Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

CÔNG ƯỚC

VỀ TRỢ GIÚP TRONG TRƯỜNG HỢP CÓ TAI NẠN HẠT NHÂN HAY SỰ CỐ PHÓNG XẠ KHẨN CẤP NĂM 1986

Các quốc gia tham gia công ước này, sau khi

NHẬN THỨC rằng những hoạt động có liên quan đến hạt nhân đang được tiến hành ở nhiều Quốc gia, đồng thời

NHẬN BIẾT rằng những biện pháp mang tính toàn diện đã và đang được áp dụng để đảm bảo sự an toàn ở mức cao cho các hoạt động cề hạt nhân nhằm ngăn ngừa những tai nạn về hạt nhân và làm giảm đến mức tối thiểu những hậu quả của những tai hoạ này nếu chứng có thể xảy ra, với

MONG MUỐN củng cố hơn nữa sự hợp tác quốc tế trong việc phát triển và sử dụng năng lượng hạt nhân một cách an toàn,

 TIN CHẮC vào sự cần thiết của một cơ cấu tổ chức ở cấp quốc tế nhằm trợ giúp nhanh chóng những trường hợp có tai nạn hạt nhân hay các sự cố khẩn cấp về phóng xạ nhằm giảm nhạn những hậu quả của nó, với

Ý THỨC về sự lợi ích của các dàn xếp song phương và đa phương về giúp đỡ lẫn nhau trong lĩnh vực này, và

Ý THỨC được về các hoạt động của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế trong việc xây dựng những nguyên tắc chỉ đạo cho việc tổ chức giúp đỡ lẫn nhau trong trường hợp khẩn cấp có liên quan đến tai nạn hạt nhân hay sự cố khẩn cấp về phóng xạ,

 ĐÃ ĐỒNG Ý như sau:

Điều 1. Những điều khoản chung

1. Các Quốc gia tham gia hợp tác với nhau và với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (từ nay gọi tắt là Cơ quan) theo các điều khoản của Công ước này để tạo thuận lợi cho việc trợ giúp nhanh chóng trong trường hợp có tai nạn hạt nhân hay sự cố phógn xạ khẩn cấp nhằm làm giảm đến mức tối thiểu những hậu quả của nó và để bảo vệ cuộc sống, tài sản và môi trường do tác động của các chất phóng xạ thoát ra.

2. Để tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác này, các Quốc gia tham gia có thể thoả thuận dựa trên cơ sở những dàn xếp song phương và đa phương hoặc trong điều kiện thuận lợi, trên sự tổ hợp của những dàn xếp này, để ngăn ngừa hay làm giảm đến mức thấp nhất những thương vong và thiệt hại có thể xảy ra trong trường có tai nạn hạt nhân hay sự cố phóng xạ khẩn cấp .

3. Các Quốc gia tham gia yêu cầu Cơ quan, khi hoạt động trong khuôn khổ những đạo luật của mình, sử dụng những nỗ lực tốt nhất của mình theo những điều khoản của Công ước này để thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cho sự hợp tác giữa các Quốc gia tham gia Công ước này.

Điều 2. Điều khoản về trợ giúp

1. Nếu một Quốc gia tham gia cần sự trợ giúp trong trường hợp có tai nạn hạt nhân hoặc sự cố phóng xạ khẩn cấp, bất kể tai nạn hay sự cố này bắt nguồn từ trong lãnh thổ, đất thuộc quyền hạn quản lý của Quốc gia đó hay không, Quốc gia đó có thể kêu gọi sự giúp đỡ từ bất kỳ Quốc gia tham gia nào khác, trực tiếp hay thông qua Cơ quan, hoặc khi có thể, từ các cơ quan quốc tế liên chính phủ khác (từ nay được gọi là “các cơ quan quốc tế”).

2. Một Quốc gia tham gia yêu cầu trợ giúp sẽ phải nêu rõ quy mô và thể loại trợ giúp những thông tin về điều đó có thể là cần thiết để bên trợ giúp xác định được mức độ mà họ có thể làm được để đáp ứng yêu cầu. Trong trường hợp Quốc gia yêu cầu không thể định rõ được quy mô và thể loại trợ giúp được yêu cầu thì Quốc gia yêu cầu và bên trợ giúp sẽ dựa trên việc trao đổi ý kiến để quyết định về quy mô và hình thức trợ giúp cần thiết.

3. Môi Quốc gia tham gia khi nhận được lời yêu cầu trợ giúp cần phải nhanh chóng xác định và thông báo lại cho Quốc gia yêu cầu trợ giúp, trực tiếp hoặc thông qua Cơ quan, rằng Quốc gia đó đã sẵn sàng cung cấp các trợ giúp được yêu cầu chưa, và quy mô cũng như những điều kiện của trợ giúp có thể được cung cấp.

4. Các Quốc gia tham gia, trong giới hạn về khả năng của mình, sẽ phải định rõ và thông báo cho Cơ quan về số lượng chuyên gia, thiết bị và các vật liệu có thể sử dụng được để giúp đỡ các Quốc gia khác trong trường hợp có tai nạn hạt nhân hoặc sự cố phóng xạ khẩn cấp cũng như các điều kiện, đặc biệt là về tài chính, theo đó những sự trợ giúp này có thể được thực hiện.

5. Mọi Quốc gia tham gia đều có thể yêu cầu trợ giúp về chữa trị thuốc men hay sơ tán tạm thời sang lãnh thổ một Quốc gia tham gia khác những người bị ảnh hưởng bởi tai nạn hạt nhân hoặc sự cố phóng xạ khẩn cấp.

6. Cơ qua Năng lương Nguyên tử Quốc tế sẽ đáp ứng lại yêu cầu trợ giúp của một Quốc gia tham hay một Quốc gia thành viên khi có tai nạn hạt nhân hay sự cố phóng xạ khẩn cấp, theo đạo luật của mình và như đã được đưa ra trong công ươc này, bằng cách:

a) Tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp các nguồn ngân quỹ thích hợp đã được để giành cho mục đích này.

b) Nhanh chóng thông báo yêu cầu trợ giúp cho các Quốc gia khác và các Tổ chức Quốc tế mà theo Cơ quan, có thể đang nắm giữ những nguồn lực và ngân quỹ cần thiết, và

c) Nếu Quốc gia cần được trợ giúp có yêu cầu, sẽ phối hợp việc trợ giúp ở quy mô quốc tế đến mức có thể.

Điều 3. Chỉ đạo và điều hành trợ giúp

Trừ khi có thoả thuận khác:

a) Việc chỉ đạo, điều hành, phối hợp và giám sát sự giúp đỡ ở quy mô toàn diện thuộc về trách nhiệm ở bên trong lãnh thổ Quốc gia có yêu cầu trợ giúp. Khi sự trợ giúp có bao gồm cả nhân lực, phía trợ giúp nên bổ nhiệm, sau khi đã trao đổi ý kiến với phía có yêu cầu trợ giúp, người chịu trác nhiệm điều hành và duy trì việc giám sát trực tiếp các hoạt động về nhân lực và thiết bị cung cấp. Người được bổ nhiệm nên thực hiện việc giám sát có sự hợp tác với chức trách của Quốc gia yêu cầu trợ giúp.

b) Quốc gia có yêu cầu trợ giúp cần phải cung cấp, tuỳ theo khả năng của mình, các phương tiện và dịch vụ tạo chỗ để giúp cho việc trợ giúp được thuận lợi và có hiệu quả. Điều này cũng sẽ đảm bảo cho việc bảo vệ người, thiết bị các các nguyên vật liệ của phía giúp đỡ được đưa vào lãnh thổ của phía được giúp đỡ với mục đích trợ giúp.

c) Quyền sở hữu của các thiết bị, nguyên liệu được đưa ra của bất kỳ phía nào trong quá trình trợ giúp đều không bị thay đổi, việc hoàn trả các thiết bị và nguyên liệu được đảm bảo.

d) Mỗi Quốc gia khi cung cấp sự trợ giúp để đáp ứng lại nhu cầu trợ giúp theo điểm 5 của Điều 2 sẽ phối hợp sự giúp đỡ trên lãnh thổ nước mình.

Điều 4. Các nhà chức trách có thẩm quyền và các điểm tiếp xúc

1. Mỗi Quốc gia tham gia sẽ thông báo cho Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế các cho các Quốc gia tham gia, trực tiếp hoặc thông qua Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, các nhà chức trách có thẩm quyền của mình và các điểm tiếp xúc được uỷ nhiệm để đề bạt và thu các đề nghị và để chấp nhận các lời đề nghị giúp đỡ. Những điểm tiếp xúc này và các điểm tiếp xúc trung tâp tại Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế cần phải được hoạt động liên tục.

2. Mỗi Quốc gia cần phải thông báo ngay lập tức cho Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế mọi thay đổi có thể xảy ra về các thông tin đề cập đến ở mục 1.

3. Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế sẽ cung cấp một cách đều đặn và nhanh chóng cho các Quốc gia tham gia, các Quốc gia thành viên và các tổ chức Quốc tế có liên quan các thông tin được đề cập đến ở mục 1 và 2.

Điều 5. Những chức năng của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế

Các Quốc gia tham gia yêu cầu Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, theo điểm 3 của Điều 1 và không mâu thuẫn với điều khoản khác của Công ước này:

a) Thu thập và phổ biến cho các Quốc gia tham gia và các Quốc gia thành viên các thông tin có liên quan tới:

(i) Các chuyên gia, thiết bị và nguyên vật liệu có thể sử dụng được trong trường hợp có tai nạn hạt nhân hoặc sự cố phóng xạ khẩn cấp,

(ii) Các phương pháp, kỹ thuật và các kết quả nghiên cứu có được liên quan đến cách xử lý các tai nạn hạt nhân hoặc sự cố phóng xạ khẩn cấp.

b) Giúp đỡ một Quốc gia tham gia hay một Quốc gia thành viên khi được yêu cầu về bất vấn đề nào trong số các vấn đề dưới đây hoặc các vấn đề tương tự khác:

(i) Chuẩn bị các kế hoặch khẩn cấp trong trường hợp có tai nạn hạt nhân hoặc sự cố phóng xạ khẩn cấp và ban hành các luật định thích hợp;

(ii) Xây dựng các chương trình huấn luyện thích hợp cho những người phụ trách vấn đề tai nạn hạt nhân và sự cố phóng xạ khẩn cấp;

(iii) Loan báo các yêu cầu trợ giúp và các thông tin có liên quan trong trường hợp có tai nạn hạt nhân hoặc sự cố phóng xạ khẩn cấp;

(iv) Xây dựng các tiêu chuẩn, quy trình và chương trình theo dõi phóng xạ thích hợp;

(v) Tiến hành nghiên cứu tính khả thi về việc thiết lập các hệ thống theo dõi phóng xạ thích hợp.

c) Tạo điều kiện cho một Quốc gia tham gia hay một Quốc gia thành viên khi yêu cầu giúp đỡ trong trường hợp có tai nạn hạt nhân hoặc sự cố phóng xạ khẩn cấp có được những nguồn trợ giúp thích hợp giành mục đích tiến hành đánh giá bước đầu về tai nạn hay sự cố.

d) Đề xuất những giúp đỡ của mình đối với một Quốc gia tham gia hay một Quốc gia thành viên trong trường hợp tai naj hạt nhân hoặc sự cố phóng xạ khẩn cấp.

e) Thiết lập và duy trì mối liên lạc với những tổ chức Quốc tế thích hợp nhằm mục đích thu nhận và trao đổi thông tin và số liệu cần thiết, và lập danh sách những Tổ chức này cho các Quốc gia tham gia, các Quốc gia thành viên và cho chính những Tổ chức đó.

Điều 6. Tin tức bí mật và các công bố công khai

1. Quốc gia yêu cầu giúp đỡ và phía giúp đỡ sẽ phải bảo vệ tính bí mật của mọi thông tin mật được sử dụng bởi bất kỳ bên nào cho công cuộc trợ giúp trong trường hợp có tai nạn hạt nhân hoặc sự cố phóng xạ khẩn cấp. Những thong tin này sẽ chỉ được sử dụng riêng cho mục đích trợ giúp đã được thoả thuận.

2. Phía trợ giúp sẽ nỗ lực tối đa để phối hợp với Quốc gia có yêu cầu trợ giúp trước khi đưa ra công khai thông tin về các trợ giúp đã được cung cấp có liên quan đến tại nạn hạt nhân hay sự cố phóng xạ khẩn cấp.

Điều 7. Đề bù lại các chi phí

1. Bên trợ giúp có thể đề xuất những giúp đỡ cho không đối với Quốc gia có yêu cầu trợ giúp. Khi xem xét liệu có nên đưa ra lời đề nghị giúp đỡ theo kiểu này, phía trợ giúp cần tính đến:

a) Bản chất của tai nạn hạt nhân hay sự cố phóng xạ khẩn cấp.

b) Địa điểm ban đầu của tai nạn hạt nhân hay sự cố phóng xạ khẩn cấp.

c) Các nhu cầu của các nước đang phát triển.

d) Các nhu cầu riêng của các nước không có các phương tiện hạt nhân.

e) Các yếu tố liên quan khác.

2. Khi sự trợ giúp được đưa ra trên cơ sở có hoàn lại một phần hay hoàn toàn, Quốc gia có yêu cầu trợ giúp sẽ hoàn lại cho phía giúp đỡ những chi phí cho các dịch vụ của các cá nhân hay tổ chức làm việc cho phía giúp đỡ và mọi chi phí có liên quan đến trợ giúp mà chưa được thanh toán trực tiếp bởi Quốc gia có liên quan đến trợ giúp mà chưa được thanh toán trực tiếp bởi Quốc gia có nhu cầu trợ giúp. Trừ khi có những thoả thuận khác, sự hoàn lại sẽ được thực hiện ngay sau khi phía giúp đỡ đưa ra yêu cầu hoàn lại cho Quốc gia có yêu cầu trợ giúp và đối với các chi phí không phải ở tại địa phương thì cũng sẽ được chuyển đi tự do.

3. Mặc dù có điểm 2 trên, phía giúp đỡ vẫn có thể vào mọi thời điển khước từ hoặc đồng ý cho hoãn sự hoàn lại toàn bộ hay một phần. Khi xem xét vấn đề xoá nợ, các bên giúp đỡ sẽ đưa ra những nhận xét thích đáng đối với các nhu cầu của các nước phát triển.

Điều 8. Các đặc quyền, quyền được miễn trừ và các điều kiện thuận lợi

1. Quốc gia có yêu cầu giúp sẽ cung cấp những đặc quyền, quyền được miễn trừ và các điều kiện thuận lợi cần thiết cho những bên trợ giúp và những hoạt động thay mặt để thực hiện các chức năng trợ giúp của họ.

2. Quốc gia có yêu cầu trợ giúp sẽ cung cấp những đặc quyền và quyền được miễn trừ sau cho những người của bên trợ giúp hoặc những thay mặt mà đã được thông báo chính thức và được Quốc gia có yêu cầu chấp nhận:

a) Quyền không bị bắt giữ, giam cầm và xử lý pháp luật của Quốc gia có yêu cầu trợ giúp, trong phạm vi về hành chính, dân sự và hình sự, do các hành động hoặc thiếu sót trong việc thực thi nhiệm vụ của họ, và

b) Quyền được miễn thuế, thuế hải quan và các loại đóng góp khác, trừ những thứ thường đã được gộp vào giá của hàng hoá hoặc được trả cho các dịch vụ, do thực hiện các chức năng trợ giúp của họ.

3. Quốc gia có yêu cầu trợ giúp sẽ:

a) Cung cấp các quyền được miễn trừ về đóng thuế, thuế hải quan và các loại đóng góp khác đối với các thiết bị và tài sản được mang vào lãnh thổ của Quốc gia có yêu cầu trợ giúp bởi phía giúp đỡ cho mục đích trợ giúp, và

b) Cung cấp quyền không bị tịch thu, chiếm giữ hoặc trưng dụng các thiết bị và tài sản này.

4. Quốc gia có yêu cầu trợ giúp sẽ đảm bảo sự hoàn trả các thiết bị và tài sản này. Nếu bên trợ giúp yêu cầu, Quốc gia xin trợ giúp bố trí tuỳ theo khả năng của mình để làm vệ sinh lại các thiết bị được thu hồi lại sau khi đã tham gia vào quá trình trợ giúp trước khi trao trả.

5. Quốc gia có yêu cầu trợ giúp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi vào, ở lại và rời khỏi lãnh thổ Quốc gia của mình những người được coi là thuộc vào điểm 2 và các thiết bị, tài sản tham gia vào trợ giúp.

6. Không có điểm nào trong điều luật này yêu cầu Quốc gia xin trợ giúp phải cung cấp những kiều dân của mình hoặc những địa điểm cố định có các đặc quyền và quyền được miễn trừ như đã nói ở các phần trên.

7. Tất cả những người được hưởng các đặc quyền và quyền được miễn trừ này có nghĩa vụ tôn trọng luật pháp và các quy định của Quốc gia xin trợ giúp mà không gây tổn hại cho các đặc quyền và quyền miễn trừ này. Những người này cũng có nghĩa vụ không can thiệp vào công việc nội bộ của Quốc gia xin trợ giúp.

8. Không có điểm nào trong điều luật này gây tổn hại đến các quyền lợi và nghĩa vụ đối với các đặc quyền và quyền được miễn trừ được đưa ra thie các thoả thuận Quốc tế khác cũng như các quy tắc Quốc tế thông thường.

9. Khi ký, phê chuẩn, chấp nhận, thông qua hay tán thành Công ước này, mỗi Quốc gia có thể công bố rằng họ không đồng ý với những rằng buộc trong toàn bộ hay từng phần của các mục 2 và 3.

10. Một Quốc gia sau khi thông báo theo như mục 9 có thể huỷ bỏ những điều đó vào bất cứ lúc nào bằng cách thông báo lại cho bộ phận lưu trữ.

Điều 9. Di chuyển người, thiết bị và tài sản

Mỗi Quốc gia tham gia, theo yêu cầu của Quốc gia xin trợ giúp hoặc bên giúp đỡ sẽ tìm cách tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển qua lãnh thổ của mình những người, thiết bị và tài sản đã được thông báo đầy đủ tham gia vào việc trợ giúp tới và đi khỏi Quốc gia xin trợ giúp.

Điều 10. Các đòi hỏi và đền bù

1. Các Quốc gia tham sẽ hợp tác chặt chẽ với nhau để tạo điều kiện thuận lợi giải quyết các tố tụng pháp luật và các đòi hỏi trong điều này.

2. Trừ khi có những thoả thuận khác, Quốc gia có yêu cầu sẽ dựa trên những sự chất chóc, bị thương về người, những hư hỏng hay thiệt hại về tài sản, hay sự tổn hại đối với môi trường ở trên lãnh thổ mình hay trên những khu vực thuộc quyền quản lý hay điều khiển của mình trong quá trình có trợ giúp mà yêu cầu:

a) Không tiến hành bất cứ kiện tụng pháp luật nào chống lại phía giúp đỡ hoặc những người, đơn vị hợp pháp đại diện.

c) Giữ cho phía giúp đỡ hay người, đơn vị hợp pháp đại diện không bị tổn hại do tố tụng pháp luật hay đòi hỏi khác tương ứng với điểm (b) ở trên, và

d) Đền bù cho phía người giúp đỡ hoặc những người, đơn vị hợp pháp đại diện cho các:

(i) Chết chóc hoặc bị thương đối với người của phía giúp đỡ hay những người thay mặt;

(ii) Mất mát hay thiệt hại đối với các thiết bị và nguyên liệu không bị hao mòn có liên quan đến việc trợ giúp; ngoại trừ trường hợp do các cá nhân cố tình làm sai để dẫn đến các chất chóc, thương tật, mất mát hay hư hỏng.

3. Điều khoản này không ngăn cản sự đền bù hay bồi thường có được do áp dụng các thoả thuận quốc tế hay luật Quốc gia của bất kỳ Quốc gia nào.

4. Không có điểm nào trong điều luật này yêu cầu Quốc gia xin trợ giúp áp dụng Mục 2 toàn bộ hay từng phần đối với những người định cư vĩnh viễn hay cư dân của mình.

5. Sau khi đã ký, phê chuẩn, chấp nhận, thông qua hay tán thành Công ước này, mỗi Quốc gia còn có thể công bố rằng:

a) Họ không công nhận những rằng buộc trong toàn bộ hay từng phần của Mục 2;

b) Họ sẽ không áp dụng toàn bộ hay từng phần của Mục 2 trong những trường hợp do sự cẩu thả lớn của các cá nhân dẫn đến chết chóc, bị thương, mất mát hay hư hỏng.

6. Một Quốc gia sau khi công bố theo Mục 5 có thể tuyên bố rút lại vào bất kỳ thời điểm nào bằng cách thông báo cho bộ phận lưu trữ.

Điều 11. Kết thúc trợ giúp

Quốc gia xin trợ giúp hoặc phía trợ giúp có thể vào mọi thời điểm sau khi đã tham khảo ý kiến nhau và công bố bằng văn bản yêu cầu chấm dứt sự trợ giúp nhận được hoặc đang cùng cấp theo Công ước này. Một khi đề nghị như vật được đưa ra, các bên tham gia sẽ thảo luận với nhau để dàn xếp cho việc kết thúc trợ giúp một cách thuận lợi.

Điều 12. Quan hệ với các thoả thuận Quốc tế khác

Công ước nàu sẽ không ảnh hưởng đến các quyền lợi và nghĩa vụ đối với nhau giữa các Quốc gia tham gia theo các thoả thuận quốc tế tồn tại mà có liên quan đến những vấn đề nằm trong Công ước này, hoặc theo các thoả thuận Quốc tế trong tương lai được ký kết tương ứng với đối tượng và mục đích của Công ước này.

Điều 13. Giải quyết các tranh chấp

1. Trường hợp có tranh chấp giữa các Quốc gia tham gia hay giữa một Quốc gia tham gia và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, liên quan đến việc dịch thuật hoặc áp dụng Công ước này, các phia tham gia tranh chấp bằng đàm phán hoặc bằng mọi biện pháp hoà bình khác để giải quyết các tranh chấp.

2. Nếu có một tranh chấp kiểu này giữa các Quốc gia tham gia không thể giải quyể được trong vòn một năm kể từ khi có yêu cầu thảo luận theo Mục 1 thì theo yêu cầu của bất kỳ bên nào trong vụ này, nó sẽ được đưa ra phán xử hay chuyển lên Toà án Quốc tế để quyết định. Khi một tranh chấp được đưa ra phán xử, nếu trong 6 tháng kể từ ngày đề nghị, các bên tham gia tranh chấp không đồng ý được với nhau về việc tổ chức phán xử thì một bên có yêu cầu Chủ tịch Toà án Quốc tế hoặc Tổng thư ký Liên Hiệp quốc chỉ định một hay vài trọng tài. Trong những trường hợp có các đề nghị mâu thuẫn nhau bởi các phía tham gia tranh chấp với đề nghị đối với Tổng thư ký Liên Hiệp quốc sẽ được ưu tiên.

3. Khi ký, phê chuẩn, chấp nhận, thông qua hay tán thành Công ước này, mỗi Quốc gia có thể công bố rằng họ không công nhận những rằng buộc của mỗi hay cả hai thủ tục dàn xếp tranh chấp được đưa ra trong Mục 2. Các Quốc gia tham gia khác sẽ không bị ràng buộc bởi thủ tục dàn xếp tranh chấp được đưa ra ở Mục 2 đối với Quốc gia tham gia đã công bố như vậy.

4. Mỗi Quốc gia tham gia sau khi đã công bố như ở Mục 3 có thể tuyên bố rút lại bất kỳ thời điểm nào bằng cách thống báo cho bộ phận lưu trữ.

Điều 14. Bắt đầu có hiệu lực

1. Công ước này sẽ được đưa ra để ký với mọi Quốc gia và Nambia mà người đại diện là Hội đồng Dân tộc Thống nhất Nambia tại trụ sở Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế ở Viên và trụ sở Liên Hiệp quốc tại New York từ 26-9-1986 và 6-10-1986 tương ứng, cho tới khi nó bắt đầu có hiệu lực hoặc sau 12 tháng tuỳ theo thời gia nào dài hơn.

2. Mỗi Quốc gia và Nambia, đại diện bởi Hội đồng Dân tộc Thống nhất Nambia, có thể bày tỏ sự đồng ý tham gia vào Công ước này bằng cách hoặc là ký vào hoặc là gửi đến một văn kiện phê chuẩn, chấp nhận hay thông qua sau khi đã ký phê chuẩn chấp nhận hay thông qua, hoặc là gửi đến một văn kiện đồng ý. Các văn kiện phê chuẩn, chấp nhận, thông qua hay đồng ý sẽ được đặt vào lưu trữ.

3. Công ước này sẽ bắt đầu có hiệu lực sau 30 ngày sau khi có ba Quốc gia tham gia đồng ý tham gia.

4. Đối với mỗi Quốc gia đồng ý tham gia vào Công ước này sau khi nó bắt đầu có hiệu lực, Công ước này sẽ bắt đầu có hiệu lực đối với Quốc gia đó từ sau 30 ngày kể từ khi Quốc gia đó ký chấp nhận.

5. a) Công ước này sẽ được đưa ra để chấp thuận, như đã noi trong điều luật này, bởi các Tổ chức quốc tế và các Tổ chức thông nhất khi vực được thiết lập bởi các Quốc gia có chủ quyền, có hiệu lực trong đàm phán, ký kết và thực thi các thoả thuận Quốc tế trong những lĩnh vực được nói đến trong Công ước này.

b) Theo nghĩa về quyền lực của họ, những Tổ chức Quốc tế này cần phải tự bản thân mình thực thi được các quyền và thực hiện được các nghĩa vụ mà Công ước này đề ra cho các Quốc gia tham gia.

c) Khi đưa ra văn kiện chấp nhận của mình, mỗi tổ chức này cần phải thông báo cho bộ phận lưu trữ một công bố chỉ rõ mức độ quyền lực của mình đối với các vấn đề được đưa ra trong Công ước này.

d) Mỗi tổ chức như vậy sẽ không giữ thêm bất kỳ một lá phiếu nào đối với các Quốc gia thành viên.

Điều 15. Việc áp dụng tạm thời

Một Quốc gia có thể tuyên bố rằng họ sẽ chỉ áp dụng Công ước tạm thời trong khi ký hoặc vào một thời điểm bất kỳ nào trước khi Công ước này bắt đầu có hiệu lực đối với họ.

Điều 16. Các sửa đổi, bổ sung

1. Mỗi Quốc gia đều có thể đề xuất những sửa đổi đối với Công ước này. Những sửa đổi được đề xuất sẽ được trình cho Ban Lưu trữ và họ sẽ thông tin tức thời cho mọi Quốc gia tham gia khác.

2. Nếu đa số các Quốc gia tham gia yêu cầu Ban Lưu trữ triệu tập một Hội nghị để xem xét những dự thảo sửa đổi, Ban Lưu trữ sẽ mời mọi Quốc gia tham gia dự một Hội nghị như vậy, bắt đầu không sớm hơn 30 ngày tính từ khi lời mời được đưa ra. Bất kỳ một sửa đổi nào được thông qua tại Hội nghị bởi hai phần ban đa số của mọi Quốc gia tham gia sẽ được đưa vào Nghị định thư và sẽ được đưa ra để ký tại Viên và New York cho mọi Quốc gia tham gia.

3. Nghị định thư bắt đầu có hiệu lực sau 30 ngày kể từ khi được sự chấp thuận của ba Quốc gia. Đối với mỗi Quốc gia khi sự bày tỏ sự chấp thuận đối với Nghị định thư này sau khi nó đã bắt đầu có hiệu lực, Nghị định thư này sẽ bắt đầu có hiệu lực đối với Quốc gia đó sau 30 ngày kể từ ngày ký chấp thuận.

Điều 17. Tuyên bố bãi ước

1. Một quốc gia tham gia có thể tuyên bố bãi ước đối với Công ước này bằng cách gửi thông báo bằng văn bản cho bộ phân lưu trữ.

2. Sự bãi ước sẽ bắt đầu có hiệu lực sau 1 năm kể từ ngày Ban Lưu trữ nhận được thông báo.

Điều 18. Người lưu trữ

1. Tổng Giám đốc của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế sẽ là Người lưu trữ của Công ước này.

2. Tổng Giám đốc của Cơ quan sẽ thông báo lập tức cho các Quốc gia tham gia và mọi Quốc gia khác về:

a) Mỗi thành viên ký vào Công ước này hoặc bất kỳ một Nghị định thư sửa đổi nào;

b) Việc gửi đến các văn kiện phê chuẩn, chấp nhận, thông qua hay tán thành có liên quan đến Công ước này hay bất kỳ một Nghị định thư sửa đổi nào;

c) Các tuyên bố hoặc rút lui từ đó theo các Điều 8, 10 và Điều 13;

d) Các tuyên bố về áp dụng tạm thời Công ước này theo Điều 15;

e) Sự bắt đầu có hiệu lực của Công ước này và mọi sửa đổi bổ sung theo đó; và

f) Bất kỳ sự bãi ước nào theo Điều 17.

Điều 19. Các văn bản tin cậy và các bản copy được xác minh

Bản gốc của Công ước này, mà các bản bằng các thứ tiếng Ả rập, Trung Quốc, Anh, Pháp, Nga, Tây Ban Nha đều có giá trị xác thực như nhau, sẽ được để lại Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, người sẽ gửi các bản Copy được xác nhận cho các Quốc gia tham gia và mọi Quốc gia khác.

ĐỂ CHỨNG THỰC ĐIỀU NÀY, những người tham gia ký, sau khi đã được uỷ quyền đầy đủ, đã ký vào Công ước này mà đã được đưa ra để ký như đã nói trong Mục 1, Điều 14,

ĐƯỢC THÔNG QUA bởi Đại Hội đồng của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế nhóm họp trong phiên họp đặc biệt tại Viên ngày 26 tháng 9 năm 1986.

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Công ước về trợ giúp trong trường hợp có tai nạn hạt nhân hay sự cố phóng xạ khẩn cấp năm 1986

Số hiệu: Khongso
Loại văn bản: Điều ước quốc tế
Nơi ban hành: ***
Người ký: ***
Ngày ban hành: 26/09/1986
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Công ước về trợ giúp trong trường hợp có tai nạn hạt nhân hay sự cố phóng xạ khẩn cấp năm 1986

Văn bản liên quan cùng nội dung - [0]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…