêu cụ thể
- Phấn đấu tỷ lệ dùng giống xác nhận hoặc tương đương trong sản xuất đối với cây lúa đạt 70 - 85%, cây cà phê đạt 100%, đối với các cây khác đạt trên 70%; đối với thịt bò, tỷ lệ bò lai đạt 15%; đối với lợn và gà, tỷ lệ sử dụng giống tiến bộ kỹ thuật đạt 20%.
- Tăng thêm 1.000 ha diện tích cà phê vối liên kết sản xuất theo tiêu chuẩn 4C, UTZ và 30 ha diện tích rau, củ sản xuất theo hướng an toàn; diện tích cây cà phê chè liên kết sản xuất theo hướng hữu cơ 300 ha; diện tích mía liên kết sản xuất theo hướng ứng dụng công nghệ cao 500 ha; diện tích ngô sinh khối liên kết sản xuất phục vụ chăn nuôi 200 ha; diện tích cây dược liệu liên kết sản xuất 300 ha; diện tích chanh dây liên kết sản xuất 200 ha; diện tích sắn liên kết sản xuất theo hướng bền vững 3.500 ha; diện tích lúa (gạo đỏ Măng Đen) liên kết sản xuất 100 ha.
- Hỗ trợ thành lập mới 20 HTX.
- Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào những lĩnh vực đặc biệt ưu đãi trong nông nghiệp, nông thôn.
- Sửa chữa, nâng cấp, đảm bảo an toàn 14 hồ chứa trên địa bàn tỉnh.
- Sắp xếp ổn định cuộc sống cho các hộ dân có nguy cơ bị ảnh hưởng do thiên tai, vùng đặc biệt khó khăn, vùng biên giới và một số đối tượng khác trong vùng dự án nhằm gắn với quy hoạch phát triển sản xuất trên địa bàn tỉnh.
III. KẾ HOẠCH TRUNG HẠN CHƯƠNG TRÌNH 3 NĂM (2018- 2020)
1. Hợp phần 1: Hỗ trợ tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp
1.1. Hỗ trợ phát triển sản xuất giống cây trồng, vật nuôi
a) Các hoạt động cần triển khai
- Tổ chức hỗ trợ nâng cấp 03 vườn ươm giống cà phê từ nguồn kinh phí Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tỉnh Kon Tum.
- Xây dựng mô hình hỗ trợ, nâng cao tỷ lệ sử dụng giống xác nhận trong sản xuất lúa (quy mô 500 ha), ngô (quy mô 500 ha), cà phê (quy mô 500 ha).
- Hỗ trợ sản xuất lúa giống chất lượng cao (quy mô 15 ha).
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Phương án thụ tinh nhân tạo đàn bò (tăng thêm 6.000 con bê lai); xây dựng mô hình hỗ trợ, nâng cao tỷ lệ đàn lợn, đàn gà áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi (quy mô Lợn 5.000 con; Gà 100.000 con).
b) Nguồn vốn thực hiện: 29.725 triệu đồng, trong đó ngân sách trung ương (vốn sự nghiệp Chương trình mục tiêu tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp) 21.425 triệu đồng; ngân sách địa phương 4.700 triệu đồng (vốn sự nghiệp nông nghiệp cấp hàng năm cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn); vốn khác 3.600 triệu đồng (IDA).
1.2. Hỗ trợ hình thành vùng sản xuất nông nghiệp tập trung áp dụng quy trình kỹ thuật tiên tiến, gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm.
a) Các hoạt động cần triển khai: Hỗ trợ xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, gồm: Chuỗi liên kết sản xuất cà phê vối theo tiêu chuẩn 4C, UTZ (quy mô 1.000 ha), chuỗi liên kết sản xuất rau củ quả an toàn thực phẩm (quy mô 30 ha); chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ cà phê chè hữu cơ (quy mô 300 ha); chuỗi liên kết sản xuất mía nguyên liệu ứng dụng công nghệ cao (quy mô 500 ha); chuỗi liên kết sản xuất lúa gạo đỏ gắn với xây dựng thương hiệu gạo đỏ Măng Đen (quy mô 100 ha); chuỗi liên kết trồng cây thức ăn chăn nuôi - ngô sinh khối (quy mô 200 ha); chuỗi liên kết sản xuất dược liệu (quy mô 300 ha); chuỗi liên kết sản xuất chanh dây (quy mô 200 ha); chuỗi liên kết sản xuất sắn bền vững (quy mô 3.500 ha); tăng tỷ lệ đàn lợn, đàn gà được chăn nuôi theo quy trình VietGahp lên 5%.
b) Nguồn vốn thực hiện: 30.780,31 triệu đồng. Trong đó, vốn trung ương giao địa phương hỗ trợ sản xuất từ năm 2017-2020 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới 18.946,23 triệu đồng; vốn Trung ương hỗ trợ Chương trình mục tiêu tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp 5.915,4 triệu đồng (vốn sự nghiệp) và nguồn kinh phí của doanh nghiệp, người dân (tổ chức, cá nhân tham gia chuỗi liên kết) 5.915,4 triệu đồng.
1.3. Hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông nghiệp
a) Các hoạt động cần triển khai
- Tuyên truyền phổ biến chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và tập huấn, bồi dưỡng nguồn nhân lực về kinh tế hợp tác, liên kết.
- Hỗ trợ thành lập mới 20 hợp tác xã nông nghiệp, tư vấn xây dựng điều lệ, phương án sản xuất kinh doanh HTX nông nghiệp.
b) Nguồn vốn thực hiện: 1.616,4 triệu đồng (ngân sách Trung ương hỗ trợ từ nguồn vốn sự nghiệp Chương trình mục tiêu tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp)
1.4. Hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn
a) Các hoạt động cần triển khai
- Tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các chính sách ưu đãi, hỗ trợ liên quan đến cơ sở sản xuất, kinh doanh nông thủy sản.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp trong quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông thủy sản.
b) Nguồn vốn thực hiện: 1.150 triệu đồng (ngân sách trung ương hỗ trợ từ vốn sự nghiệp Chương trình mục tiêu tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp 1.000 triệu đồng; ngân sách địa phương 150 triệu đồng).
2. Hợp phần 2: Hỗ trợ phòng chống giảm nhẹ thiên tai
a) Các hoạt động cần triển khai: Sửa chữa, nâng cấp, đảm bảo an toàn 14 hồ chứa trên địa bàn tỉnh.
b) Nguồn vốn thực hiện: 200.650 triệu đồng (Vốn vay Ngân hàng thế giới).
3. Hợp phần 3: Hỗ trợ ổn định đời sống dân cư
3.1. Chương trình bố trí dân cư theo Quyết định 1776/QĐ-TTg ngày 21 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ:
a) Các hoạt động cần triển khai: Bố trí, sắp xếp ổn định dân cư vùng biên giới huyện Sa Thầy; Dự án quy hoạch bố trí dân cư xã Đăk Hring, huyện Đăk Hà; Bố trí sắp xếp dân cư ở vùng thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Đăk Glei.
b) Nguồn vốn thực hiện: 55.544 triệu đồng (Ngân sách trung ương hỗ trợ từ nguồn vốn đầu tư phát triển Chương trình mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp đã được Ủy ban nhân dân tỉnh giao vốn tại Quyết định số 426/QĐ-UBND ngày 19 tháng 5 năm 2017).
3.2. Chương trình bố trí dân cư theo Quyết định số 64/2014/QĐ-TTg ngày 18/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ:
a) Các hoạt động cần triển khai: Sắp xếp ổn định cuộc sống cho các hộ dân sau khi tái định cư các công trình thủy điện, gồm: Thủy điện Ya ly; Thủy điện PleiKông; Thủy điện Thượng Kon Tum; Thủy điện Đắk Đrinh.
b) Nguồn vốn thực hiện: 104.200 triệu đồng từ vốn đầu tư phát triển Trung ương hỗ trợ; triển khai khi được trung ương bố trí vốn cho Chương trình (nguồn vốn này chưa được Trung ương hỗ trợ trong Kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2016-2020 nhưng đã được Thủ tướng Chính phủ thống nhất ủy quyền cho các tỉnh phê duyệt các Dự án).
(Kèm theo khung kế hoạch trung hạn 2018-2020 tại Phụ biểu 1)
IV: KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NĂM 2018
1. Hợp phần 1: Hỗ trợ tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp
1.1. Hỗ trợ phát triển sản xuất giống cây trồng, vật nuôi
a) Các hoạt động cần triển khai
- Tổ chức hỗ trợ nâng cấp 03 vườn ươm giống cà phê từ nguồn kinh phí Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tỉnh Kon Tum.
- Xây dựng mô hình hỗ trợ, nâng cao tỷ lệ sử dụng giống xác nhận trong sản xuất lúa (quy mô 200 ha), ngô (quy mô 200 ha), cà phê (quy mô 200 ha):
- Hỗ trợ sản xuất lúa giống chất lượng cao (quy mô 05 ha):
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Phương án thụ tinh nhân tạo đàn bò (tăng thêm 1.000 con bê lai): xây dựng mô hình hỗ trợ, nâng cao tỷ lệ đàn lợn, đàn gà áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi (quy mô hỗ trợ Lợn: 1.500 con: Gà 40.000 con).
b) Nguồn vốn thực hiện: 11.130 triệu đồng. Trong đó, ngân sách trung ương (vốn sự nghiệp): 7.130 triệu đồng; ngân sách địa phương: 400 triệu đồng (sự nghiệp nông nghiệp cấp cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn); Vốn khác: 3.600 triệu đồng (IDA).
1.2. Hỗ trợ hình thành vùng sản xuất nông nghiệp tập trung áp dụng quy trình kỹ thuật tiên tiến, gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm.
a) Các hoạt động cần triển khai: Hỗ trợ xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, gồm: Chuỗi liên kết sản xuất cà phê vối theo tiêu chuẩn 4C, UTZ (quy mô 300 ha); chuỗi liên kết sản xuất rau củ quả an toàn thực phẩm (quy mô 10 ha); chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ cà phê chè hữu cơ (quy mô 100 ha); chuỗi liên kết sản xuất mía nguyên liệu ứng dụng công nghệ cao (quy mô 50 ha); chuỗi liên kết sản xuất lúa gạo đỏ gắn với xây dựng thương hiệu gạo đỏ Măng Đen (quy mô 35 ha): chuỗi liên kết trồng cây thức ăn chăn nuôi - ngô sinh khối (quy mô 60 ha); chuỗi liên kết sản xuất dược liệu (quy mô 100 ha); chuỗi liên kết sản xuất chanh dây (quy mô 60 ha); chuỗi liên kết sản xuất sắn bền vững (quy mô 500 ha); Tăng tỷ lệ đàn lợn, đàn gà được chăn nuôi theo quy trình VietGahp lên 3%.
b) Nguồn vốn thực hiện: 11.896 triệu đồng. Trong đó, vốn Trung ương 10.080 triệu đồng (Vốn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới 8.300 triệu đồng; vốn sự nghiệp chương trình mục tiêu tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp: 1.780 triệu đồng) và nguồn vốn khác 1.816 triệu đồng.
1.4. Hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn
a) Các hoạt động cần triển khai
- Tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các chính sách ưu đãi, hỗ trợ liên quan đến cơ sở sản xuất, kinh doanh nông thủy sản.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp trong quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông thủy sản.
b) Nguồn vốn thực hiện: 350 triệu đồng (ngân sách trung ương hỗ trợ từ vốn sự nghiệp Chương trình mục tiêu quốc gia 300 triệu đồng; ngân sách địa phương 50 triệu đồng).
2. Hợp phần 2: Hỗ trợ phòng chống giảm nhẹ thiên tai
Các hoạt động cần triển khai: Hoàn thiện báo cáo nghiên cứu khả thi và thủ tục đầu tư.
3. Hợp phần 3: Hỗ trợ ổn định đời sống dân cư
3.1. Chương trình bố trí dân cư theo Quyết định 1776/QĐ-TTg ngày 21/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ:
a) Các hoạt động cần triển khai: Bố trí, sắp xếp ổn định dân cư vùng biên giới huyện Sa Thầy; Dự án quy hoạch bố trí dân cư xã Đăk Hring, huyện Đăk Hà; Bố trí sắp xếp dân cư ở vùng thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Đăk Glei.
b) Nguồn vốn thực hiện: 31.892 triệu đồng (Ngân sách trung ương hỗ trợ từ nguồn vốn đầu tư phát triển đã được Ủy ban nhân dân tỉnh giao vốn tại Quyết định số 426/QĐ-UBND ngày 19 tháng 5 năm 2017).
3.2. Chương trình bố trí dân cư theo Quyết định số 64/2014/QĐ-TTg ngày 18/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ.
a) Các hoạt động cần triển khai: Sắp xếp ổn định cuộc sống cho các hộ dân sau khi tái định cư các công trình thủy điện, gồm: Thủy điện Ya ly; Thủy điện PleiKông; Thủy điện Thượng Kon Tum; Thủy điện Đăk Đrinh.
b) Nguồn vốn thực hiện: 30.300 triệu đồng (Nguồn Trung ương hỗ trợ từ vốn đầu tư phát triển cho ngân sách địa phương).
(Kèm theo khung kế hoạch năm 2018 tại Phụ biểu 1)
V. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
- Tăng cường tuyên truyền, triển khai thực hiện nội dung Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững (Đề án 899/QĐ-TTg); Chương trình hành động thực hiện Đề án 899/QĐ-TTg của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Kế hoạch hành động của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện có kết quả các nội dung tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Triển khai các Quy hoạch ngành nông nghiệp đến năm 2020 đã phê duyệt đảm bảo chất lượng, tính khả thi và tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với quy hoạch.
- Quản lý, bảo vệ và phát triển đất trồng lúa; phát triển cây trồng lợi thế (cà phê, cao su, mía, sắn, rau hoa xứ lạnh, sâm Ngọc Linh,…) theo quy hoạch gắn với chế biến và tiêu thụ; tập trung chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng trừ dịch bệnh; triển khai chương trình hỗ trợ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển giao giống cây trồng chất lượng, năng suất gắn với thâm canh, thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, giảm tổn thất sau thu hoạch,...
- Tăng cường năng lực cho hệ thống quản lý, kiểm soát chất lượng giống và dịch bệnh ở tất cả các khâu từ sản xuất, lưu thông, kiểm tra chất lượng giống, xây dựng tiêu chuẩn giống gốc, giống siêu nguyên chủng, giống nguyên chủng, cây đầu dòng, vườn giống, rừng giống; thực hiện quy định về nhãn mác hàng hóa để đảm bảo giống có chất lượng tốt, có năng suất cao, giảm thiểu sâu bệnh hại cây trồng.
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác khuyến nông; tập trung hỗ trợ thực hiện các mô hình sản xuất sạch, an toàn, hiệu quả theo mô hình liên kết sản xuất theo cánh đồng lớn, ứng dụng công nghệ cao.
- Chỉ đạo phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo mô hình trang trại, gia trại đi đôi với duy trì chăn nuôi nông hộ theo hình thức công nghiệp, quản lý chặt chẽ vệ sinh thú y, an toàn dịch bệnh, an toàn môi trường; triển khai chương trình cải tạo, nâng cao chất lượng giống gia súc, gia cầm. Tăng cường quản lý, kiểm soát hoạt động giết mổ, tạo điều kiện để các cơ sở giết mổ tập trung phát huy hiệu quả.
- Tăng cường tuyên truyền, tập huấn và đào tạo nâng cao trình độ quản lý cho các chủ doanh nghiệp, HTX, cán bộ quản lý về các chủ trương chính sách của Nhà nước, định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung ứng dụng công nghệ cao, liên kết sản xuất xây dựng cánh đồng lớn để nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, người nông dân và doanh nghiệp tham gia liên kết.
- Tập trung hướng dẫn, hỗ trợ thành lập, nâng cấp, hoàn thiện các Tổ hợp tác (THT), Hợp tác xã đảm bảo đủ các điều kiện về hệ thống tổ chức sản xuất kinh doanh theo hướng gia tăng thành viên/cổ đông, mở rộng quy mô sản xuất và kinh doanh, phát triển sản phẩm theo chuỗi.
- Hỗ trợ các tổ chức đại diện nông dân, doanh nghiệp hợp tác phát triển sản xuất các sản phẩm nông sản truyền thống, chủ lực và sản phẩm mới có lợi thế cạnh tranh về hoạt động phân phối, phát triển thị trường tiêu thụ; thiết kế nhãn mác, xây dựng và công bố tiêu chuẩn cho sản phẩm (nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm), công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, đánh giá của sản phẩm trên thị trường.
- Tăng cường đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý an toàn đập của các chủ đập, kiên quyết xử lý đối với các trường hợp không thực hiện quy định pháp luật về quản lý an toàn đập; cải thiện an toàn đập và khôi phục các công năng thiết kế của đập thông qua sửa chữa, nâng cấp, trang bị các thiết bị quan trắc, lập kế hoạch vận hành, bảo trì và kế hoạch ứng phó khẩn cấp.
- Tiếp tục triển khai các chính sách thu hút, tạo điều kiện thuận lợi để thành phần kinh tế tư nhân tham gia đầu tư các ngành nông nghiệp có lợi thế, đa dạng về quy mô, loại hình tổ chức, quy trình công nghệ tiên tiến, giá trị gia tăng cao đảm bảo yêu cầu về môi trường.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch; hàng năm đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng thời gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp.
- Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Kế hoạch; định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện Kế hoạch.
- Chủ trì, phối hợp với Sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố đề xuất sửa đổi bổ sung hoặc xây dựng mới các chính sách đảm bảo cho việc thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan xem xét cân đối, đề xuất cấp có thẩm quyền bố trí nguồn vốn đầu tư để thực hiện các nhiệm vụ trong Kế hoạch.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị có liên quan kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện kế hoạch.
3. Sở Tài chính
Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí, phân bổ nguồn vốn thực hiện Kế hoạch theo quy định, phù hợp với điều kiện ngân sách địa phương; đồng thời hướng dẫn các đơn vị, địa phương quản lý, sử dụng kinh phí và quyết toán theo quy định hiện hành.
4. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Chủ trì tổ chức thực hiện Kế hoạch ở địa phương; đề xuất xây dựng và triển khai các dự án của địa phương thực hiện Kế hoạch;
- Quản lý, đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện các dự án thuộc Kế hoạch do địa phương quản lý; định kỳ báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến độ thực hiện Kế hoạch tại địa phương; Tổ chức sơ kết và tổng kết Kế hoạch ở địa phương theo quy định.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư tỉnh Kon Tum giai đoạn 2018-2020./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
KHUNG KẾ HOẠCH TRUNG HẠN 03 NĂM
(2018-2020) CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU "TÁI CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÒNG
CHỐNG GIẢM NHẸ THIÊN TAI, ỔN ĐỊNH ĐỜI SỐNG DÂN CƯ
(Kèm theo Kế hoạch số 230/KH-UBND
ngày 24 tháng 01 năm 2018 của UBND tỉnh)
Mục tiêu tổng quát |
Mục tiêu cụ thể |
Nguồn lực (triệu đồng) |
Kết quả đạt được |
Phân công trách nhiệm |
||||||
Nội dung (chỉ số) |
ĐVT |
Kết quả mong muốn |
Các hoạt động |
Tổng nguồn vốn |
Ngân sách TW |
Ngân sách địa phương |
Vốn khác |
|||
|
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
I. Hỗ trợ ngành trồng trọt, chăn nuôi tái cơ cấu sản xuất |
1. Tăng tỷ lệ sử dụng giống xác nhận (hoặc tương đương) trong sản xuất |
29.725,00 |
21.425,00 |
4.700,00 |
3.600,00 |
|
|
|||
- Cây lúa |
% |
70 |
Hoạt động 1: Hỗ trợ sản xuất lúa chất lượng cao (hỗ trợ 100% giống lúa xác nhận, giống mới, năng suất, chất lượng cao; quy mô: 500 ha. ĐM: 150 kg giống/ha x 35.000 đồng/kg) |
2.625,00 |
2.625,00 |
|
|
70 |
Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản; Chi cục Trồng trọt và BVTV thực hiện |
|
Hoạt động 2: Hỗ trợ sản xuất lúa giống mới chất lượng cao (quy mô: 15 ha) |
1.500,00 |
1.200,00 |
300,00 |
|
||||||
- Cây cà phê |
% |
100 |
Hoạt động 1: Hỗ trợ giống cà phê vối mới, năng suất chất lượng cao cho trồng mới, tái canh (hỗ trợ 100% giống cà phê vối, quy mô: 500 ha: ĐM 1.200 cây/ha x 5000 đồng/cây) |
3.000,00 |
3.000,00 |
|
|
100 |
Trung tâm Khuyến nông thực hiện |
|
Hoạt động 2: Nâng cấp vườn ươm tư nhân (CS Quý Hà và CS Minh Trưởng); vườn ươm tại xã Măng Cảnh, huyện Kon Plong) |
3.600,00 |
|
|
3.600,00 |
Ban QLDA VnSAT thực hiện |
|||||
- Cây ngô |
% |
90 |
Hoạt động 1: Hỗ trợ sản xuất ngô lai chất lượng cao (hỗ trợ 100% giống ngô lai, quy mô: 500 ha; ĐM: 20 kg/ha x 70000 đồng/ha) |
700,00 |
700,00 |
|
|
90 |
Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản; Trung tâm Khuyến nông thực hiện |
|
- Tỷ lệ bò thịt lai |
% |
15 |
Hoạt động 1: Thực hiện Phương án thụ tinh nhân tạo đàn bò |
7.300,00 |
2.900,00 |
4.400,00 |
|
15 |
Chi cục Chăn nuôi và Thú y thực hiện |
|
- Tỷ lệ lợn sử dụng giống TBKT |
% |
20 |
Hoạt động 1: Hỗ trợ giống lợn chất lượng cao (hỗ trợ 100% giống lợn TBKT: quy mô 5000 con x 1.200.000 đồng/con giống) |
6.000,00 |
6.000,00 |
|
|
20 |
Chi cục Chăn nuôi và Thú y thực hiện |
|
Tỷ lệ đàn gà sử dụng giống TBKT |
% |
20 |
Hoạt động 2: Hỗ trợ giống gà chất lượng cao (hỗ trợ 100% giống gà TBKT; quy mô 100.000 con x 50.000 đồng/con giống) |
5.000,00 |
5.000,00 |
|
|
20 |
Chi cục Chăn nuôi và Thú y thực hiện |
|
2. Tăng diện tích cây trồng, số vật nuôi áp dụng quy trình kỹ thuật tiên tiến được cấp giấy chứng nhận |
30.780,31 |
24.863,27 |
0,00 |
5.917,04 |
|
|
||||
Diện tích cây trồng được ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm |
Ha |
1000 |
Hoạt động 1: Chuỗi liên kết sản xuất cà phê vối theo tiêu chuẩn 4C, UTZ (quy mô 1.000 ha cà phê vối) |
2.261,48 |
1.661,48 |
|
600,00 |
1000 |
Sở NN và PTNT; UBND các huyện, TP thực hiện |
|
Ha |
30 |
Hoạt động 2: Chuỗi liên kết sản xuất rau củ quả an toàn thực phẩm |
2.484,82 |
2.334,82 |
|
150,00 |
30 |
Chi cục QLCL nông lâm sản và thủy sản thực hiện |
||
Ha |
300 |
Hoạt động 3: Chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ cà phê chè hữu cơ |
2.574,47 |
2.574,47 |
|
|
300 |
Sở NN và PTNT; UBND các huyện, TP thực hiện |
||
Ha |
500 |
Hoạt động 4: Chuỗi liên kết sản xuất mía nguyên liệu ứng dụng công nghệ cao |
248,82 |
248,82 |
|
|
500 |
Sở NN và PTNT; UBND các huyện. TP thực hiện |
||
Ha |
100 |
Hoạt động 5: Chuỗi liên kết sản xuất lúa gạo đỏ gắn với xây dựng thương hiệu gạo đỏ Măng Đen |
3.545,80 |
2.595,80 |
|
950,00 |
100 |
UBND huyện Kon Plong; Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản thực hiện |
||
Ha |
200 |
Hoạt động 6: Chuỗi liên kết trồng cây thức ăn chăn nuôi (ngô sinh khối) |
1.550,60 |
1.550,60 |
|
|
200 |
Sở NN và PTNT; UBND các huyện, TP thực hiện |
||
Ha |
300 |
Hoạt động 7: Chuỗi liên kết sản xuất dược liệu |
4.982,60 |
4.982,60 |
|
|
300 |
Sở NN và PTNT; UBND các huyện, TP thực hiện |
||
Ha |
200 |
Hoạt động 8: Chuỗi liên kết sản xuất chanh dây |
2.512,64 |
2.512,64 |
|
|
200 |
Sở NN và PTNT; UBND các huyện, TP thực hiện |
||
Ha |
3500 |
Hoạt động 9: Chuỗi liên kết sản xuất sắn bền vững |
485,00 |
485,00 |
|
|
3500 |
Sở NN và PTNT; UBND các huyện, TP thực hiện |
||
- Tỷ lệ đàn lợn được chăn nuôi theo quy trình VietGahp |
% |
5 |
Hỗ trợ hộ chăn nuôi lợn theo quy trình VietGahp (hỗ trợ 100% giống lợn, 50% thức ăn chăn nuôi và 50% thuốc thú y; quy mô: 1.000 con) |
8.773,30 |
4.986,65 |
|
3.786,65 |
5 |
UBND các huyện, TP; Chi cục Chăn nuôi và Thú y thực hiện |
|
- Tỷ lệ đàn gà được chăn nuôi theo quy trình VietGahp |
% |
5 |
Hỗ trợ hộ chăn nuôi gà theo quy trình VietGahp (hỗ trợ 100% giống gà, 50% thức ăn chăn nuôi và 50% thuốc thú y; quy mô: 1.000 con) |
1.360,78 |
930,39 |
|
430,39 |
5 |
UBND các huyện, TP: Chi cục Chăn nuôi và Thú y thực hiện |
|
3. Phát triển HTX |
|
|
1.616,40 |
1.616,40 |
0,00 |
0,00 |
|
|
||
- Số HTX thành lập mới |
HTX |
20 |
Hoạt động 1: Bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hợp tác xã nông nghiệp |
1.462,40 |
1.462,40 |
|
|
20 |
Chi cục Phát triển nông thôn thực hiện |
|
Hoạt động 2: Tư vấn xây dựng điều lệ, phương án sản xuất kinh doanh HTXNN |
154,00 |
154,00 |
|
|
Chi cục Phát triển nông thôn thực hiện |
|||||
4. Hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn |
1.150,00 |
1.000,00 |
150,00 |
0,00 |
|
|
||||
|
Số doanh nghiệp được hỗ trợ |
DN |
20 |
Hoạt động 1: Tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đến cơ sở sản xuất, kinh doanh nông thủy sản |
150,00 |
|
150,00 |
|
20 |
Chi cục Quản lý chất lượng NLS và TS |
|
Hoạt động 2: Hỗ trợ các doanh nghiệp trong quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông thủy sản |
1.000,00 |
1.000,00 |
|
|
UBND các huyện, TP, Chi cục QLCL NLS và TS |
||||
II. Chủ động phòng, chống giảm nhẹ thiên tai |
1. Củng cố, tu bổ đê điều |
|
|
|
|
|
||||
2. Đảm bảo an toàn hồ chứa |
200.650,0 |
0,0 |
0,0 |
200.650,0 |
|
|
||||
Số hồ chứa được sửa chữa nâng cấp |
Hồ |
14 |
Hoạt động: Tiểu dự án sửa chữa và nâng cao an toàn đập (WB8) |
200.650,00 |
|
|
200.650,0 |
14 |
Ban Quản lý Khai thác các công trình thủy lợi thực hiện |
|
III. Ổn định đời sống dân cư |
1. Số hộ được ổn định theo QĐ 1776/QĐ-TTg |
55.544,00 |
55.544,00 |
|
|
|
|
|||
Số hộ được ổn định theo QĐ 1776/QĐ-TTg |
hộ |
100 |
Hoạt động 1: Bố trí, sắp xếp ổn định dân cư vùng biên giới huyện Sa Thầy |
36.000,00 |
36.000,00 |
|
|
100 |
UBND huyện Sa Thầy thực hiện (đã thực hiện được 14 tỷ đồng) |
|
300 |
Hoạt động 2: Dự án quy hoạch bố trí dân cư xã Đăk Hring |
9.652,00 |
9.652,00 |
|
|
300 |
UBND huyện Đăk Hà thực hiện (đã thực hiện xong) |
|||
|
|
300 |
Hoạt động 3: Bố trí sắp xếp dân cư ở vùng thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Đăk Glei |
9.892,00 |
9.892,00 |
|
|
300 |
UBND huyện Đăk Glei thực hiện |
|
2. Số hộ được ổn định theo QĐ 64/2014/QĐ-TTg |
104.200,00 |
104.200,00 |
|
|
|
|
||||
Số hộ được ổn định theo QĐ 64/2014/QĐ-Tg |
Hộ |
1510 |
Tái định cư dự án thủy điện Ya ly |
31.000,00 |
31.000,00 |
|
|
1510 |
UBND các huyện, TP; Chi cục Phát triển nông thôn thực hiện |
|
1196 |
Tái định cư dự án thủy điện Plei Krong |
35.700,00 |
35.700,00 |
|
|
1196 |
||||
106 |
Tái định cư dự án thủy điện Thượng Kon Tum |
17.500,00 |
17.500,00 |
|
|
106 |
||||
195 |
Tái định cư dự án thủy điện Đăk Đrinh |
20.000,00 |
20.000,00 |
|
|
195 |
||||
Tổng cộng |
423.665,71 |
208.648,67 |
4.850,00 |
210.167,04 |
|
|
KHUNG KẾ HOẠCH NĂM 2018 CHƯƠNG TRÌNH MỤC
TIÊU "TÁI CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÒNG CHỐNG GIẢM NHẸ THIÊN TAI, ỔN
ĐỊNH ĐỜI SỐNG DÂN CƯ
(Kèm theo Kế hoạch số 230/KH-UBND
ngày 24 tháng 01 năm 2017 của UBND tỉnh)
Mục tiêu tổng quát |
Mục tiêu cụ thể |
Nguồn lực (triệu đồng) |
Kết quả đạt được |
Phân công trách nhiệm |
||||||
Nội dung (chỉ số) |
ĐVT |
Kết quả mong muốn |
Các hoạt động |
Tổng nguồn vốn |
Ngân sách TW |
Ngân sách địa phương |
Vốn khác |
|||
|
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
0 |
10 |
11 |
Hỗ trợ ngành trồng trọt, chăn nuôi tái cơ cấu sản xuất |
1. Tăng tỷ lệ sử dụng giống xác nhận (hoặc tương đương) trong sản xuất |
11.130,00 |
7.130,00 |
400,00 |
3.600,00 |
|
|
|||
- Cây lúa |
% |
70 |
Hoạt động 1: Hỗ trợ sản xuất lúa chất lượng cao (hỗ trợ 100% giống lúa xác nhận, giống mới, năng suất, chất lượng cao; quy mô: 200 ha. ĐM: 150 kg giống/ha x 35.000 đồng/kg) |
1.050 |
1.050 |
|
|
70 |
Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản; Chi cục Trồng trọt và BVTV thực hiện |
|
Hoạt động 2: Hỗ trợ sản xuất lúa giống chất lượng cao (quy mô: 05 ha) |
500 |
400 |
100 |
|
||||||
- Cây cà phê |
% |
100 |
Hoạt động 1: Hỗ trợ giống cà phê vối mới, năng suất chất lượng cao cho trồng mới, tái canh (hỗ trợ 100% giống cà phê vối, quy mô: 200 ha; ĐM 1.200 cây/ha x 5000 đồng/cây) |
1.200 |
1.200 |
|
|
100 |
Trung tâm Khuyến nông thực hiện |
|
Hoạt động 2: Nâng cấp vườn ươm tư nhân (CS Quý Hà và CS Minh Trưởng): vườn ươm tại xã Măng Cảnh, huyện Kon Plong) |
3.600 |
|
|
3.600 |
Ban QLDA VnSAT thực hiện |
|||||
- Cây ngô |
% |
90 |
Hoạt động 1: Hỗ trợ sản xuất ngô lai chất lượng cao (hỗ trợ 100% giống ngô lai, quy mô: 200 ha: ĐM: 20 kg/ha x 70000 đồng/kg) |
280 |
280 |
|
|
90 |
Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản; Trung tâm Khuyến nông thực hiện |
|
- Tỷ lệ bò thịt lai |
% |
12 |
Hoạt động 1: Thực hiện Phương án thụ tinh nhân tạo đàn bò |
700 |
400 |
300 |
|
12 |
Chi cục Chăn nuôi và Thú y thực hiện |
|
- Tỷ lệ lợn sử dụng giống TBKT |
% |
12 |
Hoạt động 1: Hỗ trợ giống lợn chất lượng cao (hỗ trợ 100% giống lợn TBKT: quy mô 1500 con x 1.200.000 đồng/con giống) |
1.800 |
1800 |
|
|
12 |
Chi cục Chăn nuôi và Thú y thực hiện |
|
Tỷ lệ đàn gà sử dụng giống TBKT |
% |
12 |
Hoạt động 1: Hỗ trợ giống gà chất lượng cao (hỗ trợ 100% giống gà TBKT; quy mô 40.00 con x 50.000 đồng/con giống) |
2.000 |
2000 |
|
|
12% |
Chi cục Chăn nuôi và Thú y thực hiện |
|
2. Tăng diện tích cây trồng, số vật nuôi áp dụng quy trình kỹ thuật tiên tiến được cấp giấy chứng nhận |
11.896,00 |
10.080,00 |
0,00 |
1.816,00 |
|
|
||||
Diện tích cây trồng được ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm |
Ha |
300 |
Hoạt động 1: Chuỗi liên kết sản xuất cà phê vối theo tiêu chuẩn 4C, UTZ (quy mô 1.000 ha cà phê vối) |
700 |
500 |
|
200 |
300 |
Sở NN và PTNT; UBND các huyện, TP thực hiện |
|
Ha |
9 |
Hoạt động 2: Chuỗi liên kết sản xuất rau củ quả an toàn thực phẩm |
1050 |
1000 |
|
50 |
10 |
Chi cục QLCL nông lâm sản và thủy sản thực hiện |
||
Ha |
90 |
Hoạt động 3: Chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ cà phê chè hữu cơ |
1200 |
1200 |
|
|
10 |
Sở NN và PTNT; UBND các huyện, TP thực hiện |
||
Ha |
150 |
Hoạt động 4: Chuỗi liên kết sản xuất mía nguyên liệu ứng dụng công nghệ cao |
100 |
100 |
|
|
50 |
Sở NN và PTNT; UBND các huyện. TP thực hiện |
||
Ha |
30 |
Hoạt động 5: Chuỗi liên kết sản xuất lúa gạo đỏ gắn với xây dựng thương hiệu gạo đỏ Măng Đen |
2300 |
2000 |
|
300 |
35 |
UBND huyện Kon Plong; Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản thực hiện |
||
Ha |
60 |
Hoạt động 6: Chuỗi liên kết trồng cây thức ăn chăn nuôi (ngô sinh khối) |
150 |
150 |
|
|
60 |
Sở NN và PTNT; UBND các huyện, TP thực hiện |
||
Ha |
90 |
Hoạt động 7: Chuỗi liên kết sản xuất dược liệu |
2000 |
2000 |
|
|
100 |
Sở NN và PTNT; UBND các huyện, TP thực hiện |
||
Ha |
60 |
Hoạt động 8: Chuỗi liên kết sản xuất chanh dây |
1200 |
1200 |
|
|
100 |
Sở NN và PTNT; UBND các huyện, TP thực hiện |
||
Ha |
500 |
Hoạt động 9: Chuỗi liên kết sản xuất sắn |
150,00 |
150 |
|
|
500 |
Sở NN và PTNT; UBND các huyện. TP thực hiện |
||
- Tỷ lệ đàn lợn được chăn nuôi theo quy trình VietGahp |
% |
3 |
Hoạt động 1: Hỗ trợ hộ chăn nuôi lợn theo quy trình VietGahp (hỗ trợ 100% giống lợn, 50% thức ăn chăn nuôi và 50% thuốc thú y; quy mô: 300 con) |
2.636,00 |
1.500 |
|
1.136 |
3 |
UBND các huyện, TP; Chi cục Chăn nuôi và Thú y thực hiện |
|
- Tỷ lệ đàn gà được chăn nuôi theo quy trình VietGahp |
% |
3 |
Hoạt động 1: Hỗ trợ hộ chăn nuôi gà theo quy trình VietGahp (hỗ trợ 100% giống gà, 50% thức ăn chăn nuôi và 50% thuốc thú y; quy mô: 3000 con) |
410 |
280 |
|
130 |
3 |
UBND các huyện, TP; Chi cục Chăn nuôi và Thú y thực hiện |
|
3. Phát triển HTX |
|
808,20 |
808,20 |
0,00 |
0,00 |
|
|
|||
- Số HTX thành lập mới |
HTX |
10 |
Hoạt động 1: Bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hợp tác xã nông nghiệp |
731,20 |
731,20 |
|
|
10 |
Chi cục Phát triển nông thôn thực hiện |
|
Hoạt động 2: Tư vấn xây dựng điều lệ, phương án sản xuất kinh doanh HTXNN |
77,00 |
77,00 |
|
|
Chi cục Phát triển nông thôn thực hiện |
|||||
|
4. Hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn |
350,00 |
300,00 |
50,00 |
|
|
|
|||
|
Số doanh nghiệp được hỗ trợ |
DN |
6 |
Hoạt động 1: Tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đến cơ sở sản xuất, kinh doanh nông thủy sản |
50,00 |
|
50,00 |
|
6 |
Chi cục Quản lý chất lượng NLS và TS |
Hoạt động 2: Hỗ trợ các doanh nghiệp trong quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông thủy sản |
300,00 |
300,00 |
|
|
UBND các huyện, TP, Chi cục QLCLNLS và TS |
|||||
II. Chủ động phòng, chống giảm nhẹ thiên tai |
1. Củng cố, tu bổ đê điều |
|
|
|
|
|
||||
2. Đảm bảo an toàn hồ chứa |
0,0 |
0,0 |
0,0 |
0,0 |
|
|
||||
Số hồ chứa được sửa chữa nâng cấp |
Hồ |
1 |
Hoạt động: Tiểu dự án sửa chữa và nâng cao an toàn đập (WB8) |
0,0 |
|
|
|
0 |
Ban Quản lý Khai thác các công trình thủy lợi thực hiện |
|
III. Ổn định đời sống dân cư |
3. Số hộ được ổn định theo QĐ 1776/QĐ-TTg |
31.892,00 |
31.892,00 |
|
|
|
|
|||
Số hộ được ổn định theo QĐ 1776/QĐ-TTg |
hộ |
100 |
Hoạt động 1: Bố trí, sắp xếp ổn định dân cư vùng biên giới huyện Sa Thầy |
22.000,00 |
22.000,00 |
|
|
100 |
UBND huyện Sa Thầy thực hiện |
|
300 |
Hoạt động 2: Dự án quy hoạch bố trí dân cư xã Đăk Hring |
0,00 |
0,00 |
|
|
300 |
Đã thực hiện xong |
|||
300 |
Hoạt động 3: Bố trí sắp xếp dân cư ở vùng thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Đăk Glei |
9.892,00 |
9.892,00 |
|
|
300 |
UBND huyện Đăk GIei thực hiện |
|||
2. Số hộ được ổn định theo QĐ 64/2014/QĐ-TTg |
30.300,00 |
30.300,00 |
|
|
|
|
||||
Số hộ được ổn định theo QĐ 64/2014/QĐ -TTg |
Hộ |
300 |
Tái định cư dự án thủy điện Ya ly |
8.000,00 |
8.000,00 |
|
|
300 |
UBND các huyện, TP; Chi cục Phát triển nông thôn thực hiện |
|
350 |
Tái định cư dự án thủy điện Plei Krông |
10.200,00 |
10.200,00 |
|
|
350 |
||||
50 |
Tái định cư dự án thủy điện Thượng Kon Tum |
5.300,00 |
5.300,00 |
|
|
50 |
||||
100 |
Tái định cư dự án thủy điện Đăk Đrinh |
6.800,00 |
6.800,00 |
|
|
100 |
||||
Tổng cộng |
|
86.376,20 |
80.510,20 |
450,00 |
5.416,00 |
|
|
DỰ TOÁN HỖ TRỢ CHĂN NUÔI LỢN THỊT THEO QUY TRÌNH VIETGAP
Thời gian nuôi: 120 ngày: Trọng lượng ban đầu: 10-15kg; Trọng lượng xuất chuồng: ≥ 80 kg;
TT |
Chỉ tiêu |
ĐVT |
Số lượng |
Đơn giá (đồng) |
Thành tiền (đồng) |
Trong đó |
|
NN hỗ trợ |
ND tham gia |
||||||
I |
Định mức giống |
|
|
|
1.200.000.000 |
1.200.000.000 |
0 |
1 |
Quy mô |
Con |
1.000 |
1.200.000 |
1.200.000.000 |
1.200.000.000 |
|
II |
Định mức thức ăn |
|
|
|
7.332.000.000 |
3.666.000.000 |
3.666.000.000 |
1 |
Giai đoạn 20-40 kg/con |
Kg |
48.000 |
17.000 |
816.000.000 |
408.000.000 |
408.000.000 |
2 |
Giai đoạn 40-60 kg/con |
Kg |
68.000 |
12.000 |
816.000.000 |
408.000.000 |
408.000.000 |
3 |
Giai đoạn > 60 kg/con |
Kg |
76.000 |
75.000 |
5.700.000.000 |
2.850.000.000 |
2.850.000.000 |
III |
Định mức thuốc- vaccin |
|
|
|
241.304.000 |
120.652.000 |
120.652.000 |
1 |
Vaccine dịch tả, THT,... |
Liều |
4.000 |
20.000 |
80.000.000 |
40.000.000 |
40.000.000 |
2 |
Thuốc chữa bệnh, hóa chất khử trùng so với tổng chi phí thức ăn |
% |
161.304.000 |
|
161.304.000 |
80.652.000 |
80.652.000 |
Tổng cộng |
|
|
|
8.773.304.000 |
4.986.652.000 |
3.786.652.000 |
DỰ TOÁN HỖ TRỢ CHĂN NUÔI GÀ THỊT THEO QUY TRÌNH VIETGAP
Thời gian nuôi: 60 ngày: Trọng lượng xuất chuồng: ≥ 2,5 kg:
TT |
Chỉ tiêu |
ĐVT |
Gà địa phương (nuôi thả vườn) |
Đơn giá (đồng) |
Thành tiền (đồng) |
NN hỗ trợ (đồng) |
ND tham gia (đồng) |
I |
Định mức kỹ thuật |
|
|
|
500.000.000 |
500.000.000 |
0 |
1 |
Quy mô đàn |
Con |
10.000 |
50.000 |
500.000.000 |
500.000.000 |
|
II |
Định mức thức ăn |
|
|
|
820.000.000 |
410.000.000 |
410.000.000 |
1 |
Giai đoạn gà con (từ 1 đến 21 ngày tuổi) |
kg |
12.000 |
15.000 |
180.000.000 |
90.000.000 |
90.000.000 |
2 |
Giai đoạn nuôi thịt (từ 21 ngày tuổi đến xuất chuồng) |
kg |
40.000 |
16.000 |
640.000.000 |
320.000.000 |
320.000.000 |
III |
Định mức thú y, hóa chất |
|
|
|
40.780.000 |
20.390.000 |
20.390.000 |
1 |
Giai đoạn gà con (từ 1 đến 21 ngày tuổi) |
|
|
|
20.500.000 |
10.250.000 |
10.250.000 |
- |
Vaccin Marek |
01 lần/con |
10.000 |
200 |
2.000.000 |
1.000.000 |
1.000.000 |
- |
Vaccin Gumboro |
01 lần/con |
10.000 |
250 |
2.500.000 |
1.250.000 |
1.250.000 |
- |
Vaccin đậu |
01 lần/con |
10.000 |
300 |
3.000.000 |
1.500.000 |
1.500.000 |
- |
Vaccin cúm gia cầm |
01 lần/con |
10.000 |
300 |
3.000.000 |
1.500.000 |
1.500.000 |
- |
Vaccin bệnh phủ đầu |
01 lần/con |
10.000 |
200 |
2.000.000 |
1.000.000 |
1.000.000 |
- |
Vaccin viêm thanh khí quản truyền nhiễm (ILT) |
01 lần/con |
10.000 |
200 |
2.000.000 |
1.000.000 |
1.000.000 |
- |
Vaccin viêm phế quản truyền nhiễm |
01 lần/con |
10.000 |
200 |
2.000.000 |
1.000.000 |
1.000.000 |
- |
Vaccin cầu trùng |
01 lần/con |
10.000 |
200 |
2.000.000 |
1.000.000 |
1.000.000 |
- |
Vaccin Newcastle |
01 lần/con |
10.000 |
200 |
2.000.000 |
1.000.000 |
1.000.000 |
2 |
Giai đoạn nuôi thịt (từ 21 ngày tuổi đến xuất chuồng) |
|
|
|
17.000.000 |
8.500.000 |
8.500.000 |
- |
Vaccin Gumbore |
01 lần/con |
10.000 |
300 |
3.000.000 |
1.500.000 |
1.500.000 |
- |
Vaccin đậu |
01 lần/con |
10.000 |
300 |
3.000.000 |
1.500.000 |
1.500.000 |
- |
Vaccin IB |
01 lần/con |
10.000 |
200 |
2.000.000 |
1.000.000 |
1.000.000 |
- |
Vaccin Newcastle |
01 lần/con |
10.000 |
200 |
2.000.000 |
1.000.000 |
1.000.000 |
- |
Vaccin cúm gia cầm |
01 lần/con |
10.000 |
200 |
2.000.000 |
1.000.000 |
1.000.000 |
- |
Vaccin viêm thanh khí quản truyền nhiễm (ILT) hoặc Myco |
02 lần/con |
20.000 |
250 |
5.000.000 |
2.500.000 |
2.500.000 |
3 |
Thuốc chữa bệnh, hóa chất khử trùng so với tổng chi phí thức ăn |
% |
0 |
|
3.280.000 |
1.640.000 |
1.640.000 |
Tổng cộng |
|
|
|
1.360.780.000 |
930.390.000 |
430.390.000 |
Kế hoạch 230/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chương trình mục tiêu Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2018-2020
Số hiệu: | 230/KH-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Kon Tum |
Người ký: | Nguyễn Đức Tuy |
Ngày ban hành: | 24/01/2018 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Kế hoạch 230/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chương trình mục tiêu Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2018-2020
Chưa có Video