THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 417-TTg |
Hà Nội, ngày 17 tháng 7 năm 1995 |
Than mỏ là nguồn tài nguyên lớn, nguồn năng lượng quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với nhiều ngành kinh tế và tiêu dùng của nhân dân. Cũng như các khoáng sản khác, nguồn tài nguyên này không tái sinh, vì vậy Tổng công ty Than Việt Nam cũng như các đơn vị khai thác kinh doanh than ở các địa phương phải cùng các cấp , các ngành có quy hoạch, kế hoạch thật cụ thể, đồng bộ để tổ chức khai thác đúng quy trình quy phạm, sử dụng tài nguyên và sản phẩm than một cách tiết kiệm, có hiệu quả, nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng nhanh trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước.
Do nhiều nguyên nhân mà trên thực tế trong nhiều năm qua tình hình bảo vệ tài nguyên có xu hướng bị buông lỏng, sản lượng khai thức than thấp, hệ số chuẩn bị tài nguyên bị giảm sút do không bóc hết đất đá, mở ít đường lò chuẩn bị; xe, máy, thiết bị cũ kỹ, lạc hậu về kỹ thuật, thiếu phụ tùng thay thế; nan khai thác và kinh doanh than trái phép đã diễn ra ở nhiều nơi mà nghiêm trọng nhất là ở các vùng mỏ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Trước tình hình trên, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 381-TTg ngày 27-7-1994 và Chỉ thị số 382-TTg ngày 28-7-1994 nhằm sắp xếp tổ chức và lập lại trật tự trong khai thác kinh doanh than. Qua một năm thực hiện, tình hình sản xuất và kinh doanh than ở nhiều địa phương, đặc biệt là ở vùng mỏ Quảng Ninh đã có những chuyển biến rõ rệt. So với cùng kỳ năm ngoái và nhiều năm trước đó, sản lượng than khai thác, tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, khối lượng bóc đất đá, đào lò chuẩn bị cũng như thu nhập bình quân tính theo đầu người đều tăng. Bên cạnh đó, các quy trình sản xuất đang dần dần đi vào nề nếp, trật tự trong khai thác và kinh doanh than đã có tiến bộ.
Các công ty trong ngành Than và các cấp chính quyền ở các địa phương nói chung và ở Quảng Ninh nói riêng đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện đổi mới quản lý, tăng cường mối quan hệ giữa các ngành với địa phương, làm cho ngành Than dần dần ổn định và hoạt động có nề nếp hơn so với các năm trước.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện các chủ trương của Thủ tướng Chính phủ đến nay vẫn còn có một số tồn tại trong việc kiện toàn tổ chức của Tổng công ty và việc lập lại trật tự trong khai thác, kinh doanh than tuy có tiến bộ những chưa đủ vững chắc thiếu những giải pháp cơ bản, triệt để và đồng bộ v.v...
Để bảo đảm thực hiện đúng tinh thần các Quyết định, Chỉ thị nói trên của Thủ tướng Chính phủ, trong cuộc họp ngày 2-7-1995 tại thành phố Hạ Long, sau khi nghe các ý kiến phát biểu của lãnh đạo các Bộ, ngành có liên quan, của Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh, của Tổng Giám đốc và một số Giám đốc, thành viên của Tổng công ty Than, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:
Tổng công ty Than, các đơn vị khai thác, kinh doanh than của Nhà nước phải phối hợp chặt chẽ với tỉnh, gấp rút quy hoạch, phân định rành mạch phạm vị, ranh giới quản lý, theo nguyên tắc mỏ nào cũng phải có chủ; chủ mỏ phải chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ khu vực mình phụ trách.
Tổng công ty Than Việt Nam phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh cũng như Uỷ ban Nhân dân các tỉnh có liên quan bàn bạc kỹ, đề ra các biện pháp và hình thức thích hợp nhằm tổ chức, sắp xếp lại số lao động, thiết bị khai thác kinh doanh than trái phép theo hướng như sau:
- Đối với số lao động có nghề nghiệp phù hợp, thiết bị bảo đảm an toàn thì cần có tổ chức thu hồi, tận dụng than trôi nổi trên các bãi, khe, rãnh, sông, suối; khai nhận tận thu ở một số vỉa nhỏ nhưng phải cam kết thực hiện đúng các quy trình quy phạm của ngành Than và mua lại sản phẩm của họ.
- Đối với số lao động không có nghề nghiệp thì cần hướng dẫn, tạo điều kiện để họ có thể chuyển sang ngành nghề khác, có công ăn việc làm và có chính sách hỗ trợ vốn vay và giúp cho việc đào tạo nghề nghiệp thích hợp và tạo cơ sở vật chất cần thiết ban đầu. Các phương tiện như ô-tô, máy ủi... của các đối tượng này cần được tổ chức lại để hợp đồng làm thuê cho ngành Than và các ngành khác hoặc mua lại nếu có nhu cầu.
Các cấp chính quyền địa phương phải tăng cường công tác quản lý Nhà nước, phối hợp với Tổng công ty Than giải quyết triệt để và cơ bản việc khai thác và tiêu thu than trái phép; chấm dứt tình trạng "cai than", "đầu nậu", xử lý kiên quyết đối với những trường hợp cố tình vi phạm pháp luật, gây rối trật tự xã hội.
Tất cả các doanh nghiệp Nhà nước có sử dụng than đầu phải có hợp đồng mua bán than (ngắn hạn hoặc dài hạn) với Tổng công ty hoặc các Công ty than của Nhà nước; doanh nghiệp nào có hành vi mua bán, vận chuyển than trái phép thì Giám đốc doanh nghiệp đó phải bị xử lý nghiêm về hành chính và pháp luật.
Bộ Công nghiệp nặng có trách nhiệm quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản than trong phạm vi toàn quốc; Tổng công ty Than Việt Nam và các công ty, xí nghiệp than địa phương có trách nhiệm quản lý trực tiếp các khu mỏ được giao.
Uỷ ban Nhân dân các cấp có trách nhiệm bảo vệ khu vực mỏ chưa khai thác, giám sát việc chấp hành Pháp lệnh về Tài nguyên khoáng sản; ngăn ngừa, đình chỉ và xử lý nghiêm các vi phạm về bảo vệ tài nguyên khoáng sản và môi trường; nắm chắc số người khai thác, kinh doanh than trái phép ở địa phương khác đến, buộc họ phải trở về nơi cư trú.
Việc thực hiện nghiêm túc các Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh sản xuất, ổn định trật tự trong khai thác là yêu cầu chung đối với các địa phương có than, đặc biệt là các địa phương có sản lượng khai thác lớn là Quảng Ninh, Bắc Thái, Lạng Sơn, Nghệ An v.v...
6. Về một số vấn đề cụ thể do Tổng công ty Than Việt Nam đề nghị:
a. Việc thực hiện quy chế thành viên của Tổng công ty đối với Công ty Đông Bắc và Công ty than Quảng Ninh, giao cho Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương đổi mới doanh nghiệp chủ trì, bàn bạc kỹ với các Bộ, ngành và địa phương có liên quan nghiên cứu, quy định rõ ràng, theo đúng pháp luật trong Điều lệ sửa đổi của Tổng công ty để làm cơ sở cho các doanh nghiệp thành viên thực hiện.
b. Việc tổ chức, sắp xếp lại Công ty Cơ khí mỏ giao cho Ban Cơ khí Chính phủ phối hợp với Bộ Năng lượng và Tổng công ty Than Việt Nam nghiên cứu, phân tích rõ hiệu quả và năng lực hoạt động của các đơn vị trong Công ty này trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.
c. Về gỗ trụ mỏ, trước mắt Tổng công ty Than Việt Nam phải căn cứ vào nhu cầu, xác định các vùng nguyên liệu và có kế hoạch thật cụ thể để chủ động ký hợp đồng với các cơ sở nguyên liệu gỗ trụ mỏ, bảo đảm cung cấp đủ số lượng, chất lượng và đúng thời gian yêu cầu. Việc chuyển giao Liên hiệp gỗ trụ mỏ cho Tổng công ty cần được cân nhắc kỹ. Tổng công ty Than Việt Nam bàn bạc, thống nhất với Bộ Lâm nghiêp và báo cáo việc này với Thủ tướng Chính phủ.
d. Việc chuyển trụ sở chính của Tổng công ty Than Việt Nam về Hà Nội, trước mắt chưa nên thực hiện mà vẫn đặt ở thành phố Hạ Long để tập trung chỉ đạo cho mỏ vùng Quảng Ninh. Để thuận lợi cho công tác giao dịch, tiếp thị, Tổng công ty Than Việt Nam có Văn phòng giao dịch ở Hà Nội.
đ. Việc thực hiện chức năng Giám đốc điều hành cần phải được nghiên cứu kỹ vì có liên quan đến các doanh nghiệp khác. Giao cho Ban chỉ đạo Trung ương đổi mới doanh nghiệp nghiên cứu vấn đề này để có kiến nghị cụ thể với Thủ tướng Chính phủ.
|
Võ Văn Kiệt (Đã ký) |
THE
PRIME MINISTER OF GOVERNMENT |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 417-TTg |
Hanoi, July 17, 1995 |
DIRECTIVE
ON THE CONTINUED REFORM OF THE ORGANIZATION, STRENGTHENING OF THE MANAGEMENT, RESTORATION OF ORDER, AND PROMOTION OF COAL EXPLOITATION AND BUSINESS
Mineral coal is a major natural resource and an important source of energy of decisive significance for many economic branches and consumption needs of the people. Like other minerals, this resource is not regenerated. That is why, the Vietnam Coal Corporation and the units exploiting and dealing in coal in the localities must, together with the various echelons and branches, adopt very concrete and concerted planning and plans in order to organize the exploitation of coal according to the prescribed proceedings and regulations, and to use the coal resource and products in an economical and efficient way aimed at meeting the fast increasing demand for coal in the industrialization and modernization of the country.
For multiple reasons, the protection of this natural resource over many years now has in practice shown a tendency to laxity, production of coal is low, the coefficient of preparation of the resource has decreased due to incomplete stripping, the inadequacy of preparation tunnels; the obsoleteness of the vehicles, machinery and equipment, the backwardness of technique and lack of spare parts. Illicit exploitation and trading of coal has taken place in many places, most seriously in the mining areas in Quang Ninh province.
In face of this situation, the Prime Minister already issued Decision No.381-TTg on July 27, 1994, and Directive No.382-TTg on July 28, 1994 aimed at rearranging the organization and restoring order in the exploitation and trading of coal. After one year of implementation, the production and trading of coal in many localities, especially in the Quang Ninh coal mining area, have recorded visible progress. Compared to the corresponding period last year and many previous years, the volume of coal exploited, consumed inside the country and exported, the volume of stripping of rock and earth and the volume of digging of preparation tunnels as well as the per capital income have all increased. In addition, the production processes are gradually falling into line. Progress has also been observed in the discipline for coal exploitation and business.
The coal companies and the administration at various levels in the localities in general and in Quang Ninh province in particular have made many efforts in the renewal of management, in strengthening the relations between the various branches and the localities, thus enabling the coal industry to achieve stability step by step and to operate more systematically than in the previous years.
However, in the process of implementing the undertakings mapped out by the Prime Minister, a number of problems remain in the improvement of the organization of the Corporation and in the restoration of order in the exploitation and trading of coal. The progress recorded so far remains unstable, and fundamental, thoroughgoing and synchronous solutions are still to be found.
To ensure the correct implementation of the spirit of the above Decision and Directive of the Prime Minister, at a meeting on July 2, 1995 in Ha Long City, after listening to the speeches of the leaders of the concerned ministries and branches, of the President of the People's Committee of Quang Ninh province, and the General Director and a number of Directors of member units of the Vietnam Coal Corporation, the Prime Minister gave the following instructions:
...
...
...
2. In its orientation for production development, beside the main task of developing the production and trading of coal and coal products, it must develop the industries using local raw materials and workforce, such as the production of cement, building materials and services for the coal industry. Care should be taken to avoid the tendency to go after mere profits, and more efforts should be made to broaden businesses dealing in products not related to the coal industry.
3. In addition to its potential in developing the coal mining industry in general, Quang Ninh province is also endowed with many advantages in the development of the tourist and service industry... That is why, in the drafting of plans and during the whole technological process of directing the production of coal, great attention must be paid to synchronous development and avoiding consequences difficult to overcome, relating to the planning of production, urban construction, environmental protection...
4. One of the characteristics of the Quang Ninh coal mining area is that it is a place with a large concentration of workers of many generations. That is why, both the Coal Corporation and the provincial authorities have the responsibility, through active measures and concrete deeds, to preserve and develop the local occupations and trades, attract more and more children of the coal workers and employees into the coal industry, and adopt appropriate measures and forms to improve the living conditions and social welfare of workers in the coal mining area.
5. The implementation of Decision No.381-TTg of July 27, 1994, and Directive No.382-TTg of July 28, 1994 of the Prime Minister on restoring order in the exploitation and trading of coal will not only help to protect this natural resource but will also exert a great impact on the protection of the environment and the defense of discipline and law. We need not only to adopt firm measures of administrative handling, but also adopt very synchronous solutions combining education and persuasion to make the people abide by law with concrete economic measures. Only by so doing can we settle in a radical and steady way the question of order and safety in the coal mining area.
The Coal Corporation and all State enterprises engaged in coal exploitation and business must closely coordinate with the provincial authorities to urgently draw up the plan and clearly delineate the scope and boundary for the management, on the principle of ensuring that each mine must have an owner who is responsible for the management of the whole area under his/her charge.
The Vietnam Coal Corporation shall have to closely coordinate with the People's Committee of Quang Ninh province and the People's Committees of the related provinces. They should discuss carefully and put forth appropriate measures and forms, in order to rearrange the workforce and equipment engaged in the illegal exploitation and trading of coal, along the following orientations:
- For the workforce having the suitable skill and labor safety equipment, they should be organized with a view to retrieving and making the best use of the coal scattered on the coal yards, ravines, crevices, rivers and streams, to increase coal output at a number of small seams, but they had to commit themselves to abide by the regulations and rules of the coal service, and arrangements should be made to buy their coal.
- For the workforce without the proper skill, they should be guided and created conditions to change to other occupations in order not to stay unemployed. There must be policies to lend them credits, and to help them in job training to learn appropriate jobs and to acquire the necessary initial material bases. Means like trucks and bulldozers of these persons should be rearranged and hired under contracts with the Coal Service and other services, or bought back if necessary.
The local administration at various levels should strengthen their State management, and coordinate with the Coal Corporation to settle in a thorough and basic way the illegal exploitation and consumption of coal. An end must be put to the coal "sub-contracting" and the use of "coal rackets" in the small-scale exploitation and collection of coal, and all the deliberate acts of violating law and fomenting disorder must be resolutely handled.
...
...
...
The Ministry of Heavy Industry takes responsibility in State management for the coal resource in the whole country. The Vietnam Coal Corporation and the coal companies and local coal enterprises shall take responsibility for direct management of the mining areas assigned to them.
The People's Committees at various levels have the responsibility to protect the mining areas not yet open to exploitation, supervise the observance of the Ordinance on Mineral Resources; prevent, stop and strictly handle the acts of violation concerning the protection of mineral resources and the environment. They must make a firm account of the number of illegal coal exploiters and traders coming from other localities in order to compel them to return to their places of origin.
The serious implementation of the Decisions and Directives of the Prime Minister on stepping up production and restoring order in the coal industry is a common demand for all the localities having coal mines, but it is an imperative demand for the localities with great coal outputs, such as Quang Ninh, Bac Thai, Lang Son, Nghe An, etc.
6. Concerning some concrete issues suggested by the Vietnam Coal Corporation:
a/ The implementation of the membership statute of the Corporation with regard to the Northeast Company and the Quang Ninh Coal Company is assigned to the Head of the Central Steering Committee for Renewal of Enterprises. He shall preside over and discuss carefully with the concerned ministries, branches and localities so as to arrive at clear-cut regulations and full compliance with the Amended Statute of the Corporation to serve as a basis for the implementation by the member enterprises.
b/ The reorganization of the Mining Engineering Company is assigned to the Government Engineering Commission which shall coordinate with the Ministry of Energy and the Vietnam Corporation in studying and clearly analyzing the efficiency and capacity of operation of the units in this company, and submit the plan to the Prime Minister for consideration and decision.
c/ With regard to the pit props, for the moment the Vietnam Coal Corporation shall have to base itself on demand to determine the raw material areas, and work out very concrete plans to sign contracts with the enterprises supplying timber material for pit props, to ensure the supply of the necessary amount of quality props at the required time. The transfer of the Union of Pit-Prop Timber Enterprises to the Corporation must be weighed carefully. The Vietnam Coal Corporation shall discuss and reach agreement with the Ministry of Forestry on this question and report to the Prime Minister.
d/ For the moment, the Main Office of the Vietnam Coal Corporation should not be transferred to Hanoi, but should remain in Ha Long town in order to carry out concentrated guidance for the Quang Ninh coal mining area. But to facilitate transactions and marketing, the Vietnam Coal Corporation shall install a Transaction Office in Hanoi.
e/ The implementation of the function of Executive Director should be studied carefully, because it is related to other enterprises. The Central Steering Committee for Renewal of Enterprises is assigned to study this issue in order to make a concrete proposal to the Prime Minister.
...
...
...
PRIME
MINISTER
Vo Van Kiet
Chỉ thị 417-TTg năm 1995 về việc tiếp tục chấn chỉnh tổ chức, tăng cường quản lý, lập lại trật tự, đẩy mạnh sản xuất trong khai thác và kinh doanh than do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 417-TTg |
---|---|
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Võ Văn Kiệt |
Ngày ban hành: | 17/07/1995 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Chỉ thị 417-TTg năm 1995 về việc tiếp tục chấn chỉnh tổ chức, tăng cường quản lý, lập lại trật tự, đẩy mạnh sản xuất trong khai thác và kinh doanh than do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chưa có Video