BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 26/2006/CT-BNN |
Hà Nội, ngày 10 tháng 04 năm 2006 |
VỀ VIỆC PHÒNG TRỪ BỆNH VÀNG LÙN, LÙN XOẮN LÁ HẠI LÚA HÈ THU Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Hiện nay, lúa hè thu sớm ở đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh phía Nam đã xuống giống được trên 300.000 ha, có 13.402 ha bị nhiễm rầy nâu, đặc biệt nghiêm trọng là rầy nâu đã truyền bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá sang lúa hè thu sớm, khoảng 329 ha, trong đó 179 ha bị nhiễm bệnh nặng phân bố rãi rác tại Đồng Tháp, Long An, Trà Vinh và Tiền Giang.
Để ngăn chặn triệt để sự lây lan truyền bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá của rầy nâu sang lúa hè thu đại trà đã và đang xuống giống rộ ở đồng bằng Sông Cửu Long nói riêng và các tỉnh, thành phía Nam nói chung, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ thị thực hiện các công việc cấp bách như sau:
1. Tiếp tục duy trì hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng chống rầy nâu các tỉnh vùng đồng bằng Sông Cửu Long của Bộ phối hợp cùng với Ban Chỉ đạo tỉnh/thành phố và các cấp tích cực chỉ đạo, kiểm tra công tác phòng trừ rầy nâu và ngăn chặn triệt để sự lây lan của bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá ở đồng bằng Sông Cửu Long.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huy động lực lượng ngành Bảo vệ thực vật, Trồng trọt và Khuyến nông của tỉnh/thành phố xuống cơ sở để nắm tình hình, tổ chức tập huấn cho nông dân cách phát hiện bệnh sớm, và tổ chức khoanh vùng tiêu hủy ruộng bị nhiễm bệnh.
3. Cục Bảo vệ thực vật chỉ đạo các Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh/thành phố liên tục theo dõi diễn biến tình hình dịch bệnh trên lúa hè thu, thực hiện công tác dự tính, dự báo về rầy nâu và bệnh hại lúa để cung cấp thông tin nhanh, kịp thời đến nông dân, đồng thời cung cấp thông tin cho các phương tiện thông tin đại chúng để đưa tin.
4. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, hướng dẫn về phòng ngừa bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá, quản lý tốt mật độ rầy nâu từ đầu vụ bằng các biện pháp: quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), “ba giảm, ba tăng”, không phun thuốc trừ sâu sớm trong 40 ngày đầu sau khi gieo sạ.
5. Ở địa phương đang có lúa bị nhiễm bệnh, vàng lùn/lùn xoắn lá, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh/thành phố chỉ đạo Chi cục Bảo vệ thực vật khoanh vùng bao vây tiêu hủy bằng biện pháp:
- Phun trừ rầy nâu tại ruộng bị bệnh để tránh lây lan rầy nâu sang ruộng khác.
- Nhổ bỏ hoặc phun thuốc trừ cỏ không chọn lọc (paraquat, glyphosate) để tiêu hủy, sau đó kết hợp cày vùi.
6. Ủy ban nhân dân tỉnh/Thành phố trích ngân sách phòng chống thiên tai để hỗ trợ cho nông dân có ruộng bị tiêu hủy để kịp gieo trồng lại hoặc chuyển đổi cây trồng khác phù hợp ở địa phương.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương vùng đồng bằng sông Cửu Long và phía Nam, và Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ thực hiện khẩn trương các nội dung trên và báo cáo thường xuyên về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tình hình thực hiện chỉ thị này./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
Chỉ thị 26/2006/CT-BNN về phòng trừ bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa hè thu ở vùng đồng bằng sông cửu long do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Số hiệu: | 26/2006/CT-BNN |
---|---|
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Người ký: | Bùi Bá Bổng |
Ngày ban hành: | 10/04/2006 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Chỉ thị 26/2006/CT-BNN về phòng trừ bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa hè thu ở vùng đồng bằng sông cửu long do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Chưa có Video