Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TIN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 02/CT-UBND

Tiền Giang, ngày 05 tháng 01 năm 2018

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC PHÒNG CHỐNG HẠN, MẶN VÀ CHÁY RỪNG NĂM 2018 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG

Trong thời gian gần đây, tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu diễn biến theo xu hướng ngày càng nghiêm trọng và khó lường, biểu hiện như: mực nước biển dâng, băng tan, tình trạng nắng nóng, bão lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, dịch bệnh gây thiệt hại kinh tế, giảm đa dạng sinh học, hủy diệt hệ sinh thái, cộng với mực nước cao nhất năm 2017 khu vực đầu nguồn sông Tiền tại Tân Châu ở mức thấp (mực nước cao nhất năm đo được 3,43m, dưới hơn mức báo động I là 0,07m). Vì vậy, trong mùa khô 2017 - 2018 khả năng xâm nhập mặn ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long sẽ xuất hiện sớm, lấn sâu và kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân, đặc biệt là nhân dân ở các huyện phía Đông của tỉnh.

Để chủ động phòng chống hạn, xâm nhập mặn, đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất, dân sinh và chủ động phòng, chống cháy rừng trong mùa khô năm 2018 trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả cao, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị:

1. Các ngành, các cấp chủ động tổ chức thực hiện nhiệm vụ và tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến nhân dân về diễn biến phức tạp của tình hình thời tiết để chủ động ứng phó với tinh thần tích cực, khẩn trương, cảnh giác cao, nhất là diễn biến của tình hình hạn, xâm nhập mặn và cháy rừng trong mùa khô năm 2018. Tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 14 tháng 10 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Tăng cường kiểm tra và lập kế hoạch duy tu, sửa chữa, nâng cấp các công trình ngăn mặn, dẫn và trữ nước ngọt, để chủ động đáp ứng kịp thời công tác phòng chống hạn và xâm nhập mặn. Đặc biệt, đối với các huyện phía Đông phải chủ động lập kế hoạch phòng chống hạn, xâm nhập mặn, cháy rừng vào mùa khô 2018 cụ thể cho từng khu vực dự án, từng địa phương, đơn vị đchủ động ứng phó kịp thời, hiệu quả khi có tình huống xu xảy ra theo phương châm 4 tại chỗ.

2. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công và thị xã Cai Lậy chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, Phòng Kinh tế thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công và thị xã Cai Lậy, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các đơn vị có liên quan tập trung thực hiện một số nội dung công việc sau:

a) Tổ chức kiểm tra hệ thống công trình thủy lợi, rà soát những khu vực có khả năng thiếu nước, hạn, mặn xâm nhập trên địa bàn; qua đó xây dựng Kế hoạch phòng chống hạn, mặn xâm nhập bảo vệ sản xuất vụ Đông Xuân 2017-2018 và vụ Xuân Hè 2018. Đặc biệt, quan tâm giải pháp cấp nước, trữ nước cho sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt cho người dân trong trường hợp nguồn nước bị thiếu hụt;

b) Tăng cường kiểm tra đồng ruộng, tổ chức phân phối nước chặt chẽ và linh hoạt đảm bảo sử dụng nước hiệu quả. Trên cơ sở khả năng cân đối nguồn nước, có biện pháp hướng dẫn nhân dân gieo trồng và bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý. Đối với những vùng không đảm bảo nguồn nước tưới cho sut vụ phải khuyến cáo nhân dân thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng lựa chọn những loại cây phù hợp với điều kiện của địa phương;

c) Thường xuyên thông báo nhân dân biết tình hình hạn, mặn để chủ động chuẩn bị các phương tiện bơm và tổ chức tốt việc bơm tưới phục vụ sản xuất trong mùa khô hạn. Tuyên truyền, vận động nhân dân sử dụng tiết kiệm nước và giữ vệ sinh nguồn nước, không xả rác và nước nhiễm bẩn vào nguồn cung cấp nước, nhằm hạn chế tình trạng gây ô nhiễm nguồn nước trong mùa khô;

d) Tổ chức trục vớt lục bình, chướng ngại vật trên các tuyến kênh do địa phương quản lý, đồng thời chủ động sử dụng ngân sách địa phương để thực hiện nạo vét các tuyến kênh cấp 2, cấp 3 đtrữ nước, bơm chuyn cứu lúa. Bảo dưỡng, duy tu, sửa chữa công trình thủy lợi phục vụ công tác phòng chống hạn, mặn đảm bảo sản xuất không để tình trạng kênh, mương bồi lắng gây thiếu nước tưới. Đối với những khu vực có cao trình mặt ruộng thấp (từ +0,3 đến +0,5m) phải tổ chức tôn cao bờ bao để bảo vệ những vùng trũng khi hệ thống kênh làm nhiệm vụ tích trữ nước. Biểu dương, khuyến khích những địa phương, tổ chức, cá nhân có những đề xuất, sáng kiến chống hạn, mặn hiệu quả.

3. Ủy ban nhân dân huyện Tân Phước, Gò Công Đông và Tân Phú Đông chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành tỉnh có liên quan:

a) Tổ chức tổng kết công tác phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2017 và triển khai phương hướng nhiệm vụ phòng cháy chữa cháy rừng mùa khô năm 2018. Xây dựng phương án chữa cháy và tổ chức thực tập phương án chữa cháy rừng, có biện pháp xử lý những nơi không đảm bảo an toàn trong phòng cháy chữa cháy rừng;

b) Tổ chức kiểm tra vật tư, phương tiện, các trang thiết bị phục vụ công tác phòng cháy chữa cháy rừng và xây dựng kế hoạch trang bị bổ sung khi cần thiết. Chuẩn bị điều kiện vật chất và lực lượng tại chỗ để cứu chữa kịp thời khi xảy ra cháy rừng, đồng thời thông tin nhanh đến lực lượng phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của tỉnh và các địa phương lân cận đến ứng cứu khi xảy ra cháy rừng vượt ngoài khả năng chữa cháy của lực lượng tại chỗ. Bố trí lực lượng tun tra 24/24 giờ trong ngày ở các tháng mùa khô đối với những khu vực rừng có nguy cơ cháy cao;

c) Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về phòng cháy, chữa cháy cho nhân dân trên địa bàn; kiểm tra hướng dẫn thực hiện chặt chẽ các biện pháp đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy; củng cố, kiện toàn nâng chất hoạt động của lực lượng dân phòng, huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy cho đội dân phòng, đội xung kích phòng cháy và chữa cháy rừng; đảm bảo ng trực, xử lý kịp thời, hiệu quả các vụ cháy xảy ra theo phương châm 4 tại chỗ.

4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh):

a) Chủ trì, phối hợp với Đài Khí tượng thủy văn Tiền Giang, Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam và Công ty TNHH một thành viên khai thác công trình thủy lợi Tiền Giang thường xuyên theo dõi diễn biến hạn, mặn. Đánh giá tình hình nguồn nước trên sông, kênh, rạch và nguồn nước trữ nội đồng để thông báo kịp thời cho các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã, các đơn vị có liên quan và nhân dân biết để có biện pháp chỉ đạo, đối phó. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với Công ty TNHH một thành viên cấp nước Tiền Giang, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã tổ chức kiểm tra việc thực hiện kế hoạch cấp nước sinh hoạt cho nhân dân trong mùa khô, đặc biệt là các xã ven biển thuộc huyện Gò Công Đông và huyện Tân Phú Đông;

b) Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và thị xã chỉ đạo thực hiện lịch thời vụ theo hướng né ry, né mặn; hướng dẫn, tập hun cho nông dân ở các địa phương về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc và bảo vệ cây trồng phù hợp với tình hình nguồn nước trong mùa khô. Điều chỉnh, khuyến cáo lịch thời vụ cho từng tiểu vùng, có giải pháp về cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi cho phù hợp với điều kiện của từng tiểu vùng. Đi với vùng dự án ngọt hóa Gò Công thực hiện lịch thời vụ đảm bảo thu hoạch lúa vụ Đông Xuân 2017 - 2018 trước 15/3/2018;

c) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tỉnh có liên quan và địa phương nghiên cứu, khuyến cáo nhân dân các vùng nuôi trồng thủy sản thường xuyên theo dõi các bản tin dự báo, cảnh báo thời tiết (nắng nóng, hạn, xâm nhập mặn,..) và kết quả quan trắc môi trường để chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức sản xuất nuôi trng thủy sản nước lợ, nước ngọt cho phù hợp; điều chỉnh khuyến cáo lịch thời vụ, thả nuôi trong điều kiện nhiệt độ và độ mặn cho phép;

d) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tỉnh có liên quan và địa phương có rừng xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng và bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh, đặc biệt lưu ý những điểm có nguy cơ xảy ra cháy cao;

đ) Có trách nhiệm tổng hợp nhu cầu kinh phí phục vụ cho công tác phòng chống hạn, mặn và cháy rừng năm 2018 trên địa bàn tỉnh; phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư lập dự toán kinh phí phòng chống hạn, mặn và cháy rừng năm 2018, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định;

e) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tỉnh có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã có trách nhiệm triển khai thực hiện công tác phòng, chống hạn, mặn, cháy rừng mùa khô năm 2018. Đột xuất, hàng tuần tổng hợp, báo cáo tình hình triển khai và kết quả thực hiện phòng chống hạn, mặn, cháy rừng về Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để theo dõi, chỉ đạo kịp thời.

5. Công an tỉnh chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với các địa phương có rừng xây dựng kế hoạch, phương án phòng cháy, chữa cháy cụ thể cho từng khu vực nhằm chủ động ứng cứu kịp thời khi có tình huống xấu xảy ra.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp Sở Y tế và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh nguồn nước. Đảm bảo xử lý kịp thời các tình huống xấu về môi trường, nhất là môi trường nước mặt trong vùng dự án ngọt hóa Gò Công và dự án Phú Thạnh - Phú Đông, huyện Tân Phú Đông.

7. Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tỉnh có liên quan và địa phương thường xuyên kiểm tra chất lượng nước cung cấp cho nhân dân ở các hệ thống cấp nước tập trung, hướng dẫn nhân dân sử dụng nước hp vệ sinh. Có giải pháp xử lý tốt các tình huống xấu về dịch bệnh.

8. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tỉnh có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối, bố trí nguồn vốn để thực hiện công tác phòng chống hạn, mặn và cháy rừng năm 2018.

9. Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối vốn đầu tư các công trình, dự án thủy lợi theo kế hoạch năm 2018, ưu tiên đầu tư các công trình thủy lợi tạo nguồn, cấp nước sạch phục vụ chống hạn, mặn.

10. Công ty TNHH một thành viên khai thác công trình thủy lợi Tiền Giang:

a) Chủ động tổ chức tu bổ, sửa chữa, nâng cấp các công trình cống dưới đê cũng như cống đầu mối để sẵn sàng lấy, cấp nước, ngăn mặn và tiêu nước phục vụ sản xuất.

b) Xây dựng kế hoạch vận hành hệ thống công trình thủy lợi phục vụ có hiệu quả cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong mùa khô đảm bảo tiết kiệm chi phí thấp nhất.

c) Tổ chức quan trắc, đo đạc, kiểm tra chặt chẽ diễn biến chất lượng nguồn nước, mực nước trên các tuyến sông, kênh, rạch và nội đồng; đồng thời theo dõi diễn biến mặn để có biện pháp tổ chức vận hành công trình cống phục vụ sản xuất đạt hiệu quả cao nhất.

d) Tập trung kiểm tra, có giải pháp kiểm soát các khu vực cục bộ thường bị nhiễm mặn, hạn. Thực hiện chế độ kiểm tra, báo cáo theo quy định về diễn biến mặn nội đồng để có biện pháp tháo rửa kịp thời.

đ) Thường xuyên tổ chức vớt lục bình, chướng ngại vật trên các đoạn kênh trục, kênh cấp 1 do đơn vị quản lý nhằm khơi thông dòng chảy đảm bảo tích trữ nước phục vụ sản xuất. Thông báo kế hoạch vận hành công trình kịp thời đến địa phương để thông tin rộng rãi đến người dân qua các phương tiện thông tin đại chúng. Thông báo tình hình diễn biến mặn, mực nước và vận hành công trình trong ngày trên bản tin của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh.

11. Đề nghị Đài Khí tượng thủy văn Tiền Giang thường xuyên theo dõi, cập nhật, dự báo kịp thời về diễn biến của thời tiết (hạn, xâm nhập mặn...) báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và thông báo cho Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã để kịp thời chỉ đạo công tác phòng chống hạn, xâm nhập mặn có hiệu quả.

12. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và đề nghị Báo Ấp Bắc phối hợp chặt chẽ với Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Tiền Giang, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan thực hiện đưa tin chính xác, kịp thời về tình hình diễn biến thời tiết, tình hình hạn, xâm nhập mặn. Tăng cường thời lượng phát sóng, tuyên truyền trên mạng, báo, đài và trên các phương tiện thông tin đại chúng về diễn biến thời tiết, tình hình nguồn nước cho các ngành, các cấp biết để vận động, hướng dẫn nhân dân sử dụng nước tiết kiệm, thực hiện tốt công tác phòng chống hạn, xâm nhập mặn và cháy rừng.

13. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tiền Giang và các tổ chức thành viên phối hợp thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên tham gia ứng cứu và khắc phục hậu quả hạn, mặn và cháy rừng.

Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã, các đơn vị cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh và nhân dân có trách nhiệm tổ chức, triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị này./.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng chính phủ;
- Bộ Nông nghiệp & PTNT;
- TT.T
nh ủy, TT.HĐND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ t
nh;
- CT và các PCT.UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể;
- Cơ quan TW đóng tại địa phương;
- UBND các huyện, thị, thành;
- VPUB: CVP và các PVP, các Phòng NC, Ban TCD;
- Chi cục Thủy lợi (VP.BCH PCTT&TKCN);
- Cổng thông tin điện tử,
Công báo tỉnh;
- Lưu: VT, P.KT (Nhã, Tâm).

CHỦ TỊCH




Lê Văn Hưởng

 

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Chỉ thị 02/CT-UBND về phòng chống hạn, mặn và cháy rừng năm 2018 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

Số hiệu: 02/CT-UBND
Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Tỉnh Tiền Giang
Người ký: Lê Văn Hưởng
Ngày ban hành: 05/01/2018
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Chỉ thị 02/CT-UBND về phòng chống hạn, mặn và cháy rừng năm 2018 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…