HIỆP ĐỊNH
VỀ QUYỀN ƯU ĐÃI VÀ MIỄN TRỪ CHO CƠ QUAN NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ QUỐC TẾ
INFCIRC/9/Rev.2
26 July 1967
VỀ QUYỀN ƯU ĐÃI VÀ MIỄN TRỪ CHO CƠ QUAN NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ QUỐC TẾ
Hiệp định về Quyền ưu đãi và miễn trừ của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế được Hội đồng Điều hành phê duyệt ngày 1/7/1959. Nội dung Hiệp định được trình bày trong văn bản này.
Theo quy định tại Điều 38, Tổng Giám đốc đã gửi bản sao được chứng thực của Hiệp định tới Chính phủ các thành viên của IAEA, và sẽ chuyển bản sao tới Chính phủ của Quốc gia sẽ trở thành thành viên IAEA.
Sửa đổi đối với Hiệp định được ban hành ngày 22/9/2000.
HIỆP ĐỊNH VỀ QUYỀN ƯU ĐÃI VÀ MIỄN TRỪ CỦA CƠ QUAN NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ QUỐC TẾ
Xét thấy Điều XV.C Quy chế Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) quy định năng lực pháp luật, các quyền ưu đãi và miễn trừ quy định tại Điều này được xác định trong một hoặc nhiều hiệp định riêng giữa IAEA, do Tổng giám đốc làm đại diện theo sự ủy quyền của Hội đồng điều hành, với các thành viên của IAEA.
Xét thấy Hiệp định điều chỉnh mối quan hệ giữa IAEA và Liên hiệp quốc đã được thông qua phù hợp với Điều XVI Quy chế; và
Xét thấy Đại hội đồng Liên hiệp quốc, với mong muốn hợp nhất tối đa các quyền ưu đãi và miễn trừ dành cho Liên hiệp quốc và nhiều cơ quan có quan hệ với Liên hiệp quốc, đã thông qua Công ước về Quyền ưu đãi và miễn trừ của các Cơ quan chuyên môn, và một số thành viên Liên hiệp quốc đã tham gia Công ước đó.
HỘI ĐỒNG THỐNG ĐỐC
1. Đã phê duyệt, không có sự cam kết của các Chính phủ đại diện tại Hội đồng, văn bản dưới đây với nội dung nói chung dựa theo Công ước về Quyền ưu đãi và miễn trừ của các cơ quan chuyên môn; và
2. Mời các thành viên của IAEAxem xét và nếu thấy thích hợp thì chấp nhận Hiệp định này.
Mục 1. Trong Hiệp định này:
i. Thuật ngữ “IAEA” là Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế;
ii. Để giải thích Điều III, các từ “của cải và tài sản” bao gồm của cải và quỹ do IAEA giữ hoặc quản lý nhằm thúc đẩy các chức năng của IAEA theo quy chế;
iii. Để giải thích Điều V và VIII, thuật ngữ “đại diện các thành viên” được hiểu là bao gồm tất cả các Thống đốc, đại diện, người dự khuyết, cố vấn, chuyên viên kỹ thuật và thư ký của các phái đoàn.
iv. Trong mục 12, 13, 14 và 27, thuật ngữ “cuộc họp do IAEA triệu tập” là cuộc họp:
1. Của Hội nghị Toàn thể và của Hội đồng Thống đốc;
2. Của một hội nghị, hội nghị chuyên đề, hội thảo hoặc ban quốc tế do IAEA triệu tập; và
3. Của một uỷ ban của một trong số các hội nghị trên;
v. Để giải thích Điều VI và IX, thuật ngữ “viên chức của IAEA” là Tổng Giám đốc và tất cả nhân viên của IAEA ngoại trừ những người được tuyển dụng tại nơi họ cư trú và được thuê làm việc theo giờ.
Mục 2. IAEA có tư cách pháp lý. IAEA có quyền ký hợp đồng, (b) chiếm hữu và định đoạt động sản và bất động sản và (c) thực hiện các quá trình tố tụng luật pháp.
Điều 3. Tài sản, quỹ và của cải
Mục 3. IAEA, tài sản và của cải của IAEA, bất kể ở đâu và do ai quản lý, đều được hưởng quyền miễn trừ khỏi mọi hình thức tố tụng pháp lý, trừ trường hợp đặc biệt là IAEA công khai khước từ quyền miễn trừ của mình. Tuy nhiên phải hiểu rằng sự khước từ quyền miễn trừ không bao gồm sự khước từ đối với miễn trừ việc thi hành án.
Mục 4. Trụ sở của IAEA là bất khả xâm phạm. Tài sản và của cải của IAEA, bất kể ở đâu và do ai quản lý, không bị khám xét, trưng dụng, tịch biên, sung công và các hình thức can thiệp khác, bất kể đó là hành động thi hành án, hành chính, tư pháp hoặc lập pháp.
Mục 5. Hồ sơ của IAEA, và nói chung là tất cả tài liệu thuộc IAEA hoặc do IAEA giữ, là bất khả xâm phạm, bất kể ở nơi nào.
Mục 6. Nếu không bị hạn chế bởi các biện pháp kiểm soát, các quy định hoặc lệnh cấm lưu chuyển tài chính thuộc bất cứ dạng nào:
a. IAEA có quyềngiữ quỹ, vàng hoặc tiền dưới bất kỳ dạng thức nào và quản lý các tài khoản ở bất kỳ loại tiền tệ nào;
b. IAEA có quyền tự do lưu chuyển các quỹ, vàng hoặc tiền của mình từ một nước sang nước khác hoặc trong phạm vi một nước và chuyển bất kỳ loại tiền tệ nào IAEA đang giữ sang một loại tiền tệ khác.
Mục 7. IAEA, trong khi thực hiện quyền theo mục 6, sẽ dành sự lưu tâm thích đáng tới bất kỳ yêu cầu nào của Chính phủ Quốc gia ký kết nhằm thực hiện khác với các quy định của Hiệp định này nếu thấy việc thực hiện các yêu cầu đó không tổn hại tới lợi ích của IAEA.
Mục 8. IAEA, của cải, lợi nhuận, và các tài sản khác của IAEA được:
c. Miễn tất cả các loại thuế trực tiếp; tuy nhiên, phải hiểu rằng IAEA không được miễn các loại thuế mà trên thực tế, được thu để trả cho các dịch vụ công cộng;
d. Được miễn các loại thuế hải quan, những quy định cấm và hạn chế xuất nhập khẩu đối với các mặt hàng mà IAEA xuất hoặc nhập khẩu phục vụ cho mục đích chính thức; tuy nhiên, phải hiểu rằng, những mặt hàng nhập khẩu theo diện miễn trừ sẽ không được bán ở nước nhập khẩu trừ được sự đồng ý của Chính phủ nước đó;
e. Miễn khỏi các loại thuế, quy định cấm và hạn chế xuất nhập khẩu đối với các tài liệu xuất bản.
Mục 9. Theo quy định chung, IAEA không đòi miễn thuế đối với một số mặt hàng được sản xuất, bán và dùng trong nước hoặc miễn thuế đối với việc bán động sản hoặc bất động sản mà những tiền thuế đó nằm trong giá bán phải trả, nhưng khi IAEA mua một tài sản quan trọng để sử dụng cho mục đích công vụ mà thuế đối với tài sản đó đã phải thanh toán hoặc sẽ phải thanh toán thì các quốc gia thành viên của Hiệp định này nếu thấy có thể, sẽ thực hiện những biện pháp hành chính thích hợp để giảm hoặc hoàn lại tiền thuế đó.
Điều 4. Tạo thuận lợi cho thông tin liên lạc
Mục 10. IAEA được hưởng, trên lãnh thổ một Quốc gia là bên ký kết của Hiệp định này và trong chừng mực phù hợp với các công ước quốc tế, sự đối xử không kém thuận lợi hơn so với sự đối xử mà Chính phủ Quốc gia đó đã đồng ý dành cho Chính phủ khác, bao gồm cả phái đoàn ngoại giao của Chính phủ khác đó, về quyền ưu tiên, thuế bưu chính và viễn thông và thuế báo chí đối với thông tin đăng trên báo chí và đài phát thanh.
Mục 11. Thư tín chính thức và các điện công khác của IAEA không bị đặt dưới sự kiểm duyệt. IAEA có quyền sử dụng mật mã, quyền gửi, nhận thư từ và các công điện khác qua giao thông viên hoặc trong túi thư được niêm phong có quyền ưu đãi và miễn trừ giống như giao thông viên và túi thư ngoại giao.
Mục này không cản trở việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa an ninh thích hợp mà Quốc gia ký kết Hiệp định này vàIAEA thỏa thuận với nhau.
Điều 5. Đại diện các thành viên
Mục 12. Đại diện các thành viên tại cuộc họp do IAEA triệu tập, trong khi thực hiện chức năng của mình và trong hành trình đi tới và đi về từ nơi họp, sẽ được hưỡng những quyền ưu đãi và miễn trừ sau:
a. Quyền miễn trừ bị bắt hoặc giam người, và miễn bị tịch thu hành lý cá nhân do liên quan tới lời nói hoặc viết và tất cả những hành động họ làm trong khi thi hành nhiệm vụ chính thức, quyền miễn trừ đối với tất cả các loại tố tụng pháp lý;
b. Quyền bất khả xâm phạm đối với tất cả các giấy tờ và tài liệu;
c. Quyền sử dụng mật mã và nhận giấy tờ hoặc thư từ do giao thông viên mang tới hoặc chứa trong túi niêm phong;
d. Quyền miễn dành cho họ và vợ hoặc hồng của họ khỏi những hạn chế di cư, những nghĩa vụ đăng ký đối với người nước ngoài hoặc nghĩa vụ công cộng quốc gia ở nước họ đến hoặc đi qua trong khi thực hiện chức năng của mình;
e. Những điều kiện thuận lợi liên quan tới những hạn chế về tiền bạc hoặc trao đổi tài chính tương tự như dành cho đại diện của các Chính phủ nước ngoài tại các phái đoàn chính thức tạm thời;
f. Những quyền miễn trừ và những điều kiện thuận lợi liên quan tới hành lý cá nhân tương tự như dành cho thành viên có chức vụ tương đương trong các phái đòan ngoại giao;
Mục 13. Nhằm đảm bảo an ninh cho đại diện các Thành viên của IAEA tại các cuộc họp do IAEA triệu tập, quyền tự do ngôn luận tuyệt đối và sự độc lập tuyệt đối trong khi thi hành nhiệm vụ, quyền miễn trừ khỏi các tố tụng pháp lý liên quan tới lời nói hoặc viết và tất cả các hành động mà họ làm trong khi thực hiện nhiệm vụ của mình sẽ tiếp tục dành cho họ mặc dù các cá nhân liên quan không còn thực hiện những nhiệm vụ đó nữa.
Mục 14. Nếu mức đánh thuế thuộc bất kỳ loại nào đó phụ thuộc vào việc cư trú thì thời gian mà đại diện Thành viên của IAEA có mặt tại một Quốc gia thành viên để thực hiện nhiệm vụ của mình tại cuộc họp do IAEA triệu tập sẽ không được tính là thời gian cư trú.
Mục 15. Quyền ưu đãi và miễn trừ dành cho đại diện các Thành viên không phải cho lợi ích các nhân của họ mà để bảo đảm việc thực hiện chức năng của họ trong IAEA một cách độc lập. Như vậy, một Thành viên không chỉ có quyền mà còn có nhiệm vụ khước từ quyền miễn trừ đối với đại diện của mình trong trường hợp Thành viên đó cho rằng quyền miễn trừ có thể cản trở quá trình pháp lý, và có thể được khước từ mà không làm tổn hại tới mục đích của sự miễn trừ đó.
Mục 16. Các quy định của mục 12, 13 và 14 không áp dụng đối với những người có thẩm quyền của một Quốc gia mà cá nhân được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ là công dân hoặc là người đại diện.
Mục 17. Lúc này hoặc lúc khác, IAEA sẽ thông báo cho chính phủ các Quốc gia thành viên tên các viên chức mà các quy định của Điều này và Điều IX áp dụng.
Mục 18.
g. Các viên chức của IAEA:
i. Được miễn khỏi các tố tụng pháp lý liên quan tới lời nói hoặc viết hoặc tất cả các hành động họ làm trong khi thi hành nhiệm vụ chính thức;
ii. Được hưởng quyền miễn thuế đối với lương và thù lao IAEA trả cho họ và những điều kiện tương tự như dành cho các viên chức của Liên hiệp quốc;
iii. Cùng với vợ hoặc chồng và những người thân thích sống phụ thuộc vào họ, được miễn trừ khỏi những hạn chế di cư và những hạn chế đối với người nước ngoài;
iv. Được nhận những quyền ưu đãi về những điều kiện thuận lợi trong hối đoái tương tự như dành cho viên chức có chức vụ tương tự trong các phái đoàn ngoại giao;
v. Cùng với vợ hoặc chồng và những người thân phụ thuộc vào họ, được nhận những điều kiện thuận lợi về hồi hương trong thời gian khủng hoảng quốc tế tương tự như những điều kiện dành cho những viên chức có chức vụ tương tự trong phái đoàn ngoại giao;
vi. Có quyền nhập khẩu miễn thuế những đồ đạc và tài sản cá nhân khi lần đầu đến nhận chức tại một quốc gia.
h. Viên chức của IAEA trong khi thực hiện nhiệm vụ của một thanh tra viên theo Điều XII Quy chế IAEA hoặc viên chức kiểm tra dự án theo Điều XI của Quy chế, và trong khi đi với tư cách thực hiện mục đích công vụ để tới hoặc rời khỏi nơi thực hiện những nhiệm vụ đó, được hưởng tất cả các quyền ưu đãi và miễn trừ bổ sung theo quy định tại Điều VII của Hiệp định này nếu điều đó cần thiết cho việc thực hiện hiệu quả những nhiệm đó.
Mục 19. Viên chức của IAEA sẽ được miễn khỏi các nghĩa vụ công của quốc gia mà họ là công dân nếu sự miễn đó chỉ dành cho các viên chức của IAEA để thực hiện mục đích công vụ mà tên của họ nằm trong danh sách Tổng giám đốc IAEA đã tập hợp và quốc gia đó đã thông qua.
Nếu các viên chức khác của IAEA bị gọi nhập ngũ để thực hiện nghĩa vụ quốc gia thì theo yêu cầu của IAEA, quốc gia sẽ tạm hoãn lệnh nhập ngũ đối với những viên chức đó nếu điều này cần thiết để tránh làm gián đoạn những công việc quan trọng.
Mục 20. Ngoài những quyền ưu đãi và miễn trừ nêu tại mục 18 và 19 trên, Tổng Giám đốc IAEA, kể cả bất kỳ viên chức nào thay mặt Tổng giám đốc trong thời gian Tổng giám đốc vắng mặt, có được cho mình, cho vợ hoặc chồng và con cái còn nhỏ quyền ưu đãi và miễn trừ, những sự miễn giảm và những điều kiện thuận lợi khác như là những đại diện ngoại giao có được cho họ, cho vợ hoặc chồng và cho con cái của họ, phù hợp với luật quốc tế. Những quyền ưu đãi và miễn trừ, những sự miễn giảm và những điều kiện thuận lợi khác tương tự cũng được dành cho Phó Tổng Giám đốc hoặc viên chức có chức vụ tương đương trong IAEA.
Mục 21. Quyền ưu đãi và miễn trừ dành cho các viên chức chỉ phục vụ lợi ích của IAEA chứ không phải phục vụ lợi ích cá nhân họ. IAEA có quyền và nghĩa vụ khước từ quyền miễn trừ đối với bất kỳ viên chức nào nếu thấy quyền miễn trừ có thể cản trở quá trình pháp lý và có thể khước từ được mà không làm tổn hại tới lợi ích của IAEA.
Mục 22. IAEA sẽ liên tục phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia thành viên để tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý tư pháp đúng đắn, đảm bảo tuân theo các quy định về trật tự và ngăn ngừa sự lạm dụng quyền ưu đãi, miễn trừ và các điều kiện thuận lợi khác đề cập trong Điều này.
Điều 7. Các chuyên gia đang thực hiện nhiệm vụ cho IAEA
Mục 23. Các chuyên gia (không phải các viên chức trong phạm vi điều chỉnh của Điều VI) phục vụ tại các ủy ban của IAEA hoặc đang thực hiện nhiệm vụ cho IAEA, kể các những nhiệm vụ như làm thanh tra theo Điều XII Quy chế IAEA và như kiểm tra dự án theo Điều XI quy chế, được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ nếu điều đó cần thiết cho thực hiện hiệu quả những chức năng của họ, kể cả thời gian đi lại để phục vụ cho ủy ban hoặc nhiệm vụ đó:
i. Immunity from personal arrest or detention and from seizure of their personal baggage; Quyền miễn trừ khỏi bị bắt hoặc giam người và khỏi bị tịch thu hành lý cá nhân;
j. In respect of words spoken or written or acts done by them in the performance of their official functions, immunity from legal process of every kind, such immunity to continue notwithstanding that the persons concerned are no longer serving on committees of, or employed on missions for, the Agency; Đối với lời nói hoặc viết hoặc những hành động họ làm trong khi thực hiện các nhiệm vụ chính thức, họ được hưởng quyền miễn trừ mọi loại tố tụng pháp lý, những quyền miễn trừ như vậy sẽ tiếp tục ngay cả khi cá nhân liên quan không còn làm cho ủy ban hoặc được thuê thực hiện nhiệm vụ cho IAEA nữa;
k. Bất khả xâm phạm đối với mọi giấy tờ và tài liệu;
l. Phục vụ cho việc liên lạc với IAEA, họ được sử dụng mật mã và nhận giấy tờ hoặc thư từ do giao thông viên mang đến hoặc đặt trong túi niêm phong;
m. Những điều kiện thuận lợi liên quan tới những hạn chế về tiền tệ và hối đoái tương tự như dành cho đại diện của Chính phủ nước ngoài thi khi thực hiện công vụ;
n. Những điều kiện thuận lợi về hạn chế tiền tệ và hối đoái tương tự như dành cho thành viên có chức vụ tương đương trong các phái đoàn ngoại giao.
Mục 24. Quy định trong điểm (c) và (d) của mục 23 không được hiểu là ngăn cản việc thông qua những quy định phòng ngừa về an ninh theo thỏa thuận giữa một quốc gia thành viên Hiệp định này và IAEA.
Mục 25. Quyền ưu đãi và miễn trừ được trao cho các chuyên gia của IAEA là vì lợi ích của IAEA và không vì lợi ích các nhân họ. IAEA có quyền và có nghĩa vụ khước từ quyền miễn trừ đối với bất kỳ chuyên gia nào nếu cho rằng quyền miễn trừ có thể ngăn cản quá trình pháp lý và quyền miễn trừ có thể được khước từ mà không làm tổn hại tới lợi ích của IAEA.
Mục 26. Nếu một Quốc gia ký kết Hiệp định này thấy rằng đã có sự lạm dụng quyền ưu đãi hoặc miễn trừ được nêu trong Hiệp định này thì Quốc gia đó và IAEA sẽ trao đổi với nhau để xác định xem đã có sự lạm dụng như vậy hay chưa, và nếu có, sẽ cố gắng không để điều đó lặp lại nữa. Nếu cuộc trao đổi không đạt được kết quả làm hài lòng Quốc gia và IAEA, câu hỏi liệu đã có sự lạm dụng quyền ưu đãi và miễn trừ hay chưa sẽ được giải quyết theo mục 34. Nếu thấy rằng đã có sự lạm dụng, Quốc gia ký kết Hiệp định này bị ảnh hưởng bởi sự lạm dụng đó, sau khi thông báo cho IAEA, có quyền đình chỉ cho IAEA hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ đã bị lạm dụng.Tuy nhiên, việc đình chỉ cho IAEA hưởng các quyền ưu đãi hoặc miễn trừ không được ảnh hưởng tới các hoạt động chính của IAEA hoặc ngăn chặn IAEA thực hiện các chức năng chính.
Mục 27. Đại diện các Thành viên tại cuộc họp do IAEA triệu tập, trong khi thực hiện chức năng và trong suốt hành trình đến và rời nơi họp, và nhân viên theo nghĩa được nêu trong 1(v), không bị các quan chức địa phương yêu cầu rời khỏi đất nước mà họ đang thực hiện chức năng do bất kỳ hoạt động nào mà họ đang thực hiện theo thẩm quyền. Tuy nhiên, trong trường hợp một người lợi dụng quyền ưu đãi về nơi cư trú để thực hiện các hoạt động ngoài thẩm quyền tại một nước, người đó có thể bị Chính phủ nước đó yêu cầu rời đi, với điều kiện:
a. Việc yêu cầu đại diện của Thành viên, hoặc người được hưởng quyền miễn trừ theo khoản 20, rời khỏi đất nước phải theo các thủ tục ngoại giao áp dụng cho đại diện ngoại giao được công nhận ở nước đó.
b. Trong trường hợp một viên chức không thuộc đối tượng nêu trong mục 20, lệnh của quan chức địa phương yêu cầu viên chức đó rời khỏi đất nước sở tại phải được Bộ trưởng Ngoại giao phê duyệt, và phê duyệt chỉ được thực hiện sau khi đã có sự trao đổi với Tổng Giám đốc IAEA; và, nếu viên chức đó bị trục xuất, Tổng Giám đốc IAEA có quyền tham gia vào quá trình tố tụng đó với tư cách đại diện cho viên chức bị trục xuất.
Mục 28. Cán bộ của IAEA được quyền sử dụng giấy thông hành của Liên hiệp quốc theo các thỏa thuận về quản lý hành chính được ký kết giữa Tổng Giám đốc IAEA và Tổng Thư ký Liên hiệp quốc. Tổng Giám đốc IAEA sẽ thông báo cho các Quốc gia là bên ký kết Hiệp định này về các thỏa thuận đã được ký kết.
Mục 29. Quốc gia là bên ký kết Hiệp định này công nhận và chấp nhận giấy thông hành của Liên hiệp quốc cấp cho cán bộ IAEA như là giấy tờ đi lại có giá trị.
Mục 30. Việc xin cấp thị thực trong trường hợp cần thiết của cán bộ IAEA có giấy thông hành Liên hiệp quốc và giấy chứng nhận cán bộ đó đang thi hành công vụ của IAEA sẽ được nahnh chóng giải quyết. Ngoài ra, cán bộ đó sẽ được tạo điều kiện thuận lợi để có thể di chuyển một cách nhanh chóng.
Mục 31. Những điều kiện thuận lợi tương tự những điều kiện nêu trong mục 30 sẽ được giành cho các chuyên gia và những người khác không có giấy thông hành của Liên hiệp quốc nhưng có giấy chứng nhận họ đang đi lại để thực hiện nhiệm vụ của IAEA.
Mục 32. Tổng Giám đốc IAEA, Phó Tổng Giám đốc và các viên chức khác ở chức vụ không thấp hơn trưởng ban của IAEA, khi đi lại với giấy thông hành của Liên hiệp quốc để thực hiện nhiệm vụ của IAEA, sẽ được hưởng những điều kiện thuận lợi trong đi lại như những điều kiện thuận lợi mà các viên chức ở chức vụ tương đương trong các phái đoàn ngoại giao được hưởng.
Điều 10. Giải quyết tranh chấp
Mục 33. IAEA sẽ quy định về phương thức giải quyết thích hợp:
a. Các tranh chấp nảy sinh từ các hợp đồng hoặc các tranh chấp khác của về uy tín riêng tư mà IAEA là một bên tranh chấp;
b. Các tranh chấp liên quan tới bất kỳ viên chức hoặc chuyên gia nào của IAEA đang hưởng quyền miễn trừ để thực hiện công vụ và quyền miễn trừ không bị khước từ theo các mục 21 và 25.
Mục 34. Trừ khi các bên đồng ý một phương thức giải quyết khác, tất cả những ý kiến khác nhau về việc hiểu nghĩa hoặc áp dụng Hiệp định này sẽ được đưa ra Tòa án Quốc tế theo Quy chế Tòa án. Nếu IAEA và một Thành viên có ý kiến khác nhau và không thể thỏa thuận được một phương án giải quyết khác thì phải đề nghị ý kiến tư vấn về vấn đề pháp lý liên quan theo Điều 96 Hiến chương Liên hiệp quốc và Điều 65 Quy chế Tòa án và những quy định tương ứng trong hiệp định giữa Liên hiệp quốc và IAEA. Các bên buộc phải chấp nhận ý kiến của Tòa án như là ý kiến có tính quyết định.
Mục 35. Các quy định của Hiệp định này phải được hiểu trong khuôn khổ các chức năng của IAEA theo Quy chế.
Mục 36. Các quy định của Hiệp định này sẽ không hạn chế hoặc làm tổn hại bằng bất cứ cách thức nào những quyền ưu đãi và miễn trừ một quốc gia đã hoặc sẽ giành cho IAEA với vì có việc đặt trên lãnh thổ của quốc gia đó Trụ sở hoặc văn phòng khu vực của IAEA, hoặc viên chức, chuyên gia, vật liệu hoặc cơ sở của IAEA liên quan tới các dự án hoặc hoạt động của IAEA, kể cả việc áp dụng thanh sát đối với một dự án của IAEA hoặc theo một thỏa thuận khác. Hiệp định này sẽ không ngăn cản việc IAEA và một quốc gia thành viên ký kết các hiệp định bổ sung để điều chỉnh các quy định của Hiệp định này hoặc mở rộng hoặc thu hẹp các quyền ưu đãi và miễn trừ theo quy định của Hiệp định.
Mục 37. Hiệp định này tự nó không thể hủy bỏ hoặc làm tổn hại bất kỳ quy định nào trong Quy chế của IAEA hoặc bất kỳ quyền hoặc nghĩa vụ nào IAEA có thể bằng cách khác mà có được, nhận lấy hoặc áp dụng.
Điều 12. Các quy định cuối cùng
Mục 38. Hiệp định này sẽ được gửi cho mỗi Thành viên của IAEA để họ chấp thuận. Việc chấp thuận sẽ có hiệu lực khi gửi văn bản chấp thuận để lưu chiểu tới Tổng Giám đốc và Hiệp định sẽ có hiệu lực đối với một quốc gia vào ngày lưu chiểu văn bản chấp thuận của quốc gia đó. Cần phải hiểu rằng khi một văn bản chấp thuận được lưu chiểu cho một quốc gia, quốc gia đó phải làm cho các điều khoản của Hiệp định này có hiệu lực theo luật của mình. Tổng Giám đóc sẽ gửi một bản sao chứng thực Hiệp định này cho Chính phủ mỗi quốc gia đang hoặc sẽ trở thành Thành viên của IAEA, và sẽ thông báo cho tất cả các Thành viên về việc lưu chiểu từng văn bản chấp thuận và việc gửi thông báo bãi ước như quy định tại Điều 39.
Một Thành viên có quyền bảo lưu đối với Hiệp định này. Bảo lưu chỉ được thực hiện vào thời điểm lưu chiểu văn bản chấp thuận của Thành viên đó và sẽ được Tổng Giám đốc nhanh chóng thông báo cho tất cả các Thành viên của IAEA.
Mục 39. This Agreement shall continue in force as between the Agency and every Member which has deposited an instrument of acceptance for so long as that Member remains a Member of the Agency, or until a revised agreement has been approved by the Board of Governors and that Member has become a party to this revised agreement, provided that if a Member files a notification of denunciation with the Director General this Agreement shall cease to be in force with respect to such Member one year after the receipt of such notification by the Director General. Hiệp định này sẽ tiếp tục có hiệu lực giữa IAEA và mọi Thành viên đã lưu chiểu văn kiện phê chuẩn chừng nào Thành viên đó còn là Thành viên của IAEA, hoặc cho đến khi có một hiệp định được sửa đổi được Hội đồng Thống đốc thông qua và Thành viên đó trở thành một bên của hiệp định sửa đổi đó, trừ trường hợp nếu một Thành viên gửi cho Tổng Giám đốc thông báo bãi ước thì Hiệp định này sẽ ngừng có hiệu lực đối với Thành viên đso một năm sau khi thông báo cho Tổng Giám đốc.
Mục 40. Nếu có yêu cầu của một phần ba các quốc gia thành viên Hiệp định này, Hội đồng Thống đốc IAEA sẽ xem xét có nên thông qua sửa đổi cho Hiệp định hay không. Những sửa đổi được Hội đồng thông qua sẽ có hiệu lực ngay khi có sự chấp thuận của các thành viên đó theo các thủ tục quy định tại mục 38.
Hiệp định về quyền ưu đãi và miễn trừ cho cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế
Số hiệu: | Khongso |
---|---|
Loại văn bản: | Điều ước quốc tế |
Nơi ban hành: | *** |
Người ký: | *** |
Ngày ban hành: | 26/06/1967 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Hiệp định về quyền ưu đãi và miễn trừ cho cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế
Chưa có Video