ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 221/KH-UBND |
Hà Nội, ngày 21 tháng 12 năm 2015 |
Thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; số 1216-TTg ngày 05/9/2012 phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và số 166/QĐ-TTg ngày 21/01/2014 ban hành kế hoạch thực hiện Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch thực hiện chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội như sau,
1. Mục đích:
- Triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại các Quyết định: số 1216/QĐ-TTg ngày 05/9/2012 (sau đây gọi tắt là Quyết định số 1216/QĐ-TTg) và số 166/QĐ-TTg ngày 21/01/2014 (sau đây gọi tắt là Quyết định số 166/QĐ- TTg) trên địa bàn Thành phố; trong đó, chú trọng đến việc ngăn ngừa phát sinh chất thải ra môi trường; kiểm soát, xử lý, giảm thiểu phát sinh các nguồn gây ô nhiễm; cải tạo, phục hồi các khu vực đã bị ô nhiễm; đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật về môi trường; khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học; tăng cường năng lực quản lý, công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường và chủ động ứng phó với sự biến đổi khí hậu.
- Xác định nội dung, phân công trách nhiệm cụ thể về cơ chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành của Thành phố trong việc triển khai thực hiện các Quyết định số 1216/QĐ- TTg và số 166/QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ.
2. Yêu cầu:
- Các cấp, các ngành chủ động triển khai thực hiện Kế hoạch của UBND Thành phố một cách cụ thể, có hiệu quả và phù hợp với thực tế của địa phương; tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành nhằm triển khai có hiệu quả, đảm bảo thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường trên địa bàn Thành phố.
- Triển khai thực hiện các chương trình, dự án ưu tiên được nêu tại phụ lục II của Kế hoạch đúng tiến độ, lộ trình đã được phê duyệt; thường xuyên đánh giá kết quả thực hiện theo mục tiêu và chỉ tiêu giám sát được nêu tại phụ lục I của Kế hoạch.
1. Mục tiêu đến năm 2020
- Phòng ngừa, kiểm soát và giảm thiểu các nguồn gây ô nhiễm môi trường.
- Cải tạo và phục hồi môi trường các khu vực suy thoái, ô nhiễm nghiêm trọng; nâng cao chất lượng sống của người dân thủ đô.
- Giảm thiểu mức độ suy thoái, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn đa dạng sinh học.
- Tăng cường khả năng chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm thiểu mức độ phát thải khí nhà kính.
(Các chỉ tiêu giám sát, đánh giá kết quả bảo vệ môi trường giai đoạn đến năm 2020 theo Phụ lục I kèm theo)
2. Tầm nhìn đến năm 2030:
Tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên và suy giảm đa dạng sinh học; cải thiện chất lượng môi trường sống, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; xây dựng những điều kiện cơ bản cho nền kinh tế xanh, ít chất thải và phát triển bền vững Thủ đô.
1. Phòng ngừa, ngăn chặn và kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường, các khu vực ô nhiễm môi trường
- Rà soát, điều chỉnh các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển của thành phố, của ngành và địa phương trên địa bàn thủ đô hiện chưa phù hợp, chưa đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014 và các quy định khác có liên quan.
- Thúc đẩy chuyển đổi dần cơ cấu kinh tế theo hướng có lợi cho các ngành kinh tế thân thiện với môi trường, chú trọng phát triển các ngành kinh tế xanh, thân thiện với môi trường.
- Nghiên cứu, thử nghiệm, thực hiện phân vùng chức năng theo các hệ sinh thái phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng quy hoạch các khu vực ưu tiên, khu vực cần bảo vệ, khu vực hạn chế hoặc cần phát triển công nghiệp, khai thác khoáng sản nhằm giảm xung đột giữa mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội.
- Tăng cường kiểm tra công tác bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các khu, cụm công nghiệp đã được phê duyệt hồ sơ môi trường; thực hiện nghiêm các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn việc chuyển giao công nghệ, máy móc, phương tiện, thiết bị cũ, lạc hậu gây ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật.
- Triển khai tích cực, có hiệu quả chương trình “Hạn chế sử dụng túi nilon vì môi trường” trên địa bàn Thành phố; khuyến khích thu gom, tái chế chất thải thành sản phẩm thân thiện với môi trường.
- Tăng cường công tác điều tra, thống kê, kiểm kê các nguồn thải trên địa bàn Thành phố; kiểm soát các hoạt động nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, hoạt động vận chuyển chất thải; xây dựng cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, quản lý xuất nhập khẩu và lực lượng cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường trong kiểm tra, giám sát việc nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.
-Triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm giai đoạn 2012 - 2015 ban hành theo Quyết định số 1427/QĐ- ttg ngày 02/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ, Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020 theo Quyết định số 1419/QĐ -TTg ngày 07/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn Thành phố.
- Nghiên cứu, ban hành chính sách ưu đãi phát triển các mô hình khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến, trang trại chăn nuôi thân thiện với môi trường; xây dựng mô hình chăn nuôi quy mô hộ gia đình gắn với quy hoạch chuồng trại đảm bảo vệ sinh môi trường; vận động nhân dân thực hiện xử lý chất thải chăn nuôi trong khu dân cư, góp phần cải tạo cảnh quan môi trường, giảm thiểu các bệnh truyền nhiễm từ gia súc, gia cầm trong các khu dân cư.
- Tổ chức tốt công tác thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn, chú trọng công tác xử lý chất thải ở các khu công nghiệp, bệnh viện, làng nghề…; thực hiện thu gom và phân loại rác thải tại nguồn, đồng bộ với việc bố trí các điểm thu gom rác phù hợp; xây dựng các nhà máy xử lý chất thải đạt quy chuẩn môi trường quy mô cấp thành phố, cấp huyện và liên vùng, phù hợp với Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; phấn đấu tại cả các cơ sở công nghiệp, y tế có hệ thống thu gom, phân loại và xử lý rác thải tại nguồn; đầu tư công nghệ tái chế, tạo ra các sản phẩm hữu ích từ chất thải, xử lý rác thải theo công nghệ tiên tiến, hiện đại, giảm dần tỷ lệ chôn lấp.
2. Kiểm soát ô nhiễm, xử lý chất thải và giảm thiểu phát sinh các nguồn gây ô nhiễm môi trường
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các khu, cụm công nghiệp và làng nghề; đảm bảo kinh phí cho hoạt động thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường tại các cấp, các ngành của Thành phố hàng năm nhằm phát huy hiệu quả công tác phòng ngừa, xử lý vi phạm pháp luật về môi trường.
- Đẩy nhanh tiến độ xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng mới phát sinh trên địa bàn Thành phố theo Quyết định số 1788/QĐ- TTg ngày 01/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch xử lý triệt để cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến năm 2020; tập tiêu chuẩn, gây ô nhiễm trung giải quyết đóng cửa các bãi rác không đảm bảo môi trường.
- Ban hành chính sách khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14000.
- Bảo vệ môi trường trong quản lý và phát triển làng nghề trên địa bàn Thành phố; từng bước khắc phục, cải thiện tình trạng ô nhiễm tại các làng nghề, bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng, ngăn chặn phát sinh thêm các làng nghề gây ô nhiễm môi trường; tập trung triển khai Đề án bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề Hà Nội giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020 đã được phê duyệt tại Quyết định số 554/QĐ-UBND ngày 27/1/2011 của UBND thành phố Hà Nội và Kế hoạch số 86/KH-UBND ngày 04/7/2011 của UBND Thành phố về triển khai Đề án bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề Hà Nội giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020; Đề án tổng thể bảo vệ môi trường làng nghề dệt năm 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội, ban hành kèm theo Quyết định số 577/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ.
Phát triển các làng nghề truyền thống theo hướng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ cao; kết hợp giữa phát triển làng nghề với phát triển du lịch. Xây dựng các cụm tiểu thủ công nghiệp để tách việc sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi các làng, các khu dân cư; nghiên cứu, đưa công nghệ mới, công nghệ thân thiện môi trường vào làng nghề.
- Đầu tư xây dựng các nghĩa trang tập trung theo quy hoạch; nghĩa trang phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường như: có hệ thống cấp thoát nước, rác thải được thu gom và chuyển đến nơi xử lý đảm bảo vệ sinh môi trường; tuyên truyền, vận động, khuyến khích người dân thực hiện hình thức hỏa táng hợp vệ sinh ở những địa phương có điều kiện.
- Triển khai bảo vệ môi trường khu vực nông thôn, trong đó tập trung quản lý chặt chẽ các nguồn thải từ hoạt động chăn nuôi và giết mổ gia súc, gia cầm; áp dụng các biện phát kỹ thuật canh tác, từng bước giảm thiểu sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón hóa học; tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật khi sử dụng các loại hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón hóa học trong sản xuất nông nghiệp.
- Tập trung triển khai thực hiện Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Nghiên cứu, xây dựng và tổ chức triển khai các đề án như: xử lý triệt để bao bì khó phân hủy theo Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 11/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án Kiểm soát nhiễm môi trường do sử dụng túi nilon khó phân hủy trong sinh hoạt; Quyết định số 16/2015/QĐ-TTg ngày 22/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ.
- Kiểm soát, phòng ngừa, hạn chế gia tăng ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông vận tải và xây dựng; phát triển giao thông vận tải Thủ đô theo hướng sử dụng vận tải công cộng là chính; đảm bảo gia tăng phương hiện đại, an toàn, tiện lợi và bảo vệ môi trường; kiểm soát sự tiện vận tải cá nhân.
- Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển các phương tiện giao thông sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và phát triển đề án kiểm soát ô nhiễm môi trường trong giao thông vận tải. Tích cực triển khai “Đề án chống ồn, bụi trên địa bàn thành phố” và xây dựng hệ thống xử lý nước thải và chống ngập úng cho thành phố.
- Tiếp tục triển khai tích cực công tác di dời cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm môi trường hoặc không còn phù hợp với quy hoạch ra khỏi khu vực đô thị và khu dân cư trên địa bàn Thành phố, kết hợp đổi mới công nghệ và đầu tư hệ thống xử lý chất thải theo Kế hoạch số 150/KH-UBND ngày 26/10/2010 của UBND thành phố Hà Nội về Kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo di dời cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm môi trường hoặc không phù hợp với quy hoạch ra khỏi khu vực đô thị và khu dân cư trên địa bàn Thành phố Hà Nội; Quyết định số 130/QĐ-TTg ngày 23/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ về biện pháp, lộ trình di dời và việc sử dụng quỹ đất sau khi di dời cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ quan đơn vị trong nội thành Hà Nội.
3. Cải thiện và phục hồi các khu vực bị ô nhiễm môi trường
- Ngăn chặn phát sinh khu vực ô nhiễm, cải thiện và phục hồi chất lượng môi trường tại các khu vực bị ô nhiễm, suy thoái môi trường.
- Thiết lập hành lang bảo vệ nguồn nước; nghiên cứu đề xuất các chương trình, dự án cải tạo, nâng cấp, xử lý và làm sạch nguồn nước, phục hồi môi trường các hồ, ao, kênh, mương, đoạn sông đang bị cạn kiệt, ô nhiễm nghiêm trọng địa bàn Thành phố từ nguồn vốn ODA hoặc từ ngân sách nhà nước; trong đó tập trung vào các hồ, ao nằm trong khu vực nội thành, trong các khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh cấp quốc gia và cấp thành phố, các tuyến sông Tô Lịch, sông Tích, sông Nhuệ, sông Đáy...
- Nghiên cứu xây dựng và ban hành các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với các tổ chức, cá nhân xử lý, cải tạo phục hồi môi trường các khu vực bị ô nhiễm.
- Xây dựng kế hoạch cải tạo, phục hồi chất lượng, trữ lượng nước ngầm; nghiên cứu xây dựng bản đồ ô nhiễm nước ngầm trên phạm vi toàn thành phố; xây dựng bản đồ các khu vực hạn chế và cấm khai thác nước ngầm trên phạm vi toàn thành phố; xây dựng Kế hoạch cải tạo, phục hồi chất lượng nước ngầm.
- Triển khai có hiệu quả các chương trình, đề án môi trường đã được phê duyệt của Thủ đô, gồm: Đề án quản lý bảo vệ môi trường, quản lý sử dụng đất đai lưu vực sông Nhuệ được phê duyệt tại Quyết định 1569/QĐ-UBND ngày 06/4/2010 Đề án các nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp bảo vệ môi trường thành phố Hà Nội đến năm 2020 được phê duyệt tại Quyết định số 8044/QĐ- UBND Tích và các dự án thoát ngày 31/12/2014, Cải tạo môi trường sông Tô Lịch, sông nước của Hà Nội.
- Sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học; tăng cường quản lý các hồ nước; tiếp tục thực hiện xã hội hóa cải tạo hồ và xây dựng một số hồ điều hòa kết hợp với công viên cây xanh nhằm giảm thiểu ô nhiễm nước cho sông Nhuệ, sông Đáy; bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước mặt.
4. Đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật về môi trường
- Thu hút các dự án đầu tư thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, nước thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố; hệ thống tiêu thoát nước, nghĩa trang, ao hồ sinh thái khu vực nông thôn.
- Xây dựng, thực hiện các dự án đầu tư về nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới các công trình cung cấp nước sạch khu vực nông thôn kết hợp với chương trình xây dựng nông thôn mới.
- Đầu tư nâng cấp, cải tạo các lò đốt chất thải y tế nguy hại, hệ thống xử lý nước thải bệnh viện ở các bệnh viện và cơ sở y tế các cấp trên địa bàn Thành phố.
- Triển khai thực hiện các Dự án đầu tư xây dựng hệ thống phân loại tài nguyên, thu gom, vận chuyển và các khu xử lý chất thải rắn theo Quy hoạch xử lý chất thải rắn của Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 609/QĐ-TTg ngày 25/4/2015.
- Triển khai thực hiện các Dự án đầu tư xây dựng công trình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hà Nội theo Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 725/QĐ-TTg ngày 10/5/2013.
- Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các dự án cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn thành phố Hà Nội đến năm 2030 theo Quyết định số 2691/QĐ- UBND ngày 18/4/2013 của UBND thành phố Hà Nội phê duyệt “Quy hoạch cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”.
- Triển khai các dự án đầu tư xây dựng hệ thống các trạm quan trắc môi trường không khí của thành phố theo Quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường không khí cố định trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020 được phê duyệt tại Quyết định số 355/QĐ-UBND ngày 13/01/2012; hệ thống trạm quan trắc môi trường nước mặt tự động theo Quy hoạch mạng lưới quan trắc tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020 đã được phê duyệt tại Quyết định số 6187/QĐ-UBND ngày 30/12/2011. Nghiên cứu, xây dựng hệ thống quan trắc nước dưới đất cho vùng Hà Nội mở rộng.
- Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các trạm xử lý nước thải tại các cụm công nghiệp tập trung theo Quyết định số 7209/QĐ- UBND ngày 02/12/2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Đề án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2014 - 2015; Xây dựng thí điểm hệ thống xử lý nước thải cho các làng nghề kết hợp với thực hiện mô hình nông thôn mới; đảm bảo xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung cho các khu, cụm công nghiệp đầu tư mới trước khi đưa vào khai thác.
- Đẩy nhanh tiến độ triển khai kế hoạch đầu tư xây dựng các nghĩa trang tập trung đã được UBND thành phố phê duyệt tại Kế hoạch số 146/KH- UBND ngày 13/8/2014.
5. Thực hiện khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên
- Thực hiện lồng ghép các nội dung về khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch,chương trình và dự án phát triển kinh tế - xã hội trong phạm vi toàn thành phố theo định hướng phát triển bền vững.
- Cập nhật và nâng cấp cơ sở dữ liệu tài nguyên nước, cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường trên địa bàn Thành phố Hà Nội nhằm cập nhật dữ liệu tài nguyên và môi trường của toàn ngành; tạo sự liên kết giữa cơ sở dữ liệu cấp thành phố với hệ thống cơ sở dữ liệu cấp quận, huyện, thị xã. Tăng cường khai thác sử dụng số liệu, thông tin hiện có và khảo sát, điều tra bổ sung để xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên và môi trường trên địa bàn thành phố nhằm cung cấp kịp thời những thông tin cần thiết về môi trường cho các cơ quan quản lý Nhà nước để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về môi trường.
- Tăng cường hoạt động quan trắc và thông tin môi trường; thiết lập hệ thống quan trắc, dự báo, cảnh báo sớm, giám sát những biến động của nguồn tài nguyên và môi trường nhằm cung cấp thông tin, dữ liệu phục vụ cho công tác đánh giá môi trường và đề xuất phương án quản lý và xử lý môi trường phù hợp theo từng thời kỳ phát triển của thành phố.
- Tiếp tục rà soát, điều chỉnh bổ sung Quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường Hà Nội; từng bước hoàn thiện và hiện đại hóa các mạng lưới quan trắc môi trường thành phố. Thực hiện QA/QC một cách nghiêm túc trong quan trắc môi trường để đảm bảo tính chính xác, độ tin cậy của số liệu quan trắc môi trường.
- Triển khai thực hiện Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2020 đã được UBND thành phố phê duyệt tại Quyết định 710/QĐ- UBND ngày 01/02/2013; xây dựng và triển khai các dự án điều tra, đánh giá và thực hiện các biện pháp ngăn chặn trình trạng khai thác trái phép, xâm phạm hoặc làm giảm chất lượng, làm nghèo rừng nguyên sinh; các biện pháp cải thiện khả năng chống chịu của các khu vực tự nhiên trước tác động của biến đổi khí hậu. Xây dựng cơ chế, chính sách nhằm thu hút dự án đầu tư vào trồng rừng sản xuất và chế biến lâm sản, phát triển du lịch sinh thái rừng; hỗ trợ phát triển các mô hình làng kinh tế sinh thái trên các vùng đất thoái hóa, bạc màu, hoang mạc hóa nhằm cải tạo chất lượng đất, thu hẹp quy mô và mức độ thoái hóa, bạc màu.
- Tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 6572/QĐ- UBND ngày 09/12/2014 của UBND Thành phố phê duyệt Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020; kiểm soát việc khai thác có hiệu quả và cải tạo phục hồi môi trường tại khu vực khai thác; thực hiện lồng ghép vấn đề bảo vệ môi trường với quy hoạch tham dự, khai thác và chế biến khoáng sản, áp dụng công nghệ khai thác tiên tiến, phù hợp với quy mô, đặc điểm từng mỏ, loại khoáng sản để thu hồi tối đa khoáng sản.
- Thực tốt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, Kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2016 - 2020) thành phố Hà Nội, để khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên đất.
- Ban hành các quy định về lồng ghép nội dung sử dụng tài nguyên nước trong các quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực, đặc biệt là các ngành, lĩnh vực sử dụng nhiều nước bảo đảm phù hợp với quy hoạch tìm kiếm và khai thác tài nguyên nước; tăng cường kiểm soát ô nhiễm nguồn nước, chú trọng kiểm soát ô nhiệm các lưu vực sông.
- Phát triển nuôi thủy sản tại các hồ chứa, vùng nước ven sông, suối gắn liền với bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản, góp phần xóa đói, giảm nghèo; xây dựng phát triển khu bảo tồn nội địa nhằm bảo vệ, tái tạo, phát triển các loại thủy sản bản địa quý hiếm, nguồn lợi thủy sản.
- Tiến hành kiểm tra thường xuyên và xử lý nghiêm các cơ sở khai thác nước mặt, nước ngầm có hành vi vi phạm pháp luật; nghiên cứu, áp dụng thí điểm việc cấp hạn ngạch trong khai thác nước mặt, nước ngầm cho tổng khu vực; ban hành hướng dẫn và triển khai quy hoạch phát triển cây công nghiệp phù hợp với khả năng cung ứng nguồn nước mặt, nước ngầm của từng khu vực.
6. Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học
- Đẩy mạnh thực hiện Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học thành phố Hà Nội đến năm 2030 đã được phê duyệt tại Quyết định số 4924/QĐ- UBND ngày 24/9/2014 của UBND Thành phố.
- Hoàn thiện công tác điều tra, đánh giá đa dạng sinh học và tài nguyên sinh vật để xác lập các khu bảo tồn thiên nhiên cấp Thành phố và quận, huyện, thị xã. Điều tra, đánh giá định kỳ, lập danh mục và kiểm soát các loại ngoại lai xâm hại trên địa bàn Thành phố; ngăn ngừa và kiểm soát sự lây lan, giảm thiểu tác hại của một số loài ngoại lai đang xâm hại nghiêm trọng trên địa bàn.
- Triển khai các biện pháp bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học đối với các vùng đất ngập nước, các khu rừng đặc dụng, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên cấp thành phố và cấp quận, huyện và thị xã. Quản lý cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, nhân giống một số loài động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng do thành phố và quận, huyện, thị xã quản lý.
- Kiểm tra, xử lý kịp thời hoạt động vận chuyển, tiêu thụ trái phép các loại thuốc ưu tiên bảo vệ, các loại cấm khai thác, săn bắn.
- Bảo tồn đa dạng sinh học trong nông nghiệp, đặc biệt là bảo tồn và phát triển các giống cây trồng, vật nuôi là đặc sản của Hà Nội với mục tiêu vừa duy trì, vừa bảo tồn và phát triển nguồn gen quý hiếm đồng thời có sản phẩm đặc sản để cung ứng cho người tiêu dùng.
- Cải tạo, làm giàu rừng phòng hộ, rừng đặc dụng nhằm nâng cao khả năng phòng hộ, bảo vệ môi trường và phát triển rừng bền vững; xây dựng các khu rừng đặc dụng, phòng hộ đa dạng sinh học gắn với phát triển du lịch sinh thái, các hoạt động dịch vụ và các nguồn hưởng lợi từ rừng góp phần ổn định và nâng cao đời sống người làm nghề rừng.
7. Tăng cường năng lực ứng phó biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính
- Tiếp tục triển khai thực hiện Cập nhật Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của thành phố Hà Nội; Kế hoạch số 150/KH-UBND ngày 26/9/2013 của UBND Thành phố về việc triển khai thực hiện Kế hoạch số 95- KH/TU ngày 26/7/2013 của Thành ủy Hà Nội về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương (khóa XI) về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; Quyết định số 3388/QĐ-UBND ngày 25/6/2014 về việc điều chỉnh danh mục các đề án, dự án, nhiệm vụ theo Kế hoạch số 150/KH-UBND ngày 26/9/2013.
- Tổ chức đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ quản lý, cán bộ lập kế hoạch, cán bộ chuyên trách và các thành phần xã hội về tác động của biến đổi khí hậu.
- Thực hiện việc lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư phát triển; rà soát, điều chỉnh các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngành, lĩnh vực cho phù hợp với các kịch bản biến đổi khí hậu.
- Triển khai nghiên cứu, dự báo, đánh giá tác động để đề xuất thực hiện có hiệu quả các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Xây dựng, tổ chức các chương trình nâng cao năng lực và sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt là cộng đồng dân cư tại những khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của biến đổi khí hậu (vùng trũng, gần sông, khu vực đô thị...).
- Rà soát, bổ sung các quy định, hướng dẫn về kiểm tra, giám sát thực hiện các dự án về cơ chế phát triển sạch; xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện Chương trình hành động của ngành tài nguyên và môi trường thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2015 - 2020 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn Thành phố.
8. Tuyên truyền, nâng cao ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường
- Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành và các cơ quan truyền thông trong công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên; huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị trong các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, phổ biến các quy định, cơ chế chính sách về bảo vệ môi trường, từng bước thay đổi từ nhận thức đến hành động tự giác trong công tác bảo vệ môi trường.
- Tiếp tục các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho cộng đồng theo hướng đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền; tổng kết, nhân rộng các mô hình tự quản; tăng cường vai trò của cộng đồng trong việc giám sát các hoạt động bảo vệ môi trường, tổ chức thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức về bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu trong các trường học theo hướng tăng thời lượng và đưa vấn đề biến đổi khí hậu vào nội dung giáo dục môi trường trong các cấp học, bậc học trong hệ thống giáo dục và đào tạo quốc gia.
- Xây dựng và tổ chức các chương trình tuyên truyền, khuyến khích người dân nâng cao nhận thức về sử dụng các sản phẩm từ chất thải tái chế; hướng tới thay đổi hành vi về việc sử dụng sản phẩm từ tái chế chất thải.
- Khuyến khích và hỗ trợ các cộng đồng nghiên cứu và thực hiện các mô hình sinh thái xanh; các giải pháp về tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu phát sinh chất thải tại nguồn; phân loại rác thải tại nguồn theo phương pháp giảm thiểu - tái chế - tái sử dụng chất thải.
- Đẩy mạnh tuyên dương, khen thưởng các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường.
9. Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, tăng cường năng lực thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường
- Tiếp tục rà soát hệ thống văn bản pháp quy về bảo vệ môi trường trên địa bàn Thành phố; ban hành bổ sung, thay thế hoặc điều chỉnh các văn bản pháp quy mới cho phù hợp với Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô qua từng thời kỳ; tập trung hoàn thiện các cơ chế, chính sách liên quan đến sản xuất sạch hơn, tăng trưởng xanh, kiểm soát ô nhiễm, xử lý chất thải và cải thiện môi trường.
- Ban hành các chính sách, các quy định về tiết kiệm và sử dụng hợp lý tài nguyên; áp dụng các giải pháp khoa học công nghệ, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng hợp lý để tiết kiệm tài nguyên nước, cân đối sử dụng nước giữa thượng nguồn với trung và hạ nguồn.
- Phổ biến và triển khai xây dựng các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đặc thù của thủ đô nhằm khuyến khích các hoạt động đầu tư xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường cho thành phố Hà Nội; khuyến khích mọi cá nhân, tổ chức áp dụng kỹ thuật và công nghệ cao để phát triển các ngành sản xuất xanh, tạo sản phẩm thân thiện với môi trường, phát sinh ít chất thải; chú trọng tới các lĩnh vực sản xuất truyền thống và là thế mạnh của Thủ đô.
- Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa công tác kiểm tra, thanh tra với hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm về môi trường. Đảm bảo kinh phí hoạt động cho lực lượng thanh tra môi trường, cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường nhằm phát huy hiệu quả công tác phòng ngừa xử lý tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường.
- Đổi mới toàn diện và tạo sự chuyển biến căn bản về chất lượng bộ máy quản lý nhà nước về môi trường từ cấp thành phố tới các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn trên ba phương diện: tổ chức bộ máy, nhân lực và vật lực. Tăng cường năng lực, kiện toàn tổ chức, bộ máy, biên chế, chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo đáp ứng yêu cầu thực hiện thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ lãi suất vay và chuyển giao công nghệ cho các dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải tại các khu, cụm công nghiệp.
10. Nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ về bảo vệ môi trường
- Nghiên cứu áp dụng các giải pháp kỹ thuật xử lý môi trường, giảm thiểu ô nhiễm, phòng chống thiên tai và ngăn chặn các thảm họa liên quan tới môi trường; các giải pháp khắc phục ô nhiễm nước ngầm.
- Đào tạo nguồn nhân lực và thực hiện nghiên cứu các đề tài khoa học có liên quan đến bảo vệ môi trường và sử dụng bền vững tài nguyên.
- Điều tra, đánh giá mức độ nguy hại của các loài ngoại lai xâm hại, xây dựng và thực hiện phương án phòng ngừa, kiểm soát và xử lý sự cố do sinh vật ngoại lai xâm hại gây ra.
- Tổ chức thẩm định, đánh giá và phổ biến công nghệ xử lý môi trường đáp ứng được yêu cầu về bảo vệ môi trường
- Nghiên cứu thử nghiệm, ứng dụng nhiên liệu sinh học và nhiên liệu thay thế cho một số phương tiện giao thông vận tải.
- Xây dựng và thực hiện lộ trình loại bỏ công nghệ, máy móc, phương tiện, thiết bị gây ô nhiễm môi trường đang sử dụng trong nước; xây dựng các cơ chế chính sách khuyến khích sử dụng công nghệ sản xuất, công nghệ xử lý ô nhiễm thân thiện với môi trường phù hợp với đặc thù của Thủ đô.
-Triển khai thực hiện chiến lược phát triển khoa học và công nghệ thành phố Hà Nội đến năm 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 6252/QĐ- UBND ngày 28/12/2012 của UBND Thành phố; Chương trình khoa học và công nghệ cao thành phố ngành Tài nguyên và Môi trường 01C-09; Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm của Thủ đô giai đoạn 2015-2020 đã được UBND thành phố phê duyệt tại Quyết định số 3096/QĐ-UBND ngày 03/7/2015.
- Tuyên truyền, phổ biến và triển khai chính sách ưu đãi đối với các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển khoa học và công nghệ, và các nhà khoa học tham gia thực hiện các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm của Thủ đô; phát huy có hiệu quả hoạt động của Quỹ phát triển khoa học và công nghệ thành phố Hà Nội nhằm đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học về môi trường.
11. Phát triển ngành kinh tế môi trường để hỗ trợ các ngành kinh tế khác giải quyết các vấn đề môi trường
- Phát triển ngành, lĩnh vực cung ứng sản phẩm, hàng hóa thân thiện với môi trường; thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm tái chế, sản xuất năng lượng từ chất thải.
- Triển khai thực hiện Quyết định số 249/QĐ-TTg ngày 10 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Đề án phát triển dịch vụ môi trường đến năm 2020” và Quyết định số 1030/QĐ- TTg ngày 20 tháng 7 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án phát triển ngành công nghiệp môi trường Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025”.
12. Đa dạng hóa đầu tư cho bảo vệ môi trường
- Ưu tiên phân bổ ngân sách cho bảo vệ môi trường; tăng dần tỷ lệ phân bổ cho hoạt động sự nghiệp bảo vệ môi trường theo sự tăng trưởng của nền kinh tế.
- Tổ chức thực hiện đề án huy động nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường; triển khai mô hình hợp tác công - tư (PPP: Public- Private Partner).
- Tranh thủ nguồn tài trợ quốc tế về bảo vệ môi trường, đặc biệt là trong việc khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.
- Đổi mới cơ chế cho vay vốn ưu đãi, mở rộng phạm vi hoạt động, giải trình hỗ trợ của Quỹ bảo vệ môi trường Hà Nội; xây dựng cơ chế khuyến khích thành lập các quỹ tài trợ cho các sáng kiến, mô hình dựa vào cộng đồng, các phong trào, hoạt động bảo vệ môi trường vì lợi ích chung của xã hội.
13. Hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường
- Tiếp tục mở rộng hợp tác với các nước phát triển trên thế giới trong việc tiếp nhận, chuyển giao công nghệ mới, tiên tiến về phòng ngừa và kiểm soát nghiêm, xử lý chất thải; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trao đổi chuyên gia trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Chủ động và tích cực tham gia cùng cộng đồng quốc tế giải quyết những vấn đề liên quan đến môi trường; đặc biệt trong vấn đề giải pháp thải cacbon và ứng phó với biến đổi khí hậu.
1. Kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch được huy động từ các nguồn vốn sau đây:
a) Vốn ngân sách nhà nước bao gồm: Chi sự nghiệp môi trường, đầu tư phát triển, sự nghiệp khoa học - công nghệ, vốn ODA;
b) Vốn vay từ các tổ chức tín dụng, Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam, Quỹ bảo vệ môi trường địa phương;
c) Vốn đầu tư từ các doanh nghiệp;
d) Các nguồn tài trợ, đầu tư của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trên địa bàn thủ đô;
đ) Các nguồn vốn hợp pháp khác.
2. Cơ cấu nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí như sau:
a) Chi sự nghiệp môi trường được bố trí để thực hiện các nhiệm vụ có tính chất thường xuyên theo chức năng quản lý nhà nước; các nhiệm vụ có tính chất điều tra, khảo sát; triển khai dự án có tính chất xây dựng mô hình, áp dụng thí điểm trước khi triển khai nhân rộng nêu tại Phụ lục II kèm theo Kế hoạch;
b) Chi đầu tư phát triển, vốn ODA được bố trí để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo công trình xử lý môi trường, phục hồi chất lượng môi trường tại các cơ sở công ích thuộc trách nhiệm của Nhà nước;
c) Chi sự nghiệp khoa học - công nghệ được bố trí để thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học - công nghệ, triển khai áp dụng thử nghiệm công nghệ xử lý môi trường, công nghệ phục hồi chất lượng môi trường trước khi công bố khuyến khích áp dụng;
d) Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm bố trí vốn hoặc vay vốn từ các tổ chức tín dụng, Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam, Quỹ bảo vệ môi trường địa phương để thực hiện các dự án. Nhiệm vụ bảo vệ môi trường thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân;
đ) Vốn tài trợ được thực hiện theo thỏa thuận với nhà tài trợ;
e) Việc triển khai chương trình mục tiêu quốc gia, các chiến lược, kế hoạch hành động, đề án khác đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt được thực hiện theo quy định của chương trình, chiến lược, kế hoạch, đề án đó.
3. Căn cứ nội dung của Kế hoạch và danh mục các chương trình, dự án, đề án ưu tiên tại Phụ lục II, các sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã lập dự toán kinh phí thực hiện, đề xuất nguồn vốn đầu tư và phân kỳ đầu tư theo cơ cấu nguồn kinh phí nêu trên, đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm nguồn lực và lồng ghép các chương trình, dự án để đạt hiệu quả tối ưu; chủ động tổng hợp trong dự toán ngân sách hàng năm của đơn vị trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật ngân sách, Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn thi hành.
1. Sở Tài nguyên và Môi trường: là cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Kế hoạch này có nhiệm vụ:
- Tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ của ngành đối với lĩnh vực quản lý, các chương trình, dự án, đề án ưu tiên được giao tại Phụ lục II.
- Giám sát, đôn đốc các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch; Định kỳ 6 tháng, hàng năm, tổng hợp tình hình, kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch, báo cáo UBND Thành phố và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư: cân đối, phân bổ kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch.
3. Các Sở, ban, ngành có liên quan: Tổ chức triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ được giao và các chương trình, dự án, đề án được giao tại Phụ lục 2; định kỳ 6 tháng/1 lần, báo cáo kết quả thực hiện về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp báo cáo UBND Thành phố.
4. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã: Phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị báo cáo về Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội để tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố xem xét, điều chỉnh cho phù hợp./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
MỘT SỐ CHỈ TIÊU, GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN
KẾ HOẠCH GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 221/KH-UBND ngày 21/12/2015 của UBND Thành phố
Hà Nội)
TT |
Chỉ tiêu |
Cơ quan tổng hợp |
Cơ quan phối hợp |
Kết quả đến năm 2020 |
Tần suất thống kê báo cáo |
1 |
Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh xây dựng mới đạt yêu cầu về BVMT |
Sở TN&MT |
- |
100% |
6 tháng/1 lần |
2 |
Tỷ lệ khu công nghiệp đang hoạt động đáp ứng yêu cầu BVMT |
BQL các KCN&CX |
Sở TN&MT |
100% |
6 tháng/1 lần |
3 |
Tỷ lệ khu công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường |
BQL KCN&CX |
Sở TN&MT |
100% |
6 tháng/1 lần |
4 |
Tỷ lệ cụm công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường |
Sở TN&MT |
Sở Công thương |
95% |
6 tháng/1 lần |
5 |
Tỷ lệ làng nghề truyền thống đạt yêu cầu về môi trường |
Sở Công thương |
Sở TN&MT |
60% |
Hàng năm |
6 |
Tỷ lệ làng nghề bị ô nhiễm nặng được xử lý chất thải |
Sở Công thương |
Sở NN&PTNT |
50% |
Hàng năm |
7 |
Tỷ lệ xã đạt chuẩn vệ sinh môi trường theo tiêu chí nông thôn mới |
Sở NN&PTNT |
|
50% |
Hàng năm |
8 |
Số vụ sự cố hóa chất, phóng xạ, hạt nhân |
Sở KH&CN |
|
Không |
Hàng năm |
9 |
Tỷ lệ chất thải rắn đô thị được thu gom |
SỞXD |
|
95-100% |
6 tháng/1 lần |
10 |
Tỷ lệ chất thải rắn nông thôn được thu gom |
Sở TN&MT |
|
90-95% |
6 tháng/1 lần |
11 |
Tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý, tiêu hủy, chôn lấp an toàn sau xử lý, tiêu hủy |
Sở TN&MT |
|
90% |
Hàng năm |
12 |
Tỷ lệ chất thải y tế được xử lý, tiêu hủy, chôn lấp an toàn sau xử lý,tiêu hủy |
Sở Y tế |
|
100% |
6 tháng/1 lần |
13 |
Số bãi chôn lấp chất thải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và hợp vệ sinh |
Sở XD |
|
90% |
Hàng năm |
14 |
Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch |
Sở XD |
|
100% |
6 tháng/1 lần |
15 |
Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh |
Sở NN&PTNT |
|
100% |
6 tháng/1 lần |
16 |
Tỷ lệ diện tích đất cây xanh công cộng trong các đô thị, khu dân cư |
Sở XD |
|
Tăng 30% so với 2010 |
Hàng năm |
17 |
Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp bị mất do chuyển đổi mục đích sử dụng, thoái hóa, bạc màu, hoang mạc hóa |
Sở NN&PTNT |
|
Giảm 30% so với 2015 |
Cuối kỳ 2020 |
18 |
Diện tích mặt nước áo, hồ, kênh, mương, sống trong các đô thị, khu dân cư được cải tạo, phục hồi và xây dựng mới |
Sở XD |
|
Không gian so với 2015 |
Cuối kỳ 2020 |
19 |
Số vùng bị cạn kiệt nguồn nước do khai thác quá mức |
Sở TN&MT |
Sở NN&PTNT |
Không tăng so với 2015 |
Cuối kỳ 2020 |
20 |
Tỷ lệ che phủ của rừng |
Sở NN&PTNT |
Sở TN&MT |
8% |
Hàng năm |
21 |
Số loài quý, hiện bị đe dọa tuyệt chủng |
Sở TN&MT |
|
Không tăng so với 2015 |
Cuối kỳ 2020 |
22 |
Các khu di sản thiên nhiên, cảnh quan, nét đẹp của thiên nhiên |
Sở VHTT&DL |
|
Không suy giảm so với 2015 |
Cuối kỳ 2020 |
23 |
Số loài với mức độ xâm hại của các loài ngoại lai xâm hại môi trường |
Sở TN&MT |
|
Không tăng so với 2015 |
Cuối kỳ 2020 |
24 |
Tỷ lệ các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án có tính đến các tác động của BĐKH, nước biển dâng |
Sở GD&ĐT |
|
90% |
Hàng năm |
25 |
Tỷ lệ sử dụng hỏa táng trên địa bàn thành phố |
Sở Y tế |
|
30% |
Hàng năm |
PHỤ LỤC II
DANH MỤC CÁC
CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN, ĐỀ ÁN ƯU TIÊN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG QUỐC GIA ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ
NỘI
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 221/KH-UBND ngày 21/12/2015 của UBND Thành phố
Hà Nội)
TT |
Danh mục các chương trình, dự án, đề án |
Thời gian thực hiện |
Cơ quan chủ trì |
Cơ quan phối hợp thực hiện |
Nội dung 1. Phòng ngừa, ngăn chặn việc phát sinh các nguồn gây ô nhiễm môi trường, khu vực ô nhiễm môi trường |
||||
1 |
Thực hiện ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020 |
2015-2020 |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Các Sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện và thị xã |
2 |
Xây dựng đề án kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động du lịch |
2016-2017 |
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
3 |
Xây dựng và triển khai đề án kiểm soát và quản lý việc sử dụng phân bón hóa học |
2016-2020 |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Công thương |
4 |
Thực hiện chương trình xây dựng và triển khai hệ thống quản trị và giám sát môi trường nuôi trồng thủy sản; môi trường chăn nuôi, môi trường nước thủy lợi |
2016-2020 |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Sở Tài nguyên và Môi trường và các địa phương có liên quan |
5 |
Xây dựng và triển khai Chương trình áp dụng sản xuất sạch hơn trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2015 - 2020 |
2016-2020 |
Sở Công thương |
Các Sở, ngành, địa phương |
6 |
Triển khai các dự án thuộc Đề án “Nâng cao năng lực hệ thống giám sát, cảnh báo sớm, đáp ứng nhanh với một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm tại Hà Nội đến năm 2020 đã được duyệt tại Quyết định 2830/QĐ-UBND ngày 02/5/2013 |
2016-2020 |
Sở Y tế |
Các Sở, ngành, địa phương có liên quan |
Nội dung 2. Kiểm soát, xử lý, giảm thiểu phát sinh các nguồn gây ô nhiễm |
||||
7 |
Điều tra, đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường tại các nghĩa trang và đề xuất giải pháp giảm thiểu, khắc phục |
2015-2017 |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Sở Xây dựng, Sở Lao động, thương binh, xã hội và UBND các huyện |
8 |
Xử lý nước thải, chất thải rắn y tế trên địa bàn thành phố Hà nội |
2015-2020 |
Sở Ytế |
Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng |
9 |
Triển khai các Dự án đầu tư xây dựng công trình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hà Nội theo Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 725/QĐ-TTg ngày 10/5/2013 |
2015-2020 |
Sở Xây dựng |
Các Sở, ngành, địa phương |
10 |
Triển khai các dự án đầu tư xây dựng hệ thống phân loại tài nguyên, thu gom, vận chuyển và các khu xử lý chất thải rắn theo Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô Hà Nội đến năm 2030,tầm nhìn đến năm 2050 |
2015-2020 |
Sở Xây dựng |
Các Sở, ngành, địa phương |
11 |
Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích sử dụng phương tiện giao thông tiết kiệm năng lượng, loại dân các phương tiện tiêu tốn nhiên liệu |
2016 |
Sở Giao thông Vận tại |
Các Sở, ban, ngành địa phương |
12 |
Đề án kiểm soát ô nhiễm môi trường trong giao thông vận tải |
2016-2018 |
Sở Giao thông Vận tại |
Sở Tài nguyên và Môi trường, các địa phương |
13 |
Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, ứng dụng công nghệ mới để xử lý vệ sinh trong chăn nuôi, giảm thiểu ô nhiễm môi trường |
2016-2020 |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Các Sở, ngành, địa phương |
Nội dung 3. Cải tạo, phục hồi các khu vực đã bị ô nhiễm |
||||
14 |
Cải thiện và phục hồi môi trường tại điểm tồn lưu hóa chất BVTV khu Lò gạch, xã Phụng Thượng, huyện Phúc Thọ |
2014-2016 |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
UBND huyện Phúc Thọ |
15 |
Tiếp tục xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung cho các cụm công nghiệp theo Quyết định số 7209/QĐ-UBND ngày 02/12/2013 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Đề án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2014 - 2015 |
2015-2018 |
Sở Công thương |
Các Sở, ngành và địa phương |
16 |
Ứng dụng công nghệ để tái sử dụng phần diện tích đã chọn lấp rác thải sinh hoạt tại Bãi rác Nam Sơn, giai đoạn I |
2016-2019 |
Sở Xây dựng |
Sở Tài nguyên và Môi trường, Công ty TNHH AN MTV Urenco HN |
17 |
Đầu tư xây dựng các trạm quan trắc không khí cố định theo Quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường không khí cố định trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020 được phê duyệt tại Quyết định số 355/QĐ-ƯBND ngày 13/01/2012. |
2016-2020 |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Các Sở, ngành và địa phương |
18 |
Đầu tư xây dựng các trạm quan trắc môi trường nước mặt đường theo Quy hoạch mạng lưới quan trắc tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020 đã được phê duyệt tại Quyết định số 6187/QĐ-ƯBND ngày 30/12/2011. |
2016-2020 |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Các Sở, ngành và địa phương |
19 |
ứng dụng khoa học công nghệ để xử lý ô nhiễm môi trường trong hoạt động chế biến nông sản |
2016-2020 |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Các Sở, ngành và địa phương |
Nội dung 4. Bảo tồn đa dạng sinh học; khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên |
||||
20 |
Xây dựng báo cáo kiểm kê khí nhà kính trong hoạt động công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội |
2015-2020 |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Các Sở và địa phương có liên quan |
21 |
Xây dựng cơ sở dữ liệu về KTTV và thiên tai trên địa bàn thành phố phục vụ công tác phòng tránh, giảm thiểu thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu |
2015-2020 |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Các Sở và địa phương có liên quan |
22 |
Xây dựng cơ sở dữ liệu về BĐKD của Thành phố Hà Nội |
2015-2020 |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Các Sở và địa phương có liên quan |
23 |
Dự án đầu tư bảo vệ rừng nguyên sinh, cải thiện khả năng chống chịu của các khu rừng tự nhiên trước tác động của biến đổi khí hậu |
2016-2020 |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Sở Tài nguyên và Môi trường và địa phương |
24 |
Nghiên cứu, xây dựng và triển khai Đề án bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác – chế biến khoáng sản |
2016-2020 |
Sở Công thương |
Sở Tài nguyên và Môi trường và địa phương |
Nội dung 5. Tuyên truyền, nâng cao ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường |
||||
25 |
Tuyên truyền nâng cao năng lực và sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu |
2015 - 2020 |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Sở Thông tin và Truyền thông, các Sở, ngành, địa phương có liên quan |
26 |
Tuyên truyền chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường cho đối tượng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn Thành phố |
2015 - 2020 |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Sở Công thương |
27 |
Tuyên truyền nâng cao nhận thức về sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên và công tác bảo vệ môi trường trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp |
2016 - 2020 |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Các Sở, ban, ngành và các địa phương có liên quan |
28 |
Tích hợp các nội dung về bảo vệ môi trường vào chương trình giáo dục đào tạo nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho giáo viên và học sinh trong các trường tiểu học và trung học cơ sở |
2016 - 2020 |
Sở Giáo dục và đào tạo |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Nội dung 6. Nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ về bảo vệ môi trường |
||||
29 |
Chương trình Khoa học và Công nghệ cấp thành phố Tài nguyên và Môi trường 01C-09 |
2015 - 2020 |
Sở Khoa học và Công nghệ |
Sở TN&MT và địa phương có liên quan |
30 |
Chương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm của Thủ đô giai đoạn 2015 - 2020 |
2015 - 2020 |
Sở Khoa học và Công nghệ |
Các Sở, ban, ngành và các địa phương có liên quan |
Nội dung 7. Phát triển ngành kinh tế môi trường để hỗ trợ các ngành kinh tế khai thác giải quyết các vấn đề môi trường, thúc đẩy tăng trưởng, tạo thu nhập và việc làm |
||||
31 |
Xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi trong đầu tư xử lý ô nhiễm môi trường, trong đó ưu tiên phát triển ngành: tái chế, sản xuất năng lượng từ chất thải rắn |
2015 - 2020 |
Sở Kế hoạch và Đầu tư |
Sở, ngành có liên quan |
Kế hoạch 221/KH-UBND năm 2015 thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội
Số hiệu: | 221/KH-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Thành phố Hà Nội |
Người ký: | Vũ Hồng Khanh |
Ngày ban hành: | 21/12/2015 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Kế hoạch 221/KH-UBND năm 2015 thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội
Chưa có Video