ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 21 /2003/CT-UB |
ĐàLạt, ngày 17 tháng 09 năm 2003 |
Lâm Đồng là tỉnh có tiềm năng về khoáng sản với nhiều chủng loại phong phú, đa dạng và một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn, chất lượng tốt. Tuy nhiên, trong thời gian qua, việc quản lý tổ chức thăm dò, khai thác, tận thu, chế biến các loại khoáng sản trên địa bàn còn nhiều hạn chế, sản xuất nhìn chung còn nhỏ lẻ manh mún, không được đầu tư đúng mức về công nghệ, thiết bị. Tình trạng khai thác bán nguyên liệu thô còn phổ biến dẫn đến cạnh tranh hạ giá bán quặng thô, gây lãng phí tài nguyên đồng thời làm cho ngành công nghiệp chế biến khoáng sản của địa phương chậm phát triển; hiện tượng tranh chấp trong khai thác và khai thác trái phép đã diễn ra và kéo dài ở một số địa bàn trong tỉnh.
Nhằm chấn chỉnh tình hình nêu trên và tăng cường công tác quản lý tài nguyên khoáng sản trên toàn tỉnh, ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng chỉ thị :
1/ Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chủ trì cùng các cơ quan liên quan của tỉnh:
- Báo cáo và phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài nguyên môi trường và các Bộ, ngành Trung ương liên quan để lập hồ sơ điều tra cơ bản địa chất khoáng sản, xác lập các khu vực có tài nguyên khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn. Chú trọng việc tranh thủ các nguồn vốn điều tra địa chất cấp Nhà nước, đồng thời lựa chọn một vài khu vực có các loại khoáng sản thế mạnh của địa phương có khả năng đưa vào khai thác phục vụ công nghiệp chế biến của địa phương để khảo sát, điều tra cơ bản, đánh giá tiềm năng về trữ lượng, chất lượng , làm căn cứ cho việc tổ chức khai thác có hiệu quả.
- Lập hồ sơ quy hoạch khoanh vùng các khu vực cấm hoặc tạm thời cấm hoạt động khoáng sản để tham mưu UBND tỉnh trình Chính phủ phê duyệt .
- Nhằm phát triển công nghiệp chế biến khoáng sản trên địa bàn, ngăn chặn việc bán nguyên liệu thô ra ngoài tỉnh, kể từ ngày 01/01/2004 trở đi , UBND tỉnh không giải quyết việc cấp phép khai thác tận thu các khoáng sản có khả năng khai thác chế biến công nghiệp ( như bauxit, kaolin, bentonic, diatomit...) nếu chủ đơn không đầu tư cơ sở chế biến trong tỉnh. Sở Tài nguyên và Môi trường khi thẩm định đề án xin khai thác hoặc khai thác tận thu phải kết hợp với Sở Công nghiệp, Sở Kế hoạch và Đầu tư và UBND các địa phương để kiểm tra năng lực tài chính, dự án xây dựng nhà xưởng, thời gian đầu tư ...làm căn cứ tham mưu trình UBND tỉnh cấp phép. Các đơn vị đã được chấp thuận cho thăm dò, chậm nhất 3 tháng phải trình đề án thăm dò ; Sau khi báo cáo thăm dò được phê duyệt, trong vòng 6 tháng nếu không có đơn xin khai thác kèm dự án đầu tư dược phê duyệt theo quy định hiện hành ,UBND tỉnh sẽ giải quyết cho những trường hợp khác có nhu cầu đầu tư .Các đơn vị được cấp phép tận thu chậm nhất 6 tháng sau phải hoàn chỉnh thủ tục xây dựng cơ bản để thi công xây dựng nhà xưởng.
- Khoanh vùng các khu vực cát, đá , đất sét, than bùn và các vật liệu xây dựng thông thường khác có khả năng khai thác công nghiệp để tham mưu UBND tỉnh cho phép các tổ chức, cá nhân lập hồ sơ thăm dò, đánh giá trữ lượng theo quy định, làm cơ sở để đầu tư nhà máy chế biến. Đối với các khu vực đủ điều kiện để khai thác tận thu phải kịp thời đề nghị Bộ Tài nguyên môi trường phê duyệt, bàn giao làm cơ sở để quản lý, cấp phép theo quy định.
- Kiểm tra, báo cáo, đề xuất UBND tỉnh thu hồi các khu vực khai thác tận thu đá xây dựng không được Bộ Tài nguyên môi trường thỏa thuận trong các khu vực rừng đặc dụng và các khu vực gây tác động xấu đến cảnh quan môi trường. Tuyệt đối không tham mưu cấp phép tận thu cát, đá tại những khu vực cần bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng, có nguy cơ gây sụt lở hoặc làm thay đổi dòng chảy của sông, suối.
2/ Sở Công nghiệp chủ trì, kết hợp với các ngành, đơn vị có liên quan:
a) Triển khai quy hoạch, kế hoạch chi tiết về khai thác và chế biến một số khoáng sản chủ yếu của địa phương trên cơ sở trữ lượng khoáng sản đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; gắn việc khai thác khoáng sản với việc đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất công nghiệp để chế biến ra sản phẩm cuối cùng nhằm mục tiêu phát triển ngành công nghiệp chế biến khoáng sản trong tỉnh.
b) Chủ trì kết hợp với các địa phương và các ngành chức năng liên quan kiểm tra việc xây dựng các cơ sở chế biến của những đơn vị đã được cấp phép khai thác, tận thu trong thời gian qua, nếu không tổ chức chế biến được thì báo cáo UBND tỉnh để thu hồi hoặc không tiếp tục gia hạn giấy phép hoạt động khoáng sản.
c) Xây dựng quy chế hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công hàng năm để khuyến khích các nhà đầu tư hợp tác, liên doanh liên kết hoặc tự đầu tư trong các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, ứng dụng công nghệ thiết bị tiên tiến , sản xuất ra các sản phẩm có giá trị công nghiệp cao trên địa bàn. Không hỗ trợ kinh phí cho các dự án chỉ chế biến khoáng sản đến bán thành phẩm công nghiệp .
d) Đối với các khoáng sản kim loại, kim loại quý tại những khu vực có điều kiện cho phép tổ chức khai thác mà không ảnh hưởng đến môi trường, đến tài nguyên rừng và an ninh trật tự địa phương, Sở Công nghiệp nghiên cứu đề xuất kế hoạch khai thác, chế biến theo quy mô công nghiệp gắn với việc hoàn nguyên môi trường; báo cáo UBND tỉnh xem xét cụ thể .
Cân đối nguồn kinh phí từ ngân sách hàng năm để bố trí cho các nhiệm vụ quy hoạch tổng thể , điều tra cơ bản, khảo sát khoanh vùng tài nguyên khoáng sản , phục vụ các nhiệm vụ trong chỉ thị này . Riêng chi phí thăm dò cụ thể đối với từng khu vực, phục vụ cho khai thác và chế biến do các doanh nghiệp tự đầu tư theo giấy phép .
4/ Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có trách nhiệm:
- Chỉ đạo việc quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn; Đề ra các biện pháp kịp thời, hữu hiệu ngăn chặn, giải tỏa, xử lý các trường hợp khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn; chỉ đạo chính quyền cấp xã quản lý chặt chẽ nhân khẩu, hộ khẩu và ngăn chặn hiện tượng di cư tự do phá rừng, khai đào khoáng sản trái phép, đồng thời quán triệt chính quyền cấp thôn, xã không được ký kết hợp đồng, thu quỹ trái phép , tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản không đúng thẩm quyền; yêu cầu UBND các xã phải xử lý ngăn chặn ngay khi phát hiện có trường hợp hoạt động khoáng sản trái phép và báo cáo kịp thời với cấp trên .
- Kết hợp chặt chẽ với các Sở, ngành chức năng để thực hiện các nhiệm vụ: đề xuất qui hoạch; kiểm tra, tham mưu cấp phép; phối hợp kiểm tra việc bảo vệ môi trường, phục hồi môi trường hoặc đóng cửa mỏ sau khai thác, tận thu khoáng sản để tổ chức quản lý trên địa bàn .
- Theo dõi việc thực hiện theo giấy phép thăm dò, khai thác, tận thu và chế biến khoáng sản của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn ;Kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm qui định của các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản; có quyền và trách nhiệm lập biên bản đề nghị cấp có thẩm quyền đình chỉ, thu hồi giấy phép nếu phát hiện có vi phạm trong quá trình hoạt động khoáng sản của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn.
5/ Các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản trong tỉnh :
- Đối với các tổ chức, cá nhân đã có giấy phép khai thác hoặc khai thác tận thu còn thời hạn, kể từ ngày 01/1/2004 trở đi, nghiêm cấm hợp đồng, mua bán, vận chuyển nguyên liệu thô ra khỏi tỉnh .
- Đối với các loại khoáng sản không phải là vật liệu sử dụng trực tiếp như kaolin, bentonit, diatomic, đất sét..., hồ sơ xin gia hạn khai thác tận thu phải có đề án đầu tư xây dựng cơ sở chế biến công nghiệp liên quan có xác định thời hạn đầu tư phù hợp .
- Tăng cường đầu tư, hợp tác đầu tư với các đơn vị trong và ngoài tỉnh để hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản. Tích cực đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến khoáng sản có ứng dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến trên địa bàn tỉnh .
- Tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của Luật khoáng sản, của Nghị định thi hành luật và các quy định khác có liên quan ; nếu vi phạm sẽ bị thu hồi giấy phép và xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
Chỉ thị này được phổ biến rộng rãi đến các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh, các địa phương, các tổ chức, cá nhân có hoạt động khoáng sản trên toàn tỉnh để triển khai thực hiện kể từ ngày ban hành./-
|
TM.
UBND TỈNH LÂM ĐỒNG |
Chỉ thị 21/2003/CT-UB về công tác quản lý Nhà nước trong quy hoạch, Thăm dò, khai thác, tận thu và chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Số hiệu: | 21/2003/CT-UB |
---|---|
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Tỉnh Lâm Đồng |
Người ký: | Phan Thiên |
Ngày ban hành: | 17/09/2003 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Chỉ thị 21/2003/CT-UB về công tác quản lý Nhà nước trong quy hoạch, Thăm dò, khai thác, tận thu và chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Chưa có Video