Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 262-CT

Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 1988

 

CHỈ THỊ

VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO VỆ THAN

Than của nước ta không nhiều, nhưng trong thời gian vừa qua, việc quản lý, lưu thông và sử dụng chưa hợp lý nên không phát huy được tối đa hiệu quả của số than đựơc sản xuất ra. Bên cạnh đó, một lượng than khá lớn bị tổn thất khá lớn do tình trạng ăn cắp phổ biến dưới nhiều hình thức như than bị ăn cắp trong quá trình vận chuyển, tại các nhà ga, cảng rót than và gần đây có tình trạng kẻ cắp ngang nhiên vào các kho than để lấy than nhưng không được ngăn chặn kịp thời. ở một số địa phương, nhất là trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, nhiều tổ chức không có chức năng kinh doanh than và một số cá nhân dưới danh nghĩa đại lý cho các xã, phường, thị trấn, thị xã cũng đứng ra thu mua than để buôn bán kiếm lời, giá cả thu mua không thống nhất gây nên tình trạng tranh mua, tranh bán và phát sinh hiện tượng ăn cắp than của Nhà nước để bán.

Để dần dần lập lại trật tự trong việc quản lý, lưu thông và tiêu thụ than, trước hết trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Bắc Thái, nhằm sử dụng hợp lý và bảo vệ tốt nguồn than, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng yêu cầu các ngành, địa phương tổ chức thực hiện một số việc sau đây:

1. Về khai thác. Bộ Năng lượng, Tổng Cục mỏ và Địa chất, Uỷ ban nhân dân các tỉnh có liên quan phải báo cáo kiểm điểm việc thực hiện Chỉ thị số 233-CT ngày 6-8-1987 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Báo cáo và các kiến nghị về việc này phải gửi về Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng trước ngày 15 tháng 10 năm 1988. Bộ Năng lượng khẩn chương xây dựng Điều lệ quản lý và khai thác các mỏ than nhỏ, lộ vỉa trong phạm vi cả nước để trình Hội đồng Bộ trưởng duyệt và ban hành.

2. Từ nay trở đi, tất cả các nguồn than khai thác ra hoặc thu hồi (kể cả nguồn do Bộ Năng lượng và các ngành, địa phương khai thác) đều phải được Nhà nước thống nhất quản lý để cân đối theo kế hoạch. Tổng Công ty cung ứng than thuộc Bộ Năng lượng có trách nhiệm bao tiêu toàn bộ số than này để cung ứng theo kế hoạch của Nhà nước và nhu cầu xã hội.

Trên phạm vi toàn quốc, nhất là ở các tỉnh Quảng Ninh và Bắc Thái, ngoài Bộ Năng lượng, chỉ các đơn vị có đăng ký và được giao kế hoạch khai thác than mới được phép tiêu thụ than nhưng phải bảo đảm nhiệm vụ cung ứng than theo kế hoạch được giao, theo đúng giá cả và địa chỉ quy định của Nhà nước và Bộ Năng lượng. Đơn vị khai thác nào cần giữ lại sản phẩm để sử dụng (kể cả theo kế hoạch hoặc thêm ngoài kế hoạch) cần phải đăng ký trước; các ngành không có chức năng kinh doanh than tuyệt đối không được mua bán than trái phép.

Giao Bộ Năng lượng thay mặt Hội đồng Bộ trưởng xem xét và duyệt các nhu cầu này.

3. Bộ Năng lượng, các ngành, các địa phương có liên quan kiểm tra và tổ chức lại toàn bộ lực lượng khai thác than của mình cho hợp lý và chấn chỉnh việc tiêu thụ than theo đúng quy định ở điểm 2. Đình chỉ ngay việc tổ chức đại lý thu mua than ở các xã, phường, thị trấn, thị xã...

4. Bộ Năng lượng chỉ đạo củng cố lực lượng bảo vệ ở từng công ty, xí nghiệp để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ than và vật tư. Bàn với Bộ Nội vụ để hỗ trợ cho những nơi thiếu lực lượng bảo vệ. Quy hoạch và sắp xếp lại hệ thống kho tàng, bến bãi để tạo thuận lợi cho công tác bảo vệ.

5. Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo Tổng Cục đường sắt, các đơn vị vận tải sông, vận tải biển tìm biện pháp bảo đảm an toàn trong vận chuyển than, không được để mất than trên phương tiện của mình cũng như ở các ga, bến cảng.

Bộ Năng lượng phối hợp với Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước và các cơ quan liên quan định kỳ kiểm tra để bảo đảm độ chính xác của các phương tiện đo lường trong giao nhận than. Quy định tỷ lệ hao hụt cho phép trong quá trình giao nhận, vận chuyển than.

6. Bộ Năng lượng phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng và các Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, Bắc Thái và các tỉnh từ Thanh Hoá trở ra có biện pháp tăng cường khẩn cấp công tác bảo vệ vận chuyển than, kiên quyết truy quét bọn tội phạm ăn cắp than trên các tuyến đường vận chuyển, tổ chức kiểm tra, truy quét các tụ điểm mua bán than trái phép, tịch thu toàn bộ số than ăn cắp hoặc tiêu thụ trái phép. Cần khen thưởng thích đáng những tập thể và cá nhân có nhiều thành tích trong việc bảo vệ than; mức độ khen thưởng do Bộ Năng lượng cùng các cơ quan liên quan quyết định.

Bảo vệ than là công việc rất cấp bách hiện nay và lâu dài, Hội đồng Bộ trưởng yêu cầu các Bộ, Tổng Cục và Uỷ ban nhân dân các địa phương khẩn trương tổ chức thực hiện các nhiệm vụ nêu trên. Cuối tháng 11 năm 1988 phải báo cáo với Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng kết quả triển khai công việc theo nội dung Chỉ thị này.

 

 

Nguyễn Khánh

(Đã ký)

 

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Chỉ thị 262-CT năm 1988 tăng cường công tác quản lý, bảo vệ than do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành

Số hiệu: 262-CT
Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
Người ký: Nguyễn Khánh
Ngày ban hành: 10/10/1988
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Chỉ thị 262-CT năm 1988 tăng cường công tác quản lý, bảo vệ than do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [0]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…