Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 344-TTg

Hà Nội, ngày 24 tháng 09 năm 1977 

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC QUẢN LÝ THU HỒI VÀ SỬ DỤNG PHẾ LIỆU KIM LOẠI

Từ trước đến nay, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quy định về việc quản lý thu hồi và sử dụng phế liệu kim khí, nhằm tiết kiệm kim loại, tăng nguồn vật tư đảm bảo cho sản xuất phát triển.

Thực hiện các quy định của Chính phủ, trong những năm qua, các ngành, các địa phương các đơn vị cơ sở đã có cố gắng thu hồi phế liệu kim khí để tận dụng vào sản xuất, góp phần giải quyết khó khăn về vật tư. Tuy vậy, nguồn phế liệu kim khí, nhất là các loại phế liệu kim khí do chiến tranh để lại, hiện nay chưa được tận dụng triệt để vào sản xuất; nhu cầu thép vụn cho luyện kim ngày càng lớn và hiện tại chưa được bảo đảm; viện quản lý phế liệu kim khí còn bị phân tán và để lãng phí.

Để quản lý, thu hồi và sử dụng phế liệu kim khí hợp lý và tiết kiệm, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị cho các ngành, các địa phương phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định dưới đây:

1. Tất cả các loại phế liệu kim khí, bất kể từ nguồn nào, đều là tài sản Nhà nước và là vật tư do Nhà nước thống nhất quản lý. Việc thu hồi, sử dụng phải theo kế hoạch và chấp hành đúng các quy định của Nhà nước.

2. Giao bộ Vật tư thống nhất quản lý việc thu hồi, phân phối các loại phế liệu kim khí cho các nhu cầu của nền kinh tế, Bộ Vật tư có trách nhiệm quy định chế độ, phương thức thu hồi và cung ứng phế liệu kim khí cho các nhu cầu của nền kinh tế.

3. Để việc thu hồi, sử dụng phế liệu kim khí đạt hiệu quả kinh tế cao, Thủ tướng Chính phủ quy định:

- Những phế liệu kim khí do chiến tranh để lại trong các căn cứ quân sự thì các đơn vị quân đội có trách nhiệm thu gom và chọn lọc những thiết bị máy móc còn có thể phục hồi được và những bộ phận, chi tiết còn sử dụng lại cho nhu cầu của quân đội thì các đơn vị quân đội có thể thu hồi để tận dụng lại. Số còn lại thì các đơn vị quân đội giao Bộ Vật tư thu hồi để cung ứng cho các ngành kinh tế.

- Những phế liệu kim loại do chiến tranh để lại tại các địa phương, ở các cơ quan, đơn vị… thuộc các ngành kinh tế, hành chính sự nghiệp thì do Bộ Vật tư thống nhất thu hồi phân phối.

- Những phế liệu kim loại do sản xuất, sử dụng thải loại ra thì các đơn vị cơ sở sản xuất thu hồi, tận dụng lại cho sản xuất. Số không dùng hết thì do ngành quản lý sản xuất điều hòa sử dụng trong ngành. Số không điều hòa hết thì giao Bộ Vật tư thu hồi, điều hòa phân phối.

- Những phế liệu kim khí là các đồ dùng sinh hoạt cũ, hỏng của nhân dân thải bỏ thì do hệ thống thương nghiệp hoặc Liên hiệp xã thủ công nghiệp ở địa phương thu hồi.

4. Phế liệu kim loại màu phải được quản lý, thu hồi, sử dụng theo chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước như chỉ thị số 164-TTg ngày 14-9-1970 của Thủ tướng Chính phủ quy định.

5. Bộ Vật tư và Bộ Nội thương phải kết hợp chặt chẽ với các đoàn thể, nhất là thanh niên và học sinh tổ chức thành phong trào thu hồi phế liệu của quần chúng.

Những quy định trước đây trái với văn bản này đều bãi bỏ.

 

 

KT. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
PHÓ THỦ TƯỚNG


 
 
Phạm Hùng

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Chỉ thị 344-TTg năm 1977 về quản lý thu hồi và sử dụng phế liệu kim loại do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Số hiệu: 344-TTg
Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Người ký: Phạm Hùng
Ngày ban hành: 24/09/1977
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Chỉ thị 344-TTg năm 1977 về quản lý thu hồi và sử dụng phế liệu kim loại do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Văn bản liên quan cùng nội dung - [0]
Văn bản hướng dẫn - [1]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…