Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà Indonesia, dưới đây gọi là “các Bên ký kết”
Căn cứ vào Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển ký tại Montego Bay ngày 10 tháng 12 năm 1982 mà nước Công hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà Indonesia là các quốc gia thành viên;
Xuất phát từ mong muốn củng cố và phát triển hơn nữa quan hệ hữu nghị sẵn có giữa hai nước;
Nhằm thiết lập đường ranh giới thềm lục địa giữa Việt Nam và Indonesia;
Đã thoả thuận như sau:
1. Đường ranh giới thềm lục địa giữa Việt Nam và Indonesia được xác định bằng các đoạn thẳng nối tuần tự các điểm có toạ độ như sau:
Điểm |
Vĩ độ |
Kinh độ |
20 |
06o05’48’’ Bắc |
105o49’12’’ Đông |
H |
06o15’00’’ Bắc |
106o12’00’’ Đông |
H1 |
06o15’00’’ Bắc |
106o19’01’’ Đông |
A4 |
06o20’59,88’’ Bắc |
106o39’37,67’’ Đông |
X1 |
06o50’15’’ Bắc |
109o17’13’’ Đông |
Tiếp đó, đường ranh giới này sẽ nối thẳng đến điểm có toạ độ là: vĩ độ 06o18’12’’ Bắc, kinh độ 109o38’36’’ Đông (Điểm 25).
2. Các đoạn thẳng và toạ độ của các điểm nêu tại khoản 1 điều này là các đường trắc địa và toạ độ địa lý được tính toán trên hệ toạ độ trắc địa thế giới năm 1984 (WGS 84) và được thể hiện trên mảnh hải đồ số 3482, tỷ lệ 1:1.500.000 do Hải quân Hoàng gia Anh xuất bản năm 1997, là phụ lục được đính kèm Hiệp định này. Đường ranh giới được thể hiện trên hải đồ đính kèm Hiệp định này chỉ nhằm mục đích minh hoạ.
3. Vị trí thực trên biển của các điểm và các đoạn thẳng nêu tại khoản 1 điều này sẽ được xác định bằng các phương pháp do các cơ quan có thẩm quyền của các Bên ký kết thoả thuận.
4. Vì mục đích của khoản 3 điều này, cơ quan có thẩm quyền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Cục Đo đạc và Bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường và cơ quan có thẩm quyền của nước Cộng hoà Indonesia là Cục Thuỷ đạc và Hải dương học thuộc Hải quân Indonesia.
Hiệp định này sẽ không ảnh hưởng đến bất kỳ hiệp định nào được ký trong tương lai giữa các Bên ký kết về phân định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế.
Các Bên ký kết sẽ tham khảo ý kiến của nhau nhằm phối hợp chính sách của mình phù hợp với luật pháp quốc tế về bảo vệ môi trường biển.
Trong trường hợp có một cấu tạo mỏ dầu hoặc khí tự nhiên, hoặc mỏ khoáng sản khác dưới đáy biển nằm vắt ngang đường ranh giới nêu tại khoản 1 Điều 1, các Bên ký kết sẽ thông báo cho nhau mọi thông tin liên quan và thoả thuận về cách thức khai thác hữu hiệu nhất các cấu tạo hoặc mỏ nói trên và về việc phân chia công bằng lợi ích thu được từ việc khai thác đó.
Mọi tranh chấp giữa các Bên ký kết nẩy sinh trong việc giải thích hoặc thực hiện Hiệp định này sẽ được giải quyết một cách hoà bình thông qua hiệp thương hoặc đàm phán.
1. Hiệp định này phải được phê chuẩn phù hợp với thủ tục luật pháp của mỗi Bên ký kết.
2.Hiệp định này sẽ có hiệu lực vào ngày trao đổi các Văn kiện phê chuẩn.
3. Để làm bằng, các đại diện được Chính phủ nước mình uỷ quyền hợp thức đã ký Hiệp định này.
Làm tại Hà Nội, ngày 26 tháng 6 năm 2003, thành hai bản bằng tiếng Việt, tiếng Indonesia và tiếng Anh, tất cả các văn bản đều có giá trị như nhau. Trong trường hợp có sự khác biệt trong việc giải thích Hiệp định này, văn bản tiếng Anh sẽ được dùng làm căn cứ.
THAY
MẶT CHÍNH PHỦ |
THAY
MẶT CHÍNH PHỦ |
Hiệp định về phân định ranh giới thềm lục địa giữa Việt Nam - Indonesia
Số hiệu: | khongso |
---|---|
Loại văn bản: | Điều ước quốc tế |
Nơi ban hành: | Chính phủ Cộng hoà In-đô-nê-xi-a, Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam |
Người ký: | Nguyễn Dy Niên, N. Hassan Wirajuda |
Ngày ban hành: | 26/06/2003 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Hiệp định về phân định ranh giới thềm lục địa giữa Việt Nam - Indonesia
Chưa có Video