Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 19/KH-UBND

Cà Mau, ngày 19 tháng 02 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TỔ CHỨC THỰC HIỆN TRỒNG CÂY XANH ĐÔ THỊ VÀ CÂY RỪNG

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV về việc trồng 01 tỷ cây xanh trong 05 năm (tương đương 05 triệu ha rừng), nhằm cải thiện môi trường tự nhiên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành Kế hoạch “Tổ chức thực hiện trồng cây xanh đô thị và cây rừng” trên địa bàn tỉnh Cà Mau như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

Nâng cao độ che phủ của rừng và cây phân tán đến năm 2025 đạt 27%, góp phần giảm thiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, hạn chế xói mòn đất, bồi lắng sông rạch, tạo cảnh quan môi trường phù hợp với khí hậu, đất đai, quy hoạch; nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò, giá trị của rừng, ý nghĩa của việc trồng cây, trồng rừng, lợi ích của bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái; cải thiện môi trường tự nhiên, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Kêu gọi, vận động cộng đồng quyên góp kinh phí, nguồn lực tham gia trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh đô thị và cây rừng.

2. Yêu cầu:

Tuyên truyền, vận động, tạo điều kiện để các tổ chức (cơ quan, đoàn thể, trường học, lực lượng vũ trang,...) và nhân dân tích cực tham gia trồng cây, trồng rừng.

Việc tổ chức trồng cây xanh đô thị và cây rừng phải thiết thực, hiệu quả, không phô trương, hình thức.

Kịp thời biểu dương, khen thưởng tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong đóng góp, thực hiện trồng cây xanh đô thị và cây rừng; rút kinh nghiệm thực tiễn để điều chỉnh kế hoạch phù hợp theo từng giai đoạn; kịp thời nhân rộng các mô hình xã hội hóa trồng cây xanh, cây rừng có hiệu quả.

II. NỘI DUNG

Tổng khối lượng thực hiện 29.570.000 cây (tương đương 10.892 ha). Trong đó, trồng cây phân tán 14.000.000 cây (tương đương 9.392 ha) và rừng trồng tập trung 15.570.000 cây (tương đương 1.500 ha); nâng độ che phủ của rừng và cây phân tán đến năm 2025 đạt 27%; cụ thể như sau:

1. Thành phố Cà Mau:

- Địa điểm trồng: Tại các tuyến đường phố, trụ sở cơ quan, trường học, hộ gia đình theo tuyến dân cư, ven sông, rạch,... trên địa bàn thành phố Cà Mau.

- Số lượng cây trồng: 525.000 cây (gỗ lớn: 25.000 cây, gỗ nhỏ: 500.000 cây), tương đương khoảng 358 ha.

- Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2021 - 2025.

2. Huyện Đầm Dơi:

- Địa điểm trồng: Tại các tuyến đường lộ giao thông nông thôn, trụ sở cơ quan, trường học, hộ gia đình theo tuyến dân cư, ven biển, ven sông, rạch,... trên địa bàn huyện.

- Số lượng cây trồng: 1.525.000 cây (gỗ lớn: 25.000 cây, gỗ nhỏ: 1.500.000 cây), tương đương khoảng 1.025 ha.

- Trồng rừng mới tập trung: 103 ha (1.030.000 cây).

- Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2021 - 2025.

3. Huyện Năm Căn:

- Địa điểm trồng: Tại các tuyến đường lộ giao thông nông thôn, trụ sở cơ quan, trường học, hộ gia đình theo tuyến dân cư, ven biển, ven sông, rạch,... trên địa bàn huyện.

- Số lượng cây trồng: 1.515.000 cây (gỗ lớn: 15.000 cây, gỗ nhỏ: 1.500.000 cây), tương đương khoảng 1.015 ha.

- Trồng rừng mới tập trung: 243 ha (2.430.000 cây).

- Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2021 - 2025.

4. Huyện Ngọc Hiển:

- Địa điểm trồng: Tại các tuyến đường lộ giao thông nông thôn, trụ sở cơ quan, trường học, hộ gia đình theo tuyến dân cư, ven biển, ven sông, rạch,... trên địa bàn huyện.

- Số lượng cây trồng: 1.595.000 cây (gỗ lớn: 25.000 cây, gỗ nhỏ: 1.570.000 cây), tương đương khoảng 1.070 ha.

- Trồng rừng mới tập trung: 747 ha (7.470.000 cây).

- Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2021 - 2025.

5. Huyện Phú Tân:

- Địa điểm trồng: Tại các tuyến đường lộ giao thông nông thôn, trụ sở cơ quan, trường học, hộ gia đình theo tuyến dân cư, ven biển, ven sông, rạch,... trên địa bàn huyện.

- Số lượng cây trồng: 1.515.000 cây (gỗ lớn: 15.000 cây, gỗ nhỏ: 1.500.000 cây), tương đương khoảng 1.015 ha.

- Trồng rừng mới tập trung: 120 ha (1.200.000 cây).

- Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2021 - 2025.

6. Huyện Trần Văn Thời:

- Địa điểm trồng: Tại các tuyến đường lộ giao thông nông thôn, trụ sở cơ quan, trường học, hộ gia đình theo tuyến dân cư, ven biển, ven sông, rạch,... trên địa bàn huyện.

- Số lượng cây trồng: 1.770.000 cây (gỗ lớn: 20.000 cây, gỗ nhỏ: 1.750.000 cây) tương đương khoảng 1.187 ha.

- Trồng rừng mới tập trung: 50 ha (500.000 cây).

- Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2021 - 2025.

7. Huyện U Minh:

- Địa điểm trồng: Tại các tuyến đường lộ giao thông nông thôn, trụ sở cơ quan, trường học, hộ gia đình theo tuyến dân cư, ven biển, ven sông, rạch,... trên địa bàn huyện.

- Số lượng cây trồng: 2.515.000 cây (gỗ lớn: 15.000 cây, gỗ nhỏ: 2.500.000 cây), tương đương khoảng 1.682 ha.

- Trồng rừng mới tập trung: 180 ha (1.800.000 cây).

- Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2021 - 2025.

8. Huyện Cái Nước:

- Địa điểm trồng: Tại các tuyến đường lộ giao thông nông thôn, trụ sở cơ quan, trường học, hộ gia đình theo tuyến dân cư, kênh, rạch,... trên địa bàn huyện.

- Số lượng cây trồng: 1.515.000 cây (gỗ lớn: 15.000 cây, gỗ nhỏ: 1.500.000 cây), tương đương khoảng 1.015 ha.

- Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2021 - 2025.

9. Huyện Thới Bình:

- Địa điểm trồng: Tại các tuyến đường lộ giao thông nông thôn, trụ sở cơ quan, trường học, hộ gia đình theo tuyến dân cư, ven kênh, rạch,... trên địa bàn huyện.

- Số lượng cây trồng: 1.525.000 cây (gỗ lớn: 25.000 cây, gỗ nhỏ: 1.500.000 cây), tương đương khoảng 1.025 ha.

- Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2021 - 2025.

10. Vườn Quốc gia U Minh Hạ:

- Địa điểm trồng: Tại các Phân khu Dịch vụ hành chính, Phục hồi sinh thái, lâm phần Vườn Quốc gia U Minh Hạ.

- Trồng rừng mới tập trung: 57 ha (1.140.000 cây).

- Loài cây trồng: Tràm bản địa.

- Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2021 - 2025.

11. Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau:

- Địa điểm trồng: Khoanh nuôi tái sinh hình thành rừng mới, mỗi năm thực hiện khoảng 50 ha.

- Loài cây trồng: Mắm, Đước.

- Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2021 - 2025.

III. LOÀI CÂY, MẬT ĐỘ, QUY CÁCH, MÙA VỤ TRỒNG RỪNG, TRỒNG CÂY PHÂN TÁN

(Cụ thể tại Phụ lục 3 kèm theo)

IV. GIẢI PHÁP

1. Rà soát quỹ đất, xây dựng kế hoạch:

UBND các huyện, thành phố Cà Mau tổ chức rà soát, xác định quỹ đất quy hoạch trồng cây xanh đô thị, khu dân cư, công sở, đường giao thông; đất có thể trồng cây xanh nông thôn,… đất trồng rừng phòng hộ, rừng sản xuất; xây dựng kế hoạch trồng rừng, trồng cây xanh phân tán hàng năm và giai đoạn 2021 - 2025. Đảm bảo diện tích đất trồng rừng, trồng cây phân tán có chủ thể quản lý.

2. Về cây giống:

Căn cứ kế hoạch, UBND các huyện, thành phố Cà Mau phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có kế hoạch chủ động nguồn giống, đảm bảo số lượng, chất lượng, tiêu chuẩn cây trồng phù hợp điều kiện lập địa từng địa phương; ưu tiên sử dụng cây bản địa, cây gỗ lớn lâu năm, đa tác dụng,... để trồng rừng, trồng cây phân tán.

3. Về huy động nguồn lực:

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan và UBND các huyện, thành phố Cà Mau tăng cường huy động mọi nguồn lực xã hội, đa dạng hóa nguồn vốn triển khai thực hiện kế hoạch trồng cây xanh đô thị và cây rừng, trong đó:

- Vận động, kêu gọi ủng hộ của các tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng đóng góp nguồn lực để thực hiện kế hoạch.

- Lồng ghép, sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ các chương trình, đề án, dự án trồng rừng phòng hộ ven sông, ven biển, khoanh nuôi tái sinh tự nhiên, phục hồi và phát triển rừng ngập mặn ven biển,…

- Huy động nguồn lực về lao động, tình nguyện viên tham gia của các tổ chức, đoàn thể, cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân, tham gia trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh đô thị và cây rừng.

4. Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức:

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan và UBND các huyện, thành phố Cà Mau xây dựng kế hoạch đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc trồng cây xanh đô thị và cây rừng, công tác bảo vệ và phát triển rừng; vai trò quan trọng của việc trồng cây, trồng rừng đối với phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, hạn chế tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Đồng thời, tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả phong trào “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”, nâng chỉ tiêu trồng cây phân tán hàng năm.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

- Tổng kinh phí thực hiện kế hoạch 132 tỷ đồng. Trong đó:

+ Trồng cây phân tán 46 tỷ đồng (vốn Ngân sách nhà nước hỗ trợ 05 tỷ đồng; vốn dân và vốn hợp pháp khác 41 tỷ đồng);

+ Trồng rừng tập trung 85 tỷ đồng (vốn Ngân sách nhà nước 75 tỷ đồng; vốn dân và vốn hợp pháp khác là 10 tỷ đồng).

- Nguồn kinh phí thực hiện: Từ các chương trình, đề án, dự án; huy động xã hội hóa và vốn ngân sách nhà nước (hỗ trợ một phần cho trồng rừng, trồng cây phân tán và thiết lập trang web, app để kêu gọi vận động tham gia đóng góp kinh phí) để triển khai thực hiện kế hoạch.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổng hợp, phân bổ kinh phí để các địa phương, đơn vị triển khai thực hiện; đồng thời theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn các sở, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan thực hiện; tổng hợp kết quả, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trước ngày 31/12 hàng năm.

Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông thiết lập trang web, app để kêu gọi, vận động tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong nước, nước ngoài tham gia đóng góp kinh phí; công bố tài khoản tiếp nhận nguồn kinh phí hỗ trợ để triển khai thực hiện kế hoạch.

2. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau, Vườn Quốc gia U Minh Hạ, Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau:

- Trên cơ sở Kế hoạch này, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị có liên quan xây dựng Kế hoạch chi tiết từng năm và tổ chức thực hiện trồng cây đúng kế hoạch.

- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch chi tiết, phân công cụ thể các ban, ngành, đoàn thể phát động nhân dân trồng cây xanh đô thị và cây rừng theo kế hoạch, gắn với tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

- Trong năm 2021, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau xây dựng kế hoạch trồng cây tại một số tuyến đô thị, các tuyến phát triển du lịch như Cà Mau - Đất Mũi, Cà Mau - U Minh, trồng cây, hoa tạo điểm nhấn trên địa bàn quản lý.

- Về loài cây trồng các địa phương, đơn vị có thể điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế địa phương. Trong đó, lưu ý cây trồng phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, lập địa, không trồng các loài cây ngoại lai, không được phép trồng. Đối với tuyến đường Năm Căn - Đất Mũi, các địa phương nghiên cứu trồng các loài cây bản địa như: Mắm, Đước, Me,...

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức lễ phát động trồng cây hàng năm vào các dịp lễ như: Ngày Giỗ tổ Hùng Vương (Mùng 10/3 Âm lịch), Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5) và chào mừng các sự kiện của tỉnh.

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau báo cáo kết quả thực hiện định kỳ hàng năm (trước 30/11) về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.

3. Sở Thông tin và truyền thông:

Tích cực phối hợp, hỗ trợ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thiết lập trang Web, tạo App để cung cấp các thông tin, kế hoạch trồng cây, trồng rừng nhằm tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, cộng đồng đóng góp kinh phí triển khai thực hiện.

4. Sở Xây dựng:

Hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trồng cây tại các khu đô thị và các tuyến đường dự kiến phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. Hàng năm, tổ chức kiểm tra, đánh giá, tổng hợp số liệu về quản lý và phát triển cây xanh đô thị, báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

Trên đây là Kế hoạch Tổ chức trồng cây xanh đô thị và cây rừng trên địa bàn tỉnh Cà Mau, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau căn cứ tổ chức triển khai thực hiện (kèm các phụ lục liên quan)./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Văn Sử

 


PHỤ LỤC 1.

TỔNG HỢP KHỐI LƯỢNG TRỒNG RỪNG, TRỒNG CÂY PHÂN TÁN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
(Kèm theo Kế hoạch số 19/KH-UBND ngày 19/02/2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau)

TT

Đơn vị thực hiện

Giai đoạn 2021 - 2025

Tổng cộng

Diện tích (ha)

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

I

Trồng cây phân tán

Gỗ lớn (1000 cây)

Gỗ nhỏ (1000 cây)

Gỗ lớn (1000 cây)

Gỗ nhỏ (1000 cây)

Gỗ lớn (1000 cây)

Gỗ nhỏ (1000 cây)

Gỗ lớn (1000 cây)

Gỗ nhỏ (1000 cây)

Gỗ lớn (1000 cây)

Gỗ nhỏ (1000 cây)

Gỗ lớn (1000 cây)

Gỗ nhỏ (1000 cây)

Tổng (1000 cây)

Tổng cộng

35

2.765

35

2.765

35

2.765

35

2.765

35

2.765

175

13.825

14.000

9.392

1

Thành phố Cà Mau

5

100

5

100

5

100

5

100

5

100

25

500

525

358

2

UBND huyện Đầm Dơi

5

300

5

300

5

300

5

300

5

300

25

1.500

1.525

1.025

3

UBND huyện Năm Căn

3

300

3

300

3

300

3

300

3

300

15

1.500

1.515

1.015

4

UBND huyện Ngọc Hiển

4

315

4

315

4

315

4

315

4

315

20

1.575

1.595

1.070

5

UBND huyện Phú Tân

3

300

3

300

3

300

3

300

3

300

15

1.500

1.515

1.015

6

UBND huyện Trần Văn Thời

4

350

4

350

4

350

4

350

4

350

20

1.750

1.770

1.187

7

UBND huyện U Minh

3

500

3

500

3

500

3

500

3

500

15

2.500

2.515

1.682

8

UBND huyện Cái Nước

3

300

3

300

3

300

3

300

3

300

15

1.500

1.515

1.015

9

UBND huyện Thới Bình

5

300

5

300

5

300

5

300

5

300

25

1.500

1.525

1.025

II

Trồng rừng mới tập trung

Phòng hộ/Đặc dụng (ha)

Sản xuất (ha)

Phòng hộ/Đặc dụng (ha)

Sản xuất (ha)

Phòng hộ/Đặc dụng (ha)

Sản xuất (ha)

Phòng hộ/Đặc dụng (ha)

Sản xuất (ha)

Phòng hộ/Đặc dụng (ha)

Sản xuất (ha)

Phòng hộ/Đặc dụng (ha)

Sản xuất (ha)

Số lượng (1.000 cây)

Diện tích (ha)

Tổng cộng

85

215

98

202

93

207

83

217

74

226

433

1.067

15.570

1.500

1

Huyện Đầm Dơi

3

10

3

11

8

14

8

14

7

25

29

74

1.030

103

2

Huyện Năm Căn

13

30

15

35

15

35

10

40

15

35

68

175

2.430

243

3

Huyện Ngọc Hiển

38

135

23

116

23

118

23

123

22

126

129

618

7.470

747

4

Huyện Phú Tân

14

5

22

5

27

5

22

5

10

5

95

25

1.200

120

5

Huyện Trần Văn Thời

-

10

-

10

-

10

-

10

-

10

-

50

500

50

6

Huyện U Minh

-

25

25

25

10

25

10

25

10

25

55

125

1.800

180

7

Vườn Quốc gia U Minh Hạ

17

-

10

-

10

-

10

-

10

-

57

-

1.140

57

8

Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau

 

-

 

-

 

-

 

-

 

-

-

-

 

-

TỔNG CỘNG (I + II)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

29.570

10.892

 

PHỤ LỤC 2.

TỔNG HỢP KẾ HOẠCH VỐN TRỒNG RỪNG, TRỒNG CÂY PHÂN TÁN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
(Kèm theo Kế hoạch số 19/KH-UBND ngày 19/02/2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau)

ĐVT: triệu đồng

TT

Đơn vị thực hiện

Giai đoạn 2021 - 2025

Tổng cộng

Phân nguồn vốn

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

I

Trồng cây phân tán

Gỗ lớn

Gỗ nhỏ

Gỗ lớn

Gỗ nhỏ

Gỗ lớn

Gỗ nhỏ

Gỗ lớn

Gỗ nhỏ

Gỗ lớn

Gỗ nhỏ

Gỗ lớn

Gỗ nhỏ

Tổng

Vốn ngân sách

Vốn dân/vốn hợp pháp khác

1.050

8.295

1.050

8.295

1.050

8.295

1.050

8.295

1.050

8.295

5.250

41.475

46.725

5.250

41.475

1

Thành phố Cà Mau

150

300

150

300

150

300

150

300

150

300

750

1.500

2.250

750

1.500

2

UBND huyện Đầm Dơi

150

900

150

900

150

900

150

900

150

900

750

4.500

5.250

750

4.500

3

UBND huyện Năm Căn

90

900

90

900

90

900

90

900

90

900

450

4.500

4.950

450

4.500

4

UBND huyện Ngọc Hiển

120

945

120

945

120

945

120

945

120

945

600

4.725

5.325

600

4.725

5

UBND huyện Phú Tân

90

900

90

900

90

900

90

900

90

900

450

4.500

4.950

450

4.500

6

UBND huyện Trần Văn Thời

120

1.050

120

1.050

120

1.050

120

1.050

120

1.050

600

5.250

5.850

600

5.250

7

UBND huyện U Minh

90

1.500

90

1.500

90

1.500

90

1.500

90

1.500

450

7.500

7.950

450

7.500

8

UBND huyện Cái Nước

90

900

90

900

90

900

90

900

90

900

450

4.500

4.950

450

4.500

9

UBND huyện Thới Bình

150

900

150

900

150

900

150

900

150

900

750

4.500

5.250

750

4.500

II

Trồng rừng mới tập trung

PH/ĐD

SX

PH/ĐD

SX

PH/ĐD

SX

PH/ĐD

SX

PH/ĐD

SX

PH/ĐD

SX

Tổng

Vốn ngân sách

Vốn dân/vốn hợp pháp khác

8.500

8.600

9.800

8.080

9.300

8.280

8.300

8.680

7.400

9.040

43.300

42.680

85.980

75.310

10.670

1

Huyện Đầm Dơi

300

400

300

440

800

560

800

560

700

1.000

2.900

2.960

5.860

5.120

740

2

Huyện Năm Căn

1.300

1.200

1.500

1.400

1.500

1.400

1.000

1.600

1.500

1.400

6.800

7.000

13.800

12.050

1.750

3

Huyện Ngọc Hiển

3.800

5.400

2.300

4.640

2.300

4.720

2.300

4.920

2.200

5.040

12.900

24.720

37.620

31.440

6.180

4

Huyện Phú Tân

1.400

200

2.200

200

2.700

200

2.200

200

1.000

200

9.500

1.000

10.500

10.250

250

5

Huyện Trần Văn Thời

-

400

-

400

-

400

-

400

-

400

-

2.000

2.000

1.500

500

6

Huyện U Minh

-

1.000

2.500

1.000

1.000

1.000

1.000

1.000

1.000

1.000

5.500

5.000

10.500

9.250

1.250

7

Vườn Quốc gia U Minh Hạ

1.700

-

1.000

-

1.000

-

1.000

-

1.000

-

5.700

-

5.700

5.700

-

8

Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

TỔNG CỘNG (I + II)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

132.705

80.560

52.145

 

PHỤ LỤC 3.

LOÀI CÂY, MẬT ĐỘ, QUY CÁCH, MÙA VỤ TRỒNG RỪNG, TRỒNG CÂY PHÂN TÁN
(Kèm theo Kế hoạch số 19/KH-UBND ngày 19/02/2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau)

TT

Loài cây

Mật độ trồng (cây/ha)

Quy cách trồng

Mùa vụ trồng

Kỹ thuật trồng

Ghi chú

I. TRỒNG RỪNG TẬP TRUNG

 

 

 

 

 

1

Tràm

20.000

0,7m x 0,7m

Tháng 7 - 12

Dùng nọc soi lỗ đường kính từ 5 - 7 cm, chiều sâu từ 15 - 20cm. Dùng tay cầm phần thân gần gốc cấm xuống lỗ lấp đất lại cho cây đứng vững.

 

2

Keo

2.500

2,0m x 2,0m

Tháng 7 - 12

Đào ngay tâm hố (quy cách 30cm x 30cm x 30cm) sâu hơn chiều cao túi bầu, dùng dao rạch túi bầu PE. Đặt bầu giống Keo lai vào vị trí tâm hố sao cho cây thẳng đứng, dùng đất tơi nhỏ lấp cao hơn bầu hom từ 2 - 3 cm và chèn vừa đủ chặt.

 

3

Đước

10.000

1,0m x 1,0m

Tháng 7 - 10

Cắm đuôi trụ mầm Đước xuống nền đất theo chiều thẳng đứng, độ sâu 1/3 chiều dài trụ mầm.

 

4

Mắm

3.300

2,0m x 1,5m

Tháng 7 - 12

Xẻ bỏ bầu PE trước khi trồng, đặt cây theo chiều thẳng đứng, mặt bầu ngang với mặt đất xung quanh hoặc thấp hơn mặt hố từ 1 - 3cm, sau khi lấp đất dùng tay nhấn để bùn đất nén chặt quanh bầu.

 

5

Tra bồ đề

2.000

2,0m x 2,5m

Tháng 7 - 12

Xé bỏ bầu PE trước khi trồng, đặt cây theo chiều thẳng đứng, mặt bầu ngang với mặt đất xung quanh hoặc thấp hơn mặt hố từ 1 - 3cm, sau khi lấp đất, dùng tay nhấn để bùn đất nén chặt quanh bầu.

 

II. TRỒNG CÂY PHÂN TÁN

 

 

 

 

 

1

Cây Phi Lao

2.500

2,0m x 2,0m

Tháng 7 - 10

Xử lý thực bì theo hố, đào hố (quy cách 30cm x 30cm x 30cm) hoặc (40cm x 40cm x 40cm). Dùng dao rạch túi bầu, đặt cây con xuống hố đã đào sẵn, cố định cây và lấp đất trồng cây đồng thời cắm cọc làm giá đỡ cho cây nhằm tăng sự chống chịu tốt với điều kiện thời tiết bất lợi.

 

2

Cây Phượng vĩ

1.000

5m x 5m

Tháng 7 - 10

Xử lý thực bì theo hố và đào hố với quy cách từ 40cmx 40cm x 40cm hay 60cm x 60cm x 60cm. Dùng dao rạch túi bầu, đặt cây con xuống hố đã đào sẵn, cố định cây và lấp đất trồng cây đồng thời cắm cọc làm giá đỡ cho cây nhằm tăng sự chống chịu tốt với điều kiện thời tiết bất lợi.

 

3

Cây Giáng Hương

1.000

5m x 5m

Tháng 7 - 10

 

4

Cây Hoàng yến

1.000

5m x 5m

Tháng 7 - 10

 

5

Cây Me

1.000

5m x 5m

Tháng 7 - 10

 

6

Bạch đàn

2.000

2,0m x 2,5m

Tháng 7 - 10

Dùng nọc soi lỗ đường kính từ 5 - 7 cm, chiều sâu từ 15 - 20cm. Dùng tay cầm phần thân gần gốc cắm xuống lỗ, lấp đất lại cho cây đứng vững.

 

7

Tràm (Tràm úc)

5.000

1,0m x 1,0m

Tháng 7 - 10

Dùng nọc soi lỗ đường kính từ 5 - 7 cm, chiều sâu từ 15 - 20cm. Dùng tay cầm phần thân gần gốc cấm xuống lỗ lấp đất lại cho cây đứng vững.

 

8

Keo

1.000

5m x 5m

Tháng 7 - 10

Đào ngay tâm hố (quy cách 30cm x 30cm x 30cm), sâu hơn chiều cao túi bầu, dùng dao rạch túi bầu PE. Đặt bầu vào vị trí tâm hố sao cho cây thẳng đứng, dùng đất tơi nhỏ lấp cao hơn bầu hom từ 2 - 3 cm, chèn vừa đủ chặt.

 

 

Ghi chú:

- Các loài cây bóng mát, cảnh quan: phượng vĩ, giáng hương, hoàng yến, me,...

- Các loài cây có mục đích trồng lấy gỗ: tràm bản địa, tràm lá dài, bạch đàn, keo lai, keo lá tràm,...

- Các loài cây trồng phòng hộ ven sông, rạch: mắm, đước, tra bồ đề,...

- Việc xác định cây gỗ lớn, gỗ nhỏ phụ thuộc vào thời gian nuôi dưỡng cây; đa số cây lâm nghiệp được trồng trên diện tích đất vườn, đất ven đường, ven kênh mương, bờ bao hộ gia đình, các mảnh đất nhỏ phân tán,... nhằm cung cấp nhu cầu gỗ, củi tại chỗ của hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư; đều khai thác sớm (khoảng 5- 6 năm) cho sản phẩm gỗ nhỏ. “Rừng trồng gỗ lớn là rừng có tối thiểu 70% số cây đứng trên một

đơn vị diện tích có đường kính tại vị trí 1,3 m từ 20 cm trở lên đối với cây sinh trưởng nhanh hoặc từ 30 cm trở lên đối với cây sinh trưởng chậm ở tuổi khai thác chính” (Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT).

 

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Kế hoạch 19/KH-UBND năm 2021 tổ chức thực hiện trồng cây xanh đô thị và cây rừng do tỉnh Cà Mau ban hành

Số hiệu: 19/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Cà Mau
Người ký: Lê Văn Sử
Ngày ban hành: 19/02/2021
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Kế hoạch 19/KH-UBND năm 2021 tổ chức thực hiện trồng cây xanh đô thị và cây rừng do tỉnh Cà Mau ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…